Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận thị trường xăng dầu việt nam...

Tài liệu Tiểu luận thị trường xăng dầu việt nam

.PDF
21
1
83

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ ĐỀ TÀI THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2021 MỤC LỤC PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH XĂNG DẦU VIỆT NAM ........................1 I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH XĂNG DẦU VIỆT NAM:................1 II. CÁC CÔNG TY XĂNG DẦU LỚN TẠI VIỆT NAM:............................2 2.1 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam - Petrolimex.......................................2 2.2 Tổng công ty xăng dầu quân đội MIPECO.............................................3 2.3 Công ty xăng dầu khu vực 2 (Petrolimex Sài Gòn)................................3 2.4 Công Ty CP TM Vật Tư Dầu Khí Hải Phòng.........................................3 2.5 Công ty xăng dầu Bà Rịa - Vũng Tàu......................................................4 III. CÁC SẢN PHẨM TỪ XĂNG DẦU ......................................................4  Xăng Ron 95.......................................................................................................4  Xăng Sinh Học E5 RON92..................................................................................5 Dầầu Diesel (DO)................................................................................................5   Dầầu Hỏa (KO).....................................................................................................6 PHẦN 2: PHÂN TÍCH , ĐÁNH GIÁ VỀ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY....................................................................................14 I. TRÊN THẾ GIỚI:.....................................................................................14 1.1 : Diễn biến thị trường xăng dầu trên thế giới ........................................14 1.2 Nguyên nhân .............................................................................................14 II. Ở VIỆT NAM:...........................................................................................15 2.1 Diễn biến thị trường xăng dầu : ..............................................................17 2.2 Nguyên nhân .........................................................................................23 2.3 Các chính sách của nhà nước ..............................................................23 III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC :...15 3.1 Những mặt đã đạt được :..........................................................................14 3.2 Những mặt còn hạn chế :..........................................................................14 PHẦN 3:ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN :............................................................................................27 I.THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC :........................................................................27 1.1 Thời cơ:.......................................................................................................27 1.2 Thách thức :..............................................................................................27 II.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG.............................................27 III.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN :...........................................................................27 3.1. Các vấn đề tập trung cần giải quyết :...........................................................27 3.2. Các vấn đề khác :............................................................................................27 PHẦN 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH XĂNG DẦU VIỆT NAM I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH XĂNG DẦU VIỆT NAM - Năm 1858, quân đội Pháp đánh phá Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến xâm lược Việt Nam, cùng với đó là cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I (18971914) của thực dân Pháp ở nước ta; xăng dầu và những mặt hàng kỹ thuật tinh xảo khác của văn minh phương Tây đã có mặt ở Việt Nam. -Từ năm 1898, tư bản xăng dầu phương Tây đã đến Cảng Nhà Bè, Cảng Hải Phòng và lựa chọn địa điểm Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè và Tổng kho Xăng dầu Thượng Lý (ngày nay thuộc PETROLIMEX) làm lãnh địa để hoạt động kinh doanh xăng dầu. - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc hoàn toàn giải phóng; ngày 29.7.1955, đồng chí Đỗ Mười Chủ tịch Ủy ban quân chính thành phố Hải Phòng (nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam) đã ký lệnh trưng dụng Sở dầu Thượng Lý dấu mốc quan trọng cho sự ra đời ngành Xăng dầu Việt Nam và ngày 29.7.1955 trở thành ngày thành lập Công ty Xăng dầu Khu vực III ngày nay. - Ngày 12.01.1956, Bộ Thương nghiệp đã ban hành Quyết định số 09/BTN thành lập Tổng Công ty Xăng dầu mỡ - tiền thân của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam ngày nay. - Cùng với tiếp quản, khôi phục Sở dầu Thượng Lý, tổng công ty đã khẩn trương tiến hành xây dựng các kho mới ở Đức Giang, Bến Thủy, Việt Trì, Nam Định và Bắc Giang để phục vụ kịp thời nhu cầu xăng dầu của các khu công nghiệp và các vùng kinh tế quan trọng, sau đó mở rộng hoạt động cung cấp xăng dầu trong phạm vi toàn miền Bắc; thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo nhu cầu xăng dầu cho sự nghiệp khôi phục, phát triển kinh tế để xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc - Từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, từ phân tán chuyển sang tập trung, ngành xăng dầu đứng trước vận hội và cũng là những thử thách mới. Tổng công ty bắt tay khôi phục các cơ sở xăng dầu bị tàn phá ở miền Bắc, tiếp quản các cơ sở xăng dầu và tổ chức mạng lưới cung ứng xăng dầu ở các tỉnh phía Nam. - Tổng công ty thực hiện chiến lược đổi mới và phát triển theo đường lối của Đảng và Nhà nước, từng bước chuyển hoạt động kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tổng công ty đồng thời thực hiện đổi mới trên 3 phương diện: Cơ cấu tổ chức bộ máy; phương thức, giá cả, tổ chức kinh doanh; đào tạo phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin. Chủ động tổ chức, điều hành toàn bộ quá trình kinh doanh xăng dầu từ khâu nhập khẩu, tiếp nhận, vận tải, cải tiến phương thức và mở rộng mạng lưới kinh doanh, bán hàng tới người tiêu dùng. - Chuyển từ cơ chế bao cấp sang hạch toán kinh doanh, từ đơn vị chỉ có nhiệm vụ thuần túy là tiếp nhận, bảo quản và cấp phát xăng dầu theo lệnh sang một doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đảm bảo nhu cầu xăng dầu của toàn xã hội, chỉ đạo, điều tiết và ổn định giá xăng dầu, Petrolimex đã không ngừng trưởng thành và phát triển. - Nhất quán tư tưởng chiến lược xây dựng Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế mạnh và bền vững. Thực hiện tốt Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15.12.2009 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng công ty luôn chủ động phát huy vai trò chủ đạo, đảm bảo bình ổn thị trường xăng dầu theo mục tiêu kinh tế - xã hội của Chính phủ. Tái cấu trúc, cổ phần hóa và tiến tới hình thành Tập đoàn Xăng dầu quốc gia đa sở hữu, phát triển mạnh và bền vững trong thời kỳ đổi mới và Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. - Đến nay, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam là tổ chức có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và màng lưới kinh doanh xăng dầu phủ kín trên địa bàn cả nước. Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, tổng công ty Xăng dầu Việt Nam không ngừng vươn lên và liên tục phát triển, đóng góp xứng đáng vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc trong công cuộc kháng chiến cứu nước và xây dựng Tổ quốc. Ngày nay, là doanh nghiệp xếp hạng đặc biệt, tổng công ty tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực cung cấp xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu cho phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng, tiêu dùng xã hội và tham gia bình ổn thị trường xăng dầu nội địa, góp phần đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. II) Các công ty xăng dầu lớn tại Việt Nam 2.1.Tổng công ty xăng dầu Việt Nam - Petrolimex Tập đoàn cung cấp nguồn sản phẩm đa dạng gồm DO 0.25, DO 0.05, FO 0.97, FO 0.991, ngoài ra từ ngày 20 tháng và FO 380 tại khu vực phía Nam. Petrolimex liên tục năm giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa theo với hơn 29 doanh nghiệp đầu mối và 120 thương nhân phân phối khác. xăng dầu 2.2.Tổng công ty xăng dầu quân đội MIPECO Tiền thân là xưởng MX315 được thành lập ngày 30/9/1965, được quyết định thành lập tổng công ty xăng dầu quân đội vào năm 2008 với mục đích hoạt động đa ngành nghề, mở rộng phạm vi hoạt động ở trong và ngoài nước. Đây là đơn vị đáp ứng tốt nhu cầu xăng dầu nội địa với chất lượng bảo đảm, dịch vụ hàng đầu và giá thành phải chăng. Hiện có khoảng gần 100 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc Tổng công ty và hàng trăm cửa hàng đại lý xăng dầu hiện diện trên 58 tỉnh, thành phố. 2.3.Công ty xăng dầu khu vực 2 (Petrolimex Sài Gòn) Được thành lập vào năm 1975, đơn vị này là thành viên của Tập đoàn Petrolimex hiện diện tại thị trường phía Nam. Với 42 năm xây dựng hình ảnh và thương hiệu, Petrolimex Sài Gòn luôn lọt top công ty xăng dầu áp dụng kỹ thuật tiên phong, đổi mới để cải tiến chất lượng sản phẩm. Hiện Petrolimex Sài Gòn đang có 70 điểm bán trên địa bàn và vẫn không ngừng đầu tư để nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị, nâng cao chất lượng dịch vụ, vươn mình đến những tiêu chuẩn đánh giá mang tầm quốc tế. 2.4.Công Ty CP TM Vật Tư Dầu Khí Hải Phòng Công ty CP TM Vật Tư Dầu Khí Hải Phòng là công ty xăng dầu cung cấp nguồn hàng và hướng đến đối tượng khách hàng phong phú, gồm: – Cửa hàng xăng dầu tư nhân. – Doanh nghiệp vận tải, vận tải biển. – Các đơn vị có nhu cầu sử dụng Xăng Dầu – Doanh nghiệp sản xuất Thép, Xi măng, công nghiệp nặng. – Doanh nghiệp xây dựng cầu đường, sản xuất bê tông, khai thác Mỏ. Đặc biệt, áp dụng chính sách chiết khấu cao và chế độ thanh toán linh hoạt, sẵn sàng giao hàng trên toàn quốc. Công ty CP TM Vật Tư Dầu Khí Hải Phòng tự tin mang đến chất lượng và sự hài lòng cho mọi khách hàng. 2.5.Công ty xăng dầu Bà Rịa - Vũng Tàu Được thành lập từ năm 1992, đây cũng chính là đơn vị thành viên của tập đoàn Petrolimex Việt Nam. Petrolimex Vũng Tàu luôn được đánh giá là công ty xăng dầu có vị thế tốt trên thị trường, trở thành đối tác hàng đầu của nhiều đơn vị lớn như: Nhà máy thép Vina Kyoei, Công ty TNHH Công nghiệp kính Việt nam (VGI), Công ty nhựa & hóa chất Phú Mỹ, Công ty dầu khí Việt – Nga – Nhật (VRJ), Công ty TNHH Petronas Việt nam (PCVL)… III) Các sản phẩm từ xăng dầu 3.1. Xăng Ron 95 Chỉ số octane càng cao, tính chống kích nổ càng cao. Đây cũng chính là ý nghĩa của con số trong tên gọi của xăng: xăng Ron 95 (hay A95) có chỉ số octane bằng 95. Xăng Ron 92 hay xăng Ron 95 về bản chất đều là xăng khoáng, tức là lấy từ nhiên liệu hóa thạch. Các nhiên liệu hóa thạch chứa hàm lượng cacbon và hydrocacbon cao – được tạo thành bởi quá trình phân hủy kỵ khí của các sinh vật chết bị chôn vùi cách đây hơn 300 triệu năm. Sản phẩm tạo thành sau khi đốt cháy nhiên liệu bao gồm khí CO2 và CO – những khí rất có hại cho môi trường. 3.2. Xăng Sinh Học E5 RON92 Xăng E5 chính là xăng A92 trộn lẫn 5% ethanol có nồng độ 99,5%. Ethanol trong xăng được điều chế từ các hợp chất có nguồn gốc từ động thực vật, như chất béo, ngũ cốc, chất thải nông nghiệp (rơm, rạ)… Theo các nghiên cứu, xăng sinh học E5 khi đốt cháy có mức khí thải độc hại thấp hơn hẳn so,với các loại nhiên liệu hóa thạch thông thường. Đặc tính của cồn là có tính ngậm nước, đặc biệt thời tiết tại miền Bắc Việt Nam vào những tháng có hơi nước trong không khí nhiều có thể tạo ra nguy cơ cho xăng E5 bị ngậm nước. Tuy nhiên, điều này thực tế gần như không xảy ra vì cồn dùng để pha xăng là loại cồn có hàm lượng cồn 99,95%, tức là gần như là đạt đến độ tuyết đối 100% độ cồn, do đó không thể có nước ở trong cồn được, vì vậy xăng E5 cũng không thể có nước trong nó. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn an tâm về khả năng xăng E5 có thể bị ngậm nước. 3.3. Dầu Diesel (DO) Dầu DO được sản xuất chủ yếu từ phân đoạn gasoil và là sản phẩm của quá trình chưng cất trực tiếp dầu mỏ, có đầy đủ những tính chất lý hóa phù hợp cho động cơ Diesel mà không cần phải áp dụng những quá trình biến đổi hóa học phức tạp. Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2016, sản phẩm dầu DO 0,25%S ngừng lưu thông trên thị trường Việt Nam theo đề xuất của Bộ Khoa học và Công nghệ và Môi trường. Như vậy hiện nay trên thị trường nội địa chỉ có duy nhất loại dầu DO 0,05S được lưu hành. 3.4. Dầu Hỏa (KO) Dầu hỏa – một loại nhiên liệu được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Tại Việt Nam, dầu hỏa được sử dụng để thắp sáng, ứng dụng trong công nghiệp… Dầu hỏa hay Kêrôsin là hỗn hợp của các hiđrôcacbon lỏng không màu, dễ bắt cháy. Đã có thời, nó được sử dụng như nhiên liệu cho các đèn dầu hỏa, hiện nay nó được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu cho máy bay phản lực, Một dạng của dầu hỏa là RP-1 cháy trong ôxy lỏng, được sử dụng làm nhiên liệu cho tên lửa. Ở nhiều nơi trên thế giới, dầu hỏa là nhiên liệu sưởi ấm và dùng cho bếp dầu để nấu ăn, đèn thắp sáng và làm dung môi ở các xí nghiệp công nghiệp. Dầu hỏa thường không màu, hay có dầu hỏa màu tím. Dầu hỏa có màu càng nhạt (càng không màu) thì chất lượng càng cao (ngọn lửa sáng, nóng, ít khói, ít hao dầu). PHẦN 2: PHÂN TÍCH , ĐÁNH GIÁ VỀ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY I. TRÊN THẾ GIỚI I.1. Diễn biến thị trường xăng dầu trên thế giới : Giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua. Giá bình quân các sản phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 26/10/2021 cụ thể như sau: 97,36 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (tăng 9,21 USD/thùng, tương đương tăng 10,44% so với kỳ trước); 100,38 USD/thùng xăng RON95 (tăng 10,13 USD/thùng, tương đương tăng 11,23% so với kỳ trước); 95,20 USD/thùng dầu diesel 0.05S (tăng 7,44 USD/thùng, tương đương tăng 8,48% so với kỳ trước); 94,56 USD/thùng dầu hỏa (tăng 6,50 USD/thùng, tương đương tăng 7,39% so với kỳ trước); 497,097 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S (tăng 4,482 USD/tấn, tương đương tăng 0,91% so với kỳ trước). Giá dầu thô trên thế giới giai đoạn 5/2021- 11/2021 1.2.Nguyên nhân: - Việc nhu cầu tăng khi các nước nới lỏng dần lệnh cấm đi lại - Thiếu nguồn cung về than và khí đốt tại Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu. - Mức dự trữ dầu thô của Hoa Kỳ sụt giảm …. II. Ở VIỆT NAM 2.1. Diễn biến Trong thời gian qua tình hình dịch bệnh COVID 19 cũng đã ảnh hưởng không ít đến thị trường xăng dầu thế giới, trong đó có Việt Nam. Xăng dầu là một trong những mặt hàng nhập khẩu lớn của Việt Nam. Trong vòng 12 tháng qua giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường biến động bất thường, đã tác động đến giá xăng, dầu trong nước. Ở Việt Nam, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp cùng việc thực hiện giãn cách xã hội ở nhiều tỉnh, thành phố theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đã ảnh hưởng, tác động lớn đến thị trương xăng dầu ở Việt Nam. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng trong tháng 7 giảm 8,3% so với tháng trước và khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Cùng với đó cầu thị trường yếu khiến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dầu khí như dầu thô, khí, điện, xăng dầu… đều giảm mạnh. Nhưng kể từ tháng 11 năm 2021 khi đã dần thích ứng với đại dịch thì giá xăng dầu bắt đầu tăng đáng kể và có 3 lần tăng liên tiếp. GIÁ XĂNG DẦU TRONG NƯỚC TRONG 1 NĂM QUA 2.2. Nguyên nhân Đại dịch COVID 19 là nguyên nhân lớn nhất làm ảnh hưởng đến thị trường xăng dầu hiện nay. Giá xăng dầu tăng là do gần đây các nền kinh tế đang dần mở cửa, hoạt động giao thông vận tải, du lịch đang khởi sắc khiến nhu cầu sử dụng xăng càng cao. 2.3. Chính sách của nhà nước Nhằm hỗ trợ cho đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp còn nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid19 còn diễn biến phức tạp. Bộ Tài chính đã ban hành Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Sử dụng công cụ Quỹ BOG linh hoạt, hiệu quả, nhất là khi dịch bệnh dần được kiểm soát, nhu cầu sử dụng xăng dầu tăng, căn cứ tình hình thực tế của Quỹ BOG tại thời điểm hiện nay, Liên Bộ Công Thương – Tài Chính chắc chắn sẽ tính đến phương án tối ưu nhất để đảm bảo giá bán lẻ trong nước có tăng cũng vẫn ở mức thấp hơn mức tăng của giá xăng dầu thế giới. Việc điều hành giá xăng dầu nhằm góp phần thực hiện kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường năm 2021, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đang gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID 19. Tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ. III.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC 3.1. Những mặt đã đạt được : - Đã tạo được một hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước tham gia hoạt động nhập khẩu, phá vỡ thế độc quyền nhập khẩu thuộc về các đơn vị đã có cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư trước và có thời gian tích luỹ khá dài, tạo ra thế đứng mới cho các doanh nghiệp lần đầu tiên tham gia nhập khẩu và khẳng định ưu thế vượt trội của các đơn vị được đầu tư theo một cách nhìn mới trong cơ chế thị trường. - Việc kìm giá trong một khoảng thời gian dài kể cả khi giá xăng dầu thế giới có biến động bất thường có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định tình hình chính trị - kinh tế xã hội trong nước. -Từng bước thiết lập một thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp qua đó hình thành chi phí xã hội cần thiết cho hoạt động kinh doanh xăng dầu và mức lợi nhuận hợp lý. Xu hướng này được định hình sẽ đưa xăng dầu từ các cảng đầu mối đến nơi tiêu thụ bằng con đường ngắn nhất, loại hình phương tiện có giá cước rẻ nhất và ít qua các khâu trung gian nhất, đem lại lợi ích chung của toàn xã hội. - Đã thu hút được lực lượng đông đảo các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào khâu phân phối (hạ nguồn), đưa xăng dầu tới người tiêu dùng thông qua hệ thống trên 10.000 cửa hàng xăng dầu trên phạm vi cả nước; trong đó có trên 8000 cửa hàng xăng dầu thuộc của thương nhân thuộc các thành phần kinh tế (ngoài 2000 cửa hàng của các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu) khác chiếm tỷ trọng trên 60% tổng nhu cầu xã hội được tham gia thị trường để người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. 3.2. Những mặt còn hạn chế: - Về quản lý chỉ tiêu hạn ngạch nhập khẩu: với một chính sách quản lý chỉ tiêu nhập khẩu thời gian qua (giao cố định, tối thiểu), nhưng chưa có chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp đầu mối tham gia thị trường không đều có nguy cơ dẫn đến cơn sốt xăng dầu do thiếu nguồn. Ngược lại khi thị trường bão hoà về nguồn, Nhà nước cũng bị thiệt hại do các doanh nghiệp buộc phải bán dưới hình thức “tháo khoán” để giải phóng vốn làm giảm nguồn lực tích luỹ chung của từng doanh nghiệp và cũng chính là của Nhà nước và xã hội. -Về thuế nhập khẩu : (1) Cách tính thuế nhập khẩu xăng dầu theo tỷ lệ % trên giá CIF, do yếu tố “động” của giá dầu thế giới nên gây tác động “kép” tới giá bán xăng dầu trong nước, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu xăng dầu, khó kế hoạch hoá nguồn thu; (2) Thu chủ yếu ở khâu nhập khẩu (tối đa 40% như hiện nay), trong bối cảnh xuất hiện nguồn xăng dầu sản xuất trong nước và trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc thu thuế như hiện nay còn trở nên bất cập; (3)Việc thu thuế nhập khẩu theo tỷ lệ trên giá CIF làm phức tạp hoá các thủ tục hoàn thuế nhập khẩu khi xăng dầu được tái xuất. - Việc điều hành giá bán các mặt hàng xăng vẫn do Nhà nước quy định; hệ luỵ của quy định đăng ký, giá bán trong nước thường không bắt kịp giá thị trường; gây bất ổn thị trường do đầu cơ trước thông tin tăng giá; tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại của người tiêu dùng và thường có phản ứng khi có sự tăng giá. - Cơ chế bù giá duy trì quá lâu làm mất đi tính chủ động của doanh nghiệp, giảm động lực tiết giảm chi phí tăng, doanh nghiệp không có tích luỹ cho đầu tư phát triển, mất cơ hội đầu tư, giảm sức cạnh tranh; người tiêu dùng không có ý thức tiết kiệm; đánh giá không đầy đủ hiệu quả đầu tư các công trình mà nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn. - Công tác quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu không rõ ràng về thẩm quyền và trách nhiệm, thiếu sự kiểm soát dẫn đến đầu tư không đồng đều, manh mún gây lãng phí xã hội; việc bình ổn thị trường ở những vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn... PHẦN 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN I. Thời cơ và thách thức 3.1. Thời Cơ : - Thị trường càng lúc càng được mở rộng - Giữa các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng bình đẳng - Các doanh nghiệp được chủ động điều chỉnh giá bán theo cơ chế của thị trường 3.2. Thách thức của thị trường xăng dầu ở Việt Nam: - Thị trường xăng dầu là một thị trường với sức hút cao do lượng tiêu thụ xăng dầu là rất lớn nên sẽ xuất hiện rất nhiều đối thủ cạnh tranh - Và ở thị trường xăng dầu không thể có những nguồn cầu dài lâu nên các doanh nghiệp lớn có nhiều chi nhánh hơn sẽ chiếm ưu thế trong việc cung cấp. II. Định hướng phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam: - Đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng , mở thêm chi nhánh , ổn định giá cả của xăng dầu - Giá bán nên được quản lí bởi nhà nước tranh tình trạng quá cao hoặc quá thấp so với cái doanh nghiệp khác III. Giải pháp thực hiện : 3.1 Các vấn đề cần tập trung giải quyết: 3.1.1 Cần tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp tham gia thị trường: - Ban hành Nghị định kinh doanh xăng dầu mới thay thế NĐ 55/CP, tạo hành lang pháp lý để khuyến khích thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư hệ thống phân phối theo đúng quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. - Khâu phân phối bán lẻ, cần khuyến khích thương nhân tham gia phát triển hệ thống cửa hàng theo đúng quy hoạch, phát triển đồng đều trên các vùng miền nhất là vùng sâu xa để đem lại cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn dịch vụ có chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh. 3.1.2.Về cơ chế điều hành nguồn: - Việt Nam đã có nguồn xăng dầu sản xuất trong nước và đáp ứng trên 30% nhu cầu xã hội; nguồn xăng dầu này trước hết phải được tiêu dùng tại thị trường trong nước thông qua cơ chế đấu giá cạnh tranh để các doanh nghiệp đầu mối tiêu thụ như xăng dầu nhập khẩu. Với cơ chế này vừa tạo được nguồn thu tối đa cho ngân sách Nhà nước vừa bám sát giá thị trường thế giới, không qua nhiều tầng nấc trung gian đẩy giá bán lên cao. 3.1.3. Cơ chế điều hành giá bán xăng dầu: Cơ chế quản lý giá bán xăng dầu cần hướng tới các mục tiêu sau: - Sự bình ổn giá, ngăn ngừa tác động tự phát của giá xăng dầu trên thị trường thế giới vào hệ thống giá xăng dầu trong nước, đẩy giá bán trong nước lên quá cao hoặc giảm quá thấp không hợp lý; khuyến khích cạnh tranh về giá. - Nguyên tắc điều hành giá theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, có lên, có xuống theo tín hiệu của thị trường thế giới; mức giá bán lẻ xăng của Việt Nam tương đương với mặt bằng giá của các nước có chung đường biên giới để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới. Nhà nước chỉ can thiệp bằng các biện pháp hành chính trong trường hợp “khẩn cấp/ đặc biệt” và được công bố công khai để người tiêu dùng cùng chia sẻ và ủng hộ. - Thực hiện nguyên tắc chia sẻ lợi ích và trách nhiệm giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng; doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu phải có trách nhiệm nộp đủ các khoản thu của ngân sách Nhà nước theo luật định (theo mức thuế mà Nhà nước công bố). 3.1.4. Cơ chế điều hành thuế khâu nhập khẩu: Cần thiết phải cải cách thuế nhập khẩu một cách căn bản, theo cam kết giảm thuế, thay thế bằng khoản thu mới, bù đắp phần hụt thu do giảm thu thuế nhập khẩu.Vì vậy cần phải chuyển phần lớn thuế nhập khẩu và toàn bộ thuế tiêu thụ đặc biệt sang thu ở khâu bán ra, cụ thể: - Thuế nhập khẩu: nên giữ ở tỷ lệ đủ để khuyến khích sản xuất đề nghị khung thuế nhập khẩu mới là 0% - 5% thay cho khung hiện nay 0% - 40%, phần còn lại (sau khi trừ 5%) thu ở khâu nhập khẩu, sẽ chuyển sang thu theo số tuyệt đối ở khâu bán ra và có thể gọi là “Thuế sử dụng xăng dầu”. - Thuế tiêu thụ đặc biệt: đang áp dụng đối với mặt hàng xăng là 10% tính trên giá CIF có thuế nhập khẩu và cũng được thu ở khâu nhập khẩu. - Phí xăng dầu không phân biệt từ nguồn sản xuất trong nước hay từ nguồn nhập khẩu, thu 100% ở khâu bán ra như hiện nay; đối tượng kê khai và nộp phí xăng dầu là các doanh nghiệp đầu mối vừa bảo đảm tập trung, dễ kiểm soát, tránh gian lận. 3.41.5. Cơ chế Phòng ngừa rủi ro giá dầu: Nhà nước tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu cũng như các hộ sản xuất sử dụng nhiều xăng dầu (than, điện, xi măng, sắt thép...) có điều kiện áp dụng cơ chế “phòng ngừa rủi ro giá dầu” thông qua phương thức mua bán xăng dầu phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm ổn định đầu vào của sản xuất, bình ổn thị trường trong nước trước biến động khó lường của giá dầu thế giới. 3.4.2. Các giải pháp khác : - Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, kiểm soát chặt theo thẩm quyền để tránh lãng phí xã hội,giảm chi phí lưu thông, tăng hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh. - Tăng cường công tác thanh kiểm tra của các cơ quan quản lý chức năng có liên quan và ban hành các chế tài xử lý các vi phạm qui định
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan