Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng quản lý giảng dạy môn tiếng anh ở một số trường thcs...

Tài liệu Thực trạng quản lý giảng dạy môn tiếng anh ở một số trường thcs

.DOCX
123
68
80

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Vương Văn Cho Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vương Văn Cho LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng trân trọng cảm ơn:  Ban Giám hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học, Khoa Tâm lý Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh;  Quý Thầy, Cô giảng dạy lớp cao học chuyên ngành Quản lý Giáo dục khóa 16 (2005-2008) đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu; cùng các bạn đồng môn trong lớp đã hỗ trợ, động viên tôi suốt khóa học.  Quý Thầy, Cô trong Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh; Ban lãnh đạo cùng các chuyên viên, giáo viên mạng lưới Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 6; Quý Thầy, Cô trong Ban Giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn tiếng Anh các trường trung học cơ sở công lập Bình Tây, Hậu Giang, Nguyễn Văn Luông, Phú Định, Nguyễn Đức Cảnh, Văn Thân, Đoàn Kết, Lam Sơn, Phạm Đình Hổ Quận 6 đã tạo điều kiện thuận lợi và dành thời gian quý báu để tham gia trả lời, góp ý, chia sẻ thông tin giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.  Thầy PGS. TS. Đoàn Văn Điều đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2008 VƯƠNG VĂN CHO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa khi nước ta có đội ngũ lao động lành nghề, trình độ cao sẽ là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong khoảng 30 năm trở lại đây, lợi thế cạnh tranh và tăng tốc phát triển thuộc về những quốc gia có lực lượng lao động được đào tạo thích hợp với công nghệ hiện đại. Sự thành công của Trung Quốc và các nước phát triển thành “con rồng” là một minh chứng. Dân số đông cùng với giá thuê lao động và đất đai rẻ chỉ là lợi thế ngắn hạn của Việt Nam, còn về lâu dài cần phải chú ý đến chất lượng của nguồn lao động. Lợi thế ấy không chỉ là số lượng người lao động trong xã hội mà còn là chất lượng, trình độ chuyên môn, khả năng và thể lực của người lao động cũng như về cơ cấu lao động. Là một nước đang phát triển, Việt Nam chỉ có thể sớm thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu, rút ngắn được khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển nếu có lực lượng lao động được đào tạo có hệ thống và khoa học, tiếp thu có sáng tạo được những thành tựu khoa học công nghệ (KHCN) hiện đại. Giáo dục đào tạo (GD&ĐT) cùng với khoa học công nghệ (KHCN) là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, cải thiện nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH). Thế nhưng, để nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển đất nước tiến tới một nuớc cơ bản có nền công nghiệp hiện đại vào năm 2020, chúng ta còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại về nhiều mặt trong đó có đào tạo. Những năm gần đây, chúng ta được nghe nói nhiều về chất lượng đào tạo còn yếu kém của nước ta qua nhiều kênh truyền thông đại chúng. Để khắc phục những tồn tại yếu kém này, nhiều nhà khoa học, nhiều nhà giáo dục có tâm huyết đã lên tiếng hiến kế, góp ý xây dựng, nhằm chấn hưng lại nền giáo dục nước nhà. Trong số những việc đã làm được của nhân dân và Nhà nước là việc thực hiện cải cách giáo dục ở nước ta. Do đó, Luật giáo dục Việt Nam năm 1998, Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi năm 2005, Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001 đến 2010 đã lần lượt ra đời. Một thực tế hiện nay là chúng ta còn thiếu trầm trọng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ đảm đương được công việc, nhất là khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học vào công tác. Trong khi các tập đoàn kinh tế nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam, đa phần đều sử dụng tiếng Anh là chủ yếu mà chúng ta lại chưa có đủ lực lượng thông thạo ngoại ngữ này để có thể đáp ứng kịp thời yêu cầu của công việc. Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng quản lý (QL) giảng dạy tiếng Anh trong các nhà trường hiện nay đặt ra cho các nhà lãnh đạo, QL giáo dục các cấp là cần thiết để đáp ứng được xu thế phát triển của đất nước. Đây cũng chính là vấn đề hết sức cấp thiết khi nước ta đã chính thức trở thành thành viên WTO nhằm đủ sức cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực như đào tạo, kinh tế, xã hội... Chính vì vậy việc QL giảng dạy môn tiếng Anh ở bậc Trung học cơ sở (THCS) công lập (CL) và các bậc học khác trong giai đoạn hiện nay có vai trò quan trọng và cần được nghiên cứu nghiêm túc, toàn diện, chuyên sâu để nhanh chóng đúc kết thành những cơ sở lý luận, vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn đời sống xã hội trong giai đoạn hiện nay. Từ những lý do trên, đề tài “THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THCS CL QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP” được nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát thực trạng của công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường THCS CL Quận 6 (Q.6) Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), người nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng chất lượng việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường THCS CL Q.6 TP.HCM. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu * Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh. * Thực trạng công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM và phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng. * Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) và học sinh (HS) ở Q.6 TP. HCM. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM. 5. Giả thuyết nghiên cứu Công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM vẫn chưa cao, còn những tồn tại cần khắc phục như: HS ít được rèn luyện về kỹ năng nghe nói, thiên về kỹ năng đọc viết nhiều. Nếu khắc phục được những tồn tại này thì công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở các trường THCS CL Q.6 TP. HCM sẽ được cải thiện nhiều hơn góp phần nâng cao kỹ năng học tiếng Anh tại địa phương. 6. Phạm vi nghiên cứu - Tác giả chỉ nghiên cứu về công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM. - CBQL, GV, HS ở 8 trường THCS CL tại Q.6 TP. HCM. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Thu thập tài liệu, đọc sách, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài qua nhiều phương tiện thông tin báo, đài, Internet... Từ đó, tổng hợp lại để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài. 7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò -Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dựa trên cơ sở lý luận, mục đích nghiên cứu. Trong đó gồm các bảng câu hỏi: +Câu hỏi dành cho CBQL, GV màng lưới, Tổ trưởng chuyên môn (TTCM) tiếng Anh ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM. +Dành cho GV ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM. +Dành cho HS ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM. Phương pháp này được tiến hành qua việc thu thập thông tin bằng “phiếu thăm dò ý kiến” đối với một số CBQL và một số GV, HS ở các trường: THCS CL Bình Tây, THCS CL Nguyễn Đức Cảnh, THCS CL Đoàn kết, THCS CL Phú Định, THCS CL Nguyễn Văn Luông, THCS CL Lam Sơn, THCS CL Hậu Giang, THCS CL Phạm Đình Hổ. Số phiếu phát ra là 490 phiếu của HS và số phiếu thu về là 484 phiếu HS, 27 phiếu CBQL và 45 phiếu GV dạy tiếng Anh. 7.3. Phương pháp phỏng vấn : Nhóm phương pháp này được tiến hành qua việc gặp gỡ, tiếp xúc với các CBQL, GV, HS các trường THCS CL trong địa bàn Q.6 nhằm nhận định, thu thập những thông tin bổ ích cho đề tài nghiên cứu. Thông qua phương pháp phỏng vấn để tìm hiểu từng đối tượng về hoạt động công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh. 7.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng: - Dựa trên các số liệu thống kê được về chất lượng học lực của học sinh HS về bộ môn tiếng Anh qua từng năm học gần đây; về thực trạng QL hoạt động giảng dạy bộ môn tiếng Anh của HT qua các nguồn của Phòng GD&ĐT Q.6, nhằm đưa ra những nhận định, phân tích, đánh giá thực trạng và giải pháp quản lí hoạt động giảng dạy của HT các trường THCS CL tại Q.6. -Nhận xét kết quả về hoạt động công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM. -Tổng kết về tỉ lệ phần trăm (%) đạt được qua kết quả khảo sát. -Phân loại : Tốt, khá, đạt, không đạt ở các địa bàn nghiên cứu. 7.5. Phương pháp toán thống kê: Dùng phương pháp toán thống kê để phân tích và xử lý số liệu nhằm định lượng kết quả nghiên cứu, dựa trên phần mềm SPSS for Win 11.5. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu phải đạt được của quá trình dạy học, QL dạy học. Trong nhà trường phổ thông (PT), đây là công việc chiếm một thời gian lớn và khó khăn nhất của người HT. Trên thực tế và lý luận đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu hoạt động dạy học, QL hoạt động dạy học nhất là bộ môn ngoại ngữ trong đó có bộ môn tiếng Anh để tìm ra những biện pháp QL tốt hơn. 1.1.1. Những công trình ở ngoài nước về lĩnh vực này có thể kể đến: V.A Xukhomlinxki trong “Một số kinh nghiệm lãnh đạo của hiệu trưởng trường phổ thông”; Jaxapob trong “Tổ chức lao động của người hiệu trưởng”; P.V.Zimin, M.I.Kôndakốp, N.I.Saxerđôlốp trong “Những vấn đề quản lý trường học”.v.v… Các nhà nghiên cứu giáo dục Nga khẳng định: Kết quả toàn bộ hoạt động QL của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ GV. [52, tr.31] - P.V.Zimin, M.I.Kôndakốp, N.I.Saxerđôlốp đi sâu nghiên cứu lãnh đạo công tác giảng dạy, giáo dục nhà trường và xem đây là khâu then chốt trong hoạt động QL của HT. [52, tr.28] -V.A.Xukhomlinxki, V.P.Xtrezicondin, Jaxapob đã nghiên cứu và đề ra một số vấn đề QL của HT trường PT như phân công giữa HT và PHT. Các tác giả thống nhất khẳng định nguời HT là người lãnh đạo toàn diện và chịu trách nhiệm trong công tác QL nhà trường. Điều đó sẽ tránh được sự giẫm đạp lên công việc của nhau đồng thời tránh được tình trạng buông lơi một số công việc trong hoạt động của nhà trường [48, tr.16]. V.A.Xukhomlinxki đặc biệt coi trọng sự trao đổi giữa HT và PHT để tìm ra biện pháp QL tốt nhất. Tác giả cho rằng: “Trong những cuộc trao đổi này như đòn bẩy đã nảy sinh ra những dự định mà sau này trong công tác quản lý được phát triển trong lao động sáng tạo của tập thể sư phạm”. [53, tr.24,25] - Về xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ GV: Các nhà nghiên cứu thống nhất là trong những nhiệm vụ của HT thì nhiệm vụ hết sức quan trọng là xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ GV. HT phải biết lựa chọn đội ngũ GV bằng nhiều nguồn khác nhau và bồi dưỡng họ trở thành những GV tốt theo tiêu chuẩn nhất định, bằng những biện pháp khác nhau. [2, tr.13] - Một biện pháp QL hoạt động dạy học để nâng cao chất lượng mà các tác giả quan tâm là tổ chức hội thảo khoa học. Thông qua hội thảo, GV có điều kiện trao đổi những kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ của mình. - Về tổ chức dự giờ và phân tích sư phạm bài dạy: Tác giả V.A.Xukhomlinxki đã thấy rõ tầm quan trọng của biện pháp này và chỉ rõ thực trạng yếu kém của việc phân tích sư phạm bài dạy cho dù hoạt động dự giờ và góp ý với GV sau dự giờ của HT diễn ra thường xuyên. Từ thực trạng đó, các tác giả đưa ra nhiều cách phân tích sư phạm bài dạy cho GV. Có thể nói, việc nghiên cứu về QL dạy và học ở các nước đã có những thành quả lớn lao, đóng góp vào trào lưu cải cách giáo dục hiện đại. 1.1.2. Ở Việt Nam, nghiên cứu về QL nhà trường, QL hoạt động dạy vả học được nhiều tác giả quan tâm như Nguyễn Ngọc Quang, Hoàng Chúng, Hà Sĩ Hồ - Lê Tuấn, Nguyễn Văn Lê, Võ Quang Phúc, Ngưyễn Thế Hữu, Nguyễn Văn Lê – Nguyễn Hữu Thanh Bình (1983) Công tác QL trường học; Hà Sĩ Hồ (1987), Những bài giảng về QL trường học; Trần Kiểm (1997), QL giáo dục và trường học... cũng đã có những giáo trình, công trình đi sâu vào việc nghiên cứu từng lĩnh vực của công tác QL trường học như: Nguyễn Trung Hàm (1999), (2001), Chỉ đạo QL dạy và học trong nhà trường; QL CSVC - kĩ thuật (CSVC – KT), QL tài chính, công tác hành chính – văn phòng trường trung học; Cao Duy Bình (1999), Kế hoạch hóa hoạt động nhà trường; về hoạt động dạy học tiếng Anh lớp 6 ở các trường THCS tại TP. HCM có Đỗ Hạnh Nga, Vũ Thị Phương Anh… các tác giả nghiên cứu và đi sâu ở những bình diện khác nhau nhưng đều nhằm giải quyết mối quan hệ giữa GV và người QL; những nội dung QL hoạt động dạy học của HT. Tập thể cán bộ giảng viên trường CBQL và nghiệp vụ Bộ GD&ĐT nghiên cứu nghiệp vụ QL của HT đã rất chú trọng tới QL hoạt động dạy học của HT. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang xác định: “Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trường”, “Quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của thầy…”. [35, tr.8, 24] Tác giả Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn đi sâu nghiên cứu về mục tiêu, nội dung, biện pháp QL trường THCS cũng khẳng định: “Việc quản lý hoạt động dạy và học (hiểu theo nghĩa rộng) là nhiệm vụ quản lý trung tâm của nhà trường” và “Người hiệu trưởng phải luôn luôn kết hợp một cách hữu cơ quá trình dạy và học”. [26, tr.28] Tác giả Nguyễn Văn Lê chú ý tới công tác bồi dưỡng GV về tư tưởng chính trị, về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng lực giảng dạy cho họ. [29, tr.5] Tác giả Mai Quốc Liên cũng có ý kiến: “Cần cấp bách có một chiến lược ngoại ngữ để phủ khắp tiếng Anh trong các trường học toàn quốc. [28, tr.6] Nói tóm lại các tác giả Việt Nam cũng như nước ngoài nghiên cứu và đưa ra nhiều biện pháp QL hoạt động dạy học ở nhà trường trong đó có bộ môn tiếng Anh; một số luận văn thạc sỹ quan tâm tới đề tài của HT nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các địa bàn: Một số trường THPT dân lập ở Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh. Một số trường THPT ở Thành phố Cà Mau – Tỉnh Cà Mau. QL hoạt động dạy học thực sự là vấn đề quan trọng đã được quan tâm nghiên cứu và cần tiếp tục nghiên cứu. Tại Q.6 TP. HCM chưa có tác giả nào đề cập nghiên cứu đề tài này. Vấn đề chúng tôi đặt ra ở luận văn này là tìm hiểu thực trạng việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM và từ đó đề xuất một số giải pháp QL phù hợp mang tính khả thi và cần thiết để góp phần cải thiện chất lượng dạy học môn tiếng Anh ngay từ bậc THCS. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Địa bàn nghiên cứu: Q.6 là một quận ven nội, nằm về phía Tây Nam TP.HCM, là quận đầu cầu nối nội thành TP.HCM với vùng nông thôn ngoại thành phía Nam – Tây Nam của TP và vùng đồng bằng sông Cửu Long trù phú bằng cả đường bộ và đường thủy. Q.6, về phía Bắc và Tây Bắc giáp Quận Tân Bình và Quận 11 bởi Rạch Bến Trâu, đường Tân Hóa và đại lộ Hùng Vương; phía Nam và Tây Nam giáp Quận 8 bởi kênh Bến Nghé, rạch Ruột Ngựa và rạch Nhảy; phía Tây giáp Quận Bình Tân bởi đường An Dương Vương, phía Đông giáp với Quận 5 bởi đường Nguyễn Thị Nhỏ qua bến xe khách Chợ Lớn và dọc theo đường Ngô Nhân Tịnh. Q.6 có những đặc điểm riêng về kinh tế – xã hội. Đây là địa bàn tiếp nối trung chuyển giữa các tỉnh miền Đông, TP và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Quận có 3 trục đường giao thông chính của TP chạy qua suốt cả chiều dài của quận là đại lộ Tháp Mười – Hậu Giang, đại lộ Hùng Vương và Trần Văn Kiểu. Tổng số 42 con đường trên địa bàn Q.6 có tổng chiều dài 73,981 Km. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội như đường sá, cầu cống, cống thoát nước, mạng lưới điện cùng các cơ sở văn hoá, giáo dục, y tế… trước đây còn nghèo nàn yếu kém và phát triển theo hướng tự phát đồng thời gắn liền với sự hình thành và phát triển của các điểm dân cư trong các thời kỳ lịch sử của Q.6. 1.2.2. Nhu cầu học tập Mức sống của cư dân: Trong lịch sử biến đổi của quận qua các thời kỳ thì khu vực chợ Bình Tây thuộc Chợ Lớn được coi là những điểm dân cư đầu tiên của địa bàn Q.6 ngày nay. Cố hương của quận là những thôn – xã của người Việt đã được khai phá và thành lập cách nay hơn 300 năm. Vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, cư dân gồm người bản địa với số lượng không nhiều, đa phần là người Kinh, người Khơ-me và một số dân tộc khác từ nước ngoài di cư đi mở cõi vào cư trú tại đây. Một thực tế là chất lượng lao động của Q.6 chưa cao, nhất là lao động kỹ thuật bậc trung – cao cấp từ 16 tuổi trở lên còn rất thấp. Đó là điều khó khăn, trăn trở trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và phát triển giáo dục của Q.6 vì Q.6 là một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của TP. Dân cư ở Q.6 phân bố không đều giữa các phường. Hiện nay (năm 2007) mật độ 2 dân cư đông nhất là Phường 12 với 38.542 người/km , thấp nhất là Phường 2 với mật độ là 11.200 người/km2, Dân số Q.6 hiện nay đứng vào hàng thứ 9 trong tổng số 12 quận nội thành, chiếm tỉ trọng 5.45% dân số toàn TP. Mặt bằng trình độ dân trí trong dân cư Q.6 thấp hơn so với nhiều quận trong nội thành khác. Theo số liệu năm 1983 thì: Đại học (ĐH) có 89 người, Cao đẳng (CĐ) có 12 người, Trung học chuyên nghiệp (THCN) có 499 người, công nhân kỹ thuật có 70 người. Đến năm 1989 thì mặt bằng dân trí đã được nâng lên, văn hóa cấp I là 67.43% dân cư, cấp II là 13.08% dân cư, cấp III là 8.4%, ĐH và trên ĐH là 1.35% dân cư, trong đó có 0.96% dân cư mù chữ. Nhưng đến năm 1999 thì đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật do quận quản lý tăng lên rõ rệt, có 48 thạc sĩ, 16 phó tiến sĩ, 7 tiến sĩ, hàng trăm CB-CNV có trình độ ĐH, CĐ và Trung học chuyên nghiệp. Năm 2000 trình độ PT có 205.762 người, CĐ có 1.432 người, ĐH có 7.824 người, trên ĐH có 130 người. Dân số trong độ tuổi lao động từ sau ngày giải phóng đến nay nhìn chung được tăng lên qua các năm. Tính bình quân trung bình tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng hàng năm từ 50% đến 61% tổng dân số quận, tỉ lệ này cao hơn tỉ lệ nguồn lao động trung bình của TP (từ 42% đến 48%). Q.6 có nguồn lao động khá dồi dào, tỉ lệ số người trong độ tuổi lao động có tăng qua các năm, chiếm 97% tổng số người trong độ tuổi lao động. Riêng số người ngoài tuổi lao động thực tế có tham gia lao động chiếm từ 1.9% đến 3.8% số người trong nguồn lao động của quận. Lực lượng lao động đang có việc làm thường xuyên chiếm gần 70% nguồn lao động. Người làm việc trong các ngành sản xuất vật chất chiếm 87%; còn trong các ngành phi sản xuất vật chất là 13%. Lao động dự trữ chiếm khoảng 30% nguồn lao động, trong đó số lao động nội trợ chiếm tỉ lệ cao 63% của lao động dự trữ. Số lao động chưa có việc làm chiếm khoảng 5% nguồn lao động xã hội qua các năm. Vấn đề giải quyết việc làm cho nguồn lao động của quận là một vấn đề được sự quan tâm ưu tiên của các ngành, các cấp, nhưng tiến độ giải quyết việc làm vẫn không đáp ứng kịp đòi hỏi do nguồn lao động tăng lên và số người cần việc làm mỗi ngày một tăng lên. Trong 5 năm từ 1986 – 1990 quận đã giải quyết việc làm cho khoảng 20.047 người, bình quân mỗi năm giải quyết trên 4.000 người lao động có việc làm, nhưng vẫn không kịp với đòi hỏi của nguồn lao động. Hàng năm nguồn lao động dự trữ được bổ sung từ bộ đội, thanh niên xung phong xuất ngũ, công an phục viên, lao động từ nơi khác đến, cộng với số HS đến tuổi lao động phải nghỉ học để tìm việc làm, mặt khác nguồn lao động mới tăng lên theo độ tuổi lao động từ 2.500 người đến 4.000 người/năm trong khi tổng số người trong độ tuổi lao động vào thời điểm năm 2007 là 165.722 người/252.817 dân cư. Vì vậy nhu cầu học tập để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động là chính đáng. Đây là một vấn đề bức bách đặt ra cho quá trình xây dựng và phát triển của Q.6. 1.2.3. Học lực của HS bộ môn tiếng Anh: Phòng GD&ĐT Q.6 hiện quản lý 9 trường THCS công lập (CL) trong đó hiện còn tồn tại 02 trường THCS CL tự chủ tài chánh (TCTC). Sau đây là một số bảng thống kê về học lực của HS bộ môn tiếng Anh từ năm học 2005-2006 đến nay. Bảng 1.1. BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU XẾP LOẠI HỌC LỰC HỌC SINH MÔN TIẾNG ANH CUỐI NĂM HỌC 2005-2006 XẾP LOẠI LỚP SỐ GIỎI HS SL KHÁ TB YẾU KÉM TB TRỞ LÊN SL TL TL(%) SL TL SL TL SL TL SL TL 43.6 873 35.3 468 18.9 53 2.1 3 7 2475 1078 2756 927 33.6 1174 42.6 568 20.6 78 2.8 9 8 2511 727 29.0 1034 41.2 677 27.0 72 2.9 1 9 2169 1009 9911 3741 46.5 803 332 15.3 24 1.1 1 37.7 3884 39.2 2045 20.6 227 2.3 14 0.1 9670 97.6 6 TC 37.0 (Nguồn thống kê của Phòng GD&ĐT Q.6) 0.1 2419 97.7 0.3 2669 96.8 0.0 2438 97.1 0.0 2144 98.8 Bảng 1.2. BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU XẾP LOẠI HỌC LỰC HỌC SINH MÔN TIẾNG ANH CUỐI NĂM HỌC 2006-2007 XẾP LOẠI LỚP SỐ GIỎI HS KHÁ SL TL(%) SL TB YẾU TL SL TL SL KÉM TL SL TL TB TRỞ LÊN SL TL 6 3712 1241 33.4 1231 33.2 944 25.4 270 7.3 26 0.7 3416 92.0 7 3446 868 25.2 1275 37.0 1.67 31.0 224 6.5 12 0.3 3210 93.2 8 3577 641 17.9 1208 33.8 1359 38.0 335 9.4 34 1.0 3208 89.7 9 3124 803 25.7 1219 39.0 2971 95.1 13859 3553 25.6 4933 35.6 4319 31.2 981 7.1 73 0.5 12805 92.4 TC 949 30.4 152 4.9 01 0.0 (Nguồn thống kê của Phòng GD&ĐT Q.6) Bảng 1.3. BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU XẾP LOẠI HỌC LỰC HỌC SINH MÔN TIẾNG ANH CUỐI NĂM HỌC 2007-2008 XẾP LOẠI LỚP SỐ GIỎI HS SL TL(%) KHÁ SL TL TB SL YẾU KÉM TL SL TL SL TL TB TRỞ LÊN SL TL 6 3488 1087 31.2 1046 30.0 1022 29.3 287 8.2 46 1.3 3155 90.5 7 3580 992 27.6 1316 36.8 1015 28.4 235 6.6 22 0.6 3323 92.8 8 3232 493 15.2 963 29.8 1311 40.6 416 12.9 49 1.5 2767 85.6 9 3364 718 21.3 1176 35.0 1240 36.9 230 6.8 00 0.0 3134 91.2 13664 3290 24.1 4501 32.9 4588 33.6 1168 8.5 117 0.9 12379 90.6 TC (Nguồn thống kê của Phòng GD&ĐT Q.6) 100 80 GIOI KHA TB YEU KEM TREN TB 60 40 20 0 2005-2006 2006-2007 2007-2008 Biểu đồ 1.1. Thống kê học lực học sinh môn tiếng Anh trong 3 năm học 2005-2006, 2006-2007, 2007-2008 Nhìn vào số liệu bảng thống kê và biểu đồ của 3 năm học gần đây cho ta thấy chất lượng học tiếng Anh của HS Q.6 ngày càng giảm. Tỉ lệ chất lượng cuối năm HS khá giỏi từ năm học 2005 – 2006 đến năm 2007 - 2008 đều giảm từ 76.9% xuống 66.5% (10.4%) trong khi tỉ lệ HS yếu kém tăng từ 2.4% đến 9.4% (7.0%). Tỉ lệ HS trên trung bình giảm từ 97.6% xuống 90.6% (7.0%). Tuy nhiên, tỉ lệ này cũng chưa phản ảnh được đầy đủ thực trạng của việc dạy học tiếng Anh ở Q.6. Nếu phân tích được 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của HS ta sẽ thấy rõ HS còn hạn chế nhiều ở kỹ năng nghe, nói. Đây cũng chính là tình hình chung ở nhiều nơi chứ không riêng gì Q.6. Đi tìm nguyên nhân của hạn chế này ta có thể thấy do nhiều yếu tố tạo thành, nhưng điều cần quan tâm nghiên cứu là do cách dạy và cách ra đề kiểm tra hiện nay. 1.3. Cơ sở lý luận 1.3.1. Một số thuật ngữ về QL và hoạt động công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh trong sự nghiệp giáo dục. Trước hết, chúng ta cần xem xét một số khái niệm có liên quan đến hoạt động QL chuyên môn của người CBQL trong lĩnh vực này. 1.3.1.1. Quản lý. - QL là một hiện tượng xã hội. Nó xuất hiện từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt tới với tư cách là những cá nhân riêng lẻ. Khi đó, dưới tác động của QL, con người phối hợp với nhau, cùng nỗ lực để hướng tới mục tiêu chung. *Thuật ngữ “Quản lý” (tiếng Việt gốc Hán) lột tả được bản chất của hoạt động này trong thực tiễn. Nó bao gồm hai quá trình tích hợp vào nhau, quá trình “Quản” gồm coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái “ổn định”, quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ, đưa hệ vào thế “phát triển”. Nếu người đứng đầu tổ chức chỉ lấy việc “Quản” làm chính thì tổ chức dễ trì trệ, ngược lại chỉ quan tâm đến việc “lý” thì sự phát triển của tổ chức không bền vững. Trên thực tế, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về QL: - Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung - là khách thể quản lý nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến”. [34, tr.24] - Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo, nếu như ở tầm vĩ mô, nói đến QL xã hội thì “Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý về mặt chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội,… bằng một hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [19, tr.17]. Qua một số định nghĩa trên về QL, ta có thể rút ra các kết luận như sau: + QL là một hoạt động mang tính xã hội; đồng thời là hoạt động mang tính khoa học và tính nghệ thuật rất cao. Hoạt động QL tất yếu nảy sinh khi con người lao động tập thể và cùng hướng tới mục tiêu chung. + Bản chất của hoạt động QL là cách thức tác động (tổ chức, điều khiển, chỉ huy) một cách có kế hoạch và hợp qui luật của chủ thể QL đến khách thể QL trong một hệ thống, nhằm làm cho hệ thống này vận hành đến mục tiêu mong muốn. 1. 3.1.2. Khái niệm về giảng dạy và hoạt động giảng dạy Dạy và học là thuộc tính của mọi cơ thể sống. Đối với loài người, dạy và học là phạm trù mang thuộc tính xã hội rất cao. Nó xuất hiện ngay từ buổi sơ khai khi con người muốn truyền thụ những kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo cho nhau. Dần dần, những kinh nghiệm, những kĩ năng, kĩ xảo ấy được tập hợp thành hệ thống tri thức và được tổ chức như một hoạt động giáo dục chuyên biệt, có mục tiêu và tính chuyên môn hóa rất cao, diễn ra trong trường, lớp, có người dạy, có người học và đặt dưới những tác động của QL giáo dục. Theo đó: - Giảng dạy là quá trình hoạt động của thầy, thông qua sự truyền đạt nội dung trí dục mà chỉ đạo hoạt động học tập của trò, nhằm làm cho trò đạt đến mục đích dạy học. Ở đây, luận văn chỉ nghiên cứu hoạt động giảng dạy của thầy, trong quá trình tương tác với hoạt động học tập của trò, nhằm đạt tới mục tiêu, chất lượng giáo dục. - Cùng với hoạt động học tập, hoạt động giảng dạy là hoạt động trung tâm và đặc trưng nhất ở trường PT. Hoạt động giảng dạy được tiến hành với mục đích tổ chức - điều khiển nhằm tối ưu hóa hoạt động học, giúp người học chiếm lĩnh tri thức khoa học và qua đó hình thành nhân cách. Từ cách hiểu đó, hoạt động giảng dạy có những nhiệm vụ cơ bản sau: + Làm cho HS nắm vững tri thức khoa học một cách có hệ thống, cơ bản, có những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong học tập, trong lao động và trong cuộc sống. + Phát triển trí tuệ của HS, trước hết là phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, hình thành năng lực nhận thức và hành động. Dạy học phải đi trước sự phát triển. Dạy học đồng thời là dạy cách tự học, tự hoàn thiện nhân cách. + Dạy kiến thức văn hóa phải đi đôi với việc hình thành thế giới quan khoa học, lòng yêu nước, chí tự cường, sống lành mạnh, giàu lòng nhân ái, có trách nhiệm, biết hợp tác và thích nghi. - Phương tiện của hoạt động giảng dạy bao gồm những phương pháp, cách thức tổ chức, tác động sư phạm và những công cụ, thiết bị, máy móc hỗ trợ. - Kết quả của hoạt động giảng dạy là chất lượng và trình độ mới về phẩm chất và năng lực của HS, giúp HS có thể nhận thức và cải biến hiện thực, làm cho hiện thực trở nên tốt đẹp hơn. 1. 3.1.3. Khái niệm về QL hoạt động giảng dạy Thực chất việc QL hoạt động giảng dạy của HT là QL GV trong việc thực hiện những nhiệm vụ cơ bản nêu trên. Đó là quá trình mà người HT phải hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra – đánh giá hoạt động giảng dạy của GV nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Hoạt động QL này chiếm thời gian và công sức khá lớn của người HT. Trong quá trình đó, người HT chủ yếu phải tập trung vào hoạt động dạy của thầy và là trực tiếp với thầy, gián tiếp với trò; thông qua QL hoạt động dạy của thầy mà QL hoạt động học của trò. 1.3.2. Quan điểm của Đảng về công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh và vai trò của công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh trong sự nghiệp giáo dục. 1.3.2.1. Quan điểm của Đảng về công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh trong sự nghiệp giáo dục. Tư tưởng chỉ đạo của chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn 20012010 là khắc phục tình trạng bất cập trên nhiều lĩnh vực; tiếp tục đổi mới một cách có hệ thống và đồng bộ, tạo cơ sở để nâng cao rõ rệt chất lượng và hiệu quả giáo dục; phục vụ đắc lực sự nghiệp CNH - HĐH, chấn hưng đất nước, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, chóng sánh vai cùng các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Từ tư tưởng chỉ đạo nêu trên, trong phần đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, Chiến lược phát triển trong giai đoạn 2001-2010 có nhấn mạnh là phải chú trọng trang bị và nâng cao kiến thức tin học, ngoại ngữ cho HS. Dạy ngoại ngữ trên diện rộng từ lớp 6; HS được học ổn định và liên tục ít nhất một ngoại ngữ để khi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) có thể sử dụng được. Với cơ sở nêu trên, chúng ta thấy rằng Đảng cũng đã có quan điểm chỉ đạo rõ ràng trong việc đầu tư việc học ngoại ngữ trong đó có việc học tiếng Anh ngay từ những lớp đầu THCS. Do vậy công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh trong sự nghiệp giáo dục từ ở bậc THCS càng hết sức cần thiết để làm nền tảng cho người học nâng cao chất lượng học tiếp ở bậc THPT nhằm phấn đấu khắc phục tình trạng bất cập mà báo chí đã nêu trên diễn đàn dư luận về việc học ngoại ngữ 10 năm nhưng người học không sử dụng được. 1.3.2.2. Vai trò của công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh trong sự nghiệp giáo dục. Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 422/TTg ngày 15/08/1994 để chỉ thị cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) cho đội ngũ CBQL và công chức thuộc phạm vi QL của mình, phấn đấu đến hết năm 1997 có thể sử dụng ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) và CBQL, công chức Nhà nước được sử dụng một phần thời gian hợp lý trong giờ hành chánh để học ngoại ngữ. Bộ GD&ĐT cũng đã chỉ đạo các trường ĐH phải xây dựng đề án đưa việc giảng dạy ngoại ngữ vào chương trình bắt buộc. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chánh chịu trách nhiệm cân đối và cấp phát kinh phí cho sự nghiệp này. Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ chịu trách nhiệm theo dõi việc triển khai thực hiện kế hoạch phân bố chỉ tiêu, chiêu sinh đối tượng là cán bộ trung cao cấp đi học ngoại ngữ. Chỉ thị đã nêu rõ cán bộ từ cấp thứ trưởng trở xuống, dưới 45 tuổi phải sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ thông dụng là yêu cầu bắt buộc. Điều này được coi là một tiêu chuẩn và điều kiện để xem xét đề bạt, nâng ngạch, cử đi công tác nước ngoài. Liên quan đến công tác đào tạo ngoại ngữ, ngày 20/11/1996, Thủ tướng Chính phủ ra tiếp quyết định số 874/TTg, Điều 2 của văn bản này ghi rõ: “Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức Nhà nước để tăng cường khả năng giao tiếp, nghiên cứu tài liệu nước ngoài trong lĩnh vực chưyên môn”. Để phối hợp trách nhiệm giữa các ngành, ngày 19/09/1997 liên tịch Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ GD&ĐT đã ra thông tư liên tịch số 79/TTLT và Thông tư liên tịch số 171/TTLB ngày 04/11/1994 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Bộ GD&ĐT để hướng dẫn thực hiện chỉ thị nói trên. Chưa bao giờ việc học ngoại ngữ lại có nhiều văn bản pháp lệnh như thế. Điều đó chứng tỏ ngoại ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực và là thực tế khách quan cần thiết. Ngoài khoa học chuyên ngành, ngoại ngữ và tin học là một nội dung đào tạo bắt buộc. Đó là phương tiện không thể thiếu được đối với CBQL và công chức, đặc biệt trong bối cảnh khoa học kỹ thuật (KHKT) đang phát triển với tốc độ như vũ bảo hiện nay và hơn nữa, nước ta đang là thành viên chính thức của WTO. Ngoại ngữ không những giúp chúng ta tiếp cận những thành tựu khoa học, những thông tin mới nhất, mà còn là cầu nối, là phương tiện giao lưu giữa các quốc gia, các dân tộc. Đối với HS, sinh viên, ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là công cụ hữu hiệu để HS, sinh viên tự đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện mình ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường và sau khi ra trường. Chính vì vậy mà việc QL việc giảng dạy môn tiếng Anh trong sự nghiệp giáo dục và chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 lại càng có vai trò hết sức quan trọng hơn bao giờ hết. Yêu cầu của thời đại đòi hỏi người CBQL giáo dục các cấp cần phải xác định mục tiêu học ngoại ngữ từng bậc học và cấp học một cách nghiêm túc để nhằm đáp ứng mục tiêu chung và cung cấp nguồn nhân lực có đủ tiêu chuẩn theo nhu cầu phát triển đất nước. 1.3.3. Đặc điểm của trường THCS CL + Vị trí: Điều 2, chương I Điều lệ trường THCS qui định: “Trường trung học là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Trường trung học có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng”. [2, tr.5] + Mục tiêu giáo dục đào tạo: Mục tiêu của giáo dục PT là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách của con
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất