Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng ch...

Tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện kroong năng, chi nhánh đăk lăk

.PDF
116
195
116

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN DÂN HÙNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN Đà Nẵng - Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người cam đoan NGUYỄN DÂN HÙNG MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 3 5. Kết cấu của luận văn .............................................................................. 3 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................ 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH .................................................................................. 7 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ SỰ CẦN THIẾT VỀ CHO VAY ĐỂ GIẢM NGHÈO ........................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm, chỉ tiêu đánh giá nghèo đói của thế giới......................... 7 1.1.2. Khái niệm, chỉ tiêu đánh giá nghèo đói ở Việt Nam......................... 9 1.1.3. Nguyên nhân và đặc tính nghèo đói ................................................ 12 1.1.4. Sự cần thiết phải hỗ trợ người nghèo .............................................. 14 1.1.5. Các kênh chính phủ cho vay hộ nghèo............................................ 15 1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH ........................ 19 1.2.1. Đặc điểm NHCSXH ........................................................................ 19 1.2.2. Những vấn đề cơ bản về cho vay hộ nghèo của NHCSXH ............ 20 1.2.3. Nội dung của hoạt động cho vay hộ nghèo ..................................... 24 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá kết quả cho vay đối với hộ nghèo ................ 27 1.2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến cho vay hộ nghèo ...................................... 33 1.3. KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM37 1.3.1. Kinh nghiệm cho vay ở một số quốc gia......................................... 37 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam .......................................... 39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................. 41 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN KRÔNG NĂNG - ĐĂK LĂK.................... 42 2.1. KHÁI QUÁT VỀ PGD NHCSXH HUYỆN KRÔNG NĂNG - ĐĂK LĂK ...................................................................................................... 42 2.1.1. Tổng quan về NHCSXH Việt Nam................................................. 42 2.1.2. Tổng quan về PGD NHCSXH huyện Krông Năng - Đăk Lăk ....... 43 2.2. TÌNH HÌNH ĐÓI NGHÈO TẠI HUYỆN KRÔNG NĂNG ................... 47 2.2.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội huyện Krông Năng .......................... 47 2.2.2. Thực trạng đói nghèo tại huyện Krông Năng ................................. 50 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN KRÔNG NĂNG - ĐĂK LĂK ........................................ 52 2.3.1. Những vấn đề chính khi cho vay hộ nghèo tại NHCSXH .............. 52 2.3.2. Nguồn vốn cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện KrôngNăng ................................................................................................ 55 2.3.3. Công tác triển khai cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Krông Năng. .............................................................................................. 63 2.3.4. Kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Krông Năng ............................................................................................... 69 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN KRÔNG NĂNG - ĐĂK LĂK ............................... 82 2.4.1. Những kết quả đạt được .................................................................. 82 2.4.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân ............................................... 84 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN KRÔNG NĂNG ĐĂK LĂK ...................................................................................................... 88 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................... 88 3.1.1. Mục tiêu chương trình xoá đói giảm nghèo tại huyện Krông Năng giai đoạn 2015 - 2020. ............................................................................... 88 3.1.2. Phương hướng, mục tiêu hoạt động của PGD NHCSXH huyện Krông Năng giai đoạn 2015 - 2020. .......................................................... 90 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN KRÔNG NĂNG - ĐĂK LĂK ....................... 91 3.2.1. Hoàn thiện và củng cố mạng lưới hoạt động và xây dựng điểm giao dịch xã kiểu mẫu........................................................................................ 91 3.2.2. Tăng trưởng và phân bổ nguồn vốn đảm bảo đủ vốn cho hộ nghèo, tổ chức tập huấn ........................................................................................ 92 3.2.3. Xác định đúng đối tượng, suất đầu tư, thời hạn cho vay ................ 94 3.2.4. Tăng cường phối hợp với các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội ....... 96 3.2.5. Giải pháp đôn đốc, cũng cố và kiện toàn tổ TK&VV ..................... 98 3.2.6. Tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát có hiệu quả ..................... 98 3.2.7. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ, tâm huyết với công cuộc xoá đói giảm nghèo ................................................................................... 99 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 100 3.3.1. Kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam ........................................ 100 3.3.2. Kiến nghị đối với NHCSXH Đắk Lắk .......................................... 100 3.3.3. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương các cấp...................... 101 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................. 103 KẾT LUẬN .................................................................................................. 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO). DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa BĐD Ban đại diện ĐTN Đoàn thanh niên GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐQT Hội đồng quản trị HĐND Hội đồng nhân dân HCCB Hội cựu chiến binh HND Hội nông dân HPN Hội phụ nữ LĐ - TB&XH Lao động - Thương binh xã hội KT - XH Kinh tế - Xã hội NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NH Ngân hàng NHCS Ngân hàng Chính sách NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội NHTM Ngân hàng Thương mại NQ Nghị quyết SXKD Sản xuất kinh doanh TK&VV Tiết kiệm và vay vốn TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân XĐGN Xóa đói giảm nghèo WB Ngân hàng thế giới PGD Phòng giao dịch DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng Bảng 2.1 Bảng 2.2 Tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ nghèo theo địa bàn huyện năm 2014. Đối tượng cho vay tại NHCSXH huyện Krông Năng. Trang 50 53 Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn qua các năm 2010 - 2014. 57 Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn về các đối tượng qua các năm. 61 Bảng 2.5 Bảng 2.6 Bảng 2.7 Bảng 2.8 Bảng 2.9 Bảng 2.10 Hoạt động cho vay hộ nghèo ở PGD NHCSXH huyện Krông năng. Dư nợ cho vay hộ nghèo phân theo ngành nghề. Kết quả cho vay hộ nghèo thông qua các tổ chức đoàn thể. Nợ quá hạn đối với cho vay hộ nghèo thông qua các tổ chức đoàn thể. Tổng hợp nợ quá hạn cho vay hộ nghèo theo nguyên nhân. Tổng hợp nợ quá hạn cho vay hộ nghèo ở NHCSXH huyện Krông Năng 73 74 76 77 80 81 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu Tên sơ đồ sơ đồ Sơ đồ 2.1 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ 2.3 Mô hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH Sơ đồ bộ máy tổ chức của PGD NHCSXH huyện Krông năng Sơ đồ quy trình thủ tục xét duyết cho vay Trang 45 46 66 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi gia nhập vào các tổ chức thương mại trong khu vực và trên thế giới, mỗi quốc gia đều muốn hướng tới một nền kinh tế phát triển, một xã hội văn minh, hiện đại, đời sống nhân dân được cải thiện. Nhưng hội nhập cũng mang lại những thách thức không nhỏ cho nền kinh tế, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường luôn tồn tại hai thái cực: một bên là tích cực đã thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, một bên là tiêu cực sẽ kìm hãm phát triển kinh tế xã hội và phân hoá đời sống các tâng lớp dân cư. Để thúc đẩy mặt tích cực, đồng thời hạn chế mặt tiêu cực thì đòi hỏi phải có vai trò điều tiết của Nhà nước. Nghèo đói là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh; đại bộ phận đời sống nhân dân đã được tăng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao, vùng sâu vùng xa đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giầu nghèo đang diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Chính vì lẽ đó chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là: Thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định tín dụng Ngân hàng là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. Huyện Krông năng, một trong những huyện nghèo của tỉnh Đắk Lắk do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo luôn ở mức cao so với bình quân chung của cả tỉnh, chính vì vậy, công tác xóa đói giảm nghèo luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền nơi đây đặc biệt quan tâm. Xuất phát từ 2 những yêu cầu trên, ngày 04 tháng 10 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 131/TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo trước đây. Cùng với cả nước Phòng giao dịch ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Năng được thành lập theo quyết định số 175/QĐ-HĐQT ngày 10 tháng 5 năm 2003 của Hội đồng quản trị ngân hàng Chính sách xã hội về việc thành lập PGD NHCSXH để thực hiện nhiệm vụ cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Vì vậy, làm thế nào để người nghèo nhận được và sử dụng có hiệu quả vốn vay, nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nguồn vốn tín dụng chính sách, đồng thời người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Nhận thức được vấn đề đó tôi chọn đề tài: "Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Krông Năng - Đắk Lắk". Nhằm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề trong hoạt động cho vay người nghèo. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay đối với hộ nghèo. - Phân tích, đánh giá thực trạng cho vay đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Năng - Đắk Lắk, để từ đó rút ra những hạn chế trong hoạt động cho vay hộ nghèo. - Nghiên cứu đề xuất các pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Năng - Đắk Lắk. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Toàn bộ các vấn đề liên quan lý luận cho vay hộ nghèo và thực tiễn về cho vay đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Năng Đắk Lắk. 3 - Phạm vi nghiên cứu Về nội dung : Đề tài nghiên cứu về cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Năng - Đắk Lắk, không nghiên cứu các chương trình cho vay khác. Về không gian : Địa điểm: Tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Năng - Đắk Lắk. Địa chỉ: Khối 2, thị trấn Krông Năng, huyện Krông Năng, Tỉnh Đắk Lắk. Về thời gian : Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu giai đoạn 20102014 và những đề xuất cho các năm tiếp theo hướng đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chung, phương pháp chuyên gia, phương pháp thu thập và diễn giải thông tin số liệu sơ cấp và thứ cấp, phương pháp so sánh số tương đối số tuyệt đối, phương pháp chứng minh, phương pháp thống kê kinh tế. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương như sau : Chương 1 : Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH. Chương 2 : Thực trạng hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Năng - Đắk Lắk. Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Năng - Đắk Lắk. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Để có được kiến thức nền tảng, cũng như cơ sở hình thành nên cơ sở lý luận chung cho đề tài của mình, tác giả đã tham khảo, tổng hợp, đúc kết và kế thừa một số tài liệu của một số tác giả sau: 4 - Luận án tiến sỹ: “ Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội” của tác giả Hà Thị Hạnh đã nhìn nhận rõ hơn về mô hình tổ chức cũng như cơ chế hoạt động của NHCSXH bảo vệ tại Đại học kinh tế quốc dân năm 2003. Tác giả đã tập trung nghiên cứu mô hình tổ chức hoạt động phù hợp tại Việt Nam, trên cơ sở tác giả đã tham khảo học hỏi kinh nghiệm của một số nước có mô hình ngân hàng giống nước ta. Nhưng vì đặc thù chính trị và bộ máy quản lý nhà nước khác nhau nên tác giả đã nghiên cứu hoàn thiện từ mô hình Ngân hàng người nghèo trước kia để mở rộng hơn nữa để đáp ứng và phục vụ nhân dân được tốt hơn. - Luận văn thạc sỹ: “Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam” của tác giả Lê Anh Trà, bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng năm 2013. Đề tài của tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về NHCSXH và hoạt động cho vay của NHCSXH. Luận văn cũng đã nêu một số mô hình tổ chức của hoạt động cho vay hộ nghèo trên thế giới. Đề tài đã khảo sát, đánh giá và phân tích các hoạt động cho vay hộ nghèo theo từng chương trình tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, đề tài đã nêu các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam. Nhiều nội dung lý luận đã được tác giả làm rõ các giải pháp có tính khả thi cao. - Luận văn thạc sỹ: “ Mở rộng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam” của tác giả Lê Đỗ Tuấn Khương, bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng năm 2013. Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối với hộ nghèo, sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo, các chỉ tiêu tính toán hiệu quả tín dụng và rút ra sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả cho vay 5 đối với hộ nghèo. Và đã đi sâu phân tích thực trạng hạn chế cho vay hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Quảng Nam, qua đó tìm hiểu được những kết quả và hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế trong việc cho vay hộ nghèo tại chi nhánh. Nghiên cứu các đối tượng hộ nghèo cụ thể tại địa phương, đồng thời đề xuất những kiến nghị về mở rộng hoạt động cho vay hộ nghèo theo nhiều phương thức trên địa bàn. Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Quảng Nam. - Luận văn thạc sỹ: “ Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Đắk Nông ” của tác giả Trần Văn Thường, bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng năm 2014. Đề tài nghiên cứu của tác giả đã nêu lên cơ sở lý luận về đói nghèo, tiêu chí về hộ nghèo, quá trình hình thành và phát triển của NHCSXH, hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH chi nhánh tỉnh Đắk Nông. Phần lý thuyết tác giả cũng đã nêu lên tính cấp thiết đối với nhu cầu vay vốn của người nghèo và một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ nghèo. Phần đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ưu đãi hộ nghèo tại NHCSXH chi nhánh tỉnh Đắk Nông, qua số liệu thực tế thu thập được tác giả đã rút ra những thành tựu đạt được, hạn chế và nguyên nhân tác động đến hoạt động tín dụng ưu đãi hộ nghèo. Từ đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ưu đãi hộ nghèo, các giải pháp này khá chi tiết, cụ thể, dễ dàng áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích sâu vào quy trình nghiệp vụ, đơn giản các thủ tục và ngăn chặn tình trạng nợ xấu tăng cao. Luận văn thạc sỹ: “Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình” của tác giả Đổ Ngọc Tân, bảo vệ tại trường Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội. 6 Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối với hộ nghèo, sự cần thiết phải giảm nghèo bền vững, các chỉ tiêu tính toán hiệu quả tín dụng và rút ra sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo. Tiến hàng phân tích, đánh giá trên cả hai góc độ hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, rút ra những mặt được và chưa được đối với công tác cho vay hộ nghèo tại tỉnh Ninh Bình trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2011, nhất là đã chỉ rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở đó đề xuất các nhóm giải pháp và một số kiến nghị với Chính phủ, NHCSXH Việt Nam, với ấp ủy Đảng và chính quyền địa phương các cấp tại tỉnh Ninh Bình, NHCSXH tỉnh Ninh Bình, góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ SỰ CẦN THIẾT VỀ CHO VAY ĐỂ GIẢM NGHÈO 1.1.1. Khái niệm, chỉ tiêu đánh giá nghèo đói của thế giới a. Khái niệm đói nghèo của thế giới Thế giới thường dùng khái niệm nghèo khổ mà không dùng khái niệm đói nghèo như ở Việt Nam và nhận định nghèo khổ theo 4 khía cạnh là thời gian, không gian, giới và môi trường. Về thời gian: Phần lớn người nghèo khổ có mức sống dưới mức "chuẩn" trong một thời gian dài. Cũng có người nghèo khổ "tình thế" chẳng hạn như những người thất nghiệp, những người mới nghèo do suy thoái kinh tế hoặc do thiên tai, tệ nạn xã hội, rủi ro. Về không gian: Nghèo đói diễn ra chủ yếu ở nông thôn nơi có 3/4 dân số sinh sống. Tuy nhiên tình trạng đói nghèo ở thành thị, trước hết là ở các nước đang phát triển cũng có xu hướng gia tăng. Về giới: Người nghèo là phụ nữ đông hơn nam giới. Nhiều hộ gia đình nghèo nhất do phụ nữ là chủ hộ. Trong các hộ nghèo đói do đàn ông làm chủ thì phụ nữ khổ hơn nam giới. Về môi trường: Phần lớn người thuộc diện đói nghèo đều sống ở những vùng sinh thái khắc nghiệt mà ở đó tình trạng đói nghèo và sự xuống cấp về môi trường đều đang ngày càng trầm trọng thêm. Đã có rất nhiều những định nghĩa về đói nghèo được đưa ra. Tuy nhiên tùy theo từng vùng, từng quốc gia mà quan niệm về nghèo đói có một vài sự khác biệt nhưng nhìn chung tiêu chí chủ yếu được dùng để xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để 8 thoả mãn những nhu cầu cơ bản nhất của con người như: ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục và giao tiếp xã hội. Vào tháng 09 năm 1993, tại Hội nghị chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok Thái Lan, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất với nhau rằng: Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận. Năm 1995 tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen Đan Mạch đã đưa ra định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói như sau: Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại. Từ nhận dạng trên, Liên Hiệp Quốc đưa ra hai khái niệm chính về đói nghèo như sau: Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu để duy trì cuộc sống. Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng đầy đủ những nhu cầu cơ bản tối thiểu. Nhu cầu cơ bản tối thiểu cho cuộc sống là những đảm bảo ở mức tối thiểu về ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục... Ngoài những đảm bảo trên, cũng có ý kiến cho rằng, nhu cầu tối thiểu bao gồm có quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng. b. Chỉ tiêu đánh giá đói nghèo của thế giới Chỉ tiêu đánh giá sự đói nghèo của một quốc gia bắt đầu từ việc vạch ra giới hạn đói nghèo. Khi đánh giá nước giàu, nước nghèo, giới hạn đói nghèo được biểu hiện bằng chỉ tiêu chính là thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GDP). 9 Một số nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ căn cứ và chỉ tiêu thu nhập thì chưa đủ để đánh giá. Vì vậy bên cạnh chỉ tiêu này, tổ chức hội đồng phát triển hải ngoại (ODC) đưa ra chỉ số chất lượng vật chất của cuộc sống (PQLI). Căn cứ để đánh giá chỉ số PQLI bao gồm 3 chỉ tiêu cơ bản đó là: tuổi thọ, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, tỷ lệ xoá mù chữ. Gần đây tổ chức UNDP đưa ra thêm chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm 3 chỉ tiêu sau: Tuổi thọ, tình trạng biết chữ của người lớn, thu nhập. Vào năm 2011 chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng 128 trên 187 nước, chỉ số phát triển giới (tiếng Anh: Gender Development IndexGDI) xếp 87 trên 144 nước và chỉ số nghèo tổng hợp (tiếng Anh: Human Poverty Index-HPI) xếp hạng 41 trên 95 nước. Cũng theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, vào năm 2009 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là 11%, theo chuẩn thế giới là 14,5% và tỷ lệ nghèo lương thực (%số hộ nghèo ước lượng năm 2008) là 6.87%. Như vậy chỉ tiêu đánh giá nước giàu, nước nghèo của các quốc gia vẫn căn cứ vào chỉ tiêu thu nhập quốc dân bình quân đầu người là chính. Khi kết hợp với các chỉ số PQLI hay HDI chỉ bổ sung cho việc nhìn nhận các nước giàu nghèo chính xác hơn, khách quan hơn. Về hộ nghèo: Giới hạn đói nghèo biểu hiện dưới hai dạng chỉ tiêu thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người nằm dưới giới hạn nghèo được coi là hộ nghèo. Quy mô nghèo từng vùng của một quốc gia được xác định bằng tỷ lệ số hộ nghèo đói trên tổng số hộ dân cư thuộc vùng hoặc quốc gia đó. 1.1.2. Khái niệm, chỉ tiêu đánh giá nghèo đói ở Việt Nam a. Khái niệm đói nghèo của Việt Nam Cũng dựa trên định nghĩa được đưa ra do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok - Thái Lan năm 10 1993 thì Việt Nam tách riêng đói và nghèo không khái niệm chung như thế giới. Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần các nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Nghèo gồm 2 dạng: + Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Nhu cầu tối thiểu là những đảm bảo ở mức tối thiểu, những nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc và nhu cầu sinh hoạt hàng này gồm văn hoá, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp. + Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương đang xét. Đói: Là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn đứt bữa từ 1 đến 2 tháng, thường vay nợ của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả. b. Chỉ tiêu đánh giá hộ nghèo của Việt Nam Chỉ tiêu chính: Thu nhập bình quân 1 người một tháng (hoặc năm) được đo bằng chỉ tiêu giá trị hay hiện vật quy đổi, thường lấy lương thực (gạo) tương ứng một giá trị nhất định về giá cả. Ở Việt Nam, tiêu chí xác định hộ nghèo để được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước dành cho người nghèo phải căn cứ vào chuẩn nghèo mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành trong từng giai đoạn. * Giai đoạn 2001-2005 Giai đoạn này chuẩn hộ nghèo được xác định theo Quyết 11 định số 143/2000/QĐ - BLĐTBXH ngày 1/11/2000 như sau: + Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/tháng, tương đương 960.000 đồng/năm. + Vùng nông thôn cho đồng bằng: 100.000 đồng/tháng hay 1.200.000 đồng/năm. + Vùng thành thị: 150.000 đồng/tháng hay 1.800.000 đồng/năm. Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới mức quy định trên được xác định là hộ nghèo. * Giai đoạn 2006 - 2010 Giai đoạn này chuẩn nghèo được xác định theo Quyết định 170/2005/QĐ - TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ như sau: + Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. + Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/tháng (3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. * Giai đoạn từ năm 2011-2015: chuẩn nghèo được áp dụng theo quyết định 09/2011/QĐ-TTg ngày 1/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ: + Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/tháng (4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng - 520.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo. + Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/tháng (6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng - 650.000 đồng/người/ tháng là hộ cận nghèo. Chỉ tiêu phụ: Là dinh dưỡng bữa ăn, nhà ở, mặc và các điều kiện học tập chữa bệnh đi lại... 12 1.1.3. Nguyên nhân và đặc tính nghèo đói a. Nguyên nhân nghèo đói Nghèo đói là hậu quả đan xen của nhiều nhóm các yếu tố, nhưng chung quy lại thì có thể chia nguyên nhân đói nghèo của nước ta theo các nhóm sau: * Nhóm nguyên nhân do bản thân người nghèo - Thiếu vốn sản xuất: Các tài liệu điều tra cho thấy đây là nguyên nhân chủ yếu nhất. Nông dân thiếu vốn thường rơi vào vòng luẩn quẩn, sản xuất kém, làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, phải đi vay để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày. Có thể nói thiếu vốn sản xuất là một lực cản lớn nhất hạn chế sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống của các hộ gia đình nghèo. Kết quả điều tra xã hội học về nguyên nhân nghèo đói của các hộ nông dân ở nước ta năm 2012 cho thấy: Thiếu vốn chiếm khoảng 70% - 90% tổng số hộ được điều tra. - Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Phương pháp canh tác cổ truyền đã ăn sâu vào tiềm thức người nông dân, sản xuất tự cung tự cấp, thủ công là chính, họ thường sống ở những nơi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn, thiếu phương tiện, con cái thất học… Những khó khăn đó làm cho hộ nghèo không thể nâng cao trình độ dân trí, không có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, thiếu kinh nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanh đẫn đến năng xuất thấp, không hiệu quả. - Bệnh tật và sức khoẻ yếu kém cũng là yếu tố đẩy con người vào tình trạng nghèo đói trầm trọng. - Đất đai canh tác ít, tình trạng không có đất canh tác đang có xu hướng tăng lên. - Thiếu việc làm, không năng động tìm việc làm, lười biếng. Mặt khác do hậu quả của chiến tranh dẫn đến nhiều người dân bị mất sức lao động, nhiều phụ nữ bị góa phụ dẫn tới thiếu lao động hoặc thiếu lao động trẻ, khỏe
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan