Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận công tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao...

Tài liệu Tiểu luận công tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ tại việt nam trong tình hình hiện nay

.PDF
24
1
100

Mô tả:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ------------------------- TIỂU LUẬN HP2 CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY Hà Nội, tháng 11 năm 2021 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của vấn đề NỘI DUNG 1 1 2 1. Phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2 1.1. Một số khái niệm cơ bản 2 1.1.1. Pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ 2 1.1.2. Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ 3 1.1.3. Phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ 4 1.2. Nội dung của việc phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ 4 2. Thực trạng công tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam trong tình hình hiện nay 5 2.1. Xây dựng, ban hành văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ 5 2.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ 7 2.3. Tổ chức bộ máy 11 2.4. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát 12 3. Giải pháp phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam trong tình hình hiện nay. 15 3.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ 15 3.2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật 15 3.3. Tăng cường kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực bộ máy phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. 17 3.4. Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ 17 KẾT LUẬN 19 Tài liệu tham khảo 20 1 CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của vấn đề Giao thông, đi lại từ lâu đã là một nhu cầu thiết yếu của con người, là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực trên thế giới, đồng thời là thước đo đánh giá trình độ phát triển kinh tế - văn hóa của một xã hội. Ngày nay, giao thông được phân chia thành nhiều loại hình khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không trong đó giao thông đường bộ luôn là mảng quan trọng nhất, xét trên tất cả các phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước hội nhập với thế giới, Việt Nam luôn đặc biệt chú trọng vào việc đầu tư phát triển giao thông vận tải cũng như đề ra những quy tắc ứng xử chung khi tham gia giao thông nhằm nâng cao chất lượng vận tải, đảm bảo quốc phòng an ninh và rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền.Tuy nhiên, một thực tế là giao thông đường bộ ở Việt Nam luôn chứa đựng những nguy hiểm khó lường, gây nên những rủi ro, thiệt hại lớn về người và của cho xã hội. Trong những năm gần đây, với tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa ngày càng cao, đặc biệt là tại các khu đô thị, các thành phố lớn, chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông được nâng cấp đồng nghĩa với việc số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày một tăng và công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta diễn biến rất phức tạp, nạn ùn tắc giao thông ngày càng phổ biến, số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tăng nhanh kèm theo đó là sự gia tăng các ca tử vong, thương tích do mất an toàn giao thông. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn tới tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội cũng như gây ra ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Từ vấn đề trên, ta nhận rõ được tính cấp thiết của việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tình hình hiện nay đồng thời nghiên cứu, đưa ra các giải pháp hiệu quả về lâu dài để đấu tranh phòng ngừa vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và trật tự an toàn giao thông. 2 NỘI DUNG 1. Phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ - Giao thông đường bộ là một trong những nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống, là thước đo văn minh của mỗi quốc gia. Dưới góc độ kinh tế, giao thông đường bộ được là huyết mạch kinh tế của quốc gia, là một trong những tiêu chí cơ bản phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như năng lực tổ chức quản lý và văn minh của một quốc gia. Vì vậy, đảm bảo trật tự an toàn giao thông là chiến lược của bất kỳ quốc gia nào trên thế giớ i. 3 (Nguồn: Google Images) - Trật tự an toàn giao thông đường bộ là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thông đường bộ thông suốt. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ góp phần vào sự phát triển kinh tế cũng như bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước. - Pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ nhằm đảm bảo hoạt động giao thông đường bộ được diễn ra thông suốt, trật tự và an toàn. 1.1.2. Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ - Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến trật tự an toàn giao thông đường bộ được pháp luật điều chỉnh bảo vệ, gồm vi phạm hành chính và vi phạm hình sự (cấu thành các tội xâm phạm an toàn giao thông), cụ thể như sau: + Vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. + Các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý 4 hoặc vô ý xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an toàn giao thông đường bộ mà theo quy định của Bộ Luật hình sự phải bị xử lý hình sự. - Các dấu hiệu xác định vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ + Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ: o Tính nguy hiểm cho xã hội. o Tính trái pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. o Tính có lỗi. o Vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là hành vi bị xử phạt hành chính. + Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông đường bộ: o Khách thể của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ o Mặt khách quan của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ o Chủ thể của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ o Mặt chủ quan của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ 1.1.3. Phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ - Phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều hình thức, biện pháp hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ nhằm ngăn chặn, hạn chế và từng bước loại trừ vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ ra khỏi đời sống xã hội. - Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật, thực hiện các biện pháp theo quy định để phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do cá nhân, tổ chức thực hiện. Qua đó, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện 5 pháp xử lý tương ứng với mức độ của các hành vi vi phạm đó, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. 1.2. Nội dung của việc phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ - Đề xuất, tham mưu với Nhà nước nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật để làm cơ sở cho cho công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. - Tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp nhằm đề ra các chủ trương, biện pháp hiệu quả về lâu dài về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương. - Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn gioa thông đường bộ cho toàn thể nhân dân. - Phát động các phong trào toàn dân tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, vận động thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các cơ sở tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ. - Phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi pạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật. - Các cấp, các ngành, các lực lượng và tổ chức xã hội phải phối hợp tốt với nhau trong việc phòng, chóng vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ. 2. Thực trạng công tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam trong tình hình hiện nay 2.1. Xây dựng, ban hành văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ Hệ thống pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ của nước ta đã dần bộc lộ những bất cập, hạn chế, thiếu ổn định, gây nhiều khó khăn cho việc tổ chức thực hiện cũng như chưa đủ mạnh về pháp lý để xử lý các vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong khi đó ý thức của người tham gia giao thông còn kém; các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông 6 vẫn diễn ra phổ biến; tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm, tai nạn giao thông ngày một gia tăng đã tạo áp lực lên việc điều tiết, quản lý giao thông đường bộ của Nhà nước. Vì vậy, việc rà soát, sửa đổi và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hiện có, xây dựng một khung pháp lý đủ mạnh, đủ sức răn đe để xử lý các vi phạm, khắc phục những tồn tại về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là vô cùng cần thiết. Năm 2021, công tác xây dựng, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục được các Bộ, ban ngành quan tâm chỉ đạo, đưa ra các khuôn khổ pháp lý đầy đủ, có hệ thống các quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, qua đó giảm thiểu hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, giảm thiểu tai nạn giao thông nghiêm trọng. Cụ thể, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành 03 Nghị định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong đó Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15-1-2021 có quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 NĐ 03, từ 1-3-2021, cá nhân mua bảo hiểm bắt buộc được cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử. Người tham gia giao thông phải luôn mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực (bản cứng hoặc bản điện tử) khi tham gia giao thông, xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông và cơ quan chức năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. Việc mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nhằm hạn chế tổn thất do tai nạn giao thông đường bộ gây nên. 7 Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. (Nguồn: Google Images) Đối với dự án luật sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Bộ Giao thông vận tải đã và đang tiếp thu ý kiến của đa số Đại biểu Quốc hội (Thông báo số 4152/TTKQH-QPAN ngày 2/12/2020 của Tổng Thư ký Quốc hội) để hoàn thiện Dự án sửa đổi Luật Giao thông đường bộ. Bộ Giao thông vận tải đang trình dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) lên các cơ quan, đơn vị của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các địa phương xin ý kiến cũng như tiếp tục trình lên Chính phủ để xem xét, quyết định. Về các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành theo hẩm quyền 11 Thông tư liên quan đến công tác bảo đảm an toàn giao thông. Bộ Giao thông vận tải còn ban hành Đề án “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý giấy phép lái xe đảm bảo an toàn giao thông” nhằm đảm bảo chất lượng của đội ngũ lái xe, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ. (Nguồn: Google Images) Tuy nhiên, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo dảm trật tự an toàn giao thông đường bộ còn tồn tại nhiều bất cập , điển hình là tình trạng nợ đọng các văn bản hướng dẫn, một số quy đinh xử phạt vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông áp dụng ở địa phương còn chậm thậm chí là không thể áp dụng do không phù hợp hoặc do thiếu nguồn lực. Một số cac cấp ủy Đảng tại cơ 8 sở chưa quan tâm sâu sát nên việc chỉ đạo xây dựng, ban hành văn bản bản về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ còn chậm. Ngoài ra, công tác lãnh đạo, đôn đốc còn thực hiện chưa thường xuyên, thiếu quyết liệt, chưa huy động được toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, coi trách nhiệm chỉ thuộc về Công an và Giao thông vận tải. 2.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một trong những hoạt động tổ chức thực hiện phổ biến hiện nay. Cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng, nội dung công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn xã hội được tuyên truyền sâu rộng, hướng dẫn nhân dân, nâng cao ý thức chấp hành đúng quy định pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Các cơ quan chức năng cũng chú trọng phổ biến các thông tin về tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ, các quy trình, thủ tục nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người tham gia giao thông. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã xác định công tác tuyên, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng nếp sống văn hóa giao thông trong nhân dân là một trong những biện pháp trọng tâm, thường xuyên, liên tục nhằm cơ bản chuyển biến nhận thức người tham gia giao thông, làm giảmcác hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tư, an toàn giao thông đường bộ, giảm tình trạng ùn ứ, tắc nghẽn giao thông. Bằng việc phối hợp với các Đài Phát thanh và Truyền hình, các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn cả nước, Uỷ ban nhân dân các cấp các tỉnh thành phố đã phổ biến về văn hóa giao thông đường bộ, cung cấp thông tin chính xác về tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ và cung cấp các đoạn video về các hành vi vi phạm đến toàn thể công nhân viên chức lao động, toàn bộ quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, hình thức tuyên truyền về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ cũng ngày một đa dạng hóa, có thể đến: tuyên truyền pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ qua các buổi sinh hoạt chi bộ và tổ dân phố; phổ biến qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí, mạng xã hội; lắp đặt pano, áp phích, tranh cổ động ở các tuyến phố chính để người dân ý thức rõ được trách nhiệm của mình khi tham gia giao 9 thông. 10 (Nguồn: Google Images) Hoạt động tuyên truyền còn hướng tới nhiều đối tượng khác như đội ngũ lái xe, phụ xe, công nhân viên trong các công ti, xí nghiệp và đặc biệt là học sinh, sinh viên trên địa bàn cả nước. Các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông đường bộ được tổ chức nhằm tạo một sân chơi lành mạnh, bổ ích để giáo dục thế hệ trẻ nhận thức rõ, chấp hành nghiêm những quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Cảnh sát giao thông trên địa bàn tỉnh, thành phố cũng được bố trí đến các trường học để chia sẻ, tuyên truyền về luật giao thông đường bộ, nâng cao sự hiểu biết về các biển báo giao thông, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. 11 (Nguồn: Google Images) Tuy nhiên, công tác giáo dục và tuyên truyền về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế, điển hình là các ngành các cấp đã tham gia thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền nhưng không thường xuyên; một số nội dung và hình thức tuyên truyền chưa phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn. Người dân còn chưa ý thức được việc chấp hành, phòng chống vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm, là quyền lợi thiết thực của mình nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của bản thân, gia đình và xã hội. Phương pháp giáo dục tác động chưa đủ mạnh tới nhận thức của người dân trong việc tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ cũng như thái độ ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Các phương tiện thông tin đại chúng còn chưa phân tích sâu nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, chưa làm rõ trách nhiệm của địa phương trong công tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ nên chưa tạo được sự đồng thuận trong thực hiện các biện pháp mạnh, đồng tình ủng hộ của Nhân dân đối với các lực lượng chức năng. 2.3. Tổ chức bộ máy Đội ngũ làm công tác tổ chức thực hiện pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ đã được Nhà nước chú trọng kiện toàn. Các ban ngành đã chủ động tổ chức bộ máy, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp đồng thời nâng cao năng lực nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh đó, 12 việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật An toàn giao thông nói chung và Luật giao thông đường bộ nói riêng hay cử các cán bộ đến tập huấn nghiệp vu cho đội ngũ cán bộ chiến sĩ cũng đem đến hiệu quả trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trên từng địa bàn. Hình ảnh Khai giảng lớp tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng cảnh sát giao thông khu vực phía Nam. (Nguồn: Bộ Công an Cục Cảnh sát giao thông) Hình ảnh Khai mạc Hội thi lái xe giỏi và an toàn trong lực lượng cảnh sát giao thông năm 2019. (Nguồn: Bộ Công an Cục Cảnh sát giao thông) 13 Tuy nhiên, công tác tổ chức bộ máy nhằm phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ còn tồn tại nhiều bất cập. Mạng lưới đảm bảo trật tự an toàn giao thông đã được phủ khắp toàn tỉnh, thị xã nhưng lực lượng thưc thi còn mỏng, còn tình trạng buông lỏng quản lý. Đội ngũ làm công tác tổ chức thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ còn thiếu tính chủ động trong việc thực thi pháp luật. Các cán bộ còn chưa chủ động trong việc giải thích các quy định của pháp luật, hướng dẫn nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Một số trường hợp cán bộ yếu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, chưa nắm rõ các quy định cũng như không thường xuyên cập nhật các văn bản mới quy định nên giải quyết công việc cho nhân dân còn lúng túng, sai sót. Một bộ phận các cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật gây khó khăn cho công tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đã làm giảm đi lòng tin của nhân dân, tạo sơ hở để các đối tượng xấu lợi dụng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. 2.4. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, công an các địa phương huy động tối đa các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để tăng cường tuần tra, kiểm soát, qua đó nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Không chỉ dừng lại ở công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, lực lượng chức năng còn tăng cường tuần tra, kiểm soát theo từng chuyên đề như kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện; tổng kiểm soát xe ôtô chở khách phòng trừ trường hợp trở quá số người quy định; kiểm tra các xe chở khách nhằm rà soát các trường hợp nhập cảnh trái phép, chưa khai báo y tế, lây lan dịch bệnh COVID 19 vào trong nước… Siết chặt công tác tuần tra, kiểm soát vừa góp phần quan trọng vào việc giữ vững trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa góp phần ngăn chặn việc lây lan dịch bệnh COVID 19 đang diễn biến rất phức tạp trong nước hiện nay. Các biện pháp thanh, 14 kiểm tra đồng thời góp phần rất lớn trong việc nâng cao ý thức của người tham gia giao thông về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Bằng việc thường xuyên tuần tra, kiểm soát, lực lượng chức năng có thể kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm nhằm thiết lập trật tự, nề nếp cho người tham gia giao thông đường bộ. Đặc biệt, trong các dịp lễ Tết, Quốc khánh, lượng phương tiện tham gia giao thông tăng mạnh do người dân về quê, du lịch đòi hỏi các cơ quan chức năng phải siết chặt quản lý, bảo đảm an toàn vận tải. Thanh tra giao thông đã tiến hành tuần tra, kiểm soát tải trọng xe công tơ nơ trên đường bộ bên cạnh đó bảo đảm an toàn giao thông, tiến độ thi công các dự án giải phóng mặt bằng, dự án nâng cấp, mở rộng các tuyến quốc lộ. Cảnh sát giao thông các tỉnh, thành phố chú trọng vào việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm an toàn giao thông đường bộ các ngày lễ lớn. Bằng việc áp dụng xử phạt qua hình ảnh thu được từ hệ thống camera lắp đặt tại nhiều nút giao thông (phạt nguội), các cơ quan công an có được bằng chứng xác thực, từ đó việc xử phạt các phương tiện vi phạm cũng dễ dàng, thuận tiện hơn. Hình ảnh chốt kiểm soát dịch COVID 19 liên ngành Thành phố Hải Phòng kiểm tra số lượng hành khách trên xe không quá 20 người, đảm bảo dãn cách, tránh lây lan dịch bệnh. (Nguồn: Báo Công an nhân dân) 15 Hình ảnh CSGT Hà Nội đẩy mạnh xử phạt qua ảnh chụp xe vi phạm, phạt nguội hàng nghìn lái xe. (Nguồn: Báo Điện tử Đài Truyền hình Việt Nam) Mặt khác, công việc thanh, kiểm tra các phương tiện giao thông và người tham gia giao thông còn chưa được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ khiến các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ còn xảy ra nhiều. Nguyên nhân của vấn đề này một phần đến từ việc thiếu các thiết bị phục vụ việc kiểm soát tải trọng cần thiết, trong một số trường hợp, người điều khiển phương tiện có biểu hiện quá khích, chống đối, gây gổ gây khó khăn cho quá trình kiểm soát, thanh kiểm tra của lực lượng chức năng. 3. Giải pháp phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam trong tình hình hiện nay. Công tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã đem lại những hiệu quả hết sức thiết thực nhưng bên cạnh đó quá trình triển khai thực hiện vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Vì vậy, việc đề ra những giải pháp hiệu quả về lâu dài để khắc phục những vấn đề còn tồn đọng trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là vô cung cần thiết. 3.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ Một là, Nhà nước cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công an, bao gồm 4 văn bản thuộc Chương trình chính thức là Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an quy 16 định về phân cấp trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên tuyến đường cao tốc; 5 văn bản thuộc Chương trình chuẩn bị gồm Nghị định về công tác thống kê, báo cáo, chia sẻ dữ liệu tai nạn giao thông; Thông tư số 77/2012/TT-BCA ngày 28/12/2012 của Bộ Công an quy định quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông đường bộ… Hai là, các cơ quan ban ngành cần rà soát lại toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật giao thông đường bộ để bổ sung, sửa đổi hoặc hủy bỏ những văn bản không còn hiệu lực, không còn phù hợp với tình hình hiện tại, ban hành những văn bản quy phạm pháp luật mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Luật Giao thông đường bộ thực hiện một các hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cần tích cực, chủ động nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về hành lang an toàn giao thông đường bộ; về công tác tổ chức, quản lý giao thông công cộng; vai trò của các chính quyền cấp huyện, xã trong việc phòng chống vi phạm pháp luật pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Các cơ quan chức năng cần khuyến khích, hướng dẫn nhân dân đóng góp ý kiến để bổ sung, hoàn thiện các dự thảo, pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. 3.2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Một là, công tác tuyên truyền pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự cần phải được các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo và đảm bảo thực hiện thường xuyên, có kế hoạch. Việc kết hợp giáo dục có tính cộng đồng và giáo dục theo đối tượng; kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội; kết hợp giáo dục với cưỡng chế sẽ làm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền và giáo dục về pháp luật tới người dân. Bên cạnh đó, cần xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên có trình độ hiểu biết pháp luật giao thông đường bộ, nhiệt huyết trong công việc và tuân thủ nghiêm pháp luật về giao thông đường bộ. Hai là, tập trung tuyên truyền đến từng cơ sở, đơn vị trục thuộc nhằm nâng cao ý thức người lao động trong tham gia giao thông đường bộ. Hình thức tuyên truyền cần đa dạng với các khẩu hiệu ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để mang lại hiệu quả cao. Việc tổ chức những sân chơi bổ ích với mô hình sinh hoạt sinh động sẽ hướng thanh niên thành lực lượng đi đầu trong việc chấp hành quy định cũng như trong công tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. 17 Ba là, về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong trường học cần phải thực hiện thường xuyên, có hiệu quả hơn nữa. Các nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh cần phải thường xuyên nhắc nhở con em mình tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ như: đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, gắn máy; không điều khiển xe gắn máy khi chưa đủ tuổi…Phụ huynh cần chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông khi đưa đón con em mình cụ thể là quy định dừng, đỗ xe trên đường bộ để tránh tình trạng ùn tắc vào giờ tan học. Bên cạnh đó, các đại phương cần tổ chức kí cam kết giữa chính quyền – nhà trường – phụ huynh – học sinh trong công tác giáo dục về an toàn giao thông cho học sinh, nhân rộng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”, tích cực triển khai thực hiện “Tháng an toàn giao thông”. Bốn là, đối với đội ngũ lái xe, bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, cần phải có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong kinh doanh vận tải cũng như tập huấn để rèn luyện kỹ năng lái xe an toàn và đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt, các đơn vị kinh doanh vận tải xe ôtô, xe công tơ nơ cần phải thường xuyên kiểm tra kỹ năng của lái xe và các cấp, các ngành cần xây dựng các chế tài đủ mạnh, nghiêm khắc đối với lái xe nhằm phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. 3.3. Tăng cường kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực bộ máy phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Một là, hải chú trọng vào công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ không những hiểu biết sâu sắc các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ mà còn phải giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức trong sáng, tâm huyết với nghề và biết đặt pháp luật lên đầu khi thực thi nhiệm vụ. Giải pháp này đòi hỏi ngành Công an phải thực hiện đồng bộ ngay từ khâu tuyển dụng, phải phổ biến ngay từ khi tuyển sinh đến quá trình đào tạo và công tác. Đẩy mạnh phong trào chống tiêu cữ trong thi hành công vụ, tăng cường quán triệt cho cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ và lực lượng thanh tra chuyên ngành nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp trong thực thi nhiệm vụ bên cạnh đó có những chính sách khuyến khích đối với cá nhân, tập thể có thành tích và phê bình đơn vị chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất