Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vấn đề vi phạm đạo đức nghề báo trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát những s...

Tài liệu Vấn đề vi phạm đạo đức nghề báo trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát những sai phạm được dư luận quan tâm qua các trang báo mạng điện tử thanh niên, tuổi trẻ, dân trí, vnexpress, vietnamnet từ năm 2016 2021)

.PDF
133
1
118

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA NGỮ VĂN ------------------ TRẦN THỊ ÁNH VẤN ĐỀ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM (Khảo sát những sai phạm được dư luận quan tâm qua các trang báo mạng điện tử: Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Dân Trí, Vnexpress, Vietnamnet từ năm 2016-2021) KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CỬ NHÂN BÁO CHÍ Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA NGỮ VĂN ------------------ VẤN ĐỀ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM (Khảo sát những sai phạm được dư luận quan tâm qua các trang báo mạng điện tử: Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Dân Trí, Vnexpress, Vietnamnet từ năm 2016-2021) KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CỬ NHÂN BÁO CHÍ Người hướng dẫn: Ths. Đặng Hồng Cam Vũ Người thực hiện: Trần Thị Ánh (Khoá 2018 – 2022) Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của Ths.Đặng Hồng Cam Vũ. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp này đã được cảm ơn và các số liệu, kết quả khảo sát, kết quả phỏng vấn sâu, thông tin được sử dụng trong khóa luận này là trung thực và khách quan. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Đà Nẵng, ngày 22 tháng 05 năm 2022 Sinh viên thực hiện Trần Thị Ánh i LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn BGH Đại học Sư Phạm Đà Nẵng cùng Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh – Trưởng khoa Khoa Ngữ Văn, Th.S Phạm Thị Hương – Tổ trưởng Ngành Báo chí, Th.S Nguyễn Vinh San – Trưởng phòng Công tác sinh viên đã tạo điều kiện cho tôi được đăng ký và hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp cuối khóa. Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn Ths.Đặng Hồng Cam Vũ, người đã luôn tận tình chỉ bảo, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm để giúp tôi định hướng được đường đi và thực hiện khóa luận một cách tốt nhất. Trong quá trình thực hiện, dù tôi có nhiều thiếu sót nhưng cô vẫn luôn kiên nhẫn, động viên, khuyến khích giúp tôi có thêm động lực để đi đến cùng con đường nghiên cứu này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô, các bạn sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng cùng các nhà báo, phóng viên đã dành thời gian đồng ý hỗ trợ, trả lời bảng câu hỏi phỏng vấn sâu để tôi có tư liệu xây dựng nội dung đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè đã động viên, quan tâm giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. Khóa luận này được hoàn thành một cách nghiêm túc và cẩn trọng, song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất hy vọng nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, bạn bè, những phóng viên, nhà báo hoặc những người quan tâm đến vấn đề này để khóa luận được hoàn thiện và phát triển ở cấp độ cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Trần Thị Ánh MỤC LỤC ii DANH MỤC HÌNH ẢNH.................................................................................................. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... viii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ....................................................................................................... 2 2.1. Trên thế giới .......................................................................................................................... 2 2.2. Ở Việt Nam ............................................................................................................................ 4 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 7 3.1. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................... 7 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................... 7 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 8 4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................ 8 4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 8 5.1. Phương pháp điều tra dữ liệu sơ cấp................................................................................... 8 4.2. Phương pháp điều tra dữ liệu thứ cấp ................................................................................ 9 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài.......................................................................... 10 6.1. Ý nghĩa lí luận ..................................................................................................................... 10 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................................. 10 7. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................................. 10 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ ................................... 12 VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO ............................................................................................. 12 1.1. Báo mạng điện tử ................................................................................................................ 12 1.1.1. Khái niệm báo mạng điện tử ...................................................................12 1.1.2. Sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử ở Việt Nam ....................13 1.1.3. Những đặc trưng ưu việt của báo mạng điện tử ....................................16 1.1.3.1. Khả năng đa phương tiện ....................................................................16 1.1.3.2. Tính tức thời và phi định kỳ.................................................................17 1.1.3.3. Tính tương tác ......................................................................................18 1.2. Đạo đức nghề báo ........................................................................................................... 19 iii 1.2.1. Khái niệm “đạo đức” và “đạo đức nghề báo” ....................................19 1.2.2. Những yêu cầu về đạo đức nghề báo ở Việt Nam ..............................22 1.2.2.1. Những nguyên tắc đạo đức nghề báo Việt Nam .................................22 1.2.2.2. Những nguyên tắc đạo đức nghề báo trên thế giới ............................25 1.2.3. Đạo đức nghề báo trong kỉ nguyên số ................................................33 1.3. Mối liên hệ giữa sự phát triển của báo mạng điện tử và vấn đề vi phạm đạo đức nghề báo ............................................................................................................................................... 37 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................................. 39 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM.......................................................................................... 41 2.1. Những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề báo trên báo mạng điện tử hiện nay .............. 41 2.1.1. Đưa tin sai sự thật ............................................................................................................ 43 3.2.1.1. Nội dung sai sự thật .........................................................................45 3.2.1.2. Giật tít câu view, định hướng sai lệch .............................................54 2.1.2. Tiêu cực hóa thông tin ............................................................................56 2.1.2.1. Đăng tải quá nhiều và khai thác sâu các vụ án mạng, mặt trái của xã hội .......................................................................................................................56 2.1.2.2. Tính riêng tư và danh dự của nhân vật...............................................61 2.1.2.3. Lợi dụng đề tài nhạy cảm để thu hút độc giả ......................................66 2.1.3. “Nhà báo salon” trên xa lộ mạng ...........................................................69 2.1.4. Đưa tin sai không đính chính .................................................................74 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................................. 77 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG ......................... 78 VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ....... 78 3.1. Nguyên nhân của những vi phạm ................................................................................. 78 3.1.1. Nguyên nhân chủ quan ...........................................................................79 3.1.1.1. Thiếu bản lĩnh chính trị .......................................................................79 3.1.1.2. Thiếu kiến thức nghiệp vụ về báo chí .................................................80 3.1.1.3. Lạm dụng mạng xã hội ........................................................................82 3.1.2. Nguyên nhân khách quan .......................................................................83 iv 3.1.2.1 Sự cạnh tranh thông tin trong môi trường truyền thông hiện đại......83 3.1.2.2. Xu hướng thương mại hóa báo chí .....................................................84 3.2. Khuyến nghị hạn chế tình trạng vi phạm ..............................................86 3.2.1. Nhóm các nhà quản lý, cơ quan báo chí ................................................88 3.2.1.1. Xu hướng làm báo chậm ......................................................................88 3.2.1.2. Nâng cao trình độ đội ngũ lãnh đạo, quản lý báo chí ........................89 3.2.1.3. Đề xuất các hình thức khen thưởng, kỷ luật ......................................92 3.2.1.4. Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí ...............................................94 3.2.1.5. Tạo môi trường thuận lợi cho đạo đức nghề báo phát triển ..............96 3.2.2. Nhóm nhà báo – Phóng viên ..................................................................97 3.2.2.1. Nâng cao chất lượng đào tạo báo chí ..................................................97 3.2.2.2. Yêu cầu và trách nhiệm của nhà báo – phóng viên báo mạng điện tử ..........................................................................................................................100 3.2.3. Công chúng ............................................................................................103 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................................ 105 KẾT LUẬN....................................................................................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 108 PHỤ LỤC......................................................................................................................... PL1 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 ĐBQH Đại biểu quốc hội 2 MXH Mạng xã hội vi DANH MỤC HÌNH ẢNH STT HÌNH ẢNH VÀ CHÚ THÍCH TRANG 1 Hình 1: Hình ảnh báo Dân Trí đưa tin sai sự thật về “Nam sinh 51 22 tuổi tử vong khi mắc covid -19” 2 Hình 2: Hình ảnh Báo Tuổi Trẻ Online thông tin sai sự thật vì 53 đưa tin Chủ tịch nước đồng ý ban hành Luật biểu tình. 3 Hình 3: Hình ảnh bài báo không chính xác đã đăng trên báo Tuổi 72 Trẻ Online về họa sĩ khuyết tật Lê Minh Châu được khắc tên trên đại lộ danh vọng. 4 Hình 4: Hình ảnh giả mạo về dàn siêu xe gắn biển xanh giả vii 73 DANH MỤC BẢNG BIỂU STT BẢNG BIỂU VÀ CHÚ THÍCH TRANG 1 Biểu đồ 1: Biểu thị đánh giá của công chúng về thông tin trên 42 báo mạng điện tử 2 Biểu đồ 2: Biểu thị xu hướng theo dõi tin tức của công chúng 78 trên các nền tảng 3 Biểu đồ 3: Biểu thị tỉ lệ các nguyên nhân của sai phạm 80 4 Biểu đồ 4: Biểu thị nguyên nhân ảnh hưởng đến uy tín của 88 các tờ báo 5 Biểu đồ 5: Biểu thị thái độ, nhận thức của công chúng trước 89 những thông tin vi phạm 6 Biểu đồ 6: Biểu thị nguyện vọng của công chúng đối với việc tiếp cận thông tin trên báo mạng điện tử viii 106 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tất cả các hoạt động nghề nghiệp, việc xây dựng những quy định, quy tắc chuẩn mực đạo đức luôn là điều kiện tiên quyết và báo chí cũng không phải ngoại lệ. Đối với báo chí, việc xây dựng và tuân theo những chuẩn mực đạo đức càng quan trọng. Từ khi xuất hiện đến nay, báo chí đã trở thành một hoạt động không thể thiếu của đời sống tinh thần. Với chức năng và vai trò to lớn của mình, báo chí đã phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Báo chí có tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc định hướng dư luận và nâng cao dân trí cho đa số cộng đồng. Vì vậy, để phát triển lành mạnh, tạo dựng uy tín trong xã hội và công chúng, mọi nền báo chí luôn coi trọng và đề cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Trong hơn một thập kỉ trở lại đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, loại hình báo mạng điện tử đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nhận thức của cộng đồng. Tuy nhiên, cùng với những đóng góp, báo mạng điện tử, trong sự cạnh tranh thông tin khốc liệt với các trang mạng xã hội khác như: Facebook, Twitter, Instagram, Tiktok..., cũng bộc lộ những vấn đề sai phạm liên quan đến pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, gây mất niềm tin trong cộng đồng như: lợi dụng hoạt động đưa tin để nhũng nhiễu doanh nghiệp, vi phạm bản quyền tác giả,…đặc biệt là thông tin sai sự thật. Ngoài việc phát huy những thế mạnh của báo mạng điện tử để phục vụ cho nhu cầu thông tin, nâng cao tri thức cho độc giả, không ít nhà báo đã tận dụng những đặc trưng ưu việt của báo mạng điện tử để khai thác thông tin giật gân, thiếu thẩm mĩ, thiếu khách quan,…Đối với những nhà báo này, điều mà họ quan tâm không phải là thông tin đó có tuân thủ đạo đức, đúng sự thật, trung thực hay không mà là nó có đủ kích thích, giật gân nhằm thu hút sự chú ý của độc giả. Những thông tin soi mói, phản cảm; những câu chuyện hậu trường, đời tư; cho đến các vụ án xuất hiện tràn lan trên các trang báo mạng điện tử khiến cho công chúng xem đâu cũng thấy bi kịch, nhìn đâu cũng thấy tiêu cực. Trong trường hợp ấy, 1 cơ quan báo chí có thể thu lợi vài trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng, nhưng xã hội sẽ rất khó để khắc phục được hậu quả, vì sản phẩm báo chí tác động vào tư tưởng, tình cảm, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của dân cư. Và vấn đề đặt ra đó là, những người làm tin và duyệt đăng thông tin thiếu trách trách nhiệm, thiếu đạo đức như vậy phải chăng đã quên mất mục đích của báo chí chính là thông tin, tuyên truyền? Sẽ có ích gì cho xã hội khi đăng tải những thông tin chỉ nhằm mục đích câu view (lượng người xem), rẻ tiền? Sẽ thế nào khi công chúng cảm thấy chán nản và quay lưng với báo chí? Đây là vấn đề cấp bách trong tình hình hiện nay và là vấn đề rất được mọi người quan tâm. Từ những vấn đề cơ bản nêu trên, khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay. Qua những phân tích, đánh giá về thực trạng thông qua việc khảo sát những sai phạm được dư luận quan tâm từ các trang báo mạng điện tử: Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Dân Trí, Vnexpress, Vietnamnet từ năm 2016-2021, khóa luận sẽ có những nhận định, đề xuất một số khuyến nghị nhằm hạn chế những vấn đề còn tồn tại; giải quyết những băn khoăn, trăn trở về đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Trên thế giới Vấn đề đạo đức nghề báo luôn được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Báo chí xuất hiện trên thế giới từ đầu thế kỷ 17, hình thành và phát triển vài trăm năm. Năm 1577, tờ Gazettes – “khởi đầu của báo in hiện đại”, lan sang các thành phố lớn ở Châu Âu và Châu Âu dưới hình thức viết tay. Đến khi sự xuất hiện của máy in, đã phần nào tạo động lực giúp các nước khác ở Châu Âu ra đời tờ báo của nước mình, trở thành cơ quan ngôn luận, là nơi cung cấp đến công chúng những tin tức xoay quanh đời sống, chính trị, văn hóa,… Giữa cuối thế kỉ 19 (1844) ngành báo in khởi sắc hơn nhờ sự ra đời của máy điện báo, cho phép các phóng viên đưa đến công chúng những tin tức mang tính thời sự hơn. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, những tờ báo bắt đầu có định kỳ ngắn hơn, nhật báo trở nên phổ biến hơn, khoảng 2 thời gian này báo in gần như đã xuất hiện trên toàn thế giới, trở thành phương tiện thông tin cơ bản và hữu ích nhất. Đây được xem như sự khởi đầu cho thời hoàng kim của báo in. Tuy nhiên, cùng sự ra đời và tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, sự thay đổi trong cách thức, tư duy tiếp nhận của độc giả đã khiến cho thời hoàng kim này đi vào dĩ vãng. Từ năm 2012, từ Mỹ tới Châu Âu, hàng loạt các tờ báo trong đó có những tờ nhật báo lừng danh cũng đành phải nói lời từ biệt với các ấn phẩm báo chí làm nên thương hiệu của họ. Sự phát triển mạnh mẽ của internet, sự lên ngôi của mạng xã hội đã làm xuất hiện nhiều vấn đề trong hoạt động báo chí, đặc biệt là các biểu hiện vi phạm đạo đức trong quá trình tác nghiệp của một bộ phận nhà báo: thời đại của tin giả hoành hành, khi lòng tin của độc giả vào báo chí có chiều hướng lung lay, suy giảm. Từ đây, nhiều cuốn sách và công trình nghiên cứu ra đời với những hệ thống bài bản, cung cấp cho xã hội những góc nhìn sát sao về vấn đề này. Tiêu biểu phải kể đến những tác phẩm sau: + The New Ethics of Journalism: Principles for the 21st Century (Những quy tắc đạo đức mới của nghề báo: Nguyên tắc cho thế kỷ 21) của tác giả Kelly McBride và Tom Rosenstiel. Sách tập trung vào vai trò của báo chí trong xã hội hiện nay, đó là những người hành nghề báo chí phải phấn đấu vì sự mong muốn và đạt được các tiêu chuẩn đạo đức, giữa sự thay đổi về mặt cấu trúc hệ thống trong phương tiện truyền thông, những người tiêu dùng tin tức ngày càng thay đổi và hoài nghi, cũng như sự giám sát sắc bén từ nhiều nhà phê bình. + The New Ethics of Journalism: A Guide for the 21st Century (Những quy tắc đạo đức mới của nghề báo: Một sự chỉ đường cho thế kỷ 21) của hai tác giả Kelly McBride và Tom Rosenstiel. Cuốn sách với các chương đề cập về các vấn đề quyền và trách nhiệm của nhà báo trong văn hóa đưa tin; các mối quan hệ, bối cảnh liên quan: độc giả, công dân, chủ sở hữu, ..; những áp lực xoay quanh các vấn đề về xung đột lợi ích, sự chính xác, đưa tin liên quan đến các đối tượng công chúng dễ bị tổn thương. + Online Journalism Ethics: Traditions and Transitions (Đạo đức báo chí trực tuyến: truyền thống và quá trình chuyển đổi) của tác giả Cecilia Friend và Jane Singer. 3 Cuốn sách bao gồm các ví dụ thực tế và góc nhìn từ các nhà báo trực tuyến trong mỗi chương. Cuốn sách xem xét và đưa ra các vấn đề về thu thập thông tin, đưa tin, phỏng vấn và viết cho các tổ chức tin tức chính thống trên web. Đồng thời, cuốn sách xem xét các tác động của sự hội tụ đối với các tòa soạn. Nó cũng giải quyết câu hỏi ai là nhà báo và thế nào là báo chí trong thời đại mà ai cũng có thể là nhà xuất bản. + Ethics for Digital Journalists (Đạo đức cho nhà báo kỹ thuật số) của tác giả David Craig và Lawrie Zion. Trong cuốn sách này, hai tác giả đã tiến hành cuộc phỏng vấn với những nhà báo kì cựu, có kinh nghiệm cùng các nhà nghiên cứu về lĩnh vực báo chí truyền thông để nhằm đưa ra những phương pháp tối ưu nhất cho cách thực hành tác nghiệp của báo chí kỹ thuật số. Trong tình hình khủng hoảng đạo đức báo chí cùng sự phát triển mạnh mẽ của báo mạng điện tử khi mà những nguyên tắc đạo đức truyền thống không thay đổi nhiều thì việc áp dụng lên một nền tảng điện tử là cả một quá trình khó khăn và thách thức. + The Elements of Journalism (Các yếu tố của nghề báo) của hai tác giả Tom Rosenstiel, Bill Kovach. Cuốn sách đem đến những góc nhìn khách quan và trả lời cho câu hỏi “Điều mà những người làm báo nên biết và điều công chúng đòi hỏi ở báo chí?”, bằng việc khảo sát và phân tích thị trường của nền báo chí Mỹ. Hai nhà báo còn nêu ra những nguyên tắc căn bản của nghề báo, trong đó “tôn trọng sự thật” là nguyên tắc luôn được đặt lên hàng đầu. 2.2. Ở Việt Nam Tuy mới xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997, báo mạng điện tử đã phát triển khá nhanh và gần như đã bắt kịp các xu hướng làm báo hiện đại của thế giới. Việc nghiên cứu các vấn đề nảy sinh của loại hình báo chí mới này cũng đã được các nhà nghiên cứu và nhà báo quan tâm, đặc biệt là vấn đề đạo đức nghề nghiệp. Về sách, có những tác phẩm tiêu biểu sau: “Đạo đức về nghề nghiệp của nhà báo” – tác giả PGS.TS.Nguyễn Thị Trường Giang, nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, năm 2011; “Đạo đức Nghề Báo: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” – tác giả PGS. TS Hoàng Đình Cúc, NXB Chính trị Quốc gia; “Cẩm nang đạo đức báo chí” – 4 tác giả GS, TS Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS Đinh Thị Thúy Hằng, năm 2009; “100 quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới” – tác giả PGS.TS.Nguyễn Thị Trường Giang, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2014; “Pháp luật và Đạo đức báo chí” – tác giả PGS.TS. Nguyễn Thị Trường Giang, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2020. Dưới góc độ nghiên cứu, những công trình trên đã trình bày cụ thể các khung lí thuyết và nêu lên được tầm quan trọng của đạo đức báo chí. Tuy nhiên, đa số các đầu sách này tập trung khảo sát thực hành đạo đức báo chí của phóng viên so với những quy tắc chuẩn mực về đạo đức báo chí của quốc gia đó. Vấn đề đạo đức đặt ra là yêu cầu trong hoạt động của người làm báo. Bên cạnh những nghiên cứu chung về đạo đức báo chí, vấn đề đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ các học giả. Điều này càng khẳng định tính cấp bách của vấn đề trong hoạt động báo chí của nước ta. Trong các công trình nghiên cứu, có thể kể đến, “Báo chí với vấn đề nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo” của tác giả Trần Thị Kim Chung, Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội , năm 2002; “Vấn đề vi phạm đạo đức báo chí của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay” của tác giả Hoàng Minh Hạnh, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm 2015; “Thực trạng thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay”, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; “Báo chí hiện đại và vấn đề niềm tin của công chúng” của tác giả Lê Thị Huế, Học viện Báo chí và Tuyền truyền; “Ảnh hưởng của Internet tới quan hệ đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam hiện nay” của tác giả Đỗ Quyết Thắng. Trong phạm vi tìm hiểu, tôi nhận thấy đề tài nghiên cứu này đều đã khái quát được các phạm trù liên quan đến vấn đề đạo đức nghề báo trong nền kinh tế thị trường và bùng nổ công nghệ thông tin. Ở nghiên cứu của tác giả Hoàng Minh Hạnh có cùng đề tài với khóa luận này, đây là nghiên cứu sát nhất với mảng vấn đề đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử. Ở nghiên cứu này có sự khái quát, phân tích sâu về thực trạng vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử thông qua những sự kiện nổi cộm từ năm 2014-2015. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu này dựa trên “9 điều quy định về đạo 5 đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam” của Đại hội 8, Hội Nhà báo Việt Nam. Ngoài ra, báo mạng điện tử cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin kéo theo các hành vi vi phạm đạo đức nhà báo có chiều hướng nhiều và mới hơn. Trong nghiên cứu này, có xuất hiện một số dẫn dắt, phát ngôn của vị lãnh đạo bây giờ đã sa lưới pháp luật cùng những số liệu cho đến bây giờ đã khá cũ. Chung quy lại, nghiên cứu này đóng góp rất nhiều trong việc giải quyết một số vấn đề liên quan đến đạo đức nghề báo trên báo mạng điện tử Việt Nam giai đoạn 2014-2015. Những đề tài nghiên cứu còn lại, chưa có đề tài nào gắn được cả hai vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử với thực trạng báo mạng điện tử trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin. Ngoài ra, một số Hội thảo khoa học trong nước cũng có bàn về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, đáng chú ý có các Hội thảo sau: - Hội thảo “Xây dựng quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam” do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ngày 16/11/2016, tại Hà Nội. - Hội thảo khoa học sinh viên: “Phẩm chất nghề nghiệp báo chí truyền thông trong kỷ nguyên số” do Viện Báo chí tổ chức ngày 29/10/2019. - Hội thảo “Đạo đức nhà báo trong bối cảnh truyền thông hiện nay” do Hội Nhà báo TP. Đà Nẵng phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng và Sở Thông tin & Truyền thông Đà Nẵng tổ chức ngày 15/6/2020. - Hội nghị “Báo chí toàn quốc-tổng kết công tác năm 2020 , triển khai nhiệm vụ năm 2021” do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ngày 31/12/2020. - Hội thảo trực tuyến “Quy tắc đạo đức báo chí trong môi trường số: Thách thức và thích nghi của Việt Nam" do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức ngày 24-25/6/2021 tại Hà Nội. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những lý luận nền tảng, cập nhật thêm những tri thức mới về mạng xã hội, truyền thông hội tụ, phân tích những sai phạm điển hình 6 của những bài báo cụ thể, khóa luận sẽ tập trung đi sâu vào vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay. Theo đó, từ việc khảo sát những sai phạm nổi cộm của một số báo mạng điện tử từ năm 2016-2021, kết hợp với nội dung thu thập được từ các cuộc phỏng vấn sâu, khóa luận sẽ phân tích một số sai phạm gây bất bình trong dư luận được báo chí theo dõi và rút ra bài học kinh nghiệm. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Thực hiện đề tài khoá luận này, người viết nhằm 2 mục tiêu sau: - Nghiên cứu thực trạng vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay. - Từ những phân tích, đánh giá về thực trạng, khoá luận có những nhận định, đề xuất về giải pháp để nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo nói chung và báo mạng điện tử nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, khoá luận tập trung nghiên cứu những nhiệm vụ sau: - Tìm kiếm, phân tích và thẩm thấu các tài liệu liên quan đến nghiệp vụ báo chí và đạo đức nghề báo, cũng như các vấn đề liên quan đến báo mạng điện tử để có kiến thức nền tảng thuận lợi trong việc đánh giá, làm rõ các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay và tiếp nhận của người đọc để làm nguyên liệu cho quá trình nghiên cứu. - Khái quát và chỉ ra nguyên nhân, đưa ra các nhận định. Đồng thời, đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế những biểu hiện vi phạm đạo đức nhà báo, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ làm báo nói chung và báo mạng điện tử nói riêng. 7 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận về vi phạm đạo đức nghề báo nói chung và tập trung nghiên cứu những sai phạm đáng lưu ý trên báo mạng điện tử Việt Nam nói riêng; khảo sát qua 3 trang báo mạng điện tử (Vnexpress.net; Vietnamnet.vn; Dantri.com.vn) và 2 phiên bản điện tử là Báo Thanh Niên Online, Báo Tuổi Trẻ Online từ năm 2016 - 2021. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận tiến hành khảo sát các tin bài vi phạm đạo đức nghề báo trên 03 trang báo mạng điện tử chuyên nghiệp Vnexpress.net; Vietnamnet.vn; Dantri.com.vn và 02 phiên bản điện tử của báo in là báo Thanh Niên (https://thanhnien.vn/) và báo Tuổi Trẻ (https://tuoitre.vn/) trong 06 năm, từ năm 2016-2021. Đối với 3 trang báo Vnexpress.net; Vietnamnet.vn; Dantri.com.vn: đây là các trang báo mạng điện tử chuyên nghiệp, chính thống, độc giả trong nước lẫn quốc tế chiếm số lượng đông đảo, hàm lượng thông tin cao, thông tin có tín xác thực, uy tín và đáng tin cậy. Bên cạnh đó, khóa luận tiến hành khảo sát phiên bản điện tử của 2 tờ báo in là báo Thanh Niên (https://thanhnien.vn/) và Tuổi Trẻ (https://tuoitre.vn/) bởi đây là 2 tờ báo in uy tín, được đông đảo công chúng đón nhận. Như vậy, việc lựa chọn kết hợp giữa báo mạng điện tử và phiên bản điện tử của báo in, khóa luận sẽ thu thập được thông tin đa dạng nhằm đưa ra những vấn đề khách quan và công bằng nhất. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp điều tra dữ liệu sơ cấp Sau khi xây dựng được bảng hỏi dựa trên các tiêu chí cần điều tra, người thực hiện khóa luận tiến hành khảo sát, phỏng vấn mọi đối tượng đọc báo mạng điện tử, đủ các ngành nghề, lứa tuổi,…để tìm hiểu về quá trình tiếp nhận thông tin trái chiều và đánh 8 giá của họ về vấn đề vi phạm đạo đức nghề báo trên báo mạng điện tử từ năm 2016 – 2021. Quy trình tổ chức điều tra như sau: 1. Xác định tổng thể chung: những người đã và đang đọc báo mạng điện tử. 2. Lựa chọn phương pháp chọn mẫu: Dựa vào mục đích của bài nghiên cứu, thời gian và kinh phí của tác giả, tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện để tiếp cận đối tượng. 3. Xác định quy mô mẫu: tác giả chọn cỡ mẫu 150 người để điều tra do mẫu điều tra là mẫu phi xác suất. 4. Thực hiện điều tra. 5. Kiểm tra. Ngoài ra, tác giả còn thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu: Được sử dụng dùng để phỏng vấn một số phóng viên, biên tập viên, nhà quản lý báo chí, nghiên cứu báo chí, công chúng nhằm thu thập ý kiến, đánh giá của cá nhân về thực trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo hiện nay cũng như nhận thức của họ về vấn đề này. 4.2. Phương pháp điều tra dữ liệu thứ cấp - Phương pháp đọc tài liệu để tìm hiểu những lý luận, lý thuyết có liên quan đến vấn đề đạo đức báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng. - Phương pháp tổng hợp, phân tích lý thuyết để đưa ra những nhận định, ý kiến, khuyến nghị nhằm hạn chế thực trạng vi phạm đạo đức nghề báo trên báo mạng điện tử. - Phương pháp sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu đã tiến hành ví dụ như: các đề tài luận văn có liên quan ở trong nước và ngoài nước, các báo cáo về vấn đề sai phạm trên báo mạng điện tử, các giáo trình liên quan đến báo mạng điện tử, đạo đức báo chí, đạo đức trên báo mạng điện tử. 9 - Phương pháp phân tích nội dung: Dùng để phân tích nội dung các tác phẩm báo chí vi phạm trên báo mạng điện tử (bao gồm cả những bài viết, hình ảnh, những video clip hoặc những đoạn âm thanh) và nội dung tương tác dưới mỗi bài. - Phương pháp thống kê, tổng hợp dữ liệu: khóa luận thống kê số lượng các bài báo vi phạm trên 5 trang báo mạng điện tử từ 2016-2021 để đưa ra thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nghề báo trên báo mạng điện tử Việt Nam. - Ngoài ra, sử dụng phương pháp điều tra… để thu thập dữ liệu sơ cấp và phân tích số liệu. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lí luận Kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần làm phong phú thêm lý luận báo chí, truyền thông hiện đại và thực tiễn của báo mạng điện tử hiện đại, cùng với đó là vấn đề vi phạm đạo đức nghề báo trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của khóa luận là một trong những cơ sở để các tổ chức, cá nhân sau đây tham khảo và vận dụng: - Các cơ sở đào tạo báo chí; - Các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí; - Những ai quan tâm lĩnh vực này; - Cho chính tác giả khóa luận. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm 3 chương: Nội dung của khóa luận được trình bày theo thứ tự các chương sau đây: Chương 1: Lý luận chung về báo mạng điện tử và đạo đức nghề báo. Chương 2: Thực trạng vi phạm đạo đức nghề báo trên báo mạng điện tử Việt Nam. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất