Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ “phân tích ảnh hưởng của can thiệp chính phủ việt nam trong gói kích cầu năm 200...

Tài liệu “phân tích ảnh hưởng của can thiệp chính phủ việt nam trong gói kích cầu năm 2009

.PDF
38
168
58

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là tự do hóa thị trường đã trở nên phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng nằm trong số những quốc gia này, Đảng và nhân dân ta đã và đang tích cực cải thiện và phát triển các định chế kinh tế để Việt Nam có thể trở thành một phần trong guồng máy thương mại thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực như dễ dàng tiếp cận và tận dụng được những kinh nghiệm, công nghệ cũng như những nguồn vốn hỗ trợ lớn từ các nước công nghiệp đã phát triển, chúng ta hiện phải đối mặt với những mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình toàn cầu hóa làm gia tăng tính phụ thuộc giữa các quốc gia với nhau; khi xảy ra những rủi ro kinh tế ở một quốc gia nào đó hậu quả của nó không chỉ tác động đến nền kinh tế của nước này mà là hàng loạt những ảnh hưởng đến tất cả các nước khác có liên hệ và hợp tác với quốc gia đó, đặc biệt là khi khủng hoảng tài chính lại xảy ra ở Mỹ - nền kinh tế hùng mạnh nhất hành tinh.Năm 2009 thực sự là năm thua lỗ nghiêm trọng của các tập đoàn tài chính lớn tại Mỹ. Đây là nguyên nhân dẫn tới sự chao đảo mạnh của hệ thống tài chính toàn thế giới, vì trong một thế giới mở như hiện nay, biên giới là thứ gần như không hề tồn tại trong ngành tài chính.Nhiều nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu ở châu Á thì chứng kiến tốc độ sụt giảm trong kim ngạch xuất khẩu và cũng có nguy cơ suy thoái theo. Thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất từ trước đến nay. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đang gánh chịu những hệ lụy từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Dấu hiệu suy giảm tăng trưởng lộ diện rõ nét khi tiêu dùng giảm mạnh, CPI ở mức âm 3 tháng liên tiếp, sản xuất kinh doanh đình đốn, kim ngạch xuất khẩu giảm sút. Nguồn thu ngân sách bị đe dọa do giá dầu thô sụt mạnh. Chính phủ đã huy động mọi lực lượng chống suy thoái và đặc biệt là gói kích cầu của chính phủ trong năm 2009 đã có chuyển biến mạnh mẽ và đã vượt qua sóng gió khủng hoảng kinh tế .Từ những vấn đề trên cho thấy bất ổn kinh tế vĩ mô và sóng gió trên thị trường tài chính quốc tế đã, đang và sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian sắp tới. Để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về những ảnh hưởng của can thiệp chính phủ đến nền kinh tế Việt Nam hiện nay, tôi tiến hành thực hiện tiểu luận : “Phân tích ảnh hƣởng của can thiệp chính phủ Việt Nam trong gói kích cầu năm 2009”để phần nào hiểu đươc vị thế và vai trò của chính phủ ta trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay . Qua đây , tôi xin chân thành cảm ơn tới Thầy giáo TS.Nguyễn Quang Hà đã tận tình hướng dẫn và giảng dạy trong suốt thời gian qua . Chắc hẳn bài tiểu luận còn nhiều sai sót rất mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn .Xin chân thành cảm ơn . PHẦN I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP KÍCH CẦU 1.1 Khái niệm chu kỳ kinh tế Trong kinh tế học, chu kỳ kinh tế (hay còn gọi là chu kỳ kinh doanh), là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự của ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. Cũng có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh tế chỉ gồm hai pha cơ bản là suy thoái và hưng thịnh. Các Pha của Chu Kỳ Kinh Tế Nguồn: Wikipedia Tiếng việt Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi.Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế. Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái , nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh. Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền kinh tế đã sang pha tiếp sau điểm ngoặt với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đổi chiều giữa mức âm và dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội.Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái kinh tế là tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút. Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái. Còn khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại.Trước đây, một chu kỳ kinh tế thường được cho là có bốn pha lần lượt là suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại, khủng hoảng theo nghĩa kinh tế tiêu điều, thất nghiệp tràn lan, các nhà máy đóng cửa hàng loạt,v.v. không xảy ra nữa. Vì thế toàn bộ giai đoạn GDP giảm đi, tức là giai đoạn nền kinh tế thu hẹp lại, được gọi duy nhất là suy thoái. Do đó kích cầu sẽ là một biện pháp quan trọng để làm giảm tình trạng suy thoái , kích thích tăng trưởng kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định . 1.2.Căn nguyên của tƣ tƣởng “kích cầu” và các quan điểm điều chỉnh kinh tế chủ yếu của John Maynard Keynes Việc sử dụng chi tiêu của Chính phủ để kích thích nền kinh tế bắt nguồn từ hai giả thuyết quan trọng của học thuyết Keynes trong cuốn “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ”. Thứ nhất, cuộc suy thoái bắt nguồn từ nền kinh tế có năng lực sản xuất bị dư thừa. Biểu hiện của tình trạng này là các yếu tố đầu vào cho sản xuất không được sử dụng hết công suất: thất nghiệp trên thị trường lao động, máy móc bị bỏ bê trong khu vực doanh nghiệp, và hàng hóa ế thừa. Hiện tượng dư cung khiến cho giá cả có khuynh hướng giảm trên tất cả các thị trường, do đó càng không khuyến khích người mua, và cầu càng ở dưới xa cung thực tế. Kết quả là, nền kinh tế bị mắc vào một cái bẫy suy thoái và không tự thoát ra được. Thứ hai, Chính phủ có khả năng chủ động chi tiêu toàn bộ, thậm chí nhiều hơn thu nhập của mình. Trong khi đó, các khu vực không phải Chính phủ (hộ gia đình và khu vực kinh tế tư nhân) thường chi tiêu ít hơn tổng thu nhập vì họ muốn để dành (khuynh hướng tiết kiệm cận biên lớn hơn 0). Trong điều kiện bình thường, khoản tiết kiệm được chuyển sang khu vực doanh nghiệp để đầu tư (tạo nên thành phần của tổng cầu). Nhưng trong điều kiện suy thoái, doanh nghiệp không muốn đầu tư thêm nữa vì không có khả năng lợi nhuận. Xuất phát từ giả thuyết thứ nhất, Keynes cho rằng nền kinh tế bị suy thoái vì tạm thời không có đủ cầu cho cung đang dư thừa, tức là thiếu “cầu có hiệu quả”, hay cầu có khả năng thanh toán. Do đó, bài toán sẽ được giải nếu xuất hiện một lượng “cầu có hiệu quả” đủ lớn. Xuất p hát từ giả thuyết thứ hai, rằng chỉ có Chính phủ mới có khả năng mạnh tay chi tiêu - dựa trên ý chí của mình - ngay cả khi nền kinh tế đang suy thoái (khiến các khu vực khác như tư nhân và hộ gia đình hoàn toàn thoái chí, không muốn chi tiêu). Trên cơ sở đó, Keynes đề xuất một phương án mà về căn bản theo nguyên lý sau: Dịch chuyển sức mua từ khu vực dân cư và tư nhân vào tay Chính phủ để tăng cầu có hiệu quả, đưa nền kinh tế ra khỏi cái bẫy đình đốn do thiếu sức mua.Do đó một trong những biện pháp được sử dụng hiệu quả theo quan điểm của Keynes là biện pháp kích cầu có thể là giảm thuế hặc tăng chi tiêu hoặc cả hai . Gói kích cầu được triển khai dựa trên cơ sở tác động trực tiếp đến các yếu tố cấu thành tổng cầu (C, I, G, NX ): +Tiêu dùng C: Keynes cho rằng bộ phận quan trọng nhất và ổn định nhất trong tổng cầu là tiêu dùng . suy thoái kinh tế khiến người dân bị mất việc hay thu nhập bị giảm sút thì xu hướng cắt giảm tiêu dùng là tất yếu. tuy nhiên rõ ràng là những nhóm thu nhập khác nhau sẽ có “xu hướng tiêu dùng cận biên” không giống nhau. những nhóm người bị tổn thương nhiều nhất từ suy thoái sẽ cắt giảm chi tiêu nhiều nhất. Nếu giải pháp kích cầu nhắm vào các đối tượng phải “chạy ăn từng bữa”, đối tượng có xu hướng tiêu dùng cận biên cao nhất thì họ sẽ nhanh chóng trở lại mức tiêu dùng cũ khi thu nhập được phục hồi. +Đầu tƣ I: theo Keynes, thành tố này của tổng cầu là nhạy cảm nhất. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng cầu đầu tư không hẳn chỉ phụ thuộc vào lãi suất mà về cơ bản là phụ thuộc vào tỷ lệ sinh lời cận biên của đầu tư. Trong thời kỳ suy thoái, lãi suất thấp cũng không nhất thiết trở thành một động lực quan trọng để kích thích đầu tư, và do vậy biện pháp “hỗ trợ lãi suất” chưa hẳn đã là biện pháp có hiệu lực cao trong đầu tư. Tính nhạy cảm của đầu tư nói lên rằng: khi nền kinh tế có tín hiệu phục hồi thì “bản năng động vật” ( animal spirit- thuật ngữ Keynes đã sử dụng) sẽ hình thành và tạo làn sóng đầu tư tư nhân, kích thích sự gia tăng sản lượng. Mặc dù gói kích cầu bao gồm các biện pháp chính sách có tác động về ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tuy nhiên để ngăn chặn kịp thời suy giảm, phần lớn gói kích cầu phải được thực hiện trong thời gian ngắn. Do vậy, chỉ nên dành một phần không lớn giá trị của gói kích cầu cho các công trình mất nhiều thời gian mới đưa vào sử dụng. +Chi tiêu chính phủ G: Theo công thức “số nhân chi tiêu” của Keynes, việc gia tăng vai trò và chi tiêu chính phủ đối với các dịch vụ công ( y tế, giáo dục…) sẽ giảm bớt gánh nặng đóng góp vào quá trình xã hội hoá của người dân. Người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp, cư dân nông thôn sẽ có nhiều tiền hơn cho tiêu dùng, đồng thời tiết kiệm và đầu tư tư nhân cũng có cơ hội tăng. +Xuất nhập khẩu NX: Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, các hàm xuất khẩu và nhập khẩu đều phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái. Một trong những nguyên nhân của tình trạng thâm hụt thương mại nặng nề là đồng bản tệ đã lên giá so với các đồng tiền của các đối tác thương mại chủ yếu. Điều này làm cho nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu. Để cải thiện cán cân thương mại và tăng hiệu lục của việc kích cầu đối với sản xuất trong nước, ngoài việc điều chỉnh giảm giá đồng nội tệ cần bổ sung thêm các biện pháp khác như tăng thuế tiêu thụ đặc biệt vào các mặt hàng xa xỉ. Như vậy, kích cầu chỉ là một trong những biện pháp của chính phủ liên quan đến chính sách tài khoá để đối phó với tình hình suy thoái. Nói cách khác, kích cầu là công cụ quan trọng nhất của chính sách kinh tế bên cạnh tác dụng bổ trợ của chính sách tiền tệ ( trong tình trạng lạm phát cao chính sách tiền tệ lại trở nên quan trọng). Trong hai loại biện pháp cụ thể là giảm thuế và tăng chi tiêu ngân sách nhà nước, biện pháp thứ hai được cho rằng có hiệu suất kích thích tổng cầu cao hơn. 1.3. Những yêu cầu của biện pháp kích cầu Theo nhà kinh tế Lawrence Summers, để biện pháp kích cầu có hiệu quả thì việc thực hiện nó phải đảm bảo: đúng lúc, trúng đích và vừa đủ. Đúng lúc (timely) tức là phải thực hiện kích cầu ngay khi các doanh nghiệp chưa thu hẹp sản xuất và các hộ gia đình chưa thu hẹp tiêu dùng. Nếu thực hiện sớm quá, kích cầu có thể làm cho nền kinh tế trở nên nóng và tăng áp lực lạm phát. Nhưng nếu thực hiện chậm quá, thì hiệu quả của kích cầu sẽ giảm. Việc thực hiện kích cầu đúng lúc càng phải được chú ý nếu các quá trình chính trị và hành chính để cho một gói kích cầu được phê duyệt và triển khai là phức tạp. Thường thì chính phủ phải đệ trình quốc hội kế hoạch kích cầu và phải được cơ quan lập pháp tối cao này thông qua. Và, không phải lúc nào công việc này cũng suôn sẻ. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với việc thực hiện kích cầu đúng lúc chính là sự thiếu chính xác trong xác định thời điểm chuyên pha của chu kỳ kinh tế. Có trường hợp kinh tế đã chuyển hẳn sang pha suy thoái một thời gian rồi mà công tác thu thập và phân tích số liệu thống kê không đủ khả năng phán đoán ra. Trúng đích ( Targeted) tức là hướng tới những chủ thể kinh tế nào tiêu dùng nhanh hơn khoản tài chính được hưởng nhờ kích cầu và do đó sớm gây ra tác động lan tỏa tới tổng cầu hơn; đồng thời hướng tới những chủ thể kinh tế nào bị tác động bất lợi hơn cả bởi suy thoái kinh tế. Thường thì đó là những chủ thể kinh tế có thu nhập thấp hơn. Người có thu nhập cao thường ít giảm tiêu dùng hơn so với người có thu nhập thấp trong thời kỳ kinh tế quốc dân khó khăn. Việc hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp để họ không phải giảm tiêu dùng hay thậm chí còn tăng tiêu dùng sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa, kích thích doanh nghiệp mở rộng sản xuất và thuê mướn thêm lao động. Để kích cầu trúng đich, các nhà hoạch định chính sách thường dựa vào các mô hình kinh tế lượng để mô phỏng hiệu quả của gói kích cầu qua các kịch bản khác nhau tương ướng với các mục tiêu khác nhau, từ đó tìm ra mục tiêu hợp lý nhất. Vừa đủ (Temprorary) tức là gói kích cầu sẽ hết hiệu lực khi nền kinh tế đã trở nên tốt hơn. Nếu gói kích cầu quá bé thì kích thích sẽ bị hụt hơi và tổng cầu có thể không bị kích thích nữa, khiến cho gói kích cầu trở thành lãng phí. Ngược lại gói kích cầu lớn qua tạo ra tác động kéo dài khiến cho nền kinh tế đã hồi phục mà vẫn trong trạng thái tiếp tục được kích thích thì sẽ dẫn tới kinh tế mở rộng quá mức, lạm phát tăng lên. Điều này càng được chú ý nếu ngân sách nhà nước và dự trữ ngoại hối nhà nước không dư dật. PHẦN II THỰC TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM VÀ CƠ CẤU GÓI KÍCH CẦU 2009 2.1.Thực trạng kinh tế Việt Nam trƣớc khi sử dụng gói kích cầu năm 2009 2.1.1.Tăng trưởng kinh tế giảm tốc Năm 2008, tăng trưởng GDP ở vào giai đoạn suy giảm. Dấu hiệu rõ nét nhất là mức tăng trưởng quý IV/2008 giảm mạnh so với mức tăng trưởng quý IV của các năm trước . Tăng trưởng quý I/2008 đạt 7,4%, hai quý đầu đạt 6,5%, ba quý đầu đạt 6,25% và cả năm chỉ là 6,23%. Rõ ràng đã có sự sụt giảm mạnh trong quý II và quý IV năm 2008, đây là các quý mà bình thường đều có tăng trưởng cao trong các năm khác. 2.1.2. Vốn đầu tư nước ngoài sụt giảm Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới, các nước đầu tư lớn đều rơi vào suy thoái, chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn, do đó dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam đã giảm sút. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp cũng khó khăn do các nhà đầu tư hướng tới các kênh đầu tư an toàn hơn. Một nguồn thu quan trọng nữa của Việt Nam là kiều hối (8-10 tỷ USD/năm), trong thời kỳ việc làm khó khăn, thu nhập giảm, tiêu dùng giảm, nguồn thu này bị ảnh hưởng là điều không tránh khỏi. 2.1.3. Kim ngạch xuất, nhập khẩu giảm mạnh Là một nền kinh tế có độ mở khá lớn, khu vực xuất nhập khẩu của Việt Nam đã trực tiếp chịu ảnh hướng xấu từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới, mà trong đó mối lo ngại lớn là xuất khẩu. Về xuất khẩu, kim ngạch của nước ta đã bắt đầu sụt giảm từ tháng 09/2008. Nguyên nhân do cầu tiêu dùng trên thị trường thế giới thu hẹp (đặc biệt là Mỹ, EU và Nhật Bản – vốn là những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam), cộng thêm yếu tố giảm giá mạnh của nhiều loại hàng hóa. Đối với một nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu như Việt Nam, sự giảm sút về kim ngạch xuất khẩu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng GDP, đẩy sâu đáy suy giảm của nền kinh tế. Về nhập khẩu, tình hình nhập khẩu hết sức ảm đạm, kim ngạch chỉ đạt 11,8 tỷ USD, giảm 45% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do giá trên thị trường thế giới giảm, đồng thời do kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể nhận thấy điều này qua cơ cấu nhập khẩu theo nhóm các mặt hàng. Nhóm các mặt hàng liên quan đến yếu tố đầu vào sản xuất giảm mạnh nhất, đáng chú ý là máy móc, thiết bị phụ tùng giảm 30,2% về kim ngạch so với quý I/2008; xăng dầu giảm 60,2%; sắt thép giảm 71%, sợi dệt giảm 28,7%. Nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu giảm thấp đã phản ảnh tình trạng ngưng trệ của sản xuất nói chung và gia công hàng xuất khẩu nói riêng. 2.1.4.Từ lạm phát chuyển sang giảm phát Năm 2008 là năm Việt Nam chứng kiến một tốc độ lạm phát cao kỷ lục trong vòng hơn một thập kỷ qua. Nguyên nhân chủ yếu là do: Đà tăng giá của năm 2007 khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, kết hợp với sai lầm trong chính sách tiền tệ để tốc độ tăng cung tiền quá nhanh, trong khi hiệu quả hấp thụ của nền kinh tế còn thấp, dẫn đến sự phát triển có phần bong bóng của kinh tế vĩ mô; Kinh tế thế giới cũng tăng trưởng nóng đẩy giá cả các mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu tăng cao. NHNN đã phải mạnh tay thắt chặt tiền tệ (tăng lãi suất, nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc), góp phần làm giảm mạnh tốc độ tăng giá trong nửa cuối năm 2008. 2.1.5. Thị trường chứng khoán (TTCK) lao dốc Cùng với suy giảm của nền kinh tế Việt Nam, TTCK không tránh khỏi một năm lao dốc. Sự tụt dốc này cũng là đặc trưng cho gia i đoạn suy giảm của một chu kỳ kinh tế.TTCK Việt Nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh nhất so với các thị trường trong khu vực châu Á. Diễn biến của TTCK với những sự kiện chính, 2008 Nguồn: Nguyễn Đức Thành (2009), Biến động của TTCK dưới góc nhìn kinh tế vĩ mô, Kinh tế Việt Nam 2008: Suy giảm và thách thức đổi mới, 172. 2.2. Nội dung và cơ cấu của gói kích cầu năm 2009 Trước đà suy giảm kinh tế, Chính phủ Việt Nam buộc phải có những chính sách mạnh mẽ để chủ động đối phó với suy giảm kinh tế trong nước cộng thêm ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Sức cầu nội địa đã có dấu hiệu nguội đi quá nhanh khi lạm phát bắt đầu quay đầu giảm mạnh trong quý IV/2008 với 3 tháng cuối năm liên tục đạt mức âm (so với tháng trước). Đây là một bức tranh đối ngược hoàn toàn so với thời điểm đầu năm. Sức cầu giảm sẽ kéo sức sản xuất trong nước giảm sút. Mặc dù lãi suất cuối năm 2008 đã có những đ ộng thái giảm mạnh, song tăng trưởng tín dụng hỗ trợ các doanh nghiệp vẫn rất khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là nhu cầu vay vốn giảm do doanh nghiệp lo ngại đầu ra gặp khó khăn. Đứng trước vòng luẩn quẩn này, Chính phủ buộc phải là đầu tàu trong vai trò kích cầu nền kinh tế. Đối với chính sách, Chính phủ cũng đã có những thay đổi căn bản khi chuyển từ mục tiêu lạm phát sang mục tiêu ngăn chặn suy giảm. Đây được coi là bước đi hết sức đúng đắn trước xu thế mới, các chính sách về nới lỏng tiền tệ và kích cầu l à điều không cần phải bàn cãi. Ngày 11/12/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30 về những giải pháp cấp bách nhằm: ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.Nghị quyết 30 được cụ thể hóa thông qua gói kích thích kinh tế của Chính phủ và được triển khai quyết liệt từ tháng 01/2009, với bốn nội dung chính: Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN tập tru ng và vốn trái phiếu Chính phủ; Miễn, giãn, giảm thuế; Hỗ trợ khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; Triển khai các chương trình an sinh xã hội.Ngày 12/05/2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố chính thức về gói kích thích kinh tế có giá trị 143.000 tỷ đồng (8 tỷ USD) của Chính phủ. Theo đó, gói kích thích kinh tế được chia thành 8 phần, cụ thể: Quy mô gói kích thích kinh tế năm 2009 Nguồn: DVSC (2010), Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán năm 2009 và triển vọng năm 2010 Tình hình triển khai gói kích thích kinh tế Trong phiên họp Chính phủ ngày 30/9 và 01/10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo tình hình thực hiện gói kích thích kinh tế trong năm 2009. Về bản chất, gói kích thích kinh tế dựa trên việc nới lỏng cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá. Chính sách tiền tệ Tính đến 24/09/2009, vốn tín dụng theo Quyết định 131 (gói hỗ trợ lãi suất 4%) đã giải ngân trên 405.000 tỷ đồng (95%), tín dụng theo Quyết định 443 (hỗ trợ lãi suất 4% cho vay trung và dài hạn) và Quyết định 497 (hỗ trợ lãi suất cho nông nghiệp nông thôn) trên 34.000 tỷ đồng, tín dụng bảo lãnh qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên 10.000 tỷ đồng (59%). Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất chuyển cho các tổ chức tín dụng ước thực hiện năm 2009 khoảng 10.000 tỷ đồng (59%). Chính sách tài khóa Tính đến đầu tháng 10/2009, tổng số vốn NSNN đã ứng trước kế hoạch năm 2009 được hoãn thu hồi là 3.400 tỷ đồng (100%). Vốn ứng trước kế hoạch 2010-2011 cho các chương trình dự án đến ngày 30/06/2009 là 15.492 tỷ đồng; vốn ứng trước năm 2010-2011 để bổ sung cho các dự án quan trọng cấp bách là 12.627 tỷ đồng (47%); tổng vốn ứng trước cho kiên cố hoá kênh mương, cấp bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì lao động, v.v… khoảng 37.100 tỷ đồng (99,7%). Nguồn vốn NSNN kế hoạch năm 2008 được kéo dài giải ngân đến hết tháng 06/2009 thực hiện khoảng 22.000 tỷ đồng (97,8%). Vốn trái phiếu Chính phủ chuyển nguồn sang năm 2009 giải ngân đến hết tháng 08/2009 đạt 4.500 tỷ đồng (60%). Vốn phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ, ước đến hết tháng 09/2009 giải ngân được khoảng 10.000 tỷ đồng (50%). Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết có tới 36/40 đợt phát hành trái phiếu không thành công. Về thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế thuế, đến 31/08 đã có trên 125 nghìn lượt doanh nghiệp và 937 nghìn đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về thuế. Tổng thu ngân sách được miễn, giảm, giãn đến hết 07/2009 khoảng 14.700 tỷ đồng, ước cả năm khoảng 20.000 tỷ đồng (71%), trong đó giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 9.900 tỷ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng khoảng 4.470 tỷ đồng; miễn thuế thu n hập cá nhân khoảng 4.507 tỷ đồng; giảm thu lệ phí trước bạ khoảng 1.140 tỷ đồng. Ngoài ra, giảm, giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu năm 2009 khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó giảm thu do giảm thuế 50% tại khâu nhập khẩu ước khoảng 5.000 tỷ đồng; giãn nộp thuế 180 ngày cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng ước khoảng 2.000 tỷ đồng. Mặc dù thực hiện miễn giảm thuế như vậy nhưng Uỷ ban Tài chính ngân sách Quốc hội vẫn đánh giá thu NSNN năm 2009 vẫn vượt khoảng 2,9% so với dự toán. Các chương trình an sinh xã hội Chính phủ đã cho phép mua dự trữ gạo trị giá 1.300 tỉ đồng, xăng dầu trị giá 1.500 tỉ đồng; ứng chi hỗ trợ hộ nghèo ăn Tết Kỷ Sửu, hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn, hỗ trợ thay thế xe công nông, xe ba bánh, khắc phục thiên tai... tổng cộng khoảng 7.000 tỉ đồng. Trên cơ sở thông tin cập nhật đến tháng 12/2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, quy mô gói kích thích kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội khoảng 122 nghìn tỷ đồng, tương đương 6,9 tỷ USD. Ước thực hiện trong năm 2009 đã sử dụng hết khoảng 100,6 nghìn tỷ đồng, tương đương 5,7 tỷ USD. Số còn lại sẽ được sử dụng trong năm 2010 và 2011. PHẦN III PHÂN TÍCH NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM TRONG GÓI KÍCH CẦU NĂM 2009 3.1.Những ảnh hƣởng tích cực của các can thiệp chính phủ Việt Nam trong gói kích cầu năm 2009 3.1.1 Nền kinh tế vượt qua suy giảm, lấy lại đà tăng trưởng Tăng trưởng GDP năm 2009 đạt 5,32%, quý I/2010 đạt 5,83% .Theo đà suy giảm kinh tế những tháng cuối năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2009 chỉ đạt 3,14%, là quý có tốc độ tăng thấp nhất kể từ năm 2000 trở lại đây. Sang quý II, III, IV của năm 2009, mức tăng GDP đã nâng dần lên lần lượt là 4,46%; 6,04% và 6,9%. Tính chung cả năm 2009, tổng sản phẩm trong nước tăng 5,32% , vượt mục tiêu 5% của kế hoạch. Việt Nam trở thành nước có mức tăng trưởng GDP cao nhất trong khu vực và là một trong những nước tăng trưởng cao nhất thế giới. So sánh quốc tế: Tốc độ tăng trƣởng GDP Đơn vị: % Quốc gia Trung Quốc Ấn Độ Indonesia Malaysia Philippines Thái Lan Việt Nam Nhật Bản Hoa Kỳ Anh 2008 9,55 7,35 6,00 4,63 3,84 2,46 6,17 -1,19 0,44 0,55 2009 8,74 5,67 4,55 -1,72 0,92 -2,28 5,32 -5,20 -2,44 -4,92 2010 10,04 8,78 6,00 4,72 3,63 5,52 6,04 1,90 3,10 1,34 Nguồn: IMF Thêm một tín hiệu tích cực là mức tăng GDP hai quý cuối năm 2009 đều cao hơn so với hai quý cuối năm 2008, đặc biệt tăng trưởng GDP quý I/2010 đạt 5,83%, cao hơn hẳn so với quý I/2009. Điều này chứng tỏ nền kinh tế đã vượt qua đáy suy giảm và đi vào giai đoạn phục hồi, bước đầu đạt tốc độ tăng trưởng khá, phản ảnh hiệu quả của gói kích thích kinh tế được triển khai. Tốc độ tăng trƣởng GDP, 2008 – Quý I/2010 Đơn vị: % 8% 7% 6% 5% 4% 3% 2% 1% 0% 2008Q1 2008Q2 2008Q3 2008Q4 2009Q1 2009Q2 2009Q3 2009Q4 2010Q1 Nguồn: Tổng cục Thống kê Ngành xây dựng phục hồi mạnh mẽ.Xu hướng phục hồi cũng thể hiện qua chỉ số tăng trưởng của các khu vực kinh tế: Từ đáy suy giảm vào quý I/2009, tất cả các ngành đều tăng trưởng khá dần .Trong đó, sự phục hồi mạnh mẽ nhất có thể nhìn thấy ở ngành xây dựng. Trái ngược với bức tranh ảm đạm năm 2008, bước sang năm 2009, ngành xây dựng đã tăng trưởng khá ấn tượng ngay từ quý I. Chính phủ đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hướng gói kích cầu vào ngành xây dựng, khuyến khích c ác doanh nghiệp xây nhà ở xã hội bằng cách giảm thuế suất từ 10% xuống còn 5%, cộng thêm chính sách nới lỏng tiền tệ, nhờ đó ngành xây dựng đang khởi sắc trở lại. Tính chung cả năm 2009, tăng trưởng của ngành này đạt 8,74%, một bước nhảy vọt so với mức 0,02% của năm 2008. Đà tăng trưởng tiếp tục được giữ vững trong quý I/2010 với mức tăng 7,13%, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP. Ngành xây dựng hiện là ngành mũi nhọn giúp duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế và giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp (nhờ tính chất sử dụng nhiều lao động của ngành này). Tăng trƣởng GDP các ngành, 2008 - Quý I/2010 (so với cùng kỳ năm trƣớc) Đơn vị: % 2008 QI/09 QII/09 QIII/09 2009 QI/10 Tổng số 6,23 3,10 3,90 4,56 5,32 5,83 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 3,79 0,40 1,25 1,57 1,83 3,45 Công nghiệp và xây dựng 6,33 1,50 3,48 4,48 5,52 5,65 Công nghiệp khai thác -3,83 4,50 7,62 8,17 7,30 0,52 Công nghiệp chế biến 10,05 -0,30 2,76 1,96 1,09 5,85 Công nghiệp điện nước 11,89 2,00 9,02 7,07 5,25 10,40 0,02 6,90 11,36 9,73 8,74 7,13 7,20 5,40 5,50 5,91 6,63 6,64 Xây dựng Dịch vụ Nguồn: Tổng cục Thống kê Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 tăng 7,6%, quý I/2010 tăng 13,6%.Công nghiệp là ngành bị ảnh hưởng mạnh do thị trường xuất khẩu hàng hoá thu hẹp, nhưng các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp kịp thời, có hiệu quả như hỗ trợ lãi suất vay vốn, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước thông qua gói kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng nên kết quả sản xuất, kinh doanh từng bước được khôi phục và tiếp tục tăng trưởng. Giá trị sản xuất công nghiệp tính chung cả năm 2009 tăng 7,6% so với năm 2008. Tốc độ tăng giá trị SX công nghiệp, 2008 - Quý I/2010 Đơn vị:% 25% 20.8% 19.4% 20% 16.3% 15% 13.6% 10% 7.6% 8.8% 3.2% 5% 8.5% 2.4% 0% 2008Q1 2008Q2 2008Q3 2008Q4 2009Q1 2009Q2 2009Q3 2009Q4 2010Q1 Nguồn: Tổng cục Thống kê Cầu về hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cải thiện đáng kể .Cầu nội địa có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế năm 2009 và quý I/2010 trong khi xuất khẩu của nước ta còn đang giảm sút do suy thoái kinh tế, cầu thế giới thu hẹp.Nhờ triển khai các giải pháp kích thích kinh tế, sản xuất trong nước đã phục hồi, giá cả hàng hóa, dịch vụ tương đối ổn định, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa nên cầu trong nước đã được cải thiện từ quý II/2009. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm 2009 theo giá thực tế đạt 1197,5 nghìn tỷ đồng tăng 18,6% so với năm 2008; nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 11% (năm 2008 chỉ tăng 6,5%). Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục tăng trong quý I/2010, đạt 364,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24,1% so với quý I/2009; nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 14,4% (quý I/2009 chỉ tăng 6,5%). 3.1.2. Vốn đầu tư phát triển có những tín hiệu tích cực Tăng vốn đầu tư là một điểm sáng của kinh tế Việt Nam năm 2009 để vượt qua tình trạng suy giảm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính phủ đã thực hiện các giải pháp kích cầu đầu tư, tăng cường huy động các nguồn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan