Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vư...

Tài liệu Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh đà nẵng.

.PDF
96
230
137

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐĂNG THỦY MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐĂNG THỦY MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 60.34.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÂM CHÍ DŨNG Đà Nẵng - Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Đăng Thủy MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 2 5. Kết cấu luận văn.................................................................................... 3 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN................................................................... 6 1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NHTM................................................................................. 6 1.1.1. Tín dụng ngân hàng......................................................................... 6 1.1.2. Hoạt động cho vay KHCN của NHTM ........................................ 17 1.2. MỞ RỘNG CHO VAY KHCN CỦA NHTM................................. 25 1.2.1. Nội dung mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại .............................................................................................. 25 1.2.2. Tiêu chí đánh giá kết quả mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của NHTM .............................................................................................. 26 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...... 28 1.3.1. Nhóm nhân tố bên ngoài Ngân hàng ............................................ 28 1.3.2. Nhân tố bên trong.......................................................................... 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................... 34 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI............................................................................................. 35 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CN ĐÀ NẴNG (VP BANK – ĐÀ NẴNG)................................................... 35 2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển............................... 35 2.1.2. Cơ cấu tổ chức .............................................................................. 36 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng VPBank Đà Nẵng trong thời gian qua......................................................................... 37 2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY KHCN TẠI VP BANK ĐÀ NẴNG .............................................................................................. 41 2.2.1. Khái quát về cho vay KHCN tại VP Bank – Đà Nẵng ................. 41 2.2.2. Các biện pháp mà NH đã triển khai nhằm mở rộng cho vay KHCN .............................................................................................. 47 2.2.3. Kết quả mở rộng cho vay KHCN tại VP Bank – ĐN trong thời gian qua ................................................................................................... 49 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY KHCN TẠI VP BANK – ĐÀ NẴNG..................................................... 56 2.3.1. Những mặt thành công.................................................................. 56 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế................................ 58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................... 63 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯƠNG – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG .................................................................. 64 3.1. ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG CHO VAY CÁ NHÂN CỦA VP BANK – ĐÀ NẴNG............................................................................... 64 3.1.1. Bối cảnh của mục tiêu mở rộng cho vay KHCN .......................... 64 3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của VP Bank – Đà Nẵng ............................................................................................... 65 3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY KHCN TẠI VP BANK – ĐÀ NẴNG ..................................................................................................... 67 3.2.1. Thực hiện đồng bộ các chính sách nhằm khai thác tiềm năng của các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân............................................. 67 3.2.2. Vận dụng linh hoạt chính sách lãi suất cho vay KHCN ............... 68 3.2.3. Tăng cường hiệu quả tác động của các biện pháp xúc tiến Marketing và công tác chăm sóc khách hàng cá nhân............................ 69 3.2.4. Phát triển kênh phân phối trực tiếp ............................................... 71 3.2.5. Đổi mới chính sách khuyến khích với các đơn vị liên kết nhằm khai thác hiệu quả các mối liên kết này .................................................. 72 3.2.6. Đa dạng hóa các hình thức bảo đảm và tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn........................................................................................... 72 3.2.7. Tăng cường các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm giảm rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN theo định hướng........................... 73 3.2.8. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân............................................................................................ 76 3.2.9. Củng cố thương hiệu của Ngân hàng trên thị trường mục tiêu .... 78 3.3. KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 78 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành....................................... 78 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ............................................. 79 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng .......... 81 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................... 84 KẾT LUẬN ............................................................................................ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao) DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng 2.1. 2.2. Tên bảng Kết quả huy động vốn của VPBank Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2013 Kết quả chủ yếu về hoạt động tín dụng của VPBank Đà Nẵng từ 2009 - 2013 Trang 38 39 2.3. Tình hình chung về cho vay KHCN 46 2.4. Thực trạng quy mô cho vay KHCN 49 2.5. 2.6. Tỷ trong dư nợ cho vay KHCN của VP Bank Đà Nẵng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn 51 52 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang 2.1. Sơ đồ tổ chức 36 2.2. Quy trình nghiệp vụ cho vay KHCN 42 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện cạnh tranh giữa các NH với hệ thống các định chế tài chính trung gian và tài chính trực tiếp diễn ra với cường độ ngày càng lớn xu hướng tăng tỷ trọng dư nợ của các hoạt động tín dụng bán lẻ đang là một xu hướng chung của các Ngân hàng thương mại trên khắp thế giới. Trong bối cảnh đó, các NHTM Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Nền kinh tế Việt nam từ lúc bắt đầu mở cửa, hội nhập quốc tế đã ngày càng phát triển. Thu nhập bình quân đầu người đã gia tăng đáng kể, tạo điều kiện nâng cao mức sống của dân cư. Mức sống được nâng cao, kéo theo nhu cầu tiêu dùng của cá nhân cũng tăng cao. Mặt khác, kinh tế phát triển cũng gia tăng cơ hội kinh doanh cho các chủ thể kinh tế bao gồm các cá nhân kinh doanh. Tất cả những điều nói trên đã dẫn tới chiến lược phát triển tín dụng cá nhân của các NHTM Việt nam. NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) cũng đã tích cực triển khai chiến lược phát triển tín dụng cá nhân. Tại Chi nhánh Đà Nẵng hoạt động này đã đạt được những thành tựu nhất định. Hoạt động trên một địa bàn đang trong tiến trình đô thị hoá mạnh mẽ, có tốc độ tăng trưởng cao, số lượng các tổ chức kinh tế, cơ quan, đơn vị các ngành đông đảo, mức độ tập trung dân cư cao, nên hoạt động cho vay cá nhân có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, so với yêu cầu và tiềm năng thì kết quả phát triển hoạt động cho vay KH cá nhân vẫn chưa tương xứng. Hoạt động này vẫn còn tồn tại những điểm bất cập, cần tìm kiếm các giải pháp khắc phục nhằm đạt được mục tiêu phát triển mà NH kỳ vọng. Mặt khác, cho đến nay vẫn chưa có được những nghiên cứu theo hướng này tại NH. Do đó, học viên đã lựa chọn đề tài “Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh 2 Đà Nẵng ” đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hoá, tổng hợp và phân tích cơ sở lý luận về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại VP Bank – Chi nhánh Đà Nẵng. - Đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại VP Bank – Chi nhánh Đà Nẵng. * Câu hỏi nghiên cứu - Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có những đặc điểm gì ? Nội dung mở rộng cho vay khách hàng cá nhân là gì? Tiêu chí đánh giá kết quả mở rộng cho vay khách hàng cá nhân là gì? - Quá trình mở rộng cho vay KHCN của VP Bank – CN Đà Nẵng có những vấn đề gì bất cập, hạn chế cần phải được khắc phục? - Cần tiến hành những giải pháp chủ yếu nào để đạt mục tiêu mở rộng cho vay khách hàng cá nhân? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM nói chung và thực tiễn mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Đà Nẵng - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: đối tượng khách hàng cá nhân và hộ gia đình vay vốn theo các sản phẩm cho vay cá nhân mà NH đã, đang và sẽ áp dụng. + Về đánh giá thực trạng, luận văn giới hạn các dữ liệu trong khoảng thời gian 3 năm từ 2010 - 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở vận dụng phương 3 pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp cụ thể như: hệ thống hoá; phân tích và tổng hợp; diễn dịch và quy nạp; các phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Hệ thống hoá, phân tích cơ sở lý luận về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM - Thu thập, xử lý dữ liệu về thực trạng mở rộng CVKHCN tại VP Bank Đà Nẵng. Phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình mở rộng CVKHCN tại VP Bank – CN Đà Nẵng. Các dữ liệu và kết quả phân tích, đánh giá sử dụng cho đề tài và những nghiên cứu tiếp theo. - Đề xuất những giải pháp khả thi nhằm mở rộng CVKHCN tại VP Bank – ĐN. Những giải pháp này có khả năng vận dụng tại Chi nhánh và một số Chi nhánh NH có điều kiện tương tự. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà Nẵng Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà Nẵng 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 1. Luận văn Thạc sĩ “Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Đà Nẵng”, Tác giả Đặng Ngọc Việt, Đại học Đà Nẵng, 2012. Luận văn đã hệ thống hoá lý luận về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân. Dựa trên các tiêu chí đánh giá kết quả mở rộng cho vay khách hàng cá nhân, luận văn đã đánh giá kết quả mở rộng cho vay KHCN tại Chi nhánh 4 VCB Đà Nẵng qua các năm từ 2009 – 2011. Tác giả cũng đã phân tích các biện pháp mà VCB Đà Nẵng đã triển khai nhằm mở rộng cho vay KHCN tại Chi nhánh. Đề tài nghiên cứu cũng đã tiến hành khảo sát khách hàng nhằm thu thập ý kiến của khách hàng về quá trình tiếp cận vay vốn tại ngân hàng, trong đó chú trọng vào các lĩnh vực chính có tác động trực tiếp đến việc vay vốn cũng như tìm ra các đặc điểm cơ bản của ngân hàng trong quá trình cho vay. Đề tài đã tổng kết những hạn chế cơ bản của NH trong mở rộng cho vay KHCN và qua đó đề xuất các giải pháp. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài là tại một Chi nhánh Ngân hàng có những đặc thù nhất định. 2. Luận văn Thạc sĩ “Mở rộng tín dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh Quảng Nam”, tác giả Nguyễn Trần Khôi An (2010), Đại học Đà Nẵng. Trong luận văn này, tác giả đã thể hiện được vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc gia. Phát triển kinh tế tư nhân là định hướng tất yếu. Tác giả nhận định về khả năng phát triển kinh tế tư nhân trong tương lai là khá lớn và đây là một thị trường đầy tiềm năng để các ngân hàng mở rộng đầu tư vào đối tượng khách hàng này. Trên cơ sở lý luận và thực trạng kinh tế tư nhân tác giả đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp về mở rộng kinh tế tư nhân trên địa bàn phù hợp với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài là kinh tế tư nhân. Khái niệm này có nội hàm khác với khái niệm khách hàng cá nhân mà đề tài đang nghiên cứu. 3. Luận văn thạc sĩ “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNNo Quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng” tác giả Lê Nguyên Thảo (2012), Đại học Đà Nẵng Luận văn đã giải quyết được về cơ bản các mục tiêu nghiên cứu đề ra 5 bao gồm: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về đẩy mạnh cho vay tiêu dùng; Đánh giá thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại NH, tổng kết những thành công và hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH này; Đề xuất được các giải pháp nhằm đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại NH. Một số giải pháp cơ cơ sở thực tiễn. Tuy nhiên, vì dạng đề tài này đã được nhiều luận văn thạc sĩ đề cập nên những khám phá mới vẫn có chưa được thể hiện đầy đủ. Việc phân tích thực trạng chủ yếu tập trung phân tích về cơ cấu và biến động cơ cấu cho vay tiêu dùng. Đề tài có điểm mới là phân tích các đặc điểm cơ bản của NH có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng. 4. Luận văn thạc sĩ “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Kontum” của tác giả Võ thị Lệ Trinh (2012), Đại học Đà Nẵng. Trong đề tài này tác giả đã đề cập đến tất cả các dịch vụ bán lẻ của ngân hàng nhưng chủ yếu tập trung ở một số dịch vụ truyền thống. Luận văn xuất phát từ cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ bán lẻ, các tiêu chí đánh giá kết quả phát triển dịch vụ bán lẻ của NH để phân tích, đánh giá quá trình phát triển dịch vụ bán lẻ của NH từ đó tổng kết những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ bán lẻ tại Chi nhánh BIDV Kontum. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định là quá rộng do đó, những kết luận rút ra và các giải pháp đề xuất vẫn chưa được chi tiết và cụ thể. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NHTM 1.1.1. Tín dụng ngân hàng a. Khái quát về tín dụng Khái niệm tín dụng Tín dụng ra đời khi xã hội có sự phân công lao động và xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Mặt khác, do điều kiện thiên nhiên, điều kiện sản xuất luôn luôn có rủi ro đòi hỏi phải có sư vay mượn nhau để điều hoà cuộc sống. Do vậy, hình thức tín dụng sơ khai bằng hiện vật xuất hiện. Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau, nhưng bất kỳ phương thức nào, tín dụng biểu hiện ra ngoài như là sự vay mượn lẫn nhau tạm thời một số tiền tệ. Như vậy Tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị hay hiện vật theo những điều kiện mà hai bên thoả thuận. Quan hệ kinh tế trên được thông qua vận động giá trị vốn tín dụng qua các giai đoạn: - Giai đoạn phân phối vốn Tín dụng: Ở giai đoạn này vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hoá được chuyển từ người này đến người khác, bằng hành vi cho vay và đi vay. - Giai đoạn sử dụng vốn Tín dụng: Ở giai đoạn này vốn vay được sử dụng trực tiếp (nếu vay bằng hiện vật) hoặc vốn vay được sử dụng để mua hàng hoá (vay bằng tiền) để thoả mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của người đi vay. Tuy nhiên, người đi vay không có quyền sở hữu về giá trị đó, 7 mà chỉ có quyền sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định. - Giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng: Là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng nghĩa là sau khi hoàn thành một chu kỳ sản xuất T-H-T để trở về hình thái tiền tệ, vốn tín dụng được người vay hoàn trả cho người cho vay. Từ khái niệm Tín dụng cho thấy bản chất tín dụng thể hiện qua các đặc trưng chủ yếu sau: - Quan hệ tín dụng là giao dịch chỉ chuyển dịch quyền sử dụng tài sản. Thông thường tín dụng chủ yếu là cho vay bằng tiền. Nhưng do nhu cầu của người vay ngày càng đa dạng nên cần có sự đa dạng hoá trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và đó cũng chính là cơ sở cho sự ra đời của các hình thức tín dụng như cho thuê vận hành, cho thuê tài chính bằng tài sản hữu hình như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, văn phòng làm việc... - Quan hệ tín dụng là quan hệ kinh tế dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn lẫn lãi. Nghĩa là, các chủ thể trong nền kinh tế được cấp tín dụng có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn và lãi cho bên cấp tín dụng khi đến hạn thanh toán. - Quan hệ tín dụng là quan hệ dựa trên niềm tin vào khả năng hoàn trả của người đi vay. Khả năng trả nợ món vay một cách tốt nhất, được coi là thước đo mức độ tín nhiệm của người đi vay đối với người cho vay. Tín dụng là một phạm trù kinh tế khách quan, có quá trình ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Nó phản ánh mối quan hệ vay mượn giữa các chủ thể dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Theo đó, người cho vay sẽ chuyển giao quyền sử dụng của hàng hoá hoặc tiền tệ thuộc sở hữu của mình sang người vay và người vay có nghĩa vụ hoàn trả lại người cho vay một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu đã nhận. Các loại hình tín dụng Dựa vào chủ thể của quan hệ tín dụng, trong nền kinh tế - xã hội tồn tại 8 các hình thức tín dụng sau: - Tín dụng thương mại Là quan hệ tín dụng giữa các công ty, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế với nhau, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá cho nhau. Đây là hình thức tín dụng ra đời sớm nhất và là cơ sở cho các hình thức tín dụng khác. Tín dụng thương mại ra đời thúc đẩy sự phát triển mạnh của nền kinh tế hàng hoá, đẩy nhanh quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, đảm bảo tiến trình sản xuất kinh doanh được thực hiện liên tục. Tín dụng thương mại là tín dụng giữa những người có nhu cầu sản xuất kinh doanh, có uy tín và mối quan hệ quen biết với nhau. Hơn nữa, tín dụng thương mại còn chịu ảnh hưởng vào sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất hàng hoá. - Tín dụng Ngân hàng Là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các tổ chức, cá nhân được thực hiện dưới hình thức: Ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín dụng) với các đối tượng trên. - Tín dụng nhà nước Là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các đơn vị và cá nhân được thực hiện dưới hình thức: Nhà nước sẽ đứng ra huy động vốn của các tổ chức, cá nhân bằng cách phát hành các trái phiếu, công trái để sử dụng vì mục đích và lợi ích chung của toàn xã hội. Tín dụng nhà nước có thể được thực hiện bằng hiện vật (như: thóc, gạo, trâu, bò,…) hoặc bằng hiện kim (tiền, vàng, bạc,…), nhưng bằng tiền là chủ yếu. Tín dụng nhà nước phát triển ở những nước có thị trường tài chính mạnh (đặc biệt là thị trường chứng khoán). - Tín dụng quốc tế Đây là quan hệ tín dụng giữa các chính phủ, giữa các tổ chức tài chính tiền tệ được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau nhằm trợ giúp lẫn 9 nhau để phát triển kinh tế xã hội của một nước, như: việc vay mượn giữa các quốc gia, giữa các Ngân hàng hay các tổ chức tài chính ở các nước khác nhau,...Thời kỳ kinh tế mở, Việt Nam đã mở ra một kỷ nguyên mới: mối quan hệ quốc tế giữa các nước được mở rộng về kinh tế lẫn chính trị. Hiện nay, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, như: Tổ chức Liên Hiệp Quốc, Quỹ tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới,... đã cấp nhiều hạn mức tín dụng cho Việt Nam với thời gian và lãi suất ưu đãi, nhằm mục đích đầu tư vào các dự án có giá trị lớn, phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, như xây dựng cầu - đường, công trình thuỷ điện, dự án khai thác dầu,... Ngoài ra, hình thức tín dụng quốc tế còn bao gồm hình thức tín dụng giữa Ngân hàng nước ngoài cấp cho các tổ chức hay cá nhân trong nước,... Quan hệ tín dụng quốc tế phát triển ở những nước có nền kinh tế mở, hội nhập cùng kinh tế thế giới, nhất là trong xu thế kinh tế thế giới ngày nay, tín dụng quốc tế ngày càng trở nên phổ biến. Các nguyên tắc cơ bản của TD Xuất phát từ bản chất của TD là phải hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi. Vì vậy, hoạt động TD phải dựa trên các nguyên tắc sau: Vốn vay phải có mục đích, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả Để đảm bảo nguyên tắc hoàn trả và đảm bảo cho nền kinh tế phát triển cân đối, thì khi cho vay, cần phải biết người vay sử dụng vào mục đích gì, có khả năng thu hồi nợ hay không, lợi nhuận tạo ra có đủ trang trại nợ gốc và lãi vay không, mức độ mạo hiểm như thế nào. Tính mục đích của TD thể hiện ở chỗ lựa chọn đối tượng cho vay, bao gồm cả hai mặt: cho ai vay và cho vay cái gì? Cho vay có mục đích không chỉ giới hạn trong việc cho vay phải nhằm đúng các đối tượng cụ thể như cho vay để trả tiền mua đối tượng cụ thể; mà phải hướng việc cho vay vào những khâu mấu chốt nhằm tạo ra hiệu quả. 10 Khi việc cho vay được thực hiện một cách có mục đích thì khả năng mang lại hiệu quả là điều gần như chắc chắn. Vốn vay phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả vốn và lãi Nguyên tắc này thể hiện đầy đủ bản chất của TD là sự hoàn trả trọn vẹn, đầy đủ về mặt giá trị và có thêm lợi tức theo công thức vận động của quỹ cho vay ( T-T’). Nó cũng bảo đảm tôn trọng qui luật lưu thông tiền TD: Tiền TD thường xuyên quay trở về nơi phát hành ra nó. Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải sử dụng công cụ kỳ hạn nợ. Xác định một kỳ hạn nợ hợp lý, tổ chức thu nợ nhanh chóng kịp thời,... điều đó vừa đảm bảo cho hoạt động của NH được tiến hành thường xuyên liên tục, vừa thúc đẩy các tổ chức đi vay quan tâm hoàn thành đúng thời hạn kế hoạch và hợp đồng kinh tế. Cho vay có bảo đảm Thực chất của nguyên tắc này là sự đảm bảo khả năng thu hồi nợ cho tổ chức TD. Có nhiều hình thức bảo đảm khác nhau: thế chấp, tín chấp, bảo lãnh, cầm cố,...Hiện nay vấn đề cho vay có bảo đảm ở nước ta được xem xét dưới nhiều góc độ. Trong một chừng mực nào đó sự bảo đảm tốt nhất cho một khoản vay chính là tính khả thi của dự án xin vay đó. Và vì thế việc thẩm định dự án cho vay chiếm tầm quan trọng hàng đầu. b. Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là hoạt động mà ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng dưới hình thức cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính và các hình thức khác. Bản chất của tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. 11 Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung: - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng. - Sự chuyển nhượng này có thời hạn hay mang tính tạm thời. - Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. Tai Việt Nam, khái niệm cấp tín dụng được định nghĩa là “việc thoả thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Theo các quy định pháp lý được quy định trong Luật Tổ chức tín dụng hiện hành thì các hình thức cấp tín dụng được định nghĩa như sau: - Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. - Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. - Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thoả thuận. - Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi 12 các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán. - Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán. - Hoạt động cho thuê tài chính là việc cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính và phải có một trong các điều kiện sau đây: + Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được nhận chuyển quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thoả thuận của hai bên; + Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cho thuê tại thời điểm mua lại; + Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cho thuê đó; + Tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. c. Phân loại tín dụng ngân hàng Phân loại theo hình thức cấp tín dụng Như đã đề cập trong mục 1.1.1.2, tín dụng NH được phân loại thành các hình thức sau: - Cho vay - Chiết khấu giấy tờ có giá - Bao thanh toán - Bảo lãnh - Cho thuê tài chính Phân loại theo thời hạn, tín dụng ngân hàng có các loại sau - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, được sử
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan