Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo ...

Tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn của công ty nam việt

.PDF
73
46
76

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGỌC VĂN DIỆM Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI LỢN CỦA CÔNG TY NAM VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2016 - 2021 Thái Nguyên - năm 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGỌC VĂN DIỆM Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI LỢN CỦA CÔNG TY NAM VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K48 TY N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2016 - 2021 Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Văn Thăng Thái Nguyên - năm 2020 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các cá nhân và tập thể. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Văn Thăng là người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Qua đây tôi xin gửi lời trân trọng cảm ơn tới chủ trại là cô Nguyễn Thị Nghìn và toàn thể các anh chị kỹ thuật cùng các cô chú công nhân của trại lợn Nam Việt đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể tiếp cận thực tế, thu thập số liệu, hoàn thành tốt nội dung của đề tài. Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 25 tháng 12 năm 2020 Sinh viên Ngọc Văn Diệm ii DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Cs: Cộng sự FSH Follicle Stimulating Hormone LH Luteinizing Hormone LMLM: Lở mồm long móng MMA: Mastitis – metritis – agalactia Nxb: Nhà xuất bản STT: Số thứ tự TT: Thể trọng iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấu đàn lợn của trại từ năm 2018 đến 5/2020 ............................. 8 Bảng 2.2. Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung .............................. 22 Bảng 3.1. Lịch sát trùng áp dụng tại trại lợn nái ............................................. 40 Bảng 4.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng tại trang trại ............. 45 Bảng 4.2. Lịch phòng và kết quả tiêm phòng tại trang trại............................. 47 Bảng 4.3. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản ........................................... 49 Bảng 4.4. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh sinh sản theo lứa đẻ .................................. 52 Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản của lợn nái theo tháng theo dõi ............... 53 Bảng 4.6. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản .............................................................................. 54 Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ .......................................... 56 Bảng 4.8. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo lứa tuổi ............................................. 57 Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản ..................................... 58 Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ ................................... 59 iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT..................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... iii MỤC LỤC ............................................................................................................ iv Phần 1.MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề .............................................................. 2 1.2.1. Mục đích của chuyên đề.............................................................................. 2 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề................................................................................ 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập .......................................................................... 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 3 2.1.2. Điều kiện vật chất của trại lợn Công ty Nam Việt ...................................... 5 2.1.3. Thuận lợi và khó khăn của trại .................................................................. 11 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước........ 11 2.2.1. Những hiểu biết về công tác phòng và trị bệnh cho lợn ........................... 11 2.2.2. Những bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản .............................................. 14 2.2.3. Những bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ .............................................. 28 2.2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................... 32 Phần 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .......... 39 3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 39 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................... 39 3.3. Nội dung tiến hành ....................................................................................... 39 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện ........................................................ 39 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.................................................................................. 39 v 3.4.2. Phương pháp theo dõi ............................................................................... 40 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................... 43 Phần 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 44 4.1. Công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ ................... 44 4.1.1. Công tác vệ sinh thú y ............................................................................... 44 4.1.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc-xin .............. 46 4.2. Công tác chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ ................ 49 4.2.1. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản ..................................................... 49 4.2.2. Tỷ lệ nái mắc bệnh sinh sản theo lứa đẻ ................................................... 51 4.2.3. Tỷ lệ nái mắc bệnh sinh sản theo tháng theo dõi ...................................... 52 4.2.4. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản ....................................................................................................... 54 4.2.5. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ..................................................... 55 4.2.6. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo lứa tuổi........................................................ 57 4.3. Công tác điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ ................. 58 4.3.1. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản ................................................ 58 4.3.2. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ ............................................... 59 Phần 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 60 5.1. Kết luận ........................................................................................................ 60 5.2. Đề nghị ......................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 61 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn ở nước ta đã phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và số lượng. Con lợn đã cung cấp khoảng 70 - 80% nhu cầu về thịt cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời cung cấp nguồn phân bón hữu cơ rất lớn cho ngành trồng trọt và các sản phẩm phụ như da, mỡ… cho ngành công nghiệp chế biến. Chăn nuôi lợn quy mô trang trại theo hướng tập trung công nghiệp đã và đang phát triển mạnh mẽ trong phạm vi cả nước. Đặc biệt sau khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra đầu năm 2019 đã làm cho hệ thống chăn nuôi lợn hộ gia đình gần như xóa bỏ, thay vào đó là những trang trại chăn nuôi lợn tập trung quy mô công nghiệp. Muốn chăn nuôi lợn đạt hiệu quả kinh tế cao thì cần phải có con giống tốt. Muốn có giống lợn tốt thì chăn nuôi lợn nái sinh sản có một vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì ngoài việc chọn được giống lợn có khả năng sinh trưởng nhanh, tỷ lệ thịt nạc cao, tiêu tốn thức ăn thấp thì việc nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý dịch bệnh cho lợn nái và lợn con theo mẹ là rất quan trọng. Nếu nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái và lợn con không đúng kỹ thuật thì chất lượng đàn con sẽ kém, do đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của lợn con ở giai đoạn sau và hiệu quả chăn nuôi sẽ thấp. Trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ sau khi đẻ còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại đặc biệt là những bệnh dịch thường xuyên xảy ra ở lợn nái nuôi con sau khi đẻ và lợn con theo mẹ. Khi bệnh dịch xảy ra đối với lợn mẹ và lợn con trong giai đoạn này đã làm cho chất lượng lợn con cai sữa kém, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của lợn sau này. Vì vậy, thực hiện quy trình phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ hiệu quả là cần thiết. 2 Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của sản xuất, em tiến hành thực hiện đề tài: “Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn của Công ty Nam Việt”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục đích của chuyên đề - Đánh giá được tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn của Công ty Nam Việt. - Đề xuất được các biện pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề - Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất chăn nuôi lợn tại trang trại, đồng thời học tập bổ sung thêm kiến thức mới từ thực tiễn sản xuất. - Ứng dụng các biện pháp điều trị cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ có hiệu quả vào thực tiễn chăn nuôi tại địa phương. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Trại lợn của Công ty Nam Việt nằm trên địa bàn xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông. Huyện Định Hóa nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, có vị trí địa lý: Phía Tây - Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang. Phía Bắc - Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Cạn. Phía Nam - Đông Nam giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương. 2.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai Địa hình huyện Định Hoá khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi thấp, đồi cao. Xen giữa các dãy núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng hẹp. Hướng địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, phân làm hai vùng: Vùng núi cao gồm các xã ở phía Bắc huyện. Vùng này có các dãy núi cao từ 200 đến 400 m so với mặt biển, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, tạo nên bức tường thành ở phía Đông thị trấn Chợ Chu và những thung lũng nhỏ hẹp. Nhiều hang động trong các dãy núi đá này có những nhũ đá hình thù kỳ thú, đẹp mắt. Vùng núi thấp bao gồm thị trấn Chợ Chu và các xã ở phía Nam. Đây là vùng núi đất, có độ cao từ 50 đến dưới 200 m, độ thoải lớn; có nhiều rừng già và những cánh đồng tương đối rộng, phì nhiêu. Định Hoá có 520,75 km2 đất tự nhiên, trong đó có 99,29 km2 đất nông nghiệp, 221,7 km2 đất lâm nghiệp, 8,46 km2 đất chuyên dùng, 7,33 km2 đất ở, 183,98 km2 đất chưa sử dụng. Thành phần của đất được chia ra làm 5 loại chính: 4 Đất thuộc loại hình Mác mưa chua, có diện tích 19,97 km2, tập trung chủ yếu ở các xã vùng 3. Đất feralit nâu đỏ, có diện tích khoảng 2,8 km2, phân bổ rải rác trong huyện. Đất dốc tụ, có tổng diện tích khoảng 27,68 km2, phân bố rộng khắp trong huyện, có địa hình phức tạp. Đất phù sa suối, có khoảng 17,73 km2, phân bố tập trung hai bên các sông, suối trong huyện, tạo thành những cánh đồng vừa và nhỏ. Đất dốc tụ có ảnh hưởng CaCO3, diện tích khoảng 1.82 km2, phân bổ tập trung xung quanh khu vực có những dãy núi đá vôi. Đất có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm. 2.1.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết Định Hoá có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt. Mùa Đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, lạnh, khô, ít mưa. Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, nóng, ẩm, mưa nhiều. Từ tháng 1 đến tháng 3 vẫn có giá lạnh nhưng vì là tiết xuân nên có mưa nhẹ (mưa xuân) đủ độ ẩm cho sinh vật phát triển. Từ tháng 4 đến tháng 8 là mùa nóng có mưa to và bão. Tháng 9, 10 là ngày thu, khí hậu mát mẻ. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Tháng nóng nhất là tháng 8, nhiệt độ trung bình lên tới 28oC. Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình xuống tới 15 oC. Mùa nóng có những ngày nhiệt độ lên trên 41oC, mùa lạnh có lúc nhiệt độ xuống tới 5oC. Là huyện có độ ẩm khá cao, trừ tháng 1, các tháng còn lại độ ẩm đều trên 80%. Những tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 tháng 4 và tháng 8, những tháng có mưa phùn, mưa ngâu, độ ẩm thường từ 85% trở lên. Định Hoá có hai loại gió chính thổi theo mùa: Gió mùa Đông Bắc, thời gian ảnh hưởng vào mùa lạnh. Mỗi khi có những đợt gió mùa Đông Bắc tràn 5 về nhiệt độ thường hạ xuống đột ngột, làm cho thời tiết rất lạnh, đôi khi xuất hiện sương muối, rất có hại cho sức khoẻ con người và gia súc chăn nuôi. Gió mùa Đông Nam, thời gian ảnh hưởng vào mùa nóng, mang theo hơi nước từ biển Đông vào gây ra mưa lớn. Lượng mưa trung bình hàng năm của Định Hoá vào khoảng 1.655 mm. Những tháng đầu mùa khô thời tiết thường hanh khô, có khi cả tháng không mưa gây nên tình trạng hạn hán. 2.1.1.4. Điều kiện giao thông Điều kiện giao thông khá thuận lợi có quốc lộ 3C chạy từ thị trấn Chợ Chu ra Quốc lộ 3 khoảng 18 km, thị trấn Chợ Chu cách thành phố Thái Nguyên khoảng 50 km. Giao thông của huyện rất thuận lợi cho đi lại và giao lưu, buôn bán hàng hóa trong và ngoài huyện. 2.1.2. Điều kiện vật chất của trại lợn Công ty Nam Việt 2.1.2.1. Cơ sở vật chất của trang trại Trại Nam Việt là một trang trại thuộc công ty Nam Việt, bắt đầu xây dựng từ năm 2014 với dự án nuôi bò sinh sản và bò thịt cao sản với quy mô 600 con/năm. Sau đó đầu tư bổ sung thêm dự án chăn nuôi lợn nái từ năm 2016, lợn thịt. Trang trại nằm tại xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Ngày nay với số vốn cao quy mô trang trại đã được mở rộng với tổng diện tích khoảng 82 ha, diện tích chuồng nuôi lợn là 40.000 m2 và diện tích các công trình phụ trợ khác. Trại được bao bọc bởi hệ thống cây xanh, cây ăn quả, đảm bảo vừa mát mẻ, vừa thanh lọc không khí, giảm mùi, tránh ô nhiễm môi trường. Trang thiết bị dụng cụ máy móc của trại khá hiện đại, thuận tiện cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng cho đàn lợn, giảm bớt chi phí thuê công nhân, tiến độ công việc diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. 6 Trại chia làm 3 khu riêng biệt là khu cách li của công nhân ra vào trại, khu trại chăn nuôi lợn và khu nhà ở sinh hoạt hàng ngày cho công nhân trong trại, được ngăn cách nhau bởi tường rào bao quanh: * Khu cách li công nhân ra vào trại Khu cách ly được xây theo phù hợp với yêu cầu của trại, gồm: 1 phòng bảo vệ, 3 phòng ngủ cách li, 1 nhà kho vật tư, 1 nhà bếp, hệ thống nhà tắm, nhà vệ sinh phù hợp, có hệ thống nóng lạnh. * Khu nhà ở của công nhân viên Khu nhà ở của công nhân viên cũng được xây dựng phù hợp với yêu cầu thực tế của trại 1200 nái. Gồm: 1 phòng quản lí, 1 phòng kĩ sư, 6 phòng công nhân, 1 phòng trực đêm, 1 kho thuốc. Hệ thống nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh cũng được xây dựng phù hợp, có hệ thống nóng lạnh đầy đủ, có sân rộng thuận tiện cho hoạt động thể thao và thư dãn. * Khu trại chăn nuôi Khu trại chăn nuôi được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn. Gồm: 1 chuồng cách ly, 1 chuồng đực, 2 chuồng bầu, 3 chuồng đẻ, 2 chuồng cai sữa, 6 chuồng thịt, 1 phòng khai thác tinh, khu để phân, bể ngâm rửa dụng cụ, nhà sát trùng, sân phơi, nhà vệ sinh và hệ thống xử lí chất thải. Các dãy chuồng đều có các quạt thông gió ở cuối chuồng, hệ thống làm mát ở đầu chuồng, có hệ thống thắp sáng, với nước uống tự động và máng ăn tự động. Chuồng trại đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Điều này giúp cho chuồng nuôi có tiểu khí hậu tốt nhất để cho lợn phát triển và sinh trưởng tốt. Khu chuồng bầu có 2 chuồng 1 chuồng dành cho lợn cách ly, lợn nái cai sữa, khu lợn phối để tiện cho việc theo dõi và 1 chuồng cho lợn nái mang thai. Chuồng bầu mỗi ô nái có kích thước rộng 80 cm, cao 90 cm, dài 200 cm. Vách các ô đều bằng các nan sắt hàn lại với nhau. 7 Mỗi chuồng đẻ được chia ra làm 2 khu, mỗi khu được chia ra làm 56 ô. Hai khu chuồng này đều xây dựng hệ thống sàn bê tông cao khoảng 1 m, có khe thoát nước và chia từng ô riêng biệt: Chuồng đẻ mỗi ô có kích thước cao 50 cm, rộng 180 cm, dài 200 cm. Khung cho lợn mẹ nằm ở giữa với chiều rộng là 80 cm, cao 90 cm. Hai bên là nơi để úm và chỗ chơi cho lợn con. Phòng khai thác tinh của trại được trang bị các dụng cụ hiện đại như: Máy đếm mật độ tinh trùng, kính hiển vi, thiết bị cảm ứng nhiệt, các dụng cụ đóng liều tinh, nồi hấp cách thủy dụng cụ và một số thiết bị khác. 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại Bao gồm 01 chủ trại, 01 quản lý trại, 01 kĩ sư, 04 tổ trưởng chuồng, 13 sinh viên thực tập và 13 công nhân. Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ khác nhau như: Tổ chuồng đẻ và chuồng cai sữa, tổ chuồng bầu, chuồng cách ly và tổ chuồng thịt. Mỗi tổ thực hiện công việc hàng ngày một cách nghiêm túc, đúng quy định của trại. 2.1.2.3. Tình hình sản xuất của trang trại  Công tác chăn nuôi Trang trại chuyên sản xuất con giống với các giống lợn được nhập ngoại như: Landrace, Yorkshire, Duroc. Hiện ở trại có 23 lợn đực giống, các lợn đực giống này được nuôi nhằm mục đích kích thích động dục cho lợn nái và khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo. Tinh lợn được khai thác đều có chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu của trại. Trại sản xuất lợn giống theo hình thức phối theo tuần, mỗi tuần phối khoảng 60 - 65 con. Mỗi nái được phối 2 - 3 liều tinh (nái hậu bị và nái kiểm định phối 3 liều tinh, nái cơ bản phối 2 liều tinh). Trung bình, lợn nái của trại sản xuất được 2,3 - 2,4 lứa/năm. Số con sơ sinh là 12,8 con/đàn, số con cai sữa là 12,16 con/đàn. Lợn con theo mẹ được nuôi 20 - 22 ngày tuổi, chậm nhất là 28 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển 8 sang chuồng cai sữa. Lợn con nuôi trong chuồng cai sữa từ 25 - 28 ngày thì chuyển xuống chuồng thịt. Cơ cấu đàn lợn của trại được trình bày ở bảng 2.1. Bảng 2.1. Cơ cấu đàn lợn của trại từ năm 2018 đến 5/2020 Loại Đơn vị tính Nái Năm 2018 2019 2020 con 700 900 1200 Đực giống con 16 18 23 Lợn thịt con 19029 24466 16621 Tổng con 19745 25384 17844 (Nguồn: Kỹ sư trại) Nhìn vào bảng trên ta thấy trại sản xuất theo quy trình khép kín từ tự tạo ra con giống cho đến nuôi thương phẩm để xuất lợn thịt ra thị trường. Số lượng lợn nái hậu bị và nái sinh sản có xu hướng tăng qua các năm kéo theo quy mô đàn lợn của trại có xu hướng tăng đàn, số nái dao động từ 700 đến 1200 con trong 3 năm. Trại chú trọng đến lợn nái hậu bị để thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn như: Nái già, đẻ quá nhiều lứa, nái sảy thai nhiều lần, nái bị bệnh... Số lợn đực giống cũng tăng nhằm loại thải những con đực giống đã kém chất lượng và đáp ứng đủ nhu cầu của trại. Từ năm 2018 đến 5/2020 số lợn nái sinh sản tăng mạnh do trại mở rộng quy mô tăng thêm số lượng. * Công tác thú y Đàn lợn tại trại luôn được chăm sóc và phòng bệnh theo kỹ thuật của công ty, được giám sát một cách chặt chẽ về mọi mặt. - Công tác vệ sinh: Công nhân trước khi vào chuồng sẽ được sát trùng tại nhà tắm sát trùng. Mọi dụng cụ khi đưa vào khu vực sản xuất đều được cách ly, phun và ngâm sát trùng. Trước cửa vào các khu có rắc vôi bột lên sẽ hạn chế được rất nhiều tác động của mầm bệnh bên ngoài đối với lợn nuôi 9 trong chuồng. Hàng ngày luôn có công nhân quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, khơi thông cống rãnh, đường đi trong chuồng trại được quét dọn và dội vôi, phun thuốc sát trùng, hành lang đi lại được quét dọn và rắc vôi theo quy định. Các chuồng sau khi xuất hết lợn con sẽ được vệ sinh ngâm tẩy bằng hóa chất và xông bằng formol, được cách ly trước khi cho lứa tiếp theo vào. - Công tác phòng bệnh: Theo lịch của trại, lợn trong trại sẽ được tiêm phòng vắc-xin để phòng một số bệnh thường gặp trên lợn. Từ đó tăng sức đề kháng cho đàn lợn. - Công tác trị bệnh: Lợn luôn được theo dõi giám sát của 1 quản lý, 1 kỹ sư và 4 tổ trưởng, lợn có biểu hiện bất thường đều sẽ được nhốt riêng cách ly theo dõi, và có các biện pháp điều trị cũng như xử lý kịp thời. - Công tác chăm sóc nuôi dưỡng: Trong quá trình thực tập tại trại, tôi đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ việc chăm sóc lợn nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc cho đàn lợn con theo mẹ. Quy trình chăm sóc nái mang thai, nái đẻ, đàn lợn con lợn mẹ như sau: Chuẩn bị chuồng trại: Chuồng trại được vệ sinh cọ rửa sau mỗi lứa, sử dụng xút kiềm NaOH và xà phòng để cọ rửa chuồng. Ưu tiên sử dụng máy xịt rửa áp lực cao trong quá trình vệ sinh chuồng. Xông chuồng bằng formol và thuốc tím, xông khi chuồng đã khô, trước khi nhập lợn 3 ngày phải bật quạt thông gió hút hết khói độc ra ngoài đảm bảo chuồng thông thoáng. Dội vôi trắng đường đi, gầm chuồng, tường, kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa lại các thiết bị trong chuồng. Thông rửa nước trong đường ống, không để lưu cữu, kiểm tra và liệt kê các vật dụng phục vụ cho lợn đẻ như: Dụng cụ, thuốc, thức ăn, vắc-xin, bóng úm lợn, thảm…vv… 10 Chuẩn bị bóng úm và thảm trải cho lợn con trước ngày dự kiến đẻ 1 ngày. Diện tích úm đảm bảo 0,07 m2/con, úm kín tránh gió lùa. Bật bóng úm hồng ngoại trước lúc lợn đẻ 15 phút, lợn nái sắp đẻ khi chuyển đến chuồng đẻ phải chắc chắn chuồng đẻ vận hành tốt và khô sạch. Nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp với lợn nái đẻ 18 - 22 ºC, tốc độ gió từ 1,8 - 2,0 m/s. Chăm sóc lợn con theo mẹ: Lợn con sau khi sinh cần phải được bú sữa đầu càng sớm càng tốt, sữa đầu là loại thức ăn cho lợn con vô cùng quan trọng, nó cung cấp nguồn năng lượng tức thời cho lợn con và lượng kháng thể thụ động nhằm phòng chống các bệnh trong giai đoạn đầu đời. Sữa đầu được tiết ra trong 3 ngày đầu và nó giảm nhanh sau 12 giờ đầu, vì vậy cần giúp lợn con bú sữa đầu nhiều nhất trong 12 giờ đầu tiên. Trường hợp ổ đẻ lớn cần phải chia nhóm bú, ưu tiên nhóm lợn con nhỏ bú trước, sau 30 phút sẽ luân chuyển nhóm còn lại. Những lợn con quá nhỏ cần sự chăm sóc đặc biệt và tách ghép đàn hợp lí, cần trợ giúp đến bầu vú mẹ. Trường hợp lợn mẹ sau đẻ bị kiệt sức hoặc bị hội chứng MMA thì chuyển đàn lợn con cho bú sữa đầu của mẹ khác, ưu tiên lợn con được bú sữa đầu của lợn mẹ chính nó. Chăm sóc lợn mẹ: 3 ngày đầu cho ăn tăng dần từ 1,1 – 1,3 kg/bữa, ngày 3 bữa, từ 4 – 7 ngày sau đẻ lượng ăn đạt 4,5 kg/con/ngày. Các ngày tiếp theo bám sát theo công thức: Số lợn con x 0,5 kg. Số lần ăn 3 bữa/ngày, thời điểm ăn trong ngày phụ thuộc vào mùa. Kiểm tra lại núm uống tất cả các ô lợn nái đẻ nhằm đảm bảo nước uống sạch, đủ áp lực: Lượng nước uống cho lợn nái trong giai đoạn nuôi con là 35 50 lít/ngày, thiếu nước cũng là nguyên nhân làm lợn nái ăn kém. Điều chỉnh tăng độ rộng chuồng cho nái nuôi con, giúp lợn nái thoải mái mỗi khi đứng lên nằm xuống. Thời gian ăn của lợn nái khoảng 25 phút, cần chú ý kiểm tra máng ăn từng con để phát hiện lợn bỏ ăn, lợn ăn kém. 11 2.1.3. Thuận lợi và khó khăn của trại 2.1.3.1. Thuận lợi Trang trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông. Chủ trại có năng lực, chủ động nắm bắt được tình hình xã hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân. Cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong sản xuất. Con giống tốt, thức ăn, thuốc có chất lượng cao, quy trình chăn nuôi khép kín và khoa học đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trang trại. 2.1.3.2. Khó khăn Trại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết diễn biến phức tạp kèm theo dịch bệnh khó kiểm soát, gây khó khăn cho chăn nuôi. Đội ngũ công nhân trại còn thiếu về số lượng, do đó ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Số lượng lợn nhiều, lượng nước thải lớn, việc đầu tư cho công tác xử lý nước thải của trại còn nhiều khó khăn. 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Những hiểu biết về công tác phòng và trị bệnh cho lợn 2.2.1.1. Phòng bệnh Trong chăn nuôi ngoài giống và thức ăn thì công tác thú y luôn được chú trọng. Đây là điều kiện không thể thiếu để công tác chăn nuôi luôn bền vững và hiệu quả. Công tác thú y gồm phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạṇ chế hoặc ngăn chặn được bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vâṭ chủ. Do vâỵ, việc phòng bệnh cũng như trị bệnh phải kết hơp ̣ nhiều biêṇ pháp khác nhau. 12  Phòng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt Theo Nguyễn Ngọc Phục (2005) [18], bệnh xuất hiện trong một đàn lợn thường do nguyên nhân phức tạp. Có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra áp dụng nhằm kiểm soát các khả năng xảy ra bệnh tật trên đàn lợn. Phần lớn các biện pháp này đều nhằm làm giảm khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh và nâng cao sức đề kháng của đàn lợn. Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [19] từ 3 - 5 ngày trước dự kiến đẻ, ô chuồng lợn nái đã được cọ rửa sạch, phun khử trùng bằng hóa chất như Crezin 5% hoặc bằng loại hóa chất khác nhằm tiêu độc khử trùng chuồng lợn nái trước khi đẻ. - Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa Hè, ấm áp mùa Đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh. Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: Rửa sạch, để khô sau đó tiến hành xông chuồng và để trống chuồng ít nhất 15 ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Cần phun sát trùng 1 - 2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30 ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi.  Phòng bệnh bằng vắc xin Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [10], vắc-xin là một chế phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phòng cho một bệnh truyền nhiễm nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố hay vật liệu di truyền như ARN, ADN…) đã được làm giảm độc lực hay vô độc bằng các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hay phương pháp sinh học phân tử (vắc-xin thế hệ mới - vắc-xin công nghệ gen). Lúc đó chúng không còn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng, nhưng khi đưa vào cơ thể động vật nó sẽ gây ra đáp 13 ứng miễm dịch làm cho động vật có miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm bệnh tương ứng. Khi đưa vắc-xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc-xin) mới có miễn dịch. 2.2.1.2. Điều trị bệnh Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [10], nguyên tắc để điều trị bệnh là: Toàn diện nghĩa là phải phối hợp nhiều biện pháp như hộ lý, dinh dưỡng, dùng thuốc. Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh để dễ lành bệnh và hạn chế lây lan. Diệt căn bệnh là chủ yếu kết hợp chữa triệu chứng. Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng của cơ thể, làm cho cơ thể tự nó chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ít bị tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền. Phải có quan điểm khi chữa bệnh, chỉ nên chữa những gia súc có thể chữa lành mà không giảm sức kéo và sản phẩm. Nếu chữa kéo dài, tốn kém vượt quá giá trị gia súc thì không nên chữa. Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà không có thuốc chữa thì không nên chữa. Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [10], các biện pháp chữa bệnh truyền nhiễm là: - Hộ lý: Cho gia súc ốm nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện vệ sinh tốt (thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh). Theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp, phân, nước tiểu. Phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để kịp thời đối phó. Cho gia súc ăn uống thức ăn tốt và thích hợp với tính chất của bệnh. - Dùng kháng huyết thanh: Chủ yếu dùng chữa bệnh đặc hiệu vì vậy thường được dùng trong ổ dịch, chữa cho gia súc đã mắc bệnh. Chữa bệnh bằng kháng huyết thanh là đưa vào cơ thể những kháng thể chuẩn bị sẵn, có tác dụng trung hòa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng (huyết thanh kháng độc tố). - Dùng hóa dược: Phần lớn hóa dược được dùng để chữa triệu chứng, một số hóa dược dùng chữa nguyên nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng