Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác định giống và lượng đạm bón thích hợp cho sản xuất su hào tại bắc ninh...

Tài liệu Xác định giống và lượng đạm bón thích hợp cho sản xuất su hào tại bắc ninh

.DOC
100
130
143

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ------------ ---------- NGUYỄN CÔNG CƯỜNG XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ LƯỢNG BÓN ĐẠM THÍCH HỢP CHO SẢN XUẤT SU HÀO TẠI BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ------------ ---------- NGUYỄN CÔNG CƯỜNG XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ LƯỢNG ĐẠM BÓN THÍCH HỢP CHO SẢN XUẤT SU HÀO TẠI BẮC NINH CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ SỐ: 60. 62. 01.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THANH HẢI HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội tháng năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Công Cường Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thanh Hải đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn Rau, Hoa, Quả – Khoa Nông học – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Luận văn này hoàn thành còn có sự giúp đỡ của nhiều đồng nghiệp, bạn bè, cùng với sự động viên khuyến khích của gia đình trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội tháng năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Công Cường Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii MỤC LỤC Lời cam đoan .....................................................................................................i Lời cảm ơn ...................................................................................................... ii Mục lục .......................................................................................................... iii Danh mục bảng ................................................................................................vi Danh mục hình ảnh.............................................................................................. viii Danh mục viết tắt ................................................................................................... ix MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4 1.1. Giá trị - nguồn gốc và lịch sử phát triển của su hào ........................................... 4 1.1.1. Giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng...................................................... 4 1.1.2. Giá trị kinh tế......................................................................................... 5 1.2 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của su hào ........................................................... 6 1.3. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam ................................................................... 6 1.4 Tình hình sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ............................................ 9 1.5. Đạm trong cây và vai trò của đạm đối với đời sống cây trồng ......................... 11 1.5.1. Đạm trong cây ..................................................................................... 11 1.5.2. Vai trò của đạm đối với đời sống cây trồng .......................................... 11 1.5.3. Một số chú ý khi sử dụng phân đạm..................................................... 12 1.6. Tình hình nghiên cứu của một số nước trên thế giới........................................ 13 1.6.1 Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của đạm tới cây rau trên thế giới.......... 13 1.6.2. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng đạm ở Việt Nam ......................................................................................14 1.7. Nguồn gốc và lịch sử phát triển cây su hào ..................................................... 16 1.7.1 Nguồn gốc ............................................................................................ 16 1.7.2 Lịch sử phát triển .................................................................................. 16 1.7.3 Nguồn gốc và sự phát triển su hào ở Việt Nam ..................................... 17 1.7.4. Phân loại su hào và các quy định về su hào an toàn.............................. 17 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 1.8. Giới thiệu sơ lược các giống su hào đang trồng ở miền Bắc Việt Nam............ 18 1.8.1 Giống B42 của Hàn Quốc ..................................................................... 18 1.8.2 Giống Winner của Nhật Bản ................................................................. 18 1.8.3 Giống B52 của Hàn Quốc ..................................................................... 19 1.8.4 Giống UFO của Hàn Quốc.................................................................... 19 1.8.5 Giống Emerald của Pháp ...................................................................... 19 CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 20 2.1. Vật liệu nghiên cứu......................................................................................... 20 2.2. Thời gian địa điểm nghiên cứu và sơ đồ bố trí thí nghiệm............................... 20 2.2.1 Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 20 2.2.2 Địa điểm nghiên cứu............................................................................. 21 2.3 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 21 2.3.1 Nội dung 1: Đánh giá sinh trưởng và năng suất của một số giống su hào trồng trong vụ thu đông 2014 và vụ đông 2014-2015 tại Bắc Ninh............................................................................................. 21 2.3.2 Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng su hào trồng trong vụ thu đông 2014 và vụ đông 2014-2015 tại Bắc Ninh.................................21 2.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 21 2.4.1. Bố trí thí nghiệm:................................................................................. 21 2.5. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................................... 23 2.5.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng ....................................................................... 23 2.5.2. Tình hình sâu bệnh............................................................................... 24 2.5.3. Các yêu tố cấu thành năng suất và năng suất ........................................ 24 2.5.4. Chỉ tiêu chất lượng su hào ................................................................... 24 2.5.5. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 25 2.5.6. Quy trình kỹ thuật trồng su hào............................................................ 25 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 28 3.1 So sánh sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống su hào .................. 28 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4 3.1.1 So sánh sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống su hào vụ thu đông 2014 tại Bắc Ninh ..................................................28 3.1.2 So sánh sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống su hào vụ đông 2014 tại Bắc Ninh .......................................................38 3.2 Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng su hào vụ thu đông 2014 ...................................................................... 44 3.2.1 Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng su hào trồng vụ Thu đông 2014 .......................................44 3.2.2 Ảnh hưởng của giống và lượng đạm bón đối với sinh trưởng, năng suất và chất lượng su hào vụ đông năm 2014 ............................51 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 57 Kết luận ................................................................................................................. 57 Đề nghị.................................................................................................................. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 58 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 60 MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ........................................................ 61 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1: Thành phần dinh dưỡng của su hào ............................................................... 4 1.2: Hiệu quả kinh tế của su hào so với một số loại cây khác ............................... 5 1.3 : Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 2008 – 2012 ........................................... 7 1.4 Sản xuất rau ở Việt Nam phân theo địa phương ............................................ 8 1.5 Tình hình sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh...................................... 10 1.6 Tình hình sản xuất su hào trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................................. 10 3.1 Thời gian qua các giai đoạn của các giống su hào vụ thu đông 2014 ........... 28 3.2: Động thái ra lá của các giống su hào vụ thu đông 2014 ............................... 30 3.3: 31 Động thái tăng đường kính thân (củ) của các giống su hào vụ thu đông 2014..... 3.4: 32 Tình hình sâu hại và tỷ lệ nứt củ của các giống su hào vụ thu đông 2014 ......... 3.5: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của su hào vụ thu đông 2014 ............34 3.6: Một số chỉ tiêu chất lượng củ của các giống su hào nghiên cứu vụ thu đông 2014 ........................................................................................... 35 3.7: Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến mức độ hóa xơ của củ su hào vụ thu đông 2014 ..................................................................................... 36 3.8: Hiệu quả kinh tế của các giống su hào trong các công thức thí nghiệm vụ thu đông 2014 ................................................................................ 37 3.9. Một số chỉ tiêu sinh trưởng các giống su hào trong vụ đông 2014 ............... 38 3.10: Tình hình sâu hại và tỷ lệ nứt củ của các giống su hào vụ đông 2014 .......... 39 3.11: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của su hào vụ đông 2014 ....... 40 3.12: Một số chỉ tiêu chất lượng củ của các giống su hào vụ đông 2014 .............. 42 3.13: Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến mức độ xơ hóa củ su hào ở các giống vụ đông 2014 ............................................................................ 43 3.14: Hiệu quả kinh tế của các giống su hào trong các công thức thí nghiệm vụ đông 2014 ...................................................................................... 44 3.15: Động thái ra lá của su hào ........................................................................... 45 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6 3.16: Động thái tăng trưởng đường kính thân (củ) của su hào .............................. 46 3.17: Ảnh hưởng của các mức bón đạm tới tỷ lệ sâu hại và tỷ lệ nứt củ ............... 47 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7 3.18: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của su hào.............................. 48 3.19: Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến hàm lượng chất hoà tan (độ Brix) và độ cứng của su hào ......................................................................... 50 3.20: Hiệu quả kinh tế của su hào trong các công thức thí nghiệm ....................... 51 3.21: Ảnh hưởng của mức bón đạm đến số lá, đường kính củ và sâu bệnh hại của cây su hào vụ đông xuân 2014 ...................................................... 52 3.22: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của su hào.............................. 53 3.23: Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến hàm lượng chất hòa tan (Độ Brix) và độ cứng của su hào ......................................................................... 55 3.24: Hiệu quả kinh tế của su hào trong các công thức thí nghiệm ....................... 56 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii DANH MỤC HÌNH ẢNH STT Tên ảnh Trang Ảnh 1: Công thức III, thí nghiệm phân bón..........................................................................61 Ảnh 2: Công thức II, thí nghiệm phân bón...........................................................................61 Ảnh 3: Thí nghiệm phân bón trong vụ đông.......................................................... ...61 Ảnh 4: Cây giống trong thí nghiệm ở giai đoạn 15 ngày tuổi...................................62 Ảnh 5: Giống UFO được trồng trong vụ thu đông......................................................................62 Ảnh 6: Giống B52 được trồng vụ thu đông............................................................................................62 Ảnh 7: Giống Emerald trồng trong vụ đông..............................................................63 Ảnh 8: Giống B42 trồng trong vụ đông............................................................................63 Ảnh 9: Giống su hào Winner được trồng trong vụ đông...........................................63 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật CT : Công thức FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations MARD : Ministry of Agriculture and Rural Development UBND : Ủy ban nhân dân UNEP : United Nations Environment Programme WTO : World trade Organnization Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9 MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề Sản xuất rau là một ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Nghề trồng, sơ chế và chế biến rau cũng thu hút một lượng lớn lao động vốn đang dư thừa ở nông thôn hiện nay. Ngoài ra, rau xanh chế biến còn tham gia xuất khẩu đóng góp phần đáng kể lượng ngoại tệ cho đất nước. Thực tế cho thấy môi trường canh tác nhiều nơi bị ô nhiễm, kỹ thuật canh tác chưa đúng dẫn tới sản phẩm rau vượt quá ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn về dư lượng thuốc BVTV, dư lượng Nitrat (NO3- ), dư lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây hại; nguy cơ gây độc và làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng khi phải sử dụng sản phẩm này. Để có sản phẩm đảm bảo chất lượng tới người tiêu dùng cần đồng thời giải quyết nhiều vấn đề: kỹ thuật, kinh tế, xã hội (thay đổi tập quán canh tác và tiêu thụ) và quản lý nhà nước. Trong đó, giải quyết vấn đề về kỹ thuật là khâu đầu tiên, quan trọng nhất trong điều kiện ngoài đồng ruộng. Trong đó, việc điều chỉnh mức bón đạm phù hợp có vai trò rất lớn trong việc cân bằng giữa năng suất với chất lượng sản phẩm. Su hào (Brassica oleracea var. Gongylodes) là một trong nhiều loại rau được trồng phổ biến ở Việt Nam. Với giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Giá trị dinh dưỡng trong 100g (3,5oz): 113kj(27kcal), cacbohdrat 6,2g, đường 2,6g, chất xơ thực phẩm 3,6g, chất béo 0,1g, protein 1,7g, nước 91g, vitamin C 62mg (103%) ( http://vi.wikipedia.org/wiki/Su_h%C3%A0o). Su hào được người sản xuất cũng như người tiêu dùng ưa chuộng. Su hào yêu cầu thời tiết mát lạnh và ẩm (Tạ Thu Cúc ,2007). Su hào có thể chịu được rét và ẩm tốt hơn các cây mùa lạnh khác. Điều này khiến cho su hào sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao trong điều kiện miền bắc Việt Nam. Tuy nhiên, sản lượng su hào chủ yếu tập trung vào vụ đông và vụ xuân. Để có su hào cung cấp cho người tiêu dùng ở các vụ khác trong năm cần phải xác định được giống chịu nhiệt Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 Từ năm 2008 đến nay, diện tích trồng cây rau của tỉnh Bắc Ninh có sự biến động, tăng giảm không đều giữa các năm. Năm 2008, toàn tỉnh gieo trồng được 9.789 ha rau. Năm 2010, năm 2011, diện tích trồng cây rau có xu hướng tăng: năm 2010 đạt 9.381,7 ha, tăng 300,7 ha; năm 2011 đạt 9.662,7 ha, tăng 281,7 ha. Do ảnh hưởng điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài đất trồng cây vụ đông nên diện tích rau năm 2012 giảm, còn 9.181 ha, giảm 481,1 ha so với năm năm 2011 ( Nguồn: Báo cáo sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh 2008- 2012). Diện tích sản xuất rau theo hướng an toàn toàn tỉnh Bắc Ninh đã đạt 583,1 ha, chiếm 6,4% diện tích rau, tăng 319,7 ha so với năm 2010, năng suất đạt khoảng 200 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 11.660 tấn, chiếm 6,2% tổng sản lượng rau, tăng 6.523,7 tấn so với năm 2010. Để mở rộng diện tích cây su hào và bón lượng phân đạm phù hợp tại thành phố Bắc Ninh, đề tài “Xác định giống và lượng đạm bón thích hợp cho sản xuất su hào tại Bắc Ninh” cần được thực hiện. 2. Mục đích và yêu cầu 2.1 Mục đích - Xác định được giống su hào thích hợp trồng tại Bắc Ninh trong vụ thu đông và vụ đông xuân. - Xác định mức bón đạm thích hợp cho su hào sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trồng tại tỉnh Bắc Ninh 2.2 Yêu cầu - Đánh giá sinh trưởng, tình hình nhiễm sâu bệnh hại, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số giống su hào trồng trong vụ thu đông và vụ đông năm 2014. - Đánh giá sinh trưởng, tình hình nhiễm sâu bệnh hại, các yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng ở các mức bón đạm khác nhau trong vụ thu đông và vụ đông năm 2014. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Từ những kết quả đạt được của đề tài có thể nâng cao hiệu quả sản xuất của cây su hào, trong đó giải quyết được việc tăng vụ, giải vụ do các giống su hào nhập Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 nội thường có tính thích ứng hẹp, chỉ phù hợp với những thời vụ nhất định, người nông dân thường khó xác định bộ giống tốt nhất cho từng thời vụ. Bên cạnh đó đề tài cũng giải quyết được việc bón phân không cân đối làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả kinh tế của cây su hào. Qua đó có thể mở rộng được diện tích cây su hào, đặc biệt là trong điều kiện trái vụ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giá trị - nguồn gốc và lịch sử phát triển của su hào 1.1.1. Giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng Su hào chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa cũng như chứa các chất như đường, xenlulo, selen, axit folic, axit nicotic, vitamin C, kali, albumin, magie, calci, phốt pho, sắt và đồng. Thành phần dinh dưỡng trong 100g (đã nấu chín) thực phẩm ăn được thể hiện trong bảng 1.1. Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng của su hào T n T th Nă lư P C boh V iV in C ot C V i (Nguồn: USDA Nutrient Data Base) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4 Mùi vị và kết cấu của su hào tương tự như thân của su lơ xanh hay phần lõi của cải bắp (cả hai loại này là cùng loài với su hào, nhưng khác nhóm giống cây trồng), nhưng nhẹ hơn và ngọt hơn, với tỷ lệ phần cùi thịt/vỏ cao hơn. Su hào có tính mát, vị ngọt. Thân củ làm rau, lá có thể làm thuốc với các tác dụng: hóa đờm, giải khát, thông bụng, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, lợi cho tiêu hóa dạ dày. Chủ yếu dùng lúc bị nước đái đục, đi ngoài ra máu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tì hư hỏa vượng, bụng lạnh nhiều đờm, trúng phong bất tỉnh. 1.1.2. Giá trị kinh tế So với cải bắp, su hào cho thu nhập và lãi suất thấp hơn. Tuy nhiên, trồng su hào vẫn cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng cây lượng thực như: lúa, ngô và các loại rau ăn lá khác như cải các loại và rau muống. Bảng 1.2: Hiệu quả kinh tế của su hào so với một số loại cây khác T T h ỷ ( u t l L n S h C b R a (Trần Khắc Thi và cs 2008) Nông dân nhiều vùng ở đồng bằng Bắc bộ như Hải Dương, Bắc Ninh có truyền thống và kinh nghiệm làm rau màu từ lâu đời, nhiều loại rau cao cấp như cải bẹ, su hào, dưa hấu, dưa chuột, khoai tây... đã và đang trở thành cây trồng chính thay dần những diện tích trồng lúa cho năng suất thấp. Nhiều nơi đã trở thành vùng chuyên canh rau màu cho thu nhập 100 triệu đồng/ha/năm. Nhiều giống su hào mới như su hào F1 Hàn Quốc, Nhật Bản cho hiệu quả kinh tế rất cao. Vào thời điểm giáp vụ, với giá bán 1.500 - 2000 đồng/củ nặng 300 400g thì tính ra 1 sào bắc bộ trồng 2.500 cây, có thể thu về hơn 3 triệu đồng. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 1.2 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của su hào Cây su hào là cây ưa khí hậu mát lạnh, có thể chịu được rét, nhưng không chịu được nhiệt độ cao. Nhiệt độ cao, cùng với nhiệt độ khô hạn làm cho cây còi cọc, củ nhỏ, nhiều xơ, chất lượng giảm, năng suất thấp. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của su hào là 15-20ºC. Khi gặp điều kiện nhiệt độ 16-18ºC thân củ sẽ lớn nhanh. Su hào là cây dài ngày, yêu cầu thời gian chiếu sáng dài, cường độ ánh sáng trung bình. Ánh sáng đầy đủ chẳng những thúc đẩy thân lá sinh trường tốt, thân củ lớn nhanh mà còn làm tăng hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt là Vitamin C Su hào là cây ưa ẩm không chịu được khô hạn, cũng không chịu được ngập úng. Độ ẩm thích hợp cho su hào phát triển là từ 70-80%. Nước thừa và thiếu đều không tốt. Thưa nước, thân lá non mềm, khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận và sâu bệnh không tốt, chất lượng và độ giòn đều giảm. Thiếu nước cây sinh trưởng còi cọc, thân củ nhỏ, nhiều xơ, năng suất và chất lượng giảm. Đặc biệt ở điều kiện độ ẩm bất thường sẽ làm cho giống su hào có vỏ mỏng bị nứt. Su hào có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy vậy loại đất nhẹ, tơi xốp, giàu dinh dưỡng, độ pH vừa phải ( trung tính), tưới tiêu thuận lợi phù hợp với cây su hào hơn cả. Đất trồng su hào phải xa khu hầm mỏ, công nghiệp, nghĩa địa ... Đạm là nguyên tố quan trọng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt đồng thời là nguyên tố quyết định tới năng suất củ. Vì vậy su hào được cung cấp đầy đủ sẽ cho năng suất cao. Thừa hoặc thiếu đạm đều không tốt cho su hào. Nếu thừa đạm cây sẽ sinh trưởng quá mạnh, thân lá non mềm, sâu bệnh hại sẽ phát triển mạnh. Nếu thiếu đạm cây sẽ sinh trưởng kém, năng suất chất lượng giảm. Kali là nguyên tố cần thiết sau đạm. Kali làm tăng khả năng chống chịu của su hào với điều kiện bất thuận và sâu hại. Khi cây su hào được cung cấp đầy đủ kali, chất lượng củ sẽ tăng lên, thịt củ sẽ chắc và giòn hơn. Lân là nguyên tố cho hệ rễ phát triển đồng thời góp phần cải thiện củ và hạt (Tạ Thu Cúc, 2007). 1.3. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6 Việt Nam có vị trí địa lý trải dài qua nhiều vĩ độ, khí hậu nhiệt đới gió mùa và có một số vùng tiểu khí hậu đặc biệt như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt…, có điều Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7 kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất rau. Việt Nam có thể trồng được trên 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và cùng với các tiến bộ KHCN các loại rau trái vụ được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ chế biến xuất khẩu. Sản xuất rau có xu hướng ngày càng mở rộng về diện tích và sản lượng tăng đồng thuận. Diễn biến về diện tích, năng suất và sản lượng rau ở Việt Nam được thể hiện trong bảng 1.3 Bảng 1.3 : Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 2008 – 2012 N D N S i ă ả ệ n n 2 6 7 8 . 2 2 7 9 9 . 6 2 8 8 0 . 7 2 8 9 1 . 1 2 8 9 2 . 3 (Nguồn: FAOSTAT, 2014) Năm 2008 thì diện tích trồng rau của Việt Nam đạt 690.620 ha, năng suất chung đạt 111 tạ/ha với sản lượng đạt 7.724.502 tấn. Năm 2009 diện tích trồng rau tăng lên đáng kể cả nước trồng được 787.890 ha, năng suất cũng tăng đạt 115 tạ/ha cho sản lượng 9.064.085 tấn rau. Đến năm 2010 diện tích trồng rau tiếp tục được mở rộng với 818.088 ha, năng suất lại giảm xuống còn 109 tạ/ha cho sản lượng 8.975.534 tấn. Năm 2011 diện tích trồng rau tăng nhẹ lên 835.918 ha, năng suất giảm xuống chỉ đạt 107 tạ/ha cho sản lượng 9.014.988 tấn. Sang năm 2012 diện tích trồng rau tiếp tục tăng với diện tích 848.200 ha, năng suất tăng so với năm 2011 và đạt 111tạ/ha cho sản lượng 9.439.000 tấn. Diễn biến về diện tích và sản lượng rau ở các vùng của Việt Nam được thể hiện trong bảng 1.4 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất