Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích chiến lược truyền thông của thương hiệu coolmate tại việt nam...

Tài liệu Phân tích chiến lược truyền thông của thương hiệu coolmate tại việt nam

.PDF
74
1
121

Mô tả:

lOMoARcPSD|15078687 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING Họ và tên sinh viên: Nguyễn Việt Anh MSSV: 1921005358 Lớp: CLC_19DMA03 BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 Đề tài PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG CỦA THƯƠNG HIỆU COOLMATE TẠI VIỆT NAM Ngành: Marketing Chuyên ngành: Quản trị Marketing TP. Hồ Chí Minh, năm 2021 lOMoARcPSD|15078687 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 Đề tài PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG CỦA THƯƠNG HIỆU COOLMATE TẠI VIỆT NAM Ngành: Marketing Chuyên ngành: Quản trị Marketing Sinh viên thực hiện: Nguyễn Việt Anh Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Ngọc TP. Hồ Chí Minh, năm 2021 lOMoARcPSD|15078687 Lời cảm ơn! Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường Đại học Tài chính Marketing khoa Marketing đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài thực hành nghề nghiệp một này. Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Th.S Nguyễn Thị Minh Ngọc, giảng viên đã hướng dẫn cho em bài thực hành nghề nghiệp 1 cho tác giả. Nhờ sự chỉ dạy tận tâm, cô đã giành nhiều thời gian để góp ý giúp tác giả hoàn thành bài luận một cách tốt nhất. Do điều kiện thời gian có hạn và kiến thức chuyên môn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong sẽ nhận được những ý kiến của quý thầy cô để tác giả có thể cải thiện cũng như trau dồi kiến thức Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô thật nhiều sức khỏe, tràn đầy nhiệt huyết để tiếp tục sự nghiệp vinh quang này. Em xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Việt Anh i lOMoARcPSD|15078687 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên ..................................................... MSSV ............................ (Phần này dành cho GV hướng dẫn trực tiếp ghi nhận xét về SV thực tập nghề nghiệp) Điểm bằng số Chữ ký giảng viên (điểm bằng chữ) (Họ và tên giảng viên) KHOA MARKETING ii lOMoARcPSD|15078687 MỤC LỤC CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG ................................................................................................ 6 1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING................................ 6 1.1.1 Khái niệm Marketing ....................................................................... 6 1.1.2 Vai trò của Marketing ...................................................................... 6 1.1.3 Chức năng của marketing ................................................................ 7 1.2 QUY TRÌNH MARKETING.................................................................. 7 1.2.1 R (Research): Nghiên cứu thông tin Marketing ............................ 7 1.2.2 STP (Segmentation, Targeting, Positioning): phân khúc, chọn thị trường, định vị. ............................................................................................... 8 1.2.3 MM (Marketing Mix): Xây dựng chiến lược marketing-mix ....... 8 1.2.4 I ( Implementation): Triển khai thực hiện chiến lược marketing 9 1.2.5 C (Control): Kiểm tra, đánh giá chiến lược marketing ................ 9 1.3 TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG .................................................. 9 1.3.1 Khái niệm truyền thông ................................................................... 9 1.3.2 Vai trò của truyền thông ................................................................ 10 1.3.3 Mô hình truyền thông ..................................................................... 11 1.4 CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG ..................................................... 13 1.4.1 Khái niệm chiến lược truyền thông ............................................... 13 1.4.2 Chiến lược đẩy kéo ......................................................................... 13 1.4.3 Các bước phát triển kế hoạch truyền thông Marketing ............. 14 1.5 CÁC THÀNH PHẦN TRONG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG 16 1.5.1 Quảng cáo (Advertisting) ............................................................... 16 1.5.2 Quan hệ công chúng tuyên truyền (Public relations) .................. 17 1.5.3 Khuyến mãi (sale promotion) ........................................................ 17 1.5.4 Bán hàng cá nhân (Personal Selling) ............................................ 19 1.5.5 Bán hàng cá nhân (Personal Selling) ............................................ 19 1.5.6 Marketing trực tiếp (Direct Marketing) ....................................... 19 iii lOMoARcPSD|15078687 2 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG CỦA THƯƠNG HIỆU COOLMATE TẠI VIỆT NAM ........................................... 22 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỜI TRANG TẠI VIỆT NAM .......... 22 2.1.1 Xu hướng phát triển của ngành .................................................... 22 2.1.2 Tình hình cung ứng trên thị trường .............................................. 25 2.2 GIỚI THIỆU VỀ THƯƠNG HIỆU COOLMATE ............................ 26 2.2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triền của thương hiệu ..... 26 2.2.2 Tầm nhìn và sứ mạng ..................................................................... 27 2.2.3 Cơ cấu tổ chức hành chính nhân sự .............................................. 27 2.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦA THƯƠNG HIỆU COOLMATE .................................................................................................... 28 2.3.1 Môi trường vĩ mô ............................................................................ 28 2.3.2 Môi trường vi mô ............................................................................ 33 2.4 HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA THƯƠNG HIỆU COOLMATE 37 2.4.1 Chiến lược STP ............................................................................... 37 2.4.2 Hoạt động Marketing Mix ............................................................. 39 2.5 HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA THƯƠNG HIỆU COOLMATE .................................................................................................... 41 2.5.1 Đối tượng truyền thông .................................................................. 41 2.5.2 Mục tiêu truyền thông .................................................................... 42 2.5.3 Thiết kế thông điệp ......................................................................... 43 2.5.4 Lựa chọn phương tiện truyền thông ............................................. 43 2.5.5 Phối thức truyền thông ................................................................... 44 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................ 53 3 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA THƯƠNG HIỆU COOLMATE ....................................................................................................... 54 3.1 MỤC TIÊU HÀNH ĐỘNG TRONG NĂM 2021 ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG CỦA THƯƠNG HIỆU ...................................... 54 iv lOMoARcPSD|15078687 3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG CỦA THƯƠNG HIỆU COOLMATE............................................................ 54 3.2.1 Đối tượng truyền thông .................................................................. 54 3.2.2 Mục tiêu truyền thông .................................................................... 54 3.2.3 Thiết kế thông điệp ......................................................................... 55 3.2.4 Lựa chọn phương tiện truyền thông ............................................. 55 3.2.5 Phối thức truyền thông ................................................................... 56 3.3 Đề xuất khác ............................................................................................ 58 Danh mục biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh hình 1.1 : mô hình truyền thông ...................................................................................... 11 hình 1.2: so sánh chiến lược đẩy và kéo .......................................................................... 13 hình 2.1: tổng số tiền chi tiêu cho các danh mục thương mại điện tử tiêu dùng vào năm 2020 ................................................................................................................................ 23 hình 2.2: các nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam .................. 25 hình 2.3: Số liệu thống kê dân số Việt Nam năm 2021 .................................................. 29 hình 2.4: những xu hướng công nghệ quan trọng hiện nay ............................................31 hình 2.5 bản đồ định vị sản phẩm của Coolmate............................................................ 39 hình 2.6: số tiền Coolmate ủng hộ các bé có hoàn cảnh khó khăn ................................45 hình 2 7: thống kê các con số của chương trỉnh Care & Share .....................................45 hình 2.8: bài viết trên Facebook khảo sát khách hàng của Coolmate............................. 46 hình 2.9: hình ảnh minh họa các chương trình khuyến mãi của Coolmate……………...47 hình 2.10: hình ảnh gói sản phẩm của chương trình” tủ đồ định kỳ- Cool sub” ...........48 hình 2.11: hình ảnh giao diện bộ phận cskh online tại wesite Coolmate.me ................. 49 hình 2.12: hình ảnh đội ngũ chăm sóc khách hành Coolmate........................................50 hình 2.13: hình ảnh các KOls quảng cáo cho Coolmate .............................................. .51 hình 2.14: hình ảnh thông báo từ kênh youtube JV ........................................................ 51 hình 2.15: hình ảnh Coolmate lên báo GenK ............................................................. …52 hình 2.16: CEO Phan Chí Nhu đã thương thảo thành công với Shark Bình ................. .52 v lOMoARcPSD|15078687 Tóm tắt Hiện nay, trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao. Người tiêu dùng ngày càng chú ý hơn về ngoại hình và phong cách ăn mặc. Chính vì thế thị trường thời trang ở Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm hơn. Những vấn đề cạnh tranh trong kinh tế thị trường ngày càng khốc liệt và phức tạp. Các chiến lược truyền thông được doanh nghiệp đề ra nhằm thu hút khách hàng biết tới sản phẩm của mình Muốn đạt được mục tiêu đề ra, các thương hiệu cần áp dụng tổng hợp các công cụ, phương pháp truyền thông một cách hiệu quả để đem lại hiệu quả cao mà không làm giá thành sản phẩm tăng quá cao do chi phí quảng cáo. Tại thị trường Việt Nam, Coolmate là một thương hiệu non trẻ mới chỉ thành lập trong thời gian gần đây nhựng đã đạt được nhiều cột mốc đáng chú ý. Chúng ta sẽ cùng tác giả phân tích chiến lược truyền thông của Coolmate tác giả tìm hiểu đề tài “Phân tích chiến lược truyền thông của thương hiệu Coolmate tại thị trường Việt Nam”. Ta sẽ cùng tìm hiểu cơ sớ lý thuyết về marketing và chiến lược truyền thông, thực trạng hoạt động truyền thông của Coolmate tại thị trường Việt Nam và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của thương hiệu. abstract Currently, in the context of increasing consumption demand of Vietnamese people. Consumers pay more and more attention to appearance and style of dress. Therefore, the fashion market in Vietnam in recent years has received more and more attention from businesses. Competition issues in the market economy are increasingly fierce and complex. Communication strategies are established by businesses to attract customers to know about their products. To achieve the set goals, brands need to apply a combination of effective communication tools and methods to bring high efficiency without increasing product costs too much due to advertising costs. In the Vietnamese market, Coolmate is a fledgling brand that was only recently established but has achieved many remarkable milestones. Together with the author, we will analyze the communication strategy of Coolmate, the author will learn the topic "Analysis of the communication strategy of the Coolmate brand in the Vietnamese market". Through this topic, we will learn the theoretical basis of marketing and communication strategies, the current status of Coolmate's communication activities in the Vietnamese market and propose solutions to improve the effectiveness of the brand's communication activities. brand. 1 lOMoARcPSD|15078687 A. PHẦN MỞ ĐẦU lOMoARcPSD|15078687 i. Lý do chọn đề tài Nói đến thị trường thời trang là nói đến xu hướng làm đẹp của con người. Kinh doanh thời trang hiện nay được biết đến là mà một mặt hàng thu hút được đông đảo sự quan tâm của người tiêu dùng. Khi mà đời sống của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao thì nhu cầu của con người cũng ngày một phát triển hơn. Một trong những lĩnh vực đòi hỏi ngày càng cao ấy của con người chính là thị trường thời trang. Trong những năm trở lại đây, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng mạnh. Theo khảo sát độ lớn của thị trường thời trang bao gồm cả quần áo và giày dép ở Việt Nam gần đây nhất trong năm 2018 là 3,8 tỉ USD, chiếm một tỉ trọng không nhỏ trong trong thị trưởng sản phẩm tiêu dùng ( (Sang, 2019) Dự báo trong những năm tới vẫn còn phát triển. Vào năm 2017 chỉ trong thời gian ngắn hàng loạt những hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới như Uniqlo, Masimo, Stradivarius… ra mắt và đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Ngành thời trang Việt Nam đang phải chịu sức ép và cạnh tranh lớn với các thương hiệu nước ngoài. Sự suất hiện những thương hiệu của ngành thời trang nước ngoài không chỉ đáp ứng được nhu cầu mua sắm của những người tiêu dùng thời trang cao cấp, thỏa mãn nhu cầu mua sắm ngày càng cao mà còn gây sức ép lớn cho thị trường thời trang trong nước hiện nay.Vào năm 2019, giá bán lẻ của ngành thời trang nam tăng 10% và đạt mức 22,2 nghìn tỷ VND. Trong đó quần jeans nam cao cấp ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2019, với giá trị bán lẻ tăng đến 25%. Trong giai đoạn tới, giá trị bán lẻ CAGR ( tốc độ tăng trưởng hằng năm kép) của ngành thời trang nam dự kiến sẽ giảm mạnh vào năm 2020 ( do ảnh hưởng của dịch COVID19 kiến tốc độ bán hàng chậm và nhiều của hàng phải đóng cửa), sau đó dần khôi phục trở lại qua từng năm. Dự kiến giá trị bán lẻ sẽ lên đến 13% với mức giá trị hiện tại (8% giá trị cố định), cùng doanh thu đạt 40,5 nghìn tỷ đồng vào năm 2024. (marketers, 2020). Sự phát triển mạnh mẽ của các thương hiệu thời trang quốc tế như Zara, H&M, Uniqlo,…tại thị trường Việt Nam tạo nên sự cạnh tranh trong thị trường trong nước. Trong thời đại 4.0,Coolmate được hình thành, thương hiệu đã áp dụng sức mạnh của công nghệ vào thời trang để đưa ra giải pháp mua sắm đồ cơ bản cho nam giới.Với mô hình tiện lợi hơn, tiết kiệm hơn- khách hàng có thể mua cả tủ đồ đảm bảo chất lượng , giá tốt, giao hàng nhanh chóng và dịch vụ chăm sóc vượt trội Chỉ với 2 phút trên website, người dùng có thể tạo ngay cho mình một tủ đồ bao gồm 2 lOMoARcPSD|15078687 các món đồ cơ bản như áo thun, đồ lót, bít tất, với 10 sản phẩm mà chỉ cần trả 490.000 đồng đã bao gồm phí vận chuyển”, Nhu Phạm (CEO Coolmate) nói và cho biết, doanh số của Công ty đã tăng 5 lần sau một năm thành lập chỉ nhờ vào việc bán các món đồ cơ bản dành cho nam giới. Với tốc độ tăng trưởng doanh thu hơn 30%/tháng, Coolmate đã có lợi nhuận từ nửa cuối năm 2020 cũng như đã nhận vốn đầu tư. Thương hiệu này còn tận dụng một phương pháp gia tăng doanh số thông qua chia sẻ của những người có sức ảnh hưởng, khi từng có trường hợp mang về doanh số hơn 50.000 USD/ngày. Từ một thương hiệu mới thành lập, Coolmate đã thực hiện chiến lược truyền thông như thế nào để cạnh tranh với các thương hiệu nội địa lâu năm, có tên tuổi lớn để khẳng định được chỗ đứng trên thị trường và xây dựng mô hình kinh doanh chất lượng đáp ứng được nhu cầu thời trang của nam giới tại Việt Nam hiện nay? Để giải đáp câu hỏi trên tác giả đã chọn đề tài “Phân tích chiến lược truyền thông của thương hiệu COOLMATE tại Việt Nam” ii. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu gồm bốn mục tiêu chính:  Hệ thống lại kiến thức về chiến lược truyền thông trong marketing  Nắm được kiến thức tổng quan về ngành hành thởi trang nam tại thị trường Việt Nam  Phân tích chiến lược truyền thông của thương hiệu Coolmate  Đưa ra đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất iii. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu _ Đối tượng nghiên cứu chính: Chiến lược truyền thông của thương hiệu Coolmate _Phạm vi nghiên cứu: 3 lOMoARcPSD|15078687  Không gian: Tại thị trường Việt Nam  Thời gian: số liệu được lấy từ năm 2019 – 2021 _Thời gian thực hiện đề tài: 22/3/2021 – 30/5/2021 iv. Nội dung nghiên cứu Để giải quyết các vấn đề đã được nêu ở phần đầu, cần tiến hành theo các nội dung chính sau đây:  Hệ thống cơ sở lý luận chiến lược truyền thông trong hoạt động marketing  Cái nhìn tổng quan về ngành, xu hướng và thị hiếu của người tiêu dung thay đổi như thế nào trong thời kì đại dịch COVID-19 .Trong quá trình hoạt động của thương hiệu đã gặp những khó khan gì.  Phân tích chi tiết và rõ ràng về nội dung truyền thông của công ty thực hiện trên những phương tiện đưa ra những nhận định cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của thương hiệu Coolmate v. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:  Phương pháp nghiên cứu thống kê và tổng hợp: Thống kê và tổng hợp dữ liệu, số liệu có được từ các bảng báo cáo của doanh nghiệp năm 2019- 2021 để nắm bắt được tình trạng truyền thông của thương hiệu đối với thị trường thời trang nam trong nước  Phương pháp quan sát: quan sát kế hoạch triền khai chiến lược của công ty để tự đánh giá và đề xuất một số ý kiến mang tính cá nhân đối với hoạt động truyền thông của thương hiệu  Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Tìm hiểu thêm về thương hiệu qua các dữ liệu từ nguồn internet và từ số liệu, dữ liệu thương hiệu cung cấp. 4 lOMoARcPSD|15078687 vi. Kết cấu đề tài Nội dung của bài luận được trình bày trong 3 phần cụ thể sau Phần A: Phần mở đầu Phần B: Phần nội dung Gồm ba chương:  Chương 1: Cơ sở lý luận Truyền thông trong Marketing và chiến lược truyền thông  Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động truyền thông của thương hiệu Coolmate  Chương 3: Đề xuất giải pháp Phần C: Phần kết luận 5 lOMoARcPSD|15078687 B. PHẦN NỘI DUNG lOMoARcPSD|15078687 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG 1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING 1.1.1 Khái niệm Marketing Marketing bao gồm nhiều lĩnh vực, do đó khi xét ở các góc độ ta sẽ có nhiều định nghĩa khác nhau về marketing. Tiêu biểu có thể nói đến hai định nghĩa sau đây: Định nghĩa của Philip Kotler. Marketing là một quá trình xã hội mà trong đó những cá nhân hay nhóm có thể nhận được những thứ mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi tự do những sản phẩm, dịch vụ có giá trị với người khác”. Còn theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Mỹ (The American Marketing Association- AMA) “Marketing là quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị và phân phối các ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thỏa mãn mục tiêu của cá nhân và tổ chức”. Tóm lại, marketing là một quá trình quản trị xã hội, mà trong đó các cá nhân hay nhóm sẽ nhận được những cái mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi những sản phẩm và giá trị với người khác. 1.1.2 Vai trò của Marketing Theo quá trình phát triển kinh tế xã hội, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức cao về vai trò của marketing trong kinh doanh. Nếu trước đây người ta xem marketing có vai trò ngang bằng như các yếu tố khác của doanh nghiệp như yếu tố sản xuất, tài chính, nhân sự, thì bây giờ vai trò của marketing đã được xem trọng hơn, marketing trở thành triết lý mới trong kinh doanh. Vai trò của marketing có thể khái quát như sau: Trước hết, marketing hướng dẫn các doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhu cầu khách hàng cũng như nghệ thuật làm hài lòng khách hàng, marketing định hướng cho hoạt động kinh doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp. 6 lOMoARcPSD|15078687 Thứ hai, marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ và dung hòa lợi ích của doanh nghiệp mình với lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích xã hội. Thứ ba, marketing là một công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí, uy tín của mình trên thị trường. Thứ tư, marketing trở thành “trái tim” của mọi hoạt động trong doanh nghiệp, các quyết định khác về công nghệ, tài chính, nhân lực đều phụ thuộc phần lớn vào các quyết định marketing như: Sản xuất sản phẩm gì ?, cho thị trường nào?, sản xuất như thế nào? với số lượng bao nhiêu ?. 1.1.3 Chức năng của marketing Nếu nói hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm, thì hoạt động marketing tạo ra khách hàng và thị trường. Vai trò này xuất phát từ những chức năng đặc thù của marketing. Những chức năng của marketing là nghiên cứu thị trường và phát hiện nhu cầu của khách hàng, từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể thích ứng/ đáp ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng hiện nay, hiệu quả kinh tế và phối hợp. 1.2 QUY TRÌNH MARKETING Marketing lấy khách hàng làm trung tâm , bản chất của marketing là thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng muốn thực hiện điều này quá trình marketing trong doanh nghiệp phải thực hiện năm bước cơ bản sau đây: S  STP  MM  I  C 1.2.1 R (Research): Nghiên cứu thông tin Marketing Nghiên cứu thông tin tiếp thị là việc trình bày, tập hợp, phân tích và báo cáo dữ liệu theo hệ thống liên quan đến tình huống tiếp thị cụ thể mà tổ chức đang đối mặt. Các doanh nghiệp sử dụng nghiên cứu tiếp thị trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ, nghiên cứu tiếp thị giúp các chuyên gia tiếp thị nhận biết được những thông tin liên quan đến dộng lực, hành vi mua hàng và mức độ hài lòng của khách hàng. 7 lOMoARcPSD|15078687 Nó giúp họ đánh giá tiềm năng thị trường và thị phần hoặc đo lường mức độ hiệu quả của các hoạt động định giá, sản phẩm, phân phối và quảng cáo. 1.2.2 STP (Segmentation, Targeting, Positioning): phân khúc, chọn thị trường, định vị. Nghiên cứu giúp doanh nghiệp khám phá nhiều phân khúc/ nhóm khách hàng, doanh nghiệp phải quyết định, phân khúc nào, nhóm khách hàng nào là mục tiêu sẽ theo đuổi, sẽ cung cấp giá trị vượt trội cho họ, Để quyết định chính xác thị trường nào là thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải phân đoạn, đánh giá các đoạn thị trường, chọn thị trường nào phù hợp với khả năng của mình. Doanh nghiệp còn phải định vị sản phẩm của mình để khách hàng có thể nhận biết lợi ích then chốt của sản phẩm và tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường. Định vị là những nỗ lực tạo ra nhận thức, khác biệt trong tâm trí khách hàng về sản phẩm/dịch vụ. 1.2.3 MM (Marketing Mix): Xây dựng chiến lược marketing-mix Marketing- mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã hoạch định. Các thành tố đó là:     Sản phẩm (Product). Giá cả (Price). Phân phối (Place). Chiêu thị/Thông tin marketing (Promotion) Marketing – mix còn được gọi là chính sách 4 Ps do viết tắt 4 chữ đầu các thành tố (Đây là quan điểm của Giáo sư Jerome McCarthy đưa ra vào những năm 60).  Sản phẩm (Product) nghĩa là tổng các hàng-hóa-và-dịch-vụ mà Công ty cung cấp cho thị trường mục tiêu.  Giá cả (Price) là lượng tiền khách hàng phải thanh toán để có được sản phẩm.  Phân phối (Place) bao gồm các hoạt động khiến sản phẩm luôn trong tình trạng sẵn có cho người tiêu dùng mục tiêu. 8 Downloaded by toan ru ([email protected]) lOMoARcPSD|15078687  Chiêu thị (Promotion) nghĩa là các hoạt động chuyển tải giá trị của sản phẩm và thuyết phục khách hàng mục tiêu mua nó. 1.2.4 I ( Implementation): Triển khai thực hiện chiến lược marketing Hoạch định chiến lược tốt mới chỉ là khởi đầu cho một chiến lược tiếp thị thành công. Một chiến lược tiếp thị đúng đắn phải dự trù trường hợp công ty không thể thực hiện được chiến lược một cách hợp lý. Thực hiện tiếp thị (marketing implementation) là quy trình chuyến đổi kế hoạch tiếp thị thành các hành động tiếp thị để đạt được các mục tiêu tiếp thị chiến lược. Phần thực thi sẽ nêu ra đối tượng, địa điểm, thời gian và cách thức. 1.2.5 C (Control): Kiểm tra, đánh giá chiến lược marketing Vì sẽ có nhiều điều bất ngờ xảy ra trong khi thực hiện kế hoạch tiếp thị, chuyên gia tiếp thị phải liên tục thực hiện công tác giám sát tiếp thị (marketing control) đánh giá kết quả của chiến lược và kế hoạch tiếp thị, đồng thời thực hiện những hoạt động điều chỉnh để đảm bảo đạt được mục tiêu. Quản lý tiếp thị bao gồm bốn bước sau đây. Đầu tiên, đội ngũ quản trị cần thiết lập các mục tiêu tiếp thị cụ thể. Sau đó, họ phải đo lường hiệu quả trên thị trường và đánh giá nguyên nhân của sự khác biệt giữa hiệu quả kỳ vọng và hiệu quả thực tế. Cuối cùng, đội ngũ quản trị thực hiện các hoạt động điều chỉnh để lấp đầy khoảng cách giữa mục đích và kết quả hoạt động này có thể buộc doanh nghiệp phải thay đổi chương trình hành động hoặc thậm chỉ thay đổi cả mục đích. 1.3 TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG 1.3.1 Khái niệm truyền thông Truyền thông là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm… liên tục giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng xã hội. Frank Dance- Giáo sư về truyền thông học người Mỹ đưa ra định nghĩa về truyền thông là:” Truyền thông là quá trình làm cho cái trước đây là độc quyền của một hoặc vài người trở thành cái chung của hai hoặc nhiều người” 9 Downloaded by toan ru ([email protected]) lOMoARcPSD|15078687 Theo Philip Kotler, truyền thông marketing (marketing communication) là các hoạt động truyền thông tin một cách gián tiếp hay trực tiếp về sản phẩm và bản thân doanh nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng vào doanh nghiệp cũng như sản phẩm, và mua sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, truyền thông là hoạt động cung cấp, truyền tải thông tin một cách rộng rãi đến các đối tượng khác nhau như công chúng, khách hàng tiềm năng, đối tác, đối thủ cạnh tranh… và cả nhân viên trong doanh nghiệp đó, để được nhiều người biết đến nhằm tạo ra sự quan tâm, ủng hộ từ các đối tượng mục tiêu. Do đó, truyền thông đóng vai trò quan trọng sống còn trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính người/tổ chức gửi đi thông tin. Ngày nay, các phương tiện truyền thông đại chúng đã là một phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi con người trong xã hội. Con người khao khát thông tin, tìm kiếm thông tin về mọi mặt và chính các phương tiện truyền thông đại chúng đã đáp ứng phần lớn nhu cầu ấy. Nhờ những sáng tạo vượt bậc của khoa học kỹ thuật cho phép chúng ta có thể nắm bắt thông tin trên toàn thế giới một cách nhanh nhất, tiện lợi và hiệu quả nhất. 1.3.2 Vai trò của truyền thông Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội. Truyền thông tác động đến nhận thức của công chúng, từ nhận thức sẽ tác động đến hành động và ứng xử của công chúng. Khi mà một ứng xử của công chúng được lặp đi lặp lại sẽ thành nề nếp, tập quán cuối cùng trở thành những chuẩn mực của xã hội. Nhờ đến truyền thông mà những vấn đề này được xã hội chấp nhận và lan truyền nhanh trong công chúng. Bên cạnh đó truyền thông còn ảnh hưởng tới quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp vì: 10 Downloaded by toan ru ([email protected]) lOMoARcPSD|15078687 Truyền thông là phương pháp mạnh mẽ nhất mang thương hiệu của doanh nghiệp đến với khách hàng tiềm năng. Thông qua các kênh truyền thông đại chúng như: truyền miệng, báo chí, truyền thanh, truyền hình, internet. Hình ảnh và các thông điệp về doanh nghiệp sẽ đến được với đông đảo độc giả nhất. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay chúng có thể có sự lan truyền chia sẻ mạnh mẽ trên các kênh internet, mạng xã hội với những tốc độ mà bạn sẽ không thể ngờ  Truyền thông giúp định hướng khách hàng. Thông qua hoạt động quảng bá, truyền tải, chia sẻ. Doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng lòng tin về thương hiệu của doanh nghiệp đối với khách hàng.  Truyền thông là một hoạt động mang tính tương tác đa chiều. Nên doanh nghiệp cũng có thể nhận biết được những thông tin phản hồi từ khách hàng để có thể phát huy những thông tin tức cực hoặc sửa đổi điều chỉnh những thông tin mang tính nhiễu  1.3.3 Mô hình truyền thông Muốn đạt được hiệu quả truyền thông, các doanh nghiệp cần phải hiểu sự truyền thông hoạt động như thế nào, nắm được những yếu tố cơ bản của truyền trông và các mối quan hệ của quá trình truyền thông Người gửi Mã hóa Thông điệp Giải mã Kênh truyền thông Sự nhiễu tạp Phản hồi Đáp ứng hình 1.1: mô hình truyền thông 11 Downloaded by toan ru ([email protected]) Người nhận
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan