Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xuất khẩu gạo của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế...

Tài liệu Xuất khẩu gạo của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

.PDF
4
17
131

Mô tả:

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Bùi Thị Phương Thanh Giới tính: Nữ Ngày sinh: 30/09/1982 Nơi sinh: Thái Bình Quyết định công nhận học viên số: Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60310106 Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Kim Chi Tóm tắt các kết quả của luận văn: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - Làm rõ thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016 - Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thị trường thế giới trong thời gian tới. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Đề tài là đánh giá đầy đủ và toàn diện thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2016, chỉ ra những tồn tại và nguyên ngân của nó từ đó đề ra những định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong thời gian tới. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: - Một là, nghiên cứu này còn hạn chế về phạm vi và thời gian, do vậy nếu có điều kiện nên mở rộng phạm vi thu thập dữ liệu để kết quả nghiên cứu chính xác hơn. - Hai là, tìm hiểu thêm về các chính sách của chính phủvà hiệp định đã ký kết, từ đó nghiên cứu đưa ra giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: - PGS, TS. Nguyễn Sinh Cúc (2004), “Xuất khẩu gạo, một thành tựu nổi bật của nước ta”, Tạp chí Cộng sản (8/2004). Tác giả đưa ra một cái nhìn tổng quan về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 1989 đến năm 2004 để thấy được thành tựu nổi bật trong xuất khẩu gạo của Việt Nam. Từ một nước thiếu đói triền miên, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới. Tác giả chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan của những thành tựu trên và từ đó đề xuất 3 giải pháp để có thể giữ vững vị trí cường quốc xuất khẩu gạo là: hoàn thiện quy hoạch vùng lúa xuất khẩu của cả nước và từng vùng; hình thành mạng lưới thu gom, vận chuyển lúa gạo xuất khẩu theo hợp đồng; coi trọng việc thực hiện các giải pháp đồng bộ về thị trường nhằm tăng sức cạnh tranh của gạo Việt Nam. - TS. Vũ Hùng Phương (2004), “Xuất khẩu gạo Việt Nam: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 4/2004 (372). Trong bài viết này, tác giả phân tích hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 1989 – 2003 trên 4 mặt: khối lượng xuất khẩu; kim ngạch xuất khẩu và giá; thị trường xuất khẩu và chất lượng gạo xuất khẩu. Từ đó, đề ra 3 nhóm giải pháp nâng cao khả năng xuất khẩu gạo là: nhóm giải pháp đối với thị trường nước ngoài; nhóm giải pháp đối với thị trường trong nước và nhóm giải pháp về sản xuất và chiến lược sản phẩm. - Nguyễn Đình Long (2000), “ Phân tích sơ bộ khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh ASEAN và AFTA”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tài liệu này đã đánh giá sơ bộ khả năng cạnh tranh của những mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam như cà phê, gạo, chè, hạt tiêu… trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, tuy nhiên chỉ là một số đánh giá sơ bộ, chưa phân tích đầy đủ và sâu sắc về từng sản phẩm. - TS. Mai Thị Thanh Xuân (2006), Xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1989 - 2006: thực trạng và giải pháp, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, (số 8/2006). Ở đây, tác giả đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 17 năm qua, kể từ khi gạo Việt Nam được thế giới biết đến với con số 1,4 triệu tấn năm 1989, đứng thứ 3 thế giới về sản lượng xuất khẩu. Bài viết đã chỉ ra cả mặt được và mặt chưa được của hạt gạo Việt Nam trên thị trường Thế giới và đề xuất 3 giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu gạo là: phát triển công nghệ sau thu hoạch, xây dựng thương hiệu và mở rộng thịtrường. - Các nhà nghiên cứu của viện nghiên cứu FANCL, tập đoàn thực phẩm dinh dưỡng và mỹ phẩm FANCL của Nhật Bản đã “ nghiên cứu và đăng ký phát minh quốc tế và tại Việt Nam sản phẩm gạo lật nảy mầm (gạo lức hoặc gạo lứt nảy mầm) với tên tiếng Anh là Pre-Germinated Brown Rice (PGBR), PGPR” đã được sử dụng rộng rãi tại thị trường Nhật Bản. Công nghệ tiên tiến chủ yếu của phát minh này chính là điều chỉnh quá trình nảy mầm thích hợp giúp hoạt hóa các hoạt hóa các enzym hữu ích trong gạo lứt. Gạo lứt nảy mầm có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn gạo trắng và gạo lứt thông thường, trong đó tiêu biểu nhất là các chất như: Acid Gamma Amino Butyric (GABA), Acety Steryl Glucoside (ASG), Inositol Hexaphosphate (IP6), Ferulic acid và Inositol, pregerminated brown ricederived steryl glycoside (PSG). - Nghiên cứu của Thạc sỹ kinh tế Nguyễn Thị Trúc Phương – Đại học công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh “ Giải pháp tài chính thúc đẩy xuất khẩu gạo vùng đồng bằng Sông Cửu Long” đã chỉ rõ những chính sách hỗ trợ khá hiệu quả của Chính phủ để thúc đẩy quá trình xuất khẩu gạo. Bài viết được đăng trên tạp chí Tài chính kỳ I, số tháng 7/2016. - Mới đây Bộ Công thương đã có nghiên cứu bỏ rào cản xuất khẩu gạo và ký quyết định thành lập Tổ biên tập và Ban soạn thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 109 về điều kiện kinh doanh , xuất khẩu gạo.Theo quyết định này, Ban soạn thảo sẽ do Thứ trưởng Trần Quốc Khánh làm Trưởng ban; Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương làm Thường trực. Bên cạnh đó, lãnh đạo của Hiệp hội Lương thực Việt nam và đại diện của 19 tỉnh thành trong đó có TP HCM, Thái Bình, bác Liệu, An Giang, Sóc Trăng… sẽ cùng tham gia Ban soạn thảo này. - Global Rice Science Partnership (GRISP), một chương trình nghiên cứu của CGIAR để để ra một kế hoạch chiến lược duy nhất và nền tảng hợp tác mới độc đáo về nghiên cứu lúa gạo, đã ra báo cáo thành tựu của của chương trình kể từ khi thành lập vào tháng Giêng 2011 đến nay. Theo báo cáo của chương trình, có sáu dự án đã được tài trợ và đang tiến triển, chủ yếu nhằm vào mục tiêu phát hiện ra gen mới và phát triển của công nghệ mới để nâng cao hiệu quả nhân giống. Một trong những dự án nhằm mục đích để tăng tiềm về năng suất lúa bằng cách sử dụng gen mới và phương pháp tiếp cận sinh lý mới, bao gồm cả việc tìm kiếm và sử dụng các gen lúa hoang dã và kết hợp nhiều gen mong muốn (gen pyramiding) để có được một tính trạng duy nhất là năng suất cao. - Các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và các tổ chức khác đang nghiên cứu một số gen ở có trong gạo tham gia vào việc kiểm soát quá trình sự hấp thụ và tích trữ các khoáng chất quan trọng với mục tiêu để nâng cao giá trị dinh dưỡng của gạo, nguồn lương thực chính của một nửa dân số toàn cầu . Theo một trong các nhà nghiên cứu của USDA, Shannon Pinson, các nhà khoa học có kế hoạch phát triển các giống lúa mới cho hạt gạo có hàm lượng cao đối với một hoặc nhiều hơn của 14 khoáng chất cần thiết trong đó có kẽm, sắt và canxi. Nhóm nghiên cứu cũng đang phát triển dữ liệu về chỉ thị phân tử được sử dụng để xác định cây lúa có hàm lượng khoáng chất cao mà không cần phải trồng chúng đến giai đoạn chín trong các hoạt động nhân giống. Cho đến nay, nhóm nghiên cứu đã xác định được 127 vị trí gen trong 40 khu vực nhiễm sắc thể khác nhau có liên quan đến hàm lượng cao của các khoáng chất cụ thể và đặc điểm khác của hạt gạo. Từ đó có các biện pháp phù hợp thúc đẩy sản lượng và năng suất gạo của các nước xuất khẩu gạo.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan