Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận tìm hiểu về một công việc phù hợp với ngành kinh tế quốc tế và trình b...

Tài liệu Tiểu luận tìm hiểu về một công việc phù hợp với ngành kinh tế quốc tế và trình bày định hướng nghề nghiệp cụ thể của bản thân

.PDF
20
1
63

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ --🙢🙢🙢-BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN NHẬP MÔN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ Đề tài: TÌM HIỂU VỀ MỘT CÔNG VIỆC PHÙ HỢP VỚI NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TRÌNH BÀY ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỤ THỂ CỦA BẢN THÂN Họ và tên : Nguyễn Phương Thùy Linh Mã số sinh viên : 030837210133 Lớp học phần : INE314_212_D04 Năm học : 2021 - 2022 MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU..................................................................................................................2 II. NỘI DUNG.............................................................................................................3 1. Tìm hiểu một công việc phù hợp với ngành Kinh tế Quốc tế..............................3 1.1. Em sẽ trở thành một nhân viên xuất nhập khẩu...............................................3 1.2. Nhân viên xuất nhập khẩu là gì?......................................................................3 1.3. Nhân viên xuất nhập khẩu có thể làm việc ở đâu?...........................................4 1.4. Định hướng công việc cụ thể của từng vị trí....................................................4 1.5. Những yêu cầu của ngành xuất nhập khẩu......................................................7 1.6. Ưu và nhược điểm của công việc xuất nhập khẩu...........................................9 2. Xây dựng lộ trình................................................................................................11 2.1. Xác định rõ ưu điểm và nhược điểm của chính mình....................................12 2.3. Xây dựng lộ trình học tập cụ thể cho 4 năm đại học 2.2. Xác định công việc sẽ làm thêm thời đại học để có thể cải thiện và phát triển thêm kỹ năng........................................................................................................13 3. Tìm hiểu một số công ty mà bản thân dự định sẽ ứng tuyển để làm việc trong tương lai.................................................................................................................. 14 III. KẾT THÚC.........................................................................................................19 I. MỞ ĐẦU Washington Irving đã từng nói rằng: “Những bộ óc vĩ đại có mục đích, những người còn lại chỉ có ước mơ”. Thật vậy, cuộc đời mỗi người như một con đường. Sứ mệnh của họ là bước, bước để khám phá cuộc sống, hướng đến mục tiêu và chạm lấy ước mơ. Bản thân em cũng thế, cũng đang từng ngày bước đi trên chính con đường của mình. 4 năm đại học của em chính là một phần quan trọng của con đường ấy. Đó chính là cầu nối để em có thể đạt được mục tiêu công việc tương lai mà mình hướng đến. Em nhận thức rõ được, nếu ngày qua ngày, chỉ nhìn về phía trước, bước trong sự mơ hồ, 2 vô định, thì 4 năm thanh xuân này sẽ trôi qua một cách nhạt nhòa. Để rồi, khi bước ra khỏi giảng đường, điều em nhìn thấy và đạt được cũng chỉ là sự vô định. Vì thế ngay từ lúc này, điều quan trọng mà em cần làm đó chính là xác định rõ chính mình, mình thích mà mình muốn làm và đạt được những gì trong tương lai. Để sau khi tốt nghiệp đại học, em sẽ dễ dàng và tự tin hơn, đi đúng với hướng mà mình đã lựa chọn. Ở phần nội dung dưới đây, em đã xác định cụ thể hướng đi nghề nghiệp của mình, từ đó tự vạch ra kế hoạch học tập cụ thể cho 4 năm đại học. Em tin rằng, với những lộ trình và kế hoạch cụ thể đã được lập ra, 4 năm đại học và hướng tìm việc làm của em sau này sẽ trở nên dễ dàng hơn. II. NỘI DUNG 1. Xác định công việc phù hợp với sở thích của bản thân và ngành học Kinh tế Quốc tế. 1.1. Sau khi tốt nghiệp em sẽ trở thành một nhân viên xuất nhập khẩu. Có nhiều lý do để em chọn con đường xuất nhập khẩu để theo đuổi. Đầu tiên có lẽ là vì sở thích sở thích: Em nhận thấy bản thân là một người hướng ngoại, thích sự di chuyển, giao tiếp, có đam mê với lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tiếp đến chính là mức độ hấp dẫn của công việc: thông qua việc tìm hiểu trên mạng và các anh chị đi trước, em nhận thấy xuất nhập khẩu là ngành nghề liên quan trực tiếp đến môi trường quốc tế, điều này đồng nghĩa khi trở thành một nhân viên trong lĩnh vực này, em sẽ có cơ hội làm việc với các đồng nghiệp ở nhiều nước, mở rộng nhiều mối quan hệ. Bên cạnh đó, mức độ đãi ngộ của công việc là rất lớn: Sẽ không sai nếu nói rằng mức lương của một chuyển viên xuất nhập khẩu khá tốt. Người càng có nhiều năng lực, ngoại ngữ tốt cùng kiến thức chuyên môn vững vàng thì càng có nhiều cơ hội về lương bổng, thăng tiến. Đặc biệt, vì tính chất của công việc, nhân viên xuất nhập khẩu sẽ đi nhiều nước khác nhau, để đàm phán, giao dịch. Vì thế người càng có năng lực, sẽ càng có cơ hội để công ty giao cử đi thực hiện những chuyến công tác này. 1.2. Nhân viên xuất nhập khẩu là gì? 3 Có thể hiểu, nhân viên xuất nhập khẩu (Import – Export Staff) là vị trí nhân sự trực tiếp tham gia vào quá trình hoàn tất hồ sơ, các thủ tục hải quan cho doanh nghiệp để được tiến hành nhập khẩu hàng hóa hoặc bán hàng hóa ra nước ngoài. Theo em tìm hiểu, ở lĩnh vực xuất nhập khẩu, sẽ có nhiều vị trí công việc khác nhau, cụ thể bao gồm: - Nhân viên mua hàng (Purchasing Official) - Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu (Sales XNK) - Nhân viên chứng từ – dịch vụ khách hàng (CS) - Nhân viên hiện trường (Ops) - Nhân viên Phòng Thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng - Nhân viên tại Văn phòng Đại diện của các công ty đa quốc gia. 1.3. Nhân viên xuất nhập khẩu có thể làm việc ở đâu? Sau khi tốt nghiệp, người học ngành Kinh tế Quốc tế, Kinh doanh Quốc tế hay những ngành liên quan đến xuất nhập khẩu có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau. Có thể là tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp dịch vụ khác như công ty giao nhận, vận tải và dịch vụ logistics hay các hãng tàu, ngân hàng, hải quan, bảo hiểm và cảng… Thông qua quá trình tìm hiểu, đối chiếu với những sở thích và tính cách của bản thân, em dự định sẽ làm việc ở một trong 2 vị trí sau: - Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu. - Nhân viên chứng từ dịch vụ khách hàng 1.4. Định hướng công việc cụ thể của từng vị trí. Từ việc xác định rõ định hướng của bản thân, em đã tiến hành tìm hiểu công việc cụ thể của từng vị trí. Cụ thể như sau: Đối với một một nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, những công việc chính của vị trí này sẽ là: - Tìm kiếm các nhà cung ứng, tìm kiếm khách hàng có nhu cầu để tiến hành đàm phán về chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm từ đó thỏa thuận giao dịch và đi đến ký hợp đồng thương mại. 4 - Là người trực tiếp nhận các hợp đồng, đơn đặt hàng khối lượng lớn của các doanh nghiệp để toàn hiện thủ tục, chứng từ cho việc xuất nhập khẩu. - Kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu với số lượng trong quá trình làm hồ sơ thông quan tại cửa khẩu của đất nước. - Để giúp cho việc xuất nhập khẩu trở nên đơn giản và dễ dàng hơn, họ sẽ trực tiếp hoàn thành các thủ tục, khai báo hải quan, kho bãi. Lưu trữ các giấy tờ quan trọng đồng thời quán xuyến, kiểm tra chi phí xuất nhập khẩu. - Kiểm tra số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu với số lượng lớn trong quá trình thông quan tại cửa khẩu của đất nước. - Quản lý các đơn hàng, hợp đồng khách hàng, lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp với yêu cầu của khách hàng và đặc điểm hàng hóa. - Theo dõi sự chuyển giao của đơn hàng để đảm bảo việc nhận hàng đúng thời gian, địa điểm theo những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng. - Tìm kiếm khách hàng mới và giữ liên lạc với các nhà cung cấp, mở rộng thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp. Tiếp đến, công việc của một nhân viên chứng từ như sau: Đối với hàng xuất - Sau khi thỏa thuận giá cả với khách hàng, nhân viên chứng từ sẽ nhận Booking từ khách hàng. - Liên hệ với hãng tàu/Co-loader để lấy lệnh cấp container rỗng. - Fax lệnh cấp container cho khách hàng. - Theo dõi và yêu cầu khách hàng đóng hàng và hạ bãi đúng ngày giờ quy định trên lệnh cấp container. - Yêu cầu khách hàng khi đóng hàng vào container xong phải báo chi tiết làm House Bill of Lading (HBL) - Sau khi nhận chi tiết lô hàng từ khách hàng, làm HBL nháp Fax qua cho khách hàng kiểm tra và confirm. Sau đó in HBL gốc cho khách. Đồng thời gửi chi tiết lô hàng và tên đại lý của AA ở địa chỉ giao hàng (Destination) cho hãng tàu làm Master Bill of Lading (MBL). Khi nhận MBL nháp từ hãng tàu phải kiểm tra thật kỹ về tên tàu, số chuyến, số cont/seal,tên đại lý, … - Giao HBL gốc cho khách hàng và thu tiền Bill Fee. - Lưu file: HBL, MBL, Invoice, parking list, C/O (copy), giấy giới thiệu, …. 5 Đối với hàng nhập: - Nhận Pre-Alert từ đại lý ở nước ngoài (phía export). - Chuẩn bị Cargo Manifest và Fax cho hãng tàu/Co-loader thể hiện trên MBL. - Nhận thông báo hàng đến từ hãng tàu/Co-loader. - Đến văn phòng hãng tàu/Co-loader nhận D/O (Delivery Order – lệnh giao hàng) cùng các chứng từ đính kèm như: các D/O thứ cấp khác (bản gốc hoặc có đóng dấu sao y, MBL của hãng tàu hay HBL của Co-loader. - Phát hành D/O của AA & Logistics cùng các D/O khác và HBL giao cho khách hàng (Consignee). Thu tiền Handling Fee, CFS nếu là hàng LCL, D/O Fee, cước nếu là cước Collect, … - Lưu file: HBL, MBL, các D/O (copy), Invoice, parking list, giấy giới thiệu, … 1.5. Những yêu cầu của ngành xuất nhập khẩu - Theo như em biết, công việc xuất nhập khẩu là công việc đặc thù, với nhiều yêu cầu đòi hỏi cao. Qua sự tìm hiểu, em thường thấy các công ty xuất nhập khẩu yêu cầu đối với nhân viên như sau: - Tốt nghiệp đại học, cao đẳng các chuyên ngành kinh tế, kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế hoặc các chuyên ngành có liên quan đến xuất nhập khẩu - Yêu cầu cao về ngoại ngữ: Có thể nói ngoại ngữ là yêu cầu số 1 đối với ngành nghề này. Bởi làm xuất nhập khẩu chắc chắn sẽ liên quan đến ngoại ngữ, từ đàm phán, giao dịch với khách hàng đến xử lý các giấy tờ của hàng hóa nhập từ nước ngoài hay xuất ra quốc tế. Muốn gắn bó lâu dài và thăng tiến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cần phải học thật tốt ngoại ngữ. Biết càng nhiều thứ tiếng, cơ hội làm việc sẽ càng tốt. - Kiến thức chuyên môn vững vàng: nhân viên xuất nhập khẩu cần hiểu rõ về quá trình xuất nhập khẩu và những quy định liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa. Am hiểu về thị trường mục tiêu, về sản phẩm và hàng hóa kinh doanh, quy trình tìm hiểu về đối tác, khách hàng đến tiếp cận, đàm phán và ký hợp đồng giao dịch - Cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình xử lí, nhập số liệu: Là một nhân viên xuất nhập khẩu, em được biết mỗi công việc dù là nhỏ nhất đều đòi hỏi tính chính xác cao và số liệu tuyệt đối nên người làm luôn phải kiểm tra cẩn thận. Nếu thiếu sự tỉ mỉ, không quan sát kĩ giấy tờ, hợp đồng, hay một sơ suất nhỏ nào đó đều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới 6 hậu quả và tiến độ công việc. Có thể nói, đối với công việc này, mọi sai lầm đều phải trả giá bằng tiền và rất nhiều tiền. - Tư duy logic, có khả năng giao tiếp tốt: Đối với lĩnh vực kinh doanh nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, xây dựng và mở rộng các mối quan hệ là chìa khóa để thành công. Công việc này yêu cầu các kĩ năng như: kỹ năng giao tiếp tốt với đối tác, kỹ năng thuyết trình, thuyết phục tốt, hiểu rõ cách đánh giá tâm lý, giải quyết vấn đề, xử lý mâu thuẫn, thuyết phục khách hàng. - Kỹ năng phân tích, nghiên cứu thị trường: Công việc hàng ngày của Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu có thể xoay quanh việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường... nên em cần phải phát triển kỹ năng phân tích số liệu cũng như nghiên cứu thị trường. Và những kĩ năng này sẽ quyết định hiệu quả của các chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu trong tương lai - Chịu trách nhiệm trong công việc, chịu áp lực công việc, nhiệt tình: Theo em tìm hiểu, đi kèm với những mức đãi ngộ, công việc xuất nhập khẩu chứa đựng rất nhiều áp lực. Nếu không biết cách cân bằng, phân phối công việc, rất có thể người làm sẽ cảm thấy áp lực, chán nản vô cùng. Bên cạnh đó, tinh thần trách nhiệm sẽ giúp em được cấp trên và đồng nghiệp tin tưởng giao phó công việc, giúp xây dựng hình ảnh tốt đẹp để tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp. Và khả năng làm việc dưới áp lực sẽ giúp nhân viên xuất nhập khẩu như em hoàn thành đúng thời gian, đúng quy định theo yêu cầu của cấp trên - Thành thạo các kỹ năng như viết mail, đọc văn bản, chứng từ bằng ngoại ngữ: Đây là yếu tố cần có của mọi công việc, đặc biệt đối với một nhân viên xuất nhập khẩu. Trong xuất nhập khẩu, yêu cầu đặt ra là đàm phán tốt bằng ngoại ngữ chứ không chỉ là tiếng Việt. VÌ thế, Khả năng tiếng anh sẽ giúp em đáp ứng được yêu cầu công việc ở các mặt như giao tiếp, gặp gỡ khách hàng, thanh toán quốc tế, đọc giấy tờ Tiếng Anh, viết mail. Để từ đó tạo cơ hội được mở mang quan hệ với đối tác, giải quyết tốt các công việc một cách chuyên nghiệp, thăng tiến trong nghề nghiệp. - Khả năng sử dụng thành thạo vi tính văn phòng: Việc sử dụng Thành thạo các phần mềm tin học văn phòng hỗ trợ công việc, chẳng hạn như word, excel,…. Sẽ giúp em hoàn thành công việc một cách nhanh chóng hơn, hiệu quả và chuyên nghiệp. Thông 7 qua đó, lượng công việc được giao sẽ hoàn thành một cách đơn giản hơn, đạt được yêu cầu và sự hài lòng của những quản lý cấp trên. 1.6. Ưu và nhược điểm của công việc xuất nhập khẩu. 1.6.1. Ưu điểm Cơ hội làm việc với các thương hiệu toàn cầu: Là một nhân viên xuất nhập khẩu, chúng ta có thể làm việc với các công ty từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm các công ty đa quốc gia, các tập đoàn sản xuất, phân phối lớn và bán các hàng hóa có thương hiệu, từ may mặc, giày dép, đồ nội thất, xe hơi đến các thiết bị công nghệ. Thông qua đó, em sẽ được trang bị thêm nhiều kiến thức về cách vận hành, làm việc, mở rộng thêm tầm mắt và hướng suy nghĩ. Có thể di chuyển và đi công tác ở nhiều nơi: Ngành xuất nhập khẩu là một mạng lưới toàn cầu cung cấp các sản phẩm trên toàn thế giới thông qua vận tải đường biển hoặc đường hàng không. Điều này mang đến cho người làm cơ hội di chuyển vòng quanh thế giới một cách thường xuyên, bao gồm cả Mỹ, Châu Âu, Úc và các nước Châu Á. Một công ty xuất nhập khẩu cũng có thể có chi nhánh ở các quốc gia khác mà chúng ta có thể ghé thăm như một phần công việc của mình. Ngành công nghiệp năng động, bận rộn: Xuất nhập khẩu là một ngành phát triển nhanh với nhiều nghiệp vụ khác nhau, gần như luôn bận rộn. Vì vậy, công việc này rất phù hợp với những người có tham vọng, kiên định với mục tiêu nghề nghiệp và muốn có thu nhập cao. Nhân viên xuất nhập khẩu sẽ phân phối, nhận sản phẩm hàng hóa, theo dõi lô hàng hoặc xử lý các công việc theo quy trình, vấn đề khách hàng, đàm phán và giải quyết tình huống phát sinh. Mức thu nhập cao: Ngành xuất nhập khẩu được xem là một ngành mang lại thu nhập cao cho các ứng viên có nền tảng học kinh tế hoặc kinh doanh, ngoại ngữ. Thu nhập của Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu thường có lương cứng và các khoản hoa hồng dựa trên doanh số, các dự án, khách hàng bạn xử lý. Ngoài ra, ngành xuất nhập khẩu cũng phát triển mạnh nên cơ hội kiếm tiền cho những người có trình độ và kỹ năng luôn rộng mở. 8 Mức lương trung bình của một Nhân viên Xuất Nhập Khẩu ở Việt Nam hiện nay là khoảng 9 - 10 triệu/tháng và cao hơn nữa có thể lên đến 27 triệu/tháng, cao hơn rất nhiều so với các công việc văn phòng khác. Giờ giấc làm việc đặc biệt: Về thời gian: Nhân viên xuất nhập khẩu không phải tăng ca và không phải làm việc vào Thứ 7, Chủ Nhật. Do đặc thù công việc, chúng ta chỉ phải giao dịch với đối tác nước ngoài và cơ quan Hải quan vào các ngày từ Thứ 2 đến Thứ 6 mà thôi. Trong khi làm Kế toán, có thể phải làm việc thâu đêm vào thời điểm công ty quyết toán thuế hoặc làm việc không biết đến giờ hành chính đối với nghề Marketing hoặc Kinh doanh. 1.6.2. Nhược điểm Đi cùng với những ưu điểm, chế độ đãi ngộ tuyệt vời, công việc xuất nhập khẩu vẫn chưa đựng những nhược điểm. Những điều này đòi hỏi người làm ở lĩnh vực này phải biết rõ, có kế hoạch, sắp xếp để thích nghi với những nhược điểm này. Nếu không sẽ khó có thể gắn bó lâu dài với công việc. Áp lực công việc lớn - Công việc của Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu tương đối vất vả, cần có kiến thức và kỹ năng cũng như khả năng sắp xếp thời gian để không bị quá tải. Ví dụ, một Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu phải thực hiện các tác vụ sau: - Đàm phán các hợp đồng xuất nhập khẩu, lưu trữ dữ liệu và hồ sơ. - Theo dõi tất cả các lô hàng đến và đi. - Phát hiện các tình huống chậm trễ, thiệt hại và các vấn đề khác với mục đích giải quyết các vấn đề của khách hàng. - Đảm bảo tuân thủ các quy định, thủ tục hải quan và chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu, chứng chỉ cần thiết. - Đặt lịch vận chuyển và liên lạc với khách hàng, bên giao hàng và cảng để xác minh thời gian tải hàng, khởi hành và thời gian cập bến, nhập hàng. Đối phó với nhiều bên - Làm Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu cũng có nghĩa chúng ta sẽ phải đối phó với rất nhiều người, nhiều bên, chẳng hạn như: - Duy trì liên lạc hàng ngày với khách hàng, đại lý, đồng nghiệp, người giao hàng và cảng. 9 - Duy trì liên lạc giữa các văn phòng và đại lý ở nước ngoài. - Làm việc với nhiều tài xế xe tải, hãng hàng không, tàu chở hàng và các nhà cung cấp khác. Làm việc với các công ty đa quốc gia và các nhà nhập khẩu, xuất khẩu cá nhân. 2. Xây dựng lộ trình Sau khi xác định rõ hướng đi của bản thân, cùng với việc tìm hiểu kỹ tính chất và yêu cầu của công việc mà bản thân mơ ước. Em sẽ tiến hành vạch ra lộ trình học tập và rèn luyện cụ thể để bản thân có thể chạm được ước mơ của mình, đáp ứng những yêu cầu mà công việc đòi hỏi. 2.1. Xây dựng kế hoạch học tập cụ thể cho 4 năm đại học: 2.1.1. Năm nhất Mục tiêu: Đầu năm nhất em đã tự đặt ra những mục tiêu cho riêng bản thân mình, bao gồm: đạt điểm trung bình từ loại khá giỏi trở lên; đủ điều kiện để trúng tuyển chuyên ngành Kinh doanh quốc tế khi phân chuyên ngành; không nợ môn; apply vào một câu lạc bộ mà mình mong muốn; đậu tin học và anh văn đầu vào, có học bổng. Thời điểm này, khi đã học nửa kỳ 2, em đã hoàn thành cơ bản một số mục tiêu như: đậu chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế, đạt điểm trung bình học kỳ 1 loại giỏi, trở thành CTV của Đoàn khoa Kinh tế Quốc tế; đậu Anh Văn và Tin học đầu vào. Ở nửa kỳ 2 còn lại, em sẽ phấn đấu để có được điểm trung bình và điểm rèn luyện tốt, đạt được mức giỏi hoặc khá mà bản thân đã đặt ra; học Mos 2016 và tiếp tục luyện Toeic, các kỹ năng nghe nói tiếng Anh, để cuối năm hai và đầu năm 3, em sẽ thi lấy chứng chỉ Mos 2016 và bằng Toeic. Kế hoạch học tập: - Ở kì 1 năm nhất, chúng em đã tiếp xúc với 6 môn đại cương gồm 16 tín chỉ. Cụ thể những học phần nhóm chúng em học trong kì 1 năm nhất như sau: Học kì Học phần (đã đăng kí) Số tín chỉ (đã đăng kí) Bắt buộc 1 Tự chọn Triết học Mác Lê Nin 3 Toán cao cấp 1 2 10 Kinh tế học vi mô 3 Pháp luật đại cương 2 Tâm lý 2 học Luật Kinh Doanh 3 Học phần GDTC 1 1 Tổng số tín chỉ 16 - Ở kỳ 2, em đã chọn đăng ký nhóm 4 với 8 môn, tổng số 20 tín chỉ để học. Trong đó môn tự chọn mà chúng em sẽ học là môn Kinh tế học phát triển. Vì theo em tìm hiểu, so với 2 môn còn lại, Kinh tế học phát triển là một dễ học nhất, đồng thời kiến thức cũng rất hay, có thể ứng dụng vào quá trình nghiên cứu, làm việc của chúng em sau này. Học kì Học phần Số tín chỉ Bắt buộc 2 Tự chọn Toán cao cấp 2 2 Kinh tế học vĩ mô 3 Nguyên lý Marketing 3 Nhập môn ngành Kinh tế quốc tế 2 Kinh tế học phát triển 3 Kinh tế học quốc tế 3 Lý thuyết tài chính tiền tệ 3 Học phần GDTC 2 1 Tổng số tín chỉ 20 Năm 2: Mục tiêu: Ở năm 2, em tiếp tục đặt ra những mục tiêu để phấn đấu: Đầu tiên đó chính là không nợ môn và điểm số ở mức giỏi, khá. Về việc làm thêm, đầu năm 2 em sẽ tìm kiếm một công việc partime để làm, cốt yếu là để tích lũy kinh nghiệm, quen dần với 11 môi trường bên ngoài. Cuối năm 2, em sẽ thi Mos để lấy bằng, đáp ứng chuỗi đầu ra tin học mà trường yêu cầu. Bên cạnh đó, ở năm 2, em vẫn sẽ tiếp tục trau dồi thật nhiều vốn tiếng Anh, thứ nhất sẽ tăng khả năng giao tiếp, tiếp đến em sẽ dùng nó làm vốn để cuối năm 3 thi Toeic, lấy bằng đáp ứng chuỗi đầu ra, em xác định mục tiêu Toeic của em sẽ là 700+. Đồng thời, em sẽ cố gắng để tham gia các cuộc thi phát triển kỹ năng dành cho sinh viên, một số cuộc thi mà em hướng đến đó chính là: Say to succeed, Raise your voice. Đồng thời, em sẽ cố gắng sắp xếp thời gian để rèn luyện thêm những kỹ năng mềm như: MC, viết mail, tham gia làm BTC của nhiều chương trình hơn nữa… Đối với em, năm 2 sẽ là cơ hội tốt để em phát triển thật nhiều kỹ năng, trước khi bước vào năm 3, năm 4 học nhiều môn chuyên ngành. Kế hoạch đăng kí môn học trong năm 2 Kỳ 3 em dự định đăng ký 9 môn với 21 tín chỉ. Mục tiêu của em sẽ đăng ký trung bình mỗi kỳ học từ 21 tín chỉ trở xuống. Để vừa đảm bảo việc học, đồng thời cân bằng cho việc tham gia, học thêm các kiến thức khác. Học kì Học phần Số tín chỉ Bắc buộc 3 Tự chọn Kinh tế chính trị Mác Lê Nin 2 Chủ nghĩa xã hội Khoa học 2 Lý thuyết xác suất thống kê toán 3 Quản trị học 3 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam 2 Tin học ứng dụng 3 Nguyên lý kế toán 3 Học phần GDTC 3 1 Tống số tín chỉ 21 12 - Ở kỳ 4 em sẽ đăng kí 8 môn với 21 tín chỉ như sau: Học kì Học phần Số tín chỉ Bắt buộc Tự chọn 4 Phương pháp nghiên cứu khoa học 3 Tài chính doanh nghiệp 3 Kinh tế lượng 3 Kinh tế vi mô 2 3 Tiếng anh chuyên ngành 1 2 Kinh doanh quốc tế 3 Kinh tế vĩ mô 2 3 Học phần GDTC 4 1 Tổng số tín chỉ 21 Năm 3 Đối với em năm 3 là năm vô cùng quan trọng, kiến thức chuyên ngành chủ yếu sẽ tập trung ở khoảng thời gian này. Vì thế nên mục tiêu của em đặt ra chính là: Tập trung vào học, nắm vững các kiến thức chuyên môn; Không nợ môn, điểm trung bình sẽ ở mức khá, giỏi; Học thật nhiều tiếng Anh hơn nữa, kết hợp với tiếng Trung là thứ tiếng mà em đã xác định học ở đầu năm nhất; Hoàn thành xong các chứng chỉ tin học cho đầu ra (nếu năm 2 vẫn chưa hoàn thiện xong); Cuối năm 3 em sẽ thi Toeic để lấy bằng, đối với em thời điểm này là thích hợp, vì em đã ôn nhiều, khi thi sẽ đủ tự tin để đạt kết quả cao, không chỉ đáp ứng đầu ra mà còn đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp). Đồng thời, ở cuối năm 3, em sẽ đi thực tập ở các công ty liên quan đến xuất nhập khẩu, điều này sẽ giúp em mở rộng các mối quan hệ, tăng thêm kinh nghiệm cũng như quen dần với môi trường làm việc sau này của mình. * Kế hoạch đăng kí môn học năm 3 Dựa vào định hướng công việc tương lai là làm chuyên viên xuất nhập khẩu. Em dự định đăng kí 19 tín chỉ và kì 6 dự định đăng kí 18 tín chỉ ở học kỳ 5. Học kì Học phần Số 13 tín Bắt buộc 5 Tự chọn chỉ Thanh toán quốc tế 3 Giao dịch thương mại quốc tế 3 Tiếng Anh chuyên ngành KTQT 3 Vận tải và 3 bảo hiểm trong ngoại thương Thủ tục hải quan 3 Kinh tế học hội nhập quốc 3 tế Học phần GDTC 5 1 Tổng số tín 19 chỉ Ở học kỳ 6, sau khi tìm hiểu kỹ, em sẽ đăng ký 6 môn với 18 tín chỉ. Các môn tự chọn theo em tìm hiểu, chúng đều liên quan và phục vụ tốt cho định hướng là xuất nhập khẩu của em. Học kì Học phần Bắt buộc 6 Tự chọn Phân tích dữ liệu kinh 3 doanh Thương mại trên mạng 3 xã hội Logistic quốc tế 3 Quản trị chuỗi cung ứng 3 quốc tế Hành vi người tiêu dùng 3 Hành vi tổ chức và chiến lược kinh 3 doanh Tổng số tín 18 14 chỉ Năm 4 Mục tiêu: Ở năm 4, em đã cơ bản hoàn thành xong chương trình học tập của mình. Đây là thời gian để em bước vào giai đoạn thực tập cuối khóa và tốt nghiệp. Thay vì làm luận tốt nghiệp, em chọn học các học phần thay thế. Vì chuyên ngành em theo đuổi đó chính là Kinh doanh quốc tế, theo thiên hướng thực hành nhiều hơn. Khi học thêm các học phần thay thế, em nghĩ rằng bản thân sẽ có thêm nhiều vốn kiến thức để ứng dụng. Đồng thời, em sẽ cố gắng để tốt nghiệp bằng khá giỏi. Thực tập đúng với chuyên ngành của mình. Học thật nhiều tiếng Anh; không ngừng rèn luyện thêm các kỹ năng mềm như thuyết trình, đàm phán, hùng biện; Cố gắng làm một chiếc CV thật ổn để khi ứng tuyển vào bất kỳ công nào cũng đều sẽ tự tin hơn. Kế hoạch đăng kí môn học năm 4 Ở kỳ 7, lựa chọn việc học học phần thay thế cho bài luận tốt nghiệp của em như sau: Học Học phần kì BB Số tín chỉ TC Học phần thực tập cuối khóa 7 3 Chiến lược kinh doanh quốc tế Đàm phán kinh doanh quốc tế Một số công ty mà em dự định sẽ thực tập bao gồm: Intern for Customer Care and Order Processing Dept, Công ty Eagle Shipping Company. Vì theo em thấy, chế độ đãi ngộ cho thực tập sinh khá cao, nếu làm tốt có thể được nhận làm nhân viên chính thức, ngoài ra còn được hướng dẫn nhiều kỹ năng mềm bổ ích. 2.2. Xác định rõ ưu điểm và nhược điểm của chính mình. 2.1.1. Về ưu điểm: Sau khi tự nhận xét và tích lũy những nhận xét từ gia đình, thầy cô, bạn bè, em nhận thấy bản thân có những ưu điểm sau: - Đầu tiên em là một sinh viên ngành Kinh tế Quốc tế, như vậy nếu xét về ngành học có phù hợp với hướng đi của mình hay không, câu trả lời chắc chắn là có. Đồng thời, em có niềm đam mê rất lớn với ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, mỗi ngày em luôn cố gắng để phát huy hơn nữa vốn tiếng Anh của mình. 15 - Tinh thần trách nhiệm cao: Thông thường, khi đảm nhiệm bất kỳ nhiệm vụ hay công việc gì, em đều cố gắng hoàn thành đúng hoặc trước thời hạn. Dành hết tâm huyết khi thực hiện công việc đó. Tuyệt đối không để trễ deadline, ảnh hưởng tới công việc chung của tập thể. - Hoạt bát, vui vẻ, giao tiếp tốt: Em nhận thấy bản thân, khi tham gia vào môi trường tập thể nào, em đều dễ dàng hòa nhập với mọi người. Đồng thời, em tự tin vào khả năng trình bày ý tưởng, quan điểm hay vấn đề trước đám đông của mình, tin vào khả năng thuyết phục sự chú ý của người khác khi mình nói. - Có tinh thần lãnh đạo: khi học tập, hay sinh hoạt, nếu có hoạt động nhóm được tổ chức, em đều cố gắng để xung phong làm leader. Thông qua quá trình làm trưởng nhóm, em có thêm nhiều kinh nghiệm hơn, nắm bắt được tâm lý và điểm mạnh, yếu của các bạn, phân chia công việc phù hợp, cùng cả nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Thích khám phá, trải nghiệm, học hỏi: em nhận thấy bản thân là người thích khám phá, tìm hiểu những cái mới, thông qua những lần tự học đó, em lại có thêm nhiều kiến thức cùng kinh nghiệm quý giá để bản thân phát triển hơn. 2.1.2. Về nhược điểm. Đi kèm với điểm mạnh, em nhận thấy bản thân vẫn còn nhiều điểm yếu cần khắc phục. - Em hay tự tạo áp lực cho chính mình: đôi lúc khi đứng trước số việc công việc lớn, em rất dễ bị rối, lo sợ bản thân sẽ không thể hoàn thành hết. Từ đó, bản thân em lại trở nên mệt mỏi, áp lực trước công việc. - Đôi lúc em vẫn ngại bày tỏ hết quan điểm của mình trước một tập thể. Em đôi khi vẫn còn rụt rè, sợ những ý kiến mình sắp nói ra sẽ không phù hợp với quan điểm chung. - Về kỹ năng tin học, văn phòng của em vẫn chưa quá tốt, vì thế trong 4 năm đại học, em sẽ dành nhiều thời gian để trau dồi thêm, đặc biệt là các kỹ năng về Excel, Word, và một số thao tác ở gmail. Vì em nghĩ tất cả đều rất quan trọng đối với em. 2.2. Xác định công việc sẽ làm thêm thời đại học để có thể cải thiện và phát triển thêm kỹ năng. Đối với em, 4 năm đại học nếu chỉ tập trung vào học thôi là chưa đủ. Đi làm thêm sẽ giúp cho em được va chạm thực tế, biết thế nào là áp lực công việc, để từ đó quen dần 16 với môi trường này, tránh những cú sốc quá nặng khi đi làm. Vì thế ở năm 2 em sẽ đi làm thêm để có thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Những công việc mà em dự định sẽ làm trong tương lai như sau: - Trợ giảng tiếng Anh Em nghĩ rằng, tiếng Anh chỉ có thể cải thiện tốt khi bản thân chúng ta cố gắng rèn luyện nó mỗi ngày với sự nghiêm túc. Trợ giảng tiếng Anh sẽ giúp cho em có cơ hội được tiếp xúc, trau dồi vốn kiến thức nhiều hơn nữa, được giao tiếp trực tiếp với mọi người bằng tiếng Anh. Mức lương của công việc này khá ổn, đồng thời em nghĩ nó đáp ứng cho em về kiến thức và kỹ năng. Hiện ở gần trường cũng có nhiều trung tâm tiếng Anh, em nghĩ mình sẽ tìm hiểu và đăng ký làm ở một trong số những nơi này. - Cộng tác viên biên dịch Nhu cầu tuyển cộng tác viên dịch thuật (cộng tác viên biên dịch) ngày càng nhiều nhưng đòi hỏi chúng ta phải giỏi ít nhất là một ngoại ngữ. Đây là công việc không đơn giản nhưng mức lương được trả cũng tương đối cao. Bên cạnh đó, sinh viên có thể linh động thời gian, làm việc tại nhà mà không cần phải đến công ty, đồng thời có thể nâng cao vốn ngoại ngữ của bản thân. - Tư vấn qua điện thoại Tư vấn qua điện thoại hay còn được biết đến là telesales. Đây là một trong số những việc làm hot nhất cho sinh viên hiện nay. Công việc này yêu cầu có một giọng nói tốt, thái độ kiên trì, nhẫn nại, thân thiện, kỹ năng ngôn ngữ khéo léo để có thể tư vấn cũng như giải đáp thắc mắc cho nhiều đối tượng khách hàng thậm chí là những người khó tính nhất. Theo đuổi công việc nhân viên telesale này, em sẽ được tăng cường kỹ năng giao tiếp, mở rộng mối quan hệ với nhiều người, nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý, xử lý vấn đề tinh tế. 3. Tìm hiểu một số công ty mà bản thân dự định sẽ ứng tuyển để làm việc trong tương lai. Sau khi xác định rõ mục tiêu và định hướng bản thân, em đã tiến hành chọn lựa những công ty, tổ chức thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu mà bản thân cảm thấy phù hợp để ứng tuyển trong tương lai. 3.1. CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN NAM PHÁT Địa chỉ làm việc: Lô 27A, Đường Tân Tạo, Khu công nghiệp Tân Tạo, Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh 17 Mô tả công việc: -Lên kế hoạch đặt mua nguyên vật liệu, vật tư hàng hóa cho nhà máy. Chịu trách nhiệm làm hợp đồng, đàm phán, thương lượng với các nhà cung cấp và các bên vận chuyển để sắp xếp cho hàng về kho đúng thời gian. - Phụ trách hàng hóa xuất nhập khẩu. Am hiểu hồ sơ thủ tục xuất nhập khẩu. -Theo dõi công nợ, làm đề nghị thanh toán cho nhà cung cấp. -Tìm kiếm, đánh giá nhà cung cấp, phân loại xếp hạng nhà cung cấp, tạo dựng ngân hàng nhà cung cấp uy tín. -Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Trưởng bộ phận/BOD Yêu cầu: -Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành ngoại thương, Kinh tế, QTKD -Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng (Word, Excel, Outlook, ...) -Tiếng Anh giao tiếp, kỹ năng đọc viết thành thạo -Tối thiểu 2 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực thu mua, cung ứng, kho vận -Ưu tiên ứng viên đã làm việc trong lĩnh vực sản xuất 3.2. CÔNG TY TNHH ATLAS LOGISTICS VIỆT NAM Công việc: Nhân viên kinh doanh ngành Logistics Mô tả công việc. - Tìm kiếm, tư vấn cho khách hàng có nhu cầu về dịch vụ logistics/ XNK/ Hải Quan của công ty bao gồm: cước hàng air, sea, dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập. - Thoả thuận giá cước tàu với hãng tàu, dịch vụ vận tải…; chào giá cho khách hàng; thương lượng, đàm phán với khách hàng về giá cả và các điều khoản trong hợp đồng. Yêu cầu: -Tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng ngành Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh, hoặc những ngành liên quan đến xuất nhập khẩu. - Thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Anh. Ưu tiên những bạn biết nhiều thứ tiếng. Có chứng chỉ Toeic 650+ trở lên hoặc Ielst từ 5.5 trở lên. 18 - Thành thạo các kỹ năng vi tính, văn phòng (word, excel) và có chứng chỉ CNTT nâng cao. - Có kiến thức và đam mê về xuất nhập khẩu. - Thích giao tiếp, nhanh nhạy, trung thực, có tinh thần trách nhiệm, ham học hỏi, tinh thần tập thể cao. Có khả năng làm việc độc lập, thuyết phục, đàm phán - Có kinh nghiệm sẽ là một ƯU THẾ Quyền lợi: - Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, đàm phán. - Mức lương: Thỏa thuận tương xứng - Lương tháng 13 và thưởng cuối năm. - Chế độ nghỉ lễ, nghỉ Tết theo luật lao động và quy định của Công ty - Chế độ du lịch hằng năm theo quy định của công ty. - Tham gia BHXH, BHYT đầy đủ khi trở thành nhân viên chính thức. - Công việc ổn định. - Môi trường làm việc năng động, thân thiện - Được đào tạo các kỹ năng, nghiệp vụ hỗ trợ cho công việc đảm trách 3.5. NHÂN VIÊN VẬN HÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Mô tả công việc - Quản lý từ gian hàng trên các sàn TMĐT Lazada, Shopee - Làm việc trực tiếp với các KAM (quản lý ngành hàng), đăng kí, quản lý các chiến dịch khuyến mại lớn của từng sàn TMĐT - Chat tư vấn khách hàng - Xử lý khiếu nại - Lập kế hoạch bán hàng, thu hút traffic, kế hoạch tham gia các sự kiện của sàn hàng tuần, tháng - Thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo của Trưởng phòng. Yêu cầu ứng viên - Giới tính: Nữ, tuổi từ 20-30 - Có kinh nghiệm làm việc trên 3 tháng ở vị trí tương đương - Nhanh nhẹn, yêu thích công việc liên quan đến marketing online, đặc biệt trong lĩnh vực Thương mại điện tử - Có laptop cá nhân. 19 - Cẩn thận, tỉ mỉ, ham học hỏi, ưu tiên các bạn đã đi làm - Thành thạo kĩ năng văn phòng: Word, Excel cơ bản Thời gian làm việc: Full time 8h-17h, nghỉ trưa 1h. Làm từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ chủ nhật Sau khi đã tìm được những công ty mà bản thân em cảm thấy phù hợp với những yêu cầu tuyển dụng, cũng như phù hợp với định hướng mà em theo đuổi. Em sẽ cố gắng để học thật tốt, nắm vững kiến thức chuyên môn, đồng thời rèn luyện học thêm những kiến thức, kỹ năng bên ngoài, từ đó sẽ tạo cho em bệ phóng vững vàng, dễ thích ứng và hoàn thành tốt công việc trong tương lai. IV. KẾT THÚC Từ quá trình định hướng và tìm hiểu trên, em đã cơ bản xác định được và hình dung con đường mà bản thân sẽ theo đuổi. Để từ đó, trên hành trình chạm đến ước mơ của em, tất cả sẽ trở nên cụ thể, dễ dàng hơn. Thông qua đó, em còn nhận thấy được bản thân vẫn còn nhiều khuyết điểm, vì thế em tự nhủ mình phải cố gắng trau dồi hơn nữa. Thông qua môn học Nhập môn Kinh tế học Quốc tế, em nhận thấy rằng con đường Đại học trong những năm sắp tới của em không hề đơn gian, còn rất nhiều thách thức, khó khăn đang đợi. Nhưng, chính môn học này lại là chiếc la bàn đặc biệt, giúp cho em xác định rõ mình thích và muốn làm gì trong tương lai. Mọi định hướng, thắc mắc dường như được khai sáng nhiều hơn, em cũng biết nhiều hơn và cảm thấy tự tin hơn. Không có gì là dễ dàng, quan trọng bản thân phải cố gắng. Muốn tìm được một công việc tốt, đúng với ước mong, bản thân em còn sẽ cố gắng nhiều hơn nữa. Nhưng em tin rằng: “Có áp lực mới có kim cương”. Những rèn luyện hôm nay sẽ là ánh sáng cho ngày mai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ưu và nhược điểm của ngành xuất nhập khẩu [2]. Công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu [3].Công việc của một nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan