Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận các biện pháp hạn chế nhập khẩu thuốc lá tại việt nam...

Tài liệu Tiểu luận các biện pháp hạn chế nhập khẩu thuốc lá tại việt nam

.PDF
19
1
93

Mô tả:

lOMoARcPSD|16911414 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ……..***…….. TIỂU LUẬN Môn: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Đề tài: Các biện pháp hạn chế nhập khẩu thuốc lá tại Việt Nam Họ và tên: Nguyễn Đức Mạnh Lớp: Pháp 1-TPTM Khoá: 58 Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thành Toàn Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2021. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................2 CHƯƠNG I: Tổng quan về thị trường thuốc lá.......................................................3 1. Giới thiệu về thuốc lá......................................................................................3 2. Tổng quan mở cửa thị trường đối với thuốc lá................................................3 3. Những cam kết hội nhập kinh tế ngành thuốc lá.............................................4 3.1. Cam kết với CEPT/AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN):...............4 3.2. Cam kết với Khu vực mậu dịch tự do ASEAN mở rộng:.........................4 3.3. Cam kết với WTO:...................................................................................4 3.4. Tham gia Công Ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá ( FCTC)..................5 4. Chính sách kiểm soát thuốc lá lá - biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người trong WTO...........................................................................................................5 4.1. Nội dung vụ kiện Thái Lan – Hạn chế nhập khẩu và thuế nội địa đối với thuốc lá (DS10)..........................................................................................................7 4.2. Nội dung vụ kiện Hoa Kỳ - Các biện pháp ảnh hưởng đến việc sản xuất và bán thuốc lá có vị đinh hương (DS406)................................................................7 4.3. Nội dung vụ kiện tại Úc - Thực tiễn chính sách kiểm soát mở cửa thị trường thuốc lá tại Tòa án Úc....................................................................................8 CHƯƠNG II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu thuốc lá của Việt Nam hiện nay..10 1. Tổng quan tình hình nhập khẩu thuốc lá của Việt Nam.................................10 2. Chính sách kiểm soát thuốc lá của Việt Nam để bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của con người trong thời kỳ hội nhập...........................................................................11 CHƯƠNG III: bài học rút ra & Giải pháp hạn chế nhập khẩu mặt hàng thuốc lá. 13 1. Những thách thức và lợi thế của ngành thuốc lá trong hội nhập kinh tế quốc tế.................................................................................................................................. 13 1.1. Thách thức:............................................................................................13 1.2. Lợi thế:..................................................................................................14 2. Một số giải pháp nhằm hạn chế nhập khẩu thuốc lá tại Việt Nam.................14 KẾT LUẬN...........................................................................................................16 TẦI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................17 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 LỜI MỞ ĐẦU Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế yêu cầu các quốc gia phải mở cửa cho thị trường thuốc lá thông qua việc cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các biện pháp phi thuế quan. Tuy nhiên, bởi vì thuốc lá có khả năng gây nhiều tác động tiêu cực đến tính mạng, sức khỏe con người nên WTO và các thiết chế thương mại khu vực đã thừa nhận quyền của các thành viên trong việc ban hành chính sách kiểm soát mặt hàng này. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng đã, đang và sẽ phải cắt giảm thuế nhập khẩu, dỡ bỏ hạn ngạch đối với thuốc lá trong WTO, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP). Điều này đặt Việt Nam trước không ít những thuận lợi và thách thức. Bài viết này nhằm phân tích thực tiễn mở cửa thị trường thuốc lá của một số thành viên WTO thông qua một số vụ kiện tiêu biểu được giải quyết tại Cơ quan giải quyết tranh chấp DSB của WTO; phân tích thực tiễn cam kết của Việt Nam và đề xuất một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong thời gian tới. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THUỐC LÁ 1. Giới thiệu về thuốc lá “Thuốc lá điếu, xì gà” là sản phẩm thuốc lá được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá và được dùng để hút. Thống kê cho thấy, trong thế kỷ 20, thuốc lá đã giết chết 100 triệu người, và WHO cũng cảnh báo, nếu không thực hiện ngay những biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả, thì số người chết hàng năm do thuốc lá có thể tăng lên hơn 8 triệu vào năm 2030, và thế kỷ 21 số người chết vì thuốc lá sẽ có thể lên tới 1 tỷ người. Thuốc lá cướp đi sinh mạng của 8 triệu người mỗi năm trên thế giới, trong đó một triệu người vô tội bởi hút thuốc thụ động. Nhiều thập kỷ nay người ta vẫn biết nhựa thuốc lá và các chất gây ung thư có trong khói thuốc lá điếu đốt cháy mới là nguyên nhân dẫn đến tử vong và các bệnh liên quan đến thuốc lá, chứ không phải nicotin. Khác với thuốc lá điếu có liên quan đến 20.000 ca tử vong mỗi ngày trên toàn cầu, các sản phẩm giảm thiểu tác hại thuốc lá không tạo ra khói thuốc vì chúng cung cấp nicotin bằng cách làm nóng, mà không đốt cháy nguyên liệu thuốc lá. 2. Tổng quan mở cửa thị trường đối với thuốc lá Cũng giống như một số hàng hóa khác, thuốc lá không bị cấm sản xuất và không bị cấm tiêu dùng. Ở góc độ kinh tế, việc sản xuất thuốc lá tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra. Bên cạnh đó, việc kinh doanh thuốc lá mang lại một nguồn lợi nhuận đáng kể cho bản thân các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá và đồng thời mang lại nguồn thu cho chính phủ của các quốc gia thông qua việc thu thuế (ví dụ như thuế nhập khẩu nguyên vật liệu thuốc lá, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc lá, thuế thu nhập cá nhân…). Do đó, trong quá trình các quốc gia thực hiện chính sách tự do hóa thương mại của mình, thuốc lá đều bị đưa vào danh mục cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các biện pháp phi thuế quan. Tiêu biểu như trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), các thành viên đã dần dần cắt giảm thuế nhập khẩu đối với thuốc lá có xuất xứ từ ASEAN xuống mức 0 – 5% từ năm 2012 đến nay. Riêng Việt Nam, thuốc lá vẫn được duy trì Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL), nhưng dưới áp lực của khối thì có thể muộn nhất là sau năm 2018, Việt Nam sẽ phải đưa mặt hàng này vào cắt giảm để tự do hóa toàn diện trong khu vực. Việc gia tăng mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với thuốc lá (đòi hỏi phải được sự đồng thuận để đàm phán lại) có thể sẽ làm cho hoạt động kinh doanh thuốc lá chuyển hướng sang các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc-New Zealands, những nước đã có ký kết Hiệp định về khu vực mậu dịch tự do FTA với ASEAN để hưởng ưu đãi thuế suất đối với mặt hàng thuốc lá. Ngoài ra, trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc(ACFTA),thuốc lá đã được các quốc gia đưa vào nhóm nhạy cảm cao (HSL) và sẽ chính thức cắt giảm xuống 50% vào năm 2018. Hay trong đàm phán Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương(TPP) - Hiệp định thương mại kiểu mẫu của thế kỷ 21 - thì mặc dù vấn đề tự do Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 hóa thương mại đối với thuốc lá đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối của các thành viên như Malaysia, Mexico, Peru và của các tổ chức về y tế trên thế giới như Viện sức khỏe cộng đồng (PHI) hay Hiệp hội các Giới chức y tế quốc gia và vùng lãnh thổ (ASTHO), các thành viên đã đưa ra một số cam kết nhất định. Nhìn chung, trong TPP, các ý kiến phản đối đều xuất phát từ lo ngại khi thương mại thuốc lá trở nên tự do toàn diện sẽ đẩy tình hình kiểm soát thuốc lá của các thành viên đến giai đoạn cực kỳ khó khăn, đối mặt với việc kiện tụng do vi phạm các cam kết, do đó thuốc lá cần được loại bỏ ra khỏi TPP. Cụ thể, Malaysia phải cam kết sẽ loại bỏ tất cả thuế quan đối với thuốc lá trong vòng 16 năm, Nhật Bản là 11 năm, Hoa Kỳ là 10 năm, còn New Zealand và Brunei là ngay lập tức. Với Việt Nam, đối với nhóm nguyên liệu thuốc lá, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan trong hạn ngạch vào năm thứ 11 với lượng hạn ngạch 500 tấn, thuế suất ngoài hạn ngạch duy trì ở mức MFN đến năm thứ 20, đến năm thứ 21, thuế nhập khẩu đối với nhóm này về 0%. Trong khi đó, đối với nhóm sản phẩm thuốc lá thì thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ hoàn toàn vào năm thứ 16. Theo WHO, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra các loại bệnh tật và tử vong cho con người. Do đó, việc mở cửa thị trường thuốc lá sẽ làm tăng việc tiêu thụ thuốc lá và điều đó tất yếu đe dọa đến sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Để đối phó lại vấn đề này, các hiệp định thương mại tự do ngày nay càng có xu hướng dùng các chính sách đối nội nhằm bảo vệ các lợi ích công cộng. Trên cơ sở đó, các quốc gia dùng chính sách kiểm soát được thuốc lá để theo đuổi mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người 3. Những cam kết hội nhập kinh tế ngành thuốc lá 3.1. Cam kết với CEPT/AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN): Các mặt hàng thuốc lá đều được cam kết để trong Danh mục loại trừ hoàn toàn (General Exclusive List - GEL): không tham gia cắt giảm thuế về mức 0-5% để tham gia tự do mậu dịch ASEAN. 3.2. Cam kết với Khu vực mậu dịch tự do ASEAN mở rộng: ACFTA ( ASEAN + Trung Quốc), AKFTA ( ASEAN + Hàn Quốc): các mặt hàng thuốc lá đều được đưa vào danh mục Nhạy cảm cao, có lộ trình giảm thuế chậm và mức thuế cuối cùng cao. Năm 2006, một nội dung đàm phán quan trọng của CEPT/AFTA là rà soát (GEL). Ban Thư ký ASEAN đề nghị các nước rà soát lại triệt để các mặt hàng trong GEL, trong đó có thuốc lá. Tổng công ty Thuốc lá đã kiến nghị lên các Bộ ngành liên quan về việc tiếp tục duy trì thuốc lá trong GEL và cử người tham gia để hỗ trợ đoàn đàm phán. Đến nay, được sự ủng hộ của các Bộ ngành, sau Hội nghị Bộ Trưởng ASEAN tháng 05/2006, thuốc lá vẫn giữ được trong danh mục GEL. Trên cơ sở giữ được ngành hàng thuốc lá trong GEL của khu vực AFTA/CEPT đã tạo thuận lợi cho đàm phán khu vực mậu dịch tự do ASEAN mở rộng. Hiện nay, Việt Nam là một thành viên của ASEAN trong các đàm phán xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN + Ấn Độ, ASEAN+ Úc và New Zealand, ASEAN + Nhật Bản…Thuốc lá điếu, nguyên liệu thuốc lá vẫn tiếp tục được Tổng công ty kiến nghị giữ trong danh mục Nhạy cảm Cao (HSL) với lộ trình giảm thuế dài. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 3.3. Cam kết với WTO: - Lĩnh vực thương mại: Việt Nam cam kết mở cửa thị trường thuốc lá điếu nhập khẩu, sau 16 năm thi hành cấm nhập khẩu thuốc lá điếu/xì gà (Chỉ thị 278/CT của Hội đồng Bộ trưởng năm 1990). Đối với nhập khầu thuốc lá điếu được áp dụng cơ chế thương mại nhà nước, doanh nghiệp nhập khẩu là Tổngcông ty Thuốc lá Việt nam; nguyên liệu thuốc lá sẽ áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan. - Trong lĩnh vực đầu tư, Việt Nam cam kết loại bỏ ngay các biện pháp hạn chế đầu tư có liên quan đến thương mại (TRIMS). - Các mặt hàng thuốc lá tiếp tục thực hiện cắt giảm thuế hằng năm theo cam kết với WTO với mức thuế cuối cùng của xì gà là 100% vào 2012 và của thuốc điếu là 130% vào 2010. 3.4. Tham gia Công Ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá ( FCTC) Ngành thuốc lá trên toàn cầu hiện nay đang phải đương đầu với sức ép ngày càng tăng từ môi trường xã hội, dư luận về các tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người, đặc biệt sức ép từ các phong trào xã hội của các quốc gia và chương trình phòng chống thuốc lá của tổ chức Y tế thế giới. Tháng 5/2003, Tổ chức Y tế thế giới đã ban hành Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (Framework Convention On Tobacco Control - FCTC), có hiệu lực ngay trong năm 2005 sau khi được 40 nước phê chuẩn (Việt Nam đã tham gia ký kết và phê chuẩn Công Ước tháng 12/2004). Mục tiêu của FCTC là nhằm tạo ra những khuôn khổ cho việc hợp nhất những biện pháp kiểm soát thuốc lá của các quốc gia tham gia Công Ước nhằm giảm thiểu một cách liên tục và mạnh mẽ việc sử dụng thuốc lá để hạn chế các hậu quả về xã hội, kinh tế và môi trường của việc tiêu dùng thuốc lá.Trong xu thế chung đó, ngành thuốc lá Việt Nam cũng đang đứng trước sức ép của xã hội về vấn đề tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người. Năm 2004, Việt nam đã phê chuẩn thực hiện FCTC theo đó: sẽ áp dụng các biện pháp liên quan đến làm giảm bớt nhu cầu thuốc lá, trên quan điểm cho rằng giá cả và các biện pháp thuế là một phương tiện có hiệu quả và quan trọng để làm giảm bớt sự tiêu thụ thuốc lá bởi nhiều tầng lớp dân số khác nhau, cụ thể là giới thanh niên trẻ ( Thuế TTĐB đánh vào thuốc lá điếu đã tăng từ 55% lên 65% từ năm 2006- 2008), gia tăng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ ngành thuốc lá để kiểm sáot nguồn cung cấp thuốc lá. Điều 11 Công ước khung cũng quy định cảnh báo sức khỏe sẽ là một loạt luân phiên các thông điệp lớn, rõ ràng, có thể nhìn thấy, và dễ đọc chiếm lý tưởng 50% hoặc hơn, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào không ít hơn 30%, diện tích mặt chính của của mỗi bao thuốc hoặc bao bì. Các cảnh báo về sức khỏe có thể bằng hình thức, hoặc bao gồm, tranh ảnh hoặc lối chữ hình vẽ. Ngoài ra, một số nội dung phòng chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam đã thực hiện ở mức cao hơn so với FCTC: như việc cấm toàn diện quảng cáo thuốc lá: theo FCTC sẽ áp dụng 5 năm sau khi Công ước được phê chuẩn (2009), tuy nhiên, Việt Nam đã ban hành lệnh cấm từ trước khi ký Công ước. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 4. Chính sách kiểm soát thuốc lá lá - biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người trong WTO Trong WTO, về nguyên tắc, khi một thành viên đã cam kết mở cửa thị trường đối với thuốc lá thì thành viên này phải có nghĩa vụ không gây cản trở việc xâm nhập thị trường của thuốc lá nhập khẩu từ các thành viên khác vào thị trường của mình trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (Điều I GATT 1994); nguyên tắc áp dụng mức thuế trần (Điều II GATT 1994) và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (Điều III GATT 1994). Cụ thể hơn, thành viên WTO phải (1) đối xử với thuốc lá thành phẩm và nguyên vật liệu sản xuất thuốc lá nhập khẩu từ một thành viên WTO không kém thuận lợi hơn sản phẩm tương tự đến từ bất kỳ nước nào khác (ngoại trừ một số ngoại lệ liên quan đến cam kết khu vực theo Điều XXIV GATT 1994, ưu đãi dành cho các quốc gia đang phát triển); (2) không được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với thuốc lá vượt quá mức thuế trần đã cam kết trong WTO (ngoại trừ thuộc trường hợp tự vệ thương mại theo Điều XIX GATT 1994 và Hiệp định Tự vệ thương mại khi nhập khẩu thuốc lá có sự gia tăng không lường trước được, với số lượng tuyệt đối hoặc tương đối, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước) và (3) đối xử thuốc lá thành phẩm và nguyên vật liệu sản xuất thuốc lá nhập khẩu từ một thành viên WTO không kém ưu đãi hơn đối với sản phẩm nội địa tương tự. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, GATT/WTO cho phép các thành viên có thể áp dụng biện pháp không phù hợp với các nguyên tắc trên nếu biện pháp này là cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua các ngoại lệ chung theo Điều XX(b) GATT 1994 với điều kiện là các biện pháp này không được theo cách tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như nhau, hay tạo ra một sự hạn chế trá hình với thương mại quốc tế. Nói cách khác, các hiệp định của WTO tôn trọng quyền tự chủ của các thành viên trong việc đặt ra các quy định để điều chỉnh đối với vấn đề về sức khỏe cộng đồng một cách hợp lệ. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về chính sách thương mại nói chung và tranh chấp về mở cửa thị trường thuốc lá nói riêng liên quan đến ngoại lệ Điều XX(b) GATT 1994 cho thấy rằng để biện minh cho biện pháp bảo vệ cuộc sống của con người, sức khỏe, Thành viên WTO bị khiếu nại phải chứng minh một số yếu tố sau. Thứ nhất, biện pháp vi phạm này là thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều XX(b) GATT 1994. Thứ hai, biện pháp này là “cần thiết”để thực hiện mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người. Cần lưu ý rằng việc chứng minh tính “cần thiết”rất phức tạp, đòi hỏi phải được đánh giá dựa trên rất nhiều yếu tố, trong đó có tổng hòa của biện pháp vi phạm với các biện pháp khác và tác động của các biện pháp vi phạm đó đối với thương mại quốc tế bằng cách so sánh biện pháp vi phạm đó với các biện pháp khác có thể thay thế mà ít hạn chế thương mại hơn để đạt được các mục tiêu theo đuổi. Cuối cùng, biện pháp này không được tạo ra rào cản thương mại trá hình. Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp của WTO, tính từ 1995 đến nay, đã có 6 vụ kiện liên quan đến thuốc lá. Nhìn chung, các vụ kiện này chỉ dừng lại giai đoạn gửi đơn yêu cầu tham vấn, chưa có một phán quyết và khuyến nghị nào được Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm đưa ra. Do đó, việc giải thích các điều khoản của GATT và các hiệp định Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 tương ứng của WTO về mở cửa thị trường thuốc lá và chính sách kiểm soát thuốc lá vẫn chưa thực sự rõ ràng và chưa thể dự đoán được gì vào giai đoạn này. Ngoài ra, liên quan đến các biện pháp kiểm soát thuốc lá với tư cách là biện pháp ngoại lệ theo Điều XX(b) GATT 1994, từ GATT 1947 cho đến nay, GATT/ WTO giải quyết bốn vụ kiện. Trong đó, có phán quyết trong vụ kiện Thái Lan – Hạn chế nhập khẩu và thuế nội địa đối với thuốc lá(DS10) và trong vụ kiện Hoa Kỳ - các biện pháp ảnh hưởng đến việc sản xuất và bán thuốc lá có vị đinh hương (DS 406). 4.1. Nội dung vụ kiện Thái Lan – Hạn chế nhập khẩu và thuế nội địa đối với thuốc lá (DS10). Năm 1989, Hoa Kỳ đã khởi kiện Thái Lan vì quốc gia này vẫn duy trì biện pháp cấm nhập khẩu thuốc lá nhưng vẫn cho phép bán thuốc lá trong nước theo Đạo luật Thuốc lá 1966. Hoa Kỳ cho rằng, thứ nhất, biện pháp hạn chế nhập khẩu này không phù hợp với Điều XI của GATT 1947 về “Loại bỏ các hạn chế định lượng”. Thứ hai, Hoa Kỳ khẳng định Thái Lan không thể biện minh cho việc cấm nhập khẩu thuốc lá của Thái Lan là cần thiết để phục vụ cho mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng hoặc một biện pháp như vậy là cần thiết để thực hiện mục đích đó theo ngoại lệ được cho phép trong Điều XX(b) GATT 1947. Thái Lan đã lập luận, việc hạn chế nhập khẩu là một phần của chính sách toàn diện để kiểm soát việc sử dụng thuốc lá của Thái Lan và được chứng minh bằng các mục tiêu bảo đảm cho sức khỏe cộng đồng. Do đó, một lệnh cấm nhập khẩu là biện pháp duy nhất có thể bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà bất kỳ biện pháp nào khác, khi vẫn còn cho phép nhập khẩu thuốc lá đều không hiệu quả. Bên cạnh đó, liên quan đến trường hợp ngoại lệ trong Điều XX(b) GATT 1947, Thái Lan khẳng định bảo vệ sức khỏe cộng đồng là trách nhiệm cơ bản của Chính phủ. Do đó, mục tiêu chính của Đạo luật 1966 là để đảm bảo rằng thuốc lá được sản xuất với số lượng vừa đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, Ban hội thẩm kết luận rằng việc Thái Lan cấm nhập khẩu thuốc lá nước ngoài nhưng vẫn cho phép bán thuốc lá nội địa không được coi là “cần thiết”theo Điều XX(b) GATT 1947. Nó chỉ là “cần thiết”khi và chỉ khi không tồn tại một biện pháp khác có thể thay thế nhưng vẫn tuân thủ Hiệp định GATT hoặc ít mâu thuẫn với Hiệp định GATT hơn. Và, trên thực tế, nếu tồn tại biện pháp ít mâu thuẫn đó, thì Thái Lan phải áp dụng một cách hợp lý để đạt được mục tiêu liên quan đến chính sách bảo vệ sức khỏe cộng đồng của Thái Lan. 4.2. Nội dung vụ kiện Hoa Kỳ - Các biện pháp ảnh hưởng đến việc sản xuất và bán thuốc lá có vị đinh hương (DS406) Năm 2010, Indonesia đã khởi kiện Hoa Kỳ vì quốc gia này đã cấm thuốc lá đinh hương nhưng vẫn cho phép sản xuất kinh doanh thuốc lá có hương vị khác như bạc hà theo Mục 907(a)(1)(A) Đạo luật Quản lý thuốc lá gia đình 2009. Indonesia cho rằng hành vi này của Hoa Kỳ đã vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia theo Điều III.4 và không được biện minh bởi ngoại lệ theo Điều XX(b) GATT 1994 bởi nó đã tạo ra một hạn chế trá hình thương mại quốc tế trong phạm vi ý nghĩa đoạn đầu tiên Điều XX dưới hình thức là một biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 Trước những cáo buộc của Indonesia, Hoa Kỳ lập luận rằng Mục 907(a)(1)(A) thuộc phạm vi của Điều XX(b) GATT 1994 vì nó được ban hành nhằm bảo vệ cuộc sống và sức khỏe con người, xuất phát từ những rủi ro gây ra bởi hút thuốc lá và các sản phẩm này có thể khuyến khích thanh niên sử dụng và dẫn đến chứng nghiện hoặc có thể chết. Vì vậy, việc sản phẩm thuốc lá này không được phép bán tại Hoa Kỳ được biện minh theo Điều XX(b). Trong vụ kiện này, Ban hội thẩm đã kết luận Mục 907(a)(1)(A) đã tạo cho thuốc lá đinh hương sự đối xử kém thuận lợi hơn một sản phẩm tương tự có nguồn gốc trong nước (ví dụ như thuốc lá tinh dầu bạc hà), do đó, vi phạm Điều III GATT 1994. Và, biện pháp cấm nhập khẩu thuốc lá đinh hương không phải là cần thiết theo Điều XX (b) GATT 1994. Trong hai vụ kiện tiêu biểu trên, cả hai thành viên WTO, với tư cách là bị đơn, là Thái Lan và Hoa Kỳ đều cố gắng chứng minh cho hành vi cấm nhập khẩu thuốc lá của mình là“cần thiết”để bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người theo Điều XX(b) nhưng đều bị Cơ quan giải quyết tranh chấp bác bỏ. Cũng cần phải nói thêm rằng, từ GATT 1947 cho đến nay, chưa có quốc gia nào thành công khi vận dụng Điều XX(b) vào chính sách kiểm soát thuốc lá của mình. WTO cũng thừa nhận không một quốc gia nào bị cấm việc ban hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người, động vật, cây trồng … nhưng không được tạo thành một phương tiện đối xử tùy tiện giữa các thành viên hoặc những hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế. Cũng cần phải nói thêm rằng tương tự với Điều XX(b) Hiệp định GATT 1994, Hiệp định ATIGA tại Điều 8(c) khẳng định các thành viên được quyền áp dụng các biện pháp phân biệt đối xử nếu như biện pháp đó là cần thiết để bảo vệ cuộc sống, và sức khỏe của con người. Hiệp định TPP cũng ghi nhận ngoại lệ chung này. Cụ thể, TPP cũng không ngăn cản các thành viên áp dụng hoặc thi hành các biện pháp “cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người”. Điều đặc biệt là chính sách mở cửa thuốc lá và biện pháp kiểm soát thuốc lá của thành viên WTO không chỉ bị khởi kiện ra Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO mà còn bị khởi kiện ra các tổ chức trọng tài thương mại quốc tế theo các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và thậm chí còn có thể bị khởi kiện tại tòa án quốc gia bởi các công ty thuốc lá. Do đó, các quốc gia khó có thể tránh khỏi các tranh chấp thương mại quốc tế này. Cách phòng vệ tốt nhất cho quốc gia và doanh nghiệp có liên quan là phải chuẩn bị thật chi tiết hồ sơ vụ kiện, bằng chứng khoa học khi theo đuổi chính sách bảo vệ tính mạng và sức khỏe của con người. 4.3. Nội dung vụ kiện tại Úc - Thực tiễn chính sách kiểm soát mở cửa thị trường thuốc lá tại Tòa án Úc Chính sách kiểm soát thuốc lá của một số thành viên đã bị thách thức tại WTO bởi các thành viên khác do vi phạm nghĩa vụ các hiệp định của WTO. Tuy nhiên, khi mà các hiệp định song phương và khu vực ngày càng phổ biến thì một chính sách kiểm soát thuốc lá còn có thể thách thức bởi các công ty thuốc lá, những đối tượng có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận từ ngành công nghiệp này. Có thể dẫn chứng bằng việc công ty thuốc lá Philip Morris Asia có trụ sở tại Hong Kong đã khởi kiện Chính phủ Úc Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 lên Tòa án Tối cao Úc liên quan đến quy định về đóng gói sản phẩm thuốc lá của Đạo luật Bao bì trơn 2011 (Plain Packing Act). Trong vụ kiện, công ty Philip Morris Asia cho rằng: - Theo quy định của WHO, kích cỡ của những hình ảnh đồ họa để cảnh báo về sức khỏe xuất hiện ở mặt trước của bao thuốc lá chỉ chiếm từ 30% đến 75%, trong khi Đạo luật Bao bì trơn lại bắt buộc các hình ảnh đồ họa cảnh báo sức khỏe phải bao trùm 90% gói thuốc lá. - Các quy định về bao bì trơn đã vi phạm các quy định về quyền sử dụng nhãn hiệu dẫn đến việc tước đoạt, phá hủy những giá trị đầu tư trên thực tế và ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.) - Biện pháp bao bì trơn đã vi phạm Điều 6 của Hiệp định về Xúc tiến và bảo vệ đầu tư (BIT) giữa Hong Kong và Úc về trưng dụng tài sản của nhà đầu tư, vi phạm Điều 2(2) của BIT về việc đối xử công bằng và bình đẳng đối với các khoản đầu tư của Philip Morris Asia và vi phạm Điều 51(xxxi) Hiến pháp Úc về quyền hạn của Quốc hội trong việc trưng thu tài sản. Từ đó, Philip Morris Asia khẳng định đóng gói bao bì trơn đã tạo ra một biện pháp bất hợp lý và phân biệt đối xử với việc đầu tư của họ mà đáng lý phải được bảo vệ theo Điều 2(2) BIT. Chính phủ Úc lập luận như sau: - Đóng gói bao bì trơn là một phần của chương trình mà nhà nước đang thực hiện để giảm việc hút thuốc cũng như tác hại của thuốc lá. - Các nghiên cứu của nhà nước cho thấy việc ghi nhãn bao bì trơn sẽ làm tăng tác dụng của các thông điệp cảnh báo sức khỏe, giảm khả năng đánh lừa người tiêu dùng qua việc đóng gói và giảm sự hấp dẫn của các sản phẩm thuốc lá cho người lớn và trẻ em. - Việc sử dụng bao thuốc lá để hiển thị các cảnh báo về sức khỏe đã được chứng minh là làm gia tăng nhận thức về tác hại của thuốc lá và để chấm dứt hành vi hút thuốc. Trong vụ kiện này, Tòa án Tối cao đã bác đơn khởi kiện của Công ty thuốc lá Philip Morris Asia và ra quyết định ủng hộ cho việc thi hành luật bao bì trơn. Tòa án đã cho rằng Đạo luật Bao bì trơn có hiệu lực vì nó được ban hành không nhằm mục đích trưng thu tài sản, mà chỉ quy định về việc đóng gói cho các sản phẩm thuốc lá, vì thế không thể áp dụng Điều 51 Hiến pháp. Mặc dù luật có quy định về quyền sở hữu trí tuệ của nguyên đơn và áp dụng biện pháp kiểm soát trên bao bì và trình bày trên các sản phẩm thuốc lá nhưng nó không mang lại lợi ích độc quyền hoặc lợi ích nào cho Chính phủ Úc hoặc cho bất kỳ người nào khác. Nó chỉ nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người mà nhà nước đang theo đuổi. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THUỐC LÁ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Tổng quan tình hình nhập khẩu thuốc lá của Việt Nam Để thực hiện các cam kết trên, Chính phủ Việt nam đã tiến hành giải pháp hoàn thiện khung pháp lý, nghiên cứu sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan theo nguyên tắc: Đảm bảo khả năng cạnh tranh của ngành thuốc lá Việt nam, Nhà nước có thể kiểm soát được sản xuất, tiêu thụ thuốc lá và thực hiện được các cam kết của Việt nam khi hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể: - - - Sửa đổi chính sách thuế (đưa về một mức thuế tiêu thụ đặc biệt - TTĐB): Thuế TTĐB trước đây đánh vào thuốc lá điếu có 3 mức: 25% - 45% và 65% dựa trên tiêu chí tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu sử dụng để sản xuất ra sản phẩm. Năm 2006, thuế TTĐB được sửa đổi về một mức 55%. Năm 2008, mức thuế suất nâng lên 65%, áp dụng cho tất cả các loại thuốc lá điếu. Ban hành Chỉ thị 12/2007/CT – TTg ngày 10/5/2007 về việc “ Tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá”: trong đó bổ sung các quy định cụ thể và chặt chẽ để tăng cường thực thi các quy định cấm hút thuốc lá nơi làm việc và công cộng, tăng cường các hoạt động kiểm soát kinh doanh các sản phẩm thuốc lá, tăng cường thực hiện các quy định cấm quảng cáo, khuyến mãi tiếp thị tài trợ thuốc lá… Quyết định phê duyệt chiến lược tổng thể ngành thuốc lá Việt nam đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020 với quan điểm: Thực hiện đối mới cơ chế quản lý ngành thuốc lá phù hợp với cam kết WTO, từng bước thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá; Hợp tác quốc tế trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc chung của hội nhập kinh tế quốc tế và các cam kết quốc tế của Việt nam. Nghị định 119/2007/NĐ-CP về sản xuất và kinh doanh thuốc lá thay thế Nghị định 76 (từ năm 2001), tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư, kinh doanh thuốc lá trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, theo đó: - - Việc ghi nhãn trên bao bì sản phẩm thuốc lá phải tuân thủ theo quy định hiện hành của pháp luật. Từ ngày 01 tháng 4 năm 2008 áp dụng in lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ bằng chữ đen trên nền trắng, chiếm 30% diện tích vỏ bao thuốc lá với một trong các nội dung: "hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi"; "hút thuốc lá có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính". Quy định in lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ trên vỏ bao thuốc lá thực hiện có lộ trình theo Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC), phù hợp với tình hình chung của thế giới và đặc điểm Việt Nam (Điều 19); Nếu nghị định 76/CP không cho phép đầu tư mới, thành lập các liên doanh nước ngoài trong lĩnh vực thuốc lá thì 119/CP mở ra điều kiện đầu tư trong các điều kiện ràng buộc chặt chẽ, vẫn đảm bảo quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thuốc lá và chính sách quốc gia về phòng chống tác hại thuốc lá cụ thể: Đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá phải phù hợp với Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá được phê duyệt; Không đầu tư xây mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất của các cơ sở sản xuất sản phẩm thuốc lá để tiêu thụ trong nước vượt quá tổng Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 - năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá được Bộ Công nghiệp xác định (tại thời điểm ban hành Nghị quyết 12/2000/NQ-CP)…(Điều 23). Sửa đổi bổ sung các quy định về nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm thuốc lá nhập khẩu, điều bị cấm tại NĐ 76/CP như sau: Việc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá với mục đích thương mại phải tuân thủ các nguyên tắc sau:a) Thực hiện thương mại nhà nước trong nhập khẩu sản phẩm thuốc lá; b) Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải được dán tem thuốc lá nhập khẩu do Bộ Tài chính phát hành; c) Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải tuân thủ các yêu cầu quản lý được quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan như đối với sản phẩm thuốc lá sản xuất trong nước. (Điều 28). 2. Chính sách kiểm soát thuốc lá của Việt Nam để bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của con người trong thời kỳ hội nhập Đối với Việt Nam, từ khi gia nhập WTO, chính phủ cũng đã cam kết phải dỡ bỏ ngay lệnh cấm nhập khẩu thuốc lá được duy trì từ năm 1990, cắt giảm thuế nhập khẩu xuống 135% vào năm 2010 đối với thuốc lá điếu và 100%, vào năm 2012 đối với xì gà và chỉ được duy trì biện pháp hạn ngạch thuế quan đối với thuốc lá nguyên liệu để quản lý số lượng nhập khẩu hàng năm. Đặc biệt, năm 2003, Việt Nam đã ký gia nhập Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) của WHO. FCTC là công ước quốc tế duy nhất thực hiện việc kiểm soát thuốc lá toàn cầu. FCTC được đánh giá là khung pháp lý để các nước tham gia công ước ban hành một hệ thống các chính sách toàn diện về kiểm soát thuốc lá. Trên cơ sở các khuyến cáo của FCTC, Việt Nam đã nội luật hóa các chính sách kiểm soát thuốc lá bằng các văn bản phạm pháp luật về giá bán lẻ thuốc lá, quy định về in cảnh báo trên bao thuốc lá bên cạnh các biện pháp vận động tuyên truyền để thực hiện chiến dịch kiểm soát thuốc lá hiệu quả. Quan trọng nhất là Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, Chống tác hại của thuốc lá năm 2012, đây là công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện kiểm soát thuốc lá trong thời kỳ chúng ta hội nhập. Hiện nay, trong ASEAN cũng như trong ACFTA, Việt Nam vẫn chưa đưa thuốc lá vào cắt giảm thuế quan cho đến thời điểm hiện nay, còn trong WTO thì Việt Nam vẫn được duy trì mức thuế nhập khẩu khá cao để ổn định được thị trường. Tuy nhiên, trong thời gian tới đây, khi TPP chính thức được ký kết, Việt Nam có 16 năm để đưa thuốc lá đến giai đoạn tự do hóa toàn diện. Vì vậy, để thực thi đúng các cam kết gia nhập, Việt Nam cần tận dụng triệt để những ngoại lệ mà WTO cũng như TPP đã ghi nhận cho phép các thành viên được áp dụng trong công cuộc kiểm soát thuốc lá của mình. Bên cạnh đó, Việt Nam cần chủ động chuẩn bị cho các tình huống mà Chính phủ có thể bị khởi kiện tại tòa án quốc gia và các Cơ quan giải quyết tranh chấp về đầu tư hay tại WTO một khi chính sách kiểm soát thuốc lá của nhà nước ban hành bị đe dọa. Cần thống nhất về các số liệu giữa Bộ Y tế về những thiệt hại mà thuốc lá đã gây ra cho sức khỏe của con người và những số liệu về hoạt động thương mại của thuốc lá để từ đó có chính sách hợp lý. Đây là một yếu tố quan trọng có thể chứng minh cho chính sách kiểm soát thuốc lá của chúng ta có là “cần thiết”hay không như kinh nghiệm từ các tranh chấp đã xảy ra trong lịch sử. Kết luận Thuốc lá ngày càng được tham gia sâu rộng vào quá trình tự do hóa thương mại vì đã tạo ra những khoản lợi nhuận to lớn cho các công ty sản Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 xuất, kinh doanh thuốc lá và tạo nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm của một bộ phận dân cư. Tuy nhiên, trong bối cảnh WTO chưa có phán quyết rõ ràng về chính sách kiểm soát thuốc lá và đồng thời để đảm bảo cho thương mại được lành mạnh thì Việt Nam nói riêng và các thành viên WTO chưa thể mạnh dạn ban hành chính sách kiểm soát thuốc lá vì mục đích bảo vệ tính mạng sức khỏe cho cộng đồng dân cư. Để thực hiện được điều này, Việt Nam phải vận dụng được những trường hợp đặc biệt mà các hiệp định thương mại cho phép để vừa thực thi đúng cam kết, vừa mang lại những lợi ích kinh tế cũng như bảo vệ được tính mạng và sức khỏe của cộng đồng. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 CHƯƠNG III: BÀI HỌC RÚT RA & GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NHẬP KHẨU MẶT HÀNG THUỐC LÁ 1. Những thách thức và lợi thế của ngành thuốc lá trong hội nhập kinh tế quốc tế 1.1. Thách thức: a. Áp lực cạnh tranh ngay trên sân nhà: Với việc WTO đòi hỏi các nước phải mở cửa thị trường như là một trong những điều kiện để các nước gia nhập WTO. Các công ty thuốc lá đa quốc gia với thị trường thế giới rộng lớn sẽ tiếp tục khuynh đảo thị trường thuốc lá các nước. Các công ty thuốc lá quốc gia với năng lực hạn chế vẫn bị yếu thế trong việc cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là trong phân khúc thuốc lá cao cấp. Những nước đã mở cửa thị trường như Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc và các nước Đông Âu đều trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau. Những nước có sức mạnh nội lực thực sự như Nhật, Hàn Quốc và đều giữ vững được thị trường của mình. Thái Lan sau vài năm mở cửa cho thuốc lá ngoại, Tổng Công Ty Độc quyền Thuốc lá Thái Lan (TTM) mất gần 50% thị phần. Các nước Đông Âu thì hầu như bỏ ngỏ cho các công ty thuốc lá đa quốc gia khi các công ty này mua lại hầu hết các công ty thuốc lá trước đây thuộc nhà nước quản. Đây là một kinh nghiệm rất đắt cho Việt Nam khi mở cửa thị trường thuốc lá nhập khẩu. Thuốc lá ngoại nhập khẩu chính thức tham gia thị trường nội địa hình thành tâm lý tiêu dùng thuốc lá ngoại mở đường cho thuốc lá ngoại nhập lậu tràn vào thị trường cũng là một nguy cơ tiềm ẩn thách thức các nhãn hiệu thuốc lá sản xuất trong nước. Việc mở cửa thị trường nhập khẩu đồng nghĩa với việc tạo thêm áp lực cạnh tranh giữa thuốc lá nội địa và thuốc lá nhập khẩu. Áp lực rà soát danh mục GEL của AFTA/CEPT vẫn liên tục đặt ra. Nếu không bảo vệ được các mặt hàng thuốc lá trong GEL, có nghĩa là thuốc lá sẽ được tự do mậu dịch giữa Việt Nam và ASEAN với mức thuế 0-5%. Đây thực sự là một nguy cơ đối với sự tồn tại và phát triển của ngành thuốc lá nội địa vì là hiệp định khu vực, có giá trị ưu tiên cao hơn các hiệp định đa phương quốc tế (như WTO), vì thuốc lá nhập lậu không phải từ đâu xa mà ngay từ các nước trong khu vực ASEAN ở cạnh Việt Nam tràn sang như : Campuchia, Indonesia, Philipines, Lào… Nêu được tự do mậu dịch thì lượng thuốc lá này không còn là thuốc lá lậu mà chính thức được tự do tràn vào thị trường Việt Nam với mức thuế nhập khẩu bằng 0%. b. Áp lực cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu: FCTC đã được công nhận và phê chuẩn trên hầu hết các nước trên thế giới cùng với hàng loạt các chính sách siết chặt việc nhập khẩu và hạn chế tiêu dùng thuốc lá. Đây cũng là hàng rào bảo hộ vô hình mà chính phủ các nước sử dụng để bảo hộ ngành sản xuất thuốc lá nội địa và ngăn cản nhập khẩu. Năng lực cạnh tranh xuất khẩu còn yếu kém: chất lượng hàng xuất khẩu còn thấp, giá trị gia tăng thấp. Hiệu quả xuất khẩu còn chưa cao. Mẫu mã quy cách bao bì sản phẩm còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng hóa sản phẩm và chất lượng ngày càng cao của thị trường nước ngoài. Thuốc lá xuất khẩu của Việt Nam gặp phải cạnh tranh gay gắt của thuốc lá Trung quốc, Thai Lan… trên các thị trường xuất khẩu. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 1.2. Lợi thế: Cùng với các cam kết giảm thuế của Việt Nam trong HNKTQT, ngành thuốc lá được hưởng lợi từ việc giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng phụ liệu, vì phần lớn phụ liệu sản xuất thuốc lá phải nhập khẩu. Cùng với việc nới lỏng điều kiện đầu tư, liên doanh hợp tác nước ngoài, ngành thuốc lá có điều kiện tiếp cận với công nghệ sản xuất và trình độ quản lý cao của nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư thuốc lá. Được áp dụng mức thuế MFN đối với các mặt hàng xuất khẩu với tư cách là thành viên WTO. Xuất khẩu thuốc lá liên tục tăng trưởng trong 5 năm trợ lại đây với sự gia tăng hàng 2. Một số giải pháp nhằm hạn chế nhập khẩu thuốc lá tại Việt Nam Sau hai năm Việt nam gia nhập WTO, ngành thuốc lá đã đạt được những kết quả tăng trưởng tốt, thể hiện qua các chỉ tiêu như nộp ngân sách đạt trên 7.500 tỷ đồng (tăng 20%) và xuất khẩu đạt trên 90 triệu USD (tăng 30%), cơ cấu chủng loại sản phẩm chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ trọng thuốc lá trung cao cấp, giảm tỷ trọng thuốc lá phổ thông giá thấp. Tuy nhiên đứng trước thách thức và qua kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp trong ngành thuốc lá cần tập trung vào các giải pháp: 1. Nhanh chóng chiếm lĩnh, làm chủ thị trường trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, xây dựng và phát triển thương hiệu một cách vững chắc, tạo một tâm lý tiêu dùng ổn định đối với các sản phẩm sản xuất trong nước trước thách thức của thuốc lá ngoại nhập lậu. Cụ thể, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng và thực hiện lộ trình giảm Tar- Nicotin, xây dựng hệ thống phân phối hoàn chỉnh để đẩy mạnh tiêu thụ các chủng loại sản phẩm từ nhãn quốc tế hợp tác đến các sản phẩm trung cấp và các sản phẩm phổ thông, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Thống nhất được giá bán tối thiểu của sản phẩm thuốc lá nhằm thực hiện mục tiêu tăng các khoản nộp cho ngân sách và thực hiện nội dung cam kết tại FCTC về giá bán sản phẩm. 2. Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu theo đúng quy hoạch để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu; theo đó cần lựa chọn giống, áp dụng kỹ thuật canh tác và có chính sách khuyến nông tốt để xây dựng vùng chuyên canh trồng cây thuốc lá, đặc biệt chú trọng những vùng trồng thuốc lá có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sản xuất của những sản phẩm trung, cao cấp; Đầu tư thích đáng cho việc xử lý và chế biến nguyên liệu để có nguyên liệu chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu giảm Tar-Nicotin theo cam kết của FCTC và yêu cầu khắt khe của những thị trường nhập khẩu thuốc lá điếu chất lượng cao. 3. Xây dựng và phát triển một cách bền vững thị trường cho thuốc lá xuất khẩu Hội nhập là điều kiện tốt để mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu. Trong hai năm qua, ngành thuốc lá đã tận dụng tốt cơ hội này để nâng kim ngạch xuất khẩu đạt tới 90 triệu USD, tuy vậy năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu còn yếu, chất lượng hàng xuất khẩu chưa cao, giá trị gia tăng thấp, dovậy cần chú trọng xây dựng thương hiệu Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 thuốc lá điếu xuất khẩu (kể cả những nhãn quốc tế được sản xuất tại Việt nam) để đảm bảo gia tăng giá trị sản phẩm và hiệu quả của công tác xuất khẩu. 4. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và đóng góp tích cực trong công tác chống thuốc lá ngoại nhập lậu Với một số lượng lớn thuốc lá ngoại nhập lậu như hiện nay đang là một thách thức không nhỏ đối với ngành sản xuất thuốc lá trong nước. Hiệp hội Thuốc lá Việt nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc triển khai các giải pháp nhằm chống thuốc lá ngoại nhập lậu một cách có hiệu quả. Các doanh nghiệp trong ngành thuốc lá cần có ý thức cao hơn nữa trong việc phối hợp và đóng góp chi phí cho công tác chống thuốc lá ngoại nhập lậu để duy trì và phát triển sản xuất trong nước. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 KẾT LUẬN Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã cho chúng ta thấy rõ hơn năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và của toàn ngành, biết tận dụng những lợi thế để giảm bớt rủi ro do thách thức của hội nhập. Ngành thuốc lá Việt nam sẽ vươn lên lớn mạnh làm chủ thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu tăng nguồn thu ngoại tế góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy lùi suy thoái, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, góp phần ổn định an sinh xã hội, trở thành một ngành kinh tế có vai trò lớn trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 TẦI LIỆU THAM KHẢO [1] [2] [3] Ngành Thuốc lá Việt nam và quá trình hội nhập Kinh tế quốc tế, 27/10/2018, từ < http://nganson.vn/tin-tuc/nganh-thuoc-la-viet-nam-va-quatrinh-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te.html> TS LÊ THỊ ÁNH NGUYỆT, NGUYỄN THỊ THU, MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG THUỐC LÁ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM, 2016, từ Bộ Công Thương, Thông tư số 37/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan