Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận một số biện pháp giáo dục đạo hiếu của phật giáo trong đời sống thực t...

Tài liệu Tiểu luận một số biện pháp giáo dục đạo hiếu của phật giáo trong đời sống thực tiễn hiện nay

.PDF
26
1
63

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIỆN TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG BÀI THU HOẠCH MÔN: TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC “ĐẠO HIẾU” CỦA ĐẠO PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN HIỆN NAY” Họ và tên học viên: Phan Trọng Đông Mã số học viên: AF211240 Lớp: A22 Khóa: K72 NGHỆ AN - 2021 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIỆN TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG BÀI THU HOẠCH MÔN: TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC “ĐẠO HIẾU” CỦA ĐẠO PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN HIỆN NAY” Họ và tên học viên: Phan Trọng Đông Mã số học viên: AF211240 Lớp: A22 Khóa: K72 NGHỆ AN - 2021 1 Phần một. Mở đầu Đạo Hiếu vốn là truyền thống quý báu tốt đẹp của dân tộc ta, tinh thần ấy được giữ gìn, bảo tồn, phát huy qua bao thế hệ. Đạo Hiếu được bắt nguồn từ tấm lòng tri ân, là sự bày tỏ, đền đáp công lao dưỡng dục của mẹ cha - người đã đem lại cho ta sự sống, nâng đỡ ta từ bước đi đầu tiên. Đạo làm con phụng dưỡng cha mẹ là để báo đền ân đức nhưng không có nghĩa là chỉ phụng dưỡng cha mẹ về vật chất mà còn về tinh thần, không để cha mẹ lo lắng, phiền muộn. Cũng như thế, Phật giáo với triết lý nhân sinh cao cả mang trong mình giá trị nhân văn sâu sắc khi luôn hướng về cội nguồn. Phật giáo gần gũi với Hiếu đạo trong truyền thống dân gian vì gia đình được xây dựng trên nền tảng của luân lý thành kính, tấm lòng biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên. Người Việt Nam vốn coi trọng các giá trị đạo đức truyền thống, coi các chuẩn mực đạo đức là thước đo nhân cách con người. Cách ứng xử trong gia đình cũng như ngoài xã hội đều trong vòng luân thường đạo lí, trong đó mối quan hệ gia đình được đề cao vì đó là nguồn gốc, nền tảng cho các mối quan hệ khác. Trong quan hệ gia đình chữ Hiếu đóng vai trò vô cùng quan trọng, Hiếu không đơn thuần chỉ là hành vi ứng xử đạo đức của con cái đối với cha mẹ mà hơn thế nữa, suy rộng ra chữ Hiếu còn bao gồm các mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình dòng tộc, là sự ghi nhận, tưởng nhớ của con của thế hệ sau đối với thế hệ trước. Đạo Hiếu không chỉ là Hiếu với cha mẹ mình như người xưa vẫn nói, trong thời đại ngày nay, Hiếu còn là Hiếu với nhân dân, với toàn dân tộc. Đây là điều mà các nhà tư tưởng đạo đức hướng đến, chính cái nhìn từ bi của Phật giáo đã tiếp thêm sức sống cho dân tộc và khơi nguồn thêm cho dòng thác nhân đạo của dân tộc Việt Nam chảy mạnh vào nghĩa sống vô cùng, đó là lòng hiếu thảo. Chúng ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những mặt tích cực, kinh tế thị trường cũng gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống đạo đức, tinh thần của thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai đất nước. Thực trạng đó đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, đòi hỏi cộng đồng phải dành sự quan tâm, 2 nghiên cứu nhiều hơn đến đạo đức - vấn đề cần được quan tâm trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Tình hình đạo đức ở Việt Nam hiện nay đặt ra vần đề muốn giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức của dân tộc cần nghiên cứu tư tưởng đạo Hiếu trong Phật giáo, bởi đạo Hiếu trong Phật giáo có tầm ảnh hưởng rộng lớn tới nếp sống, phong tục, tập quán người Việt, là tư tưởng mang giá trị nhân văn sâu sắc. Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục Đạo Hiếu của Phật giáo trong đời sống thực tiễn hiện nay” làm bài thu hoạch môn Tôn giáo và Tín ngưỡng của Lớp cao cấp lý luận chính trị. Thông qua đề tài, tác giả muốn góp phần làm rõ vai trò, ý nghĩa tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, trên cơ sở đó vận dụng linh hoạt vào công tác giáo dục đạo hiếu trong đời sống xã hội hiện nay. Bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! 3 Phần hai. NỘI DUNG 1. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ “ĐẠO HIẾU” TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1.1. Tư tưởng về “Đạo Hiếu” trong Phật giáo Trong kinh tạng Nguyên Thủy đức Phật thường dạy rằng một trong những cách hành xử căn bản của con người đó là việc biết ơn và đền ơn. Kinh Tăng Chi I có nói rằng biết ơn là phẩm chất của một người cao thượng, người biết ơn là một trong ba hạng người hy hữu trên thế gian này. Phật giáo thường nói đến bốn ân căn bản mà một người Phật tử thường phải ghi nhớ và đền đáp là: ân cha mẹ, ân Tam bảo, ân quốc gia và ân chúng sinh. Bốn ân này được xem trọng vì theo giáo lý Nghiệp và Duyên Khởi của Phật giáo trong vô lượng kiếp trước cho đến đời hiện tại mỗi người đều đã tạo ra vô số nhân duyên khác nhau, đã thọ ân của vô số chúng sinh và đến đời này lại thọ ân của cha mẹ đã sinh thành nuôi nấng, ân Tam bảo đã soi sáng và dẫn bước trên đường tu học và ân quốc gia đã bảo bọc, chăm lo cho cuộc sống mình được bình an, hạnh phúc. Trong bốn ân nói trên, ân cha mẹ là ân căn bản và phổ biến nhất. Nói cách khác, theo đức Phật, người con có hiếu thảo không phải là người con “cha mẹ đặt đâu thì ngồi đó” hay chỉ biết “vâng dạ nuông chiều” Trái lại, người con hiếu phải đầy đủ bản lĩnh, sẵn sàng và khéo léo hướng dẫn cha mẹ trở về con đường chân chính, lợi ích, để cha mẹ thật sự an lạc: “Nếu cha mẹ ương ngạnh, si mê tà kiến, không tin Tam Bảo, hung hiểm bạo ngược, tàn ác bất nhân, gây nhiều nghiệp dữ, người con có hiếu phải biết khuyên can cha mẹ, khiến sinh tín tâm, quay về chính đạo, gần gũi bạn lành, mở lòng bồ-đề, tu thiền niệm Phật, làm cho cha mẹ thường được an ổn” [1]. Như vậy, Hiếu theo thế gian chỉ trong một đời, đó là sự báo ân trong hiện tại đối với ông bà, cha mẹ còn Hiếu theo Phật giáo theo thời gian không thể tính hết, nhờ vậy cha mẹ được phước thọ vô cùng, đó là đại hiếu. Hiếu thảo không chỉ là mến yêu, cung kính, vâng lời, phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống và thờ phụng, tưởng nhớ khi cha mẹ đã qua đời, mà còn là 4 việc hướng cha mẹ đến với điều thiện lành, xa lánh điều xấu ác và bản thân người con cũng phải sống tốt để cha mẹ vui lòng. Đức Phật dạy muốn đáp đền công ơn cha mẹ một cách đầy đủ, trọn vẹn. Đối với đạo Phật, những việc làm xuất phát từ lòng hiếu thảo mang lại lợi ích thiết thực cho cha mẹ trong hiện tại và tương lai mới chính là hiếu. Khi nghiên cứu Phật giáo, chúng ta phải thừa nhận rằng đức Phật đặc biệt nhấn mạnh đến hiếu hạnh và làm thế nào để báo đáp hiếu hạnh có hiệu quả cao và công đức lớn. Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông, hằng năm cứ vào ngày rằm tháng Bảy, toàn thể tăng ni Phật tử noi theo gương hiếu của đức Mục-kiền liên long trọng tổ chức đại lễ Vu-Lan-bồn, để tưởng nhớ và báo đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Chính vì thế ngày lễ Vu Lan đã được xem là ngày cha mẹ trong Phật giáo. Đạo Hiếu trong Phật giáo mang ý nghĩa bao quát, đề cập đến “Tứ Ân”: Ân cha me: Là ơn sinh thành, dưỡng dục. Ân thầy cô: Là ơn người đã dạy dỗ, mang lại kiến thức cho ta. Ân quốc gia xã hội: Là ơn đảm bảo cho chúng ta có cuộc sống ấm no, hòa bình, ổn định. Ân chúng sinh đồng bào: Là ơn những người sản xuất ra của cải vật chất giúp chúng ta tồn tại. Tóm lại, mùa Vu Lan báo hiếu đã đến, hình ảnh thân thương của cha mẹ, ông bà như sống dậy mãnh liệt trong tâm trí những người con hiếu thảo. Người có phước duyên còn được cha mẹ bên cạnh, hãy giữ gìn, chăm sóc tâm hiếu, hạnh hiếu cho đúng pháp Phật dạy để tạo dựng một gia đình hạnh phúc, đầm ấm. Những người không còn được chở che trong tình thương vô giá của cha mẹ, hãy nỗ lực tu tâm, tạo thật nhiều công đức, phước thiện để hồi hướng đến cha mẹ. Đạo Phật với sự từ bi, nhân ái, triết lý nhân sinh cao cả, nhân văn sâu sắc luôn hướng về cội nguồn, tư tưởng “đạo Hiếu” của Phật giáo rất gần gũi với Hiếu đạo trong truyền thống dân gian, là sự thể hiện tấm lòng biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên, hướng về cội nguồn. 5 1.2. Tư tưởng “Đạo Hiếu” trong Phật giáo Việt Nam Mang tinh thần chung của đạo Hiếu của Phật giáo, nội dung tư tưởng “đạo Hiếu” trong Phật giáo Việt Nam thể hiện trên hai phương diện hiếu dưỡng vật chất và hiếu dưỡng tinh thần. Thứ nhất, hiếu dưỡng cha mẹ về vật chất: Trước nhất, những người con nên báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ bằng của cải vật chất, tiền bạc, sự chăm sóc và lòng thương kính. Nuôi dưỡng cha mẹ bằng tất cả khả năng của mình, người con phải tận tụy chăm sóc, tôn kính cha mẹ, phục vụ cha mẹ bằng mồ hôi và tài sản có được từ nếp sống lành mạnh, chân chính, làm cho cha mẹ sống an vui, thoải mái với những tình cảm tốt đẹp nhất. Người con sẽ nhận thức được rằng không có thứ hạnh phúc nào to lớn và quý báu cho bằng thứ hạnh phúc khi cha mẹ còn sống với chúng ta. Phương thức đền đáp công ơn cha mẹ về phương diện vật chất rất được xem trọng trong Phật giáo nước ta. Chính từ phương thức này, chúng ta mới có thể đánh giá một cách thực tế thế nào là một người con hiếu thảo đúng nghĩa. Mọi tài sản vật chất mà người con đền đáp cho cha mẹ phải là những thứ tài sản hợp pháp, chân chính, phát sinh từ đời sống lành mạnh. Người con nuôi dưỡng cha mẹ bằng các nghề bất chính, vi phạm pháp luật, tổn thương hạnh phúc của người khác hẳn không phải là cách báo hiếu có ý nghĩa và nhất là có thể vô tình gián tiếp đưa cha mẹ vào vòng ảnh hưởng của nghiệp bất thiện và tội lỗi. Người con có hiếu phải biết ơn và đền ơn cha mẹ được coi là một bậc chân nhân, là người sống gương mẫu ở đời: “ Đối với bậc chân nhân, thiện nhân, hai đặc tính này sẽ được biết đến, đó là biết ơn và đền ơn đúng pháp” [2]. Đạo Hiếu trong Phật giáo nước ta ngoài việc hướng dẫn con cái hiếu dưỡng cha mẹ về đời sống vật chất, cần phải biết cách hiếu dưỡng cha mẹ về tinh thần. Bởi lẽ mục đích của cuộc sống nhân sinh không chỉ có được “chén cơm manh áo” mà còn cần đến đạo đức và đời sống tinh thần. Thứ hai, hiếu dưỡng về mặt tinh thần: Về phương diện này, người con hiếu thảo phải tự gạt bỏ tâm lý như tham lam, sân hận, si mê, gạt người cướp 6 của, nỗ lực làm các việc thiện đem lại lợi ích cho mình và mọi người. Nói chung hiếu thảo trước nhất là biết cách hoàn thiện nhân cách đạo đức cho chính mình, để cha mẹ an tâm và hãnh diện: “Làm con hiếu thảo theo lời kinh dạy là cố gắng tu trì, diệt trừ tội chướng, thanh tịnh hành vi, cha mẹ hiện tiền sống lâu trăm tuổi, tổ tiên quá khứ rũ sạch oan khiên” [1]. Hiếu thảo được xem là vấn đề trọng đại nhất của đạo làm người, một người bất hiếu thì chắc chắn không hoàn thành bất cứ đạo lý nào một cách trọn vẹn mà nhân quả đời sau còn thấy rõ. Đức Phật dạy mọi việc đều xuất phát từ luật nhân quả ba đời, nhân thiện sẽ gặt hái quả lành. Con cái giữ trọn đạo Hiếu với cha mẹ xứng đáng được ca ngợi. Trái lại, việc con cái thiếu trách nhiệm, hắt hủi cha mẹ khi về già hoặc lúc bị đau ốm, bệnh tật là bất hiếu. Hành vi con cái ngược đãi, ruồng rẫy cha mẹ già không còn là chuyện của một cá nhân, hoàn cảnh của một gia đình đơn lẻ mà là một hiện tượng xã hội. Hiện tượng này nếu không được điều chỉnh sẽ để lại những hệ lụy xã hội như hình thành những nhận thức lầm lạc, những ứng xử thiếu văn hóa, hành vi vô nhân đạo và hậu quả lớn hơn là cả một thế hệ tương lai của đất nước cũng sẽ bị ảnh hưởng. Phật giáo cũng nêu lên rằng con người có kiếp sau, theo luật nhân quả khi sống hiếu thảo, khi chết được lên cõi “Niết Bàn”, còn gây nghiệp ác thì ác giả ác báo, sống bội bạc, bất hiếu với cha mẹ thì sau này sẽ bị đày xuống “âm ty địa phủ” trở thành ngã quỷ, súc sinh, không được hóa kiếp làm người. Ngoài ra, một mặt chúng ta hiếu dưỡng cha mẹ, mặt khác chúng ta cần giữ gìn đời sống đạo đức bằng cách làm các việc thiện cho xã hội. Đây mới là cách báo hiếu có giá trị đạo đức cao: “Tất cả đại chúng nên phát tâm thành, cúng dường tam bảo, hiếu thuận mẹ cha, thọ trì Phật giới, tu mọi hạnh lành, cúng dường cha mẹ như cúng dường Phật, mong báo thâm ân.” [1]. Không những vậy, người con hiếu thảo còn phải biết tu tâm tích đức để đền đáp ân nghĩa của cha mẹ: “Nên phát hiếu tâm làm mọi việc lành, dựng nên đạo tràng, cúng dường tam bảo, tụng kinh lễ sám, sám hối phát nguyện, tu các công đức, hồi hướng cha mẹ, hiện tại và quá khứ.” [1]. 7 Người con hiếu thảo ngoài việc hoàn thiện nhân cách đạo đức, tìm con đường giác ngộ, giải thoát cho chính mình, còn phải biết khéo léo hướng cha mẹ bỏ tà về chính, khuyên cha mẹ làm các việc lành để giúp loại trừ các nghiệp ác sống an vui, tự tại. Người con có hiếu không phải là người con “cha mẹ đặt đâu thì ngồi đó” hay chỉ biết “vâng dạ nuông chiều.” Trái lại, người con hiếu phải đầy đủ bản lĩnh, sẵn sàng và khéo léo hướng dẫn cha mẹ trở về con đường chân chính: “Nếu cha mẹ ương ngạnh, si mê tà kiến, không tin Tam Bảo, hung hiểm bạo ngược, tàn ác bất nhân, gây nhiều nghiệp dữ, người con có hiếu phải biết khuyên can cha mẹ, khiến sinh tín tâm, quay về chính đạo, gần gũi bạn lành, mở lòng bồ đề, tu thiền niệm Phật, làm cho cha mẹ thường được an ổn” [1]. Chăm sóc, thương yêu cha mẹ là điều quý, cần thiết nhưng khuyên cha mẹ kết duyên với Phật pháp, kính tin Tam bảo, mới thực sự quan trọng và là cách báo hiếu dài lâu cho cha mẹ ta: “Có con đường đưa đến từ bỏ, vượt qua sợ hãi của sinh già bệnh chết, không làm chia rẽ mẹ con, đó là con đường thánh gồm tám nhánh, chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tinh tiến, chính niệm, chính định” [2]. Nhờ tụng kinh, niệm Phật mà buồn phiền của ông bà, cha mẹ tạm lắng yên, tâm hồn nhẹ nhàng an vui. Khi đã hướng tâm về Tam bảo, vui với cảnh chùa, giúp họ nhận ra những việc làm cần thiết cho quãng đời còn lại: “Hiện tiền đại chúng thiện nam, tín nữ phải phát hiếu tâm cúng dường cha mẹ, khuyên tu thập thiện, cùng chứng đạo quả, cùng thành Bồ Đề, đời này an vui, đời sau hạnh phúc” [1]. Nói tóm lại, đạo hiếu trong Phật giáo ở Việt Nam thể hiện trọn vẹn cả hai phương diện hiếu dưỡng vật chất và hiếu dưỡng tinh thần. Để hiếu dưỡng cha mẹ về vật chất, người con phải tận tụy nuôi nấng, chăm sóc, tôn kính cha mẹ đúng pháp, phục vụ cha mẹ bằng mồ hôi và tài sản có được từ nếp sống lành mạnh, chân chính, làm cho cha mẹ sống an vui, thoải mái với những tình cảm tốt đẹp nhất. Để hiếu dưỡng cha mẹ về phương diện tinh thần, người con trước hết phải tự trau dồi tốt bản thân mình, làm tất cả những gì tốt đẹp nhất, xa lánh 8 những điều xấu xa, tội lỗi, đem tiếng thơm về cho gia đình, để cho cha mẹ có thể tự hào và hãnh diện với mọi người, hướng cha mẹ vào làm việc thiện cho xã hội. 2. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA “ĐẠO HIẾU” PHẬT GIÁO VỚI ĐẠO ĐỨC TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY 2.1. Những ảnh hưởng tích cực từ “Đạo Hiếu” Phật giáo đến đạo đức trong xã hội hiện nay Phật giáo sau khi du nhập vào Việt Nam đã tiếp ứng với văn hóa, đạo đức người Việt tạo nên một sự kết hợp đa dạng mà sâu sắc. Đặc biệt, đạo Hiếu trong Phật giáo hướng con người đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, kính trọng cha mẹ rất phù hợp với đạo lý hiếu nghĩa của nhân dân Việt Nam. Đạo Hiếu là đạo căn bản làm người, là bản chất của đạo đức mà tất cả mọi người đều có khả năng thể hiện vai trò lòng hiếu thảo của bản thân mình. Có thể nói, đây là điểm khởi đầu để phát huy và nuôi dưỡng nền luân lý đạo đức của con người trong gia đình và trong mọi quan hệ xã hội, nó được xem như là một trong những nguyên tắc đạo đức cơ bản nhất trong quan hệ luân lý giữa người và người, giữa những thành viên trong gia đình và trong xã hội. Đối tượng của Hiếu đạo theo Phật giáo là mối quan hệ con cái và cha mẹ trong nhiều đời. Vì thế chúng ta không phải chỉ hiếu thuận cha mẹ của mình trong hiện tại mà còn phải thể hiện lòng hiếu thảo và báo đáp đến cha mẹ ở quá khứ. Thực hiện lòng hiếu thảo từ cha mẹ của mình rồi đến cha mẹ của mọi người, bởi cuộc sống là tổng hợp của các mối liên hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với môi trường xung quanh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của cá nhân ấy. Phận làm con nên biết rằng trên đường đời, người thầy đầu tiên của con chính là cha mẹ. Cha mẹ dìu dắt con những bước chập chững đầu tiên. Cha mẹ dạy con những bài học đầu tiên. Cha mẹ chuẩn bị hành trang cho những đứa con khi bước vào đời. Vì vậy, nghe lời, vâng lời cha mẹ trước tiên là biết vâng theo, tập theo cái đúng. Sau đó là tự mình nhận thấy đúng mà tự giác tiếp thu. 9 Bấy giờ mới rõ những điều cha mẹ khuyên răn, dạy dỗ là điều hay, lẽ phải. Biết nghe, biết vâng lời cha mẹ là tỏ ra biết kính, biết thương, hiếu thảo với cha mẹ. Trước đây, chúng ta quan niệm rằng con cái phải tuyệt đối phục tùng cha mẹ, vì con cái hiếu lễ là phục tùng răm rắp lời dạy của cha mẹ. Con kính hiếu với cha mẹ chỉ một lòng thờ mẹ kính cha, nhất thiết không được trái lời. Ngày nay, quan niệm truyền thống ấy có phần thay đổi. Con cái vâng lời cha mẹ, đồng thời cũng có quyền bàn bạc, góp ý với cha mẹ để công việc đạt kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, khi góp ý, con cái phải giữ thái độ lễ phép và đúng mực. Cha mẹ gánh vác trách nhiệm chính trong gia đình nên có quyền quyết định mọi việc, song cha mẹ cũng nên biết lắng nghe tâm tư, tình cảm của các con, hiểu rõ tính nết của con, để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục thích hợp, có hiệu quả hơn. Có như vậy, quan hệ giữa cha mẹ và con cái mới thật sự gắn bó và gia đình sẽ sống trong không khí đầm ấm thuận hòa, tôn trọng lẫn nhau. Đó là các yếu tố để tạo nên hạnh phúc gia đình. Do đó, chữ hiếu ngày nay dù có mang nét mới của thời đại nhưng vẫn là đức lớn trong đạo làm người của dân tộc ta. Mỗi một thời đại phải đối mặt với nhiều vấn đề như vấn đề xã hội, vấn đề giá trị của cuộc sống và có lúc dòng xoáy của cuộc đời khiến con người bị lúng túng, không biết ứng xử như thế nào cho đúng mực. Tuy nhiên, việc hoàn thiện chính bản thân mình phải có ích cho gia đình, cho xã hội và phải luôn cẩn trọng, không để đánh mất mình, nhất là không để cho cha mẹ phải lo lắng, phiền lòng. Đó cũng là một cách thể hiện tấm lòng hiếu thảo của bạn đối với ông bà, cha mẹ. Phật giáo dạy chúng ta chỉ cần bạn sống chân thành với ông bà, cha mẹ, quý trọng thời gian ở bên những người thân và lắng nghe những tâm tư, tình cảm của họ thì bạn sẽ có cách thể hiện lòng hiếu thảo của mình. Cuộc sống bộn bề, hào nhoáng khiến bao người con bị cuốn theo ma lực của tiền tài, danh vọng. Vì thế những ngày của cha, ngày của mẹ, tinh thần của mùa Vu Lan báo hiếu như là một lời thức tỉnh những người con quay về với cha mẹ để giữ trọn đạo làm con hiếu thuận, đây cũng là dịp để mỗi người con 10 sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn, gửi gắm tình cảm và hành động thực sự tới cha mẹ và những số phận xung quanh mình. Trong các sinh hoạt lễ hội truyền thống của Phật giáo Đại thừa, thì đại lễ Vu Lan mang nhiều ý nghĩa trọng đại, vừa thiêng liêng trong đời sống tâm linh của cộng đồng Phật giáo, lại vừa mang giá trị đạo đức và tình cảm gần gũi thân thương, thấm sâu trong đời sống dân gian, chan hòa trong đời sống mỗi gia đình. Theo truyền thống, lễ Vu Lan được tổ chức hàng năm vào ngày Rằm tháng Bảy, thể hiện tấm lòng hiếu đạo của người con Phật và từ oai đức của chư Tăng [3]. Mùa Vu Lan báo hiếu đã được hình thành trên tinh thần hóa giải nghiệp lực, cứu khổ ban vui, khơi nguồn hiếu đạo cho mọi người. Từ đó mùa Vu Lan đã trở thành ngày đại lễ của những người con chí hiếu và cũng là cơ hội để những người con Phật thể hiện tấm lòng hiếu đạo của mình. Từ một ngày lễ trong vô số ngày lễ của Phật giáo, lễ Vu-Lan đã được cộng đồng xã hội quan tâm và là ngày lễ báo hiếu chung cho cả dân tộc. Trước hết có thể nói, đây là điều rất đáng tự hào của Phật giáo, vì Phật giáo vốn không phô trương thế nhưng mạch sống đạo đức và tâm linh của Phật giáo đã thấm sâu trong tâm tư , tình cảm của mỗi một người dân Việt. Thật ra, điều này cũng dễ hiểu, bởi vì tất cả mọi người được sinh ra ở cõi đời này, từ một người lam lũ ở miền quê đến một người giàu sang ở chốn đô thành, thì không một ai có thể lớn khôn trưởng thành mà không ở trong vòng tay nâng niu chăm sóc dưỡng nuôi của ông bà, cha mẹ. Đối với bản thân mỗi chúng ta, khi nghĩ về hai đấng sinh thành, thường thì chúng ta chỉ nghĩ đến cha mẹ hiện đời, thậm chí chữ hiếu có khi còn lo không trọn, huống gì là nghĩ đến cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp. Có thể nói rằng đây là một điều đáng tiếc rất lớn đối với những người con Phật. Tuy nhiên, nhờ vào kinh Vu-Lan-Bồn, chúng ta được biết đến tấm gương hiếu đạo của Tôn giả Mục Kiền Liên, nhất là khi được nghe đức Phật chỉ bày phương cách báo hiếu cho cha mẹ hiện đời cũng như cha mẹ đã quá vãng, chúng ta mới thật sự thấy mình là những đứa con bất hiếu, mới thật sự xót xa vì đã chưa thể hiện được điều gì thật ý nghĩa để đền đáp ân sinh thành dưỡng dục. 11 Ngày lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Những hiện tượng tiêu cực về đạo Hiếu đang xảy ra trong xã hội hiện nay đã đặt ra rất nhiều vấn đề bức xúc mà chúng ta phải giải quyết. Bên cạnh việc phát huy, nêu gương những tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, thì chúng ta cũng cần phải lên án và phê phán các hiện tượng con cái ngược đãi cha mẹ. Muốn thực hiện được điều đó, chúng ta phải nâng cao hơn nữa vai trò của giáo dục chữ Hiếu trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Những ảnh hưởng tiêu cực từ “Đạo Hiếu” Phật giáo đến đạo đức trong xã hội hiện nay Chữ Hiếu ở mỗi thời khác nhau, do sự khác biệt về ý thức và hoàn cảnh xã hội luôn đặt sự nhận thức khác nhau về bổn phận, trách nhiệm của người con phải hành xử như thế nào cho trọn tình hiếu nghĩa với cha mẹ. Chính vì vậy, trong buổi giao thời chữ Hiếu rất quan trọng, ngày nay công nghệ khoa học bùng nổ mạnh mẽ, chúng ta tiếp nhận nhiều nguồn thông tin khác nhau: Internet, truyền hình, báo, di động…Trong đó, thông tin tốt xấu đan xen lẫn nhau, mỗi quan hệ trong gia đình từ đó ngày một giảm dần, con cái ít nhận thông tin từ cha mẹ, tình cảm xa cách. Cuộc sống hối hả, tình người hời hợt, kẻ sống đua đòi, háo danh, quên đi tình cảm thiêng liêng nhất là gia đình, quên rằng mình chỉ có duy nhất một người cha và một người mẹ trên đời. Chuyện bao đời nước mắt chảy xuôi chứ chẳng bao giờ chảy ngược, những tấm gương cha mẹ sớm hôm khổ nhọc tần tảo nuôi con ăn học thành tài rất nhiều nhưng khi con thành tài chăm lại cha mẹ không phải nhiều, thậm chí có chuyện con làm phật lòng cha mẹ vì tranh chấp tài sản quyền thừa kế. 12 Trong xã hội chúng ta hiện nay do những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường ít nhiều đã xuất hiện lối sống thực dụng, chạy theo lợi ích vật chất tầm thường mà quên đi những giá trị truyền thống của bản sắc văn hoá dân tộc, quên đi những nghĩa vụ thiêng liêng của con cái đối với cha mẹ. Những giá trị nhân văn trong quan niệm đạo Hiếu đã thấm sâu vào văn hóa Việt. Tuy nhiên, trải qua nhiều thời đại, quan niệm về những giá trị đó có thể bị thay đổi. Do đó, khi vận dụng vào cuộc sống đã không mang đầy đủ ý nghĩa đích thực của nó, biến đạo hiếu trở thành một thứ hình thức, dẫn đến việc thực hành đạo hiếu chỉ còn là trách nhiệm, nghĩa vụ mà không xuất phát từ đáy lòng, từ trong tâm. Hoặc nếu không gượng ép thì cũng là thỉnh thoảng, không thường xuyên mà nhiều khi còn mang tính thời điểm, cơ hội, sử dụng cha mẹ như những “công cụ” để mang lại lợi ích cho bản thân. Thật xót xa khi xã hội còn có những đứa con bất hiếu, những “nghịch tử” đang hàng ngày, hàng giờ ruồng rẫy cha mẹ, coi cha mẹ như gánh nặng bên mình. Khi cha mẹ còn trên đời thì không lo phụng dưỡng, chăm sóc nhưng khi cha mẹ chết đi thì lại tổ chức ma chay linh đình những để người ngoài trông vào mà nghĩ đó là những đứa con hiếu đễ. Hay như bản thân mỗi con người không tự tu dưỡng, rèn luyện nhân cách, đạo đức để có thể có một cuộc sống lành mạnh, có ích, dời xa những cám dỗ của dục vọng trong cuộc sống hiện đại. Triết học Phật giáo với quan điểm tư duy thần bí, không hướng con người vào hiện thực mà hướng vào quả báo, nghiệp, vào thần linh mong phù hộ, độ trì. Một tư duy như vậy thì không cần khám phá, tìm tòi, sáng tạo, hành động. Trong quan điểm hiếu xuất thế gian của Phật giáo cho rằng chỉ bằng cách dẫn dắt cha mẹ vào đạo, hướng dẫn cha mẹ quy y Tam bảo, giữ Ngũ giới, nghe Phật pháp…mới được gọi là tận Hiếu, được thể hiện trong kinh Phật thuyết Hiếu Tử giảng: “Con cái phụng dưỡng cha mẹ, dùng cam lộ trăm vị làm dễ chịu miệng cha mẹ, dùng âm thanh nhạc trời làm dễ chịu tai cha mẹ cũng chưa gọi là Hiếu. Phải làm cho song thân từ bỏ ác làm lành, kính tín Tam bảo, giữ năm giới, nhân từ không giết hại sinh mệnh, trong sạch không trộm cắp, giữ chữ tín không dối 13 lừa, Hiếu thuận không say, mới gọi là Hiếu” [3]. Như vậy, với cách báo hiếu đó mang tính chất ảo tưởng nhiều hơn vì không phải người con nào cũng làm được điều này. Chúng ta cần tìm hiểu nguồn gốc rõ ràng về vai trò ngày lễ Vu lan trong Phật giáo, về phương pháp báo Hiếu cha mẹ khi hiện thời cũng như khi qua đời. Tránh sự nhầm lẫn hay đánh đồng giữa văn hóa phong tục Nho giáo và Phật giáo. Do không hiểu rõ hết giá trị của quan niệm “Hiếu” trong Phật giáo và kinh Vu Lan thì vô tình chúng ta đã đồng hóa Phật giáo với Khổng giáo, thậm chí dung tục hóa Phật giáo. Những ca khúc, vần thơ, băng đĩa thuyết pháp cảm động về người mẹ, cùng những trai đàn cúng tế, đọc tên cầu siêu trong Lễ Vu lan hiện nay. Thực ra những cách hiểu về quan niệm Hiếu hiện nay vốn không sai lầm, thậm chí là cần thiết, nhưng dường như nó chỉ có tác dụng giáo dục tới một bộ phận nhân dân. Vì đối tượng đến chùa hầu hết là người già chứ không phải trẻ em mà người già thì chỉ nghĩ đến cha mẹ đã khuất của mình nên việc cầu siêu được chú trọng mà việc phụng dưỡng cha mẹ hiện tại lại không được đề cao. Dần dà mọi người chỉ nhận thấy một điệp khúc được lặp đi lặp lại trong các lễ Vu Lan về công đức sinh thành mà nhận thức thực tại không sâu. Hậu quả là giá trị tuyệt luân của Phật giáo bị bỏ mặc trong những tủ kính thâm nghiêm. Do vậy, không thể không dựa vào các bộ chú sớ này để hiểu kinh điển. Cứ tùy tiện suy diễn theo cảm tính và trào lưu xã hội thì dễ bị thiên lệch. Bản kinh mà ta thường gọi là Vu Lan vốn có nghĩa lý rất rộng, trải qua nhiều đời, có rất nhiều vị Tổ biên soạn, giải thích kỹ lưỡng nếu không nghiên cứu kỹ, chúng ta không hiểu được nghĩa lý thiết thực của kinh sách. Nhiều người con vì mê tín dị đoan nên vào ngày giỗ của ông bà, cha mẹ thường đi xem bói, mời thầy mo, thầy cúng về cầu siêu cho cha mẹ những tưởng điều đó thể hiện đạo hiếu mong cha mẹ sớm siêu thoát nhưng tực chất đó chỉ là hủ tục lạc hậu. 14 Hiện nay bên cạnh những yếu tố tiến bộ của xã hội văn minh, hiện đại đem lại, vẫn còn đó sự tác động của không ít những giá trị tiêu cực, do mặt trái của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập đưa đến, làm cho không ít người vì xoay tròn trong vòng mưu sinh, danh vọng, chạy theo lợi ích của đồng tiền mà bỏ quên cha mẹ, không biết đến giá trị của lòng tri ân thì tinh thần tôn trọng, đề cao giá trị đạo Hiếu của Phật giáo lại càng trở nên ý nghĩa. Nước ta hiện nay đang tiến mạnh, tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chúng ta nhận thức rõ tính hai mặt của sự phát triển xã hội, nếu chỉ phát triển mạnh khoa học công nghệ mà lãng quên các giá trị đạo đức sẽ tạo ra hệ lụy xấu cho đời sống xã hội. Cội nguồn của chữ “Hiếu” xét cho cùng đó là sự biết ơn cha mẹ. Bởi không có cha mẹthì cũng không có chúng ta ngày nay. Thế nên, nếu như con người có hiểu biết, có văn hóa, lòng biết ơn đối với cha mẹ mình sẽ khắc phục được điểm mà chúng ta gọi là mặt trái của xã hội hiện đại. Đối với nền văn minh Á Đông nói chung và nền văn hóa thuần Việt nói riêng, trong nếp đạo gia phong, chữ Hiếu vốn dĩ được đề cao và đặt lên trên tất cả. Trong tâm khảm của những người con Việt vốn trọng chữ Hiếu, để làm trọn Hiếu đạo của một người con, người cháu trong một gia đình, chúng ta phải hiểu rõ thế nào là ý nghĩa của sự hiếu thuận. Nếu ta không hiểu hết ý nghĩa của chữ Hiếu, thì ta không thể nào đáp đền trọn vẹn ân đức, công ơn sinh thành dưỡng dục của bậc cha mẹ, của những đấng sinh thành nuôi dưỡng ta đến ngày khôn lớn. Những hiện tượng tích cực và tiêu cực về đạo Hiếu đang xảy ra trong xã hội hiện nay đã đặt ra rất nhiều vấn đề chúng ta cần phải giải quyết. Bên cạnh việc phát huy, nêu gương những tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, thì chúng ta cũng cần phải phê phán các hiện tượng con cái ngược đãi cha mẹ, bất kính với thầy cô, lên án, bài trừ hủ tục lạc hậu mê tín dị đoan. Muốn thực hiện được điều đó, chúng ta phải nâng cao hơn nữa vai trò của giáo dục chữ Hiếu trong giai đoạn hiện nay. Tấm lòng Hiếu đạo có sẵn trong tâm thức của 15 mỗi người, tuy nhiên, dù ở thời kỳ nào vẫn cần thường xuyên bồi đắp, nuôi dưỡng giá trị nhân văn cao cả đó. 3. MỘT SỐ BIỆT PHÁP GIÁO DỤC “ĐẠO HIẾU” CỦA ĐẠO PHẬT TRONG THỰC TIỄN HIỆN NAY 3.1. Giáo dục “đạo hiếu” từ tình yêu thương Muốn cho con nên người, biết siêng năng, cần mẫn làm việc, có đầy đủ tư cách đạo đức, các bậc cha mẹ phải thực sự yêu thương và phải chăm lo giáo dưỡng con cái. Con cái là những búp măng, nếu biết uốn nắn, chở che thì về sau mới thành tre ngay thẳng, có ích. Vì thế, thiết lập nền tảng đạo đức cơ bản cho con cái như khuyên dạy bỏ ác làm lành, không tham lam, biết thương yêu mọi người xung quanh….là điều cần làm. Kế đến là công tác hướng nghiệp, tạo lập gia đình và tin tưởng đầu tư, trao truyền sự nghiệp cho con cái, để con tự lập, đứng vững giữa cuộc đời. Cha mẹ cần giúp con trẻ phát triển các giá trị, khuyến khích và thành thực khen ngợi con khi chúng làm điều tốt. Khi con em chúng ta có ý niệm tốt về chính bản thân mình thì chúng sẽ có lòng tự tin và tự trọng. Nhưng “Nếu chỉ phê bình chỉ trích suốt ngày sẽ làm cho con em bị tự ti mặc cảm. Chúng sẽ chán đời và biếng học cũng như dễ đua theo bè bạn xấu. Chúng sẽ nổi loạn, trở nên hỗn xược và không vâng lời. Nên khen chúng khi chúng lễ phép với mình, với ông bà, với bạn bè của mình” [5]. Không nên quá đối xử quá nghiêm khắc, cần vui vẻ hòa nhã và bày tỏ tình yêu thương với con cái. Con cái dễ vâng lời nghe theo chúng ta khi chúng ta ân cần dịu ngọt hơn là khi chúng ta cau có, gắt gỏng. 3.2. Giáo dục “đạo hiếu” từ việc nêu gương Trong gia đình, giáo dục chữ Hiếu có hiệu quả nhất là giáo dục từ chính tấm gương của ông bà cha mẹ, nếu cha mẹ có nhân đức, hiếu thảo thì mới giáo dục con cái trở thành những người hiếu nghĩa được. Trong việc giáo dục con cái, các bậc cha mẹ cần gương mẫu thực hiện bằng những hành động cụ thể, thiết thực chứ không phải bằng các bài giảng đạo đức một cách sáo rỗng. 16 Cha mẹ tự nêu gương và luôn nhắc nhở con cái chấp hành đúng pháp luật, thực hiện đầy đủ những quy ước của xóm làng. Mỗi bậc cha mẹ phải thực sự là những tấm gương gương mẫu trong lao động, trong đạo đức ứng xử gia đình, gương mẫu trong cách nói năng, trong cách ăn mặc, trong việc tôn trọng những quy tắc của đời sống cộng đồng, trong việc đoàn kết giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. Cha mẹ biết thương yêu, giáo dưỡng con cái nên người, có công danh, gia đình, sự nghiệp thì chắc chắn con cái sẽ thấu hiểu và báo ơn bằng sự hiếu thuận. Hiếu thảo là một trong những bổn phận quan trọng của đạo làm con được hình thành từ chính tình thương yêu và sự giáo dục của cha mẹ. Để dạy con trẻ có lòng hiếu thảo thì chính các bậc cha mẹ cũng phải là những tấm gương hiếu kính với ông bà. Mỗi cá nhân cần phải nghiêm túc thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức của mỗi người ở mỗi vị trí trong gia đình. Cha mẹ cần làm gương cho con cái bằng cách đối xử thương yêu, chăm sóc và kính trọng ông bà. Cha mẹ là thầy dạy đầu tiên của con cái, lối sống của cha mẹ đối với bạn hữu, với mọi người sẽ dạy con cái cách đối xử trong các trường hợp tương tự. Cha mẹ cần dành thì giờ để dạy dỗ con cái bằng cách giảng giải điều hay lẽ phải và dùng những bài học luân lý lịch sử về các tấm gương hiếu thảo trong đạo Phật. Một trong những cách thức dạy con thời xưa của các cụ nhà ta là dùng ca dao tục ngữ để ru con khi còn nhỏ và kể cho chúng nghe những câu chuyện cổ xưa, những hạnh các thánh về các gương nhân đức và hiếu đễ để nhắc nhở cho con khi chúng khôn lớn về bổn phận đối với ông bà cha mẹ. 3.3. Giáo dục “đạo hiếu” từ truyền thống văn hóa Cần có kế hoạch về xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ mới gắn với việc bảo tồn, phát huy đạo Hiếu trong truyền thống dân tộc. Muốn làm được điều đó, tất cả các thành viên trong gia đình, cha mẹ và con cái đều cần phải nỗ lực để chu toàn trách nhiệm và bổn phận của mình. Sau những năm đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế tăng trưởng cao, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được 17 cải thiện… Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong những năm đổi mới, đạo đức xã hội nói chung, đạo đức gia đình nói riêng có nhiều biểu hiện suy thoái. Nhiều gia đình đã lơ là việc gia huấn, con cháu lớn lên gây ra những điều lầm lỗi. Đã đến lúc mọi gia đình cần để tâm, tái lập gia giáo, gia phong, phải nghĩ tới cái đạo ăn ở có lễ nghĩa, quy củ, trật tự nề nếp trong nhà và tộc họ mình, sau đó là xã hội, trên cơ sở nếp sống văn minh, văn hoá. Thể hiện đạo hiếu với cha mẹ không chỉ là bổn phận, trách nhiệm của người làm con, mà còn là quyền lợi thiêng liêng và cao cả của mỗi người. Việc giáo dục đạo Hiếu giúp con cái thấy được bổn phận làm con, giữ đúng vị trí của mình là vấn đề hết sức quan trọng trong giáo dục gia đình từ xưa đến nay. Không chú tâm tới giáo dục đạo hiếu trong gia đình là thiếu sót, quên lãng cái nền móng thiết yếu nhất của đạo đức xã hội và con người. Mái ấm gia đình là một điểm tựa quan trọng cho các thành viên trong gia đình, nhất là trong bối cảnh xã hội, kinh tế nhiều biến động thì yêu cầu thiết lập một gia đình hạnh phúc để che chở lẫn nhau lại càng cần thiết hơn. 3.4. Giáo dục “đạo hiếu” từ nhà trường Để giáo dục đạo Hiếu trong gia đình hiện nay cho thế hệ trẻ thì không chỉ dừng lại việc giáo dục trong gia đình mà cần phải mở rộng quy mô giáo dục tới nhà trường, các tổ chức xã hội và nhà nước. Giáo dục đạo Hiếu trong nhà trường nhằm hướng tới việc giáo dục những công dân tương lai vừa có tài, vừa có đức đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để giáo dục đạo Hiếu trong nhà trường cần có nhiều biện pháp phong phú, sinh động. Nhà trường cần lồng ghép các bài giảng có nội dung giáo dục luân lý đạo đức như kính trọng ông bà, cha mẹ, thương yêu giúp đỡ người khác, thật thà, dũng cảm, yêu lao động, ham học, lễ phép với thầy cô giáo… Cùng đó, nên có những câu chuyện về tấm gương hiếu thảo đưa vào chương trình môn đạo đức. Môn âm nhạc cũng có thể lựa chọn những bài hát có nội dung về lòng biết ơn đối với những người có công sinh thành, dưỡng dục như cha mẹ, ông bà, có công với đất nước, với cách mạng như các anh hùng liệt sỹ để nuôi dưỡng tình cảm hiếu kính ở các em. 18 Cần đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy môn học đạo đức, giáo dục công dân, bớt những vấn đề mang tính lý thuyết sao cho phù hợp với đối tượng, dễ hiểu, dễ vận dụng. Nhà trường nên chú trọng lồng ghép nội dung các môn học để có thể giáo dục lòng nhân ái, tính trung thực, lòng tự trọng, lối sống giản dị, lành mạnh, có kỷ luật, có thái độ trân trọng giá trị lao động, yêu thương giúp đỡ mọi người. Hình thức dạy môn này cũng phải phong phú, linh hoạt, nên bớt phần lên lớp mà tăng phần sinh hoạt ngoại khóa, gắn với các hoạt động của gia đình, xã hội như: Đưa các em đến thăm các bà mẹ Việt Nam anh hùng, kể cho các em nghe về những tấm gương hiếu thảo từ xưa đến nay như truyền thuyết về sự tích chùa Hương, thánh Mẫu Liễu Hạnh... đến thắp hương tại những di tích lịch sử nổi tiếng, nghĩa trang liệt sĩ, đồng thời giảng dạy giúp các em hiểu rõ hơn về truyền thống cách mạng nước ta, sự hi sinh thầm lặng của bao chiến sĩ đã ngã xuống để bảo vệ tổ quốc. Và hơn hết, các thầy cô giáo phải là tấm gương về lòng hiếu thảo cho học sinh noi theo. Nhà trường cần tổ chức những buổi hội thảo giao lưu giữa sinh viên và thầy cô, đặc biệt là những người Thầy đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp trồng Người nhằm giúp thế hệ trẻ học sinh, sinh viên thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô - người đã trang bị cho chúng ta những hành trang quan trọng để bước vào đời. Nhân cách là một trong những nhân tố thể hiện giá trị của mỗi con người. Ý thức được vai trò của mình trong việc giáo dục học sinh hiện nay, nhà trường luôn quan đến việc giáo dục đạo đức học sinh, kiên trì quyết tâm thực hiện phương châm dạy chữ đi liền với dạy người. Với tinh thần trách nhiệm, sáng tạo, nhà trường đã tổ chức nhiều hình thức học tập phong phú như tích hợp giáo dục đạo đức qua các môn văn hóa, tổ chức sinh hoạt ngoại khóa cho cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường với nhiều chuyên đề khác nhau, trong đó có đề tài: “Tìm hiểu chữ Hiếu trong xã hội Việt Nam”. 3.5. Giáo dục “đạo hiếu” từ những khóa tu nhà chùa Tại các khóa tu, các em học sinh được hòa thượng trực tiếp giảng giải những chủ đề mang đậm ý nghĩa nhân văn, hướng đến việc phát huy những giá
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất