Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật trong truyện cổ perrault (2014)...

Tài liệu Giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật trong truyện cổ perrault (2014)

.PDF
59
197
60

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ----------------------------------- GIÁP THỊ LƢƠNG GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN CỔ PERRAULT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Thiếu nhi Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Th.S - GVC NGUYỄN NGỌC THI HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Ngọc Thi – người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo tận tình để tôi hoàn thành khoá luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Giáp Thị Lƣơng LỜI CAM ĐOAN Khoá luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của ThsGVC Nguyễn Ngọc Thi. Tôi xin cam đoan: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên Giáp Thị Lƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4 7. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 5 8. Cấu trúc khoá luận ..................................................................................... 5 NỘI DUNG ....................................................................................................... 6 Chương 1.GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TRUYỆN CỔ PERRAULT ............... 6 1.1. Charles Perrault và truyện cổ Perrault .................................................... 6 1.2. Truyện phản ánh hiện thực của nước Pháp ở thế kỉ XVII ...................... 7 1.3. Truyện cổ Perrault – sự phản ánh sinh động những mối quan hệ xã hội . 11 1.3.1. Mối quan hệ giữa kẻ giàu – người nghèo ..................................... 11 1.3.2. Quan hệ dì ghẻ - con chồng .......................................................... 12 1.3.3. Quan hệ vợ chồng.......................................................................... 13 1.3.4. Quan hệ giữa cha mẹ với con cái .................................................. 14 1.4. Truyện cổ Perrault - những câu chuyện thần kì hấp dẫn trẻ em ........... 17 1.5. Truyện cổ của Charles Perrault – Những bài học sâu sắc ................... 21 1.5.1. Truyện cổ Perrault với ý nghĩa giáo dục đạo đức ......................... 21 1.5.2. Truyện cổ Perrault răn dạy con người về lẽ sống ......................... 24 Chương 2: ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN CỔ PERRAULT ......................................................................................................................... 28 2.1 Sáng tạo của Charles Perrault trong việc sử dụng và biến đổi cốt truyện dân gian ........................................................................................................ 28 2.2 Nghệ thuật kể chuyện ............................................................................ 36 2.2.1 Văn phong, ngôn ngữ ...................................................................... 36 2.2.2 Tình tiết hấp dẫn ............................................................................. 38 2.2.3 Trò chơi trong truyện ...................................................................... 40 2.2.4 Kết hợp yếu tố thần kì và hiện thực ................................................. 43 2.3 Hình thức bài học................................................................................... 46 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 52 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 53 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Lý do khoa học Từ rất lâu, trẻ em Việt Nam đã được biết đến và thuộc lòng những truyện cổ của Charles Perrault mà không hề biết tác giả của chúng là ai. Khác với anh em Grimm hay Andersen, tên tuổi của Charles Perrault lại chiếm một vị trí khá khiêm tốn trong lòng độc giả nhỏ tuổi Việt Nam mặc dù đối với thế giới ông được coi như bậc tiền bối về truyện cổ tích. Charles Perault được biết đến trước tiên với tư cách là người kể chuyện cổ tích tuyệt vời. Những truyện cổ tích tuy chỉ là một phần sáng tác của ông nhưng chính mảng sáng tạo bền vững mang dấu ấn cá nhân và duy nhất này đã đem đến cho ông niềm vinh quang lớn lao nhất. Những “truyện kể của Perrault” như truyện Lọ Lem hay chiếc hài thủy tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Người đẹp ngủ trong rừng, Thày mèo hay Chú mèo đi hia, Râu xanh, Ricquet có bờm… đã không chỉ làm say mê lứa tuổi trẻ thơ mà còn thu hút lòng yêu mến của cả những lớp người lớn tuổi. Và các tác phẩm ấy cũng đã trở thành những truyện kinh điển trong kho tàng truyện cổ tích thế giới. Ngay từ thuở xa xưa, những câu chuyện cổ của Perrault đã luôn được mọi người biết đến, được các bạn nhỏ yêu thích và thuộc chúng nằm lòng, vậy có ai đã từng đặt ra câu hỏi: “Tại sao truyện của ông lại hấp dẫn người đọc đến thế? Những câu chuyện ấy có gì đặc sắc hay không và nó có giống với truyện của các tác giả khác hay không?”. Và chắc không phải ai cũng có thể trả lời được một cách đầy đủ và trọn vẹn những câu hỏi ấy, nhưng có một điều chắc chắn rằng, mỗi độc giả, khi đọc những câu chuyện ông viết, ít nhiều họ cũng sẽ cảm nhận được cái hồn, cảm thấu được những tình cảm, tư tưởng hay những lời khuyên nhủ, nhắc nhở mà ông ngầm gửi gắm trong mỗi câu chuyện. 1 1.2 Lý do sư phạm Từ xa xưa tới nay, việc giáo dục cho con người nói chung và cho trẻ em nói riêng vẫn luôn được xem là vấn đề quan trọng. Và một trong các cách giáo dục hiệu quả nhất vẫn là thông qua những câu chuyện cổ tích. Truyện cổ của Perrault cũng không nằm ngoài mục đích ấy dù đó chỉ là một phần nhỏ trong tất cả những gì ông muốn gửi gắm tới bạn đọc qua các câu chuyện của mình. Truyện cổ tích của ông sinh động, hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi và dường như trong mỗi truyện Perrault đều chứa đựng một cách cô đọng những lý tưởng đạo đức và thẩm mĩ, điều đó đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục trẻ em về các mặt như đạo đức, tình cảm, thẩm mĩ, thúc đẩy sự phát triển trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ và hướng các em đến những điều thiện, bồi dưỡng niềm tin về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác. Truyện cổ Perrault có ý nghĩa và tầm quan trọng lớn đối với việc giáo dục con người, đặc biệt là trẻ nhỏ, tuy nhiên việc nghiên cứu sâu hơn về những giá trị nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật của truyện thì vẫn còn những hạn chế. Xuất phát từ những điều ấy, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật trong truyện cổ Perrault” là đề tài nghiên cứu với mong muốn khám phá thêm những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong truyện Perrault góp phần phục vụ tốt hơn việc dạy và học nói chung đặc biệt với phân môn kể chuyện ở Tiểu học nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề Truyện cổ Perrault là những câu chuyện không chỉ hấp dẫn bạn đọc bởi cái hay, cái thú vị trong nghệ thuật kể chuyện của Charles Perrault, mà nó còn được yêu thích bởi những giá trị nội dung sâu sắc mà tác giả đã gửi gắm vào đó. Chính vì vậy mà chủ đề về Perrault và những câu chuyện của ông cũng đã được rất nhiều độc giả quan tâm. Tuy nhiên, để nghiên cứu một cách sâu sắc về những giá trị nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện Perrault thì cho tới nay ở ta vẫn chưa có công trình đáng kể. 2 Qua việc khảo sát 10 bài báo với 7 công trình có đề cập tới Charles Perrault thì trong đó có 5 công trình nghiên cứu kĩ về vấn đề này và 3 công trình không hề đề cập đến Charles Perrault, mặc dù ông rất nổi tiếng ở thế kỉ XVII. 1. Đỗ Đức Hiểu, Lê Hồng Sâm chủ biên, (1990), Lịch sử văn hóa Pháp tập II, Thế kỉ XVII, NXB Ngoại Văn, Hà Nội. 2. Lưu Đức Trung chủ biên, (1999), Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường, NXBGD, Hà Nội. 3. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữa Tá chủ biên, (2004), Từ điển văn học bộ mới, NXB Thế giới. Mục từ Perrault do Hoàng Thị Đậu viết chủ yếu nói về sự nghiệp của nhà văn đóng góp với văn hóa Pháp thế kỉ XVII và nhấn mạnh sự “tấn công của ông vào tư tưởng phục cổ, sùng bái Hi – La mở đường cho sự tiến triển cái mới, khuyến khích óc sáng tạo, tinh thần mạnh dạn từ bỏ những hệ thống quy tắc sáng tác đã cũ kĩ”. Tuy nhiên Hoàng Thị Đậu cũng đề cập đến truyện cổ Perrault và khẳng định: “tác phẩm được công chúng thế kỉ XVII hoan nghênh nhiệt liệt và làm tên tuổi Perrault bất diệt (…) những truyện thần kì được sáng tạo lại dưới hình thức truyện ngắn đặc sắc với văn phong giản dị và hết sức trong sáng, hấp dẫn, không chỉ làm say mê lứa tuổi tuổi thơ mà còn làm thích thú cả những lớp người nhiều tuổi” [4,1347]. 4. Phan Quý, Đỗ Đức Hiểu chủ biên, (2005), Lịch sử văn hóa Pháp Trung cổ - thế kỉ XVI và thế kỉ XVII ( tập 1) NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân,... (2006), Văn học phương Tây (tái bản lần thứ 9), NXB Giáo dục Hà Nội. 6. Lê Huy Bắc chủ biên, ( 2009) , Từ điển văn học nước ngoài, tác giả, tác phẩm, NXB Giáo dục Việt Nam. 3 7. Nguyễn Thị Bích Dung chủ biên, (2013), Văn học thiếu nhi, NXB Công an nhân dân Hà Nội. Các tác giả của những công trình trên với mức độ khác nhau chỉ đề cập những nét chính về Charles Perrault và sự nghiệp sáng tác của nhà văn mà không đi sâu nghiên cứu truyện cổ Perrault. Song, ý kiến của những người đi trước đã gợi ý cho tôi trong việc triển khai đề tài: “Giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật trong truyện cổ Perrault”. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn đi vào nghiên cứu, tìm hiểu về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của truyện cổ Perrault. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Thông qua những giá trị nội dung đặc sắc và nghệ thuật độc đáo trong truyện cổ Perault, từ đó đưa ra những bài học giáo dục mà truyện đem lại, nhất là trong những câu chuyện được giới thiệu trong chương trình Tiểu học ở phân môn Kể chuyện. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu: Truyện cổ Perrault. 5.2 Phạm vi nghiên cứu: Giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật truyện cổ Charles Perrault. 5.3 Phạm vi khảo sát: Perrault truyện cổ tích, dịch giả TS. Nguyễn Thị Huế, TS Lê Thị Phong Tuyết, NXB Đà Nẵng, 2003. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê dữ liệu - Phương pháp phân loại - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp phân tích tổng hợp… 4 7. Giả thuyết khoa học Tìm ra được giá trị nội dung của truyện cổ Perrault mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc tới người đọc và khám phá ra được nét đặc sắc trong nghệ thuật của truyện cổ Perrault. Từ đó giáo dục, phát triển nhân cách trẻ, bồi dưỡng, thắp sáng ước mơ, tâm hồn trẻ. 8. Cấu trúc khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm 2 chương: Chương 1: Giá trị nội dung của truyện cổ Perrault. Chương 2: Đặc sắc nghệ thuật trong truyện cổ Perrault. 5 NỘI DUNG Chƣơng 1 GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TRUYỆN CỔ PERRAULT 1.1. Charles Perrault và truyện cổ Perrault Charles Perrault hẳn không phải là cái tên xa lạ ở nước Pháp thế kỉ XVII. Charles Perrault đã từng làm luật sư, nhà điêu khắc, nhà văn và là Viện sĩ Hàn Lâm Pháp thế kỉ XVII. Những thành tựu nghiên cứu sáng tác của ông ở các lĩnh vực đều đã được khẳng định là rất lớn. Ông được mệnh danh là nhà văn thấm nhuần lòng tin, khoa học và tương lai. Đặc biệt ngày nay, khi nhắc đến tên tuổi của ông người ta nghĩ ngay đến những câu chuyện cổ tích của ông được tập hợp trong tác phẩm như Lịch sử hay những truyện kể thời xưa hoặc Truyện kể bà mẹ Ngỗng của tôi… là những đỉnh cao vinh quang mà ông đạt tới. Ngay từ thế kỉ XVII, các tác phẩm này đã được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt và làm tên tuổi của Charles Perrault trở nên bất diệt. Từ lâu, những “truyện kể của Perrault” như Lọ Lem hay chiếc hài thủy tinh (Chiếc hài cườm pha lê), Cô bé quàng khăn đỏ, Thày mèo hay Chú mèo đi hia (Thầy mèo), Người đẹp ngủ trong rừng, Râu xanh, Ricquet có bờm (Hoàng tử Bờm, Ri kê tóc xoắn), Chú bé Ngón tay cái ( Chú bé Tí hon)... đã không chỉ làm say mê lứa tuổi tuổi thơ mà còn thu hút lòng yêu mến của những lớp người lớn tuổi. Cho tới ngày nay, những câu chuyện kể này của ông đã là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà điện ảnh trên thế giới và đã nhiều lần được dựng thành kịch, thành phim…. Là một nhà bác học, sự nghiệp và di sản khoa học của Charles Perrault thực sự là phong phú và vĩ đại. Mặc dầu vậy từ trước tới nay Charles Perrault được biết đến trước tiên với tư cách là người kể chuyện cổ tích tuyệt vời. Những câu chuyện cổ tích tuy chỉ là một phần sáng tác của ông nhưng chính những mảng sáng tạo bền vững mang dấu ấn cá nhân và duy nhất này đã mãi 6 mãi đem lại cho ông niềm vinh quang lớn lao. Những truyện kể của Perrault đã làm cho tên tuổi của ông không chỉ giới hạn ở nước Pháp thế kỉ XVII mà trở nên nổi tiếng khắp châu Âu cũng như phạm vi toàn thế giới. Sánh ngang với tên tuổi của Charles Perrault chỉ có thể là những tên tuổi mang tầm cỡ thế giới như anh em nhà Grimm (J. Grimm (1785 – 1864) và W. Grimm (1786 – 1859 ) của Đức, A.Pouchkine ( 1799 – 1837 ) của Nga và H.Andersen (1805 – 1875) của Đan Mạch v.v. những người đã nâng truyện cổ tích lên tầm của những tác phẩm bất hủ, có tính phổ biến rộng lớn. Số lượng truyện của Charles Perrault không nhiều, tất cả chỉ gồm 11 truyện: Ngoài truyện thơ Griselidis – được coi là truyện ngắn – có hai truyện thơ nữa là Những điều ước kì quặc và Tấm da lừa, còn lại là những truyện được viết bằng văn xuôi, Cô bé quàng khăn đỏ, Các bà Tiên, Lọ Lem hay chiếc hài thủy tinh (Chiếc hài cườm pha lê), Thày mèo hay Chú mèo đi hia (Thày mèo), Râu xanh, Người đẹp ngủ trong rừng, Ricquet có bờm( Hoàng tử Bờm, Ri kê tóc xoắn), Chú bé Ngón tay cái( Chú bé Tí hon)… Những truyện cổ này đã làm nên tên tuổi Perrault trong văn học Pháp và thế giới. Nhà văn trở thành người kể chuyện thiên tài của bao thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi. 1.2. Truyện phản ánh hiện thực của nƣớc Pháp ở thế kỉ XVII Truyện cổ Charles Perrault tuy được lấy từ nguồn dân gian và là những truyện cổ tích, truyện tiên, nhưng truyện kể của Perrault vẫn phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội Pháp thế kỉ XVII. Nạn đói, cuộc sống nghèo khổ của người dân thuộc tầng lớp thấp hèn của thời đại Perrault thường xuyên xuất hiện trong các truyện của ông. Đó là cuộc sống khó khăn phải đi đốn củi như vợ chồng Fanchon và Blaise trong Những điều ước kì quặc: “Ngày xưa có một người đốn củi. Mệt mỏi vì cuộc sống khó khăn”. Và xã hội Pháp cũng còn tồn tại những con người khốn khổ: 7 “Kém hiểu đời mù quáng chẳng nghĩ suy… Không xứng đáng được ban điều ước”. Cái hài ở Những điều ước kì quặc lúc này nảy sinh từ sự chênh lệch giữa sự vô tận của những điều có thể ước và sự tối thiểu trong việc lựa chọn có hiệu quả điều ước ấy. Thay vì ước những điều tốt đẹp có thể có được: “Ước việc gì làm anh hạnh phúc, Ước việc gì làm thoả lòng anh … Bạc, vàng, ngọc quý, kim cương Áo quần gấm vóc nếu mong có liền”. thì bằng một điều ước vô thức, Blaise đã ước có ngay một món ăn nhanh nhất có thể được trong khi anh ta - người mà trước mắt tất cả khả năng đều có thể thực hiện được, kể cả khả năng “thay đổi trạng thái” thì ở đây anh ta lại đi chọn khúc dồi, món ăn tiêu biểu trong những bữa ăn của nông dân: “Trong khi bếp lửa đang hồng Khúc dồi mà có trong lòng mới vui… Một khúc dồi rõ thật dài Ngoằn nghoèo trườn tới sát ngay cô nàng Từ lò sưởi nó càng bò tới Cô vội vàng la lối om xòm…” Qua câu chuyện ông cũng đã phê phán những người nông dân Pháp thời xưa thường không biết tự sắp đặt được trật tự cho cuộc sống của mình, cũng như họ không tự xác định được đúng cái mà họ đang cần là cái gì. Với Chú bé Ngón tay cái, câu chuyện đã cho thấy hình ảnh gia đình với bảy người con nheo nhóc: “Một gia đình nhà tiều phu nọ có bảy đứa con, đều là trai cả… Hai vợ chồng nhà tiều phu rất nghèo khổ, lại những bảy con nhỏ vì chưa đứa nào biết tự kiếm sống cả. Họ lại càng buồn phiền hơn nữa vì 8 đứa út quá bé và yếu ớt”. Cuộc sống bần cùng khốn khó, nạn đói hoành hành đã khiến cho những người cha, người mẹ phải dứt lòng từ bỏ những đứa con của mình: “Bỗng có một năm rủi ro, nạn đói hoành hành đến nỗi vợ chồng bác tiều phu khốn khổ này quyết định vứt bỏ đàn con của mình. Một buổi tối khi các con đã đi ngủ, vợ chồng người tiểu phu ngồi lại bên bếp lửa, bác ta nói với vợ, lòng thắt lại vì đau đớn: - Bà thấy đấy, chúng ta không thể nuôi nổi các con nữa. Tôi không nỡ nhìn thấy cảnh các con phải chết đói nên tôi quyết định thả chúng vào rừng…”. Qua những truyện cổ của Charles Perrault, người đọc không chỉ thấy được phần nào khung cảnh xã hội Pháp thời bấy giờ, mà những câu chuyện ấy còn cho ta thấy được những phong tục tập quán và nhiều nét văn hóa của nước Pháp. Charles Perrault đã gán cho các nhân vật của ông những bộ trang phục, những phong tục của người Pháp từ những năm 1660. Đó là những chiếc váy đỏ hay váy choàng kim tuyến của họ. Rồi những dải tóc xếp thành hai hàng, những nốt ruồi ở hàng mụ tết nốt ruồi khéo tay “hai cô em của Lọ Lem ăn bận như những quý bà trong triều” ở truyện Lọ lem hay chiếc hài thủy tinh. “Chiếc giường phủ gấm thêu bằng vàng và bạc trong tòa lâu đài” của Người đẹp ngủ trong rừng. Hay những người thợ quay thịt đứng trước cửa hiệu mà người ta vẫn thấy ở phố Siant – Jacques, cũng cầm một xâu thịt mỡ, cái đuôi chòm rủ xuống ngang tai giống như những người đầu bếp của Ricquet có bờm. Có thể trong ngôi nhà nông thôn của Charles Perrault ở Viry người ta chiêm ngưỡng những tấm thảm, những bộ ghế xô pha, những căn buồng, những chiếc bàn những tấm gương mà Râu Xanh thích cũng nên. Mặc dù có những cái tháp trung cổ cao, lâu đài của Người đẹp ngủ trong rừng làm chúng ta nghĩ đến cung điện Versailles: “chúng ta nhận ra cái sân lát đá hoa, phòng gương, 9 những chiếc giường phủ gấm vàng…”. Từ những chi tiết ấy, Charles Perrault đã vẽ ra cho người đọc một bức tranh nhiều màu sắc với những nét văn hóa rất độc đáo mà rất riêng của người dân Pháp thời ấy. Về văn hóa ẩm thực, ta nhận thấy trong câu chuyện Chú bé Ngón tay cái và Người đẹp ngủ trong rừng khi yêu tinh ăn thịt người đều kèm theo một món đó là nước xốt Rô be – món ăn nấu được coi là vô cùng văn hóa. Khi gã yêu tinh đòi ăn thịt lũ trẻ trong Chú bé Ngón tay cái, lão nhất quyết phải ăn cùng với nước xốt, điều đó được coi là đúng với thể thức có văn hóa nhất trong tất cả các phương pháp nấu chín. Như vậy, có thể thấy, tuy các chi tiết ăn thịt người của yêu tinh nghe có vẻ rất rùng rợn, ghê sợ, nhưng qua đó tác giả đã gửi tới bạn đọc một nét văn hóa rất đẹp, rất riêng trong văn hóa ẩm thực nước Pháp ở thế kỉ XVII. Qua các tác phẩm của ông, với sự xuất hiện hết sức mờ nhạt hay vẻ yếu đuối của những người đàn ông trong truyện cũng phần nào phản ánh được vị trí của đàn ông trong xã hội Pháp thời kì bấy giờ. Người đàn ông hầu như vắng bóng hoặc chỉ xuất hiện rất mờ nhạt như trong các truyện Cô bé quàng khăn đỏ, Các bà Tiên, Lọ Lem hay chiếc hài thủy tinh. Còn số khác lại là những người thấp kém, không hề nổi bật như người chủ của chú mèo trong truyện Thày mèo hay Chú mèo đi hia. Anh ta là chủ, nhưng mọi việc hoàn toàn là kế hoạch, mưu mẹo của chú mèo, anh ta chỉ việc làm theo kế hoạch của con vật mà đôi khi chỉ thực hiện chứ không biết mục đích để làm gì: “chàng Hầu tước De Carabas chẳng hiểu ra làm sao nhưng cũng làm theo lời Mèo khuyên”. Kết quả là anh ta đã đạt được cả tiền tài, danh vọng, được làm phò mã của nhà vua và có rất nhiều tài sản. Nhưng tất cả những thứ ấy không phải là anh ta tự có được, mà là do những trò bịp bợm, mưu kế của chú Mèo. Còn kiểu người đàn ông khác, điển hình như Blaise trong Những điều ước kì quặc. Ở đây, người đàn ông hiện ra với vai trò là một người chồng, nhưng lại 10 không giống như một trụ cột của gia đình, ngược lại, anh ta không đủ tự tin để quyết định mọi việc và phải hỏi ý kiến vợ: “Đây là việc ta cần tỉnh táo Tham khảo thêm ý kiến vợ ta”. Khi làm sai anh lại bị vợ xối xả quát mắng: “… Cô vội vàng la lối om xòm Nhưng rồi chợt nhớ ra luôn Có điều muốn ước mà không nỡ lòng Âu chỉ tại anh chồng ngu ngốc Nói ra lời điều ước thối tha Vậy là rủa xả, kêu la Giận hờn cô ả nổ ra lôi đình Tuôn xối xả vào anh chồng ngốc…” Như vậy có thể thấy người chồng trong câu chuyện là một nhân vật nhu nhược, đã bị vợ “dắt mũi”. “Trước những lời chửi rủa của vợ, anh ta phản ứng bằng cơn giận chết người, nhưng chỉ được biểu hiện ở cấp độ hư ảo, bằng một điều ước vô ý thức. Cuối cùng, trước một phần bổ sung mới của vợ, làm cho cô ta bị câm, lúc đầu anh ta nghĩ rằng “không mong muốn gì hơn”. Nhưng ngay lập tức do sự khinh suất mang tính chất đặc trưng, anh ta lại nhường cho vợ điều ước cuối cùng, tất nhiên là sẽ trái hẳn với giấc mơ riêng của anh ta: trở thành một ông vua và là chồng của một người đàn bà câm” [6, 199-200]. Như vậy ta thấy rõ trong câu chuyện này, Blaise là một bằng chứng về việc từ bỏ hoàn toàn vai trò xã hội của người chồng – nhân vật đậm tính hài hước. 1.3. Truyện cổ Perrault – sự phản ánh sinh động những mối quan hệ xã hội 1.3.1. Mối quan hệ giữa kẻ giàu – người nghèo Đây là một môtip quen thuộc, phổ biến trong truyện cổ tích dân gian. Đó là mối quan hệ giữa những người thuộc tầng lớp thượng lưu, quý tộc như 11 vua, hoàng hậu, công chúa trong các truyện Tấm da lừa, Chú bé Ngón tay cái, Người đẹp ngủ trong rừng, Râu xanh,… với những người có thân phận thấp kém, đó là những người nông dân trong Những điều ước kì quặc, gia đình nhà chú bé trong truyện Chú bé Ngón tay cái, cô nàng Lọ Lem hay cả nhân vật Da Lừa mà công chúa đã cải trang trong truyện Tấm da lừa... Những tầng lớp thượng lưu thì vốn vẫn có cuộc sống sung túc, giàu sang, còn những người có địa vị thấp kém thì vẫn cứ sống trong cảnh lầm than, cực khổ, đó là một hiện thực luôn tồn tại, không chỉ ở đất nước Pháp thời đại của Perrault, mà thực tại ấy còn hiện hữu trong những thế kỉ sau. 1.3.2. Quan hệ dì ghẻ - con chồng Môtip dì ghẻ con chồng xuất hiện nhiều trong truyện cổ tích. Với truyện Perrault, môtip này xuất hiện chủ yếu trong truyện Lọ Lem hay Chiếc hài thủy tinh khi cô bé Lọ Lem sống cùng người dì ghẻ và hai người em cùng cha khác mẹ. Mối quan hệ giữa những bà mẹ kế và con chồng từ xưa tới nay đều không mấy tốt đẹp, và trong truyện Lọ Lem hay chiếc hài thủy tinh cũng không ngoại lệ: “Chỉ sau ngày cưới ít lâu, bà mẹ ghẻ đã bộc lộ ngay tính xấu của mình: bà ta không thể nào chịu nổi những nết tốt của cô con gái con chồng vì chúng càng làm cho các con riêng của bà thêm đáng ghét”. Lọ Lem luôn bị đối xử bất công khi sống chung trong ngôi nhà ấy. Nếu như hai cô em suốt ngày được rong chơi, ăn ngon mặc đẹp, “được ngủ trong những căn phòng lát ván có những chiếc giường kiểu cách nhất và những tấm gương mà các cô có thể soi từ chân đến đầu” thì Lọ Lem: “Bà sai cô bé làm hết mọi việc nặng nhọc trong nhà; nào là rửa bát, cọ thùng, nào là dọn buồng ngủ cho mẹ ghẻ và cả cho hai cô con gái riêng của mụ; đêm đến, cô phải ngủ trên một cái đệm rạ tồi tàn ở tít trên cao trong gác xép tận sát nóc nhà” và “cô gái đáng thương đành nhẫn nhục chịu đựng tất cả, cô không dám than thở với cha, sợ ông sẽ mắng 12 bởi mụ vợ nắm hết mọi quyền hành”. Hay ở câu chuyện Các bà Tiên, tuy không phải cùng môtip dì ghẻ con chồng nhưng sự đối xử bất công của người mẹ với người con thứ hai lại khiến độc giả liên tưởng tới những câu chuyện liên quan tới mối quan hệ dì ghẻ con chồng. Cùng sinh ra hai người con, nhưng bà mẹ lại đặc biệt yêu quý chiều chuộng cô chị, ngược lại thì hắt hủi cô em, bắt cô làm việc vất vả: “Bà ta bắt cô em phải ăn cơm một mình nơi xó bếp và làm việc nặng nhọc suốt ngày”. Như vậy các câu chuyện trên của Perrault cũng đã phản ánh được phần nào hiện thực đời sống gia đình của xã hội nói chung và xã hội Pháp thời đó nói riêng. 1.3.3. Quan hệ vợ chồng Quan hệ vợ chồng trong truyện Charles Perrault hiện ra đó là những mối quan hệ không mấy êm đẹp. Blaise bố trí làm cho Fanchon dị dạng sau khi đã mong cho cô chết đi trong câu chuyện Những điều ước kì quặc. Blaise đã từng ước: “Ước thầm ở góa để cho nhẹ lòng” rồi sau đó lại tiếp tục: “Lạy trời phù hộ, nghe lòng tôi đây Treo ngay vào cái mặt dày! … Lúc này anh thấy hài lòng lắm thay” Và cô vợ sau đó thì cũng không ngừng tuôn ra những lời rủa xả mắng nhiếc anh chồng: “Âu chỉ tại anh chồng ngu ngốc Nói ra lời điều ước thối tha Vậy là rủa xả, kêu la Giận hờn cô ả nổ ra lôi đình Tuôn xối xả vào anh chồng ngốc … Một khúc dồi có điên mới ước”. 13 Qua câu chuyện của vợ chồng Fanchon và Blaise khiến độc giả cũng đã hình dung ra được phần nào cuộc sống của một bộ phận gia đình, chồng vợ của những người nông dân Pháp ở thế kỉ XVII. Có chút mộc mạc, chất phác của người nông dân nhưng cũng có chút thô tục, lỗ mãng trong cách nói chuyện của họ. Phải chăng điều đó một phần cũng là do cái cuộc sống hiện thực mà họ đang sống - một cuộc sống còn quá nhiều khó khăn, phải toan tính chuyện cơm áo gạo tiền khiến cho những cặp vợ chồng nhiều khi đã xảy ra cãi vã, cắn quẩn nhau. Còn Hoàng tử trong truyện Người đẹp ngủ trong rừng thì đã gửi người đẹp cho mẹ chàng khi biết rõ bà là yêu tinh. Hay trong Râu xanh, lão yêu tinh đó đã cắt cổ tất cả những người vợ trước của hắn. Còn trong Tấm da lừa, vị Vua đã từng yêu thương, nặng tình với hoàng hậu nhường nào nhưng cũng đã sớm mủi lòng trước vẻ đẹp của người con gái sau khi hoàng hậu qua đời… “Tất cả đều xảy ra như thể Charles Perrault có cái nhìn của thế giới trẻ thơ thấy ở đám cưới một tình trạng xã hội trừu tượng và không có thật” [6,308]. 1.3.4. Quan hệ giữa cha mẹ với con cái Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái phổ biến hơn trong truyện Perrault và nó xuất hiện trong rất nhiều truyện của ông. Với Tấm da lừa, mối quan hệ được đề cập tới ở đây, ban đầu là tình thương yêu vô bờ bến của nhà vua và hoàng hậu khi cô công chúa bé nhỏ ra đời: “Cuộc hôn nhân ấy đem lại cho họ một cô con gái xinh xắn, kiều diễm, khiến cho họ quên đi cả nỗi buồn về việc không có con trai nối dõi”. Nhưng về sau, đó lại trở thành câu chuyện loạn luân khi Hoàng hậu qua đời, nhà vua vì sự thúc giục tái hôn của quần thần cùng với những lời xúi giục của kẻ xấu đã nuôi ý định cưới chính con gái mình làm vợ: “Rủi thay, nhà vua nhận thấy rằng công chúa con gái mình vượt xa mẹ cả về tài lẫn sắc. Tuổi trẻ, vẻ tươi 14 mát của làn da gợi lên lửa lòng của nhà vua, nó bùng cháy mạnh mẽ đến nỗi ông không thể dấu được công chúa và ông nói với nàng rằng ông đã quyết định cưới nàng làm vợ, vì chỉ có nàng mới cởi bỏ được lời nguyền xưa”. Còn công chúa, nàng tưởng chừng “có thể chết ngất đi khi nghe lời đề nghị khủng khiếp của vua cha. Nàng sụp lạy dưới chân nhà vua van xin hết lời, mong vua cha đừng bắt nàng làm một việc tội lỗi”. Mối quan hệ cha con lúc này không còn được nguyên vẹn, cho tới một ngày nàng công chúa giải được lời nguyền và cả nàng cùng vua cha đều tìm được hạnh phúc riêng cho mình. Còn ở câu chuyện Người đẹp ngủ trong rừng, vì muốn bảo vệ con gái bằng bất cứ giá nào để tránh cho cuộc đời nàng khỏi nguy hiểm, bất hạnh, cha mẹ nàng đã ướp nàng và biến tất cả mọi người xung quanh nàng cũng như mọi đồ vật đều trở nên bất động. “Ông cho đặt công chúa vào một căn phòng đẹp nhất lâu đài, trên một chiếc giường phủ gấm thêu bằng vàng và bạc… Nhà vua ra lệnh để cho công chúa được yên tĩnh trong giấc ngủ cho đến thời điểm mà định mệnh sẽ đánh thức nàng dậy… Sau khi hôn từ biệt mà không đánh thức con gái yêu dậy nhà vua và hoàng hậu liền dời khỏi lâu đài và ra lệnh cấm không ai được phép đến gần toà nhà. Nhưng điều ngăn cấm ấy thực ra cũng không cần thiết. Bởi chỉ một khoảnh khắc sau, trên mảnh đất xung quanh lâu đài đã mọc lên rất nhiều những cây to và cây nhỏ, những bụi gai góc rậm rịt, đan xen dày đặc đến mức không một người nào hoặc một con thú nào có thể đi qua, đến nỗi người ta chỉ có thể đứng thật xa mới nhìn thấy những đỉnh tháp cao trên nóc toà lâu đài”. Nhà vua và hoàng hậu đã cố gắng làm tất cả để có thể mang lại những điều tốt đẹp nhất cho cô công chúa của họ. Nhưng như vậy cũng có nghĩa là họ đang tước đoạt đi sự tự do của nàng, sự ân cần thương yêu con cái của họ đã mang lại sự chết chóc. Việc đưa người đẹp vào trong giấc ngủ có thể hiểu đó là “hình ảnh về sự bất lực của tuổi thơ bị cha mẹ bóp nghẹt, sự mơ tưởng xa xưa 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất