Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Truyện cổ cơ tu đọc từ type và motif...

Tài liệu Truyện cổ cơ tu đọc từ type và motif

.PDF
164
1
132

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN ANH PHONG TRUYỆN CỔ CƠ TU ĐỌC TỪ TYPE VÀ MOTIF KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN ĐÀ NẴNG - 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN ANH PHONG TRUYỆN CỔ CƠ TU ĐỌC TỪ TYPE VÀ MOTIF Chuyên ngành: Văn học Việt Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐÀM NGHĨA HIẾU ĐÀ NẴNG - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thật sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đàm Nghĩa Hiếu. Những kết luận được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kì hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Đà Nẵng, ngày 16 tháng 5 năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Anh Phong LỜI CẢM ƠN Đề tài Truyện cổ Cơ Tu đọc từ type và motif là nội dung tôi chọn nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau thời gian theo học ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. Trong quá trình đó, tôi đã nghiên cứu và hoàn thành luận văn với sự giúp đỡ từ rất nhiều người. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Cô giáo Đàm Nghĩa Hiếu, thuộc Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng dù chưa giảng dạy tôi một học phần nào nhưng đã nhận lời trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu từ công trình nghiên cứu khoa học đến khóa luận tốt nghiệp rất tận tâm. Tôi chân thành cảm ơn Cô rất nhiều. Tiếp đến, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu tại trường. Lời cuối tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè thân thiết đã bên tôi, động viên, hỗ trợ tôi hoàn thành khóa luận này. Đà Nẵng, ngày 16 tháng 5 năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Anh Phong MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 13 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 14 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 15 6. Bố cục đề tài ......................................................................................................... 15 NỘI DUNG .................................................................................................................. 16 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................ 16 1.1. Những vấn đề về lí thuyết type và motif ........................................................ 16 1.1.1. Lí thuyết về type ......................................................................................... 16 1.1.2. Lý thuyết về motif ...................................................................................... 18 1.1.3. Mối quan hệ giữa type và motif .................................................................. 20 1.2. Khái quát về người Cơ Tu ............................................................................... 22 1.2.1. Lịch sử tộc người ........................................................................................ 22 1.2.2. Tình hình dân số và địa bàn sinh sống ....................................................... 24 1.2.3 Văn hóa của người Cơ Tu ........................................................................... 25 1.3. Tình hình nghiên cứu truyện cổ Cơ Tu ......................................................... 32 1.3.1. Truyện cổ Cơ Tu ........................................................................................ 32 1.3.2. Tình hình nghiên cứu.................................................................................. 36 Tiểu kết: ....................................................................................................................... 38 CHƯƠNG 2. CÁC TYPE TRUYỆN CỔ CƠ TU ..................................................... 39 2.1. Type truyện thần thoại .................................................................................... 39 2.1.1. Type truyện Cóc kiện trời........................................................................... 39 2.1.2. Type truyện Nạn lụt và sự tái tạo loài người .............................................. 44 2.2. Type truyện cổ tích .......................................................................................... 49 2.2.1. Type truyện người chồng bị hành hạ vì có người vợ đẹp .......................... 49 2.2.2. Type truyện Hổ và các con vật bé nhỏ ....................................................... 54 2.2.3. Type Người chồng mang lốt động vật ........................................................ 58 Tiểu kết ......................................................................................................................... 62 CHƯƠNG 3. CÁC MOTIF THƯỜNG GẶP TRONG TRUYỆN CỔ CƠ TU ...... 64 3.1. Motif sinh đẻ thần kì........................................................................................ 64 3.1.1. Kết quả khảo sát ......................................................................................... 66 3.1.2. Phân tích kết quả khảo sát .......................................................................... 69 3.2. Motif cái ác bị trừng phạt ............................................................................... 78 3.2.1. Kết quả khảo sát ......................................................................................... 80 3.2.2. Phân tích kết quả khảo sát .......................................................................... 84 Tiểu kết ......................................................................................................................... 92 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 97 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bước vào thế kỉ XXI, dưới sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ số, việc số hóa toàn cầu đang ngày càng được đẩy mạnh. Đời sống con người cũng ngày càng hiện đại hơn, chúng ta dần hội nhập với khu vực và thế giới và cũng cần phải nỗ lực nhiều hơn để thích nghi kịp thời với tốc độ vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bối cảnh đó đặt con người đúng trước nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trước sự xâm lăng văn hóa, mất gốc văn hóa bởi chỉ dân tộc nào giữ gìn được bản sắc văn hóa của mình thì dân tộc đó mới mãi mãi trường tồn. Nước Việt Nam với 54 dân tộc anh em, trong đó mỗi tộc người đều có nét văn hóa đặc thù góp phần làm phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy, bảo vệ, gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của mỗi tộc người là điều cần thiết và quan trọng nhất là trong bối cảnh đồng hóa lẫn nhau mạnh mẽ như hiện nay, “văn hóa dân tộc thiểu số thoi thóp sống” [57]. Do đó, việc tiếp cận, nghiên cứu các tộc người hiện nay cũng khá khó khăn. Đi sâu vào thế giới riêng của các tộc người để hiểu họ, để tôn trọng lẫn nhau và cùng chung sống hòa bình trên cơ sở những khác biệt đậm tính nhân văn. Cơ Tu là dân tộc cư trú lâu đời ở vùng Trường Sơn, Tây Nguyên. Sau những cuộc di dân, từ trên cao về dưới thấp, họ cứ thế xuôi về phía bên Lào và bên Việt dọc theo các dòng sông tuy nhiên nguồn gốc của người Cơ Tu đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Cơ Tu là tộc người còn nhiều bí ẩn thu hút các nhà nghiên cứu tham gia tìm hiểu. GS. Kaj Arhem đến từ trường Đại học Gotenborg Thụy Điển đã từng nói rằng: “Trên thế giới, cho đến thế kỷ XXI này, vẫn còn nhiều người thiếu hiểu biết về người Cơ-tu ở Việt Nam, và họ vẫn tiếp tục nhìn tộc người này qua con mắt của người lính Pháp mang tên Le Pichon trong cuốn Les chaseurs de sang (Những người săn máu) công bố năm 1938 trên số 20 của Tạp chí BAVH Những người bạn Huế xưa. Tôi không nghĩ rằng mọi việc lại có thể như vậy. Và tôi đến Việt Nam” [58]. Có thể nói những nghiên cứu về tộc người này vẫn là đề tài nghiên cứu thu hút các nhà nghiên cứu. Nghiên cứu tộc người Cơ Tu từ thể loại văn học dân gian là một hướng đi phù hợp. Bởi văn học dân gian là văn hóa, là bách khoa toàn thư của nhân dân. Văn học 1 dân gian là bầu sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn người Việt, ai mà không lớn lên với điệu ru thiết tha, êm dịu của mẹ, của bà bên chiếc nôi tre. Văn học dân gian là ước mơ, khát vọng, tâm tình, sáng tạo của những người lao động bình dị. Ta càng yêu thêm quê hương, đất nước, yêu những điều giản dị, gắn bó máu thịt quanh ta qua văn học dân gian. Trong kho tàng văn học dân gian Cơ Tu, nổi bật nhất là bộ phận truyện cổ Cơ Tu. Hệ thống truyện cổ Cơ Tu rất phong phú, nhất là các truyện kể về dòng họ bởi theo nhà nghiên cứu Nguyễn Tri Hùng “từ rất xa xưa, người Cơ Tu đã có một hệ thống thân tộc, thích tộc rất rõ ràng” [17]. Đi vào khám phá truyện cổ là khám phá thế giới tinh thần, cách nghĩ của người Cơ Tu, khám phá những nét văn hóa đặc thù đậm đà bản sắc, tìm về những di sản vô cùng quý báu của họ. Từ lâu nay, vấn đề nghiên cứu truyện cổ dân gian, đặc biệt theo hướng type và motif đã trở thành đề tài được rất nhiều được các học giả quan tâm, hầu như đã trở nên quen thuộc và rất cần thiết. Song rất ít nhà các nhà nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu đối tượng văn học các dân tộc thiểu số của người Cơ Tu. Và có thể nói rằng, truyện cổ Cơ Tu đã được các tác giả quan tâm sưu tầm và nghiên cứu. Song vẫn chưa đạt được thành tựu đáng mong đợi bởi các công trình mới nghiên cứu khái lược trong phạm vi tổng quát hoặc nghiên cứu vào một vấn đề riêng lẻ. Nghiên cứu truyện cổ Cơ Tu như là một đối tượng khoa học độc lập với cơ sở dữ liệu tổng hợp là một vấn đề cấp thiết nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện. Vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài Truyện cổ Cơ Tu đọc từ type và motif. Chúng tôi hi vọng đề tài này có thể góp phần đi sâu vào khám phá những điểm mới trong truyện cổ của tộc người Cơ Tu nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung. 2. Lịch sử vấn đề Có thể thấy các vấn đề của người Cơ Tu đã được nghiên cứu từ lâu không chỉ trong nước mà trên mọi lĩnh vực về văn hóa, về lịch sử, về ngôn ngữ, về những truyện cổ dân gian, … nhằm cung cấp một cái nhìn rõ nét nhất về người Cơ Tu trên toàn thể các khía cạnh đời sống, văn hóa, cội nguồn và xã hội và đời sống tinh thần. Đi vào lịch sử nghiên cứu văn hóa, tác giả Nguyễn Tri Nguyên cho rằng: “Bản sắc văn hoá dân tộc là một cái gì đó, không tiên thiên, có sẵn, cố định trong cội nguồn mà nó “luôn luôn biến động, sáng tạo”, được “tiếp biến và luôn có xu hướng vươn đến gần những giá trị của nhân loại”, thông qua giao lưu văn hoá có lựa chọn 2 và sàng lọc. “Nó vừa giữ vững những giá trị truyền thống, vừa liên tục va đập, dung hợp, kết tinh” [24,tr.52]. Văn hóa của người Cơ Tu qua sự bảo tồn, gìn giữ của biết bao thế hệ tổ tiên con cháu vẫn được lưu truyền, phát triển và trở nên sống động hơn bao giờ hết. Những giá trị truyền thống tinh thần và những bản sắc văn hóa của người Cơ Tu đóng góp tạo nên một nền văn hóa đa dạng, phong phú và tràn đầy những màu sắc cho nền văn hóa chung của dân tộc. So với các nền văn hóa của các dân tộc thiểu số khác thì nghiên cứu về văn hóa của người Cơ Tu là một trong những đề tài thu hút các nhà nghiên cứu. Mỗi một công trình chính là sự tổng hợp của muôn màu văn hóa trong tộc người. Ngược dòng lịch sử, dưới triều đại phong kiến đã có một vài công trình nghiên cứu về người Cơ Tu của Dương Văn An, Lê Quý Đôn. Một số các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài đã được công bố như: Interpretation du tatouage frontal des Moi (Ghi chép về người mọi Katu) của Louis Bezacier (1912), hay Les chasseurs de sang (1938) của Le Pichon ...; hay một số tác giả khác như Nancy A. Costello, Georges Coedes, J. Hoffet, Jenet Hoskins, Robert Mole, … cũng quan tâm đến tộc người này ở Việt Nam.1 Nhìn chung, qua những tác phẩm của sử học thời kì đầu cũng như của những học giả nước ngoài, với các tường thuật các tác giả đã khái quát những nét sơ lược nhất trong nền văn hóa cũng người Cơ Tu nhưng vì mang tính chủ quan nên hầu hết các bài viết đều cho rằng đây là một tộc người mọi rợ và có những nét văn hóa khác lạ, thậm chí là rùng rợn khiến cho độc giả có cái nhìn không mấy thiện chí về tộc người Cơ Tu này. Nghiên cứu về tộc người Cơ Tu, cũng có nhiều công trình với nhiều tác phẩm, dẫn liệu trong nước có thể kể đến như bài viết Sơ lược giới thiệu dân tộc Ka-tu tác giả Ngọc Anh được đăng trên tạp san Dân tộc 16 (1960) đã cung cấp một cái nhìn sơ lược nhưng bao quát về văn hóa của người Cơ Tu. Từ sau năm 1975 với sự khuyến khích của Đảng và Nhà nước, các nhà nghiên cứu và các vấn đề nghiên cứu về văn hóa dân tộc được ưu tiên phát triển nhiều hơn hết, các công trình nghiên cứu từ đó được ra đời và có những đóng góp to lớn có thể kể đến như công trình nghiên cứu Các dân tộc ít người ở Bình Trị Thiên của Nguyễn Phúc Lộc đã cung cấp một 1 Nguyễn Thị Ngọc Trinh (2018), Văn hóa vật chất của người Cơ Tu ở xã Hòa Bắc, Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội. 3 nguồn tư liệu quý báu về người Cơ Tu và các dân tộc thiểu số khác ở khu vực như Tàôi, Bru Vân Kiều. Tuy nhiên, chính vì nghiên cứu trên một phạm vi địa lý và nhiều dân tộc nên tác giả vẫn chưa tập trung khai thác chuyên sâu những nét văn hóa mang tính đặc trưng cụ thể ở tộc người. Hay một số công trình nghiên cứu về các tộc người chung, tương tự như: Hôn nhân- gia đình- ma chay của người Tàôi, Cơ tu, Bru- Văn Kiều (1998) của tác giả Nguyễn Xuân Hồng, tác phẩm Luật tục của người Tàôi, Cơ tu, Bru- Vân kiều ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế do Nguyễn Văn Mạnh chủ biên vào năm 2001. Tiếp theo đó là công trình nghiên cứu đầu tiên riêng về dân tộc Cơ Tu được xuất bản đó là cuốn “Tìm hiểu văn hóa Katu” (Nxb Thuận Hóa, năm 2002) của tác giả Tạ Đức, với việc đặt ra 17 câu hỏi chủ đề lớn, tác giả đã lần lượt trả lời và từ đó giúp độc giả có cái nhìn sâu sắc hơn về người Cơ Tu. Những năm về sau đó các công trình nghiên cứu về người Cơ Tu và văn hóa bản địa ngày càng nhiều và rõ nét. Tiêu biểu trong số đó có thể nói đến công trình của tác giả Bh’riu Liếc - một người con mang dòng máu của người Cơ Tu với tác phẩm P’Rá Cơtu (2018). Tác phẩm gồm hai phần: Phần 1- Tiếng và chữ Cơtu, phần 2- Tìm hiểu văn hóa của người Cơtu. Có thể nói đây là một công trình có giá trị to lớn, đánh dấu một bước ngoặt trong phát triển ngôn ngữ nói riêng và văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu nói chung. Đây không chỉ là một công trình nghiên cứu khoa học mà với đồng bào Cơ Tu là cả một niềm tự hào, cả một kho tàng tri thức vô giá. Nhìn chung, cho đến hiện nay các công trình nghiên cứu về văn hóa Cơ Tu rất nhiều về số liệu và đã khá đầy đủ, đa dạng về những khía cạnh văn hóa của tộc người Cơ Tu. Qua các công trình độc giả có thể có một cái nhìn tổng quát nhất về dân tộc Cơ Tu – một dân tộc ở Việt Nam đã tương đối thống nhất về cả tên gọi, ngôn ngữ và các mặt văn hóa, xã hội. Nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa chưa tập chung đi sâu khai thác một đối tượng cụ thể mà chủ yếu là điều tra, truy tìm và giới thiệu những giá trị văn hóa ở dạng vật thể, phi vật thể nhằm khái quát nên những nét văn hóa đặc sắc của người Cơ Tu. Về tình hình nghiên cứu và biên soạn type và motif truyện dân gian trong ngành folklore. Có thể nói việc nghiên cứu và biên soạn này đã xuất hiện từ rất lâu, được ghi nhận chính thức xuất hiện bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX. Các vấn đề xoay quanh sự giống nhau của các bản truyện cổ tích giữa dân tộc này với 4 dân tộc khác trở thành vấn đề thu hút các nhà nghiên cứu. Một trong những trường phái nghiên cứu đầu tiên đó là trường phái Ấn-Âu với các đại diện tiêu biểu Jacốp Grim ở Đức, Ph.I.Buxlaex ở Nga. Từ đó theo thời gian phát triển thành phái thần thoại với một số công trình nghiên cứu của một số đại diện tiểu biểu có thể kể đến Adanbec Kun (người Đức), Max Muler (Anh gốc Đức), Aphanaxiep (người Nga), Cubecnatic (người Pháp) .. qua thời gian chính trường phái này cũng bộc lộ những yếu điểm của nó. Những vấn đề xoay quanh các vấn đề về sự giống nhau giữa các bản truyện của các dân tộc khác nhau vẫn là đề tài được các nhà nghiên cứu đặc biệt chú trọng đến. Một số giả thiết được đặt ra khi các nhà nghiên cứu cho ra đời lý thuyết vay mượn và lí thuyết di chuyển cốt truyện, có thể nhắc đến một số đại diện tiêu biểu như Têôđo Ben Phây (người Đức), Ph. Librêch, Gaxtong Pari, E. Cooxxcanh, Vêxêlôpxki, Pirpin, ... Bên cạnh đó, một số lí giải được đặt ra cho vấn đề trên đó là một số nghiên cứu cho thấy rằng không phải vì các bản truyện chung nguồn gốc xuất xứ mà là do sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Có thể nói, các trường phái với lí giải bước ban đầu chỉ giúp phát hiện ra được một đặc trưng của các bản truyện cổ tích và dần dần bộc lộ ra những yếu điểm dẫn đến việc thoái để rồi đầu thế kỉ XX sự xuất hiện và ra đời của trường phái trường phái nghiên cứu lịch sử - địa lý Phần Lan. Có thể xem đây là được cho bước tiến đột phá cho việc nghiên cứu và biên soạn type và motif truyện dân gian trong ngành folklore. Một số đại diện tiêu biểu có thể kể đến như cha con nhà Kaarle Krohn (1863 - 1933) và Antti Aarne (1867 - 1925). Nguyên tác của trường phái này chính là việc khám phá các dạng thức ban đầu đến quê hương ban đầu, dõi theo các bước phát triển và sự biến đổi của những dị bản theo không - thời gian. Sau đó, các nhà nghiên cứu tập hợp các bản truyện gốc và các dị bản của nó để nghiên cứu về type và motif của chúng. Tiếp theo đó, ngay từ những buổi đầu nghiên cứu các tác giả đã bắt đầu tiến hành so sánh đối chiếu văn học dân gian Phần Lan với các nền văn học trên thế giới. Từ đó, các nhà nghiên cứu đã tập hợp và đưa ra một quan điểm nhận định về tính quốc tế về nghiên cứu truyện dân gian và về những motif để cấu thành cốt truyện. Cuối cùng, để xây dựng được hệ thống type và motif thì cần phải dựa trên tất cả các dị bản truyện của các vùng. Và có thể nói rằng, từ những ngày đầu một khó khăn lớn cho việc biên soạn chính là tìm ra các dị bản. Antti Aarne cùng với các cộng sự của mình đã xây dựng nên bộ Verzeichnis der Marchentypen, đây là 5 công trình đầu tiên đánh dấu bước ngoặc trong việc phát triển các nghiên cứu về vấn đề này. Công trình trở thành khuôn mẫu được các nhà nghiên cứu văn học dân gian khắp nơi trên thế giới như Thụy Điển, Tiệp Khắc, Đức, Ai len, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, ... áp dụng vào các truyện cổ tích của quốc gia mà xây dựng lên một hệ thống type và motif của nước mình. Verzeichnis der Marchentypen bao gồm các truyện kể dân gian quen thuộc ở Châu Âu được xếp theo các kiểu truyện mà ông gọi là type. Năm 1912, ông đã liệt kê tất cả các truyện kể của Phần Lan, tiếp đó ông sửa đổi và bổ sung tập hợp thêm một số truyện của các nước vùng Bắc Âu, Nam Âu, còn các truyện ở khu vực Châu Á vẫn chưa có trong danh mục tra cứu này. Về Bảng chỉ dẫn các type truyện kể dân gian của Antti Aarne được chia thành ba phần, các type đều được tác giả đánh số và gọi tên: 1. Truyện về các loài vật từ số 1 đến 290. 2. Truyện cổ tích thuần túy với các tiểu loại từ số 300 đến 1199. 3. Truyện giai thoại từ số 1200 đến 1999. Và từ năm 1910-1920 Antti Aarne đã liên tục xuất bản 17 công trình để vừa công bố các tập hợp dị bản cổ tích Phần Lan và cổ tích châu Âu theo hệ thống cốt truyện mà ông xác lập, vừa công bố các chuyên luận nghiên cứu về cổ tích so sánh. Có thể nói Antti Aarne đã thật sự thành công trong các nghiên cứu của mình. Tiếp nối sự thành công ấy, sau 8 năm Stith Thompson (1885-1976), người có công thành lập Viện Folklore đầu tiên ở nước Mỹ thuộc trường đại học Indiana vào năm 1942, học trò của Antti Aarne đã ra đời cuốn sách The Type of the Folktale – A Classification and Bibliography, Antti Aarne's Verzeichnis der Märchentypen đây là sự kế thừa và phát triên công trình nghiên cứu của Antti Aarne, công trình được biết đến với tên gọi tắt là Từ điển A-T (do việc viết tắt họ của hai nhà khoa học Aarne và Thompson). Ba công trình tiêu biểu nhất của Stith Thompson đó là: 1. The Type of the Folktale – A Classification and Bibliography, 2. Motif- index of Folk- Literature, A Classification of Narrative Elements in Folk- Tale, Ballads, Myths, Fables, Medieval, Romances, Exempla, Local Legends 3. The Folktale Sơ lược qua ba công trình này, ở công trình đầu tiên tiếp nối các type truyện mà Antti Aarne đã tập hợp Stith Thompson đã bổ sung thêm những truyện của các nước đông nam Âu và truyện cổ tích châu Á trong đó có Ấn Độ, truyện của người 6 châu Phi, châu Đại Dương, người da đỏ Châu Mỹ ... khối tài liệu này được xuất bản từ năm 1921 đến 1936 với 6 tập. Tiếp đến ở công trình thứ hai, nhà nghiên cứu tập trung xây dựng bảng tra cứu motif. Ông đã lập nên được một bảng phân loại các motif trong 23 chương từ A đến Z như sau: A- Những motif thần thoại, B- Loài vật, C- Cấm kị, D- Phép thuật, E- Cái chết, F- Điều kỳ diệu, G- Yêu tinh, H- Thử thách, J- Khôn ngoan và ngốc nghếch, K- Lừa dối, L- Sự đảo ngược của vận mệnh, MViệc phán truyền tương lai, N- May rủi và số phận, P- Xã hội, Q- Thưởng và phạt, R- Bắt giữ và bỏ trốn, S- Sự độc ác trái tự nhiên, T- Giới tính, U- Bản chất của đời sống, V- Tôn giáo, W- Tính cách nhân vật, X- Hài hước, Z- Nhóm hỗn hợp các motif. Cuối cùng, công trình thứ ba của S. Thompson đã thể hiện sự phát triển mới trong nhận thức khi nghiên cứu truyện cổ tích. Ông không chỉ dừng lại nghiên cứu truyện cổ tích từ góc độ type, motif mà đã hướng tới nghiên cứu nó từ góc độ nguyên tắc tổ chức văn bản chính là tự sự học. Chính tác giả đã nói về mục đích của cuốn sách này, đầu tiên đó là trình bày truyện cổ tích như là một nghệ thuật quan trọng, cần cho mọi tộc người, chúng nằm dưới các hình thức tự sự văn học. Tiếp đến là giúp người đọc làm quen với những truyện cổ tích nổi tiếng thế giới, không chỉ để thỏa mãn hứng thú của họ đối với truyện cổ tích mà còn làm quen với các thành tố quan trọng của văn hóa. Và cuối cùng là trình bày tóm lược mục đích của chuyên ngành nghiên cứu tự sự học và các phương pháp nghiên cứu mà chuyên ngành này sử dụng. Chính các công trình của S. Thompson đã khởi động các công trình nghiên cứu theo hướng tìm hiểu type và motif trong văn học dân gian. Có thể nhắc đến những công trình đầu tiên như của William Hugh Jansen, John Mason Brewer, Marie Campbell, Hay Warren Roberts với luận án Truyện cổ về những cô gái tốt bụng và xấu tính… Thompson cũng đã ứng dụng phương pháp này để thực hiện một công trình về truyện cổ tích về người chồng là ngôi sao (The Star Husband Tale) của vùng Bắc Mỹ (1953). Và tiếp tục là hàng hoạt các nghiên cứu các nhà nghiên cứu khác ở Hoa Kì như Richard Chase (1943), Maria Leach (1959, 1974), Roger D. Abrahams (1963), Dan Ben-Amos & Jerome R. Mintz (1970), Richard M. Dorson (1976), bảng tra type và motif của các truyện kể về các kho báu và các mỏ vàng biến mất của người Arizonna của Byrd Howell Granger (1977), Ronald L. Baker (1982) hay bảng tra type và motif truyện kể dân gian người Mỹ ở giai đoạn 7 sơ kỳ của J. Michael Stitt và Robert K Dodge (1991).... Và theo thống kê thì hầu hết các châu lục đều có một vài nước làm những bộ sách tra cứu truyện dân gian theo lí thuyết type và motif. Các nước châu Á như Ả Rập, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mông Cổ; các nước thuộc châu Âu như Latvia, Bulgari, Đức, Anh, Ai len, Ai-xơ-len, Hy Lạp, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha; các nước thuộc châu Mỹ như Canada, Hoa Kỳ; các vùng Tây Phi, Nam Phi… đều có các công trình nghiên cứu truyện dân gian ứng dụng phương pháp Phần Lan. Một số các công trình tiêu biểu ở các quốc gia có thể kể đến: - Bảng thư mục type và motif truyện dân gian Nhật Bản của Hiroko Ikeda (1968). - Nghiên cứu so sánh ba type truyện cổ tích Trung Quốc và truyện cổ tích của người da đỏ Bắc Mỹ (A Comparative Study of Three Chinese and North- American Indian Folktale Types) của Đinh Nãi Thông - Motif-Index of Folk Narratives in the Pan-Hispanic Romancero (Harriet Goldberg. Bảng tra motif truyện kể dân gian trong loại truyện anh hùng hiệp sĩ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Tempe : Arizona Center for Medieval and Renaissance Studies, 2000). - Types of the Folktale in the Arab World: a Demographically Oriented TaleType Index (Hasan M. El-Shamy, Type truyện dân gian trong thế giới Ả rập: Bảng tra cứu type theo hướng nhân khẩu học, Bloomington, IN: Indiana University Press, 2004). Tiếp nối sự thành công của các nghiên cứu trên thế giới, tại Việt Nam từ giữa những năm 80 đã bắt đầu nhen nhóm và xuất hiện những công trình nghiên cứu về loại hình này. Các học giả bắt đầu tiếp cận các phương pháp trong đó có thể kể đến nổi bật nhất là phương pháp nghiên cứu Phần Lan, phương pháp nghiên cứu loại hình, so sánh và đối chiếu. Một số nhà nghiên cứu có thể kể đến như Nguyễn Đổng Chi, Đinh Gia Khánh, Cao Huy Khánh, Nguyễn Tấn Đắc, Lê Chí Quế, Chu Xuân Diên, Trần Đức Ngôn, Nguyễn Thị Huế, Nguyễn Bích Hà, .... đã có những kết quả nghiên cứu rất đáng được ghi nhận, đóng góp rất nhiều vào việc nghiên cứu các loại hình ở truyện dân gian Việt Nam. Một số đóng góp có thể kể đến như: Đầu tiên, trong bộ truyện Kho tàng cổ tích Việt Nam, tác giả Nguyễn Đổng Chi bước đầu đã nhìn nhận ra các vấn đề liên quan đến cốt truyện, type, motif, các 8 đề tài, nhân vật của truyện kể dân gian Việt Nam và thế giới. Bước đầu, tiếp cận với phương pháp lập bảng kiểu type vào việc biên soạn và nghiên cứu. Tiếp đến là bài viết Dũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học (1963) ... Tiếp đến là công trình của Đinh Gia Khánh Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám (1968), bước đầu cũng đã đề cặp đến các khái niệm liên quan đến type và motif của hai nhà khoa học Aarne và Thompson. Giáo sư Chu Xuân Diên cũng xuất bản một công trình năm 1984 với đề tài Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học. Năm 1994, Lê Chí Quế có bài giới thiệu về phương pháp này trên Tạp chí Văn học với nhan đề Trường phái văn học Phần Lan - những nguyên tắc ứng dụng và khả năng lí luận.2 Năm 1996, Nguyễn Thị Hiền có bài viết Nghiên cứu truyện cổ dân gian Việt Nam theo bảng mục lục tra cứu típ và môtíp truyện cổ tích dân gian của Antti Aarne và Stith Thompson.3 Trong bài viết này, Nguyễn Thị Hiền đã giới thiệu khá kỹ lưỡng về Bảng tra cứu type và motif, đồng thời ứng dụng phương pháp này để xác định các motif trong truyện cổ tích Tấm Cám. Kiều Thu Hoạch có 2 bài nghiên cứu là Sơ bộ tìm hiểu kiểu truyện Tấm Cám ở Trung Quốc, So sánh tip truyện Trầu cau ở Trung Quốc và tip truyện cùng loại ở Việt Nam và Cam puchia, bàn về tục ăn trầu và văn hóa quyển trầu cau Đông Nam Á. 4 Hay một số công trình khác của Võ Quang Nhơn đó là Về kiểu truyện Chàng trai khỏe trong văn học các dân tộc ít người Việt Nam (1981), Vũ Anh Tuấn chuyên luận Khảo sát cấu trúc và ý nghĩa một số type truyện kể dân gian Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam (1991), Nguyễn Bích Hà với chuyên luận Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyển cổ Việt Nam và Đông Nam Á(1998) hay Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Thị Huế (1999) .... Và đặc biệt người đã góp công rất lớn trong việc nghiên cứu về type và motip tại Việt Nam đó là các công trình nghiên cứu của Giáo Sư Nguyễn Tấn Đắc. Năm 2 Lê Chí Quế: Trường phái văn học Phần Lan - những nguyên tắc ứng dụng và khả năng lí luận, Tạp chí Văn học, số 5-1994, tr.37-44. 3 Nguyễn Thị Hiền: Nghiên cứu truyện cổ dân gian Việt Nam theo bảng mục lục tra cứu típ và mô típ truyện cổ dân gian của Antti Aarne và Stith Thompson, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2-1996, tr.13-24. 4 Kiều Thu Hoạch: Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4-1996, tr.17-23; Kiều Thu Hoạch: Tạp chí Văn học, số 4-2001, tr.33-40. 9 1990, tác giả đã đăng một bài báo Về các Bảng mục lục tra cứu các type và motif truyện kể dân gian (1990), đến năm 2001 ông đã cho xuất bản cuốn Truyện kể dân gian đọc bằng type và motip (2001), ở công trình này tác giả đã đề cập lại về vấn đề các bảng mục lục tra cứu type và motif của truyện kể dân gian. Tiếp đến từ trên lý thuyết tiếp nhận tác giả đã đọc một số truyện dân gian bằng type và motif trong đó có truyện Quả Bầu Lào đến Huyền thoại Lụt Đông Nam Á, truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện U Thền của người Thái, và đi sâu vào nghiên cứu Truyện Tấm Cám của Đông Nam Á. Có thể nói đây là một công trình có đóng góp rất lớn cho việc nghiên cứu type và motif văn học dân gian Việt Nam, song vấn đề về bảng tra cứu type và motip của truyện kể dân gian Việt Nam vẫn còn bỏ ngõ. Sau công trình của tác giả Nguyễn Tấn Đắc, có rất các công trình, chuyên luận, các bài báo khoa học về vấn đề này có nhắc đến một số các tác giả Kiều Thu Hoạch, Trần Thị An, Nguyễn Thị Huế, Đặng Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Nguyệt, La Thị Mai Gia, Đặng Quốc Minh Dương, Đường Tiểu Thi, Nguyễn Thị Thu Trang, ... Các công trình ứng dụng này đã chỉ ra yêu cầu bức thiết về việc dịch ra tiếng Việt công trình của A. Aarne và S. Thompson để các nhà nghiên cứu folklore Việt Nam có thể tiếp cận được với văn bản hoàn chỉnh của các nhà sáng lập ra phương pháp nghiên cứu này. Tiếp đến là so sánh và đối chiếu giữa nền văn học dân gian nước ta với các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, ... Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, việc lập một bảng tra cứu truyện cổ tích Việt Nam ứng dụng mô hình type truyện của A. Aarne và S. Thompson là một việc làm cần thiết. Và mãi đến năm 2012, Từ điển Type truyện dân gian Việt Nam ra đời do Nguyễn Thị Huế làm chủ biên cùng các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam. Có thể nói đây là công trình đánh dấu bước phát triển đổi mới ngoạn mục gồm 4 phần với tổng số 1099 trang. Công trình đã thực hiện “xây dựng một bộ sách tra cứu về truyện dân gian, một cuốn sách dạng từ điển chuyên ngành, giới thiệu toàn cảnh và diện mạo kho tàng truyện dân gian Việt Nam với một khối lượng lớn các type truyện thuộc thể loại như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện trạng, truyện cười, giai thoại”. [18,tr.11] với mong muốn “nhằm giúp các nhà nghiên cứu tra cứu các kiểu (type) truyện một cách nhanh chóng, thuận tiện, chính xác và khoa học. Đồng thời trên cơ sở đó có thể đối chiếu với bảng danh mục tra cứu kiểu (type) 10 truyện của các nền văn hóa khác nhau (châu Âu, châu Mỹ, châu Á) để tìm được sự tương đồng và dị biệt, cũng như nét đặc thù của dân tộc” [18, tr.11-12] Có thể nói đi sâu vào các nghiên cứu về vấn đề type và motif trong văn học dân gian Việt Nam nói chung và văn học các tộc người thiểu số nói chung, có thể thấy rất nhiều vấn đề được đặt ra. Mỗi nghiên cứu đã đóng góp không nhỏ vào sự phát hiện tìm cội nguồn của chính dân tộc mình. Nghiên cứu về truyện kể dân gian theo type và motif là mảnh đất màu mỡ, là đề tài thú vị cần được tiếp tục đào sâu và phát triển hơn nữa. Cuối cùng vấn đề truyện cổ, truyện cổ là khái niệm chung chỉ các thể loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn và truyện cười. Chúng tôi tìm hiểu truyện cổ Cơ tu từ hai phương diện. Đó là những truyện cổ được sưu tầm, giới thiệu cũng như được nghiên cứu ở Việt Nam. Nhìn chung, truyện cổ Cơ Tu đã được người Việt sưu tầm và xuất bản từ năm 1983 đến nay. “Sau 1975, Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Nam Đà Nẵng đã chủ trương tiến hành điều tra, sưu tầm văn học dân gian trên quy mô toàn tỉnh. Một số truyện kể Cơ Tu (5 truyện) lần đầu được giới thiệu trong sách Văn nghệ dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng (tập 2, 1983), do sinh viên đại học Huế sưu tầm, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Bổn biên soạn cùng với sự cộng tác của các anh Tôn Thất Bình, Trương Giảng, Trần Hoàng, Võ Văn Thắng. Tác giả Nguyễn Tri Hùng đã sưu tầm và xuất bản Truyện kể Cơ Tu (1992)” [14, tr.36-37]. Trong cuốn Hợp tuyển Truyện cổ tích Việt Nam, xuất bản vào năm 1998 của hai tác giả Lữ Huy Nguyên và Đặng Văn Lung, sưu tầm được 3 truyện. Tiếp đến, trong cuốn Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam do Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc Gia-Viện Văn Học biên soạn, xuất bản năm 2001, qua các tập được tổng hợp theo các thể loại cũng có một số truyện cổ người Cơ Tu được sưu tầm và phân loại có 5 truyện. Sau ngày 1/1/1997, Quảng Nam – Đà Nẵng chính thức tách thành hai đơn vị hành chính, từ đó đến nay cả Quảng Nam và Đà Nẵng đều có những công trình nghiên cứu về Văn học dân gian địa phương. Trong cuốn Văn học dân gian Quảng Nam (Truyện cổ các dân tộc thiểu số miền núi) do tác giả Nguyễn Văn Bổn cùng các cộng sự sưu tầm và biên soạn, do sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam xuất bản năm 2004. Cuốn sách bước đầu nghiên cứu văn học dân gian thiểu số ở miền núi Quảng Nam từ đặc điểm nội dung và nghệ thuật kể truyện. Trong đó, truyện cổ Cơ Tu có 4 truyện và được xếp vào mục truyện cổ về đấu tranh thiên nhiên và đấu 11 tranh về xã hội – con người. Như vậy, cuốn sách này bước đầu cho chúng ta cái nhìn tổng quan về truyện cổ các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Nam và nhất là truyện cổ Cơ Tu. Dù số truyện khá ít nhưng đã được tác giả phân loại để có thể dễ dàng nắm được đặc điểm chính theo nội dung của truyện cổ Cơ Tu. Tiếp theo, năm 2007, Hội Văn nghệ dân gian TP. Đà Nẵng đã thực hiện công trình tập thể Tổng tập Văn hóa Văn nghệ dân gian tập 2, Truyện kể dân gian đất Quảng giới thiệu về truyện kể dân gian các dân tộc Cơ Tu, Tr’riêng, Ve, Cor, Xơ Đăng,… Trong đó, truyện kể của dân tộc Cơ Tu có 29 truyện, có 3 truyện trùng với 4 truyện kể trên. Qua công trình này cho thấy được sự đa dạng, phong phú của kho tàng truyện kể dân gian người Cơ Tu. Từ thần thoại, truyền thuyết đến truyện cổ tích, ngụ ngôn với đủ các đề tài, motif được sưu tầm, nhất là các truyện kể về các dòng họ người Cơ Tu. Đây là công trình sưu tập nhiều nhất và có giá trị về truyện kể người Cơ Tu. Cũng được xuất bản vào năm này, cuốn Góp phần tìm hiểu văn hóa Cơ Tu của Lưu Hùng đã giới thiệu một số chuyện kể liên quan đến dòng họ Cơ Tu. Tác giả đã dẫn được 6 truyện cổ dòng họ, trong đó có 3 truyện đã trùng với các truyện kể trên. Ngoài ra, cuốn sách P’rá Cơtu (Tiếng Cơtu) của Bh’riu Liếc của Nhà xuất bản Hội Nhà văn cũng được phát hành vào năm 2018. Tác giả Bh’riu Liếc là người dân tộc Cơ Tu, nguyên là Bí thư huyện ủy Tây Giang, Quảng Nam. Cuốn sách đã giới thiệu truyền thuyết về người Cơ Tu nói chung và truyền thuyết về dòng họ người Cơ Tu nói riêng. Bh’riu Liếc đã thống kê khoảng 30 dòng họ truyền thống của người Cơ Tu và xếp chúng vào các nhóm truyền thuyết về dòng họ qua các nhóm họ chung, họ riêng biệt, nhóm họ về côn trùng, loài cá, loài cây, động vật, nhóm họ gắn tình đoàn kết,… “Mỗi dòng họ người Cơtu có một truyền thuyết và ý nghĩa riêng. Tên dòng họ có ý nghĩa của các loài thú, loài cây hay một cốt truyện mang tính giáo dục truyền thống… Đây là một đặc trưng rất quan trọng của người Cơtu” [22, tr.240]. Qua cái nhìn của một người Cơ Tu gắn bó và am hiểu về văn hóa dân gian của dân tộc mình, P’rá Cơtu giúp đi ta đi sâu vào khám phá những truyền thuyết về dòng họ và ý nghĩa của nó về mặt văn hóa cũng như là nguồn tư liệu giá trị cho đề tài này. Sau đó một năm, Hội Văn nghệ dân gian TP. Đà Nẵng tiếp tục cho xuất bản một cuốn sách về văn hóa dân gian Cơ Tu trong đó có vấn đề văn học dân gian Cơ 12 Tu là Bảo tồn văn hóa dân gian Cơ Tu huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. Cuốn sách đã khảo sát hệ thống thể loại văn học dân gian Cơ Tu chủ yếu ở khu vực Hòa Phú và Hòa Bắc thuộc huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Ngoài truyện cổ, nhóm tác giả còn sưu tập được nhiều thể loại khác như tục ngữ, câu nguyền, câu đố và phân tích cả về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của các thể loại đó. Cuốn sách đã sưu tầm được 12 truyện cổ trong đó 4 truyện đã trùng với các tài liệu trên. Dù vậy, trong các tài liệu viết về truyện cổ Cơ Tu thì đây là công trình nghiên cứu sâu sắc nhất dưới góc nhìn thể loại. Gần đây nhất, vào năm 2020, bài viết của tác giả Đinh Thị Hựu nằm trong cuốn Văn hóa dân gian Đà Nẵng của Hội Văn nghệ dân gian TP.Đà Nẵng đã sưu tầm được 2 truyện ngụ ngôn của người Cơ Tu. Như vậy, tổng số truyện mà chúng tôi đã tập hợp được là 58 truyện. Nhìn chung, truyện cổ Cơ Tu đã được quan tâm, sưu tầm và xuất bản với nhiều công trình giá trị của cả Quảng Nam và Đà Nẵng. Thông qua đó, ta mới thấy được sự phong phú, đa dạng, giá trị của văn học dân gian Cơ Tu cũng như nét đặc thù về văn hóa của họ. Tuy nhiên, chỉ mới dừng lại ở mức độ sưu tầm mà chưa có công trình nghiên cứu thực sự về truyện cổ Cơ Tu. Các tác giả chỉ mới dựng lên bức tranh tổng quát mà chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu truyện cổ Cơ Tu như là một đối tượng khoa học riêng biệt. Riêng nghiên cứu về vấn đề type và motif trong truyện cổ Cơ Tu thì đến nay vẫn chưa có một công trình nào. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài này (trên cơ sở dữ liệu truyện đã được các tác giả sưu tầm và xuất bản) nhằm phát hiện thêm những điều mới từ hướng đi riêng của mình góp phần vào thành tựu nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Đề tài Truyện cổ Cơ Tu đọc từ type và motif đặt mục tiêu khảo sát, phân tích để nhận diện những nét đặc trưng trong truyện cổ Cơ Tu, qua đó xác định type và motif của truyện cổ dân gian Cơ Tu. Mục tiêu cụ thể - Thông qua khảo sát tư liệu, nhận diện quá trình tộc người Cơ Tu tại Việt Nam, bước đầu hiểu lịch sử, văn hóa và tâm thức của họ. 13 - Phân tích, lí giải truyện cổ Cơ Tu dựa trên lí thuyết type và motif. - Xác định type và motif của truyện cổ dân gian Cơ Tu. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát các hướng nghiên cứu truyện cổ Cơ Tu đã có, phân tích và lí giải nhằm thấy được chỗ còn bỏ ngỏ và xác định hướng nghiên cứu. - Mô tả ngắn gọn về đối tượng nghiên cứu trong tương quan tổng thể văn hóa tộc người Cơ Tu và lý thuyết nghiên cứu văn học dân gian vận dụng trong quá trình nghiên cứu. - Thống kê truyện cổ của tộc người - Phân tích các type và motif trong truyện cổ Cơ Tu từ kết quả thống kê. - Bước đầu xác định type và motif của truyện cổ dân gian Cơ Tu. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là truyện cổ Cơ Tu đã được xuất bản. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi vấn đề khảo sát type và motif của truyện cổ dân gian Cơ Tu: 1. Lữ Huy Nguyên, Đặng Văn Lung (1998), Hợp tuyển Truyện cổ tích Việt Nam, Nxb Văn Học. 2. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc Gia-Viện Văn Học (2001) Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam Tập II Quyển 1 Truyện cổ tích, nxb Giáo Dục. 3. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc Gia-Viện Văn Học (2001) Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam Tập I Thần thoại – Truyền Thuyết, nxb Giáo Dục. 4. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc Gia-Viện Văn Học (2001) Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam Tập III Truyện Cười – Trạng Cười – Ngụ ngôn, nxb Giáo Dục. 5. Nguyễn Văn Bổn (2004), Văn học dân gian Quảng Nam, Nxb Sở Văn hóa thông tin Quảng Nam, Quảng Nam. 6. Lưu Hùng (2007), Góp phần tìm hiểu văn hóa Cơ Tu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, Hà Nội. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất