Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề án động cơ thúc đẩy hagl tiến hành đầu tư trồng cao su tại lào...

Tài liệu đề án động cơ thúc đẩy hagl tiến hành đầu tư trồng cao su tại lào

.DOC
19
288
119

Mô tả:

đề án động cơ thúc đẩy hagl tiến hành đầu tư trồng cao su tại lào
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN khoa kinh tÕ vµ kinh doanh quèc tÕ ĐỀ ÁN MÔN HỌC Đề tài: ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY HAGL TIẾN HÀNH ĐẦU TƯ TRỒNG CAO SU TẠI LÀO GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TS. Mai Thế Cường Sinh VIÊN THỰC HIỆN : Trần Long Hải LỚP : Kinh doanh Quốc tế 46A HÀ NỘI – 9/2007 Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có một số dự án cam kết đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ĐTTTRNN) nhưng số vốn thực hiện được còn quá khiêm tốn. Vì vậy, việc khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN nhằm tăng cường và chủ động hơn nữa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu cấp bách của thực tiễn và mang tính thời sự. Năm 2006 tình hình chính trị - xã hội nước ta tiếp tục ổn định, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh. Với việc triển khai các luật mới, thủ tục đầu tư được đơn giản hóa, thể chế kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện, môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng thông thoáng và minh bạch. Nhờ đó, hoạt động đầu tư nước ngoài đã gia tăng đáng kể và năm 2006 vốn đăng ký đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Mặt khác, sự kiện Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã giúp cho việc triển khai các dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nhiều doanh nghiệp đã có chủ trương tận dụng các cơ hội đầu tư kinh doanh tại các nước, nhất là tại các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Đây là một trong những nghị định hướng dẫn quan trọng của Luật Đầu tư và là hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Việc nghiên cứu những động cơ thúc đẩy doanh nghiệp tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ góp phần quan trọng làm cho những dự án đầu tư của Việt Nam tại nước ngoài ngày càng được mở rộng hơn. Và vấn đề này có rất nhiều ý nghĩa với Việt Nam vì nó sẽ khẳng định được vị thế của Việt Nam với Thế giới. Hiện nay, Việt Nam cũng đã bắt đầu mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới bằng các hình thức thu hút đầu tư nước ngoài cũng như đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Vì thế việc nghiên cứu đề tài này đối với em có ý nghĩa rất quan trọng cho công việc tương lai của một sinh viên chuyên ngành kinh doanh quốc tế. Đề án này em viết chủ yếu là để cho các bạn sinh viên chuyên ngành kinh doanh quốc tế đọc, em mong em cũng như các bạn sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu động cơ tại sao doanh nghiệp tiến hành đầu tư ra thị trường nước ngoài từ đó rút ra những kinh nghiệm và bài học cho các doanh nghiệp đang có ý định đầu tư vào thị trường nước ngoài. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1 3.1. Đối tượng nghiên cứu Trong đề tài này thì đối tượng được nghiên cứu là doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai Group. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Hoàng Anh Gia Lai có rất nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước, đề tài này giới hạn phạm vi nghiên cứu vào dự án trồng 20.000 hecta cây cao su tại Lào của Hoàng Anh Gia Lai Group: - Thời gian: dự kiến từ 2007-2012. (Đây là một trong những dự án đầu tư ra nước ngoài đầu tiên của HAGL Group kể từ khi chính thức được cổ phần hóa) - Không gian: đầu tư vào thị trường Lào. - Mặt hàng: cây cao su. - Chỉ nghiên cứu về các yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp tiến hành đầu tư vào thị trường Lào. 4. Kết cấu của đề án Ngoài lời mở đầu và kết luận, toàn bộ nội dung của đề án được chia làm 3 chương: Chương I: Mô tả tình huống. Chương II: Phân tích tình huống. Chương III: Bài học kinh nghiệm . Sau đây là nội dung từng chương Chương I: Mô tả tình huống 1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai 2 Khởi nghiệp từ năm 1990 từ một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh xã Chưhdrông, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai do Ông Đoàn Nguyển Đức trực tiếp điều hành. Đến nay, Hoàng Anh Gia Lai đã đạt được bước tiến mạnh mẽ và trở thành tập đoàn tư nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các sản phẩm như đồ gỗ nội, ngoại thất cao cấp; đá granite ốp lát tự nhiên; mủ cao su đã có mặt hầu khắp các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Australia, New Zealand…Các văn phòng đại diện được thiết lập tại một số nước nhằm tạo điều kiện cho khách hang có thể tiếp cận, giao dịch với tập đoàn một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất. Bên cạnh việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, Hoàng Anh Gia Lai Group đang phát triển thị trường trong nước bằng việc hình thành hệ thống siêu thị đồ gỗ, đá granite với qui mô lớn tại 5 trung tâm đô thị chính Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Trong nhiều năm liền Hoàng Anh Gia Lai Group được đánh giá là một trong những nhà sản xuất đồ gỗ hàng đầu cả nước và được người tiêu dung bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Với lợi thế về vốn, nguồn nhân lực, nguyên vật liệu dồi dào và thương hiệu mạnh, Hoàng Anh Gia Lai Group tập trung mở rộng đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh địa ốc như xây dựng trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê cùng với sự ra đời của một chuỗi khách sạn, khu nghỉ mát tiêu chuẩn 4 sao, 5 sao tại Tp.HCM, Đà Lạt, Đà Nẵng, Nha Trang, Gia Lai, Quy Nhơn…nhằm khai thác tiềm năng du lịch đầy hứa hẹn của đất nước. Việc sở hữu đội bóng danh tiếng Hoàng Anh Gia Lai với những thành công vang dội trong thời gian qua đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người yêu thích bóng đá. Hình ảnh của đội bóng là công cụ xây dựng và quảng bá thương hiệu rất hiệu quả. Dưới sự lãnh đạo của ông Đoàn Nguyên Đức cùng sự đồng tâm hiệp lực của đội ngũ công nhân viên giàu kinh nghiệm, tận tụy, giỏi tay nghề đã giúp Hoàng Anh Gia Lai Group phát triển và lớn mạnh không ngừng. Nếu số công nhân viên khi mới thành lập nhà máy khoảng 200 người thì đến nay nhân sự của Hoàng Anh Gia Lai đã hơn 7000 người. Nếu doanh thu năm đầu tiên là 200 tỷ thì năm 2005 doanh thu đã đạt 1.200 tỷ đồng. Chiến lược phát triển của tập đoàn là xây dựng quy trình kinh doanh khép kín trên cơ sở liên kết dọc các ngành nghề như: sản xuất các loại đồ gỗ, chế tác đá granite, xưởng lắp ráp và thi công nhôm kính, có xí nghiệp xây lắp, xây dựng, kinh doanh bất động sản…nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3 Năm 2006 là năm chứng kiến nhiều sự thay đổi của HAGL: - Khai trương HAGL Hotel Pleiku. Sự kiện quan trọng: Công ty Cổ phần HAGL được thành lập với vốn điều lệ 326 tỉ đồng. Đại hội cổ đông lần đầu thành công ngày 17/9 tại HAGL Hotel Pleiku. Từ nay đến năm 2010, Hoàng Anh Gia Lai Group phấn đấu sẽ là một trong những tập đoàn cung cấp sản phẩm căn hộ cao cấp và trung tâm thương mại hàng đầu tại Việt Nam đồng thời mở rộng hoạt động sang các nước trong khu vực Đông Nam Á. 2. Định hướng chiến lược phát triển giai đoạn 2007 – 2011 của công ty - Nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển mạnh mạng lưới phân phối đồ gỗ nội địa và xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả hệ thống khách sạn, Plaza và khu nghỉ dưỡng. Đầu tư, kinh doanh bất động sản, căn hộ cao cấp HAGL. Trồng, chế biến các sản phẩm từ cây cao su. Năm 2006, Hội đồng Quản trị đã cam kết một kế hoạch 5 năm (2007 – 2011), lấy 4 mảng hoạt động chiến lược sau đây làm nền tảng cho sự phát triển bền vững: - Sản xuất và phân phối đồ gỗ. - Xây dựng, điều hành hệ thống HAGL Hotels & Resorts. - Xây dựng và kinh doanh căn hộ cao cấp HAGL. - Trồng, chế biến các sản phẩm từ cây cao su. Về hoạt động kinh doanh - - Tiếp tục xem đồ gỗ và xây dựng là hoạt động mang về lợi nhuận chủ yếu cho công ty trong năm 2007. Muốn vậy, phải không ngừng nâng cao chất lượng đồ gỗ, cả nội địa và xuất khẩu, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng bằng chất lượng sản phẩm và hệ thống phân phối hiệu quả của Công ty. Kinh doanh căn hộ của dự án New Saigon và dự ắn cao ốc Hoàng Văn Thụ, tổ chức tốt dịch vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng. Đưa HAGL Plaza - Hotel Danang vào kinh doanh, đồng thời phải nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động khách sạn, plaza, khu nghỉ dưỡng. Đây là trọng điểm kinh doanh của Công ty trong năm 2007. Ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Hội đồng quản trị HAGL tin tưởng rằng nếu làm quyết liệt, lĩnh vực này sẽ mang lại hiệu quả thực sự vào giữa năm 2008. 4 Về hoạt động đầu tư - Phát triển mạnh hệ thống phân phối đồ gỗ nội địa bằng việc xây dựng các tổng kho và trung tâm phân phối tại các thành phố lớn trong năm 2007. Triển khai từng phần dự án đầu tư trồng mới 10.000 hecta cao su. Hoàn thành công trình cao ốc Hoàng Văn Thụ để bàn giao cho khách hàng như dự kiến vào cuối năm 2007. Triển khai dự án 1120 căn hộ cao cấp New Saigon, đây là hoạt động đầu tư chủ đạo của Công ty trong năm 2007. Triển khai dự án cao ốc căn hộ cao cấp HAGL, đường Quang Trung thành phố Pleiku. Về hoạt dộng tài chính - Cơ cấu lại tài sản, nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh toán, thực hiện tốt cam kết với các nhà tài trợ và chi cổ tức cho các cổ đông. Chuẩn bị các thủ tục cần thiết niêm yết trên thị trường giao dịch chứng khoán TP HCM đầu 2008. Triển khai bán cổ phiếu HAGL ra bên ngoài, tăng nguồn vốn điều lệ để tài trợ dự án 10.000 hecta cao su, dự án New Saigon, dự án cao ốc căn hộ Quang Trung. Đây là hoạt động tài chính trọng điểm trong năm 2007. Về xây dựng thương hiệu - Ban lãnh đạo của HAGL đã xác định việc câu lạc bộ bóng đá HAGL giành chức vô địch V-League 2007 sẽ là sự kiện chủ yếu để HAGL có thể nâng cao thương hiệu của mình. Để làm tốt các công việc trên, Hội đồng quản trị cam kết sẽ áp dụng phương pháp quản trị sản xuất kinh doanh có hiệu năng, hiệu quả, đạt bằng được các mục tiêu đã đề ra. Trong bối cảnh đất nước đã hội nhập đầy đủ, tất yếu có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nền kinh tế, để đạt mục tiêu cụ thể về lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2007 sẽ là 36%, Hội đồng Quản trị xác định một số quan điểm phát triển như sau: - Phát triển nhanh và bền vững. - Phát triển phải tuân thủ các định hướng chiến lược đã được hoạch định. - Phát triển phải luôn đi đôi với việc hỗ trợ cộng đồng, xã hội và xem đó là nghĩa vụ cao cả của Công ty. 5 ( Báo cáo thường niên Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai 2006, trang 8, 9, 10 http://www.hagl.com.vn/images/baocao_thuong%20nien_hagl.pdf ) 3. Vài nét về hoạt động kinh doanh liên quan tới cao su của HAGL Năm 2007 sẽ là năm đầu tiên Công ty hợp tác góp vốn với công ty Cao su ChưPah, thuộc tập đoàn cao su Việt Nam, để thành lập Công ty cổ phần Hoàng Anh – Quang Minh, thực hiện dự án trồng 10.000 hecta cao su. Huy động đủ nguồn vốn 20 triệu USD để tài trợ cho dự án này là hoạt động tài chính quan trọng trong năm. Cũng trong năm nay, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai sẽ hợp tác góp vốn với Công ty cao su Mang Yang, thuộc tập đoàn Cao su Việt Nam, thành lập công ty cổ phần Cao su Mang Yang – Hoàng Anh để trồng thêm 10.000 hecta, nâng tổng diện tích cao su trồng mới mà Công ty tham gia lên 20.000 hecta. Cụ thể: - Ngày 1 tháng 1 năm 2007, Công ty cùng với hai nhà đầu tư khác là Công ty Cao su Mang Yang và công ty TNHH Đầu tư Hoàng Anh, trong cuộc họp cổ đông sáng lập, đã nhất trí thành lập môt công ty cổ phần mới có tên Công ty cổ phần Cao su Mang Yang - Hoàng Anh. Vốn điều lệ của Công ty MYHA là 30.000.000 ngàn VNĐ, trong đó Công ty và Công ty TNHH Đầu tư Hoàng Anh mỗi bên nắm giũ 22,5% và Công ty cao su Mang Yang nắm giữ 55%. Các hoạt động chính của MYHA là trồng cây cao su, khai thác mủ cao su, chế biến gỗ cao su, sản xuất phân bón và kinh doanh. MYHA đang trong quá trình đăng ký kinh doanh. - Ngày 23 tháng 1 năm 2007, Công ty cùng với Công ty Cao su Chupah trong cuộc họp cổ đông sáng lập, đã nhất trí thành lập một công ty cổ phần mới có tên Công ty cổ phần Cao su Hoàng Anh – Quang Minh. Vốn điều lệ của Công ty HAQM là 20.000.000 ngàn VNĐ, trong đó Công ty nắm giữ 57,5% và Công ty Cao su Chupah nắm giũ 42,5%. Các hoạt động chính của HAQM là trồng cây cao su, khai thác mủ cao su, chế biến gôc cao su, sản xuất phân bón và kinh doanh. HAQM cũng đang trong quá trình đăng kí kinh doanh. 4. Sơ đồ tổ chức 4.1. Tổ chức 6 4.2. Cơ cấu 7 Chương 1 đã cung cấp một số thông tin cơ bản về HAGL và định hướng của công ty trong giai đoạn 2007-2011. Trong giai đoạn này thì dự án trồng cây cao su tại Lào là một dự án trọng điểm của HAGL. Và đây là cơ sở để đánh giá và phân tích các động cơ của HAGL khi thâm nhập thị trường nước ngoài. Chương 2: Phân tích động cơ của HAGL khi tiến hành đầu tư vào dự án trồng cao su tại Lào 8 I. Những cơ hội và thách thức đối với HAGL khi tiến hành đầu tư vào thị trường Lào 1. Những cơ hội dành cho HAGL - Về kinh tế - chính trị Chủ trương của hai Đảng và hai Nhà nước Việt Nam và Lào là không ngừng tăng cường hợp tác, phát triển kinh tế - đầu tư – thương mại giữa hai nước, đưa hợp tác kinh tế lên ngang tầm quan hệ đoàn kết đặc biệt, khai thác tối đa thế mạnh của mỗi nước, thúc đẩy và nâng cao vị thế và sức mạnh kinh tế của mỗi nước, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Trong bối cảnh ngày càng hội nhập sâu, rộng vào kinh tế khu vực và quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế chính là con đường đúng đắn nhất để củng cố tình đoàn kết, phát huy truyền thống tốt đẹp và cùng nhau xây dựng đất nước. Với ý nghĩa như vậy, vai trò của các doanh nghiệp trong hợp tác phát triển kinh tế có vị trí hàng đầu. Hai Chính phủ Việt Nam và Lào khuyến khích, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế của Việt Nam sang Lào đầu tư sản xuất, kinh doanh. Các lĩnh vực được ưu tiên, khuyến khích đầu tư gồm: trồng cao su và các loại cây công nghiệp, cây nguyên liệu; xây dựng các nhà máy thủy điện; thăm dò và khai thác khoáng sản; phát triển thương mại hai chiều; sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng; kinh doanh du lịch và dịch vụ… Để hoạt động đầu tư, sản xuất có hiệu quả trên thị trường Lào thì HAGL cần lưu ý nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định luật pháp và chính sách của Nhà nước Lào, đồng thời phải thực hiện đầy đủ các thủ tục quy định của Nhà nước Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam mới tập trung nhiều ở Nam Lào, một phần ở Trung Lào. Tại địa bàn Bắc Lào, hầu như chưa có mặt các nhà đầu tư Việt Nam. Hàng tiêu dùng do Việt Nam sản xuất chỉ chiếm thị phần rất khiêm tốn tại Lào (khoảng 12-14%). Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải tăng cường đưa hàng tiêu dùng sang phục vụ bà con các bộ tộc Lào, nhất là ở Bắc Lào; tiếp tục đầu tư mở rộng ở địa bàn Nam và Trung Lào, đồng thời sớm triển khai các dự án về giao thông, thủy điện, khai thác khoáng sản ở Bắc Lào. Đặc biệt, các doanh nghiệp cao su Việt Nam cần nhanh chóng sang Bắc Lào khảo sát và xin cấp phép đầu tư trồng cao su tại địa bàn này. Mặc dù địa bàn Bắc Lào phần lớn là đồi núi, giao thông đi lại khó khăn, nhưng đã có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư vào việc trồng cao su tại đây. Nhân dân bản Hạc Nhao thuộc tỉnh Luông Nậm Thà cũng đã trồng hơn 800 ha cao su, trong đó có 334 ha trồng từ năm 1994 đã khai thác được mủ. Đối với dân bản Hạc Nhao, cây cao su đã giúp họ định cư, thực sự 9 là cây xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống => đây thực sự là một cơ hội rất lớn cho HAGL khi tiến hành đầu tư trồng cao su tại Lào. - Về khí hậu địa lí Lào là một đất nuớc không có biển ở Đông Nam Á với những cánh rừng rậm rạp đồi lởm chởm. Đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m với một số đồng bằng và cao nguyên. Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới với đặc trưng là có mùa mưa và mùa khô trong đó mùa mưa diễn ra hàng năm từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.  điều kiện về tự nhiên, địa lý khí hậu thuận lợi, phù hợp với việc trồng cây cao su với năng suất cao - Mặt khác, Thị trường Lào tuy chỉ có hơn 5,5 triệu dân, nhưng thị trường lân cận của nó lại rất tiềm năng. Cách biên giới Lào khoảng chừng mười cây số là hơn 20 triệu dân của 17 tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan. Người dân ở đây có những nét tương đồng với người Lào và người dân Thái Lan cũng rất thích các sản phẩm của Việt Nam.  Những cơ hội trên dành cho HAGL là rất lớn 2. Những thách thức mà HAGL phải đối mặt - Một khó khăn đối với HAGL khi đầu tư sang Lào hiện nay là nguồn lao động tại chỗ còn hạn chế về trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Việc phải đưa lao động từ Việt Nam sang, hay đưa lao động Lào sang Việt Nam đào tạo đã làm tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp phải cho đội ngũ quản lý người Việt làm việc tại đây học thêm tiếng Lào vì người lao động không sử dụng tiếng Anh. - Hiện công tác thông tin và tư vấn cho các doanh nghiệp còn rất nhiều hạn chế, chưa có giải pháp hữu hiệu để thu thập, biên dịch, in ấn cung cấp các văn bản pháp luật của cả Việt Nam và Lào tới các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào cũng chưa được tổ chức trong một tổ chức, chưa có sự gắn bó hỗ trợ nhau dưới sự chỉ đạo và bảo trợ thống nhất của hai Nhà nước.Qua đó có thể thấy việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi đầu tư sang Lào còn yếu, đây không chỉ là một thách thức đối với HAGL nói riêng mà còn là thách thức đối với tất cả các doanh nghiệp muốn đầu tư vào Lào. - Về quản lý Nhà nước, hiện cũng chưa có cơ quan có đủ thẩm quyền, điều kiện và năng lực triển khai quản lý, theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại Lào, cũng như chưa có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ trong quản lý, chưa làm rõ nội dung quản lý, từ khâu 10 thẩm định tư cách pháp nhân, thẩm định năng lực của các doanh nghiệp đến khâu giám sát hoạt động. - Trong khi đó, Lào là địa bàn đặc biệt, có biên giới chung với Việt Nam hơn 2.000 km, việc giao lưu qua lại dễ dàng. Hiện tượng có hàng ngàn lao động sang làm việc tại Lào trong đó có khá nhiều người không đăng ký hoặc làm thủ tục, đang gây nhiều rắc rối cho công tác xử lý II. Những điểm mạnh, điểm yếu của HAGL 1. Những điểm mạnh - Thương hiệu HAGL là một thương hiệu mạnh, có tiếng trên thị trường Việt Nam cũng như một số nước lân cận. Đặc biệt, mới đây thương hiệu HAGL đã xuất hiện chính thức trên SVĐ Emirates của câu lạc bộ Arsenal tại giải ngoại hạng Anh. Đây thực sự là một bước tiến rất lớn đối với thương hiệu HAGL. - HAGL có số vốn điều lệ lớn là 1037 tỉ đồng. - HAGL còn tiến hành kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: địa ốc, gỗ - đá granite, khách sạn – khu nghỉ mát, bóng đá. Nên số vốn luân chuyển của HAGL là rất lớn. - Sử dụng internet để quảng bá thương hiệu cũng như sản phẩm của mình qua trang web http://www.hagl.com.vn - Đặc biệt, mới đây Phó Thủ tướng Lào, ông Somsavat Lengsavat đã sang thăm một số cơ sở sản xuất của HAGL như nhà máy sản xuất gỗ, nhà máy sản xuất đá … đây là một thuận lợi rất lớn cho HAGL khi đầu tư vào Lào. 2. Những điểm yếu - HAGL Group là doanh nghiệp mới được cổ phần hóa từ tháng 6-2006 nên vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết và hoàn thiện trong khâu tổ chức nhân sự. - HAGL chưa có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài nên kinh nghiệm của doanh nghiệp khi đầu tư ra một thị trường mới lạ còn rất yếu, sẽ gặp phải nhiều vấn đề khi tiến hành đầu tư. III. Xây dựng mô hình ma trận SWOT 11 Ma trận SWOT Cơ hội - O - Quan hệ Việt Nam – Lào tạo điều kiện thuận lợi cho HAGL tiến hành đầu tư - Khí hậu thuận lợi để trồng cao su. - Dễ thâm nhập các thị trường lân cận Nguy cơ - T - Nguồn lao động còn hạn chế về chuyên môn. - Việc hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp còn yếu. - Vấn đề quản lí doanh nghiệp cũng như người lao động còn nhiều bất cập. Điểm mạnh - S Phối hợp S/O: tận dụng Phối hợp S/T : tận dụng điểm mạnh để nắm bắt điểm mạnh để vượt qua - Thương hiệu mạnh, có uy các cơ hội. nhũng khó khăn. tín và vị thế. - Quảng bá được thương - Tiềm lực kinh tế mạnh, có - Vốn lớn, luân chuyển tốt. hiệu của mình và đẩy mạnh thể giải quyết được vấn đề sản xuất. lao động. - Tận dụng việc quảng bá - Tiềm lực mạnh kết hợp hình ảnh qua website rất tốt. khí hậu thuận lợi giúp việc - Mối quan hệ tốt với chính nuôi trồng càng trở nên dễ phủ giúp việc thu thập - Có quan hệ tốt với chính dàng hơn. thông tin cũng như quản lí phủ Lào. - Mối quan hệ tốt giứa doanh nghiệp, người lao doanh nghiêp với chính phủ động trở nên dễ dàng hơn. sẽ tạo cho HAGL có được nhiều lợi thế khi tiến hành các dự án đã định. 12 Điểm yếu – W .Phối hợp W/O: tận dụng Phối hợp W/T: giảm điểm các cơ hội để khắc phục yếu để giảm bớt nguy cơ. - Doanh nghiệp mới được điểm yếu. cổ phần hóa còn nhiều vấn Tập trung giải quyết các vấn đề cần giải quyết. Quan hệ tốt của hai nước đề của doanh nghiệp, học giúp việc đầu tư dễ dàng hỏi kinh nghiệm đầu tư của - Ít kinh nghiệm khi đầu tư hơn vì sẽ có sự trợ giúp từ những doanh nghiệp đi ra thị trường nước ngoài. phía chính phủ. trước đề có thể giải quyết tốt những nguy cơ đặt ra khi bước chân vào một thị trường mới. 13 Chương III: Bài học kinh nghiệm Có thể thấy HAGL, chọn hình thức đầu tư ra nước ngoài vì thị trường nước ngoài là một thị trường mới lạ, có rất nhiều tiềm năng và có thể đem lại cho HAGL mức lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi khi đầu tư ra nước ngoài, HAGL cũng sẽ gặp phải những khó khăn khi đầu tư ra một thị trường hoàn toàn mới lạ như vậy. Chính vì thế, những vấn đề mà HAGL gặp phải khi thực hiện dự án này sẽ là những bài học kinh nghiệm quí giá cho các doanh nghiệp khác muốn tiến hành ĐTTTRNN trong thời gian tới. Không phải ngẫu nhiên mà HAGL lại chọn thị trường Lào. Sở dĩ như vậy vì Lào là một đất nước có khí hậu rất thích hợp để trồng cao su. Mặt khác, biên giới Lào cũng giáp ranh với Việt Nam, điều đó sẽ dễ dàng cho HAGL trong quá trình vận tải, lưu thông hàng hóa. Bên cạnh đó, HAGL cũng có mối quan hệ rất tốt với chính phủ Lào. Từ đó có thể thấy thị trường Lào đối với HAGL là một thị trường tiềm năng với ít rủi ro nhất, và từ thị trường này HAGL có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn khi muốn đầu tư ra các thị trường khác ngoài Lào. Từ những phân tích ở chương 2, em thấy HAGL nên tích cực tìm hiểu về thị trường Lào để có thể tạo ra cho mình những lợi thế cạnh tranh. HAGL cũng cần chú trọng hơn đến vấn đề nguồn nhân lực khi tiến hành đầu tư ra một thị trường mới vì đây có thể coi như khâu then chốt quyết định sự thành bại của một dự án. 14 KẾT LUẬN Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay thì việc vươn ra đầu tư ở một thị trường nước ngoài là điều hoàn toàn tất yếu đối với mọi doanh nghiệp ở mọi quốc gia. Việc chọn cho mình một thị trường, một sản phẩm để đầu tư là rất quan trọng với mỗi doanh nghiệp, nó quyết định rất nhiều đến sự phát triển, đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Thị trường Lào là một thị trường khá gần gũi với các doanh nghiệp Việt Nam trong nhưng năm gần đây. Tuy nền kinh tế còn yếu nhưng việc các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành những dự án đầu tư trên đất bạn sẽ góp phần phát triển nền kinh tế Lào cũng như nền kinh tế của chính Việt Nam. Và càng làm củng cố thêm mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào. Việc HAGL tiến hành đầu tư vào thị trường Lào là một quyết định đúng đắn, đây là một thị trường tốt để HAGL học hỏi thêm những kinh nghiệm quí báu khi đầu tư ra nước ngoài. Có thể coi dự án này như bước đệm tốt để doanh nghiệp tiến hành đầu tư ra các thị trường khác lớn hơn, nhiều cạnh tranh hơn… Trên cơ sở phân tích những động cơ của HAGL khi tiến hành đầu tư vào thị trường Lào, em hi vọng các bạn sẽ có cái nhìn sâu hơn về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá mới mẻ và việc tìm kiếm tài liệu cũng khá khó khăn nên em chỉ có thế đưa ra những nhận định của mình. Em rất mong thầy và các bạn bổ sung và sửa chữa cho em những thiếu sót trong đề án. Em xin chân thành cảm ơn. 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh Doanh Quốc Tế ( PGS.TS. Nguyễn Thị Hường – 2005) 2. Giáo trình Quản trị Dự án và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI (PGS.TS. Nguyễn Thị Hường – 2002) 3. Báo cáo thường niên Công Ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai 2006: http://hagl.com.vn/images/baocao_thuong%20nien_hagl.pdf 4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2006 và triển vọng năm 2007: http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=20954872&news_ID=15154261 5. Tập đoàn HAGL sẽ đẩy mạnh hợp tác tài chính: http://hagl.com.vn/news.php?id=13&skeyword=t%E1%BA%A1i%20L%C3%A0o 6. Hướng dẫn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=613&ItemID=35525 16 MỤC LỤC Trang Lời mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3.2. Phạm vi nghiên cứu 4. Kết cấu của đề án 1 2 2 2 2 2 Chương I: Mô tả tình huống 3 1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai 2. Định hướng chiến lược phát triển giai đoạn 2007 – 2011 của công ty 3. Vài nét về hoạt động kinh doanh liên quan tới cao su của HAGL 4. Sơ đồ tổ chức 4.1. Tổ chức 4.2. Cơ cấu 3 4 6 7 7 8 Chương 2: Phân tích động cơ của HAGL khi tiến hành đầu tư vào dự án trồng cao su tại Lào 9 I. Những cơ hội và thách thức đối với HAGL khi tiến hành đầu tư vào thị trường Lào 1. Những cơ hội dành cho HAGL 2. Những thách thức mà HAGL phải đối mặt II. Những điểm mạnh, điểm yếu của HAGL 3. Những điểm mạnh 4. Những điểm yếu III. Xây dựng mô hình ma trận SWOT 9 9 10 11 11 11 12 Chương III: Bài học kinh nghiệm 14 Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo 15 16 17 Bản tóm tắt đề án Hiện nay, Việt Nam cũng đã bắt đầu mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới bằng các hình thức thu hút đầu tư nước ngoài cũng như đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Vì thế việc nghiên cứu động cơ của các doanh nghiệp khi tiến hành ĐTTTRNN là hữu ích cho các sinh viên chuyên ngành kinh doanh quốc tế chúng ta. HAGL là một doanh nghiệp mới được cổ phần hóa năm 2006 và đã có những định hướng rất rõ ràng cho giai đoạn 2007 – 2011. Và trong đó có dự án đầu tư trồng 20.000 hecta cao su tại Lào. Mặc dù mới được cổ phần hóa nhưng HAGL đã rất mạnh dạn trong việc tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Dự án vẫn đang tiến hành và trong những bước đầu chập chững này, HAGL đã có được khá nhiều thuận lợi do đã nắm bắt được thông tin cũng như đã có chính sách đúng đắn trong việc tiếp cận thị trường Lào. Song song với những thuận lợi đó thì HAGL cũng gặp phải một số khó khăn do kinh nghiệm khi đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp gần như là con số 0. Việc nghiên cứu động cơ của HAGL khi tiến hành ĐTTTRNN từ những bước khởi đầu sẽ mang lại rất nhiều kinh nghiệm quí báu cho mỗi sinh viên chúng ta. Đây là một dự án vẫn đang trong quá trình thực hiện, vì vậy vẫn chưa thể thấy hết được những bất cập trong quá trình thực hiện. Em hi vọng sau khi nghiên cứu đề án này, em cũng như các bạn sinh viên chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế sẽ có một cái nhìn sâu sắc hơn về ĐTTTRNN của Việt Nam. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan