Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu, chi tại trường cao đẳng công nghiệp t...

Tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu, chi tại trường cao đẳng công nghiệp tuy hoà

.PDF
132
217
53

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHẠM TÂM ĐÊ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng – Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHẠM TÂM ĐÊ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60.34.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS. Đường Nguyễn Hưng Đà Nẵng – Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Phạm Tâm Đê MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 3 5. Bố cục của đề tài.................................................................................... 3 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................ 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP...................................................................... 7 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ ....................................... 7 1.1.1. Tổng quan về kiểm soát nội bộ........................................................ 7 1.1.2. Các loại kiểm soát nội bộ................................................................. 9 1.1.3. Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB ........................................... 12 1.1.4. Thủ tục kiểm soát nội bộ ............................................................... 16 1.2. KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THU, CHI TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP............................................................................ 18 1.2.1. Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp ...................................... 18 1.2.2. Đặc điểm hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp...................... 19 1.2.3. Đặc điểm KSNB trong đơn vị sự nghiệp .................................... 23 1.2.4. Nội dung KSNB đối với các khoản thu, chi trong đơn vị sự nghiệp .... 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA............................. 33 2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA ................................. 33 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa .............................................................................................. 33 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường CĐCN Tuy Hòa .................... 34 2.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA ......................... 35 2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa .............................................................................................. 35 2.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh phí tại trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa .............................................................................................. 45 2.3. TỔ CHỨC THÔNG TIN PHỤC VỤ KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA ................. 47 2.3.1. Công tác lập dự toán thu, chi ......................................................... 47 2.3.2. Tổ chức hệ thống chứng từ ............................................................ 49 2.3.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống sổ sách kế toán.. 52 2.3.4. Tổ chức báo cáo thu, chi tại trường CĐCN Tuy Hòa.................... 53 2.4. CÁC THỦ TỤC KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA..................................................... 54 2.4.1. Các thủ tục kiểm soát đối với các nghiệp vụ thu tại trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa ............................................................................ 54 2.4.2. Các thủ tục kiểm soát đối với các nghiệp vụ chi tại trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa ............................................................................ 59 2.5. ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA .............................................................. 77 2.5.1. Môi trường kiểm soát..................................................................... 77 2.5.2. Tổ chức thông tin phục vụ KSNB các khoản thu, chi ................... 77 2.5.3. Đánh giá KSNB các khoản thu tại trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa............................................................................................... 78 2.5.4. Đánh giá KSNB các khoản chi tại trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa............................................................................................... 79 2.5.5. Những nguyên nhân của các vấn đề còn tồn tại trong KSNB thu, chi tại trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa .............................................. 80 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 82 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA ... 83 3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA ................... 83 3.2. HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT........................................ 84 3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên của nhà trường ....................................................................................................... 85 3.2.2. Hoàn thiện công tác tự kiểm tra tài chính, KSNB của nhà trường 86 3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán ............................................... 87 3.3. HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THÔNG TIN PHỤC VỤ KSNB CÁC KHOẢN THU, CHI ........................................................................................ 89 3.3.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán, xây dựng kế hoạch công tác ..... 89 3.3.2. Hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ và ghi chép ban đầu ......... 90 3.4. HOÀN THIỆN CÁC THỦ TỤC KSNB THU, CHI TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA..................................................... 91 3.4.1. Hoàn thiện thủ tục KSNB đối với các khoản thu .......................... 91 3.4.2. Hoàn thiện các thủ tục KSNB đối với các khoản chi chủ yếu....... 94 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................. 105 KẾT LUẬN .................................................................................................. 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao) PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu và chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính BGH Ban Giám hiệu BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm Xã hội BHYT Bảo hiểm Y tế CBGV Cán bộ giáo viên CBVC Cán bộ viên chức CCDC Công cụ dụng cụ CĐCN Cao đẳng Công nghiệp GDĐT Giáo dục đào tạo HTTT Hệ thống thông tin KBNN Kho bạc nhà nước KHCN Khoa học công nghệ KH-TC Kế hoạch - Tài chính HS-SV Học sinh - Sinh viên KSNB Kiểm soát nội bộ NCKH Nghiên cứu khoa học NH Ngân hàng NQL Nhà quản lý NSNN Ngân sách nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh TC-HC Tổ chức - Hành chính TK Tài khoản TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định XDCB Xây dựng cơ bản DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 2.1 Tỷ trọng các khoản chi của Trường năm 2011 và 2012 59 3.1 Dự toán thu học phí (Năm học ……..) 92 bảng DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ Tên sơ đồ đồ Trang 1.1 Qui trình nhận dự toán NSNN 26 1.2 Qui trình thu sự nghiệp và hoạt động SXKD 27 1.3 Qui trình chi tại đơn vị sự nghiệp 30 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của trường CĐCN Tuy 37 Hòa 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của trường CĐCN Tuy 40 Hòa 2.3 Trình tự luân chuyển chứng từ tại trường Cao đẳng 50 Công nghiệp Tuy Hòa 2.4 Qui trình thu học phí bằng tiền mặt 56 2.5 Qui trình thu học phí bằng chuyển khoản 57 2.6 Quy trình thanh toán tiền lương 60 2.7 Quy trình thanh toán thu nhập tăng thêm 62 2.8 Quy trình thanh toán mời giảng, thuê mướn 63 2.9 Quy trình thanh toán vượt giờ 66 2.10 Quy trình thanh toán học bổng 68 2.11 Quy trình mua hàng hóa, vật tư, công cụ, dụng cụ 70 2.12 Quy trình thanh toán chi phí nhiên liệu 73 2.13 Quy trình mua sắm TSCĐ, sửa chữa có giá trị dưới 100 triệu đồng 75 3.1 Hoàn thiện Bộ máy kế toán 88 3.2 Hoàn thiện quy trình thu học phí bằng tiền mặt 93 3.3 Hoàn thiện mô hình thanh toán tiền lương 95 3.4 Hoàn thiện qui trình chi trả phụ cấp giảng dạy vượt 99 giờ 3.5 Hoàn thiện qui trình mua hàng hóa, vật tư, dụng cụ 102 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự ra đời của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BTC-BNV ngày 26/06/2007 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn sửa đổi Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Liên Bộ Tài chính Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. Trong những năm qua, nhà nước ta đã có nhiều chính sách đối với các đơn vị sự nghiệp nhằm tăng cường năng lực hoạt động của các đơn vị đặc biệt trong việc phát huy quyền tự chủ tài chính, quyền tự chịu trách nhiệm để phát triển đơn vị, tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên, đồng thời giảm dần việc phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Vì thế, vấn đề kiểm tra, kiểm soát là hết sức quan trọng trong việc quản lý thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp, giúp được việc quản lý thu, chi được hiệu quả. Từ đó giúp nhà quản lý tránh những sai sót, có những thông tin chính xác hơn và sẽ thu được những dự toán thu, chi cho năm sau được tốt hơn. Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo kinh phí hoạt động, với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ cao đẳng kỹ thuật và các trình độ thấp hơn thuộc các ngành nghề: Cơ khí, điện - điện tử, công nghệ thông tin, địa chất, trắc địa - địa chính, công nghệ hóa, kinh tế phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa khu vực miền Trung Tây Nguyên và cả nước. Kết 2 hợp với NCKH xây dựng và quản lý đội ngũ giảng viên; tuyển sinh và quản lý người học; tổ chức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật kinh tế chuyên ngành, công nhân kỹ thuật bậc cao, đạt tiêu chuẩn qui định của nhà nước và theo yêu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài ngành. Do đó cần phải có một cơ chế quản lý tài chính, cũng như vấn đề kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi phù hợp và đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm. Vì vậy, việc chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu, chi tại trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa” là thiết thực. Việc nghiên cứu này sẽ chỉ ra được những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu, chi nhằm giảm thiểu những rủi ro, sai sót có thể xãy ra tại đơn vị. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về kiểm soát nội bộ thu, chi tại trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa nhằm làm sáng tỏ việc vận dụng lý luận chung ấy vào việc kiểm soát nội bộ thu, chi ở các đơn vị trường học; Luận văn mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ thu, chi tại trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa thông qua nghiên cứu thực tiễn đề xuất phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu, chi tại trường. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tập trung nghiên cứu việc kiểm soát nội bộ thu, chi tại trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa. Phạm vi nghiên cứu: Làm rõ thực trạng kiểm soát nội bộ thu, chi tại trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa. Vận dụng lý luận để nêu ra những phương hướng và những giải pháp để hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu, chi tại trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa. 3 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu để tiếp cận cụ thể bao gồm: Phương pháp hệ thống hoá, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, tiếp cận thu thập thông tin… để từ đó đánh giá việc kiểm soát nội bộ thu, chi tại trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa, nhằm tìm ra những tồn tại của đơn vị trong việc kiểm soát các khoản thu, chi để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung Luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận kiểm soát nội bộ thu, chi trong đơn vị sự nghiệp. Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ thu, chi tại trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu, chi tại trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trong những năm gần đây, kiểm soát nội bộ đã từng bước đi vào nề nếp, ổn định và có chất lượng, tác động tích cực đến 3 hiệu quả hoạt động của các đơn vị Nhà nước. Do vậy, trong những năm qua đã có các công trình nghiên cứu về kiểm soát nội bộ thu, chi trong các đơn vị sự nghiệp như: Nguyễn Anh Huân (2006), ‘Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với công tác thu, chi tại Đại học Đà nẵng’’. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Tác giả đã phân tích đánh giá về hoạt động kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động thu, chi tại Đại học Đà nẵng, từ đó tác giả đã có đề xuất những biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động thu, chi nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi cho tất cả 4 các loại hình đơn vị là các Trường Đại học trong thời gian tới. Tuy nhiên ở luận văn này thì tác giả chỉ đưa ra các biện pháp còn chung chung và chưa chỉ ra rõ các nghiệp vụ kiểm soát nội bộ thu, chi cụ thể; Nguyễn Thị Thanh Loan (2007), “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi tại Trường Đại học Hùng Vương”. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Tác giả đã phân tích về công tác kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi và những phương hướng, biện pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi tại Trường Đại học Hùng Vương. Những giải pháp hoàn thiện này chủ yêu là hoàn thiện lại công tác kế toán cùng với việc tăng cường kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi, những giải pháp hoàn thiện này còn mang tính chung chung, chưa đề cập sâu đến công tác kiểm soát nội bộ thu, chi tại Trường Đại học Hùng Vương. Mai Thị Lợi, (năm 2008), “ Tăng cường kiểm soát nội bộ thu - chi ngân sách Nhà nước tại trường Cao đẳng công nghệ - Đại học Đà Nẵng ” Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Đà Nẵng. Tác giả đã phân tích đánh giá về hoạt động kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách Nhà nước tại trường Cao đẳng Công nghệ - Đại học Đà nẵng và đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước tại trường Cao đẳng Công nghệ - Đại học Đà nẵng. Những đề xuất này Tác giả tập trung chuyên sâu vào kiểm soát nội bộ về kế toán thu, chi ngân sách Nhà nước là chủ yếu; Bùi Đỗ Như Hạnh, (2011), ‘‘Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi tại nhà khách số 8 Bạch Đằng - Văn phòng Trung ương Đảng’’ Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội. Tác giả đã phân tích đánh giá về hoạt động kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi tại nhà khách và các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ 5 các khoản thu, chi tại nhà khách số 8 Bạch Đằng - Văn phòng Trung ương Đảng. Những giải pháp này đưa ra hoàn thiện các khoản thu, chi còn mang tính chung chung, chưa nổi bật lên các vấn đề thu, chi trọng tâm, chưa có diễn giải cụ thể rỏ ràng. Thái Thùy Linh, (2010), “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi sự nghiệp tại các trường công lập thuộc phòng Giáo dục - Đào tạo Thanh Khê”, Luận văn Thạc Sỹ kinh tế, chuyên ngành kế toán, Đại học Đà Nẵng. Tác giả đã phân tích đánh giá các hoạt động kiểm soát nội bộ thu, chi sự nghiệp tại các trường công lập thuộc phòng Giáo dục - Đào tạo Thanh Khê. Tác giả đã nêu lên những thực trạng về kiểm soát nội bộ thu, chi và đưa ra một số biện pháp nhằm tăng cường hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ thu, chi cho các đơn vị sự nghiệp chủ yếu là các trường công lập, hơn nữa ở luận văn này tác giả chỉ đưa ra các biện pháp hoàn thiện thu, chi một cách chung chung, chưa thể hiện được công tác kiểm soát nội bộ thu, chi. Trần Thị Tài, (2012), “Tăng cường kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại Trường Đại học Quãng Nam” Luận văn Thạc Sỹ kinh tế, chuyên ngành kế toán, Đại học Đà Nẵng. Tác giả đã phân tích về công tác kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi ngân sách tại Trường Đại học Quãng Nam và những phương hướng, biện pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi tại Trường Đại học Quãng Nam. Những giải pháp hoàn thiện này chủ yêu là hoàn thiện lại công tác kế toán với thu, chi ngân sách trong thời gian đến. Tuy nhiên, những giải pháp này chưa đề cập sâu đến công tác kiểm soát nội bộ thu, chi nhiều. Trần Hùng Anh, (2009), “ Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với công tác thu, chi tại Trung tâm Thương mại Dịch vụ phía nam - Bộ Nông nghiệp và 6 Phát triển Nông thôn’’. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã phân tích đánh giá về hoạt động kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động dịch vụ thu, chi tại Trung tâm Thương mại Dịch vụ phía nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ đó tác giả đã có đề xuất những biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động thu, chi các loại dịch vụ, nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi cho tất cả các loại hình dịch vụ trong thời gian tới. Tuy nhiên, các giải pháp của tác giả đề xuất chưa đi vào trọng tâm về kiểm soát nội bộ thu, chi cho đơn vị. Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau: Thực trạng KSNB thu, chi Ngân sách tại đơn vị, nhận thấy những mặt tồn tại của đơn vị, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên, tác giả đề xuất những giải pháp về KSNB trong các công trình này là những đề xuất mang tính chất chung cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, chưa đưa ra được những giải pháp thiết thực để các đơn vị vận dụng nhằm đóng góp nhất định vào việc hạn chế rủi ro, ngăn ngừa đến mức thấp nhất những sai sót có thể xảy ra trong tương lai, nâng cao chất lượng thu, chi ngân sách. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu chưa vận dụng phân tích tài chính để đưa ra được các giải pháp nhằm thực hiện tiết kiệm chi phí và tăng thu cho đơn vị. Mặc dù vậy, tất cả các luận văn nghiên cứu về kiểm soát nội bộ thu, chi đã công bố nhưng hiện nay tại trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa chưa có công trình nào nghiên cứu về kiểm soát nội bộ thu, chi tại trường. Vì vậy, tác giả đã thực hiện đề tài :‘‘Hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu, chi tại trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa’’ nhằm góp phần nâng cao chất lượng KSNB và tăng tính hiệu quả quản lý thu, chi tại trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1.1.1. Tổng quan về kiểm soát nội bộ Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực đã xác định để đạt được các mục tiêu đề ra. Chủ thể quản lý ở đây chính là bộ máy quản lý của đơn vị, bao gồm cán bộ lãnh đạo các cấp và bộ phận cán bộ chuyên môn thực thi các nghiệp vụ quản lý, điều hành đơn vị. Đối tượng quản lý chính là con người và sự vật hiện tượng diễn ra trong đơn vị. Đối tượng quản lý có nhiều đặc tính khác nhau, do đó trong quá trình quản lý cũng phát sinh những vấn đề phức tạp ở mức độ khác nhau. Mục tiêu quản lý của đơn vị là sau quá trình quản lý có thể đo lường và lượng hóa được kết quả mà đơn vị phải hướng tới trong một khoảng thời gian nhất định. Quản lý gồm nhiều quá trình có quan hệ chặt chẻ với nhau trong hoạt động của tổ chức cụ thể là: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, cung cấp nguồn lực, điều hành hoạt động. Trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý, do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, nên việc hoạch định, tổ chức điều hành quá trình công tác tại đơn vị nhiều khi xa rời các mục tiêu đã đặt ra hoặc có thể trái ngược với hoạch định ban đầu. Hoạt động kiểm soát được thực hiện kịp thời sẽ đảm bảo cho quá trình hoạch định được đúng hướng và tác nghiệp được tiến hành theo kế hoạch, điều chỉnh kịp thời các sai lệch so với hoạch định nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Kiểm soát tồn tại như một khâu độc lập của quá trình quản lý, nhưng đồng thời lại là một bộ phận chủ yếu của quá trình đó. 8 Trong quá trình quản lý của bất cứ tổ chức nào, chức năng kiểm tra, kiểm soát được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý và luôn giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình quản lý của tổ chức. Trong giai đoạn lập kế hoạch, để kế hoạch khả thi và thực hiện thành công thì các thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch phải được kiểm tra, kiểm soát. Ở khâu này cần phải có những dự báo về nguồn lực và mục tiêu, từ đó xây dựng và lên các chương trình kế hoạch ... sau khi các chương trình đã được kiểm soát thì có thể đưa ra các quyết định cụ thể để thực hiện. Mục tiêu của hoạt động chính là cơ sở cho chức năng kiểm soát được tiến hành. Trong khâu tổ chức thực hiện, công việc kiểm soát hình thành bằng việc phân chia, ủy quyền một cách cụ thể cho các bộ phận. Nội dung công việc là mua sắm nguồn lực vật chất, máy móc thiết bị, vật tư, phát triển nhân lực ... Đây là quá trình phải được kiểm tra, kiểm soát rất chặt chẻ nhằm xác định việc cung cấp nguồn lực là có thật, ngăn chặn sai sót và gian lận để tránh sự thiệt hại về tài chính của tổ chức. Điều hành hoạt động là việc ra chỉ thị, cùng giám sát và làm việc với nhân viên, phối hợp và chỉ đạo trong công việc. Trong giai đoạn này phải có sự kiểm tra, kiểm soát thường xuyên về diễn biến và kết quả thực hiện kế hoạch, dự kiến những hành động cần thiết để đảm bảo điều hòa các mối quan hệ, điều chỉnh các mục tiêu nhằm đạt kết quả tối ưu. Như vậy, kiểm soát là một qui trình giám sát các hoạt động để đảm bảo rằng các hoạt động này được thực hiện theo kế hoạch. Qui trình này bao gồm 3 bước khác nhau: - Bước 1: Đo lường thành quả hoạt động; - Bước 2: So sánh thành quả thực tế với một chuẩn mực nào đó; - Bước 3: Hành động chỉnh sửa các sai lệch hoặc các chuẩn mực không phù hợp. Một hệ thống kiểm soát hữu hiệu bảo đảm rằng mọi hoạt động được 9 hoàn tất theo những cách thức đưa đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Kiểm soát được tiến hành theo nhiều cách. Cấp trên kiểm soát cấp dưới thông qua các chính sách, các qui định, các thủ tục, các biện pháp cụ thể. Đơn vị này kiểm soát đơn vị kia thông qua chi phối đáng kể quyền sở hữu và lợi ích tương ứng. Nội bộ kiểm soát lẫn nhau thông qua các quy chế và thủ tục quản lý. Với ý nghĩa đó, kiểm soát là công việc rà soát lại các mục tiêu quy định, soát xét các quá trình thực hiện các quyết định quản lý được thể hiện bởi các nghiệp vụ cụ thể nhằm nắm bắt và điều hành những nghiệp vụ đó. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của mình, mỗi đơn vị đều phải tự xem xét hoạt động của mình trong tất cả các khâu: Rà soát các tiềm năng; xem xét lại các dự báo, các mục tiêu và định mức; đối chiếu và truy tìm các thông số về sự kết hợp; soát xét lại các thông tin thực hiện để điều chỉnh kịp thời trên quan niệm bảo đảm hiệu năng của mọi nguồn lực và hiệu quả kinh tế cuối cùng của các hoạt động. Công việc rà soát này gọi là kiểm soát nội bộ. Trong hoạt động của đơn vị, hoạt động kiểm soát được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp, mọi ngành. Quy mô của kiểm soát, kỹ thuật kiểm soát phụ thuộc vào từng hoạt động, từng con người cụ thể. Song các hoạt động này đều có phụ thuộc quan hệ hữu cơ và hỗ trợ lẫn nhau, cùng thực hiện chức năng giúp cho hoạt động quản lý đạt hiệu quả cao nhất. 1.1.2. Các loại kiểm soát nội bộ Hoạt động kiểm soát bao gồm nhiều loại có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, như phân loại theo nội dung kiểm soát, theo quan hệ với quá trình tác nghiệp, theo thời điểm kiểm soát… Theo nội dung kiểm soát, kiểm soát bao gồm kiểm soát quản lý và kiểm soát kế toán. - Kiểm soát quản lý bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện các trình tự cần cho quá trình ra quyết định để cho phép tiến hành các nghiệp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan