Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng bài toán hình học giải tích phẳng từ một số bài toán hình học....

Tài liệu Xây dựng bài toán hình học giải tích phẳng từ một số bài toán hình học.

.PDF
39
129
105

Mô tả:

1. Tên sáng kiến: Xây dựng bài toán hình học giải tích phẳng từ một số bài toán hình học. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp dạy học bộ môn Toán. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 15 tháng 3 năm 2015 đến ngày 30 tháng 3 năm 2015 . 4. Tác giả: Họ và tên: Tống Văn Ký Năm sinh: 1986 Nơi thường trú: Xuân Phú – Xuân Trường – Nam Định. Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Toán. Chức vụ công tác: Giáo viên. Nơi làm việc: Trường THPT Giao Thủy B. Điện thoại: 01686316922 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường THPT Giao Thủy B. Địa chỉ: Xã Giao Yến huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định. Điên thoại: 03503893010 3 I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Bài toán hình học giải tích trong mặt phẳng là một chủ đề hay và khó. Chủ đề này luôn được sử dụng trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh và kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Vì vậy nó luôn được sự quan tâm đặc biệt đối với học sinh. Trong số các bài về hình giải tích trong mặt phẳng có một lớp các bài toán thiên về tính chất hình học thuần túy đã gây cho học sinh nhiều khó khăn khi tiếp cận. Đa số các giáo viên khi dạy về chủ đề này thường tìm các bài toán có sẵn trong các tài liệu tham khảo để giảng dạy, suy nghĩ khai thác tự tìm tòi xây dựng bài toán mới còn nhiều hạn chế. Việc xây dựng bài toán mới từ việc khai thác các kết quả hình học giúp giáo viên chủ động hơn, giúp học sinh phát triển tư duy phương pháp, tư duy tìm lời giải cho một bài toán đặc biệt là tư duy sáng tạo. Qua những năm công tác giảng dạy, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi Đại học và Cao đẳng. Bản thân tôi thấy việc xây dựng bài toán mới từ kết quả hình học là nhiệm vụ cần thiết của người giáo viên trong quá trình dạy học. Để góp phần nâng cao chất lượng cho học sinh trong chủ đề tọa độ trong mặt phẳng, tôi chọn đề tài: “Xây dựng bài toán hình học giải tích phẳng từ một số bài toán hình học”. II. Mô tả giải pháp 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Đối với học sinh kiến thức về hình học phẳng còn hạn chế. Khi chưa áp dụng đề tài để dạy giải bài tập hình học giải tích trong mặt phẳng, các em thường thụ động trong việc tiếp cận bài toán, chưa ý thức tìm tòi sáng tạo cũng như chưa tạo được niềm vui khi làm toán. Kết quả khảo sát ở một số lớp trong phần giải bài tập toán về phần hình giải tích trong mặt phẳng cũng như qua tìm hiểu ở các giáo viên dạy bộ môn Toán, chỉ có khoảng 10% học sinh hứng thú với bài toán giải tích trong mặt phẳng. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Bài toán hình giải tích trong mặt phẳng thong thường được phân chia thành hai mảng: mảng thứ nhất là lớp bài toán mang nặng tính chất “đại số” và thường được xây dựng trên cơ sở là tham số hóa, mảng thứ hai là lớp những bài toán mang nặng tính chất “hình học” và thường được xây dựng trên bài toán thuần túy hình học phẳng. 4 Trong đề tài này tôi muốn nêu lên ý tưởng giải quyết bài toán hình giải tích phẳng thuộc mảng thứ hai thông qua một số bài toán. Bài toán 1. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm I, trực tâm H, trọng tâm G, M là trung điểm BC. Đường kính AD. Chứng minh: a) Tứ giác BHDC là hình bình hành. b) AH  2 IM . c) HG  2GI . Giải a) Ta có BH // CD (vì cùng vuông góc AC) A CH // BD (vì cùng vuông góc AB) Suy ra tứ giác BHCD là hình bình hành. b) Do tứ giác BHCD là hình bình hành I Nên HD và BC cắt nhau tại trung điểm M của mỗi H đường. Trong tam giác AHD có IM là đường trung bình. G B C M Do đó AH  2 IM D c) Gọi G là giao của AM và HI. Do AH // IM Nên theo Talet ta có HG AG AH   2 GI GM IM Suy ra G là trọng tâm tam giác ABC và HG  2GI Ta xét ví dụ cơ bản sau: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC có A(2;-14), B(-2;14), C(-5; -7). Tìm toạ độ trung điểm M của BC; trọng tâm G, trực tâm H, tâm đường tròn ngoại tiếp I của tam giác ABC.  7 7   5 7   21 3  Đáp số: M  ;  , G  ;  , H  26; 10  , I  ;   2 2  3 3   2 2 5 Từ 1 ví dụ trên và bài toán 1 giáo viên có thể tạo ra 8 ví dụ khác nhau bằng cách lật ngược lại vấn đề cho bộ 3 điểm thích hợp trong 4 điểm A, G, H, I, M. Yêu cầu học sinh đi tìm tọa độ các đỉnh còn lại của tam giác ABC. Ví dụ 1.1 Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC có A(2; -14), tâm đường  21 3  tròn ngoại tiếp là I  ;  , trực tâm H(-26, -10). Xác định toạ độ đỉnh B, C của tam  2 2 giác ABC. Giải Theo kết quả bài toán 1, ta có được AH  2 IM . A  7 7  Suy ra M  ;   2 2 Đường thẳng BC đi qua M và có vectơ pháp tuyến H AH I Phương trình đường thẳng BC là 7 x  y  28  0 B Phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là 2 C M 2 21   3 625  x   y   2  2 2  Tọa độ B, C là nghiệm của hệ phương trình 7 x  y  28  0  x  5  x  2  2 2 hoặc     21   3 625  y  7  y  14  x     y    2 2 2      Vậy B(-2; 14), C(-5; -7) hoặc C(-2; 14), B(-5; -7). Ví dụ 1.2. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC có A(2; -14), tâm đường  21 3   5 7  tròn ngoại tiếp là I  ;  , trọng tâm G  ;  . Xác định toạ độ đỉnh B, C của tam  2 2  3 3  giác ABC. Ví dụ 1.3. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC có A(2; -14), trọng tâm  5 7  G  ;  , trực tâm H(-26, -10). Xác định toạ độ đỉnh B, C của tam giác ABC.  3 3  6 Ví dụ 1.4. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC có A(2; -14), trực tâm H(-  7 7  26, -10), trung điểm của BC là M  ;  . Xác định toạ độ đỉnh B, C của tam giác  2 2 ABC. Ví dụ 1.5. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC có A(2; -14), tâm đường  21 3   7 7  tròn ngoại tiếp là I  ;  , trung điểm của BC là M  ;  . Xác định toạ độ đỉnh  2 2  2 2 B, C của tam giác ABC. Ví dụ 1.6. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC tâm đường tròn ngoại tiếp  21 3   7 7  là I  ;  , trực tâm H(-26, -10), trung điểm của BC là M  ;  . Xác định toạ độ  2 2  2 2 các đỉnh của tam giác ABC.  5 7  Ví dụ 1.7. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC có trọng tâm G  ;  ,  3 3   7 7  trực tâm H(-26, -10), trung điểm của BC là M  ;  . Xác định toạ độ các đỉnh của  2 2 tam giác ABC. Ví dụ 1.8. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC có tâm đường tròn ngoại  21 3   5 7   7 7  tiếp là I  ;  , trọng tâm G  ;  , trung điểm của BC là M  ;  . Xác định  2 2  3 3   2 2 toạ độ các đỉnh của tam giác ABC. Chú ý: A Từ ví dụ 1.2 đến ví dụ 1.8 ta chỉ cần sử dụng kết quả bài toán 1 là HG  2GI và AG  2GM thì các ví dụ này đều trở thành ví dụ 1.1. H B I G C M Ngoài 8 ví dụ trên giáo viên cũng có thể tạo thêm các ví dụ theo hướng cho biết tọa độ 2 điểm trong 4 điểm A, H, I, M còn hai điểm còn lại thuộc hai đường khác nhau. Chẳng hạn như ví dụ sau: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC nội 7  21 3  tiếp đường tròn tâm I  ;  , trực tâm H(-26, -10), trung điểm của BC là M thuộc  2 2 đường thẳng d : x  y  0 . Xác định toạ độ các đỉnh của tam giác ABC biết điểm A nằm trên đường tròn (C) :  x  1  ( y  10) 2  25 và điểm A có hoành độ dương. 2 Nhận xét: Đề thi khối D – 2010 có nội dung tương tự. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC có A(3; -7), trực tâm H(3; -1), tâm đường tròn ngoại tiếp I(-2; 0). Xác định toạ độ điểm C biết C có hoành độ dương. Đáp án của BGD như sau: Phương trình BC có dạng y – a = 0 với a  7 A (do BC  AH và BC không đi qua A). Phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là:  x  2   y 2  74 2 I H Toạ độ B, C là nghiệm của hệ phương trình. C B 2   x  2   y 2  74   y  a  0 Do đó hoành độ B, C thỏa mãn phương trình  x  2 2  a 2  74 Phương trình trên có nghiệm khi a  70 Do C có hoành độ dương nên B(2  74  a 2 ; a), C (2  74  a 2 ; a) H là trực tâm nên AC.BH  0  ( 74  a 2  5)( 74  a 2  5)  (a  7)(1  a)  0  a  7  a 2  4a  21  0   a  3 Suy ra C (2  65;3) . Xem đáp án của Bộ Giáo Dục, ta thấy nếu chúng ta chỉ dùng công cụ giải tích để giải quyết những bài toán hình học giải tích phẳng như trên sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều nếu không có sự giúp đỡ các tính chất của hình học phẳng. 8 Bài toán 2. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm I, trực tâm H, D là giao của AH với đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Chứng minh: a) H và D đối xứng nhau qua BC. b) Đường tròn ngoại tiếp tam giác HBC là ảnh của đường tròn ngoại tiếp tam giác tam giác ABC qua phép đối xứng trục BC. Giải a) Gọi M, N lần lượt là hình chiếu của B, A trên AC, A BC. Ta có tứ giác ABNM nội tiếp M Suy ra HBN  DAC (vì cùng chắn cung MN ) H I Mà DBC  DAC (vì cùng chắn cung DC ) Nên HBN  NBD Tam giác BHD cân tại B(do BN vừa là đường cao, N B C D đường phân giác) Do đó H và D đối xứng nhau qua BC. b) Theo câu a) có H và D đối xứng nhau qua BC. Suy ra tam giác HBC là ảnh của tam giác DBC qua phép đối xứng trục BC. Do đó đường tròn ngoại tiếp tam giác HBC là ảnh của đường tròn ngoại tiếp tam giác tam giác ABC qua phép đối xứng trục BC. (Tức là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC và đường tròn ngoại tiếp tam giác HBC có cùng bán kính và hai tâm của hai đường tròn này đối xứng nhau qua BC) Chú ý: Để xây dựng được bài toán giáo viên xuất phát từ ví dụ thuận cho tam giác ABC biết các đỉnh A, B, C. Sau đó tìm các yếu tố tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC, trực tâm, phương trình các đường BC, đường cao, đường trung tuyến, phân giác kẻ từ A… Từ ví dụ trên giáo viên tạo bài toán nghịch bằng cách cho biết 1 số yếu tố thích hợp mà học sinh khi giải quyết phải sử dụng nội dung bài toán 2 để tìm tọa độ các đỉnh của tam giác ABC. 9 Ví dụ 2.1. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC có đường trung tuyến kẻ từ A và đường thẳng BC lần lượt có phương trình 5x  3 y  8  0, x  y  4  0 . Đường thẳng d đi qua A và vuông góc với đường thẳng BC cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC tại D(-2; -4). Xác định toạ độ các đỉnh của tam giác ABC biết B có hoành độ dương. Giải Đường thẳng AD đi qua D và vuông góc với BC A Phương trình đường thẳng AD là x  y  2  0 Tọa độ điểm A là nghiệm của hệ phương trình x  y  2  0 x  1   A(1; 1)  5 x  3 y  8  0  y  1 I H  1 7  Gọi M là trung điểm BC suy ra M  ;   2 2  N B Gọi H là trực tâm tam giác ABC. M C D Theo kết quả bài toán 2, ta có H và D đối xứng nhau qua BC. Gọi N là giao của BC và AD suy ra N(-1; -3) Nên H(0; -2) B thuộc BC suy ra B(b; - b - 4) với b > 0. M là trung điểm BC nên C(-b - 1; b- 3) H là trực tâm tam giác ABC nên BH  AC b  1  BH . AC  0  b(b  2)  (b  2)(b  2)  0   b  2 Do đó B(1; -5) và C(-2; -2). Ví dụ 2.2. Đề thi khối D – 2010. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC có A(3; -7), trực tâm H(3; -1), tâm đường tròn ngoại tiếp I(-2; 0). Xác định toạ độ điểm C biết C có hoành độ dương. Giải 10 Đường thẳng AH có phương trình x  3  0 A Đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC có phương trình  x  2 2  y 2  74 Gọi D là giao của AH và đường tròn ngoại tiếp tam I H giác ABC, N là giao của AH và BC. Tọa độ D là nghiệm của hệ N B 2  x  3 x  3  x  2   y 2  74 hoặc    y  7  y  7  x  3 C D Suy ra D(3; 7)  N (3;3) Theo kết quả bài toán 2, ta có H và D đối xứng nhau qua BC. Hay BC là đường trung trực của HD. Đường thẳng BC có phương trình y  3  0 Tọa độ B, C là nghiệm của hệ phương trình 2   x  2  65  x  2  65  x  2   y 2  74  hoặc    y  3   y  3  y  3 C có hoành độ dương nên C (2  65;3) . Ví dụ 2.3. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC nhọn, trực tâm H(2; 1) và tâm đường tròn ngoại tiếp là I(1; 0). Trung điểm của BC nằm trên đường thẳng d : x  2 y  1  0 . Xác định toạ độ các đỉnh của tam giác ABC biết đường tròn ngoại tiếp tam giác HBC đi qua điểm E(6; -1) và B có hoành độ nhỏ hơn 4. Giải Gọi I’ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác HBC. Gọi M là trung điểm của BC. Do M thuộc d và I thuộc d nên phương trình MI là x  2 y  1  0 Theo kết quả bài toán 2, ta có đường tròn ngoại tiếp tam giác HBC là ảnh của đường tròn ngoại tiếp tam giác tam giác ABC qua phép đối xứng trục BC. 11 Hay I’ đối xứng với I qua BC và đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC và đường tròn ngoại tiếp tam giác HBC có cùng bán kính. I '  d  I '(2t  1; t ) , HI '  EI '  (2t  1)2  (t  1) 2  (2t  5) 2  (t  1) 2  t  2  I '(5;2), I ' H  10 A Phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là  x  12  y 2  10 I H Tọa độ B, C là nghiệm của hệ phương trình B M  x  12  y 2  10 x  2 x  4   hoặc   2 y  3  y  1  x  5   ( y  2) 2  10 C E I' Do B có hoành độ nhỏ hơn 4 nên B(2; 3), C(4; -1). Ví dụ 2.4. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho tam giác ABC có A(1; -2); B(3; 0). Gọi H là trực tâm tam giác ABC. Đường tròn ngoại tiếp tam giác AHB có tâm I(4; -3). Viết phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. (Đề thi học sinh giỏi Nam Định năm 2010 - 2011) Giải Gọi K là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác C ABC. Theo kết quả bài toán 2, ta có đường tròn ngoại tiếp tam giác HBA là ảnh của đường tròn ngoại H tiếp tam giác tam giác ABC qua phép đối xứng trục AB. K B A M Hay K đối xứng với I qua AB. Phương trình đường thẳng AB là x  y  3  0 I Phương trình đường thẳng IK là x  y  1  0 Gọi M là giao của KI và BC. Suy ra M(2; -1) nên K(0; 1). 12 Đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC có tâm K(0; 1) và bán kính KA = 10 Phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là x 2   y  1  10 2 Ví dụ 2.5. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC có trực tâm H(2; -1), 4 7 K  ;  là chân đường cao kẻ từ C và M(0; -3) là trung điểm của BC. Viết phương 5 5 trình đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Giải Gọi E là giao của CH và đường tròn ngoại tiếp tam A giác ABC. Theo kết quả bài toán 2, ta có H và E đối xứng nhau qua AB. E I K Gọi N đối xứng với H qua M H Theo kết quả bài toán 1, ta có được N thuộc B C M N đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.  2 19  Ta có N(-2; -5), E  ;   5 5 Đường thẳng CH đi qua H, K có phương trình 2 x  y  3  0 Đường thẳng AB đi qua K và vuông góc với HK có phương trình x  2 y  2  0 Khi đó B(2b – 2; b) suy ra C(2 – 2b; -6 - b). C thuộc CH nên ta có 2(2  2b)  6  b  3  0  b  1 Suy ra B(-4; -1). Đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC đi qua 3 điểm E, N, B nên có phương trình  x  12   y  12  25 Ví dụ 2.6. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có trực tâm H  5;5  , cạnh BC có phương trình x  y  8  0 . Đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC đi qua hai điểm M(7; 3), N(4; 2). Tìm tọa độ các đỉnh của tam giác ABC. Giải Gọi D là giao của AH và đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. 13 Theo kết quả bài toán 2, ta có H và D đối A M xứng nhau qua BC. Đường thẳng AH có phương trình x  y  0 Gọi E là giao của AH và BC. Tọa độ E là nghiệm của hệ phương trình I H x  y  8  0 x  4   E (4;4)  x  y  0 y  4 N E B C E là trung điểm của HD nên D(3; 3). D Đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC đi qua các điểm M, N, D. Phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là x 2  y 2  10 x  8 y  36  0 Tọa độ điểm A là nghiệm của hệ phương trình  x  y  0 x  6 x  3   A(6;6) hoặc   2  2 y  6 y  3  x  y  10 x  8 y  36  0 Tọa độ điểm B, C là nghiệm của hệ phương trình x  3 x  6  x  y  8  0  hoặc   2 2  x  y  10 x  8 y  36  0 y  5 y  2 Nên B(3; 5), C(6; 2) hoặc B(6; 2), C(3; 5). Ví dụ 2.7. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm I 2 2  8 có phương trình  x  2    y  3  26 . Biết trọng tâm của tam giác ABC là G 1;   3 và D(7; 2) thuộc đường thẳng qua A vuông góc với BC (D không trùng với A). Tìm tọa độ các đỉnh của tam giác ABC biết yB  yC . Giải Đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC có tâm I(2; 3). Theo kết quả bài toán 1, ta có được Suy ra H(-1; 2). Ta có D(7; 2) thuộc đường thẳng qua A vuông góc với BC (D không trùng với A) và D thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. 14 Nên D là giao của AH và đường tròn ngoại tiếp tam giác A ABC. Theo kết quả bài toán 2, ta có H và D đối xứng nhau qua BC. Hay BC là đường trung trực của HD. H Phương trình đường thẳng BC là 8( x  3)  0( y  2)  0  x  3  0 B I G E C M D Tọa độ điểm B, C là nghiệm của hệ phương trình  x  3 x  3 x  3  0 hoặc    2 2  y  2 y  8   x  2    y  3  26 Nên B(3; 8), C(3; -2). M là trung điểm của BC suy ra M(3; 3) G là trọng tâm tam giác ABC nên ta có AM  3GM  A(3;2) 15 Bài toán 3. Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn tâm I, trực tâm H. Gọi M, N, P lần lượt là chân đường cao hạ từ B, C, A xuống cạnh AC, AB, BC. Gọi E, F lần lượt là trung điểm AH, BC. Chứng minh: a) MN vuông góc với AI. b) MN vuông góc với EF. c) H là tâm đường tròn nội tiếp tam giác MNP. Giải A A M M d E N N B H I H C F C B D P a) Cách 1 Kẻ đường kính AD. Ta có ADC  ABC Tứ giác BNMC nội tiếp ABC  AMN (vì cùng bù với CMN ) Do AD là đường kính nên DAC  ADC  900 Hay DAC  AMN  900  AD  MN Cách 2 Kẻ tiếp tuyến d của đường tròn tại A  AI  d đường kính AD. Tứ giác BNMC nội tiếp ACB  ANM (vì cùng bù với BNM ) Mà ACB  BAx Nên BAx  ANM  d // MM Do đó AI  MN. b) Theo kết quả bài toán 1, ta có tứ giác BHCD là hình bình hành. 16 Nên F là trung điểm của HD. Trong tam giác HAD có E, F lần lượt là trung điểm HA và HD. Suy ra EF // AD. Mà AD  MN nên EF  MN. c) Ta có tứ giác BPHN nội tiếp nên APN  ABH (vì cùng chắn cung NH ) Tứ giác PHMC nội tiếp nên APM  ACH (vì cùng chắn cung MH ) Tứ giác BNMC nội tiếp nên ABH  ACH (vì cùng chắn cung NM ) Do đó APN  APM Hay AP là đường phân giác của góc MPN Chứng minh tương tự CN là đường phân giác của góc MNP Do đó H là tâm đường tròn nội tiếp tam giác MNP. Ví dụ 3.1. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C): x2  y 2  25 ngoại tiếp tam giác nhọn ABC. Biết tọa độ chân các đường cao kẻ từ B và C lần lượt là M(-1; -3), N(2; -3). Tìm tọa độ các đỉnh ABC biết đỉnh A có tung độ âm. Giải Đường tròn (C) có tâm O(0; 0) bán kính R = 5. A Theo kết quả bài toán 3, ta có được OA  MN Đường thẳng OA đi qua O và vuông góc với MN có M phương trình 3( x  0)  0( y  0)  0  x  0 N Tọa độ điểm A là nghiệm của hệ phương trình  x  0 x  0 x  0  hoặc  2   2 y  5  y  5  x  y  25 O H B C Vì A có tung độ âm nên A(0; -5) Đường thẳng AB đi qua A, N có phương trình x  y  6  0 Đường thẳng AC đi qua A, M có phương trình 2 x  y  5  0 Đường thẳng NC đi qua N và vuông góc AN có phương trình x  y  1  0 17 Đường thẳng BM đi qua M và vuông góc AM có phương trình x  2 y  5  0 Khi đó B(5; 0) và C(-4; 3) Ví dụ 3.2. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (C): x 2  y 2  25 , đường thẳng AC đi qua K(2; 1). Gọi M, N lần lượt là chân đường cao kẻ từ B, và C. Tìm tọa độ các đỉnh của tam giác ABC, biết phương trình đường MN là 4 x  3 y  10  0 và điểm A có hoành độ âm. Giải Đường tròn (C) có tâm O(0; 0) bán kính R = 5. A Theo kết quả bài toán 3, ta có được OA  MN Đường thẳng OA đi qua O và vuông góc với MN M có phương trình N 3( x  0)  4( y  0)  0  3 x  4 y  0 H O K Tọa độ điểm A là nghiệm của hệ phương trình B C 3 x  4 y  0 x  4  x  4  hoặc  2   2  y  3 y  3  x  y  25 Vì A có hoành độ âm nên A(-4; 3) Đường thẳng AC đi qua A và K có phương trình x  3 y  5  0 Tọa độ điểm M là nghiệm của hệ phương trình x  3y  5  0  x  1   M (1;2)  4 x  3 y  10  0 y  2 Đường thẳng BM đi qua M và vuông góc với AM có phương trình 3x  y  5  0 x  3y  5  0  x  4 x  5 Tọa độ C là nghiệm của hệ phương trình  2 hoặc    2 y  3 y  0  x  y  25 Suy ra C(5; 0) 3x  y  5  0  x  3 x  0 Tọa độ B là nghiệm của hệ phương trình  2 hoặc   2  y  4 y  5  x  y  25 Với B(0; 5) suy ra cos ABC  20  10 20. 50 0 18 Vậy B(-3; -4) Ví dụ 3.3. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC, tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC tại điểm A là  : x  2 y  4  0 , đường cao kẻ từ B là BB ' : x  y  2  0 . Hình chiếu vuông góc của C trên đường thẳng AB là C '  0; 1 . Viết phương trình cạnh BC. Giải Theo kết quả bài toán 3, ta có được A IA  B ' C ', IA  ∆ Nên B’C’ // ∆. B' Đường thẳng B’C’ đi qua C’ và song song với ∆ C' I có phương trình x  2 y  2  0 Tọa độ điểm B’ là nghiệm của hệ phương trình H B C x  2 y  2  0 x  2   B '(2;0)  x  y  2  0 y  0   Đường thẳng AC đi qua B’ và vuông góc BB’ có phương trình x  y  2  0 x  2 y  4  0 x  0   A(0;2) Tọa độ điểm A là nghiệm của hệ phương trình  x  y  2  0 y  2   Đường thẳng AB đi qua A, C’ có phương trình x  0 x  0 x  0   B (0; 2) Tọa độ điểm B là nghiệm của hệ phương trình  x  y  2  0  y  2 Đường thẳng CC’ đi qua C’ và vuông góc AB có phương trình y  1  0  y 1  0 x  3   C (3; 1) Tọa độ điểm C là nghiệm của hệ phương trình  x  y  2  0 y   1   Đường thẳng BC đi qua B, C có phương trình x  3 y  6  0 Ví dụ 3.4. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có trực tâm H(3; 0) và trung điểm của BC là M(6; 1). Đường thẳng AH có phương trình x  2 y  3  0 . Gọi D và E lần lượt là chân đường cao kẻ từ B và C của tam giác ABC. Xác định tọa độ các 19 đỉnh của tam giác ABC, biết đường thẳng phương trình đường thẳng DE : x  2  0 và điểm D có tung độ dương. Giải Gọi K là trung điểm của AH. A Theo kết quả bài toán 3, ta có được KM  DE Đường thẳng KM đi qua M và vuông góc với DE D K có phương trình y  1  0 E Tọa độ điểm K là nghiệm của hệ phương trình x  2 y  3  0 x  1   K (1;1)   y 1  0 y 1 I H B M C Do K là trung điểm AH nên A(-1; 2). D(2; t) với t > 0. t  1 Do AD  DH  3  t (t  2)  0   t  3 Suy ra D(2; 3) Đường thẳng AC đi qua A, D có phương trình x  3 y  7  0 Đường thẳng BC đi qua M và vuông góc với AH có phương trình 2 x  y  11  0 x  3y  7  0 x  8   C (8;5) Tọa độ điểm C là nghiệm của hệ phương trình  2 x  y  11  0 y  5 M là trung điểm BC nên B(4; -3) Ví dụ 3.5. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC nhọn có M(2; 2), N(-2; 2), P(2; -1) lần lượt là chân đường cao hạ từ B, C, A xuống AC, AB, BC. Xác định toạ độ các đỉnh của tam giác ABC. Giải Gọi H là trực tâm của tam giác ABC. Theo kết quả bài toán 3, ta có được H là tâm đường tròn nội tiếp tam giác MNP. Nên PA là đường phân giác trong của MPN . Mà BC  PA. 20 Suy ra BC là đường phân giác ngoài của MPN A AB là đường phân giác ngoài của MNP M N H AC là đường phân giác ngoài của NMP Ta có PM (0;3), PN (4;3) C B P  u1  1 1 4 2 PM  PN   ;  PM PN 5 5 Đường thẳng BC đi qua P và có vectơ chỉ phương u1 có phương trình x  2 y  4  0 Ta có NM (4;0), NP(4;3)  u2  1 1 1 3 NM  NP   ;  NM NP 5 5 Đường thẳng AB đi qua N và có vectơ chỉ phương u2 có phương trình 3x  y  8  0 Ta có MN (4;0), MP(0; 3)  u3  1 1 MN  MP   1;1 MN PM Đường thẳng AC đi qua M và có vectơ chỉ phương u1 có phương trình x  y  4  0 3 x  y  8  0  x  1   A(1;5) Tọa độ điểm A là nghiệm của hệ phương trình  x  y  4  0 y  5 3x  y  8  0  x  4   B(4; 4) Tọa độ điểm B là nghiệm của hệ phương trình  x  2 y  4  0  y  4 x  2 y  4  0  x  1   C (4;0) Tọa độ điểm C là nghiệm của hệ phương trình  x  y  4  0 y  5 Vậy A(-1; 5), B(-4; -4), C(4; 0). Chú ý: Ở đây tác giả đã dùng kỹ thuật chuẩn hóa vectơ để viết phương trình đường phân giác. Kỹ thuật này có thể áp dụng cả trong tọa độ không gian Oxyz. 21 Cho tam giác ABC. A Đường phân giác trong AD góc A có vectơ chỉ phương u  1 1 AB  AC AB AC B D C Đường phân giác ngoài góc A có vectơ chỉ phương u '  1 1 AB  AC AB AC 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan