Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận công tác tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện hòn đất (1)...

Tài liệu Tiểu luận công tác tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện hòn đất (1)

.PDF
28
1
147

Mô tả:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA CHÍNH TRỊ HỌC *** TIỂU LUẬN MÔN: KHOA HỌC CHÍNH SÁCH CÔNG Đề tài: CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒN ĐẤT Sinh viên thực hiện: Phạm Thành Nhân Lớp: KHQLNN K40B Kiên Giang KIÊN GIANG 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Khóa luận 2.1. Mục đích 2.2. Nhiệm vụ 3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu 3.2. Phương pháp nghicn cúu 3.2.1. Phương pháp luận: 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu: 4. Ý nghĩa của khỏa luận 5. Kết cấu của khóa luận B. PHẦN NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO 1.1. Thực hiện chính sách giảm nghèo 1.1.1. Quan niệm về nghèo 1.1.4. Tiên chí đánh giá việc thực hiện chính sách giảm nghèo 1.2. Nội dung thực hiện chính sách giảm nghèo 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giảm nghèo Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỤC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hòn Đất 2.2.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân 2.2.2.Hạn chế và nguyên nhân Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỤC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG 3.1. Hoàn thiện xây dựng chương trình, kế hoạch về thực hiện chính sách giảm nghèo 3.2. Tăng cường công tác phổ biến tuyên truyền về chính sách giảm nghèo và trợ giúp pháp lý cho ngưòi nghèo 3.3. Tăng cường mối quan hộ phối họp giữa chính quyền vói các tổ chức Chính trị - Xã hội trong thực hiện chính sách giảm nghèo 3.4. Đào tạo và bồi duỡng nhân lực để thực hiện chính sách giảm nghèo 3.5. Xã hội hóa các hoạt động giảm nghèo 3.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về thục hiện chính sách giảm nghèo C. PHẦN KẾT LUẬN 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghèo đói là vấn dề toàn cầu bức xúc, tồn tại trong bất kỳ xã hội nào và là thách thức lớn đối với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, nếu không có chính sách giảm nghèo phù hợp sẽ dễ dẫn đến bất bình đẵng, gây xung đột, căng thẳng trong xã hội đe dọa an ninh và sự phát triển ổn định của mỗi quốc gia. Vì vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới, dù là nước nghèo, hav nước giàu đều phài quan tâm giải quyết, xây dựng chính sách giảm nghèo, để đảm bảo hài hòa xã hội, phát triển bền vững, cải thiện đời sống nhân dân, ổn định, bảo đảm các quyền con người. Ở Việt Nam vấn đề giảm nghèo luôn dược Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm nhầm thực hiện mục tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dần, giảm nghèo góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; đồng thời thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết. Những năm qua, nhờ tích cực thực hiện các chương trình giảm nghèo đã tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng của các huyện, xã nghèo được tăng cường; đời sống người nghèo được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo cà nước đã giảm đáng kể. Thành tựu giảm nghèo của nước ta thời gian qua được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Hòn Đất là một huyện vùng tứ giác Long Xuyên thuộc tỉnh Kiên Giang, địa bàn khá rộng, dân cư tương đối đông, có đông đong bào các dân tộc thiểu số cùng sinh sổng với khoảng 13,67% dân so là dân tộc thiểu số, trong đó đồng bào dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ 13,12%. Hiện nay, trên địa bàn huyện vẫn còn 02/14 xã thuộc xà đậc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; 3/85 ấp thuộc ấp đặc biệt khó khăn. Đời sống của nhân dân trong huyện tuy đã được nâng lên nhưng mặt bằng chung vẫn còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người hiện nay của huyện mới đạt 56 triệu đông/người/năm. Điều này đặt ra nhiều khó khăn, thách thức trong thực hiện chính sách giảm nghèo của Nhà nước trên địa bàn huyện hiện nay. Những năm qua, bằng sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hòn Đât, việc thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn đã đạt được nhiêu thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, một số hộ tuy đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao; chênh lệch giữa giàu nghèo giữa nhóm dân cư vẫn còn khá lớn, đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là người nghèo ở các ấp, xã có điều kiện đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ tình hình trên cho thấy, việc nghiên cửu lý luận, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện thời gian qua, để 3 trên cơ sở đó dề xuất các giải pháp trong thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện thời gian tới được tốt hơn khi thay đổi chuẩn nghèo trong thời gian tới là vấn đề đang đặt ra rất cấp thiết hiện nay. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Công tác tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” làm tiểu luận kết thúc môn Khoa học Chính sách công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Khóa luận 2.1. Mục đích Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách giảm nghèo, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, trên cơ sở đó, đề xuất một sổ giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách giảm nghèo ở huyện. 2.2. Nhiệm vụ Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về việc thực hiện chính sách giảm nghèo. Phân tích, đánh giá thực trạng, tìm ra ưu diểm, hạn chế, nguyên nhân, kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách về giảm nghèo hiện nay ở huyện Hòn Đất. Đề xuất một sổ giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách về giảm nghèo trên địa bàn huyện Hòn Đất, tinh Kiên Giang. 3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách giảm nghèo. Phạm vi không gian: Trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 3.2. Phương pháp nghicn cúu 3.2.1. Phương pháp luận: Việc nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giảm nghèo. 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp, thu thập dữ liệu: Để rà soát văn bản chính sách về công tác giảm nghèo tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Phương pháp phân tích: Trên cơ sở số liệu và dữ liệu thu thập được, tiểu luận sẽ phân tích theo ý tưởng nghiên cứu để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Thực hiện việc so sánh chính sách, kết quả thực hiện giảm nghèo ở địa bàn huyện Hòn Đất giai đoạn hiện tại với những giai đoạn trước để đánh giá thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn nghiên cứu. 4. Ý nghĩa của khỏa luận 4 Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách giảm nghèo và thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Khóa luận rút ra một số kết luận, để xuất giải pháp về thực hiện giàm nghèo tại huyện Hòn Đất theo hướng bền vững, dài hạn, hướng đến chất lượng thực thi của chính sách giảm nghèo. Qua kết quả nghiên cứu thực trạng, khóa luận làm rõ những mặt đạt được, chưa đạt được và nguyên nhân, cho thấy những vẩn đề thực tiễn triển khai chính sách ở địa bàn cơ sở. Từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách về giảm nghèo trên địa bàn huyện. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận được chia thành 3 chương. Cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách giảm nghèo. Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Chương 3: Giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo ờ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. 5 B. PHẦN NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO 1.1. Thực hiện chính sách giảm nghèo 1.1.1. Quan niệm về nghèo Quan niệm về nghèo trên thế giới: Theo Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để tròng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rùi ro, không được tiếp cận mước sạch và công trình vệ sinh an toàn" (Tuyên bố Liên hợp quốc, 6/2008, được lành dạo của tất cà các tổ chức UN thông qua). Theo Ngân hàng Thế giới (WB); “Nghèo là một khái niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất. Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến nâng lực như dinh dưỡng, sức khoẻ, giáo dục, khả năng dễ bị tốn thương, không có quyển phát ngôn và không có quyền lực Theo tổ chức ESCAP bàn về chống nghèo đói trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương diễn ra vào tháng 9/1993 tại Bangkok (Thái Lan), các quốc gia trong khu vực thong nhất cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán cùa từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận". Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các nhà chính trị và các học giả cho rằng nghèo là một hiện tượng đa chiều, tình trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt và không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Quan niệm về nghèo tại Việt Nam: Đối với Việt Nam, theo quan niệm thông thường thì nghèo đói dùng để chỉ cả tình trạng nghèo và tình trạng đói. Nhưng thực ra vấn đề nghèo và đói là hai vấn đề khác nhau: nghèo là nói đến tình trạng khó khăn chung về việc không cỏ khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản, song chủ yếu lại là các nhu cầu về phi lương thực thực phẩm, như: nhà ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hoá, đi lại và giao tiếp xã hội; đối được hiểu là tình trạng không đủ nhu cầu về ăn. Theo Từ điền Tiếng Việt (Nhà xuất bàn từ điển Bách Khoa): Nghèo đói là thiếu nhữung phương tiện cần thiết nhất cho đời sống vật chất, có rất ít những cái tối thiểu cần thiết. Vậy, nghèo đói được hiểu là tình trạng thiếu hụt về nhu cầu vật chất và phi vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân trong xã hội. Nghèo là một phạm trù lịch sử, nghèo sẽ còn tồn tại lâu dài trong xã hội, do sự khác biệt về năng 6 lực, thể chất, nguồn gốc thu nhập chính đáng, địa vị xã hội giữa các cá nhân. Vì thế, chỉ có thể từng bước giảm nghèo chứ chưa thể tiến tới xóa nghèo. Tiêu chí xác định hộ nghèo Giai đoạn 2016-2020: Mức chuẩn nghèo được quy định tại Quyết định số: 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Quy định chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều như sau: Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số do lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. + Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin. + Các chỉ số đo lường mức độ thiểu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Khái niệm thực hiện chính sách giám nghèo Chính sách giảm nghèo là sự cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng bằng những quyết định, quy định của nhà nước nhằm giải quyết các vấn đê về đói nghèo. Nó phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng, của các nhóm xã hội nhằm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến bộ phận dân cư nghèo đói, đàm bảo quyền con người và an toàn xã hội cho người nghèo, tạo sự phát triển bình thường cho người nghèo cũng như cho toàn xã hội. Thực hiện chính sách giảm nghèo là toàn bộ quá trình đưa chính sách vào đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo đang diễn ra đối với những đối tượng cụ thể trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định. Quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bao gồm hai nội dung cơ bản là: ban hành các văn bản, các chương trình, dự án thực thi chính sách và tổ chức triển khai thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu của chính sách giảm nghèo. Vai trò của việc thực hiện chỉnh sách giảm nghèo Giảm nghèo có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, vừa là động lực vừa là mục tiêu trong tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ. Ở Việt Nam, Đảng và Chính Phủ coi vấn đề giảm nghèo là mực tiêu xuyên suốt 7 trong suốt quá trình phát triên kinh tế của đất nước. Bên cạnh các chính sách nhằm đẩy mạnh tăng trường và phát triển kinh tế, giảm nghèo còn là một chính sách được ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tể - xã hội của Việt Nam. Thực hiện chính sách giảm nghèo thể hiện những vai trò cơ bản sau: Thứ nhất, giảm nghèo góp phần ổn định kinh tế chính trị, xã hội. Bởi bộ phận dân cư nghèo thường là những người ít có điều kiện để tiếp cận các dịch vụ cơ bản nên hiểu biết và nhận thức còn hạn chế, dễ tự ti mặc cảm và dễ bị kè xấu lợi dụng. Thực hiện chính sách giảm nghèo giúp nâng cao trình độ dân trí, cung cấp và hỗ trợ các dịch vụ thiết yếu để người dân hiểu biết chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Giúp cho những người nghèo gần gũi hòa nhập cộng đồng, yên tâm lao động sản xuất đồng thời chủ động đâu tranh với các phần tử xấu lợi dụng kích động gây mất ổn định chính trị, xã hội. Thứ hai, thực hiện chính sách giảm nghèo giúp cho bộ phận dân cư nghèo nhận thức được việc phát triển kinh tế xã hội là mục tiêu phấn đấu của tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp khác nhau. Phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ của toàn dân tộc không kể giàu nghèo, do đó người nghèo cũng phải có trách nhiệm gánh vác nhiệm vụ với mọi người theo khả năng của mình. Thực hiện chính sách giảm nghèo giáo dục, đào tạo, tuyên truyền để người nghèo có được hiểu biết và có kiến thức làm giàu để thoát nghèo, gúp họ xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước, của cộng đồng, tích cực tham gia phấn đấu vươn lên vì mục tiêu thoát nghèo của chính bản thân họ. Thứ ba, trình độ văn hóa và chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện quan trọng quyết định đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chính sách giảm nghèo còn có vai trò đào tạo đội ngũ lao động lành nghề trở thành lực lượng lao động có chuyên môn, tay nghề, kỳ năng lao động cao để bổ sung cho quá trình phát triển kinh tế xã hội, đào tạo một bộ phận dân cư nghèo những kiển thức về khoa học công nghệ nhằm tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn cho quá trình phát triển kinh tể xã hội. Thứ tư, thực hiện chính sách giảm nghèo sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bộ phận dân cư nghèo. Giải quyết ngày một tốt hơn vấn đề việc làm cho người nghèo làm tăng thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo trong cộng đồng. Nâng cao hiệu quả của chính sách giảm nghèo còn là tăng cường công tác, huy động, khai thác nguồn lực tài chính đế hỗ trợ người nghèo, giúp cho người nghèo có các điều kiện tương ứng để thực hiện các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thứ năm, thực hiện chính sách giảm nghèo có vai trò hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất giúp các hộ nghèo nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có khả nâng tự mình tìm kiếm những biện pháp, cách thức để thực hiện giảm nghèo cho bản thân và gia đình. Giúp cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở vùng nghèo được nhanh chóng và thuận lợi. 1.1.4. Tiên chí đánh giá việc thực hiện chính sách giảm nghèo Đánh giá quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo để xác định kết quả, hiệu quả của chính sách để so sánh, đối chiếu với những mục tiêu đã đạt được của quá 8 trình thực hiện chính sách. Để việc đánh giá quá trình thực hiện chính sách được khách qụan, trung thực phù hợp với những điều kiện hoàn cảnh thực tế, hoạt động này cần phải được tiến hành dựa trên hai nhóm tiêu chí cơ bản sau: Thứ nhất là nhóm tiêu chí đánh giá chính sách chung. Nhóm tiêu chí này bao gồm các tiêu chí sau: Tính hiệu lực của chính sách: Đây là tiêu chí phản ánh khả năng tác động vào xã hội của chính sách giảm nghèo, nó thể hiện trên các khía cạnh; hiệu lực theo đối tượng điều chỉnh, hiệu lực theo thẩm quyền quản lý, hiệu lực theo không gian và hiệu lực theo thời gian tác động của chính sách. Tính hiệu quả của chính sách: Là những kết quả đạt được so với chi phí phải bỏ ra để thực hiện chính sách. Kết quả này trong thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tổ khác nhau như tiềm lực của đôi tượng chính sách, cách thức tổ chức thực hiện, điều kiện tự nhiên thiên nhiên và khả năng tham gia vào quá trình chính sách của chính các đối tượng chính sách... Kết quả thực hiện chính sách: Là những lợi ích mà chính sách giảm nghèo mang lại cho xã hội, đặc biệt là các đối tượng của chính sách. Tiêu chí này có thể bao gồm những kết quả đạt được so với mục tiêu mà chính sách hướng đến và tạo ra chuyển biến tích cực làm giảm tình trạng đói nghèo ở những nơi mà chính sách đang được tổ chức triển khai thực hiện. Thứ hai là nhóm tiêu chí bố sung. Nhóm này bao gồm các tiêu chí sau: Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện chính sách của các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức; Khả năng huy động sự tham gia của các chủ thể khác vào quá trình thực hiện chính sách; khả năng huy động và hình thức huy động nguồn lực cho quá trình thực hiện chính sách; Sự thay đổi của đời sống và các dịch vụ xã hội. 1.2. Nội dung thực hiện chính sách giảm nghèo Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách giảm nghèo: Để đảm bảo cho chính sách giảm nghèo nhanh chóng và dễ dàng đi vào đời sống xã hội, chúng cần phải được cụ thể hóa bằng những Kế hoạch hành động cụ thể để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện một cách chủ động và có hiệu quả. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bao gồm những nội dung cơ bản như: kế hoạch về tổ chức, điều hành; kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực; kế hoạch thời gian triển khai thực hiện; kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách giảm nghèo; dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành... Kế hoạch thực hiện chính sách giảm nghèo ở cấp nào sẽ do cơ quan chủ trì của cấp đó xây dựng. Sau khi được quyết định thông qua, kế hoạch thực hiện chính sách sẽ mang giá trị pháp lý, được các chủ thể triển khai thực hiện chính sách và cả đối tượng cùa chính sách nghiêm chỉnh thực hiện. Phổ biến, tuyên truyền về chính sách giảm nghèo: Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực hiện chính sách. Phổ biển, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách và tính khả thi của chính sách. Đồng thời pho biến, tuyên truyền chính sách còn 9 giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhận thức được đầy đù tính chất, quy mô của chính sách cũng như vai trò của chính sách giảm nghèo đối với đời sống xã hội để họ chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao. Phổ biển, tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách giảm nghèo được thực hiện thường xuyên, liên tục, bằng nhiều hình thức. Tùy vào điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền, vận động cho phù hợp với điều kiện hiện có của cơ quan, đơn vị mình. Huy dộng nguồn lực để thực hiện chinh sách giảm nghèo. Nguồn lực để thực hiện chính sách giảm nghèo là các điều kiện cần có về con người, nguôn vốn và các phương tiện cần thiết khác để đảm bảo thực hiện các mục tiêu mà chính sách đã đề ra. Quá trình thực hiện chính sách đòi hỏi rất nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó phải kể đến các nguồn lực chur yếu sau: nguồn lực con người; nguồn lực tài chính; nguồn lực khoa học công nghệ và nguôn lực về tài nguyên thiên nhiên. Bộ máy để thực hiện các chính sách giảm nghèo. Chính sách giảm nghèo khi được tổ chức thực hiện cần có sự chung tay thực hiện của nhiều cấp, nhiều ngành ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì thế các chủ thể tham gia vào quá trình này rất phong phú, bao gồm các đối tượng của chính sách, các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội... Hiện nay, cùng với cả hệ thống chính trị, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được giao là cơ quan thường trực về giảm nghèo làm nhiệm vụ điều phối, tham mưu cho Ban chỉ đạo các cấp tổ chức các hoạt động về truyền thông, nâng cao năng lực, đặc biệt là rà soát, đánh giá hiệu quả các chương trình về giảm nghèo. Thanh tra, kiếm tra đối với thực hiện chính sách giảm nghèo. Chính sách giảm nghèo được diễn ra trên địa bàn rộng và do nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia. Do vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành theo dõi kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện chính sách. Qua kiểm tra, đôn đốc thường xuyên sẽ giúp cho nhà nước nắm bắt được tình hình thực hiện chính sách, từ đó đánh giá được một cách khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực hiện chính sách; giúp phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thực hiện để diều chỉnh; tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động giữa các cơ quan, đối tượng thực hiện chính sách; tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu chính sách; kịp thời khuyên khích những mô hình giảm nghèo phù hợp, mang lại kết quả đề tạo ra những phong trào thiết thực cho việc thực hiện mục tiêu của chính sách giảm nghèo. 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giảm nghèo Những nhân tố thuộc về chủ thể thực hiện chính sách giám nghèo Thứ nhất, năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp trong công tác giảm nghèo. Đây là yếu tố cơ vai trò quyêt định đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo. 10 Nâng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện chính sách giảm nghèo là thước do bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế tổ chức, năng lực phân tích, dự báo dể có thể chủ động ứng phó được với những tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Thứ hai, công tác vận động tuyên truyền về chính sách. Công tác tuyên truyền về chính sách giảm nghèo nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức và cho các dối tượng của chính sách để họ chủ động, tự giác tham gia vào quá trình chính sách của nhà nước khắc phục được tư tưởng trông chờ, ỳ lại sự giúp đỡ của nhà nước trong một bộ phận người nghèo và cán bộ, công chức ờ vùng nghèo. Công tác vận động tuyên truyền về chính sách nếu được tổ chức một cách khoa học và hợp lý sẽ có tác dụng làm thay đổi nhận thức và chuyển biến về hành vi của các đổi tượng chính sách khi tham gia vào quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo. Quá trình thực hiện chính sách về giảm nghèo ở nước ta hiện nay, công tác vận động tuyên truyền về chính sách còn bị xem nhẹ và được thực hiện mang tính máy móc, hình thức nên kết quả vận động tuyên truyền chưa cao, chưa làm cho các đối tượng của chính sách chủ động, tích cực tham gia vào công cuộc giảm nghèo. Thứ ba, điều kiện kinh tế và nguồn lực để thực hiện chính sách của nhà nước. Để tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo đạt được kết quả và hiệu quả trong điều kiện hiện nay, nhà nước luôn phải tăng cường các nguồn lực vật chất để phục vụ cho việc triển khai thực hiện chính sách. Việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện hiện đại để hỗ trợ quá trình thực hiện chính sách cùa nhà nước hiện đã trở thành một nguyên lý phát triển. Tuy nhiên, cơ cấu đầu tư hiện nay còn nhiều bất cập, kết cấu hạ tầng giao thông đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đói nghèo còn thiếu và yếu kém. Việc tiếp cận đến các vùng này còn hết sức khó khăn, vốn đầu tư của Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu trong khi đóng góp nguồn lực của nhân dân còn hạn chế, chủ yếu bằng ngày công lao động do vậy phần nào đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo trong thời gian qua. - Những nhân tố thuộc về đối tượng chính sách giảm nghèo Thứ nhất, nguồn lực của đối tượng chỉnh sách. Để tham gia vào quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo, nguồn lực là một yếu tố không thể thiếu đối với cả nhà nước và các đối tượng cùa chính sách khi tham gia vào quá trình thực hiện chính sách. Người nghèo luôn được đánh giá là thiếu và yếu về nguồn lực nhất là nguồn lực vật chất, tài chính. Hộ nghèo thường không có đất hoặc có rất ít đât đai, họ thiếu khả năng tiếp cận các nguôn vốn tín dụng, thiếu thông tin, đặc biệt là các thông tin về pháp luật, chính sách và thị trường... Điều này đã làm cho người nghèo ngày càng trở nên khó khăn hơn trong việc tìm kiếm cơ hội thoát nghèo. Thứ hai, trình độ học vấn và khả năng tham gia vào thị trường lao động. Những người nghèo phần lớn có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trong tương lai để 11 thoát khỏi cảnh nghèo khổ. - Những nhân tố khác: bao gồm nhiều yếu tố khác nhau trong đó phải đề cập đến các nhân tổ chính sau: Thứ nhất, điều kiện tự nhiên, thiên nhiên. Điều kiện tự nhiên, thiên nhiên là rào càn rất lớn trong quá trình thực hiện các chính sách của nhà nước trong đó có chính sách giàm nghèo đặc biệt là ở những nơi có điều kiện tự nhiên, thiên nhiên khắc nhiệt, không thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy những nơi có điều kiện tự nhiên, thiên nhiên thuận lợi thì tý lệ đói nghèo thấp, những nơi nào có điều kiện tự nhiên, thiên nhiên khắc nhiệt thì tỷ lệ nghèo đói ở những nơi đó càng cao. Thứ hai, kết cấu hạ tầng cho phát triển là một trong những điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội ở cà thành thị và nông thôn. Ở vùng sâu, vùng xa thường khó khăn trong việc tiếp cận thị trường và các vùng kinh tế phát triển như: thiếu đường giao thông, chất lượng đường giao thông kém, xa chợ hoặc không có chợ. Tại huyện Hòn Đất mặc dù đã được đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, tuy nhiên ở các xã vùng sâu, vùng xa, bãi ngang ven biển kết cấu hạ tầng vẫn còn thiếu và yếu gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sổng của người dân. Thứ ba, thiên tai và các rủi ro. Các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra đổi với cá nhân, gia đình hay cộng đồng. Thiên tai, bão lũ, mất mùa, xâm nhập mặn... thường gây tác dộng trực tiếp đến đời sống của người nghèo. Bên cạnh đó, khả năng đối phó và khắc phục các rủi ro của người nghèo cũng rất kém do nguồn thu nhập hạn hẹp làm cho hộ gia đình mất khả năng khắc phục rủi ro và có thể còn gặp nhiều rủi ro hơn nữa. Thứ tư, phong tục tập quán, và thói quen sinh hoạt của người dân. Đặc biệt là cộng đồng các dân tộc thiểu số. Phần các hộ dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo là người dân tộc. Họ có những nét văn hóa, phong tục tập quán riêng, nắm bắt được yếu tố này chính quyền địa phương nơi đây đang từng bước khơi gợi giúp đồng bào phát huy những mặt tích cực, hạn chế những phong tục, tập quán không phù hợp, từng bước phát huy được hiệu quả trong công tác giảm nghèo tại địa phương. Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỤC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang Hòn Đất là huyện nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên thuộc tỉnh Kiên Giang, có diện tích tự nhiên 103.957 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 85.039 ha. Vị trí địa lý của huyện: Phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía tây bắc giáp huyện Kiên Lương, phía đông nam giáp thành phố Rạch Giá, phía đông giáp huyện huyện Tân Hiệp, đông bắc giáp huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang). Huyện có Quốc lộ 80 đi qua, nối liền từ thành phố Rạch Giá đến Kiên Lương Hà Tiên với chiều dài 46,5 km, chia đất đai của huyện thành 02 vùng sinh thái khác nhau (Nam lộ và Bắc lộ 80). Huyện có chiều dài bờ biên 49 km; có khu di tích lịch sử, thắng cảnh Ba Hòn gắn liền với tên tuổi Anh hùng lực lượng vù trang Phan Thị 12 Ràng (Chị Sử) và một số mỏ khoáng sản như đá, than bùn. Đây là những tiềm năng, là điều kiện thuận lợi để thúc đây nên kinh tế - xã hội của huyện Hòn Đất phát triển. Toàn huyện có 41.929 hộ với 156.770 người, có 6 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, nhiều nhất là dân tộc Kinh, Khmer, Hoa (trong đó dân tộc Khmer 6.014 hộ, với 20.536 người, chiếm 13,10%; người Hoa 358 hộ, với 817 người, chiếm 0,52%; các dân tộc thiều số khác 22 hộ, với 115 người, chiếm 0,07%). Dân cư sống rải rác theo các tuyến giao thông đường bộ, các kênh rạch. Hộ nghèo toàn huyện còn 1.273 hộ nghèo với 3.816 khẩu chiếm tỷ lệ,3,04%, 2.270 hộ cận nghèo với 8.038 khẩu chiếm 5,41%, hộ nghèo dần tộc thiểu sổ là 451 hộ, chiếm tỷ lệ 7,05%; Dân số trong độ tuổi lao động trong toàn huyện là 96.427 lao động, chiếm 61,5% dân số. Huyện Hòn Đất có 12 xã và 02 thị trấn, 85 ấp, khu phố. có 05 xã, thị trấn được phân định khu vực thuộc vùng dân tộc và có 03 ấp đặc biệt khó khăn, chiếm 3,45% (theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ) và có 02/14 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn bãi ngang ven biển chiếm tỷ lệ 14,28%. Những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của huyện không ngừng phát triển, thế mạnh về nông nghiệp được phát huy, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần cùa nhân dân ngày càng được nâng lên; quốc phòng- an ninh được tăng cường và giữ vừng ổn định; hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn một bước, cơ bàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Thể hiện kết quả nổi bật trên một số lĩnh vực như sau: Hòn Đất có trên 883 km đường bộ trong đó: Quốc lộ chiều dài 46,5 km, tinh lộ chiêu dài 24 km, còn lại đường huyện và xã dài 812,8 km, 14/14 xà có đường từ trung tâm huyện về xã. Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được nhựa hoá, hoặc bê tông hóa đạt 75.38% so với quy hoạch giao thông (665,63/883 km) năm 2020; Toàn huyện có 04/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Mỳ Lâm, xã Sơn Kiên, xà Mỹ Thuận và xã Mỹ Thái), 03 xã dạt 19 tiêu chí, đang chờ tỉnh công nhận (xã Nam Thái Sơn, xã Lỉnh Huỳnh và xã Mỹ Phước); có 03 xã đạt từ 14-15 tiêu chí; 04 xà dọt từ 14 “ 16 tiêu chí; 01 xã đạt 12 tiêu chí, bình quân toàn huyện đạt 16,91 tiêu chí/xã. Thời gian qua các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Hòn Đất rất quan tâm chỉ đạo củng cổ, kiện toàn, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình kinh tế tập thể; chú trọng liên kết với các công ty, doanh nghiệp trong việc hợp tác sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Hiện toàn huyện có 23 hợp tác xã và 143 tổ hợp tác, chủ yểu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Toàn huyện hiện cỏ 70 trường học các cấp, 12/12 xã đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, tiếp tục duy trì kết quà xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học chiếm trên 85%; hiện có 30 trường dạt chuẩn quốc gia, 33 trường đạt chuẩn trường học thân thiện học sinh tích cực, 23 trường đạt chuẩn trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích. Hệ thống thông tin và truyền thông phát triển khá nhanh, 100% xã có mạng viễn thông, hầu hết các ấp có điểm truy cập Internet, phục vụ tốt nhu cẩu trao đổi thông tin và giải trí của nhân dân. Đầu tư các thiết chế văn hóa cơ sở theo chuẩn nông 13 thôn mới, đến nay toàn huyện đã xây dựng được 08 trung tâm văn hóa xã và 73/73 nhà văn hóa-trụ sở ấp. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiềm y tế đạt 90,03%. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 92,5%. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ nguồn điện lưới quốc gia đạt 99,05%. Thu nhập binh quân đầu người 54 triệu đồng/người/năm. Thời gian qua Huyện uỷ và UBND huyện đã đề ra nhiều chương trình kế hoạch chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư và thực hiện các chính sách đối với hộ nghèo, cận nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ vậy công tác giảm nghèo của huyện có nhiều chuyển biển tích cực, đời sống nhân dân trên địa bàn được nâng lên, số hộ khá, giàu tăng, tỷ lệ hộ nghèo từng bước giảm. 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hòn Đất 2.2.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân * Kết quả đụi được - Về xây dựng kế hoạch để thực hiện chính sách giảm nghèo Thời gian qua, Huyện ủy và UBND huyện đã đề ra nhiều chương trình, kế hoạch chỉ dạo về phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, đặc biệt quan tâm đến công tác giảm nghèo. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X đã khẳng định phải đẩy mạnh thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1% đến 1,5%, phấn đấu đến năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuông dưới 3% theo chuẩn nghèo mới. Thực hiện Kế hoạch số 10-KII/HU ngày 13-4-2016 của Huyện ủy Hòn Đất về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X nhiệm kỳ 2015 - 2020; UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 20/3/2017 về việc giảm nghèo bền vừng giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện Hòn Đất; hàng năm huyện đã ban hành các kế hoạch về việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều và hộ gia đình làm nông nghiệp, làm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn huyện Hòn Đất để làm cơ sở xác định số hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện. Để thực hiện tốt công tác chỉ đạo, UBND huyện đã thực hiện kiện toàn Ban chỉ đạo Các chương trình mục tiêu quốc gia tại Quyết dịnh số 2574/QĐ- UBND ngày 20 tháng 5 năm 2019. Hàng năm, trong chương trình chỉ đạo của UBND huyện và Nghị quyết cùa Huyện ủy đều đưa chỉ tiêu giảm nghèo từ 1 đên 1,5% / năm. Năm 2021, UBND Huyện phân bổ chỉ tiêu giảm nghèo cho các xã, thị trấn; yêu cầu các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể tổ chức thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu giao. Nhìn chung, công tác xây dựng kế hoạch để thực hiện chính sách giảm nghèo luôn được huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt. - Về phổ biến, tuyên truyền về chính sách giảm nghèo Xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng nhằm quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng vả Nhà nước về công tác giảm nghèo cho người dân trên địa bàn, đặc biệt là các đối tượng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo được biết về các chính sách liên quan đến giảm nghèo mà họ được thụ hưởng. Công tác thông tin, 14 tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chính sách, pháp luật và các giải pháp giảm nghèo được triển khai rộng khắp từ trong cơ quan Nhà nước đến ngoài nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng (triển khai tại các cuộc hội nghị, hội thảo với các ngành, các cấp; lồng ghép vào nội dung các cuộc họp Khu phố, tổ nhân dân tự quản, tuyên truyền trên sóng phát thanh - truyền hình, panô, tờ gấp....). Qua công tác tuyên truyền đã phát hơn 3000 tờ rơi, áp phích và bàn tin; thực hiện 200 bài viết, phóng sự, 282 bản tin các loại và trên 16 cuộc tuyên truyền trực tiếp đến với người dân về chính sách giảm nghèo, giúp nâng cao thức của cán bộ và nhân dân về thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện. Nhìn chung, công tác tuyên truyền được các cấp và các tầng lớp nhân dân trong huyện tích cực hưởng ứng; nhận thức của người dân có chuyển biến tích cực; tạo sự đồng thuận trong nhân dân đối với các chính sách, pháp luật có liên quan đen giảm nghèo đã ban hành; có nhiều hộ nghèo đã tự giác tìm tòi học hòi, thay đổi tập quán, áp dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật, tiến bộ trong lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo; đồng thời tham gia tích cực vào việc thực hiện các dự án chính sách ở địa phương mình, như tham gia phát hoang, hiến đất xây dựng trường học, làm nền hạ xây đựng giao thông nông thôn. - Về huy động nguồn lực để thực hiện chính sách giảm nghèo Thời gian qua, huyện đã đẩy mạnh xã hội hóa công tác giảm nghèo, huy động các nguồn lực; vận động sự tham gia tích cực của các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, các phong trào của phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, thanh niên tham gia hỗ trợ người nghèo thông qua cuộc vận động Quỹ “Vì ngươi nghèo”, phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không đè ai bị bỏ lại phía sau”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới - đô thị văn minh” cùng với các phong trào thi đua yêu nước trên toàn huyện đã tạo mối gắn bó, đoàn kết trong cộng dồng dân cư, kết quả thực hiện như sau: Thực hiện theo Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho các hộ đồng bào dân tộc thiêu số nghèọ và hộ nghèo ở các xã, ấp đặc biệt khó khăn đã hỗ trợ cho 829 hộ với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng; đồng thời xét hỗ trợ, cấp dụng cụ chứa nước sinh hoạt (thùng chứa nước 200 lít) cho 100 hộ nghèo thuộc xã Bình Giang, do Báo Tuôi trè và Mobifone hỗ trợ. Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt diện phân tán đã giúp cho những hộ nghèo có dụng cụ để chứa nước sạch sinh hoạt hằng ngày, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng chông dịch bệnh và tạo điều kiện cho hộ nghèo cài thiện đời sống trong sinh hoạt gia đình. Thực hiện Quyết định số I02/2009/QĐ-TTg, ngày 07/8/2009 về hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ờ vùng khó khăn: Kết quả từ năm 2016- 2018 đã hỗ trợ cho 2.675 hộ với 9.932 khẩu với số tiền 794,56 triệu đồng. Thực hiện hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dần tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 20132015 theo Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngay 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Riêng năm 2016 đã giải ngân được 46 hộ, trong đó chuộc đất sản xuất 10 hộ với 15 số tiền 300 triệu đồng, vay vốn phát triển sản xuất 36 hộ với số tiền 288 triệu đồng với tổng kinh phí 588 triệu đồng. Chính sách đã góp phần giảm bớt khó khăn cho hộ nghèo cộng đồng người dân tộc tạo điều kiện thuận lợi trong việc, phát triển sản xuất, nhà ở, giải quyết công ăn, việc làm, chuyến đổi nghề nghiệp, phẩn đấu tự lực vươn lên ổn định kinh tế gia đình, từng bước nâng cao thu nhập của các hộ dân tộc thiểu số ở địa phương. Cùng với Đảng vả Nhà nước chăm lo tết cho 16.000 lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn, với số tiền, quà được vận động, xã hội hóa trị giá trên 09 tỷ đồng. Công tác từ thiện xã hội được các xã, thị trấn trên địa bàn huyện triển khai rộng khắp với nhiều hình thức như: Hủ gạo tình thương, địa chỉ nhân đạo, cấp gạo hàng tháng, bếp ăn tình thương, sổ vàng nhân ái... với tổng giá trị trên 09 tỷ đồng; vận động cất mới được 159 căn nhà và sửa chữa 12 căn với tổng giá trị là trên 03 tỷ đồng và 1.204 ngày công; công tác đầu tư cơ sở hạ tầng được các xã, thị trấn vận động làm mới 27 cây cầu và sửa chữa 20 cây cầu với tổng giá trị trên 02 tỷ đồng và 402 ngày công. - Về bộ máy để thực hiện các chính sách giảm nghèo Nhằm thực hiện chương trình giảm nghèo đạt hiệu quả, bảo đảm sự hài hòa giừa trách nhiệm với quyền hạn, có sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền, các ban ngành đoàn thể, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện và Tổ giúp việc qua các giai đoạn theo cơ cấu, thành phân của Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh. Đến nay, Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện gồm 30 thành viên, trong đó: Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trường ban, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và xà hội huyện làm Phó trưởng ban trực, Chi cục trưởng Chi cục thống kê và Chủ tịch UBMTTQ huyện làm Phó trưởng ban, lãnh đạo các phòng, ban, ngành và ủy ban nhân dân 14 xã, thị trấn làm thành viên; ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo huyện, đồng thời có sự phân công các đơn vị thành viên Ban chỉ đạo huyện theo dõi địa bàn, hỗ trợ các xã, thị trấn, đặc biệt chú ý đến các xã có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, cụ thể như sau: Phòng Lao động- Thương binh và Xà hội: Là cơ quan thường trực tham mưu ủy ban nhân dân huyện triển khai các nội dung của chương trình. Theo dõi, hướng dẫn, đôn dốc các dơn vị và 14 xã, thị trấn thực hiện những nội dung được phân công. Định kỳ theo từng tháng, quỷ, năm tổng hợp báo cáo về ùy ban nhân dân huyện tiến dộ giảm nghèo, cũng như công tác chăm lo hộ nghèo để kịp thời chì đạo. Trực tiếp quản lý điều hành quỹ giảm nghèo, dự toán và cấp kinh phí cho hoạt động chương trình theo quy chế. Theo dõi các hoạt đông trợ vốn cho vay hộ nghèo trên địa bàn huyện. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác giảm nghèo, cán bộ xã, thị trấn, ấp, khu phố trên địa bàn huyện ...Tham mưu bổ sung, điều chỉnh quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo cho phù hợp với thực tế. Triển khai việc cấp phát thẻ BHYT cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Phối hợp ngành giáo dục - đào tạo thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho con em thuộc hộ nghèo. Triển khai các nội dung về công tác hướng nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động thuộc diện hộ nghèo. Phòng Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì và thực hiện các giải pháp bảo đảm nâng 16 cao dân trí, hướng dẫn các trường thực hiện chính sách miễn giảm học phí, hồ trợ chi phí học tập cho học sinh diện hộ nghèo. Phối hợp Hội khuyến học xây dựng cơ chế khuyến học, khuyến tài cho học sinh nghèo. Tồ chức các hoạt động chăm lo về giáo dục con em thuộc diện hộ nghèo. Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện: Chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức quàn lý, điều hành tổt các quỹ như: quỹ quốc gia giải quyêt việc làm, quỹ tín dụng học sinh sinh viên, quỹ tín dụng hộ nghèo, xuất khẩu lao động... đảm bảo thuận tiện, nhanh chóng và theo đúng quy định. Phòng Văn hóa và Thông tin: Hỗ trợ cho công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách giảm nghèo. Tăng cường tuyên truyền các mô hình, các cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả về giảm nghèo trên địa bàn huyện. Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu ủy ban nhân dân huyện đảm bảo nguồn ngân sách thực hiện chương trình giảm nghèo. Phòng Tư pháp: Chủ trì triển khai chương trình trợ giúp pháp lý cho người nghèo. Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội các cấp: Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng và UBND cùng cấp trong tổ chức triển khai thực hiện và tăng cường công tác giám sát, phản biện việc thực hiện chương trình giàm nghèo tại địa phương đạt kết quả tốt. Phối hợp công tác tuyên truyền, vận động, triển khai các hoạt động chăm lo về vật chất - tinh thần thiết thực cho đoàn viên, hội viên thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nhà tình thương, nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn: Xây dựng kế hoạch giảm nghèo từng năm, cỏ lộ trình cụ thể, phân công các ban ngành, đoàn thể và tùng thành viên Ban chi đạo phụ trách địa bàn, rà soát, nắm chắc sổ hộ nghèo để xây dựng kê hoạch thực hiện, tổ chức chăm lo, hỗ trợ nhằm đảm bảo các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra; phân công thành viên Ban chỉ đạo, Bí thư chi bộ các ấp, khu phố, đảng viên theo dõi giúp đỡ từng hộ nghèo theo địa bàn ấp, khu phố. - Về thanh tra, kiểm tra, giám sát trong công tác giảm nghèo Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện được quan tâm chỉ đạo và duy trì thường xuyên. Qua kiểm tra, giám sát sẽ đảnh giá đúng thực chất việc thực hiện chính sách giảm nghèo, rút kinh nghiệm thực tiễn, nghiên cứu tìm giải pháp, bước đi phù hợp để thực hiện cho các xã, thị trâsn và đề xuất bổ sung hoàn chình các nội dung, các phương án hoạt động của chương trình giảm nghèo ở từng địa phương đảm bảo phát huy hiệu quả bền vững và toàn diện, giúp các hộ nghèo có điều kiện ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo một cách bền vững. Trong những năm qua, huyện đã tổ chức 11 cuộc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo để kịp thời phát hiện chấn chỉnh những sai sót, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện, từ đó trong quá trình triển khai thực hiện chính sách đến nay chưa phát hiện những sai phạm lớn đến mức phải xử lý. Nhìn chung những năm qua, công tác giàin nghèo được các cấp và các tầng lớp 17 nhân dân tích cực hưởng ửng. Cùng với sự phát huy sức mạnh cùa cả hệ thống chính trị, có sự đổi mới trong quản lý, chỉ đạo điều hành, công tác giảm nghèo cùa huyện có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được nâng lên. Hiện nay trên địa bàn huyện không còn hộ đói, số hộ khá, giàu tăng, hộ nghèo giảm. Tỷ lệ hộ nghèo cuổi nãm 2016 là 7,34% đến cuối năm 2020 giảm còn 3,04% với 1.273 hộ nghèo với 3.816 khẩu nghèo; hộ cận nghèo còn 2.270 hộ với 8.038 khẩu chiếm 5,41%, Công tác giảm nghèo cùa huyện đã bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, đã tập trung chỉ đạo xây dựng, triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn huyện, đề ra mục tiêu phấn đấu cho từng năm thông qua các cuộc họp giao ban, các buổi làm việc với từng xã, thị trấn nhằm đề ra các biện pháp thực hiện tốt công tác giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân dầu người tăng lên (hiện nay là 56 triệu đông/người/năm). Công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác đầu tư phát triển giáo dục được quan tâm, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Cơ sỏ hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng phục vụ đời sống người dân, giúp hộ nghèo trên dịa bàn huyện được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bàn như: trường học, trạm y tế, nhà ở, công trình nước hợp vệ sinh, trạm truyền thanh xã....nên đã góp phần từng bước có hiệu quả trong công tác giảm nghèo. Cơ sở hạ tầng thông tin tuyên truyền được đầu tư, từng bước phát triển phục vụ cho chương trình “giảm nghco thông tin” cho người dân. Đội ngũ cán bộ cơ sở được dào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quàn lý, điêu hành giúp tình hình kinh te - xà hội ở địa phương ngày càng phát triển. * Nguyên nhân đạt được những kết quà nêu trên là: Có sự phân công rõ ràng cho từng thành viên Ban chỉ đạo Các chương trình mục tiêu quốc gia của huyện phụ trách từng xã, thị trấn nhằm giúp đỡ chăm lo cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Công tác tuyên truyền phong phú, đa dạng về nội dung, cách thức, sử dụng các phương tiện truyền thông qua đài phát thanh, truyền hình; qua báo chí; qua các bản tin trên website huyện, bản tin xã, thị trấn; qua các lớp tập huấn; qua các buổi họp khu phố, tổ nhân dân tự quản đề tuyên truyền, vận động một cách sâu rộng đen người dân nên chủ trương, chính sách về giảm nghèo bền vững nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo ra hiệu ứng sâu rộng, làm chuyền biến nhận thức của các hộ nghèo trong chương trình về ý nghĩa tự vươn lên thoát nghèo, phần nào khắc phục tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của xã hội, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Công tác điều tra, khảo sát, cập nhật biến động tàng, giảm hộ nghèo định kỳ hàng quý, năm theo chuân mới và quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện tốt, cụ thể từng địa bàn, rà soát từng nhóm đối tượng, để làm cơ sở cho việc xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo và đưa ra những biện pháp đồng bộ, phù hợp để thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của huyện, góp phần thắng lợi trong công tác giảm nghèo và đàm bào an sinh xã hội hiệu quả, nhanh chóng. Chính sách giảm nghèo được duy trì thực hiện đến nay tại huyện đã có ảnh 18 hưởng tích cực đến công tác giảm nghèo bền vững của huyện. Trong số các chương trình hỗ trợ tín dụng và chương trình cho vay học sinh, sinh viên của Ngân hàng chính sách xã hội là hai chương trình tín dụng hiệu quả nhất, hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận giáo dục và tạo công ăn việc làm cho những hộ sản xuất nhỏ. Đồng thời, kết họp các nguồn vốn của quỹ quốc gia giải quyểt việc làm, Quỹ xóa đói giảm nghèo tập trung cho vay đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, mờ rộng ra các hộ khá trên cơ sở hình thành hộ kinh doanh trên địa bàn. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ chăm sóc sửc khỏe; chính sách miễn giảm học phí theo hướng dân của Ủy ban nhân dân tỉnh; chính sách ưu đãi tín dụng cho học sinh, sinh viên nghèo; các chính sách phổ cập các bậc học và xoá mù chữ nhằm nâng cao học vấn cho người nghèo/cận nghèo thiếu hụt về chỉ số y tế, giáo dục. Việc giám sát và kiểm tra đôn dốc thực hiện chính sách giảm nghèo hiện nay tại huyện được thực hiện khá tốt. 2.2.2.Hạn chế và nguyên nhân * Hạn chế Công tác thực hiện chính sách giảm nghèo bền vừng của huyện Hòn Đất trong những năm qua tuy đạt được nhiều kết quả, nhưng vẫn còn một số hạn chế. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vừng giai đoạn 20162020 huyện Hòn Đất nhận định ràng: Công tác giảm nghèo của huyện tuy đạt được kết quả cao nhưng chưa thật sự bên vừng, còn một sôố xã tỷ lệ hộ nghèo còn cao (xã Bình Giang, xã Thổ Sơn), tỳ lệ hộ nghèo thoát nghèo nằm sát chuẩn còn nhiều, nguy cơ tái nghèo cao. Cụ thể như sau: Một số xã, thị trấn còn lúng túng trong phương pháp hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tỷ lệ hộ tái nghèo còn cao (năm 2016 có 998 hộ thoát nghèo, 305 hộ nghèo phát sinh, 12 hộ tái nghèo; năm 2017 có 748 hộ thoát nghèo thì lại có 218 hộ nghèo phát sinh, 6 hộ tái nghèo; năm 2018 có 562 hộ thoát nghèo, 154 hộ nghèo phát sinh, 04 hộ tái nghèo; năm 2019 có 468 hộ thoát nghèo, 117 hộ nghèo phát sinh, 8 hộ tái nghèo; năm 2020 có 555 hộ thoát nghèo, 96 hộ nghèo phát sinh, 18 hộ tái nghèo), số hộ cận nghèo khá cao, số hộ vươn lên khá giả ít; tỳ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn (35% trong tổng số hộ nghèo của toàn huyện). Nguồn vốn cho hộ nghèo vay đã được nâng lên nhưng vẫn còn thấp (50- 100 triệu đồng), chỉ mang tính hồ trợ cho hộ nghèo, vì với đồng vốn thấp thì người nghèo chỉ sử dụng trong đầu tư buôn bán nhỏ không có sàn phẩm để tiếp cận với thị trường có tiêm năng. Nguồn vốn cho vay đối với học sinh, sinh viên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi vốn vì sinh viên khi ra trường không có việc làm hoặc thời gian tìm việc quá lâu dẫn đến khó có khả năng trả nợ vay. Đối với các trường hợp bệnh hiềm nghèo (thận, ung thư,...) nguy cơ họ tái nghèo rất cao. Các chính sách hỗ trợ như hiện nay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo là không phù hợp. Vì họ không cỏ khả năng lao động, không thể làm việc để tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân. 19 Cán bộ chuyên trách giảm nghèo của xã, thị trấn thường xuyên thay đổi nên chưa được đào tạo bài bản và mang tính liên tục. Phân lớn người dân các hộ nghèo còn vướng các vấn đề như: đông con, trình dộ còn hạn chế, thiếu phương tiện và tư liệu sản xuất, diện tích nhà ờ, không có phương án làm ăn hiệu quả, thiếu ý thức, một số ít hô nghèo còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và xã hôi, ít chịu khó đầu tư trang bị kiến thức, tay nghề để nâng cao chất lượng và năng suất lao động, sa vào tệ nạn xã hội...Số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập còn nằm sát chuẩn nghèo khá nhiều. Nguy cơ tái nghèo cao. Các chi số đo thiếu hụt về trình độ giáo dục người lớn, trình độ nghề, bảo hiểm xã hội và nhà ở của thành viên hộ nghèo trên địa bàn huyện là tương đối cao. Phần lớn các hộ nghèo có trình độ học vấn thấp, lao động bằng các nghề như: Phụ giúp việc nhà, buôn bán gia đình, làm công ăn lương trong các cơ sở kinh tế nhỏ, hộ kinh tế gia đình nên không có điều kiện tham gia bảo hiểm xã hôi; bản thân các hộ nghèo cùng không muốn tham gia vào các lớp đào tạo nghề ngắn hạn để nâng cao tay nghề do mất nguồn thu nhập trong quá trình tham gia học. Mặt bằng kinh tế - xà hội địa phương còn chưa phát triển cao, việc kêu gọi đầu tư xóa các khu nhà tạm bợ, ... gặp nhiều khó khăn, nên khó kéo giảm chiều nhà ờ cho các hộ nghèo, đặc biệt là các hộ nhà ờ đơn sơ, thiếu kiên cố, chưa có nhà. Việc lập danh sách đề nghị cấp BHYT, gia hạn sổ hộ nghèo ở các xã, thị trấn hàng năm thực hiện còn quá chậm, sai sót nhiều làm ảnh hường đến việc khám chữa bệnh và thụ hưởng các chính sách của người dân. Việc tuyên truyền về hỗ trợ cho người lao động có nhu cầu đi làm việc nước ngoài trong đó có thành viên là hộ nghèo, hộ cận nghèo tuy được triển khai rộng rãi nhưng số lao động là người nghèo, cận nghèo chưa có tham gia. Vì điều kiện gia đình khó khăn, người nghèo chưa quan tâm học nghề, ngoại ngừ, không muốn đi xa gia đình cùng với nguyên nhân khách quan là yêu cầu của thị trường lao động nước ngoài khẳt khe khiến cho lao đông nghèo với trình độ học vấn, tay nghề hạn chế không có cơ hội được tuyển dụng. * Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do: Căn cứ vào thực tiễn kinh tế xã hội của Việt Nam cũng như tại địa bàn huyện Hòn Đất, có thể thấy nguyên nhân cùa những hạn chế trong công tác thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hòn Đất gồm: Sự tăng trưởng kinh tế có tác động rất lớn đến mục tiêu giảm nghèo. Chuẩn nghèo được nâng lên theo từng giai đoạn phát triển của đất nước, theo đó nhiêu hộ vừa thoát nghèo có khả năng tái nghèo cao. Những hộ có thu nhập nằm ngay sát chuẩn nghèo thì lại rơi vào tình trạng nghèo theo chuẩn mới. Tình trạng ô nhiễm môi trường từ các các chợ tự phát ngày càng nghiêm trọng, việc sử dụng ngụôn nước từ kênh, rạch không hợp vệ sinh là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong địa bàn. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tật nặng ảnh hưởng đến sức lao động, làm giảm thu nhập do sức khỏe yếu và kéo theo các chi phí cho sửc khỏe, bệnh tật khiến người lao động càng nghèo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất