Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ý thức và sự vận dụng của ý thức vào học tập của sinh viên...

Tài liệu ý thức và sự vận dụng của ý thức vào học tập của sinh viên

.DOC
29
13372
137

Mô tả:

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Học viện ngân hàng *****   Tiểu luận triết học TÊN ĐỀ TÀI: Ý THỨC VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA Ý THỨC VÀO HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Người hướng dẫn: Cô giáoTrần Thị Thảo Nguyên. Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hồng Líp: 7041 Khoa: Ngân hàng Hà nội, ngày tháng năm Ý thức và sự vận dụng ý thức vào học tập của sinh viên. Mục lục Trang Mở đầu 3 Chương I: Lí luận về ý thức và vai trò của sinh viên 5 I: Lí luận về ý thức5 5 A:Nguồn gốc của ý thức5 5 B:Bản chất của ý thức10 10 C:Kết cấu của ý thức 12 12 II: Lí luận về sinh viên15 15 III: Lí luận về vai trò của ý thức đối với sinh viên16 16 Chương II: Sự vận dụng của ý thức vào học tập của sinh viên 18 I:Thực trạng của sinh viên18 18 II: Những giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng sinh viên23 23 Kết luận 29 Tài liệu tham khảo 30 2 Ý thức và sự vận dụng ý thức vào học tập của sinh viên. Phần mở đầu Nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bắt đầu tiến lên công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, vì vậy bước đầu còn gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như về năng lực người lao động. Cùng với mặt bằng dân trí còn thấp, số người được đào tạo có trình độ tay nghề cao cũng như số người có trình độ đại học và sau đại học còn Ýt. Trước tình hình đó chúng ta cần phải làm gì để tránh khỏi nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới? Câu hỏi này đặt ra cho chóng ta một vấn đề đó là sự lùa chọn bước đi và trình tự ưu tiên phát triển khoa học – công nghệ . Nghĩa là cần phải có tri thức vì tri thức là khoa học chúng ta phải không ngừng nâng cao khả năng nhận thức của mỗi người. Đảng nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu bắt đầu tiến lên công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước, vì vậy bước đầu còn gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như về năng lực người lao động. Đến nay phần đông người lao động là lao động chưa được đào tạo. Mà sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đang đòi hỏi rất cao và gay gắt vốn trí tuệ và tầm cao phẩm chất của toàn dân. Nhà nước ta đã và đang thực hiện chủ trương, định hướng chính sách mới để phát huy vai trò của nhân tố con người nói chung và của toàn thể sinh viên nói riêng. Song quá trình đó đã gặp không Ýt khó khăn, điều này đã dẫn tới việc quán triệt đường lối chính sách của đảng chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự hiệu quả. Do vậy một đòi hỏi cấp bách đối với đảng và nhà nước là phải làm sao đưa ra đường lối đúng đắn, quán triệt thực hiện một cách triệt để những gì đã đề ra, tiếp tục sửa sai, đổi mới phát huy mặt tích cực để hợp lý hoá chủ trương chính sách . 3 Ý thức và sự vận dụng ý thức vào học tập của sinh viên. Đối với mỗi con người chúng ta rất nên quan tâm đến việc phát huy vai trò của bản thân, đóng góp năng lực, trí tuệ, lao động, cho xã hội, cống hiến hết mình cho xứng đáng là con người của công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước mạnh.Trên cơ sở lý luận biện chứng của triết học Mac-Lênin kết hợp với nhiều phương pháp nghiên cứu, trình bày, em hy vọng đề tài này sẽ giúp cho các bạn sinh viên có được sự vận dụng tốt hơn những kiến thức của triết học trong việc tìm kiếm những tri thức. 4 Ý thức và sự vận dụng ý thức vào học tập của sinh viên. CHƯƠNGI. LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN I. LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC A. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC : * Về nguồn gốc tự nhiên: dùa trên cơ sở của những thành tựu khoa học tự nhiên , nhất là sinh lý học thần kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, ý thức không phải có nguồn gốc siêu tự nhiên, không phải ý thức sản sinh ra vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người. Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức. ý thức là chức năng của bộ óc người. Ý thức phụ thuộc vào hoạt động bộ óc con người , do đó khi bộ óc người bị tổn thương thì hoạt động của ý thức sẽ không bình thường. Vì vậy không thể tách rời ý thức ra khỏi hoạt động của bộ óc. ý thức không thể diễn ra, tách rời hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người . Khoa học đã xác định con người là sản phẩm cao nhất của quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của vật chất vận động, đồng thời đã xác định bộ óc của con người là một tổ chức sống đặc biệt có cấu trúc tinh vi và phức tạp bao gồm khoảng 14-15 tỷ tế bào thần kinh. Các tế bào này có liên hệ với nhau và với các giác quan, tạo thành vô số những mối liên hệ với nhau, điều khiển hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngoài qua các phản xạ mang tính ý thức. Khi khoa học kỹ thuật tạo ra những máy móc thay thế cho một phần lao động trí óc của con người thì không có nghĩa là máy móc có ý thức như con người. Máy móc là một kết cấu kỹ thuật do con người tạo ra, còn con người là một thực thể xã hội. Máy móc không thể thay thế cho hoạt động trí tuệ của con người, không thể sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần trong bản thân nó như trong con người. Do đó chỉ có con người với bộ óc mới có ý thức. 5 Ý thức và sự vận dụng ý thức vào học tập của sinh viên. Nhưng tại sao bộ óc con người – một tổ chức vật chất cao – lại có thể sinh ra được ý thức? Để trả lời câu hỏi này chúng ta phải nghiên cứu mối liên hệ vật chất giữa bộ óc với thế giới khách quan. Chính mối liên hệ vật chất Êy hình thành nên quá trình phản ánh thế giới vật chất vào bộ óc người. Phản ánh là thuộc tính phổ biến trong mọi dạng vật chất. Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở một hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng. Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc vào cả hai vật (vật tác động và vật nhận tác động). Trong quá trình Êy, vật nhận tác động bao giê cũng mang thông tin của vật tác động. Đây là điều quan trọng để làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Trong quá trình tiến hoá của thế giới vật chất, các vật thể càng ở nấc thang cao bao nhiêu thì hình thức phản ánh của nó càng phức tạp bấy nhiêu. Hình thức phản ánh đơn giản nhất, đặc trưng cho giới tự nhiên vô sinh là những phản ánh vật lý, hoá học. Những hình thức phản ánh này có tính chất thụ động, chưa có định hướng sự lùa chọn. Hình thức phản ánh sinh học đặc trưng cho giới tự nhiên sống là bước phát triển mới về chất trong sự tiến hoá của các hình thức phản ánh. Hình thức phản ánh của các cơ thể sống đơn giản nhất là biểu hiện ở tính kích thích, tức là phản ứng trả lời tác động của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất của chúng. Hình thức phản ánh tiếp theo của các động vật chưa có hệ thần kinh là tính cảm ứng, tính nhạy cảm đối với sự thay đổi của môi trường. Hình thức phản ánh của các động vật có hệ thống thần kinh là các phản xạ. Hình thức phản ánh ở động vật bậc cao khi có hệ thần kinh trung ương xuất hiện là tâm lý. 6 Ý thức và sự vận dụng ý thức vào học tập của sinh viên. Như vậy, phản ánh sinh học trong các cơ thể sống đã có sự định hướng, sự lùa chọn, nhờ đó các sinh vật thích nghi với môi trường để duy trì sự tồn tại của mình. Phản ánh sinh học được thực hiện thông qua các hình thức thích nghi ở thực vật, các phản xạ ở động vật có hệ thống thần kinh và tâm lý ở động vật bậc cao. Tâm lý động vật chưa phải là ý thức, nó mới là sự phản ánh có tính chất bản năng do nhu cầu trực tiếp của sinh lý cơ thể và do quy luật của sinh học chi phối. Hình thức cao nhất của sự phản ánh hiện thực là ý thức. ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất cùng với sự xuất hiện con người. ý thức bắt nguồn từ thuộc tính của vật chất – thuộc tính phản ánh phát triển thành. ý thức ra đời là kết quả phát triển lâu dài của thuộc tính phản ánh của vật chất. Nội dung của ý thức là thông tin về thế giới bên ngoài , về vật được phản ánh. ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào đầu óc con người. Bộ óc là cơ quan phản ánh, song chỉ riêng bộ óc thôi thì chưa thể có ý thức. Không có sự tác động bên ngoài của thế giới khách quan lên các giác quan và qua đó đến bộ óc thì hoạt động của ý thức không thể xảy ra. Như vậy bộ óc con người (cơ quan phản ánh thế giới vật chất xung quanh) cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc - đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. * Nguồn gốc xã hội: để cho ý thức ra đời những tiền đề nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng, song là chưa đủ nêu không có nguồn gốc xã hội. ý 7 Ý thức và sự vận dụng ý thức vào học tập của sinh viên. thức ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc con người nhờ lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. Lao động theo Mac là một quá trình diễn biến giữa người với tự nhiên, một quá trình trong đó bản thân con người đóng góp vào quá trình môi giới, điều tiết và giám sát trong sù trao đổi vật chât và tự nhiên. Lao động là điều kiện đầu tiên và chủ yếu để con người tồn tại. Lao động cung cấp cho con người những phương tiện cần thiết để sống , đồng thời lao động sáng tạo ra cả bản thân con người. Nhờ có lao động con người tách ra khỏi giới động vật. Mét trong những sự khác nhau căn bản giữa con người với động vật là ở chỗ động vật sử dụng các sản phẩm có sẵn trong giới tự nhiên, còn con người thì nhờ lao động mà bắt giới tự nhiên phục vụ lợi Ých của mình. Chính thông qua hoạt động lao động nhằm cải tạo thế giới khách quan mà con người có thể phản ánh được thế giới khách quan, mới có ý thức về thế giới đó. Sự hình thành ý thức không phải là quá trình thu nhận thụ động, mà đó là kết quả hoạt động của con người. Nhờ có lao động, con người tác động vào thế giới khách quan, bắt thế giới khách quan bộc lé những thuộc tính những kết cấu, những quy luật vận động của mình thành những hiện tượng nhất định và các hiện tượng Êy tác động vào bộ óc con người, hình thành dần những tri thức về tự nhiên và xã hội. Như vậy, nếu không có lao động thì thế giới tự nhiên vẫn xa lạ, vẫn bí Èn đối với con người, con người không thể có 8 Ý thức và sự vận dụng ý thức vào học tập của sinh viên. cách nào khác ngoài lao động để có thể phản ánh đúng đắn thế giới khách quan . Như vậy, ý thức được hình thành chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan của con người, làm biến đổi thế giới đó. ý thức với tư cách là hoạt động phản ánh sáng tạo không thể có được ở bên ngoài quá trình con người lao động làm biến đổi thế giới xung quanh. Vì thế, có thể nói khái quát rằng lao động tạo ra ý thức, tư tưởng, hoặc nguồn gốc cơ bản của ý thức tư tưởng là sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người trong quá trình lao động của con người . Lao động không xuất hiện ở trạng thái đơn nhất, ngay từ đầu nó đã mang tính tập thể xã hội. Vì vậy, nhu cầu trao đổi kinh nghiệm và nhu cầu trao đổi tư tưởng cho nhau xuất hiện. Chính nhu cầu đó đòi hỏi xuất hiện ngôn ngữ. Ngôn ngữ do nhu cầu của lao động và nhờ lao động mà hình thành nên. Nên ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tại và phát triển được. Ngôn ngữ cũng cổ xưa như ý thức. Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp trong xã hội, vừa là công cụ tư duy nhằm khái quát hoá,trừa tượng hoá hiện thực. Nhờ ngôn ngữ mà con người tổng kết được thực tiễn, trao đổi thông tin, trao đổi tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ý thức không phải thuần tuý là hiện tượng cá nhân mà là hiện tượng xã hội, do đó không có phương tiện xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và phát triển được . Như vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội, ý thức là sản phẩm cuả xã hội, là một hiện tượng xã hội. 9 Ý thức và sự vận dụng ý thức vào học tập của sinh viên. B-BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC Dùa trên cơ sở lý luận phản ánh, chủ nghĩa duy vật biện chứng coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người một cách năng động sáng tạo: Trước hết, để hiểu bản chất của ý thức, chúng ta thừa nhận cả vật chất và ý thức đều là hiện thực nghĩa là đều tồn tại nhưng giữa chúng có sự khác nhau mang tính đối lập. Ý thức là sự phản ánh, là cái phản ánh còn vật chất là cái được phản ánh. Cái được phản ánh tức là vật chất, tồn tại khách quan ở ngoài và độc lập với cái phản ánh tức là ý thức. Cái phản ánh tức là ý thức là hiện thực chủ quan, là hình ảnh chủ quan hay là hình ảnh tinh thần của sự vật khách quan lấy cái khách quan làm tiền đề bị cái khách quan quy định không có tính vật chất. Vì vậy, không thể đồng nhất hoặc tách rời cái được phản ánh tức vật chất với cái phản ánh tức ý thức, nếu coi phản ánh tức ý thức là hiện tượng vật chất thì sẽ lẫn lộn giữa vật chất và ý thức, từ đó dẫn đến làm mất ý nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Thứ hai: khi nói đến cái phản ánh– tức ý thức –là hình ảnh của thế giới khách quan, thì đó không phải là hình ảnh vật lý hay hình ảnh tâm lý động vật về sự vật. Ý thức là của con người, mà con người là một thực thể xã hội năng động sáng tạo. Ý thức ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thế giới, cho nên ý thức con người mang tính năng động, sáng tạo, lại hiện thực theo nhu cầu của xã hội. Theo C-Mac, ý thức chẳng qua là vật chất được đem chuyển vào đầu óc con người và được cải biến đi trong đó. Tính sáng tạo của ý thức thể hiện rất phong phú. Trên cơ sở những cái đã có trước, ý thức có khả năng tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế, có thể tiên đoán, dự báo tương lai, có 10 Ý thức và sự vận dụng ý thức vào học tập của sinh viên. thể tạo ra những ảo tượng, những huyền thoại, những giả thuyết khoa học hết sức trừu tượng và khái quát cao. Những khả năng Êy càng nói lên tính phức tạp và phong phú của đời sống tâm lý–ý thức ở con người mà khoa học con phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ bản chất của những hiện tượng Êy. Trong quá trình hoạt động cải tạo thế giới , ý thức đã ra đời. Cho nên quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người là quá trình lao động sáng tạo , thống nhất giữa ba mặt sau: 1- Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi thông tin này mang tính hai chiều, có định hướng, có chọn lọc thông tin cần thiết 2- Mô hình hoá đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực chất đây là quá trình “ sáng tạo” lại hiện thực theo nghĩa mã hoá các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất. 3- Chuyển mô hình từ tư duy sang hiện thực khách quan tức là quá trình hiện thực hoá tư tưởng, thông qua những hoạt động thực tiễn biến đổi quan niệm thành cái thực tại, biến đổi các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực. Trong giai đoạn này, con người lùa chọn những phương pháp, phương tiện, công cụ để tác động vào hiện thực khách quan nhằm hiện thực hoá mục đích của mình. Tính sáng tạo của ý thức không có nghĩa là ý thức tạo ra vật chất. Sáng tạo Êy của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật và trong khuôn khổ của sự phản ánh mà kết quả bao giê cũng là những khách thể tinh thần. Sáng tạo và phản ánh là hai mặt của bản chất ý thức. Ý thức là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội đã tạo ra sự phản ánh phức tạp , năng động , sáng tạo của bộ óc . 11 Ý thức và sự vận dụng ý thức vào học tập của sinh viên. Tính xã hội của ý thức: sự ra đời tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn lịch sử, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật sinh học mà chủ yếu là các quy luật xã hội và các điều kiện sinh hoạt của hoạt động con người quy định. Ý thức mang tính xã hội. C-KẾT CẤU CỦA Ý THỨC Theo chiều ngang, ý thức bao gồm các yếu tố cấu thành như tri thức, tình cảm niềm tin, lý trí ….trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi. Tri thức là kết quả của quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế giới Êy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống ký hiệu khác. Tri thức có nhiều loại khác nhau: tri thức về tự nhiên, về xã hội, vế con người. Tri thức có nhiều cấp độ khác nhau như: tri thức thông thường được hình thành do hoạt động hàng ngày của mỗi cá nhân, mang tính chất cảm tính trực tiếp, bề ngoài và rời rạc. Tri thức khoa học phản ánh trình độ con người đi sâu nhận thức thế giới hiện thực. Ngày nay, vai trò động lực của tri thức với sự phát triển kinh tế, xã hội trở nên rõ ràng, nổi bật . Loài người đang bước vào nền kinh tế tri thức, là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra tri thức giữ vai trò quyết định. Trong nền kinh tế tri thức , đa số các ngành kinh tế dùa vào tri thức, dùa vào thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, vì vậy đầu tư vào tri thức là yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn. Nhấn mạnh yếu tố tri thức là yếu tố cơ bản nhất của ý thức giúp chúng ta tránh được quan điểm giản đơn coi tri thức những yếu tố tình cảm, niềm tin… ý thức mà không bao giê hàm tri thức, không dùa vào tri thức thì đó là hiện tượng trừa tượng trống rỗng, không giúp gì cho con người trong hoạt động thực tiễn. 12 Ý thức và sự vận dụng ý thức vào học tập của sinh viên. Tình cảm là sự cảm động của con người trong quan hệ của mình với thực tế xung quanh và đối với bản thân mình. Tình cảm là một thái độ đặc biệt của sự phản ánh thực tại, nó phản ánh quan hệ của con người đối với nhau, cũng như đối với thế giới khách quan. Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con người và giữ một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của con người. Tình cảm có thể mang tính chất chủ động,chứa đựng sắc thái tình cảm tích cực, hoặc thụ động chứa sắc thái tiêu cực. Tình cảm tích cực là một trong những động lực nâng cao năng lực sống của con người. Tri thức kết hợp với xúc cảm, tình cảm hình thành nên niềm tin, nâng cao ý trí tích cực biến thành hành động thực tế mới phát huy được sức mạnh của mình. Theo chiều dọc: đó là cách tiếp cận theo chiều sâu của thế giới con người. Đồng thời cũng tự nhận thức bản thân mình. Đó chính là ý thức, như vậy, tự ý thức cũng là ý thức, là một trong những yếu tố rất quan trọng của ý thức , nhưng đây là ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Nhờ vậy ,con người tự nhận thức về bản thân mình như một thực thể hoạt động có cảm giác tư duy, có hành vi đạo đức và có một vị trí trong xã hội . Những cảm giác của con người về bản thân mình trên mọi phương tiện giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành tự ý thức. Con người chỉ có thể tự ý thức được bản thân mình trong quan hệ với người khác, trong quá trình hoạt động cải tạo thế giới. Chính trong quan hệ xã hội, trong hoạt động thực tiễn xã hội và qua những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần do con người tạo ra, con người phải tự ý thức về mình để nhận rõ bản thân mình, tự điều chỉnh bản thân theo quy tắc, các chuẩn mực mà xã hội đề ra. 13 Ý thức và sự vận dụng ý thức vào học tập của sinh viên. Tù ý thức không chỉ là tự ý thức cá nhân mà còn là tự ý thức của một xã hội, của một giai cấp hay một tầng líp xã hội về địa vị và về vai trò của mình trong hệ thống những mối quan hệ sản xuất xác định, về lý tưởng và lợi Ých chung của xã hội mình, của giai cấp mình. Trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp, hiện đại hoá đất nước, trên cơ sở lý luận Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi chúng ta tù ý thức được vai trò của mình đối với đất nước. II-LÝ LUẬN VỀ SINH VIÊN Sinh viên là từ ngữ dùng để chỉ những người đang theo học ở bậc đại học và cao đẳng ( gọi chung là đại học), điều đó cũng có nghĩa là hoạt động lao động chủ yếu của họ là học tập và môi trường học tập của họ là ở các trường đại học. Nghiên cứu về sinh viên ta thấy họ có những đặc điểm chủ yếu sau đây: - Sinh viên là bộ phận ưu tó của thanh niên nói chung, vì họ học lực từ khá trở lên, có chứng nhận về đạo đức tốt và tất cả đã được sàng lọc qua các kỳ thi tuyển sinh quốc gia . - Trong xu hướng phát triển của xã hội, lực lượng sinh viên ngày càng tăng trong cơ cấu dân cư. Họ xuất thân từ mọi tầng líp khác nhau trong xã hội và cùng nhau học tập trong môi trường đại học. Trong trường đại học, lực lượng này được tập hợp có tổ chức, có sự quản lý chặt chẽ của nhà trường và các tổ chức đoàn thể như đoàn thanh niên, hội sinh viên, do đó dễ thống nhất hành động theo những mục tiêu chung. Hơn nữa, sinh viên là líp người có khả năng tiếp thu nhanh những cái mới, nhạy cảm với những biến động của tình hình kinh tế – xã hội. Cuộc sống trong trường đại học làm nảy sinh ở sinh viên những nhu cầu mới như nhu cầu tìm hiểu để mở rộng kiến thức, nhu cầu tự học ,tự đào tạo , nhu cầu NCKH, nhu cầu tự khẳng định bản thân trước tâp thể sinh viên và trước xã hội, nhu cầu về văn hoá nghệ 14 Ý thức và sự vận dụng ý thức vào học tập của sinh viên. thuật, thể thao , về tình bạn, tình yêu… các nhu cầu này ngày càng phát triển cao theo định hướng nghề nghiệp trong quá trình học đại học . - Ngoài ra , ở sinh viên cũng có những biểu hiện tâm lý như bốc đồng, cả tin, tò mò, hiếu kỳ, dễ bị kích động, hiếu thắng, a dua,đánh giá các hiện tượng xã hội một cách nông cạn, dễ có thái độ cực đoan … - Với những đặc điểm chính đó, ta thấy thế giới nội tâm của sinh viên hết sức phức tạp và có nhiều mâu thuẫn như: mâu thuẫn giữa ước mơ và hiện thực , mâu thuẫn giữa khối lượng thông tin với khả năng tiếp nhận và chuyển hoá thông tin đó thành tri thức của bản thân; mâu thuẫn giữa thực lực kinh tế còn phụ thuộc và han hẹp với mong muốn khẳng định mình về mặt kinh tế …những mâu thuẫn này thường biểu hiện ra ở mỗi cá nhân bằng những hành vi có tính đạo đức. III- LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA Ý THỨC ĐỐI VỚI SINH VIÊN Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức đồng thời cũng vạch rõ sự tác động ngược lại vô cùng quan trọng của ý thức đối với vật chất. Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, song sau khi ra đời, ý thức có tính độc lập tương đối nên có sự tác động ngược trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nói tới vai trò của ý thức là nói tới vai trò của con người vì ý thức là ý thức của con người. Bản thân ý thức không không thể thay đổi được gì trong hiện thực. Ý thức muốn tác động trở lại đời sống hiện thực phải bằng lực lượng vật chất, nghĩa là phải được con người hoạt động trong thực tế. Điều Êy có nghĩa là sự tác độngtrở lại của ý thức với vật chất phải thông qua hoạt động của con người được bắt đầu bằng khâu nhận thức quy luật khách quan, 15 Ý thức và sự vận dụng ý thức vào học tập của sinh viên. biết vận dụng đúng đắn quy luật khách quan, phải có phương pháp để tổ chức hành động. Vai trò của ý thức là ở chỗ trang bị cho con người những tri thức cơ bản về quy luật khách quan của đối tượng, trên cơ sở Êy, con người xác định đúng đắn mục tiêu và đề ra phương hướng hoạt động phù hợp. Tiếp theo là con người với ý thức của mình xác định các biện pháp thực hiện tổ chức các hoạt động thực tiễn. Cuối cùng bằng sự nỗ lực và ý trí của mình. Con người có thể quyết định làm cho mình hoạt động đúng và thành công khi phản ánh đúng thế giới khách quan, vì đó là cơ sở quan trọng trong việc xác định mục tiêu, phương hướng, biện pháp chính xác. Thực tế cho thấy ý thức của sinh viên thường biến đổi theo hai xu hướng chính sau: - Xu hướng tích cực: khi đứng trước những mâu thuẫn, bằng sự thông minh, sức sáng tạo và nghị lực, nhiều sinh viên biết tận dụng mọi cơ hội, mọi khả năng để vượt qua những thử thách của cuộc sống sinh viên và đi từ thành công trong học tập đến những thành công trong nghiên cứu khoa học, trong hoạt động đoàn thể, do đó họ có thể tự tin bước vào đời. - Xu hướng tiêu cực: Biểu hiện ở thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, ở sự bi quan, chán nản, trông chờ, ỷ lại hay ở những hành động có tính cực đoan, chạy theo lợi Ých của cá nhân, cơ hội, vụ lợi, a dua theo cái xấu, đua đòi, giả dối, gian lận trong thi cử …. 16 Ý thức và sự vận dụng ý thức vào học tập của sinh viên. 17 Ý thức và sự vận dụng ý thức vào học tập của sinh viên. CHƯƠNG II: Sự vận dụng của ý thức vào học tập của sinh viên i. Thực trạng giáo dục A.Những thành tựu đạt được. Trong sự nghiệp giáo dục, nước ta đã thu được những thành công đáng kể. Trong thành tích chung Êy có sự đóng góp đáng kể của những cán bộ khoa học trẻ là những cựu sinh viên hoặc của tất cả các trường đại học trong cả nước. Những thành công mà họ đạt được là biểu hiện của những nhận thức về giá trị đạo đức nói riêng và về ý thức nói chung, và những việc làm của họ chính là hành vi đạo đức trong thực tiễn. Nhắc đến sinh viên hôm nay chóng ta không thể phủ nhận kết quả của phong trào thanh niên tình nguyện, phong trào thi đua nghiên cứu khoa học của sinh viên đã đem về các giải thưởng trí tuệ Việt Nam, giải nhất cuộc thi quốc tế về chế tạo RôBốt tại Nhật Bản … sinh viên đang từng ngày khẳng định những giá trị đạo đức của mình trong cơ chế mới . Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên đã tăng đáng kể. So với năm1991-1992 thì năm học 1995-1996 sè sinh viên đại học đã tăng 2,7 lần . Giáo dục sau đại học đã đào tạo được một số lượng đáng kể cán bộ có trình độ cao mà trước đây ta phải dùa chủ yếu vào nước ngoài. Giáo dục đào tạo đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo đội ngò lao động và đội ngò đông đảo cán bộ phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế– xã hội. Chất lượng giáo dục đào tạo có tiến bộ bước đầu, xuất hiện nhiều nhân tố mới, nguyên nhân là do các sinh viên khuấy động phong trào học tập của các 18 Ý thức và sự vận dụng ý thức vào học tập của sinh viên. cán bộ và nhân dân. Nhờ kết quả đổi mới, các mặt kinh tế–xã hội phát triển, đời sống nhân dân khá lên làm nảy sinh nhu cầu học tập ngày càng tăng. Các loại hình trường lóp từ phổ thông tới đại học đã đa dạng hơn, tạo cơ hội để mỗi người dân có thể học tập theo hình thức phù hợp. Đã huy động được thêm các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để phát triển giáo dục -đào tạo. Các phương tiện thông tin đại chóng đã xây dựng các chuyên mục phục vụ giáo dục, rồi hợp tác quốc tế về giáo dục được mở rộng…Tất cả những thuận lợi kể trên đã phần nào làm cho chất lượng học tập của sinh viên được cải thiện đáng kể. * Nguyên nhân của những thành tựu: Trước hết là do có đường lối giáo dục- đúng đắn của đảng và nhà nước ta, chính sách đổi mới giáo dục- đào tạo thể hiện tập trung ở nghị quyết hội nghị lần thứ tư ban chấp hành trung ương đảng. Hai là: Truyền thống hiếu học của nhân dân ta được phát huy, nhu cầu học tập của nhân dân ta không ngừng tăng lên, nhân dân đóng góp rất nhiều vào công cuộc xây dựng trường líp và chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Ba là: Đội ngò giáo viên cán bộ quản lý giáo dục và số đông học sinh, sinh viên có những cố gắng rất lớn. Đại bộ phận các thầy cô giáo có tâm huyết gắn bó với nghề, các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa nêu cao tinh thần chịu đựng gian nan, hy sinh nhiều . Bốn là: các cấp chính uỷ đảng, chính quyền đoàn thể và nhân dân nhận thức rõ hơn về vai trò của giáo dục đối với tương lai của đất nước, đã khắc phục được nhiều khó khăn, tích cực, thực hiện được nhiều chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước về phát triển giáo dục. Năm là: Những thành quả phát triển kinh tế, ổn định chính trị, nâng cao đời sống nhân dân qua nhiều năm đổi mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục. 19 Ý thức và sự vận dụng ý thức vào học tập của sinh viên. B-YÕu kém và những nguyên nhân. hội nghị lần thứ hai ban chấp hành trung ương đảng khoá 8 đã chỉ rõ “ giáo dục đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu và nhất là về chất lượng chưa đáp ứng kịp được những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cụôc đổi mới kinh tế và xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, thực hiện công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Hiện nay nước ta còn khoảng 9% dân số mù chữ, chưa phổ cập tiểu học: tỉ lệ sinh viên trên tổng số dân còn rất thấp: 0,36% kém 10lần so với Xingapo, Hàn Quốc …tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt hơn 10% ; nền kinh tế quốc dân còn thiếu nhiều lao động, cán bộ có tay nghề và trình độ kỹ thuật cao. Cơ cấu quy mô giáo dục -đào tạo chưa hợp lý, số lượng đào tạo ở đại học nhiều hơn ở lĩnh vực dạy nghề . quy mô đào tạo nghề hiện nay vẫn quá nhỏbé, trình độ, thiết bị lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đáng quan tâm nhất là chất lượng và hiệu quả giáo dục- đào tạo còn thấp , cô thể là: -Trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy, trình độ ngoại ngữ và thể lực của đa số sinh viên còn yếu. -Khả năng vận dụng kiến thức vào sản xuất và đời sống của nhiều học sinh còn nhiều hạn chế. - Số đông sinh viên tốt nghiệp chưa có khả năng thích ứng với những biến đổi nhanh chóng trong ngành nghề và trong công việc. - Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận trong số học sinh, sinh viên thoái hoá đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp, vì tương lai của bản thân, đất nước. - Đào tạo chưa gắn với người sử dụng. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất