Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng bidv chi nhán...

Tài liệu Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng bidv chi nhánh khánh hòa

.PDF
112
206
122

Mô tả:

i LỜI CẢM ƠN  Sau một thời gian thực tập tại ngân hàng BIDV, được sự tận tình giúp đỡ , chỉ bảo của các anh chị trong phòng quan hệ khách hàng 1 và qua 4 năm học tập tại trường Đại học Nha Trang, được sự tận tâm dạy bảo của quý thầy cô khoa Kinh tấ, khoa Kế toán – Tài chính của Trường ĐH Nha Trang em đã hoàn thành khoa luận tốt nghiệp chuyên ngành tài chính – Doanh nghiệp. Nhân đây em xin chân thành cám ơn: - Các quý thầy cô Khoa kinh tế, Khoa Kế toán – Tài chính của Trường ĐH Nha Trang đã trang bị cho em những kiến thức cơ sở và chuyên ngành quý giá để giúp em có thể hoàn thành được khóa luận và là cuốn cẩm nang để em bước vào thử thách của cuộc sống. - Thầy Thái Ninh đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành đề tài này. - Ban giám đốc ngân hàng BIDV chi nhánh Khánh hòa, các cô chú, các anh chị phòng quan hệ khách hàng 1, phòng quản trị rủi ro, phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch tổng hợp đã cung cấp số liệu, thông tin cần thiết, tạo điều kiện cho em học hỏi kinh nghiệm thực tế trong suốt thời gian qua. - Cám ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Do hạn chế về thời gian cũng như chưa tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tế, bài khóa luận này không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy cô và các cô chú, anh chị trong ngân hàng để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cám ơn! Nha Trang, ngày…tháng…năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Lan Phương ii MỤC LỤC  Trang LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i MỤC LỤC ................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ........................................................................... vi LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... - 1 Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ- 4 1.1 Dự án đầu tư :....................................................................................................- 4 1.1.1 Khái niệm : ........................................................................... - 4 1.1.2 Phân loại dự án đầu tư : ......................................................... - 4 1.1.3 Các giai đoạn thực hiện một dự án đầu tư : .............................. - 7 1.1.4 Vai trò của dự án đầu tư : ....................................................... - 8 1.2 Thẩm định dự án đầu tư : .................................................................................- 9 1.2.1 Khái niệm : ........................................................................... - 9 1.2.2 Mục tiêu thẩm định dự án đầu tư :........................................... - 9 1.2.3 Vai trò của thẩm định dự án đầu tư : ...................................... - 10 1.2.4 Nội dung thẩm định dự án đầu tư : ......................................... - 11 1.3 Thẩm định tài chính dự án đầu tư : ................................................................- 12 1.3.1 Sự cần thiết phải thẩm định tài chính DAĐT :......................... - 12 1.3.2 Nội dung thẩm định tài chính DAĐT :.................................... - 12 1.3.3 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư: ............................ - 15 1.4 Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các NHTM :.....................- 17 1.4.1 Khái niệm chất lượng thẩm định tài chính DAĐT tại các NHTM : ... - 17 1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính DAĐT :........... - 17 1.4.2.1 Nhân tố chủ quan : ..................................................................... - 18 1.4.2.2 Nhân tố khách quan :.................................................................. - 19 Chương 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH CÁC DAĐT TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH KHÁNH HÒA.................. - 20 2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng BIDV chi nhánh Khánh Hòa : ...................- 20 - iii 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng BIDV chi nhánh Khánh Hòa : ................................................................................. - 20 2.1.2 Hệ thống bộ máy tổ chức và quản lý của ngân hàng BIDV chi nhánh Khánh hòa : ........................................................................ - 24 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm 2007– 2009: .......................................................................................... - 33 2.2 Thực trạng thẩm định tài chính DAĐT tại ngân hàng BIDV chi nhánh Khánh Hòa : .....................................................................................................................- 41 2.2.1 Quy trình thẩm định tài chính DAĐT tại ngân hàng BIDV chi nhánh Khánh hòa : ........................................................................ - 41 2.2.1.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng BIDV chi nhánh Khánh Hòa : .......................................................................................... - 41 2.2.1.2 Quy trình thẩm định tài chính : ................................................ - 46 2.2.2 Thực trạng thẩm định tài chính DAĐT tại ngân hàng BIDV chi nhánh Khánh Hòa : ....................................................................... - 58 2.2.3 Thẩm định tài chính dự án “ Nhà máy sản xuất bê tông ly tâm ứng lực” .......................................................................................... - 60 2.3 Đánh giá công tác thẩm định tài chính DAĐT tại chi nhánh ngân hàng BIDV chi nhánh Khánh Hòa : .........................................................................................- 94 2.3.1 Kết quả đạt được : ............................................................... - 94 2.3.2 Những mặt hạn chế còn tồn tại : ........................................... - 95 Chương 3 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DAĐT TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH KHÁNH HÒA ................................................................................. - 97 3.1 Định hướng công tác thẩm định tài chính DAĐT tại chi nhánh trong thời gian tới : .....................................................................................................................- 97 3.1.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian tới : .......................................................................................... - 97 3.1.2 Định hướng công tác thẩm định tài chính DAĐT trong thời gian tới :..... .......................................................................................... - 97 3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính DAĐT tại chi nhánh :.- 98 3.3 Một số đề xuất và kiến nghị : .......................................................................- 104 KẾT LUẬN................................................................................................... - 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ - 106 - iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT  DA Dự án BCTC Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BTLT Bê tông ly tâm CBCNV Cán bộ công nhân viên CBTD Cán bộ tín dụng CBTĐ Cán bộ thẩm định DAĐT Dự án đầu tư DN Doanh nghiệp ĐCTC Định chế tài chính ĐLKH Điện lực Khánh Hòa ĐT&PT Đầu tư và Phát triển KH Khách hàng KHDN Khách hàng doanh nghiệp KQKD Kết quả kinh doanh LCTT Lưu chuyển tiền tệ NHBIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển NHTM Ngân hàng thương mại NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NH TMNN Ngân hàng thương mại nhà nước NVL Nguyên vật liệu PCCC Phòng cháy chữa cháy QHKH Quan hệ khách hàng TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn TW Trung ương VLĐ Vốn lưu động WTO Tổ chức Thương mại thế giới v DANH MỤC CÁC BẢNG  Trang Bảng 1.1: Phân loại dự án đầu tư ........................................................................ - 5 Bảng 2.1: Tổng hợp hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Khánh Hòa.... - 36 Bảng 2.2: Tỷ trọng huy động vốn tại ngân hàng BIDV chi nhánh Khánh Hòa .. - 38 Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng tại ngân hàng BIDV chi nhánh Khánh Hòa .............. - 38 Bảng 2.4: Chênh lệch thu chi trong hoạt động của ngân hàng ........................... - 40 Bảng 2.5: Phân tích dữ liệu đầu vào của dự án.................................................. - 48 Bảng 2.6: Bảng thông số đầu vào ..................................................................... - 49 Bảng 2.7: Bảng tính sản lượng và doanh thu..................................................... - 50 Bảng 2.8: Bảng tính chi phí hoạt động.............................................................. - 50 Bảng 2.9: Lịch khấu hao................................................................................... - 51 Bảng 2.10: Lãi vay vốn trung dài hạn ............................................................... - 52 Bảng 2.11: Lãi vay vốn ngắn hạn...................................................................... - 52 Bảng 2.12: Bảng tính nhu cầu vốn lưu động ..................................................... - 53 Bảng 2.13: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh ................................................... - 54 Bảng 2.14: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.............................................................. - 55 Bảng 2.15: Bảng cân đối kế toán ...................................................................... - 57 Bảng 2.16: Dư nợ tín dụng theo tỷ trọng ngành nghề tại BIDV chi nhánh ........ - 59 Bảng 2.17: Thống kê các dự án đầu tư tại BIDV Khánh Hòa............................ - 59 Bảng 2.18: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ...................... - 63 Bảng 2.19: Khối lượng quản lý lưới điện của Công ty CP Điện lực Khánh Hòa...... - 70 Bảng 2.20: Khối lượng xây dựng đường dây 110KV ............................................ - 70 Bảng 2.21: Tổng vốn đầu tư vào dự án ................................................................ - 77 Bảng 2.22: Phương án nguồn vốn........................................................................ - 78 Bảng 2.23: Bảng khấu hao................................................................................ - 79 Bảng 2.24: Kế hoạch trả nợ của dự án.................................................................. - 80 Bảng 2.25: Bảng dự trù chi phí......................................................................... - 81 Bảng 2.26: Chi phí sử dụng vốn ....................................................................... - 81 - vi Bảng 2.27: Kế hoạch doanh thu ........................................................................ - 82 Bảng 2.28: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh .................................................. - 83 Bảng 2.30: Bảng ngân lưu dự án theo quan điểm tổng đầu tư ........................... - 86 Bảng 2.31: Bảng ngân lưu dự án theo quan điểm chủ đầu tư............................. - 87 Bảng 2.32: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính.......................................... - 87 Bảng 2.33: Nguồn trả nợ thực tế của dự án ....................................................... - 88 Bảng 2.34: Thời gian trả nợ thực tế .................................................................. - 89 Bảng 2.35: Khảo sát độ nhạy của dự án theo chi phí nguyên vật liệu .............. - 101 Bảng 2.36: Khảo sát độ nhạy của dự án theo giá bán và chi phí NVL ..............- 102Bảng 2.37: Phân tích kịch bản chính sách ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án ....................................................................................................................- 102Bảng 2.38: Dòng ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư có chiết khấu………...- 103- DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ  Trang Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức quản lý tại BIDV_Khánh Hòa ................................ - 24 Hình 2.1: Quy trình thẩm định DAĐT tại BIDV chi nhánh Khánh Hòa ............ - 43 - -1- LỜI MỞ ĐẦU  Sự cần thiết của đề tài : Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ và từng bước hội nhập với nền kinh tế quốc tế thông qua việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự hội nhập đó đã đem lại sức sống mới cho nền kinh tế, khép lại thời kỳ tự cung tự cấp, xã hội nghèo nàn lạc hậu. Nhà nước ta đang tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa thành công. Tốc độ đầu tư các dự án, các lĩnh vực kinh doanh không ngừng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong bối cảnh đó, nguồn vốn trở thành yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình duy trì, ổn định và phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong đó không thể không kể đến vai trò của các ngân hàng thương mại với tư cách là nhà tài trợ lớn cho các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trung và dài hạn. Các NHTM đang đóng vai trò là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của các thành phần kinh tế, là định chế quan trọng của nền kinh tế, thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội như là người mở đường, tham gia, quyết định đối với mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với địa bàn tỉnh Khánh Hòa, một vùng đất du lịch nổi tiếng được thiên nhiên ưu đãi đang ngày càng khẳng định vị thế của mình không những về du lịch mà còn về sản xuất kinh doanh… Để thực hiện được những mục tiêu đó, Khánh Hòa cần những tổ chức trung gian tài chính co đủ tài và lực để có thể tài trợ vốn cho quá trình phát triển. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Khánh Hòa là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vốn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, vì thế để có thể đảm bảo chất lượng tín dụng, các NHTM nói chung và NH BIDV chi nhánh Khánh Hòa nói riêng rất coi trọng công tác thẩm định. Trước khi quyết định cung cấp tín dụng, các NHTM buộc phải thẩm định để có thể lựa chọn được những dự án đầu tư có triển vọng và chắc chắn đem lại lợi nhuận trong tương lai. Trong quá trình thẩm định để đi đến quyết định cho vay, công tác thẩm định về mặt tài -2- chính các dự án đầu tư là khâu quan trọng, quyết định cho vay theo dpj án của ngân hàng. Vai trò của thẩm định tài chính dự án đầu tư ngày càng to lớn đảm, baỏ sự an toàn về lợi nhuận của ngân hàng. Chính vì lý do đó, kết hợp với những kiến thức đã được tích lũy ở trường, sự hướng dẫn tận tình của các anh chị trong ngân hàng BIDV chi nhánh Khánh Hòa, em quyết định lựa chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp là: “ Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng BIDV chi nhánh Khánh Hòa” Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : - Các báo cáo về hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng trong 3 năm 2007-2009. - Số liệu thống kê về hoạt động tín dụng, công tác cho vay, công tác huy động vốn của ngân hàng BIDV chi nhánh Khánh Hòa qua 3 năm. - Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư “Xây dựng nhà máy bê tông ly tâm ứng lực” tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Khánh Hòa. - Trên cơ sở những nghiên cứu thực tiễn, đề tài có nêu ra một số giải pháp nhằm phát huy những thành tựu đạt được và hạn chế những mặt hạn chế, đồng thời đề xuất kiến nghị để có thể hoàn thiện hơn công tác thẩm định tài chính các dự án đầu tư tại ngân hàng BIDV chi nhánh Khánh Hòa. Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp thu thập : thu thập các số liệu phục vụ cho đề tài qua sổ sách kế toán, các báo cáo tài chính, hồ sơ thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng BIDV chi nhánh Khánh Hòa. - Phương pháp phân tích đánh giá : trên cơ sở những số liệu thu thập được để tiến hành phân tích, đánh giá, đưa ra nhận xét về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại BIDV Khánh Hòa. Kết cấu của đề tài : Ngoài lời mở đầu, các danh mục, bảng biểu, lời kết luận thì đề tài gồm 3 chương chính : Chương 1 : Cơ sở lý luận về thẩm định tài chính dự án đầu tư -3- Chương 2 : Thực trạng công tác thẩm định tài chính các DAĐT tại ngân hàng BIDV chi nhánh Khánh Hòa Chương 3 : Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính DAĐT tại ngân hàng BIDV chi nhánh Khánh Hòa Những đóng góp của đề tài :  Về mặt lý luận : Giúp người đọc hiểu thêm về công tác thẩm định tài chính các dự án đầu tư tại các NHTM nói chung và tại ngân hàng BIDV chi nhánh Khánh Hòa nói riêng. Đồng thời cung cấp kiến thức về các phương pháp thẩm định tài chính, quy trình thẩm định, các bước thực hiện để thẩm định tài chính một dự án đầu tư. Từ đó làm cơ sở lý thuyết để đánh giá công tác thẩm định tài chính tại các ngân hàng thương mại.  Về mặt thực tiễn : Đánh giá một cách khái quát về hoạt động kinh doanh, công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng BIDV chi nhánh Khánh Hòa trong 3 năm 2007,2008,2009 giúp độc giả có cái nhìn chính xác về tiềm năng và những hạn chế trong hoạt động tín dụng và đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng. Giúp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa an tâm lựa chon BIDV là nhà tài trợ vốn tốt nhất cho những dự án của doanh nghiệp. -4- Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1 Dự án đầu tư : 1.1.1 Khái niệm : Hoạt động đầu tư :  Theo quan điểm của chủ đầu tư : Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm mong thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó.  Theo quan điểm của xã hội : Đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển, để từ đó thu được các hiệu quả kinh tế - xã hội, vì mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia. Dự án đầu tư : Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng , cải tiến hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nào đó trong một thời gian nhất định. 1.1.2 Phân loại dự án đầu tư : Căn cứ vào mối quan hệ giữa các hoạt động đầu tư :  Dự án độc lập với nhau : là những dự án có thể tiến hành đồng thời hay nói cách khác dự án độc lập nhau là các dự án không cùng mục tiêu hoặc việc ra quyết định lựa chọn dự án này không ảnh hưởng đến việc lựa chọn những dự án còn lại.  Dự án thay thế nhau ( loại trừ ): là những dự án không thể tiến hành đồng thời hay nói cách khác đó là những dự án có cùng mục tiêu, nhưng cách thức thực hiện khác nhau. Nếu hai dự án là loại trừ nhau thì khi quyết định thực hiện dự án này sẽ loại bỏ việc thực hiện dự án kia.  Dự án bổ sung ( phụ thuộc ): các dự án phụ thuộc nhau chỉ có thể thực hiện cùng lúc với nhau. Chúng phải được thực hiện nghiên cứu cùng một lúc. Ví dụ : Dự án khai thác mỏ và dự án xây dựng tuyến đường sắt để vận chuyển… Căn cứ theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư : -5-  Đối với dự án đầu tư trong nước : Để tiến hành quản lý và phân cấp quản lý, tùy theo tính chất dự án và quy mô đầu tư trong nước được phân theo 3 nhóm A, B, C. Đặc trưng của mỗi nhóm được quy định trong Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng. dự án được phân loại theo nhóm A, B, C căn cứ vào 2 tiêu thức, đó là dự án thuộc nhóm ngành kinh tế nào và tổng mức đầu tư lớn hay nhỏ. Ở Việt Nam, theo “ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ” ban hành kèm theo Nghị định số 12/2000/NĐ-CP, ngày 05/05/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999, dự án đầu tư được phân loại như trong Bảng 1.1 : Bảng 1.1: Phân loại dự án đầu tư STT 1 1 2 3 4 5 LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2 I. Nhóm A Các dựa án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất mất quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới. Các dự án : sản xuất chất độc hại, chất nổ không phụ thuộc vào quy mô đầu tư. Các dự án : khu công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy( bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ô tô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dựa án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ. Các dự án: thủy lợi, giao thông (khác ở điểm 1-3), cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết dược duyệt. Các dự án : hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông lâm sản. TỔNG MỨC VỐN ĐẦU TƯ 3 Không kể mức vốn Không kể mức vốn Trên 600 tỷ đồng Trên 400 tỷ đồng Trên 300 tỷ đồng -6- 6 1 2 3 4 1 2 3 Các dự án: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. II. Nhóm B Các dự án: công nghiệp điện, dầu khí; hóa chất, phân bón, chế tạo máy(bao gồm mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô)xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dựa án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ. Các dự án thủy lợi, giao thông(khác ở điểm II-1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết dược duyệt Các dự án : hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông lâm sản. Các dự án: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác III. Nhóm C Các dự án: công nghiệp điện, dầu khí; hóa chất, phân bón, chế tạo máy(bao gồm mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô)xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dựa án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ. Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn) Các dự án thủy lợi, giao thông(khác ở điểm II-1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, các trường phổ thông, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết dược duyệt Các dự án : hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án Trên 200 tỷ đồng Từ 30 đến 600 tỷ đồng Từ 20 đến 400 tỷ đồng Từ 15 đến 300 tỷ đồng Từ 7 đến 200 tỷ đồng Dưới 30 tỷ đồng Dưới 20 tỷ đồng Dưới 15 tỷ -7- 4 công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh; vườn quốc gia, khu bảo đồng tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông lâm sản. Các dự án: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, Dưới 7 tỷ xây dựng dân dụng, kho tàng du lịch, thể dục thể thao, đồng nghiên cứu khoa học và các dự án khác Ghi chú: 1. Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân doạn theo chiều dài đường, cấp đường, cầu theo hưỡng dẫn của Bộ giao thông vận tải sau khi thống nhất với Bọ kế hoạch và đầu tư. 2. Các dựa án xây dựng trụ sở, nhà làm việc cơ quan Nhà nước phải thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.  Đối với dự án đầu tư nước ngoài : Gồm 3 nhóm dự án đầu tư A, B, C và được phân cấp cho địa phương theo Nghị định số 24/2000 NĐ – CP ngày 31/7/2000 của chính phủ. Căn cứ theo trình tự lập và trình duyệt dự án : Theo trình tự hoặc theo bước lập và trình duyệt, các dự án đầu tư được phân ra 2 loại :  Dự án tiền khả thi ( báo cáo nghiên cứu tiền khả thi ): Đối với các dự án quy mô lớn, vốn đầu tư lớn, giải pháp đầu tư phức tạp, thời gian đầu tư dài, không thể một lúc đạt được tính khả thi mà cần phải trải qua một bước nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu khả thi để lập dự án tiền khả thi. Vì vậy dự án tiền khả thi còn gọi là dự án sơ bộ.  Dự án khả thi ( báo cáo nghiên cứu khả thi ): dự án khả thi còn gọi là luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc mức độ thấp hơn là báo cáo đầu tư. Dự án khả thi có ý nghĩa to lớn và quyết định trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. 1.1.3 Các giai đoạn thực hiện một dự án đầu tư : Thời gian thực hiện một dự án đầu tư là các giai đoạn mà một dự án cần phải trải qua, bắt đầu từ thời điểm có ý định đầu tư cho tới khi kết thúc dự án. -8- Ta có các thời kỳ và giai đoạn trong quá trình thực hiện dựa án đầu tư như sau :Thời kỳ 1 : Chuẩn bị dự án. Trong thời kỳ này dự án gồm 3 giai đoạn : Giai đoạn 1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư (hình thành ý tưởng đầu tư, bản giới thiệu cơ hội đầu tư, tìm đối tác đầu tư) Giai đoạn 2 Nghiên cứu tiền khả thi(dự kiến quy mô vốn, thị trường, kỹ thuật, công nghẹ, môi trường, tài chính, quản lý, nhân lực…) Giai đoạn 3 Nghiên cứu khả thi( hồ sơ thẩm định, hồ sơ phê duyệt)  Thời kỳ 2 : Thực hiện dự án. Trong thời kỳ này của dự án gồm các giai đoạn : Giai đoạn 1 Xây dựng công trình dự án(chuẩn bị xây dựng, thiết kế chi tiết, xây lắp, nghiệm thu đưa vào hoạt động) Giai đoạn 2 Dự án hoạt động( chương trình sản xuất, công suất sử dụng, giá trị còn lại vào năm cuối của dự án)  Thời kỳ 3 : Kết thúc dự án. Trong thời kỳ này của dự án gồm các giai đoạn : Giai đoạn 1 Đánh giá dựa án sau khi thực hiện( tahnhf công, thất bại, nguyên nhân) Giai đoạn 2 Thanh lý, phát triển dự án mới 1.1.4 Vai trò của dự án đầu tư :  Dự án đầu tư là phương tiện để chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế.  Dự án đầu tư giải quyết quan hệ cung và cầu vốn trong sự phát triển.  Dự án đầu tư góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực mới cho phát triển, tăng hiệu quả và giảm rủi ro cho hoạt động đầu tư vốn, cải tiến bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước góp phần nâng cao đời sống nhân dân.  Dự án đầu tư giải quyết quan hệ cung cầu về sản phẩm hàng hóa trên thị trường, cân đối mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. -9- 1.2 Thẩm định dự án đầu tư : 1.2.1 Khái niệm : Thẩm định dự án đầu tư là một quá trình áp dụng kỹ thuật phân tích toàn diện nội dung dự án đã được thiết lập theo một trình tự hợp lý và theo những tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật đòi hỏi của ngành và của quóc gia để dẫn đến kết luận chính xác về hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu mục tiêu phát triển quốc gia và của chủ đầu tư. Khác với lập dự án đầu tư, thẩm định tín dụng cố gắng phân tích và hiểu được tính chất khả thi thật sự của dự án về kinh tế đứng trên góc độ của ngân hàng. Khi lập dự án đầu tư, khách hàng do mong muốn được vay vốn, có thể đã thổi phồng và dẫn đến ước lượng quá lạc quan về hiệu quả kinh tế của dự án. Do vậy, quá trình thẩm định cần phải xem xét đúng thực chất của dự án. Tuy nhiên, không phải vì thế mà thẩm định tín dụng ước lượng một cách quá bi quan khiến cho hiệu quả của dự án bị giảm sút đến nỗi quyết định không cho vay. 1.2.2 Mục tiêu thẩm định dự án đầu tư : Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư là xác định giá trị thực của dự án trên cơ sở so sánh các tiêu chuẩn chấp nhận các dự án hoặc với các dự án thay thế khác. Giá trị thực của một dự án thể hiện ở các mặt sau : - Sự phù hợp giữa mục tiêu của dự án với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế văn hóa-xã hội của quốc gia hay chủ đầu tư đã xác định. - Về kỹ thuật và công nghệ của dự án có phù hợp với trình độ và yêu cầu sử dụng của ngành và quả quốc gia trong thời kỳ triển khai dự án hay không. Mức độ chấp nhận được về môi trường, xã hội để đảm bảo sự an toàn cho con người và các hoạt động khác trong khu vực hoạt động của dự án. Sự phù hợp với yêu cầu sản xuất sản phẩm dịch vụ của chủ đầu tư. - Khả năng tài chính, nguồn cung ứng các yếu tố nguyên vật liệu, năng lượng, khả năng, trình độ quản lý để vận hành các trang thiết bị…của chủ đầu tư. - Lợi ích mà dự án mang lại cho Chủ đầu tư và cho quốc gia. - 10 - 1.2.3 Vai trò của thẩm định dự án đầu tư : Bất kỳ một dự án nào cũng gặp ít nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện. bởi vì người lập dự án không thể và không bao giờ có thể nắm bắt và phán doán được hết tất cả những tác động của các yếu tố môi trường cả trong hiện đại lẫn tương lai. Chính vì việc thẩm định dự án có vai trò rất quan trọng được thể hiện ở các cấp độ sau:  Vai trò đối với nhà đầu tư : Xét trên khía cạnh sử dụng tài nguyên khan hiếm của quốc gia, không phải dự án nào cũng có tầm quan trọng như nhau. Một dựa án tốt đòi hỏi phải thỏa mãn cả về lợi ích kinh tế lẫn lợi ích xã hội. do vậy quy trình thẩm định giúp nhà đầu tư tránh được những lựa chọn đầu tư sai lầm. Thấy được các nội dung của dự án được lập có đầy đủ hay còn thiếu hoặc có sai sót ở nội dung nào, từ đó có căn cứ chỉnh sửa bổ sung một cách cụ thể. Xác định tính khả thi về mặt tài chính, qua đó biết được khả năng sinh lời cao hay thấp. Biết được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, từ đó nhà đầu tư chủ động có những giải pháp ngăn ngừa hoặc hạn chế.  Vai trò đối với các đối tác đầu tư : Là căn cứ để quyết định có nên góp vốn cùng với nhà đầu tư để thực hiện dự án thành công. Biết được mức độ hấp dẫn về hiệu quả tài chính để có thể an tâm hoặc lựa chọn cơ hội đầu tư tốt nhất cho đồng vốn của mình bỏ ra.  Vai trò đối với các định chế tài chính : Biết được khả năng sinh lời của dự án và khả năng thanh toán nợ từ đó quyết định các hình thức cho vay và mức độ cho vay đối với nhà đầu tư. Biết được tuổi thọ của dự án để áp dụng linh hoạt các chính sách về lãi suất và thời hạn trả nợ vay nhăm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện dự án.  Vai trò đối với nhà nước : Biết được khả năng và mức độ đóng góp của dự án vào mục tiêu phát triển quốc gia. Đánh giá chính xác và có cơ sở khoa học các ưu nhược điểm của dự án để từ đó có căn cứ ngăn chặn những dự án xấu, bảo vệ những dự án tốt. Có cơ sở để áp - 11 - dụng các chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ hoặc chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư như ưu đãi về thuế, tín dụng, mặt bằng… 1.2.4 Nội dung thẩm định dự án đầu tư :  Giới thiệu về dự án đầu tư : - Tên dự án. - Tên doanh nghiệp. - Địa điểm thực hiện. - Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp. - Giấy đăng ký kinh doanh. - Người đại diện. - Người được ủy quyền(nếu có). - Tài khoản tiền gửi, tiền vay. - Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh. - Tổng mức vốn đầu tư của dự án. - Tiến độ triển khai thực hiện.  Thẩm định tư cách pháp lý của chủ đầu tư : - Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự : đối tượng đầu tư, điều kiện thành lập doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý của chủ đầu tư. - Thẩm định tình hình tài chính của chủ đầu tư : Để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp là nguồn thông tin quan trọng nhất được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo tài chính.  Thẩm định mục tiêu dự án đầu tư : - Lĩnh vực đầu tư của dự án đầu tư. - Địa bàn đầu tư của dự án.  Thẩm định thời hạn đầu tư :  Thẩm định biện pháp đảm bảo nợ vay :  Kết luận và đề xuất sau thẩm định : - 12 - 1.3 Thẩm định tài chính dự án đầu tư : 1.3.1 Sự cần thiết phải thẩm định tài chính DAĐT : Trong quá trình thẩm đinh DAĐT, ngân hàng buộc phải thẩm định trên nhiều phương diện khác nhau để có cái nhìn khách quan nhất trước khi quyết định cho vay. Đặc biệt thành công của một ngân hàng phụ thuộc vào thành công của hoạt động tín dụng, nhất là cho vay các dự án đòi hỏi vốn lớn, thời gian dài, nhiều rủi ro nhưng cũng đem lại rất nhiều lợi nhuận. Vì thế để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể gặp phải, hoạt động thẩm định DAĐT nói chung hay thẩm định tài chính nói riêng là cực kỳ quan trọng. Thông qua nó ngân hàng có cái nhìn sát sao hơn về tính khả thi của nguồn vốn đầu tư, khả năng sinh lợi hay kế hoạch trả nợ của dự án, từ đó ra quyết định cho vay. 1.3.2 Nội dung thẩm định tài chính DAĐT : Thẩm định tài chính DAĐT là hoạt động đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án. Là sử dụng các phương pháp phân tích, đánh giá để kết luận tính khả thi và tính hiệu quả của dự án. Thẩm định tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc chấp thuận hay không chấp thuận dự án. Đặc biệt đối với các ngân hàng thương mại, đánh giá về tài chính DAĐT được coi là trung tâm và quan trọng nhất khi tài trợ dự án. Để thẩm định tài chính một cách có hiệu quả, cán bộ thẩm định phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Các bảng tính cơ bản bao gồm : báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dự kiến nguồn trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ. trên cơ sở đó tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của các DAĐT. Có hai nhóm chỉ tiêu tài chính cơ bản: Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của DAĐT :  Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value): chỉ tiêu NPV dùng để phản ánh lợi nhuận tuyệt đối của dự án, là mức chênh lệch giữa thu nhập và toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng, vận hành dự án. Trên thực tế dòng thu nhập phát sinh ở nhiều thời kỳ khác nhau nên chúng ta phải sử dụng phương pháp hiện giá để đánh giá chính xác lợi ích của DAĐT Trong điều kiện môi trường kinh doanh ổn định, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, thì việc tính toán thu nhập chính xác hơn.: - 13 - n NPV =  TN t  CFt (1  r ) t 0 Trong đó : - TNt : Thu nhập của dự án năm thứ t - CFt : Chi phí của dự án năm t - r : lãi suất chiết khấu được lựa chọn. - 1 (1  r) t : hệ số chiết khấu tại năm t ứng với suất sinh lời mong đợi của dự án. Nếu NPV <0 thì giá trị hiện tại ròng của dự án bị âm vì thế nhà đầu tư sẽ loại bỏ dự án. Nếu NPV = 0 tùy vào tình hình cụ thể. Nếu NPV > 0, DAĐT khả thi về mặt tài chính, nếu NPV càng lớn, thì hiệu quả tài chính càng cao, dự án càng hấp dẫn.  Tỷ suất sinh lợi nội bộ(International rate of return-IRR): tỷ suất sinh lợi nội bộ hay lãi suất hoàn vốn nội bộ là tỷ suất chiết khấu mà với mức lãi suất đó giá trị hiện tại các khoản thu trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với giá trị hiện tại của vốn đầu tư. Để xác định IRR người ta tìm một suất chiết khấu sao cho NPV= 0: n NPV =  TN t  CFt (1  IRR ) 0 t 0 IRR chính là suất thu hồi vốn mà dự án có thể tạo ra. Vì vậy để xác định hiệu quả về mặt tài chính, ta so sánh IRR với lãi suất i của ngân hàng. Nếu IRR i thì tùy từng trường hợp dự án có thể được chọn. Nhìn chung, IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn thì dự án có hiệu quả tài chính và ngược lại.  Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE- Return on equity): Được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế TNDN chia cho vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của đồng vốn mà nhà đầu tư đã bỏ ra thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.  Tỷ suất sinh lời của doanh thu: là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tổng doanh thu hàng năm của dự án. - 14 - Tỷ suất sinh lời Doanh thu Lợi nhuận ròng năm thứ t = x 100% Doanh thu năm thứ t Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế, đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của dự án.  Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư (Return on Investment-ROI): tỷ suất sinh lời vốn đầu tư là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tổng số vốn đầu tư để thực hiện dự án. Lợi nhuận ròng năm thứ t Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư = x 100% Tổng vốn đầu tư ban đầu Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn đầu tư ban đầu tạo ra được mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ :  Nguồn trả nợ hàng năm: khấu hao hằng năm và lợi nhuận sau thuế.  Thời gian hoàn vốn đầu tư (the payback period – PP): thời gian hoàn vốn đầu tư(còn gọi là thời gian hoàn vốn giản đơn) là khoảng thời gian cần thiết để DAĐT thu hồi đủ số vốn đã bỏ ra. Nếu lợi nhuận và khấu hao hàng năm giống nhau, PP được xác định theo công thức: PP  V P  KH Trong đó: - PP : thời gian hoàn vốn. - V : tổng vốn đầu tư. - P : lợi nhuận sau thuế TNDN. - KH : khấu hao tài sản hằng năm. Nếu khấu hao và lợi nhuận sau thuế TNDN hàng năm khác nhau, ta tính bằng cách lấy vốn đầu tư trừ dần thu nhập mỗi năm cho đến khi thu hồi hết vốn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất