Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh tại ngân hàng tmcp công thương...

Tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh tại ngân hàng tmcp công thương việt nam ( vietin bank) cn đà nẵng.

.PDF
114
93
123

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG BÙI HOÀNG PHƯƠNG QUỲNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETIN BANK) CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng – Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG BÙI HOÀNG PHƯƠNG QUỲNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETIN BANK) CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.34.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHÚ THÁI Đà Nẵng – Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Bùi Hoàng Phương Quỳnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 3 5. Bố cục của đề tài ................................................................................ 3 6. Tổng quan tài liệu ............................................................................... 4 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KINH DOANH CỦA NHTM 9 1.1. TỔNG QUAN VỀ CHO VAY KINH DOANH ....................................... 9 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm cho vay kinh doanh ................................ 9 1.1.2. Phân loại cho vay kinh doanh ...................................................... 9 1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KINH DOANH ..................15 1.3. CÁC CHỈ TIÊU THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ TÍNH TOÁN, ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KINH DOANH .................16 1.4. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KINH DOANH ..17 1.4.1. Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc quản trị rủi ro trong cho vay kinh doanh ......................................................................................................17 1.4.2. Quá trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh (Nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh) ...............................18 1.4.3. Các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh của ngân hàng thương mại ..........................28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG (VIETIN BANK - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ......................................................................................33 2.1. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETIN BANK) - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ..............................................33 2.1.1. Tình hình hoạt động tín dụng trong cho vay kinh doanh của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietin Bank)-CN Đà Nẵng ...................33 2.1.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietin Bank) - Chi nhánh Đà Nẵng ..............36 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETIN BANK) - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ........44 2.2.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh ...............44 2.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh .................45 2.2.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh ................51 2.2.4. Tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh ......................57 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NHCT ĐÀ NẴNG .............................................................................................................60 2.3.1. Những kết quả đạt được .............................................................60 2.3.2. Hạn chế bất cập ..........................................................................62 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KINH DOANH TẠI VIETIN BANK - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ..............................................................65 3.1. CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH .........................................................................65 3.1.1. Bối cảnh chung hoạt động tín dụng trong cho vay năm 2012 ...65 3.1.2. Định hướng của hội sở về công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh..........................................................................................69 3.1.3. Môi trường kinh doanh, bối cảnh tại thị trường .........................75 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KINH DOANH TẠI VIETIN BANK - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ......................................................................................80 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác nhận dạng rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh .........................................................................................80 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh ...............................................................................................82 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh ...............................................................................................82 3.2.4. Giải pháp hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh ...............................................................................................87 3.3. CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KINH DOANH TẠI VIETIN BANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ..............................................................................91 3.3.1. Các kiến nghị với Vietin Bank - Chi nhánh Đà Nẵng ..............91 3.3.2. Các kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước ...............................94 KẾT LUẬN ...................................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 100 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBTD : Cán bộ tín dụng CBTD : Cán bộ tín dụng DA : Dự án DAĐT : Dự án đầu tư DH : Dài hạn ĐKKD : Đăng ký kinh doanh DN : Doanh nghiệp DNDD : Doanh nghiệp dân doanh DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNTN : Doanh nghiệp tư nhân DPRR : Dự phòng rủi ro GHTD : Giới hạn tín dụng HĐBĐTV : Hợp đồng bảo đảm tiền vay HĐTD : Hợp đồng tín dụng KD : Kinh doanh KH : Khách hàng KHDN : Khách hàng doanh nghiệp LNH : Liên ngân hàng MMTB : Máy móc thiết bị NH : Ngắn hạn NHCTVN : Ngân hàng công thương Việt Nam NHCV : Ngân hàng cho vay NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NQH : Nợ quá hạn NVTD : Nhân viên tín dụng QHKH : Quan hệ khách hàng QLRR : Quản lý rủi ro QTRR : Quản trị rủi ro RR : Rủi ro RRTD : Rủi ro tín dụng SXKD : Sản xuất kinh doanh TCTD : Tổ chức tín dụng TD : Tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TS : Tài sản TSBĐ : Tài sản bảo đảm TSCĐ : Tài sản cố định TSLĐ : Tài sản lưu động TSTC : Tài sản thế chấp XD, CSHT, GT, Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, bưu BĐ : điện XDCB : Xây dựng cơ bản XLRR : Xử lý rủi ro DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 1.1 Mô hình xếp hạng của công ty Moody và Standard & Poor 24 2.1 Tình hình dư nợ cho vay kinh doanh phân theo khách hàng 33 2.2 Tình hình dư nợ cho vay kinh doanh theo thời hạn cho vay 34 2.3 Tình hình dư nợ cho vay kinh doanh theo ngành nghề KD 35 2.4 Tiêu chí đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay 36 kinh doanh tại chi nhánh 2.5 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng 57 Công Thương chi nhánh Đà Nẵng 2.6 Tình hình thu hồi nợ đã xử lý theo kế hoạch 60 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang 1.1 Sơ đồ ma trận đánh giá rủi ro 19 1.2 Mô hình hóa cơ cấu QTRR điển hình 28 3.1 Lưu đồ để nhận dạng rủi ro 82 -1- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rủi ro là yếu tố luôn gắn liền với hoạt động đầu tư nói chung, trong đó có hoạt động tín dụng của ngân hàng. Với một danh mục cho vay chiếm hơn nửa giá trị tổng tài sản, hoạt động tín dụng trong cho vay luôn được xem là hoạt động mang lại phần lớn lợi nhuận của hầu hết ngân hàng thương mại. Tuy nhiên các con số thống kê và nhiều nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng lại chiếm tới 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng. Do vậy, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tùy thuộc vào năng lực quản trị rủi ro của từng ngân hàng. Chính vì vậy, trong nỗ lực nhằm thu được lợi nhuận, các ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro mà chỉ có thể đề ra cho mình một chiến lược quản lý rủi ro hợp lý. Điều này, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, khi mà các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ở Việt Nam và được đối xử theo nguyên tắc tối huệ quốc, sự cạnh tranh trên thị trường tài chính - ngân hàng trở nên gay gắt hơn. Hoạt động kinh doanh trở nên phức tạp hơn và áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng lớn hơn và cùng với nó, mức độ rủi ro cũng tăng lên. Ngân hàng muốn có lợi nhuận thì ngân hàng phải "sống chung" với rủi ro phát sinh trong từng nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh. Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay kinh doanh hiệu quả, đảm bảo gia tăng tối đa lợi nhuận trong phạm vi rủi ro cho phép luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Qua khảo sát thực tiễn tác giả nhận thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay kinh doanh tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietin Bank) - Chi nhánh Đà Nẵng có nhiều vấn đề cần nghiên cứu. Do đó, tác giả chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay -2kinh doanh tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietin Bank) - Chi nhánh Đà Nẵng” để nghiên cứu và làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích lý luận về cho vay kinh doanh, rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh và quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh, hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietin Bank) - Chi nhánh Đà Nẵng. - Đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietin Bank) - Chi nhánh Đà Nẵng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về cho vay kinh doanh, rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh, công tác quản trị rủi ro rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh tại NHTM cũng như các chính sách và hoạt động thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietin Bank) - Chi nhánh Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về vấn đề quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh tại chi nhánh. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu giới hạn về thực tế hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietin Bank) - Chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và đề xuất -3một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh tại chi nhánh. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng cách tiếp cận thực tế thông qua nghiên cứu các số liệu về tình hình hoạt động tín dụng như dư nợ bình quân, nợ quá hạn, nợ xấu, phân loại nợ từng nhóm qua các năm, kết quả thu nợ xấu, tình hình trích lập dự phòng rủi ro. Phương pháp thu thập dữ liệu cơ bản là phương pháp thu thập thông tin bằng các nguồn tài liệu có sẵn, chủ yếu là từ các báo cáo, sổ sách trực tiếp tại các bộ phận và các nguồn tài liệu thu thập từ bên ngoài như các giáo trình về quản trị rủi ro, tạp chí chuyên ngành và những văn bản liên quan. Đồng thời phỏng vấn thu thập ý kiến của nhà quản lý và các bộ phận có liên quan. Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Đề tài sử dụng các phương pháp suy luận khoa học phổ biến như: Phân tích và tổng hợp; Quy nạp và diễn dịch và các phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tỷ trọng số tuyệt đối, số tương đối, phương pháp định lượng, định tính, phương pháp đánh giá. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, luận văn bao gồm 03 chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietin Bank) - Chi -4nhánh Đà Nẵng. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietin Bank) - Chi nhánh Đà Nẵng. 6. Tổng quan tài liệu Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động tín dụng tại một ngân hàng thương mại nhà nước cụ thể hoặc của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước hoặc phân tích riêng lẻ về rủi ro tín dụng và giải pháp cho việc quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Theo tác giả Vương Thị Thúy Hồng với bài viết "PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KIÊN GIANG" (năm 2006). Bài viết nói về thực trạng rủi ro tín dụng với hiệu quả của hoạt động tín dụng để từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp với ngân hàng. Trong bài viết tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích như: phương pháp thống kê tổng hợp số liệu giữa các năm, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tỷ trọng, số tuyệt đối, số tương đối. Kết quả của tác giả được nhận định dựa chủ yếu vào tình hình nợ quá hạn bên cạnh đó tác giả đưa ra một mức độ rủi ro tín dụng cao với chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Qua kết quả được tác giả nhận định là ngân hàng này có mức độ rủi ro cao và có xu hướng tăng dần, mức độ rủi ro vẫn chưa vượt quá chỉ tiêu đưa ra. Tác giả nhận định hoạt động tín dụng rất phức tạp và có nhiều biến động. Đặc biệt là hoạt động tín dụng trong cho vay kinh doanh và mức rủi ro trong hoạt động tín dụng là tương đối và nằm trong mức có thể kiểm soát của ngân hàng. Theo tác giả Hoàng Văn Hoa với bài viết "GIẢI PHÁP NÂNG CAO -5CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK HUẾ" (năm 2009) đặt vấn đề phân tích khái quát thực trạng quản trị rủi ro tại chi nhánh Vietcombank Huế, trên cơ sở đó bước đầu đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh Vietcombank Huế. Mặc dù Vietcombank Huế đã luôn cố gắng để hạn chế nợ xấu nhưng vẫn còn nhiều khó khăn tiềm ẩn như: Quy trình giới hạn tín dụng chủ yếu bằng định tính, còn mang tính chủ quan; Công tác kiểm tra nội bộ chưa phát huy hết khả năng, chủ yếu là kiểm tra sau. Thông tin được cập nhật từ trung tâm thông tin CIC của Ngân hàng Nhà nước chưa có độ chính xác cao. Cán bộ tín dụng khách hàng là người trực tiếp giải quyết việc cho vay nên khó tránh khỏi những tiêu cực dẫn đến rủi ro cao. Điều đó dẫn đến các khoản vay tiềm ẩn nhiều rủi ro và hàng năm phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro lớn, làm giảm lợi nhuận. Các tài sản thu hồi được đã qua sử dụng có tính thanh khoản thấp nên việc thu hồi tài sản sau xử lý khá phức tạp. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại Vietcombank Huế để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu mở rộng và phát triển cho vay, đó là đổi mới mô hình tổ chức và quy trình cho vay trong hoạt động tín dụng; hoàn thiện mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; nâng cao chất lượng thẩm định; tăng cường kiểm tra, giám sát vốn vay và xử lý nợ xấu và đổi mới công nghệ quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng và sự phối hợp giữa các bộ phận. Cải thiện danh mục đầu tư, ưu tiên mở rộng cho vay đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ngoài quốc doanh; giảm dần tỷ trọng cho vay đối với những doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang hoạt động kém hiệu quả. Tiếp tục đa dạng hoá thành phần khách hàng theo hướng tăng tỷ trọng khách hàng có tài sản đảm bảo, nhất là đối với khách hàng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc -6doanh và cho vay bán lẻ. Mở rộng cho vay đối với các khách hàng đang sản xuất kinh doanh trong các ngành kinh tế mũi nhọn, kinh doanh mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định; cho vay thận trọng đối với các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường giá cả. Theo tác giả Lê Trọng Quý với bài viết " HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP" (năm 2008). Thông qua hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Công thương, bài viết muốn nói lên được thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Về thực trạng tác giả đề cập các nội dung sau: Tình hình kinh doanh tín dụng tại chi nhánh thể hiện qua tình hình doanh số cho vay của chi nhánh tăng nhẹ, do chi nhánh đang thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhiều nhất. Tình hình dư nợ xấu của chi nhánh đều có những biến động nhất định, nhưng đều nằm trong mức cho phép. Việc tập trung vào một đối tượng vay sẽ gây ra rủi ro cho ngân hàng. Qua đó, tác giả đã đánh giá chung về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh chưa có chính sách quản trị rủi ro tín dụng rõ ràng, tình hình nợ xấu còn phức tạp, các biện pháp phòng ngừa rủi ro mang tính định tính, công cụ đo lường rủi ro tín dụng còn gặp nhiều bất cập, hoạt động thông tin tín dụng còn yếu, trình độ cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý rủi ro thấp. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại chi nhánh Ngân hàng Công thương như sau: Đối với việc nhận dạng rủi ro tín dụng sử dụng các phương pháp lập bảng câu hỏi nghiên cứu, dựa vào quy trình vay, đẩy mạnh hoạt động thu thập, phân tích và lưu trữ dữ liệu. Đối với việc đo lường rủi ro tín dụng sử dụng phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ IRB (Internal -7Ratings Based) và phương pháp xác định giá trị rủi ro VaR (Value at Risk). Đối với việc kiểm soát rủi ro tín dụng sử dụng nghiệp vụ bán nợ, các công cụ phái sinh: hợp đồng hoán đổi tổng thu nhập, hợp đồng hoán đổi tín dụng, hợp đồng quyền chọn tín dụng, hợp đồng quyền chọn trái phiếu. Đối với việc tài trợ rủi ro tín dụng cần tăng cường công tác trích lập dự phòng rủi ro và xử lý tài sản đảm bảo, chứng khoán hóa các khoản nợ, mua bảo hiểm tiền vay. Các đề tài đã đạt được một số vấn đề sau: Cung cấp cho người đọc về nền tảng lý thuyết của các phương pháp nhận dạng đo lường, kiểm soát, tài trợ rủi ro tín dụng mới được nhiều ngân hàng và các tổ chức quốc tế khuyến khích sử dụng. Cung cấp được bức tranh toàn cảnh về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nhằm chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh. Và cuối cùng là đưa ra các giải pháp để chi nhánh ngân hàng có thể cải thiện được hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của mình. Và mong muốn sẽ giúp ích được nhiều ngân hàng khác trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó đề tài còn những hạn chế sau: Các phương pháp mà đề tài đưa ra trong đó đặc biệt là đo lường rủi ro tín dụng, hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại ở nước ta vẫn chưa sử dụng, vì thế không thể chứng minh được tính hiệu quả của các phương pháp đó. Đặc biệt là các số liệu về dư nợ xấu, rất khó để có thể tiếp cận được với con số thật của ngân hàng, do đó những nhìn nhận và đánh giá sẽ kém chính xác hơn. Xuất phát từ tình hình thực tế công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh tại Vietin Bank - Chi nhánh Đà Nẵng và yêu cầu phải hoàn thiện công tác này và qua quá trình tìm hiểu các nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung vào các vấn đề chính như đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh tại Vietin Bank - Chi nhánh Đà Nẵng từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng -8cường công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh tại Vietin Bank - Chi nhánh Đà Nẵng, góp phần đưa công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh tại chi nhánh trở thành công cụ đắc lực phục vụ cho yêu cầu quản trị. -9CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KINH DOANH CỦA NHTM 1.1. TỔNG QUAN VỀ CHO VAY KINH DOANH 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm cho vay kinh doanh a. Khái niệm cho vay kinh doanh Cho vay kinh doanh là cho các khách hàng kinh doanh vay để khách hàng kinh doanh thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc làm dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. b. Đặc điểm cho vay kinh doanh - Cho vay kinh doanh để nhà kinh doanh sử dụng vốn vay với mục đích tạo ra lợi nhuận. - Quy mô của từng hợp đồng vay thường lớn, lãi suất cho vay kinh doanh thường thấp hơn so với lãi suất cho vay tiêu dùng. - Nhu cầu vay kinh doanh co dãn nhiều với lãi suất. - Nguồn trả nợ của người vay từ tiền bán hàng (T-H-T’), lợi nhuận, khấu hao và các nguồn thu hợp pháp khác. - Các thông tin tài chính được khách hàng cung cấp từ các báo cáo tài chính, báo cáo thuế... - Rủi ro xảy ra từ cho vay kinh doanh thường gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng thương mại. 1.1.2. Phân loại cho vay kinh doanh a. Các khoản cho vay kinh doanh ngắn hạn Nhu cầu tài trợ ngắn hạn xuất phát từ độ lệch của lưu chuyển tiền tệ của các doanh nghiệp, từ dòng tiền vào và ra thường không ăn khớp với nhau về -10mặt thời gian và quy mô. Đây là một hiện tượng tất yếu do chu kỳ hoạt động và ngân quỹ của doanh nghiệp quyết định. Vì vậy, cho vay ngắn hạn của ngân hàng chủ yếu là đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt của các doanh nghiệp trong đó chủ yếu là vốn cho hàng tồn kho và các khoản phải thu. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động, các ngân hàng cho doanh nghiệp vay ngắn hạn vì các lý do khác nữa như cho vay tạm thời để chờ giải ngân các khoản tín dụng dài hạn hoặc phát hành trái phiếu, cho vay để xử lý các tình huống đặc biệt như để thay thế các khoản nợ khác, bổ sung vốn do thua lỗ hoặc lợi nhuận giảm,.., Căn cứ vào đối tượng cho vay Cho vay mua hàng dự trữ: Cho vay mua hàng dự trữ là loại cho vay để tài trợ hàng tồn kho như nguyên liệu, bán thành phẩm, hàng hóa. Đây là loại hình cho vay ngắn hạn chủ yếu của các ngân hàng. Đặc điểm của loại hình cho vay này: ngân hàng xem xét cho vay từng lần theo từng đối tượng cụ thể, kỳ hạn nợ của loại cho vay này cụ thể, bắt đầu từ lúc bỏ tiền để mua hàng tồn kho và chấm dứt khi hàng tồn kho đã tiêu thụ và thu được tiền. Phương thức cho vay đối với dự trữ hàng tồn kho được áp dụng là phương thức cho vay ứng trước, thời hạn cho vay gắn liền với chu kỳ ngân quỹ của doanh nghiệp. Cho vay vốn lưu động: Cho vay vốn lưu động là loại cho vay nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu dự trữ hàng tồn kho và có đặc điểm gần giống với cho vay mua hàng dự trữ, tuy nhiên loại cho vay nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt của doanh nghiệp. Đặc điểm của loại hình cho vay này: Đối tượng cho vay là toàn bộ nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt. Hạn mức tín dụng là cơ sở để ngân hàng cho vay và giải ngân, không có kỳ hạn cụ thể gắn với từng lần giải ngân mà chỉ có thời hạn cho vay cuối cùng và các điều kiện sử dụng vốn vay, chi phí của món vay bao gồm chi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi như phí cam kết sử dụng hạn mức, thời hạn cho vay tuỳ theo đặc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan