Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng tắc nghẽn giao thông tại thủ đô hà nội...

Tài liệu Thực trạng tắc nghẽn giao thông tại thủ đô hà nội

.DOC
28
1871
86

Mô tả:

Đô thị hóa khiến cho dân số gia tăng nhanh ở khu vực thành thị, trong khi đó cơ sở vật chất hạ tầng chưa đáp ứng được so với mức độ gia tăng dân số. Cùng với đó là vấn đề ý thức tham gia giao thông của người dân chưa cao dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông diễn ra thường xuyên và phổ biến ở các thành phố lớn. Nghiên cứu này thực hiện tại điểm ngã tư Khuât Duy Tiến, Hà Nội.
THỰC TRẠNG TẮC NGHẼN GIAO THÔNG TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI (Nghiên cứu tại khu vực ngã tư Khuất Duy Tiến-Thanh Xuân-Hà Nội) Phần Ι: MỞ ĐẦU 1: Lý do chọn đề tài Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước khiến cho Việt Nam đang có từng bước phát triển về mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Việc Việt Nam gia nhập WTO cùng với những chính sách đổi mới về kinh tế cùng sự khuyến khích mở rộng các thành phần kinh tế đã đẩy nhanh quá trình đô thị hóa hiện đại hóa đất nước. Quá trình Đô thị hóa và hiện đại hóa đất nước khiến cho mật độ dân cư đô thị tăng cao. Hiện nay Hà Nội có 6,33 triệu dân, mật đọ dân số cao gấp 4 đến 5 lần những khu vực lân cận trong đó quận Đống Đa có mật đọ dân số cao nhất lên tới 35,341người/km2. Theo nguồn tin của báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam: mật độ dân cư ở Hà Nội tăng nhanh từ 1296 người/km2 năm 1996 lên 1926 người/km2 năm 2009. Dân số tăng nhanh bởi luồng di dân từ bên ngoài vào Hà Nội mỗi năm lên tới 176.000 người. Do chưa có quy hoạch mang tầm chiến lược nên sự phát triển về hạ tầng đô thị ở thủ đô thiếu đồng bộ, lộn xộn, chắp vá trong đó nổi lên hai vấn đề lớn là sự gia tăng quá nhanh về dân số và phương tiện giao thông, mà cơ sở hạ tầng giao thông và các loại hình dịch vụ không phát triển kịp. Sau nguyên nhân về thiếu quy hoạch mang tầm chiến lược thì việc tăng dân số và phương tiện giao thông là hai yếu tố chủ yếu gây nên tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội hiện nay. Hiện nay, tình trạng ùn tắc, tắc nghẽn giao thông tại Hà Nội ngày càng trở nên trầm trọng nếu như 10 năm trước Hà Nội chỉ tắc đường ở một số điểm nút giao thông vào giờ cao điểm thì nay việc tắc nghẽn giao thông xảy ra hầu như hằng ngày tại hầu khắp các tuyến phố. Theo thống kê của ngành giao thông công chính và cảnh sát giao thông thì hiện nay Hà Nội có 246 điểm giao thông thường xuyên ùn tắc. Đặc biệt ở những khu vực như: 1 Thái Hà, Láng, Huỳnh Thúc Kháng, Cấu Giấy, Ô chợ dừa… Trong đó, đặc biệt nghiêm trọng là khu vực ngã tư Khuất Duy Tiến, thuộc quận Thành Xuân. Đây là khu vực mới được xây dựng và mở rộng nối liền khu đô thị Linh Đàm-Cầu Giấy, Hà Đông-Ngã tư Sở đây là ngã tư khá rộng, song do nằm ở khu vực có mật độ người tham gia giao thông khá đông cùng quy hoạch chưa hợp lý nên đây là nơi thường xuyên xảy ra tắc nghẽn giao thông đặc biệt là vào những giờ cao điểm. Hệ lụy mà ùn tác giao thông gây ra đối với đời sống xã hội ở thủ đô là rất lớn. Theo kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc Bộ Tư pháp thì chi phí một năm do ùn tắc giao thông ở Hà Nội là 21.594 tỷ đồng (lãng phí thời gian, tiêu tốn nhiên liệu, môi trường, mở rộng đường xá, lắp đặt và điều khiển hệ thống tín hiệu giao thông…). Không những vậy, ùn tắc giao thông gây nên tâm lý bất ổn trong cư dân, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội... Vì vậy nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài nhằm góp phần làm sáng tỏ thực trạng giao thông tại nút giao thông quan trong mới được hình thành tai Thủ đô Hà Nội-ngã tư Khuất Duy Tiến, từ đó đi tìm giải pháp cho thực trạng trên. 2: Câu hỏi nghiên cứu Trước đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các câu hỏi nghiên cứu nhằm phục vụ cho đề tài đã đưa ra: - Giao thông đô thị là gì? Tắc nghẽn giao thông đô thị là gì? - Ý thức tham gia giao thông của người dân qua khu vực ngã tư Khuất Duy Tiến? - Thực trạng tắc nghẽn giao thông tại khu vực ngã tư Khuất Duy Tiến? - Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông tại khu vực ngã tư Khuất Duy Tiến? - Hậu quả của tắc nghẽn giao thông đối với người tham gia giao thông, xã hội và các cơ quan chức năng? -Giải pháp nào để khắc phục tình trạng tắc nghẽn giao thông tại ngã tư Khuất Duy Tiến 3: Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 2 a: Ý nghĩa lý luận - Về mặt lý luận, bản báo cáo của nhóm nghiên cứu viết dựa trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Bài báo cáo vận dụng lý thuyết xã hội học đại cương và xã hội học chuyên ngành (xã hội học đô thị, xã hội học văn hóa, xã hội học kinh tế…) nhằm ứng dụng những tri thức quan trọng để nghiên cứu vấn đề đang bức xúc trong thực tiễn hiện nay – vấn đề ùn tắc giao thông tại khu vực ngã tư Khuất Duy Tiến. b: Ý nghĩa thực tiễn - Vấn đề ùn tắc giao thông đô thị đang xảy ra ngày càng nghiêm trọng ở các đô thị lớn đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Bản báo cáo nghiên cứu điểm ùn tắc giao thông mới của Hà Nội – ngã tư Khuất Duy Tiến nhằm thu thập số liệu giúp cho các Cảnh sát giao thông, các nhà quản lý giám sát, hạn chế và xóa bỏ tình trạng tắc nghẽn giao thông tại khu vực này. - Bản báo cáo góp phần nâng cao nhận thức của người dân về ý thức tham gia giao thông, hậu quả của việc tắc nghẽn giao thông gây ra đối với bản thân người tham gia giao thông hay rộng hơn là xã hội. Từ đó làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và xây dựng đề án nhằm giáo dục ý thức của người tham gia giao thông và quy hoạch giao thông đô thị hiệu quả. - Bản báo cáo của nhóm nghiên cứu là một hình thức truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề tắc nghẽn giao thông với thủ đô Hà Nội. - Bản báo cáo thực sự có ý nghĩa đối với nhóm nghiên cứu khi đây là cơ hội để nhóm vận dụng những kiến thức cả về lý luận và thực tiễn để giải quyết một vấn đề xã hội bằng khoa học xã hội. 4: Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu a: Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu nhằm: - Tìm hiểu thực trạng tắc nghẽn giao thông tại khu vực ngã tư Khuất Duy Tiến - Hậu quả của tình trạng tắc nghẽn tại ngã tư Khuất Duy Tiến tới người tham gia giao thông, môi trường và các cơ quan quản lý. 3 - Nguyên nhân gây tắc nghẽn giao thông tại ngã tư Khuất Duy Tiến - Đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm làm giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông b: Nhiệm vụ nghiên cứu Qua những lí thuyết và quá trình nghiên cứu thực tế để tìm hiểu thực trạng tắc nghẽn giao thông tại khu vực ngã tư Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội và đưa ra những giải pháp phù hợp để hạn chế và xóa bỏ tình trạng trên. 5: Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cơ cấu mẫu nghiên cứu a: Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu mà bản báo cáo hướng tới là: Thực trạng tắc nghẽn giao thông tại khu vực Ngã tư Khuất Duy Tiến. b: Khách thể nghiên cứu - Những người dân xung quanh khu vực ngã tư Khuất Duy Tiến. - Cảnh sát giao thông tham gia phân luồng giao thông tại khu vực này. - Người dân tham gia giao thông qua khu vực Khuất Duy Tiến. c: Phạm vi nghiên cứu và mẫu nghiên cứu  Không gian - Không gian địa lý là: địa bàn nghiên cứu Quận Thanh Xuân, Hà Nội Lựa chọn khu vực này vì đây là thủ đô là trung tâm chính trị văn hóa lớn của thủ đô Hà Nội. Quận Thanh Xuân cũng là một quận được đầu tư phát triển mạnh mẽ về giao thông trên thành phố Hà Nội, đồng thời là quận thường xuyên xảy ra tắc nghẽn và tai nạn giao thông (ngã tư Khuất Duy Tiến) của thành phố. - Khu vực nghiên cứu thu nhỏ: Ngã tư Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội (không gian địa lý) 4 Sau khi đi khảo sát ở một số khu vực nội thành Hà Nội hay xảy ra tình trạng tắc nghẽn và tai nạn giao thông như: Đường Láng, Thái Hà, Chùa Bộc, ngã tư Ô chợ dừa, Đê La Thành… Song thấy được thực tế tắc nghẽn và tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng tại khu vực mới được mở rộng là ngã tư Khuất Duy Tiến, thuộc quận Thanh Xuân. Tuy là khu vực mới được đầu tư mở rộng, song trong thời gian gần đây, khu vực này thường xuyên xảy ra tình trạng tắc nghẽn và tai nạn giao thông vào những giờ cao điểm – giờ có nhiều phương tiện tham gia giao thông nhất. Vì thế, nhóm lựa chọn khu vực này làm đề tài nghiêm cứu khoa học vì có tính đại diện và phổ biến cao.  Thời gian Thời gian nghiên cứu vào tháng 3-tháng 4 năm 2011 (khảo sát vào những giờ cao điểm, tập trung nhiều người tham gia giao thông nhất: từ 7 giờ đến 8 giờ sáng và từ 5 giờ đến 7 giờ tối) Khảo sát vào những giờ cao điểm sẽ thấy được thực trạng tắc nghẽn và tai nạn giao thông tại khu vực, vì đó là thời điểm mật độ người tham gia giao thông cao.  Xác định mẫu nghiên cứu - Nghiên cứu định lượng Sinh viên :50 mẫu Người dân xung quanh thường xuyên tham gia giao thông tại khu vực này: 30 mẫu Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu với 80 mẫu điều tra bằng bảng hỏi. Và 3 mẫu phỏng vấn sâu. Với 80 mẫu điều tra bằng bảng hỏi thì trong đó phát 50 mẫu cho sinh viên và 30 mẫu cho những người dân xung quanh và thưỡng xuyên tham gia giao thông tại ngã tư Khuất Duy Tiến. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu hai đối tượng là sinh viên thường xuyên tham gia giao thông tại đây và người dân xung quanh khu vực này. - Nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu): Sinh viên: 1 mẫu Người dân 2 mẫu 5 6: Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp quan sát Bản báo cáo sử dụng phương pháp phổ biến trong nghiên cứu xã hội học đó là phương pháp quan sát. Nhóm đã tiến hành quan sát trực tiếp tại ngã tư Khuất Duy Tiến đặc biệt trong những giờ cao điểm. - Quan sát tổng quan trên cao để thấy được toàn cảnh giao thông tai ngã tư Khuất Duy Tiến trong giờ cao điểm. - Quan sát cục bộ tại từng khu vực rẽ vào đường Phạm Hùng-Linh Đàm,Nguyễn TrãiNguyễn Trãi. b. Phương pháp phân tích tài liệu Nhóm nghiên cứu đã tìm đọc và phân tích những tài liệu sẵn có về giao thông đô thị qua các nguồn thu thập được gồm: sách, báo,tạp chí XHH, các trang tìm kiếm trên internet…các bản nghiên cứu báo cáo khoa học và các văn bản liên qua Qua phân tích xử lý tài liệu có cái nhìn đầu tiên về những vấn đề hiện đang tồn tại, tìm ra những khía cạnh khác nhau phục vụ cho nghiên cứu. c. Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp phỏng vấn bảng bảng hỏi  Phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi nhằm giúp cho bài nghiên cứu có những só liệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Cấu trúc của bảng hỏi gồm phần câu hỏi về thực trạng giao thông tại khu vực Khuất Duy Tiến, ý thức tham gia giao thông của người tham gia giao thông, nhìn nhận của người dân về nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Bảng hỏi được tiến hành trên 80 mẫu nghiên cứu. xử lý thông tin bằng phần mềm chuyên ngành xã hội học SPSS 16.0 - Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân  Phỏng vấn sâu giúp bổ sung một cách cụ thể hơn cho những thông tin thu thập được từ bảng hỏi. 6 Tìm hiểu một cách trực tiếp tình hình giao thông tai khu vưc thông qua đánh giá của nhũng người trực tiếp tham gia, điều hành, chứng kiến…tại khu vực này. Phân tích những thông tin thu được bằng cách trích dẫn thông tin vào bài nghiên cứu.  Đặc thù tiếp cận khách thể nghiên cứu: • Tiếp cận với người dân xung quanh bằng thái độ nhã nhặn, gây được thiện cảm với khách thể nghiên cứu. • Tiếp cận với người tham gia giao thông sau khi họ dừng đỗ xe và sẵn sàng phỏng vấn. - Kỹ thuật xử lý thông tin • Thông tin thu được bằng bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm xử lý thống kê xã hội học SPSS. 7: Giả thuyết nghiên cứu a: Giả thuyết mô tả Với diện tích chừng 40.000 m2, vòng xoay Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi được coi là điểm giao thông xảy ra tình trạng ùn tắc lớn của thanh phố Hà Nội. Tuy nhiên, do sự phân luồng giao thông chưa hợp lý, ngã tư này thường xuyên hỗn loạn, tai nạn xảy ra. Giao thông ở ngã tư này lệch hoàn toàn khỏi tâm nút ngã tư, vì vậy vào những giờ cao điểm, các dòng phương tiện sẽ xung đột với nhau, khiến tình trạng ùn tắc là khó tránh, từ đó gây nên tình trạng tai nạn giao thông. b: Giả thuyêt nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông tại ngã tư Khuất Duy Tiến trong đó phải kể tới các nguyên nhân quan trọng sau: Lượng người tham gia giao thông tại khu vực này rất lớn với hai luồng chính là lượng người lưu thông từ Hà Đông-Ngã Tư sở và ngược lại, lượng người lưu thông theo chiều Phạm Hùng- Linh Đàm và ngược lại. Nhiều xe có trọng tải lớn lưu thông tại khu vực này trong giò cao điểm. Đây là một đảo giao thông lớn nhưng lại không có hệ thống đèn tín hiệu nên mạnh ai lấy đi, gây nên tình trạng ùn tắc thường xuyên. 7 Ý thức của người tham gia giao thông còn kém, người đi ô tô, xe máy còn mạnh ai lấy đi, không tuân thủ sự chỉ đạo của cảnh sát giao thông. Mặc dù đã có hầm đường bộ nhưng người đi bộ vẫn tham gia giao thông trên đường khiến tình trạng giao thông càng trở nên lộn xộn. Quy hoạch tổng thể tại đảo giao thông này chưa hợp lý gây nên tắc nghẽn là không tránh khỏi. c: Giả thuyết xu hướng  Cơ quan chức năng lắp đặt đèn tín hiệu giao thông, phân luồng giao thông hợp lý.  Xây dựng cầu vượt Khuất Duy Tiến-Linh Đàm làm giảm một nủa áp lực giao thông cho khu vực này.  Các hầm đường bộ được sử dụng hiệu quả.  Ý thức tham gia giao thông của người dân ngày càng tiến bộ.  Xử phạt hành chính với những người vi phạm luật giao thông, nghiêm cấm các loại xe có trọng tải lớn lưu thông trong giờ cao điểm. 8: Khung lý thuyết 8 HỆ THỐNG GIAO THÔNG -Xây dựng hệ thống giao thông -Cơ sở vật chất các tuyến đường (đèn tín hiệu,…..) -Các văn bản xây dựng đường -Văn bản quản lý giao thông -Văn bản xử lý vi phạm giao thông THỰC TRẠNG TẮC NGHẼN GIAO THÔNG Ở KHU VỰC NGÃ TƯ KHUẤT DUY TIẾN Thực trạng Tắc nghẽn giao thông Hậu quả - Làm mất thời gian - Làm ảnh hưởng đến sức khỏe - Làm tốn tiền bạc............... - Nguyên nhân Chủ quan Khách quan -Ý thức nguời tham gia giao thông… - Mật độ người tham gia giao thông quá đông -Địa hình giao thông khó khăn -Hệ thống công an đuợc bố trí ít -Nhiều dự án quy hoạch ở địa điểm đó chưa hoàn thành Tác động -Ảnh hưởng tới quá trình đô thị hoá và bộ mặt của thủ đô hà nội nói riêng và cả nước nói chung -Gây tai nạn giao thông - Gây nên nhiều hậu quả khôn lường:tai nạn,giờ cao điểm,tâm lý hoảng sợ cho người tham gia giao thông….. GIẢI PHÁP - Tăng cường xử lí vi phạm giao thông - Tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân - Lắp đặt đèn tín hiệu, biển báo tín 9 9: Lựa chọn và thao tắc hóa một số khái niệm a: Khái niệm giao thông Giao thông được hiêu là sự lưu hành của các phương tiện giao thông trên những tuyến đường .Tùy vào từng loại hình mặt bằng mà có những loại hình giao thông,ví dụ như:giao thông đường bộ,giao thông đường thủy......... b: Khái niệm tắc nghẽn giao thông Tắc nghẽn giao thông: là khi cac phuong tiễn giao thông bị ngừng trệ hoàn toàn, không thể hoặc rất khó di chuyển trong một khoảng thời gian nào đó... PHẦN 2: NỘI DUNG Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1: Cơ sở lý luận a: Cơ sở triết học Bản báo cáo lấy quan điểm Mácxit về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét, phân tích, nghiên cứu. Chủ nghĩa duy vật biện chứng luôn xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng, luôn có mối quan hệ ràng buộc, tương tác có quy luật nhân quả. Nhưng quy luật vận động và phát triển của xã hội phải được xem xét một cách khách quan như nó đang tồn tại, khi nghiên cứu về thực trạng tắc nghẽn giao thông phải đặt hiện tượng đó trong phạm trù nhân quả. Điều này có nghĩa là khi xem xét một vấn đề phải đặt nó trong một hoàn cảnh cụ thể và trong mối quan hệ tương tác với môi trường xung quanh. Thực trạng tắc nghẽn giao thông tại ngã tư Khuất Duy Tiến là một hiện tượng xã hội xảy ra trong thực tiễn và cần có những giải pháp để giải quyết. b: Cơ sở xã hội học 10 Bản nghiên cứu vận dụng những lý thuyết cơ bản của xã hội học đại cương và lý thuyết xã hội học chuyên ngành, vận dũng những lý thuyết đó đã giả thích được những vấn đề cơ bản mà bản nghiên cứu đưa ra. b.1: Thuyết hành động xã hội Nói đến thuyết hành động xã hội phải nói đén Max Weber ông là một nhà xã hội học, kinh tế học nổi tiếng thế giới. Ông có đóng góp quan trọng cho Xã hội học về lý thuyết Hành động xã hội, ông đưa ra quan niệm : Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định. Weber nhấn mạnh đến động cơ bên trong chủ thể như là nguyên nhân của hành động. Weber phân loại hành động xã hội thành 4 dạng khác nhau: + Thứ nhất, hành động duy lý công cụ, là hành động được thực hiện bởi sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ. phương tiện, mục đích, sao cho có hiệu quả cao nhất. + Thứ hai, hành động duy lý-giá trị, là hành động được thực hiện tuân thủ những giá trị đã được hình thành trong nhân cách. + Thứ ba, hành động duy cảm, là hành động do trạng thái xúc cảm bột phát gây ra mà không có sự cân nhắc, xem xét mối quan hệ công cụ, phương tiện và mục đích hành động. + Thứ tư, hành động duy lý- truyền thống, là loại hành động tuân thủ theo những thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán, đã được truyền lại từ đời này sang đời khác. Xem xét trong hành động tham gia giao thông của người dân với mục đích nhất định, đó là những hành động xã hội bởi việc tham gia giao thông, con người đã gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nhất định và hành động ấy có tính đến sự tác động với người khác. Thứ nhất là việc tham gia giao thông của những người dân là họ đều có mục đích di chuyển đến nơi làm việc, học tập, công tác và hành động tham gia giao thông của con người đều gắn một ý nghĩa chủ quan nhất định của mình. Cùng là hành động tham gia giao thông nhưng ý thức tham gia giao thông của mỗi người lại không giống nhau, nhiều người vi phạm luật giao thông, lấn chiếm làn đường của phương tiện giao thông khác, hành động ấy lại ảnh hưởng đến hành vi của người khác. Thứ hai, là mình nhấn manh tới hành động duy cảm, là hành động bột phát do trạng thái xúc cảm hoặc tình cảm gây ra, mà không có sự cân nhắc. Khi tham gia giao thông họ tham gia theo trạng thái tình cảm của mình, nếu có việc cần họ sẵn sàng phóng nhanh 11 vượt ẩu, lấn chiếm làn đường. Hành động ấy lại ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông xung quanh, cũng chính vì vậy mà gây ra tình trạng tắc nghẽn giao từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội. Qua lý thuyết hành đông xã hôi của Weber đã giúp nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân, giải pháp cho thực trạng tắc nghẽn giao thông góp phần làm giao thông đô thị trỏ nên thông thoáng và thuận lợi. b.2: Thuyết lựa chọn hành vi Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức hện có để để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiém các nguồn lực. Phạm vi của mục đích ở đây không chỉ có yếu tố vật chất (lãi, lợi nhuận, thu nhập) mà còn có cả yếu tố lợi ích về xã hội và tinh thần. (giáo trình xã hội học văn hoá của Ts, Mai kim Thanh) Thuyết lựa chọn hành vi hợp lý dựa vào tiền đề rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Có nghĩa là trước khi quyết định một hành động nào đó thì con người luôn đặt lên bàn cân để cân đo, đong đếm giữa chi phí và lợi nhuận đem lại. Nếu chi phí ngang bằng hoặc nhỏ hơn lợi nhuận thì dẫn tới hành động. Ngược lại, nếu chi phí mà vượt quá lợi nhuận thì sẽ không hành động. Áp dụng lý thuyết lựa chọn hành vi vào vấn đề nghiên cứu ta thấy việc con người lựa chon các hình thức tham gia giao thông, phương tiện giao thông cũng ảnh hưởng đến tình hình giao thông. Có hành vi tham gia giao thông đúng pháp luật, có hành vi trái pháp luật, cá nhân lựa chọn hành vi nào sẽ ảnh hưởng đến cá nhân khác. Nếu lựa chọn cách tham gia giao thông trái pháp luật gây ra tình trạng giao thông lộn xộn, tắc nghẽn tai nan...Lựa chọn tham gia giao thông đúng cách là cách đảm bảo an toàn giao thông đô thị và tránh ùn tắc. 2: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Công cuộc đổi mới năm 1986 làm thay đổi diện mạo đất nước, quá trình đô thị hóa công nghiệp hóa ở nước ta diễn ra nhanh chóng. Đô thị hóa phát triển mạnh trong khi cơ sở hạ tầng chưa theo kịp khiến cho vấn đề giao thông đô thị ngày càng trở nên bức thiết. Thực tế có rất nhiều đề tài nghiên cứu về giao thông đô thị, một mặt nghiên cứu về 12 cơ sở hạ tầng giao thông, ý thức tham gia giao thông của người dân… đặc biệt là tình trạng tắc nghẽn giao thông đang diễn ra hằng ngày tại các thành phố lớn, tiêu biểu là thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đã có nhiều chương trình quốc gia về giao thông đô thị như việc ban hành Chỉ thị 39-CT/VHTT năm 1995 thực hiện Nghị định 36/CP và Chỉ thị 317/TTg về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị do Bộ Văn hóa, thông tin ban hành. Hội nghị bàn tròn về Giao thông đô thị và môi trường được tổ chức bởi Ubifrance tại Hà Nội năm 2010 bàn về giao thông đô thị cũng như vấn đề môi trường ở Việt nam. Có nhiều Luận văn, chương trình nghiên cứu khoa hoc tìm hiểu về vấn đề giao thông đô thị: - Phạm Mạnh Hà – Thái độ của người dân Hà Nội đối với vấn đề sử dụng xe buýt, luận văn thác sĩ – Viện khoa học giáo dục - PGS. TS. Nguyễn Văn Thụ Nguyên nhân gây ùn tắc giao thông và những giải pháp hạn chế - Viện quy hoạch và quản lý giao thông vận tải Ngoài ra có rất nhiều các tài liệu lien quan trên các trang mạng điện tử, hiện nay vào bất cứ trang web nào chỉ cần tra từ khóa giao thông sẽ có rất nhiều những thông tin về tắc nghẽn giao thông đô thị. Tắc nghẽn, tai nạn giao thông xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội, tuy nhiên lựa chọn Khuất Duy Tiến làm địa bàn, địa điểm nghiên cứu bởi đây là một điểm nút giao thông mới, mật độ người dân tham gia giao thông đông và tình trạng tắc nghẽn giao thông xảy ra thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng. Nhóm nghiên cứu làm đề tài này trên cơ sỏ kế thừa và tiếp thu những nghiên cứu đã làm trước đây từ đó có cái nhìn tổng thể hơn về vấn đề tắc nghẽn giao thông từ đó phát hiện ra những vấn đề mới và đưa ra khuyến nghị giải quyết. Chương ΙΙ: THỰC TRẠNG TẮC NGHẼN GIAO THÔNG TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI (Nghiên cứu tại khu vực ngã tư Khuất Duy Tiến-Thanh Xuân-Hà Nội) 1: Kết quả nghiên cứu a: Khu vực ngã tư Khuất Duy Tiến thường xuyên xảy ra tắc nghẽn giao thông - Kết quả của nhóm trong một thời gian nghiên cứu đã thấy được ngã tư KDT là khu vực xảy ra tắc nghẽn giao thông khá nghiêm trọng tại Hà Nội, nhóm nghiên cứu đưa 13 ra 80 phiếu hỏi và thu về 79 phiếu. Trong 79 phiếu hỏi về bạn nhìn thấy những biểu hiện gì khi tham gia giao thông tại khu vực này thu về có 73,6% người được hỏi trả lời rằng đây là khu vực thường xuyên xảy ra tắc nghẽn giao thông, có 10% người trả lời rằng họ gặp hiện tượng là xuất hiện tai nạn giao thông, 5% người cho rằng lưu thông qua khu vực này khá dễ dàng va không gặp những biểu hiện khác biệt gì. 11,4% một bộ phận khác trả lời rằng họ gặp phải những biểu hiện khác. Những biểu hiện về giao thông tại khu vực này Bảng thống kê những biểu hiện giao thông tại ngã tư KDT Tắc nghẽn giao Tai nạn giao Không gặp biểu Các biểu hiện thông Người tham gia 73,6% thông 10% hiện gì 5% khác 11,4% giao thông 14 - Bản nghiên cứu cũng thu thập được những số liệu về thời gian mà người dân thường xuyên tham gia giao thông qua khu vực này, trong những số liệu thu về có 32,6% người trả lời thường xuyên tham gia giao thông trong khoảng thời gian từ 6h – 7h30, có 21,4% người trả lời ra ngoài vào 7h30 – 9h đây là thời điểm những công nhân viên chức đi làm . Khoảng thời gian từ 16h – 19h chiếm 30,5% vào những khoảng thời gian khác tỷ lệ chỉ là 4,5%. Số liệu cho thấy thời điểm thường xuyên tham gia giao thông trùng hợp với khung giờ cao điểm. Đây là những khoảng thời gian người tham gia giao thông đông nhất, từ 6h – 7h30 có tỷ lệ nhiều nhất vì đây là thời điểm có nhiều sinh viên đi học. Khu vực này là nơi tập trung nhiều trường đại học của thủ đô như: Đại học KHXH & NV, Đại học KHTN, Đại học Hà Nội, Học Viện Bưu Chính Viễn Thông, Đại học Kiến Trúc, Học Viện An Ninh…Bảng hỏi chủ yếu phát cho đối tượng là sinh viên nên đây là thời điểm ùn tắc giao thông nhiều nhất. Khung giờ từ 16h – 18h chiếm tỷ lệ cao thứ hai bởi đây là lúc người dân tan giờ làm và sinh viên tan học do vậy mật độ giao thông đông gây tắc nghẽn giao thông. Bảng thống kê thời gian người dân thường xuyên tham gia giao thông qua ngã tư KDT Thời gian 6h – 7h30 Người tham 32,6% gia giao thông 7h30p – 9h 21,4% 10h30p – 12h 16h – 18h Thời điểm 11% khác 4,5% 30,5% 15 1. 6h – 7h30 2. 7h30 – 9h 3. 10h30 – 12h 4. 16 – 18h 5. Thời điểm khác - Thời điểm người dân thường tham gia giao thông cũng khá trùng hợp với thời điểm khu vực này xảy ra tắc nghẽn và ùn tắc giao thông, người dân tham gia giao thông để đến công sở làm việc, sinh viên đi học, người lao động đi làm khiến áp lực giao thông lớn. Khi được hỏi thời điểm nào thường xuyên xảy ra ùn tắc tại đây, bác Trần Văn H,(người dân quanh KDT )cho biết: “ Ở đây thường xảy ra tắc đường vào buổi sáng và chiều tối, người đi làm từ Linh Đàm lên Cầu giấy và từ Hà Đông vào Ngã Tư Sở đông lắm nên cứ tầm ấy là lại tắc.” Theo số liệu thu được có 45,3% trả lời rằng khu vực này thường tắc nghẽn vào buổi sáng khoảng từ 7h – 8h và 38% trả lời tắc vào buổi chiều tối từ khoảng 16 5h – 6h30p. còn lại 16,7% người được hỏi cho rằng tác vào những thời điểm khác trong ngày. Bảng thống kê thời gian thường xuyên xảy ra tắc nghẽn giao thông Thời gian Tỷ lệ 7h – 8h 45,3% 17h – 18h30p 38% Thời điểm khác 16,7% - Dù là một ngã tư mới mở nhưng tình trạng tắc nghen giao thông tại ngã tư KDT đã trở nên thường xuyên, hầu hết các ngày trong tuần ở đây đều diễn ra tình trạng ùn ứ “ ngày nào ở đây chẳng tắc như vậy, lúc đầu còn thấy bực mình giờ thấy cũng quen rồi “ (lắc đầu – Phỏng vấn bác Nguyễn Thị L. nhà gần KDT). Theo điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu thì thời gian xảy ra tắc nghẽn cũng không lâu và tùy vào từng thời điểm “Ở đây giao thông lộn xộn lắm, sáng nào chẳng ùn tắc mất vài phút. Đấy có hôm còn tắc mất 5 tiếng đồng hồ đấy mấy hôm ấy chỉ muốn ở trong nhà có muốn ra ngoài đâu” (Bác Nguyễn Thị L. nhà gần KDT). Theo kết quả mà điều tra bằng bảng hỏi thống kê được thì thời gian tác nghẽn giao thông từ 5 – 10p chiếm 45,6%, tắc đường từ 10 – 20p chiếm 25,4%, tắc từ 20 – 30p chiếm 15,4% còn tình trạng tắc trên 30p chỉ chiếm 5,5%. Tình trạng tắc nghẽn cũng tùy 17 thuộc từng thời điểm, sau nhũng ngày nghỉ lễ lớn tình trạng tắc nghẽn diễn ra trầm trọng hơn, những ngày cuối tuần đường cũng thông thoáng hơn. . Khu vực này thường xuyên xảy ra tắc nghẽn tuy nhiên thời gian tắc không lớn, chủ yếu diễn ra trong vòng 5 – 10 phút. Thời gian tắc trên 30p chiếm tỷ lệ nhỏ, cá biệt có những hôm khu vực này xảy ra tắc đường tới 5 tiếng đồng hồ. Bảng thống kê thể hiện thời gian tắc nghẽn giao thông Thời gian tắc 5 – 10p 10 – 20p 20 – 30p Trên 30p nghẽn % Khoảng thời 45,6% 25,4% 15,4% 5,5% gian khác 8,1% 18 Người tham gia giao thông với những phương tiện tham gia giao thông khác nhau cũng gây ảnh hưởng đến mức độ ùn tắc. Người tham gia giao thông bằng xe máy chiếm tỷ lệ nhiều nhất chiếm 42,5%, tiếp đến là người đi xe bus chiếm 20%, chủ yếu đối tượng này là sinh viên. Người đi ô tô chiếm 15% còn lại là người đi xe đạp và đi bộ chiếm 12,5% và 10%. 2: Nguyên nhân gây tắc nghẽn giao thông tại khu vực ngã tư KDT Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông tại khu vực này, theo thông tin thu được từ phỏng vấn sâu : “ở đây người tham gia giao thông đi lộn xộn lắm, chẳng ai chịu nhường ai thành ra cứ mạnh ai lấy đi là lại tắc đường ngay mà!” (phỏng vấn bạn Nguyễn Thị Thanh T. khoa LTH & QTVP). Ý kiến khác lại cho rằng: “ Ở đây nhiều xe tải xe contenner đi suốt ngày, mấy cái xe này mà xuất hiện là chắn gần hết cả con đường”. (Bác Nguyễn Thị L. nhà gần khu vực KDT). Theo số liệu phiếu mà bảng hỏi đưa ra, có 12,3% người được hỏi cho rằng nguyên nhân là do phân luồng giao thông chưa hợp lý, đây là một nút giao thông rộng, diện tích lên tới 40.000m2 nút giao thông này lại bị lệch tâm nên các phương tiện giao thông xung đột với nhau gây ách tắc là điều dễ hiểu. 15,3% cho rằng do khu vực này thường xuyên có các xe trọng tải lớn lưu thông vào giờ cao điểm. Các xe tải, contener đi lại khá tự do và không có sự kiểm soát của các cơ quan chức năng mỗi chiếc xe đi qua làm cản trở cả một dòng người phía sau khiến cho tình trạng ùn tắc là không tránh khỏi. 26,4% người cho rằng đây là khu vực có lưu lượng người tham gia giao thông lớn, đây là nơi tập trung nhiều trường đại học, là điểm nối liền khu vực ngoại thành và trung tâm, nối các trung tâm lớn với nhau khiến giao thông cả hai chiều đều đông đảo và người lái xe qua khu vực này là rất lớn. Có10,1 % người cho rằng nguyên nhân là do các nguyên nhân khác như : người đi bộ còn qua đường lộn xộn gây khó khăn cho người tham gia giao thông,việc hầm đường bộ hai bên đường tuy đã được xây dựng nhưng chưa được khai thác và sử dụng gây lãng phí rất lớn và ảnh hưởng đến người tham gia giao thông. Do việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng chưa tốt. Đường dành cho giao thông công cộng chưa 19 tốt, giờ cao điểm các loại xe bus đành hạn chế số lượng tránh gây ùn tắc thì làm ảnh hưởng đến việc phục vụ người dân. Bảng thống kê nguyên nhân gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông Nguyên nhân Tỷ lệ Do phân Do ý thức Do có nhiều Do luồng chưa của lưu Nguyên người xe có trọng lượng tham nhân khác hợp lý tham gia tải lớn lưu gia 12,3% giao thông 35,5% thông 15,3% giao thông lớn 26,4% 10,1% Có 35,5% người được hỏi trả lời rằng nguyên nhân gây tắc nghẽn ở khu vực này là do ý thức tham gia giao thông của người dân chưa cao. Người tham gia giao thông vẫn còn tình trạng mạnh ai lấy đi, ai cũng muốn mình đi trước khiến xảy ra tình trạng không ai nhường ai, mọi người chen lấn xô đẩy nhau để được đi trước làm cho tình hình giao 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất