Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện quản lý tài sản công đối với cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh tu...

Tài liệu Hoàn thiện quản lý tài sản công đối với cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh tuyên quang

.PDF
94
79895
196

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ KIM LIÊN HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG ĐỐI VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TẠI TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ KIM LIÊN HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG ĐỐI VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TẠI TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.LÊ QUỐC HỘI THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Kim Liên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Thực hiện đề tài "Hoàn thiện quản lý tài sản công đối với cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang", tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trƣờng ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, Khoa Quản lý kinh tế, khoa Sau đại học, các giáo sƣ, phó giáo sƣ, Tiến sĩ và các giảng viên đã trực tiếp tham gia giảng dạy, quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học. Xin cho tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS. TS. Lê Quốc Hội - ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc định hƣớng đề tài cũng nhƣ trong suốt quá trình nghiên cứu, viết luận văn. Do điều kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả luận văn kính mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn và góp ý thêm của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn trở nên hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Kim Liên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT .............................................................. vii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ viii DANH MỤC SƠ ĐỒ .......................................................................................... ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ...................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 3 5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP ............... 5 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tài sản công trong cơ quan hành chính sự nghiệp ................................................................................................. 5 1.1.1. Khái niệm về cơ quan hành chính ........................................................... 5 1.1.2. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập ..................................................... 6 1.1.3. Khái niệm tài sản công và tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ................................................................................................ 6 1.1.4. Phân loại tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ................... 8 1.1.5. Đặc điểm của tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp.......... 14 1.1.6. Vai trò của tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp .............. 15 1.2. Quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ...................... 17 1.2.1. Khái niệm về quản lý ............................................................................ 17 1.2.2. Khái niệm về quản lý TSC trong khu vực HCSN ................................. 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 1.2.3. Nội dung quản lý TSC trong khu vực HCSN ....................................... 18 1.2.3.1. Quản lý quá trình hình thành TSC trong khu vực HCSN .................. 18 1.2.3.2. Quản lý quá trình khai thác, sử dụng TSC trong khu vực HCSN ...... 19 1.2.3.3. Quản lý quá trình kết thúc sử dụng TSC trong khu vực HCSN ........ 19 1.2.4. Sự cần thiết của quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp .. 19 1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý TSC trong khu vực HCSN .......... 21 1.2.5.1. Nhóm các nhân tố từ hệ thống quản lý TSC trong khu vực HCSN ... 21 1.2.5.2. Nhóm các nhân tố đối tƣợng sử dụng ................................................ 22 1.3. Kinh nghiệm quản lý TSC khu vực hành chính sự nghiệp ở một số tỉnh trong nƣớc ................................................................................................ 23 1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hƣng Yên ......................................................... 23 1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình ........................................................... 24 1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Cà Mau .............................................................. 25 1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Tuyên Quang .......................... 26 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 28 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 28 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 28 2.2.1. Phƣơng pháp luận .................................................................................. 28 2.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ..................................................... 29 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 31 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG ........ 32 3.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang .............. 32 3.1.1. Diện tích, vị trí địa lý ............................................................................ 32 3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội ........................................................................ 35 3.2. Thực trạng TSC trong khu vực HCSN ở tỉnh Tuyên Quang ................... 39 3.3. Thực trạng quản lý TSC trong khu vực HCSN tỉnh Tuyên Quang ......... 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v 3.3.1. Mô hình quản lý TSC ............................................................................ 42 3.3.2. Các cơ chế quản lý TSC trong khu vực HCSN tỉnh Tuyên Quang ...... 45 3.3.3. Thẩm định nhu cầu đầu tƣ mua sắm TSC ............................................. 47 3.3.4. Điều chuyển, thanh lý tài sản công ....................................................... 51 3.3.5. Tổ chức sử dụng TSC và chế độ thông tin báo cáo .............................. 51 3.4. Đánh giá chung về quản lý TSC trong khu vực HCSN khu vực tỉnh Tuyên Quang ................................................................................................... 52 3.4.1. Kết quả đạt đƣợc ................................................................................... 52 3.4.2. Hạn chế .................................................................................................. 54 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 56 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG .................................................................................. 60 4.1. Quan điểm, yêu cầu hoàn thiện quản lý TSC trong khu vực HCSN tỉnh Tuyên Quang ............................................................................................ 60 4.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 60 4.1.2. Yêu cầu .................................................................................................. 61 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý TSC trong khu vực HCSN tỉnh Tuyên Quang .................................................................................................. 61 4.2.1. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn, định mức, qui định sử dụng TSC làm căn cứ pháp lý về quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý và sử dụng TSC trong khu vực HCSN .......................................... 61 4.2.2. Nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện quản lý và sử dụng TSC trong khu vực HCSN ....................... 66 4.2.3. Tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng, tham ô, lãng phí trong việc quản lý và sử dụng TSC trong khu vực HCSN ....................................................................................................... 69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi 4.2.4. Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức về quản lý TSC ................................................................................................ 71 4.2.5. Tăng cƣờng sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong quản lý TSC trong khu vực HCSN .......................................................................... 73 4.2.6. Kiện toàn bộ máy cơ quan quản lý TSC ............................................... 73 4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 74 4.3.1. Kiến nghị đối với Trung ƣơng .............................................................. 74 4.3.2. Kiến nghị đối với tỉnh Tuyên Quang .................................................... 75 KẾT LUẬN .................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT BTC : Bộ tài chính CP : Chính phủ CQHC : Cơ quan hành chính ĐVSN : Đơn vị sự nghiệp HCSN : Hành chính sự nghiệp NSNN : Ngân sách nhà nƣớc PTĐL : Phƣơng tiện đi lại QLCS : Quản lý công sản STC : Sở Tài chính TSLV : Tài sản làm việc TSNN : Tài sản nhà nƣớc UBND : Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu KTXH tỉnh Tuyên Quang 2009-2013 ................... 37 Bảng 3.2: Tổng hợp tài sản nhà nƣớc trong khu vực HCSN ở tỉnh Tuyên Quang tính đến 31/12/2013............................................................. 40 Bảng 3.3: Tổng hợp nguồn hình thành tài sản nhà nƣớc trong khu vực HCSN tỉnh Tuyên Quang qua các năm từ năm 2009 - 2013 ......... 41 Bảng 3.4: Kết quả đầu tƣ trụ sở làm việc giai đoạn 2009-2013 ..................... 48 Bảng 3.5: Kết quả mua sắm PTĐL và tài sản khác có trị giá từ 500 triệu đồng trở lên giai đoạn 2009-2013 ................................................... 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ix DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Phân loại tài sản công trong khu vực HCSN theo công dụng của tài sản .......................................................................................... 9 Sơ đồ 1.2: Phân loại tài sản công trong khu vực HCSN theo cấp quản lý ..... 11 Sơ đồ 1.3: Phân loại tài sản công trong khu vực HCSN theo đối tƣợng sử dụng tài sản ..................................................................................... 12 Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy cơ quan quản lý TSC trong khu vực HCSN tỉnh Tuyên Quang ................................................................ 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Lịch sử hình thành, tổ chức và phát triển của các nƣớc trên thế giới đã khẳng định rằng: Tài sản công (TSC) là nguồn lực nội sinh của đất nƣớc, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và quản lý xã hội, là nguồn lực tài chính tiềm năng cho đầu tƣ phát triển nhằm phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Bác Hồ đã từng nói: “TSC là nền tảng, là vốn liếng để khôi phục và xây dựng kinh tế chung, để làm cho dân giầu nƣớc mạnh, để nâng cao đời sống nhân dân” (Nghị định số 13/2006/NĐ-CP ngày 24/01/2006, tr.79). Vì vậy TSC là vốn liếng nhằm phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho nền kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò trọng yếu, góp phần nâng cao đời sống nhân dân để hiện thực hóa những mục tiêu đặt ra. Dù không tham gia trực tiếp vào sản xuất nhƣng TSC có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Ớ các quốc gia phát triển, quản lý tốt tài sản công cũng đƣợc coi là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lƣợng quản lý nói chung của nhà nƣớc. Nhà nƣớc là chủ sở hữu của mọi TSC, song Nhà nƣớc không phải là ngƣời trực tiếp sử dụng toàn bộ TSC mà TSC đƣợc Nhà nƣớc giao cho các cơ quan, đơn vị thuộc bộ máy nhà nƣớc trực tiếp quản lý, sử dụng. Quản lý, sử dụng hiệu quả TSC là góp phần nhằm phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trƣờng, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. TSC trong khu vực hành chính sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ TSC của đất nƣớc, đƣợc nhà nƣớc giao cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng. Để quản lý TSC trong khu vực HCSN, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm quản lý, sử dụng TSC trong khu vực HCSN có hiệu quả, tiết kiệm nhƣ: luật đất đai, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, luật quản lý tài sản nhà nƣớc, nghị định 14/1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của Chính phủ về quản lý tài sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 nhà nƣớc... Trong bối cảnh đó, TSC trong khu vực HCSN đã đƣợc quản lý, sử dụng góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc. Song việc quản lý và sử dụng TSC trong khu vực HCSN còn có những hạn chế, chƣa thực sự thích ứng với thực tế, hơn nữa ở mỗi khu vực, địa bàn lại có những đặc thù riêng. Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng sử dụng TSC trong khu vực HCSN không đáp ứng mục đích, gây lãng phí, thất thoát diễn ra nhƣ: đầu tƣ xây dựng mới, mua sắm tài sản vƣợt tiêu chuẩn, định mức, sử dụng tài sản vào mục đích cá nhân ... Đây là vấn đề nóng đƣợc mọi ngƣời và các phƣơng tiện thông tin đại chúng quan tâm. Do vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng TSC trong khu vực HCSN là một yêu cầu để tạo nên nền móng vững chắc giải quyết những vấn đề cơ bản hiện nay. Đối với tỉnh Tuyên Quang cũng vậy, nhất là để góp phần thực hiện thành công nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XV nhiệm kỳ 2010 -2015 đó là: “Phát huy truyền thống quê hƣơng cách mạng, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, sớm đƣa Tuyên Quang thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển” và phƣơng châm hành động “Ổn định hài hòa, tập trung đột phá, khai thác tiềm năng, hội nhập phát triển”, bởi vậy vấn đề quản lý và sử dụng TSC cũng đóng góp một phần quan trọng. Chính vì vậy em chọn đề tài “ Hoàn thiện quản lý tài sản công đối với cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế và hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ đáp ứng đòi hỏi thực tiễn đang đặt ra hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Luận văn đi phân tích thực trạng công tác quản lý TSC trong khu vực HCSN tại tỉnh Tuyên Quang, từ đó đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý TSC trong khu vực HCSN tại tỉnh Tuyên Quang, góp phần vào phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Tuyên Quang. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý TSC trong khu vực HCSN của một địa phƣơng. - Phân tích thực trạng công tác quản lý TSC trong khu vực HCSN tỉnh Tuyên Quang. Từ đó, rút ra đánh giá chung về những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý TSC trong khu vực HCSN tỉnh Tuyên Quang. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần nhằm hoàn thiện quản lý TSC trong khu vực hành chính sự nghiệp tỉnh Tuyên Quang trong những năm tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: là công tác quản lý TSC đối với cơ quan hành chính sự nghiệp từ khâu hình thành đến khâu kết thúc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài + Phạm vi nội dung: Khái niệm tài sản công là một khái niệm rất rộng có tính tƣơng đối và đƣợc hiểu theo những nghĩa khác nhau tùy thuộc vào qui định, mô hình quản lý của từng khu vực, xã hội và mô hình kinh tế. Tài sản công trong cơ quan hành chính sự nghiệp có phạm vi rất rộng, bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau, đề tài chỉ tập trung vào công tác quản lý các tài sản: tài sản làm việc, phƣơng tiện đi lại và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên. + Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang + Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013. 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn - Đánh giá thực trạng quản lý TSC trong khu vực HCSN của tỉnh Tuyên Quang, tìm ra hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 - Đề ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quản lý TSC đối với CQHC sự nghiệp tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo nội dung luận văn kết cấu thành 4 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và TSC trong khu vực HCSN. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng quản lý TSC trong cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang. Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý TSC trong cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tài sản công trong cơ quan hành chính sự nghiệp 1.1.1. Khái niệm về cơ quan hành chính Cơ quan hành chính (CQHC) nhà nƣớc là: “Một loại cơ quan của nhà nƣớc thực hiện quyền hành pháp bao gồm chức năng lập quy và chức năng hành chính” (Luật Quản lý, 2008, tr. 13). Hệ thống các CQHC bao gồm: Cơ quan lập pháp: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại; nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh; những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, về quan hệ xã hội và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nƣớc. Các cơ quan của Quốc hội gồm: Uỷ ban thƣờng vụ quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội. Hội đồng nhân dân đƣợc quy định là cơ quan quyền lực địa phƣơng không có quyền lập pháp. Cơ quan tƣ pháp: Là các cơ quan có quyền phán xét tính hợp hiến, hợp pháp của các quyết định pháp luật và sự phán quyết về hành vi phạm tội, tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, hành chính. Hệ thống cơ quan tƣ pháp gồm các cơ quan thuộc toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Cơ quan hành pháp: Đó là các cơ quan thực hiện quyền hành pháp nhà nƣớc, quản lý chung hay từng mặt công tác, có nhiệm vụ chấp hành pháp luật và chỉ đạo thực hiện chủ trƣơng, kế hoạch của nhà nƣớc. Hệ thống các cơ quan hành pháp bao gồm: Các cơ quan thực hiện quyền hành pháp ở trung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 ƣơng nhƣ Chính phủ, Bộ, Ngành.; cơ quan thực hiện quyền hành pháp ở địa phƣơng là Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp và các CQHC giúp việc có chức năng quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng nhằm bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ƣơng đến cơ sở (nhƣ cơ quan tài chính, giáo dục, y tế, tài nguyên - môi trƣờng, xây dựng.). Các cơ quan chuyên môn chịu sự chỉ đạo và quản lý của UBND đồng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên. 1.1.2. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập Đơn vị sự nghiệp công lập là: “Đơn vị do Nhà nƣớc thành lập để hoạt động công lập, thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thƣờng của các ngành kinh tế quốc dân” (Luật Quản lý, 2008, tr. 330). Các ĐVSN hoạt động trong các lĩnh vực nhƣ: giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, nông lâm ngƣ nghiệp, thuỷ lợi và các ĐVSN kinh tế khác. Theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc, các ĐVSN gồm 2 loại: ĐVSN công lập tự đảm bảo kinh phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp chƣa tự đảm bảo chi phí hoạt động. + ĐVSN đảm bảo kinh phí hoạt động là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp bù đắp toàn bộ chi phí hoạt động thƣờng xuyên, NSNN không phải cấp kinh phí hoạt động thƣờng xuyên cho đơn vị. + ĐVSN công lập tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động là đơn vị có nguồn thu hoặc không có nguồn sự nghiệp chƣa tự trang trải chi phí hoạt động thƣờng xuyên, NSNN cấp một phần hoặc toàn bộ chi phí hoạt động thƣờng xuyên cho đơn vị. 1.1.3. Khái niệm tài sản công và tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp Bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào một trong các nguồn nội lực của mình là tài sản quốc gia. Đó là tất cả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 những tài sản do các thế hệ trƣớc để lại hoặc do con ngƣời đƣơng thời sáng tạo ra và các tài sản do thiên nhiên ban tặng cho con ngƣời. Trong phạm vi một đất nƣớc, tài sản quốc gia có thể thuộc sở hữu riêng của từng thành viên hoặc nhóm thành viên trong cộng đồng quốc gia hoặc thuộc sở hữu nhà nƣớc gọi là TSC. TSC là tài sản thuộc sở hữu công hay còn gọi là tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Tại các nƣớc Xã hội chủ nghĩa, Nhà nƣớc đại diện quyền lợi cho toàn dân nên là ngƣời đại diện sở hữu đối với toàn bộ những tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Do đó khái niệm TSC và tài sản nhà nƣớc là đồng nhất. Trong khuôn khổ đề tài chỉ tập trung nghiên cứu TSC dƣới dạng vật chất. Ở Việt Nam, theo điều 17 Hiến pháp năm 1992, TSC bao gồm: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nƣớc, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn do Nhà nƣớc đầu tƣ vào xí nghiệp, công trình thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nƣớc đều thuộc sở hữu toàn dân (Nghị định số 52/2009/NĐCP ngày 03/6/2009 của Chính phủ). Theo điều 200 Bộ luật Dân sự năm 2005: Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nƣớc bao gồm đất đai rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc, núi sông hồ, nguồn nƣớc, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định (Quốc hội nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1992). Theo điều 3 Luật thực hành, tiết kiệm chống lãng phí thì: Tài sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 hình thành từ ngân sách nhà nƣớc hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nƣớc, thuộc sở hữu, quản lý của Nhà nƣớc, bao gồm nhà, công trình công cộng, công trình kiến trúc và tài sản khác thuộc sở hữu của nhà nƣớc; tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tổ chức, cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc cho Nhà nƣớc (Quốc hội nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005). Từ những cách hiểu nêu trên thì: TSC là những tài sản đƣợc đầu tƣ, mua sắm từ nguồn NSNN hoặc có nguồn gốc từ NSNN; tài sản đƣợc các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc tài trợ, đóng góp, hiến, tặng, cho Nhà nƣớc; tài sản đƣợc xác lập quyền sở hữu nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; tài sản của các chƣơng trình, dự án kết thúc chuyển giao cho Nhà nƣớc, đất đai, tài nguyên trong lòng đất, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ NSNN, núi, sông, hồ, nguồn nƣớc, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia mà pháp luật quy định là của Nhà nƣớc; phần vốn và tài sản do Nhà nƣớc giao cho tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng của Nhà nƣớc trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản. TSC trong khu vực HCSN là một loại hàng hoá do các CQHC, ĐVSN và các tổ chức quản lý; tạo ra dịch vụ công phục vụ nhân dân, đáp ứng cho các nhiệm vụ công; quản lý theo cơ chế công (quy định bởi Hiến pháp, Luật và các văn bản dƣới Luật). TSC trong khu vực HCSN rất phong phú, đa dạng, đa số là tài sản hữu hình; cũng có loại là tài sản vô hình. 1.1.4. Phân loại tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp Để nhận biết và có biện pháp quản lý có hiệu quả, TSC trong khu vực HCSN đƣợc phân loại theo các tiêu thức nhƣ sau: * Phân loại theo công dụng của tài sản: TSC trong khu vực HCSN thể hiện qua sơ đồ 1.1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 Sơ đồ 1.1: Phân loại tài sản công trong khu vực HCSN theo công dụng của tài sản (Nguồn giáo trình tài chính công) Theo sơ đồ nêu trên thì: Trụ sở làm việc bao gồm: - Khuôn viên đất: Là tổng diện tích đất do CQHC, ĐVSN và các tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng đƣợc Nhà nƣớc giao, nhận chuyển nhƣợng hoặc do tiếp quản từ chế độ cũ đƣợc xác lập sở hữu Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật. - Nhà công sở: Là nhà cửa, vật kiến trúc và công trình xây dựng khác gắn liền với đất thuộc khuôn viên TSLV. Nhà công sở bao gồm: Công sở của CQHC ở trung ƣơng và địa phƣơng, công sở phục vụ công (bệnh viện, trƣờng học, nhà thi đấu, phòng thí nghiệm..), cơ quan nghiên cứu, báo chí, phát thanh truyền hình của Nhà nƣớc... Nhà công sở bao gồm các bộ phận: bộ phận làm việc, bộ phận công cộng và kỹ thuật, bộ phận phụ trợ và phục vụ. - Vật kiến trúc gồm: Giếng khoan, giếng đào, sân chơi, hệ thống cấp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan