Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển ngành...

Tài liệu Phát triển ngành

.PDF
137
44
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ____________________________ NGUYỄN TRUNG PHONG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐÁ TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng – Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ____________________________ NGUYỄN TRUNG PHONG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐÁ TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số : 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Quang Bình Đà Nẵng – Năm 2012 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Trung Phong ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Bố cục đề tài 3 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐÁ 8 1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐÁ 8 1.1.1. Một số khái niệm 8 1.1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến đá và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế – xã hội 1.1.3. Ý nghĩa của phát triển ngành CNCB đá 10 12 1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐÁ 12 1.2.1. Phát triển theo chiều rộng ngành CNCB đá 12 1.2.2. Phát triển theo chiều sâu ngành công nghiệp chế biến đá 19 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐÁ 24 1.3.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên 24 1.3.2. Nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội 24 1.3.3. Nhóm nhân tố nguồn lực 27 1.4. KINH NGHIỆM MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐÁ 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển ngành CNCB đá tỉnh Phú Yên 27 27 iii 1.4.2. Kinh nghiệm phát triển ngành CNCB đá tỉnh Gia Lai 29 1.4.3. Bài học kinh nghiệm 30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐÁ TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2001 – 2011 32 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐÁ 32 2.1.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên 32 2.1.2. Nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội 36 2.1.3. Nhóm nhân tố về nguồn lực 44 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐÁ TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2001 – 2011 45 2.2.1. Phát triển theo chiều rộng ngành CNCB đá tỉnh Bình Định 45 2.2.2. Phát triển theo chiều sâu 63 2.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐÁ TỈNH BÌNH ĐỊNH 67 2.3.1. Thuận lợi 67 2.3.2. Khó khăn 68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐÁ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 71 3.1. CHIẾN LƯỢC VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐÁ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 71 3.1.1. Chiến lược phát triển 71 3.1.2. Mục tiêu phát triển 73 3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN ĐÁ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 3.2.1. Quan điểm quy hoạch 74 74 iv 3.2.2. Mục tiêu quy hoạch 75 3.2.3. Định hướng cho quy hoạch khai thác và chế biến đá Granite 75 3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CNCB ĐÁ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 77 3.3.1. Giải pháp về nguồn nguyên vật liệu đầu vào 77 3.3.2. Giải pháp về nguồn nhân lực 78 3.3.3. Giải pháp về vốn 80 3.3.4. Giải pháp về đầu tư đổi mới công nghệ và cải tiến quy trình sản xuất 86 3.3.5. Giải pháp về phát triển thị trường 89 3.3.6. Giải pháp về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác và chế biến đá 3.3.7. Giải pháp về tổ chức tốt liên kết giữa các doanh nghiệp 92 93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNCB : Công nghiệp chế biến DN : Doanh nghiệp DNCB : Doanh nghiệp chế biến GTSL : Giá trị sản lượng GTSXCN : Giá trị sản xuất công nghiệp KNXK : Kim ngạch xuất khẩu KNNK : Kim ngạch nhập khẩu KCN : Khu công nghiệp LLLĐ : Lực lượng lao động TSCĐ : Tài sản cố định SXKD : Sản xuất kinh doanh TQM : Quản lý chất lượng tổng thể VLXD : Vật liệu xây dựng vi DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng 2.1 Tổng sản phẩm trong tỉnh phân theo khu vực kinh tế thời kỳ 2001 – 2011 (theo giá cố định năm 1994) 2.2 Trang 38 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bình Định từ năm 2005 - 2011 40 2.3 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 44 2.4 Sản lượng đá thành phẩm từ năm 2001 - 2011 46 2.5 Giá trị sản lượng ngành CNCB đá từ năm 2001 – 2011 48 2.6 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng ngành CNCB đá từ năm 2001 – 2011 49 2.7 Giá trị kim ngạch xuất khẩu đá từ năm 2001 – 2011 50 2.8 Số lượng và mức tăng các DNCB đá từ năm 2001 – 2011 51 2.9 Mức tăng vốn các DNCB đá từ năm 2001 – 2011 53 2.10 Tỉ lệ vốn vay của các DNCB đá từ năm 2001 – 2011 54 2.11 Cơ cấu vốn của các DNCB đá từ năm 2001 – 2011 55 2.12 Quy mô vốn các DNCB đá từ năm 2001 – 2011 56 2.13 Nguyên liệu đầu vào các DNCB đá từ năm 2001 – 2011 58 2.14 Doanh nghiệp chế biến đá tỉnh Bình Định chia theo quy mô lao động từ năm 2001 - 2011 59 2.15 Quy mô lao động các DNCB đá từ năm 2001 - 2011 61 2.16 Nhận định của DN về trình độ thiết bị và công nghệ 62 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bình Định là một trong năm tỉnh được xác định nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây nguyên cùng với các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quang Nam và Quảng Ngãi. Với lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi đường bộ kết nối giữa các tỉnh miền Trung và Tây nguyên. Có lợi thế để phát triển một số ngành công nghiệp như : chế biến đá, thủy sản, đá các loại,…. Trong đó, ngành CNCB với tiềm năng trữ lượng lớn nhưng chưa được khai thác hợp lý về phương pháp cũng như hướng phát triển của Ngành này, do đó đã làm hạn chế tiềm năng và lãng phí tài nguyên sẵn có. Với tiềm năng lớn và để có thể phát triển thành một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong các ngành CNCB của tỉnh, đòi hỏi phải có chính sách, chiến lược phát triển đúng hướng. Toàn tỉnh hiện có 64 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến đá các loại, với tổng năng lực chế biến hiện đạt hơn 1,500.000 m2 đá granite (45.000 – 46.000m3 nguyên liệu/năm) và trên 1,000.000 m3 đá VLXD thành phẩm/năm, tăng khoảng 3 lần so với năm 2001. Đặc biệt, lĩnh vực chế biến đá granite có sự phát triển mạnh, sản phẩm được nhiều khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm, với nhiều chủng loại đá quý mà ở các địa phương khác không có như: đá vàng, đá đỏ, đá tím hoa cà, đá vân xám nhạt và đặc biệt là đá đỏ rubi. Hiện nay, ngành CNCB được xác định là ngành có lợi thế cạnh tranh hàng đầu trong các ngành công nghiệp của Bình Định. Vì thế, tỉnh đã đặt mục tiêu cho ngành CNCB giai đoạn 2011 - 2015 là : tiếp tục lấy CNCB làm khâu đột phá, trong đó ưu tiên phát triển các ngành CNCB có lợi thế so sánh, có tính cạnh tranh cao. Ngoài 02 ngành CNCB phát triển thế mạnh của Tỉnh là 2 gỗ và thủy sản thì ngành CNCB đá cũng được xác định là một ngành phát triển có lợi thế cạnh tranh với trữ lượng rất lớn - Các chủng loại đá và đá granite dùng làm VLXD cao cấp (trong đó đá granite đỏ và vàng chỉ Bình Định mới có), trữ lượng khoảng 700 triệu m3 tập trung chủ yếu gần các trục đường giao thông, phát triển công suất khai thác đá granite đến năm 2015 đạt 50.000m3/năm, đến năm 2020 đạt 65.000m3/năm và nâng công suất chế biến lên 2 triệu – 2,2 triệu m2/năm. Mặc dù trữ lượng rất lớn có khả năng đáp ứng nhu cầu chế biến thời gian dài, nhưng trong thực tế, việc khai thác đá chưa được các DN tổ chức khoa học và chưa có quy hoạch tổng thể mạng lưới khai thác nên việc khai thác vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu năng lực chế biến của các cơ sở chế biến đá trong tỉnh nên vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài hoặc mua từ các tỉnh khác. Trước thực trạng như vậy, tôi lựa chọn đề tài : “Phát triển ngành CNCB đá tỉnh Bình Định” làm hướng nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho ngành CNCB đá của tỉnh phát triển ổn định, tận dụng được thế mạnh, tiềm năng của tỉnh, khắc phục các nhược điểm để khai thác các nguồn lực một cách có hiệu quả. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận phát triển ngành CNCB đá. - Đánh giá thực trạng hoạt động ngành CNCB đá trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn từ năm 2001 đến 2011, tìm ra những nguyên nhân làm hạn chế khả năng phát triển của Ngành. - Đề xuất các giải pháp phát triển ngành CNCB đá tỉnh Bình Định từ nay đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về phát triển ngành CNCB đá tỉnh Bình Định giai đoạn 2001 - 2011. Từ đó đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp phát triển ngành CNCB đá của Tỉnh đến năm 2020. 3 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là duy vật biện chứng, dựa vào điều tra, quan sát, phân tích và nhận định, phương pháp thống kê, so sánh về lợi thế cạnh tranh của ngành CNCB đá tỉnh Bình Định, tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra giải pháp cho phù hợp. - Nguồn dữ liệu thu thập chủ yếu từ tư liệu thống kê, điều tra kinh tế xã hội của Cục Thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê tỉnh Bình Định, Sở Công thương tỉnh Bình Định, tư liệu của Ngành (thông qua Hiệp hội khai thác và chế biến đá tỉnh Bình Định) để chứng minh. Luận văn có kế thừa và phát triển kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển ngành CNCB đá. Chương 2: Thực trạng về ngành CNCB đá tỉnh Bình Định giai đoạn 2001 – 2011. Chương 3: Giải pháp phát triển ngành CNCB đá tỉnh Bình Định đến năm 2020. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Ở Việt Nam, về lý thuyết đề cập phát triển kinh tế vùng địa phương, phát huy lợi thế so sánh trong phát triển vùng đã được đề cập trong “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”; và nhiều bài viết được đăng tải trên nhiều tạp chí và báo chuyên ngành. Đến nay, cũng đã có một số địa phương trong nước áp dụng thành công mô hình phát triển kinh tế vùng như : Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương,... Nội dung phát triển CNCB nông, lâm sản, khoáng sản cũng có nhiều cuộc hội thảo, đề án, công trình, bài báo của các cơ quan nghiên cứu và các học giả đề cập đến, như: 4 + Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp theo vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, đã làm công tác quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp cho 06 vùng lãnh thổ (theo cách phân vùng của Bộ Công nghiệp), trong đó có ngành CNCB nông, lâm sản. + Sách của Đặng Văn Phan (chủ biên) (1991), Đánh giá hiện trạng kinh tế (công nghiệp, nông - lâm nghiệp, CNCB các tỉnh giáp biển miền Trung), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Tác giả thu thập và xử lý số liệu từ các niên giám thống kê của Trung ương và địa phương, từ tài liệu điều tra cơ bản, từ các dự án quy hoạch của 07 tỉnh giáp biển miền Trung, hệ thống theo 4 lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và CNCB. Mỗi lĩnh vực đều có đánh giá hiện trạng. Đáng lưu ý nhất là báo cáo hiện trạng nông nghiệp về: diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng, gia súc, đất đai, thuỷ lợi, hệ thống trạm trại, vốn đầu tư, vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, các dự án phát triển nông nghiệp và một số chỉ tiêu chung. Ngoài ra, còn có phần phụ lục kết quả nghiên cứu, trong đó nêu: đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố lực lượng sản xuất vùng Bắc Trung Bộ, quan điểm, phương hướng phát triển và phân bố lực lượng sản xuất khu vực thời kỳ 1991-2005. + Đề tài của TS.Lê Thế Tiệm - Viện Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001) “Nghiên cứu chính sách và giải pháp phát triển DN nhỏ và vừa trong bảo quản, chế biến và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp”. Đối tượng nghiên cứu là các DN nhỏ và vừa thực hiện quá trình bảo quản và chế biến các loại nông sản chủ yếu. + Lương Xuân Quỳ (2005) đã phân tích đánh giá thực trạng giá trị gia tăng của một số nông sản xuất khẩu chủ yếu như gạo, chè, cà phê, thuỷ sản. Từ đó, đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho những ngành hàng tương ứng. Đây được coi là một hướng tiếp cận lý luận mới trong phát triển ngành hàng nông sản xuất khẩu ở Việt Nam trong giai 5 đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. + Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Kim Anh “Phương hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển CNCB thủy sản xuất khẩu tỉnh Khánh Hòa” (2002). Đề tài nghiên cứu một nhóm ngành cụ thể trên một địa bàn cụ thể là tỉnh Khánh Hoà - tỉnh có nhiều lợi thế về phát triển CNCB thuỷ sản. Tác giả cho rằng, CNCB thuỷ sản xuất khẩu là một trong các ngành được nhiều quốc gia quan tâm đầu tư phát triển (nhất là các quốc gia có lợi thế về biển) vì các ưu thế về vốn đầu tư không quá lớn, tận dụng được nguồn nhân công trong nước và tạo thuận lợi cho mở rộng quan hệ thương mại và giao lưu quốc tế. Tuy nhiên, CNCB thuỷ sản xuất khẩu có những đặc trưng rất cơ bản, nó chi phối và tác động trực tiếp đến kết quả SXKD của ngành kinh tế - kỹ thuật này, buộc các nhà sản xuất và quản lý phải quan tâm đến nó. + Đề tài “Định hướng và giải pháp phát triển ngành CNCB phục vụ mục tiêu xuất khẩu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” của Viện Nghiên cứu Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, do TS. Bùi Thị Minh Hằng làm chủ nhiệm. Đề tài đã đề xuất những luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc định hướng phát triển ngành CNCB phục vụ mục tiêu xuất khẩu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các giải pháp thực hiện, các chính sách và biện pháp hỗ trợ cần thiết. + Bài viết “Lao động ngành chế biến nông, lâm sản Việt Nam trước hội nhập kinh tế” của tác giả Nguyễn Mạnh Dũng, đăng trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã nêu quá trình phát triển và những thành tựu đạt được của ngành chế biến nông, lâm sản Việt Nam trong nền kinh tế hàng hoá. Tác giả đi vào phân tích thực trạng lao động trong ngành chế biến nông, lâm sản; đồng thời, đề xuất định hướng phát triển của ngành chế biến nông, lâm sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. + Nghiên cứu của GS.TS.Nguyễn Kế Tuấn (2004), “Phát triển CNCB nông, lâm sản xuất khẩu”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 82, tr.68. Bài viết trên cơ sở đánh giá khái quát tình hình phát triển một số nhóm sản phẩm 6 CNCB Việt Nam, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển CNCB nông, lâm sản xuất khẩu Việt Nam thời gian tới. + Trong cuốn sách “Kinh tế Phát triển 2010” của PGS.TS Bùi Quang Bình đã đề cập tới sự phát triển công nghiệp trong phát triển gắn với các mô hình khác nhau như: Mô hình ngành công nghiệp tập trung; mô hình phát triển cân đối và không cân đối; mô hình kết hợp phía trước và phía sau; mô hình bốn con đường phát triển công nghiệp. + PGS.TS Bùi Quang Bình (2011) đề cập tới điều kiện để phát triển công nghiệp nói chung và CNCB nói riêng trên cơ sở nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. + Bài viết về “Tổng quan thực trạng khai thác tài nguyên khoáng sản Việt Nam” của Viện Tư vấn Phát triển – 2010. Trong bài viết, tác giả đã nêu khái quát, đánh giá hiện trạng và sử dụng tài nguyên khoáng sản nói chung và đưa những bất cập, tồn tại và có kiến nghị, tuy nhiên chưa nêu giải pháp và chưa nêu đánh giá thực trạng cụ thể đối với lĩnh vực khai thác và chế biến đá. + Bài viết về “Phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản” của TS. Nguyễn Đức Quý, Hội Tuyển khoáng Việt Nam – 2010. + Bài viết về “Xây dựng mô hình phát triển bền vững cho ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Cảnh Nam và ThS. Đinh Văn Sơn – 2010. Ngoài ra, còn có nhiều hội thảo, hội nghị,... liên quan đến vấn đề phát triển CNCB nông, lâm, khoáng sản nói chung, như: “Hội thảo Tài nguyên khoáng sản và phát triển bền vững ở Việt Nam - năm 2010’’ do Bộ Công thương tổ chức; “Đề án phát triển CNCB nông, lâm sản đến năm 2010” của Cục Chế biến nông, lâm sản và nghề muối;... và các bài viết khác của các tác giả đăng tải trên tạp chí, báo, trang web,... trong nước và quốc tế có liên quan đến phát triển CNCB nông, lâm, khoáng sản nước ta. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc cả về lý luận phát triển 7 CNCB đá gắn với phát triển kinh tế địa phương (cấp tỉnh) thuộc vùng; Với công trình này, tôi nhằm đi sâu nghiên cứu đề tài đó. Qua đó, đánh giá thực trạng tình hình phát triển CNCB đá; và đề xuất định hướng, giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp này gắn với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định trong quá trình CNH - HĐH và hội nhập quốc tế. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐÁ 1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐÁ 1.1.1. Một số khái niệm Vật liệu xây dựng là sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, vô cơ, kim loại được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng. Vật liệu xây dựng có rất nhiều loại hình sản phẩm, trong đó vật liệu ốp lát là vật liệu xây dựng được sử dụng để ốp, lát các công trình xây dựng chiếm vị trí rất quan trọng, nhất là vật liệu ốp lát bằng đá Granite. Đá granite là một trong những loại vật liệu xây dựng cao cấp, có nhiều tính năng ưu việt hơn so với các loại vật liệu khác như độ bền, độ bóng, màu sắc tự nhiên (màu sắc đá Granite Việt Nam rất đa dạng, có những màu sắc rất đẹp và đặc biệt chỉ có ở Việt Nam như Granite màu vàng, màu đỏ Ruby, tím, hồng, đen, xanh, trắng…), khả năng chịu nhiệt cao…; là sản phẩm có giá trị cao, được sử dụng để thay thế các loại vật liệu nhân tạo, tự nhiên khác vì đá Granite có vẻ đẹp tự nhiên, rất bền vững, làm tăng giá trị các công trình kiến trúc… nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng, nhất là các nước phát triển trên thế giới. Sản phẩm đá ốp lát Granite là vật liệu dùng để ốp trụ, lát nền, lát đường đi, làm mặt bàn, ghế các loại và các sản phẩm điêu khắc khác…Tùy theo mục đích sử dụng đá Granite được chế biến với nhiều hình thức như đánh bóng, tạo nhám bề mặt (băm, khò lửa, phun cát, chẻ tự nhiên…); có nhiều chủng loại, kích cỡ đáp ứng nhu cầu, tính chất sử dụng khác nhau… Kích thước phổ biến tối thiểu là 20x20cm, tối đa là 190x300cm với chiều dày từ 1-30cm. Sản xuất Liên Hiệp quốc khi xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia 9 đã đưa ra định nghĩa sau về sản xuất: “Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền”. [14, tr.57] Khái niệm sản xuất áp dụng trong hệ thống Tài khoản quốc gia Việt Nam phù hợp với phạm trù sản xuất của hệ thống Tài khoản quốc gia 1993 của Liên Hiệp quốc nhưng có một điểm khác là không bao gồm các hoạt động bất hợp pháp bị cấm trong Hiến pháp và các bộ Luật hiện hành như : Buôn lậu ma túy, hoạt động mại dâm, hoạt động mê tín dị đoan. [14, tr.58] Như vậy, sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại và đảm bảo sản phẩm đó không vi phạm pháp luật. Về thực chất sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào biến chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra. Ta có thể hình dung quá trình này qua sơ đồ sau: Đầu vào Chuyển hóa Đầu ra - Nguồn nhân lực - Nguyên liệu - Công nghệ - Làm biến đổi - Hàng hóa - Máy móc, thiết bị - Tăng thêm giá trị - Dịch vụ - Tiền vốn - Khoa học và công nghệ Chế biến công nghiệp Chế biến công nghiệp là quá trình diễn ra trong các cơ sở sản xuất, sử dụng công nghệ, thiết bị, lao động kỹ thuật để chế biến nguyên liệu động, thực vật ra sản phẩm. Ở giai đoạn này trình độ công nghệ, thiết bị, tay nghề 10 của công nhân có vai trò quyết định chất lượng của sản phẩm và mức độ tăng giá trị của nông, lâm sản qua khâu chế biến (phương pháp, trình độ, bí quyết công nghệ, máy móc thiết bị và trình độ tay nghề của công nhân). Chế biến đá Chế biến đá là quá trình chuyển hóa đá nguyên liệu dưới tác dụng của thiết bị, máy móc hoặc công cụ, hóa chất để tạo thành các sản phẩm có hình dáng, kích thước làm thay đổi hẳn so với nguyên liệu ban đầu. Ngành chế biến đá Ngành chế biến đá là ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Nó khai thác nguồn nguyên liệu đá từ tự nhiên thông qua quá trình chế biến tạo thành nhiều loại sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu khác nhau của xã hội. Các nguồn lực của ngành công nghiệp chế biến đá Trong nền kinh tế quốc dân có rất nhiều ngành, mỗi một ngành bao gồm nhiều đơn vị và bên trong mỗi ngành tồn tại nhiều cấu trúc khác nhau như : Cấu trúc lao động ngành, cấu trúc thị trường, cấu trúc quy mô các doanh nghiệp trong ngành, cấu trúc máy móc thiết bị của ngành... [12] Dựa vào cấu trúc của ngành, các nguồn lực của ngành chế biến đá bao gồm : Nguồn lực về vốn, nguồn lực về nguyên liệu, nguồn lực về lao động và máy móc thiết bị để đánh giá khả năng phát triển của ngành. 1.1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến đá và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế – xã hội a. Đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến đá * Ðối tượng lao động của ngành CNCB đá Ðối tượng lao động của ngành CNCB đá chính là đá và những sản phẩm từ đá đã qua gia công chế biến, là những phôi liệu trong quá trình gia công sản xuất. Trong thực tiễn sản xuất, đá và những sản phẩm từ đá đã qua gia công chế biến với kích thước, tiết diện và kích cỡ khác nhau sẽ được biến 11 đổi theo quy trình công nghệ, sản phẩm của quá trình gia công biến đổi ấy là những vật phẩm, thiết bị, phương tiện... hữu ích theo yêu cầu sử dụng. * Công cụ lao động của ngành CNCB đá - Công cụ lao động chủ yếu: Các loại dụng cụ cầm tay và các loại máy móc thiết bị như : Xe đào, xe nâng, máy khoan, máy cưa dây, cưa dàn, máy mài liên tục 10-16 đầu mài tự động, máy cắt mài cạnh, máy đánh bóng,... - Dụng cụ đo : Thước kẻ, thước đo, thước đo góc,... - Dụng cụ phụ : Hạt thép,... - Ngoài ra, trong quá trình gia công sản xuất, còn có các tài liệu như bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ quy trình công nghệ chế biến... b. Ảnh hưởng của ngành đến sự phát triển kinh tế – xã hội Ngoài những nội dung đã được trình bày ở phần ý nghĩa của sự phát triển ngành công nghiệp chế biến đá. Ngành công nghiệp chế biến đá phát triển tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp, kéo các ngành kinh tế phụ trợ phát triển theo góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu, tạo ra nhiều sản phẩm từ đá phục vụ cho nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, việc bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng để phát triển ngành, trong đó phải chú trọng các yếu tố sau: Trong CNCB đá, chất thải rắn chủ yếu phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm: phế phẩm, phế liệu, bột đá, phôi đá... Tùy theo mục đích sản xuất các sản phẩm cuối cùng mà chất thải rắn phát sinh với lượng khác nhau. Vấn đề phát sinh bột đá tại các công đoạn chế biến từ khâu cắt, xẻ đến khâu đánh nhẵn là rất lớn. Hiện nay, một số cơ sở chế biến đá đã có một số công nghệ chất thải rắn hiệu quả như: đối với bột đá thải ra trong quá trình cưa, xẻ, đánh bóng thì sử dụng nước lắng đọng bột đá để làm nguyên liệu kết hợp với hóa chất, xi măng tạo ra sản phẩm vật liệu xây dựng khác như : gạch, đá ép,...dùng để lát vỉa hè; đối với phế phẩm, phế liệu, phôi đá cũng làm san lấp hoặc làm vật liệu xây dựng thông thường khác. 12 Trong công nghiệp khai thác đá, phần lớn các nhà máy khai thác đá chưa có phương pháp để thu hồi bụi nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thường phát sinh trong quá trình khai thác đá là rất lớn. 1.1.3. Ý nghĩa của phát triển ngành CNCB đá Chỉ qua chế biến đá dạng nguyên liệu mới thành hàng loạt các sản phẩm thỏa mãn mọi nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Thông qua hoạt động chế biến đá thúc đẩy việc sử dụng đá được hợp lý, đúng mục đích và tránh việc sử dụng lãng phí. Qua chế biến để nâng cao chất lượng đá, giá trị và giá trị sử dụng của đá. Chế biến đá còn cho phép tận dụng phế liệu trong khâu khai thác, chế biến thành các sản phẩm hữu ích (như làm nền, lát vỉa hè, tận dụng làm đá xây dựng, làm nguyên liệu để sản xuất đá granite nhân tạo,...) Phát triển ngành công nghiệp chế biến đá là thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần đóng góp vào nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho chủ doanh nghiệp và người lao động. Việc phát triển ngành công nghiệp chế biến đá tập trung, theo quy hoạch nhằm góp phần bảo vệ môi trường và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả hơn. 1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐÁ Phát triển công nghiệp nói chung và CNCB đá nói riêng là một quá trình vận động đi lên theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn về mọi mặt của ngành sản xuất này. Có nhiều cách biểu hiện như hoàn thiện về chiều rộng, chiều sâu và các mối liên kết mọi mặt. Chúng ta sẽ đề cập tới từng vấn đề. 1.2.1. Phát triển theo chiều rộng ngành CNCB đá Sự phát triển công nghiệp theo chiều rộng theo các lý thuyết trong kinh tế phát triển thường gắn liền với sự gia tăng quy mô công nghiệp. Sự gia tăng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan