Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thảo luận nhóm tmu kinh tế môi trường phát triển bền vững và tăng trưởng xanh ng...

Tài liệu Thảo luận nhóm tmu kinh tế môi trường phát triển bền vững và tăng trưởng xanh ngành công nghiệp khai thác than ở quảng ninh

.DOCX
23
53
137

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT MÔN: NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG Đề tài: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh ngành công nghiệp khai thác than ở Quảng Ninh Giảng viên hướng dẫn: Lê Quốc Cường Lớp học phần: 2064FECO1521 Nhóm thực hiện: 1+2 HÀ NỘI – 2020 1 I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT..........................................................................................................................3 1. 2. II. 1. 2. 3. III. Phát triển bền vững:.......................................................................................................................3 1.1. Khái niệm:..............................................................................................................................3 1.2. Tính bền vững được thể hiện dưới 3 góc độ:........................................................................3 1.3. Các chỉ số phát triển bền vững:.............................................................................................3 1.4. Các nguyên tắc xây dựng xã hội bền vững:..........................................................................4 Tăng trưởng xanh...........................................................................................................................4 Cơ sở thực tiễn...............................................................................................................................5 Tổng quan ngành khai thác than ở Quảng Ninh...........................................................................5 1.1. Vị trí địa lý:.............................................................................................................................5 1.2. Khái quát về trữ lượng than tỉnh Quảng Ninh:...................................................................6 1.3. Hình thức khai thác than tại Quảng Ninh:...........................................................................7 Thực trạng phát triển bền vững ngành khai thác than Quảng Ninh:...........................................9 2.1. Bền vững về môi trường sinh thái:........................................................................................9 2.2. Bềền vững vềề môi trường xã hội............................................................................................11 2.3. Bềền vững vềề môi trường kinh tềế...........................................................................................11 Quảng Ninh hướng tới tăng trưởng xanh....................................................................................14 Đề xuất và giải pháp.....................................................................................................................17 1. Đề xuất:.........................................................................................................................................17 2. Giải pháp:......................................................................................................................................20 2 I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT . Phát triển bền vững: .1. Khái niệm: - Khái niệm: Phát triển bền vững là hoạt động phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến thế hệ tương lai thoả mãn nhu cầu của mình. Phát triển bền vững là mối quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Trong tiến trình phát triển của thế giới, mỗi khu vực và quốc gia xuất hiện nhiều vấn đề bức xúc mang tính phổ biến. Kinh tế càng tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm các loại nguyên nhiên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo được càng tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, thiên nhiên gây ra những thiên tai vô cùng thảm khốc. Đó là sự tăng trưởng kinh tế không cùng nhịp với tiến bộ và phát triển xã hội. Có tăng trưởng kinh tế nhưng không có tiến bộ và công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế nhưng văn hóa, đạo đức bị suy đồi; tăng trưởng kinh tế làm dãn cách hơn sự phân hóa giàu nghèo, dẫn tới sự bất ổn trong xã hội. Vì vậy, quá trình phát triển cần có sự điều tiết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an ninh xã hội và bảo vệ môi trường hay phát triển bền vững đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với toàn thế giới. .2. Tính bền vững được thể hiện dưới 3 góc độ: - Bền vững về môi trường sinh thái: sự phát triển không làm suy thoái hoặc hủy diệt môi trường. - Bền vững về môi trường xã hội: nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người. - Bền vững về môi trường kinh tế: đảm bảo sự tăng trưởng, hiệu quả và ổn định. ⇒Đảm bảo mục tiêu: có thể chịu đựng, khả thi, công bằng. .3. Các chỉ số phát triển bền vững: 3  Chỉ số phát triển của con người: HDI (Human Developed Index) - Chỉ số tuổi thọ trung bình - Chỉ số phát triển giáo dục - Chỉ số thu thập bình quân đầu người Năm 2017, theo UNDP Việt Nam đứng thứ 116/189 quốc gia và lãnh thổ về HDI với chỉ số 0,694 được đánh giá ở mức Trung bình cao trên thế giới.  Chỉ số tự do của con người (HFI – Human Free Index) bao gồm việc làm, tôn trọng quyền con người, an ninh, không bạo lực.  Mức độ sử dụng nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển (tri thức, sản xuất, tự nhiên) .4. Các nguyên tắc xây dựng xã hội bền vững: (1). Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống của cộng đồng (2). Cải thiện chất lượng cuộc sống con người (3). Bảo vệ sự sống và tính đa dạng của trái đất (4). Bảo đảm chắc chắn việc sử dụng các nguồn tài nguyên (5). Giữ vững trong khả năng chịu đựng của trái đất (6). Thay đổi thái độ và thói quen sống của mọi người (7). Cho phép cộng đồng tự quản lý lấy môi trường của mình (8). Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất cho việc PT& BVMT (9). Xây dựng khối liên minh toàn cầu . Tăng trưởng xanh  Tại Việt Nam, Chương trình tăng trưởng xanh được cụ thể hóa thông qua “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. 4 Trong đó khẳng định: “Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững...” + Tăng trưởng kinh tế, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường. + Giảm phát thải, tăng hấp thụ khí nhà kính, hướng tới nền kinh tế cacbon thấp. + Tăng đầu tư bảo tồn, sử dụng hiệu quả vốn tự nhiên.  Ba nhiệm vụ của Chiến lược tăng trưởng xanh : + Giảm khí nhà kính (tăng sử dụng năng lượng sạch, tái tạo): giảm bình quân 1% lượng khí thải nhà kính/năm. + Xanh hóa sản xuất – “công nghiệp hóa sạch”: (1.)Phát triển công-nông nghiệp xanh (42-45% GDP từ sản phẩm công nghệ xanh). (2.)Đầu tư 3-4% GDP phát triển ngành hỗ trợ BVMT, 80% cơ sở SXKD đạt tiêu chuẩn môi trường. + Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững. II. Cơ sở thực tiễn . Tổng quan ngành khai thác than ở Quảng Ninh .1. Vị trí địa lý: Quảng Ninh là một điểm có vị trí rất đắc lợi, khi nơi đây có một trữ lượng than rất lớn. Phía tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và Thành phố Hải Phòng, phía bắc giáp huyện Phòng Thành và 5 Thị trấn Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc) với của khẩu Móng Cái và Trinh Tường. Đường biên giới với Trung Quốc dài 132,8km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là tính đến ngày 1/10/1998 là 6.102 km2 và dân số toàn tỉnh theo tổng điều tra dân số và nhà ở tính đến 1/04/2019 là 1.320.324 người. Về địa hình: 80% diện tích Quảng Ninh là địa hình đồi núi, tập trung ở phía bắc. Một phần năm diện tích ở phía đông nam thuộc đồng bằng sông Hồng. Quảng Ninh còn có nhiều đảo ven biển. Bể than Antraxit Quảng Ninh: nằm về phía Đông Bắc Việt Nam, kéo dài từ Phả Lại qua Đông Triều đến Hòn Gai - Cẩm Phả - Mông Dương – Cái Bầu - Vạn Hoa dài khoảng 120km, rộng từ 10km đến 30km. .2. Khái quát về trữ lượng than tỉnh Quảng Ninh:  Mỏ than Hà Tu Mỏ than Hà Tu do Công ty Cổ phần than Hà Tu quản lý, trụ sở chính tại phường Hà Tu – TP Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh Trữ lượng than của mỏ vào khoảng 45 triệu tấn với công suất bình quân mỗi năm là khoảng trên dưới 1,5 triệu tấn  Mỏ than Núi Béo Mỏ than Núi Béo do Công ty cổ phần than Núi Béo quản lý. Trụ sở chính tại Lê Thánh Tông – TP Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh. Trữ lượng than của mỏ vào khoảng 31,9 triệu tấn với công suất bình quân mỗi năm khoảng trên 5 triệu tấn  Mỏ than Cọc Sáu Mỏ than Cọc Sáu do Công ty cổ phần than Cọc Sáu quản lý, trụ sở chính tại phường Cẩm Phú – TP Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh. Công ty là đơn vị khai thác lộ thiên lớn nhất hiện nay ở Việt Nam với diện tích khai thác là 16 km 2. Sau khi dừng khai thác ở khu Động tụ Bắc (mức -155 mét so với mực nước 6 biển), hiện Công ty đang khai thác ở khu Đông Thắng Lợi từ mức -70 mét lên +260 mét. Trữ lượng được phép khai thác là 51.947.000 tấn than đến năm 2025.  Mỏ than Cao Sơn Công ty cổ phần Cao Sơn quản lý,trụ sở tại phường Cẩm Sơn – TP Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh. Trữ lượng than nguyên khai công nghiệp toàn mỏ là 70.235.000 tấn than, công suất mỏ là 2 triệu tấn/năm.  Mỏ than Đèo Nai Công ty cổ phần than Đèo Nai quản lý, trụ sở tại phương Cẩm Tây – TP Cẩm Phả Quảng Ninh Trữ lượng than vào khoảng 60-63 triệu tấn, đủ để công ty hoạt động với công suất 2,7-2,8 triệu tấn/năm trong vòng 12 năm nữa. Hình thức khai thác Số năm khai thác Công Đèo Nai Núi Béo Hà Tu Cọc Sáu Cao Sơn Lộ thiên Lộ thiên Lộ thiên Lộ thiên Lộ thiên 50 22 101 101 27 2,75 5 3 2 2 63 15 22 31 137 55.5 56.6 40.3 0 0 suất( triệu tấn/ năm) Trữ lượng còn lại( triệu tấn/ năm) Trữ lượng đang thăm dò .3. Hình thức khai thác than tại Quảng Ninh: a) Khai thác lộ thiên 7 Khai thác lộ thiên là một hình thức khai thác mỏ mà theo đó cần phải bóc lớp đất đá phủ trên loại khoáng sản cần khai thác. Công nghệ khai thác lộ thiên gồm những khâu chủ yêu như thiết kế, mở rộng khai thác, khoan nổ mìn, bốc xúc đất đá đổ thải, vận chuyển, làm giàu và lưu tại kho thương phẩm.  Ưu điểm Đầu tư khai thác có hiệu quả nhanh; sản lượng khai thác lớn; công nghệ khai thác đơn giản, hiệu suất sử dụng tài nguyên cao. An toàn cho công nhân lao động. Thời gian xây dựng mỏ nhanh chi phí thấp và giá thàn than khai thác cũng rẻ hơn so với khai thác hầm lò.  Nhược điểm Khai thác lộ thiên có nhược điểm lớn nhất là làm mất diện tích đất, diện tích dùng cho khai trường lớn; khối lượng đất đá đổ thải lớn; phá hủy hệ sinh thái rừng; gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí; làm suy giảm trữ lượng nước dưới đất; gây tổn hại cảnh quan sinh thái; ảnh hưởng đến môi trường sống cộng đồng b) Khai thác hầm lò Là hình thức không có việc bóc lớp đất phủ mà người ta đào các hầm bên dưới mặt đất để lấy quặng. Gồm các khâu chủ yếu như thiết kế khai thác, mở đường, đào lò hoặc giếng, khoan nổ mìn, tách than khỏi khối nguyên ban đầu, phá vỡ than đến cỡ hạt cần thiết, xúc bốc và vận tải than, chống giũ lò chợ và điều khiển áp lực mỏ  Ưu điểm Diện tích khai trường nhỏ; lượng đất đá thải thấp từ đó giảm sức chịu đựng cho môi trường ( bằng 1/5 công nghệ khai thác lộ thiên); ít ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan, địa hinh; giảm nhẹ tổn thất tài nguyên sinh học và ít gây ô nhiễm môi trường không khí.  Nhược điểm Hiệu quả đầu tư không cao; sản lượng khai thác không lớn; tổn thất tài nguyên cao (50-60%); gây tổn hại đến môi trường nước; hiểm họa rủi ro cao; đe dọa tính mạng con người khi xảy ra sự cố như sập lò, cháy nổ, ngộ độc khí lò. 8 . Thực trạng phát triển bền vững ngành khai thác than Quảng Ninh: .1. Bền vững về môi trường sinh thái: Do tốc độ khai thác than tăng nhanh nhưng các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) lại không đầu tư thiết bị sản xuất tương xứng và hoàn nguyên môi trường sau khai thác. Điều đó, đã làm cho môi trường ở Quảng Ninh bị huỷ hoại, tàn phá nặng nề, và người dân nơi đây đang từng ngày phải đương đầu, gánh chịu hậu quả. Việc khai thác than trong nhiều năm qua, đã gây ra những biến động xấu về môi trường. Tại các vùng khai thác than đã xuất hiện những núi đất, đá thải cao gần 200m, những moong khai thác sâu khoảng 100m. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 m3 đến 10 m3 đất phủ, thải từ 1 m3 đến 10 m 3nước thải mỏ. Khối lượng chất thải rắn và nước thải mỏ gây ô nhiễm nặng cho vùng mỏ. Một vài vùng ô nhiễm đã đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả… Việc khai thác than ở Quảng Ninh đã phá huỷ hàng trăm km 2 rừng, tạo ra xói mòn, bồi lấp ở các sông suối và làm ô nhiễm Vịnh Hạ Long. Một số mỏ than còn sử dụng công nghệ khai thác lạc hậu, thiếu chương trình khoa học tổng thể để xác định sự cần thiết về tăng trưởng công suất cho phù hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường. Do đó, môi trường đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những tác động xấu, nước bị ô nhiễm nặng bởi chất thải rắn lơ lửng, vi trùng và bụi trong không khí v.v… Để có sản lượng nhảy vọt, vượt công suất thiết kế, nhiều đơn vị đã chạy đua lộ thiên hoá dù đã được quy hoạch là khai thác theo công nghệ hầm lò. Trong khi đó, công nghệ khai thác lộ thiên được đánh giá là gây tác hại rất lớn về ô nhiễm môi trường, hạn chế độ sâu khai thác. Đến thời điểm này, nhiều mỏ lộ thiên đã âm quá giới hạn cho phép là -300m (so với mặt biển), nhưng vẫn tiếp tục khoan thăm dò khai thác, bất chấp những tác hại về cấu tạo địa chất, làm tiền đề cho những thảm họa khác như lở đất, nhiễm mặn và biến đổi sinh thái. 9 Và cụ thể như sau:  Biến đổi sử dụng đất: Hoạt động khai thác than là nguyên nhân gây biến động sử dụng đất thành phố Hạ Long nòi chung và vùng than Quảng Ninh nói chung. Tại vùng than, đất cho khai thác than luôn biến động theo từng giai đoạn. Trong giai đoạn 2010 2017, tổng diện tích khai thác than đã tăng 740,13 ha. Nguyên nhân của sự gia tăng đất khai trường, đất bãi thải do sản lượng khai thác than hằng năm tăng. Phần diện tích tăng lên của đất khai thác than được chuyển từ đất núi đồi chưa sử dụng (340,13ha) và đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất (400ha). Diện tích các bãi thải tại vùng than không ngừng tăng lên nhanh do hiện nay các mỏ lộ thiên đều cơ bản sử dụng hệ thống bãi thải ngoài với công nghệ đổ thải ô tô- xe gạt. Trong giai đoạn từ năm 2010 dến 2017, diện tích đất rừng sản xuất có sự biến động lớn, giảm 505,5 ha (76,97%), đất cho hoạt động khai thác than tăng 740,13ha (tăng 35,34%), Diện tích đất bãi thải cũng tăng mạnh với 421,24 ha. Nguyên nhan là do khai thác than lộ thiên cần san gạt đất đá.  Suy giảm chất lượng đất nông nghiệp: Qua việc nghiên cứu xác định ảnh hưởng của khai thác than tới chất lượng đất thì việc khai thác than gây ảnh hưởng tới đất nông nghiệp, hàm lượng các kim loại nặng có trong đất tăng lên và vượt mức quy định cho phép, từ đó ảnh hưởng tới việc trồng rau, hoa màu, canh tác. Theo báo cáo hiện trang môi trường thì nồng độ các nguyên tố phóng xạ như U, Th, K, Rn trong hầm lò, nước trong các vũng lạch trên bãi thải cao hơn các nơi khác. Hàm lượng các chất phóng xạ tăng cao làm giảm giá trị sinh thái, gây tác động tiêu cực tới hoạt động sản cuất nông nghiệp, Đất thải trong quá trình khai thác than và chế biến than phát sinh một số chất gây hại cho môi trường và một số kim loại nặng làm suy thái chất lượng đất canh tác.  Suy giảm độ che phủ rừng: Tỉ lệ khai thác than càng cao thì diện tích đất tự nhiên càng ngày càng suy giảm. Phần lớn đất giảm là do mở rộng khai trường , bãi thải mở,bãi sàng tuyển than,…  Tác động tới môi trường nước: Tác động đến nước sông, suối kết quả phân tích các mẫu nước cho thấy hàm lượng sắt tại suối vượt mức giới hạn cho phép , nồng độ các chất rắn lửng lơ thải từ các khai trường ra gây ô nhiễm nước. Với vùng nước biển ven bờ thì 10 đục hóa, bùn hóa và nông hóa đáy vịnh do lắng đọng bụi than và đất đá đã và đang là nguyên nhân chính do hoạt động khai thác và vận chuyển than gây ra  Ảnh hưởng đến cảnh quan sinh thái: Việc khai thác than một phần nào đó làm cho cảnh quan bị suy giảm.  Trong hoạt động khai thác than thì sinh ra các yéu tố ảnh hưởng tới môi trường như + Khí thải phát sinh từ quá trình đốt chay nguyên liệu các động cơ của thiết bị khai thác ,các phương tiện giao thông vận tải., các nhiên liệu này khi đốt cháy trong động cơ có thể sinh ra các khí gây ô nhiễm môi trường như CO2, NO2, SO2,... + Tiếng ồn từ hoạt động khoan nổ mìn, xúc bốc, sàng tuyển , vận chuyển than , tiếng ồn của các máy móc ,thi công khai thác gây ra ảnh hưởng đến người dân địa phương cũng như công nhân lao động trực tiếp trong mỏ .2. Bền vững về môi trường xã hội Việc khai thác than có tác động tích cực tạo thêm công việc thu nhập cho người lao động tỉnh Quảng Ninh.Với trữ lượng than lớn và nhiều công công ty khai thác , mỗi mỏ than với công suất khai thác trung bình trên dưới 1 triệu tấn than trên một năm tạo công ăn việc làm cho khoảng 500-1000 cán bộ công nhân và người lao động phổ thông có thu nhập ổn định mỗi tháng. .3. Bền vững về môi trường kinh tế Đổi mới mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh” là định hướng chiến lược của tỉnh Quảng Ninh. Đồng hành cùng tỉnh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) trong những năm qua đã thực hiện rất nhiều giải pháp để hiện thực hoá mô hình tăng trưởng này. Theo đó, cùng với việc không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, TKV còn tập trung nguồn lực bảo vệ môi trường, nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường Vùng mỏ. 11 "3 hóa" trong sản xuất than trong điều kiện diện sản xuất các mỏ hầm lò và lộ thiên ngày càng xuống sâu, gặp không ít khó khăn TKV đã chuyển hướng đổi mới ứng dụng mạnh mẽ “3 hóa” (cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa) vào các công đoạn sản xuất và kinh doanh. Điển hình trong khai thác than hầm lò, TKV đã đầu tư hệ thống lò chợ cơ giới hóa áp dụng ở nhiều diện sản xuất khác nhau. Từ lò chợ cơ giới hóa áp dụng đầu tiên tại Công ty Than Khe Chàm (năm 2015) đến nay, Tập đoàn đã nhân rộng 10 dây chuyền đồng bộ cơ giới hóa đang hoạt động tại 8 đơn vị, gồm: Than Hà Lầm, Than Vàng Danh, Than Khe Chàm, Than Núi Béo, Than Mông Dương, Than Dương Huy, Than Quang Hanh và Than Uông Bí. Đáng chú ý, TKV đã đầu tư được 1 lò chợ cơ giới hóa đồng bộ có công suất lớn nhất đạt 1,2 triệu tấn than/năm tại Công ty CP Than Hà Lầm. Dự kiến cuối tháng 8/2020, Tập đoàn sẽ đưa vào hoạt động 1 dây chuyền cơ giới hóa đồng bộ hạng nhẹ lò chợ I-11-5 Công ty Than Hạ Long. Qua đánh giá của Tập đoàn, các lò chợ cơ giới hóa đều cho năng suất lao động tăng từ 2-5 lần so với lò chợ bình thường. Bình quân mỗi năm sản lượng khai thác than bằng cơ giới hóa đạt từ 11-14% tổng sản lượng than hầm lò. Với các mỏ lộ thiên giai đoạn 2015-2020, nổi bật nhất Tập đoàn đã đầu tư các loại ô tô vận tải chở đất đá có tải trọng lên đến 130 tấn; khai thông các mỏ lộ thiên để tạo ra những khai trường lớn hơn, từng bước băng tải hóa vận chuyển than, đất đá và sử dụng công nghệ vận tải liên hợp ô tô - băng tải tại Mỏ than Cao Sơn với công suất 20 triệu m3/năm để giảm giá thành, chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường... Bên cạnh đó, TKV còn chủ động ứng dụng tự động hoá, tin học hoá vào quá trình sản xuất, kinh doanh và công tác quản lý điều hành. Từ cơ quan Tập đoàn đến các đơn vị đều đầu tư mạng hạ tầng truyền thông số tốc độ cao, kết hợp xây dựng các trung tâm điều khiển giám sát tập trung hiện đại có khả năng bao quát toàn mỏ và điều khiển tập trung. Hiện tại, TKV đang tiếp tục triển khai các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác điều hành sản xuất như: Phần mềm hoá đơn điện tử; phần mềm quản lý, dự báo tâm lý an toàn, 12 sức khoẻ cho người lao động mỏ hầm lò, nhận diện cấp phát nhiên liệu thông minh tại các đơn vị khai thác lộ thiên, hệ thống giám sát lưu chuyển than… Với việc đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa trong khai thác hầm lò; đầu tư đồng bộ thiết bị công suất lớn trong khai thác lộ thiên đã góp phần giảm tỷ lệ tổn thất tài nguyên trong khai thác hầm lò từ 23,5% xuống 20% và trong khai thác lộ thiên từ 4,9% xuống 4,3%; năng suất lao động toàn Tập đoàn tính theo giá trị tăng bình quân 12%/năm.  Đồng hành với mục tiêu tăng trưởng xanh Hằng năm, TKV chi gần 1.000 tỷ đồng cho công tác bảo vệ môi trường. Đến năm 2019, Tập đoàn đã hoàn thành các công trình trong Đề án đảm bảo môi trường cấp bách ngành than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, đã trồng cây phủ xanh trên 1.000ha bãi thải (30% diện tích bãi thải ngoài hiện có); lắp đặt 38 hệ thống quan trắc môi trường tự động theo dõi lượng bụi, khí phát thải. TKV còn đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành 45 trạm xử lý nước thải mỏ công suất trên 120 triệu m3/năm, đảm bảo 100% nước thải hầm lò được xử lý theo tiêu chuẩn môi trường. Các đơn vị thuộc TKV đầu tư máy phun sương dập bụi cao áp để tăng hiệu quả chống bụi cho khu vực khai thác và các tuyến đường vận chuyển than, áp dụng giải pháp tăng cường vận chuyển than bằng băng tải giảm thiểu bụi, tiếng ồn gây ảnh hưởng đến dân cư, đô thị. Cùng với đó, TKV đã tiến hành di chuyển nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật sản xuất than ra khỏi các trung tâm thành phố, góp phần cải thiện môi trường cảnh quan và phát triển đô thị của Vùng mỏ. Tiêu biểu giữa năm 2019, TKV đã chấm dứt hoạt động Nhà máy Tuyển than Nam Cầu Trắng (quy mô rộng gần 33ha). Để thực hiện việc di dời Nhà máy Tuyển than Nam Cầu Trắng theo đúng tiến độ, TKV đã đầu tư 1.600 tỷ đồng vào 2 dự án gồm: Trung tâm chế biến và kho than tập trung vùng Hòn Gai; nạo vét luồng cảng Làng Khánh phục vụ việc di chuyển vị trí sản xuất mới. Trong đó giai đoạn 1, đầu tư xây dựng Trạm sàng công suất 2,5 triệu tấn than/năm; 13 hệ thống kho than nguyên khai sức chứa 48.000 tấn; hệ thống băng tải kín vận chuyển than từ các mỏ Hà Lầm, Hòn Gai về Trung tâm hiện đã đi vào hoạt động. Việc di dời thành công Nhà máy Tuyển than Nam Cầu Trắng cho thấy quyết tâm đồng hành với tỉnh Quảng Ninh thực hiện cam kết hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường bền vững… Từ những giải pháp trên đã giúp TKV ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh đảm bảo cung cấp than phục vụ mục tiêu an ninh năng lượng quốc gia, ổn định việc làm, tăng thu nhập cho hàng nghìn công nhân Vùng mỏ. TKV cũng là đơn vị có đóng góp số thu nội địa lớn nhất của tỉnh. Năm 2020, trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn lớn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, TKV vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng. 7 tháng qua, Tập đoàn sản xuất được 24,5 triệu tấn than nguyên khai, đạt 61% kế hoạch năm; than tiêu thụ được 27,68 triệu tấn, đạt hơn 56% kế hoạch năm. Doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 74.900 tỷ đồng. Thu nhập của người lao động đạt bình quân 12,7 triệu đồng/người/tháng. Lợi nhuận ước đạt trên 1.200 tỷ đồng. Nộp NSNN trên 11.530 tỷ đồng, bằng 103% so với cùng kỳ năm 2019. . Quảng Ninh hướng tới tăng trưởng xanh Quảng Ninh được biết đến là một tỉnh công nghiệp phát triển, trong đó công nghiệp khai thác khoáng sản than là chủ yếu. Những năm trước, công nghệ khai thác lạc hậu ở các mỏ than gây nhiều tác động xấu đến môi trường. Trước thực trạng này, ngành than đã và đang nỗ lực đầu tư, quyết tâm đổi mới, gắn phát triển sản xuất với nhiệm vụ bảo vệ môi trường hướng tới chủ trương phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh của tỉnh Quảng Ninh. Bằng các giải pháp tích cực, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã hạn chế tối đa tác động xấu từ khai thác than đến môi trường. Trong quá trình sản xuất kinh doanh và tác động của biến đổi khí hậu đã tạo ra những sức ép ngày càng lớn đối với môi trường. Do đó, để khắc phục những tác động xấu đến môi trường, TKV đã chi hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm trực tiếp cho công tác bảo vệ môi 14 trường, chưa kể hàng chục nghìn tỷ đồng để đầu tư đổi mới công nghệ khai thác than, cơ giới hóa sản xuất, đầu tư các tuyến băng tải vận chuyển than, cải tạo các cảng bốc rót than… Là đơn vị sản xuất than lộ thiên có khai trường sản xuất rộng, bãi đổ thải tiếp giáp nhiều khu vực dân cư ở thành phố, TKV luôn xác định bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng nhằm hạn chế thấp nhất tác động đến đời sống của người dân. Hàng năm, TKV đầu tư nhiều tỷ đồng để trồng hàng trăm hecta cây xanh tại các khu vực đổ thải để phục hồi môi trường trên các khai trường sản xuất, các tuyến đường mỏ. Điển hình là công trình hồ sinh thái - bãi thải Nam Đèo Nai với dung tích chứa hơn 60000 m3, cùng hệ thống cây xanh tạo môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp. Lắp đặt bổ sung hệ thống phun sương dập bụi tại các khu vực sản xuất như: khu sàng tuyển, băng tải, đồng thời phân bố các vị trí cấp nước và xe ô tô chở nước, thường xuyên tưới đường 3 ca liên tục nhằm chống phân tán bụi. Tại các công trường, phân xưởng trên khai trường, khu vực sản xuất đều có nhà chứa chất thải nguy hại và phân loại chất thải trước khi xử lý. Năm 2018, đã hoàn thành lắp đặt 41 hệ thống quan trắc môi trường tự động nước thải, 10 hệ thống quan trắc môi trường tự động khí thải các nhà máy theo đúng quy định; thu gom, xử lý trên 120 triệu m3 nước thải mỏ, trên 3.000 tấn chất thải nguy hại, xử lý các loại chất thải khác đảm bảo quy định. Với định hướng tăng dần tỷ trọng than khai thác hầm lò, giảm sản xuất than lộ thiên, TKV đang triển khai nhiều dự án hầm lò hiện đại với công nghệ tiên tiến ở Quảng Ninh, trong đó có dự án mỏ Núi Béo - Dự án trọng điểm của TKV có công suất thiết kế 2 triệu tấn than/năm do Công ty CP than Núi Béo làm chủ đầu tư và Công ty Xây dựng mỏ hầm lò 1 là nhà thầu thi công chính. Hiện Dự án đang được đẩy nhanh tiến độ thi công và Công ty CP than Núi Béo cũng đang tích cực tiến tới chấm dứt khai thác than lộ thiên. Đến tháng 5/2017, Công ty hoàn thiện và đưa lò chợ 4101 thuộc Khu IV - vỉa 1 đi vào hoạt động. Đây là lò chợ đầu tiên của Dự án, công suất 250 nghìn tấn/năm, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của Núi Béo từ khai thác lộ thiên sang hầm lò. Từ thành công của lò chợ này, Công ty đang tập trung triển khai, đẩy nhanh tốc độ đào lò để tiếp 15 tục đưa lò chợ thứ hai (4102) vào khai thác. Bên cạnh đó, TKV thực hiện chấm dứt hoạt động Nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng từ ngày 1/1/2019 theo chủ trương của tỉnh, xây dựng Trung tâm chế biến và kho than tập trung vùng Hòn Gai tại phường Hà Khánh. Đột phá quan trọng nhất của TKV trong đổi mới công nghệ, tăng năng suất và thân thiện với môi trường là các đơn vị khai thác hầm lò đã chủ động áp dụng công nghệ chống vi thủy lực thay chống gỗ, góp phần giảm tổn thất, tăng sản lượng khai thác. Đến nay, các đơn vị đã làm chủ công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và vận hành thiết bị tiên tiến trong khai thác. Trước khó khăn do điều kiện địa chất phức tạp, khai thác xuống sâu áp lực lớn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ khí mỏ, TKV chủ động áp dụng giải pháp công nghệ trong sản xuất. Tiêu biểu như đưa hệ thống kiểm soát khí cháy nổ mê-tan tự động vào hầm lò đã giúp TKV làm chủ việc đánh giá hàm lượng khí mê-tan trong các vỉa than. Nhờ đó, hàng loạt hệ thống tự động quan trắc khí mê-tan tập trung đã được đưa vào hoạt động ở hầu hết các mỏ hầm lò và kết nối với mạng Internet để giám sát từ xa. Việc thành lập Trung tâm An toàn mỏ cũng đưa trình độ công nghệ quản lý khí mỏ của TKV ngang tầm các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Việc áp dụng thành công công nghệ hiện đại trong khai thác hầm lò góp phần quan trọng trong lộ trình hiện đại hóa ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, nâng cao sản lượng, mức độ an toàn, điều kiện làm việc cho người lao động và hạn chế tác động tới môi trường hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh của tỉnh. Với khai thác lộ thiên, TKV tiếp tục đầu tư thiết bị xúc bốc, vận tải có công suất lớn trong khai thác than lộ thiên để giảm chi phí sản xuất, đồng thời đầu tư để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, hạn chế tác động đến môi trường sinh thái. Một trong những giải pháp là tập trung đầu tư các hệ thống băng tải than thay thế vận tải đường bộ và đường sắt. Năm 2016, tại Cẩm Phả, TKV đã đầu tư 651 tỷ đồng hoàn thành hệ thống băng tải than Lép Mỹ - Cảng Km 6 dài hơn 4,5 km với công suất 720 tấn/giờ, chấm dứt vận chuyển than bằng ô-tô, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, tại Uông Bí, hệ thống băng tải vận chuyển than Khe Ngát - Cảng Điền Công cũng đang được gấp rút 16 hoàn thiện. Hệ thống có tổng mức đầu tư hơn 1291 tỷ đồng, công suất vận chuyển sáu triệu tấn than/năm, dài gần 8 km. Đây là dự án trọng điểm có quy mô, ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và môi trường của TKV. Tỉnh Quảng Ninh cũng yêu cầu TKV tăng cường quản lý, làm tốt vấn đề vận chuyển than và đề nghị TKV cùng Tổng công ty Đông Bắc thống nhất phương án dùng chung hệ thống băng tải để tránh lãng phí, giảm ô nhiễm môi trường. Đồng thời, tập trung bảo đảm xử lý triệt để nguồn nước thải mỏ từ các mỏ lộ thiên, đáp ứng nhu cầu tái sử dụng của các đơn vị. Việc chủ động áp dụng các giải pháp, công nghệ tiên tiến trong khai thác hầm lò và lộ thiên của TKV góp phần nâng cao chất lượng, điều kiện làm việc cho người lao động và môi trường sinh thái tại các khu vực dân cư, đô thị. Hiện nay, Tập đoàn tiếp tục nghiên cứu đầu tư công nghệ thăm dò, khai thác hiện đại, tiết kiệm tài nguyên thân thiện với môi trường, tiếp tục nghiên cứu một số loại cây trồng mới tiến tới phủ xanh toàn bộ các khu vực bãi thải, đất trống, đầu tư nâng cấp các cảng than nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường, góp phần cải thiện môi trường cảnh quan hướng tới mục tiêu trở thành ngành sản xuất xanh, phát triển hài hòa, thân thiện với môi trường, cộng đồng. III. Đề xuất và giải pháp . Đề xuất: Với mục tiêu đến năm 2020 trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những cực tăng trưởng kinh tế của miền Bắc; địa phương đi đầu trong cả nước về đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân… những năm qua, với sự bứt phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, Quảng Ninh đã tạo được nền móng vững chắc để hiện thực hóa khát vọng xây dựng mảnh đất này thành nơi cần đến và nơi đáng sống.  Kiên định mục tiêu tăng trưởng xanh Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quảng Ninh đóng vai trò là một trong những đầu tàu về phát triển kinh tế - xã hội, cửa ngõ giao thương quan trọng với khu vực 17 ASEAN, Trung Quốc. Với lợi thế về cảng biển, du lịch, bể than đá có trữ lượng chiếm hơn 90% cả nước, trong những năm gần đây, Quảng Ninh luôn là tỉnh có tốc độ phát triển nhanh; tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn ở mức cao; thu nhập bình quân đầu người gấp 1,7 lần so với toàn quốc; thu ngân sách đứng trong top 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu của cả nước. Với rất nhiều tiềm năng nổi trội, lợi thế cạnh tranh cùng với nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, song Quảng Ninh cũng phải đối mặt với nhiều mâu thuẫn, thách thức lớn trong quá trình thực hiện. Đó là tăng trưởng chưa bền vững, vẫn còn chủ yếu dựa vào tài nguyên hữu hạn; mâu thuẫn giữa việc khai thác than, phát triển công nghiệp nặng với phát triển du lịch, dịch vụ trên cùng một địa bàn và mâu thuẫn giữa việc có nhiều tiềm năng thế mạnh, lợi thế cạnh tranh với cơ chế chính sách còn bó hẹp. Thêm vào đó, thách thức giữa phát triển công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh (tỷ lệ đô thị hoá cao 64%) với giải quyết vấn đề môi trường sống; thách thức giữa phát triển bền vững trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu... Chính vì vậy, đối với Quảng Ninh, việc đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh đang là yêu cầu cấp bách để phát triển bền vững trong tương lai. Trên cơ sở mục tiêu đã xác định, Quảng Ninh đã đã tập trung chỉ đạo đề xuất 3 đột phá chiến lược, tạo nền tảng quan trọng để đạt tăng trưởng xanh. Đó là ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Xác định việc phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách để tập trung và thu hút mọi nguồn lực, trong đó tập trung vào nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư các công trình trọng điểm có ý nghĩa quan trọng, như kết cấu hạ tầng giao thông, các công trình thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh, các dự án hạ tầng của các khu kinh tế, khu công nghiệp… Trong thực hiện cải cách hành chính, hướng tới mục tiêu xây dựng chính quyền kiến tạo, liêm chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp, công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở. 18 Cùng với hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ, đẩy mạnh cải cách hành chính, Quảng Ninh đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Năm 2017 tỉnh đã dành kinh phí 11,2 tỷ đồng để mở các lớp bồi dưỡng đào tạo cán bộ, công chức nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ thực thi công vụ; Đồng thời tiếp tục chỉ đạo các giải pháp nâng cao chất lượng, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, giáo viên ở Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; nâng cao chất lượng tuyển sinh và đào tạo của Trường Đại học Hạ Long; đẩy mạnh liên kết với một số trường đại học; đổi mới phương thức đào tạo dạy nghề sát với nhu cầu sử dụng; chỉ đạo xây dựng Đề án thu hút lao động và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020…  Nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên Kiên định mục tiêu tăng trưởng xanh, trong những năm qua tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện thành công các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị. Từ đó tạo nên những giá trị khác biệt, trở thành một trong những điểm sáng, đầu tàu phát triển của cả nước. Tiếp nối những thành công và để thực hiện mục tiêu “phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp; là trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực”, đảm bảo mọi người dân được thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển, ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống, BCH Đảng bộ tỉnh đã thống nhất xác định chọn chủ đề công tác năm 2018 là: "Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên”, tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2018 và của cả nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV. Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Quảng Ninh đề ra nhiều giải pháp với quyết tâm tạo thay đổi, chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân về bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường sống. Tập trung hoàn thiện và thực hiện tốt các phương án, đề án bảo đảm vệ sinh môi trường; rà soát, điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn về quy hoạch bảo vệ môi trường… Theo đó hàng loạt các vấn đề về bảo đảm môi trường sống, môi trường tự nhiên sẽ được triển khai 19 quyết liệt như: di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra ngoài trung tâm đô thị; Kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường và tăng cường giám sát, kiểm soát việc thực thi các nội dung cam kết. Xây dựng bổ sung các tiêu chí để làm căn cứ chấp thuận các dự án đầu tư nhằm tránh nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; Xây dựng các Dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hạ Long. Tập trung đào tạo, tập huấn chuyên môn cho các cán bộ từ cấp xã; nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý các cấp và cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo vệ, giữ gìn nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long… Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Đọc đã từng nói: “Người dân thực sự có niềm tin khi trong cuộc sống họ được đảm bảo những vấn đề thiết yếu như: an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng y tế, giáo dục tốt, thủ tục hành chính thuận tiện, môi trường an toàn, an ninh trật tự đảm bảo; Du khách chỉ có niềm tin khi trong chuyến tham quan tại Quảng Ninh, họ tìm được những địa điểm vui chơi giải trí đáp ứng thị hiếu và có được khoảng thời gian du ngoạn hài lòng nhất. Nhà đầu tư, doanh nghiệp có niềm tin khi họ nhìn thấy ở Quảng Ninh hạ tầng giao thông đồng bộ, thủ tục hành chính thuận tiện, Đảng bộ, chính quyền nhất quán trong chỉ đạo điều hành cùng những cơ chế tích cực trong tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”. Mục tiêu đó cũng là nhiệm vụ, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng, của mọi người dân cùng nhau xây dựng Quảng Ninh trở thành vùng đất đáng sống. Tin tưởng rằng với sự vào cuộc quyết liệt, quyết tâm cao, sự năng động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành của tỉnh và sự đồng hành của nhân dân, Quảng Ninh sẽ ngày càng phát triển nhanh, bền vững. . Giải pháp: Quảng Ninh – với mục tiêu trở thành tỉnh dịch vụ - công nghiệp hiện đại vào năm 2020, là địa phương đi đầu trong cả nước về đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, thời gian qua, những bứt phá mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang dần là bước đệm vững chắc để Quảng Ninh nỗ lực 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan