Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài tiểu luận vai trò của ngân sách nhà nước đối với sự phát triển kinh tế và th...

Tài liệu Bài tiểu luận vai trò của ngân sách nhà nước đối với sự phát triển kinh tế và thực tiễn tại việt nam

.PDF
33
838
136

Mô tả:

Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU Nhà nước ra đời trong cuộc đấu tranh của xã hội có giai cấp, nó là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ về nhiều mặt như quản lý hành chính, chức năng kinh tế, chức năng trấn áp và các nhiệm vụ xã hội. Để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình Nhà nước cần phải có nguồn lực tài chính – Ngân sách Nhà nước, đó chính là cơ sở vật chất cho Nhà nước tồn tại và hoạt động. Ngày nay kinh tế thị trường càng phát triển thì vị trí, vai trò của tài chính Nhà nước ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, xây dựng nền tài chính tự chủ vững mạnh là yêu cầu cơ bản cấp bách trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta, trong đó Ngân sách Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc gia. Ngân sách Nhà nước là nơi tập trung quỹ tiền tệ lớn nhất trong nền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ với tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân cùng mối quan hệ khăng khít với tất cả các khâu của hệ thống tài chính. Ngân sách Nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đmả bảo cho các chi tiêu của Nhà nước, và là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo cho sự ổn định, phát triển đồng đều giữa các nền kinh tế, và đảm bảo thu nhập cho người dân. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của Ngân sách Nhà nước, nhóm 6 – Lớp CH K7.1 TCNH đã thảo luận và cùng phân tích về vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế và thực tiễn tại Việt Nam hiện nay.. 1 Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG 1. Khái niệm NSNN Trong hệ thống tài chính thống nhất, ngân sách nhà nước (NSNN) là khâu tài chính tập trung giữ vị trí chủ đạo. NSNN cũng là khâu tài chính được hình thành sớm nhất, nó ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời của hệ thống quản lý nhà nước và sự phát triển của kinh tế hàng hoá, tiền tệ. Song quan niệm về NSNN thì lại chưa được thống nhất. Theo quan niệm của những nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển, NSNN là một văn kiện tài chính, mô tả các khoản thu và chi cuả chính phủ, được thiết lập hàng năm. Các nhà kinh tế học hiện đại cũng đưa ra nhiều định nghĩa. Các nhà kinh tế Nga cho rằng: NSNN là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của Nhà nước. Luật NSNN đã được nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, thông qua tháng 12 năm 2002 ghi: NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. 2. Thu ngân sách Nhà nước a. Khái niệm thu NSNN Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình. Thực chất, thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Ở Việt Nam, đứng trên phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung các khoản thu NSNN bao gồm: - Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật; - Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; - Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; - Các khoản viện trợ; - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Cần lưu ý là không tính vào thu NSNN các khoản thu mang tính chất hoàn trả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại. Vì thế, các văn bản hướng dẫn Luật NSNN (Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ và Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính) chỉ tính vào thu NSNN các 2 Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam khoản viện trợ không hoàn lại; còn các khoản viện trợ có hoàn lại thực chất là các khoản vay ưu đãi không được tính vào thu NSNN. b. Đặc điểm thu NSNN Thu ngân sách nhà nước là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Mọi khoản thu của nhà nước đều được thể chế hóa bởi các chính sách, chế độ và pháp luật của nhà nước; Thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế; biểu hiển ở các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP, giá cả, thu nhập, lãi suất… Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu. c. Nội dung thu NSNN - Thu từ thuế Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật quy định đối với các pháp nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế phản ánh các quá trình phân phối lại thu nhập trong xã hội,thể hiện các mối quan hệ tài chính giữa nhà nước với các pháp nhân và thể nhân trong phân phối các nguồn tài chính và là công cụ cơ bản thực hiện phân phối tài chính. - Phí và lệ phí Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng mang tính đối giá, nghĩa là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do nhà nước cung cấp. So với thuế, tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn nhiều. Phí gắn liền với vấn đề thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa dịch vụ công cộng hữu hình. Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân. - Các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước Các khoản thu này bao gồm: + Thu nhập từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh tế có vốn góp thuộc sở hữu nhà nước; + Tiền thu hồi vốn tại các cơ sở của nhà nước; + Thu hồi tiền cho vay của nhà nước. - Thu từ hoạt động sự nghiệp Các khoản thu có lãi và chênh lệch từ các hoạt động của các cơ sở sự nghiệp có thu của nhà nước. Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước: Khoản thu này mang tính chất thu hồi vốn và có một phần mang tính chất phân phối lại, vừa có tính chất phân phối lại, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản quốc gia vừa tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Các nguồn thu từ bán hoặc cho thuê tài sản, tài nguyên, thiên nhiên; thu về bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản: Các khoản thu này cũng là một phần thu quan trọng của thu ngân sách nhà nước và được pháp luật quy định… d. Yếu tố ảnh hưởng đến thu NSNN 3 Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam Tổng thu nhập quốc nội ( GDP ) :đây là nhân tố quyết định đến mức động viên của NSNN; Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế: đây là chi tiêu phản ánh hiểu quả của đầu tư phát triển kinh tế, tỉ suất này càng lớn thì nguồn tài chính càng lớn,do đó thu NSNN phụ thuộc vào mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước; Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên:đây là yếu tố làm tăng thu NSNN, ảnh hưởng đến việc năng cao tỉ suất thu; Tổ chức bộ máy thu NS: nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu. 3. Chi ngân sách Nhà nước a. Khái niệm chi NSNN Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước. b. Đặc điểm chi NSNN Chi ngân sách nhà nước gắn với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ; Chi ngân sách nhà nước gắn với quyền lực nhà nước, mang tích chất pháp lí cao; Các khoản chi của ngân sách nhà nước được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô; Các khoản chi của ngân sách nhà nước mang tính chất không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu; Các khoản chi của ngân sách nhà nước gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương, tín dụng, ... (các phạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ). c. Nội dung chi NSNN - Căn cứ vào mục đích, nội dung Nhóm 1: Chi tích lũy của ngân sách nhà nước là những khoản chi làm tăng cơ sở vật chất và tiềm lực cho nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế; là những khoản chi đầu tư phát triển và các khoản tích lũy khác. Nhóm 2: Chi tiêu dùng của ngân sách nhà nước là các khoản chi không tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai; bao gồm chi cho hoạt động sự nghiệp, quản lý hành chính, quốc phòng, an ninh... - Căn cứ theo yếu tố thời hạn và phương thức quản lý Nhóm chi thường xuyên bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của nhà nước; Nhóm chi đầu tư phát triển là các khoản chi dài hạn nhằm làm tăng cơ sở vật chất của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; 4 Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam Nhóm chi trả nợ và viện trợ bao gồm các khoản chi để nhà nước thực hiện nghĩa vụ trả nợ các khoản đã vay trong nước, vay nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế; Nhóm chi dự trữ là những khoản chi ngân sách nhà nước để bổ sung quỹ dự trữ nhà nước và quỹ dự trữ tài chính. d. Yếu tố ảnh hưởng đến chi NSNN Chế độ xã hội là nhân tố cơ bản; Sự phát triển của lực lượng sản xuất; Khả năng tích lũy của nền kinh tế; Mô hình tổ chức bộ máy của nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ, sự biến động của các phạm trù giá trị (giá cả, tỷ giá hối đoái, tiền lương,....) 4. Đặc điểm của NSNN Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Nó bao gồm những quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tài chính quốc gia, cụ thể: - Quan hệ tài chính giữa nhà nước và công dân; - Quan hệ tài chính giữa nhà nước với doanh nghiệp; - Quan hệ tài chính giữa nhà nước với tổ chức xã hội; - Quan hệ tài chính giữa nhà nước với quốc tế. Đặc điểm của ngân sách nhà nước + Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định; + Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước; + Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng; + Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định; + Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. 5. Vai trò của NSNN Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội. 5 Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. a. Huy động các nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của NSNN Mức động viên các nguồn tài chính từ các chủ thể trong nguồn kinh tế đòi hỏi phải hợp lí nếu mức động viên quá cao hoặc quá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, vì vậy cần phải xác định mức huy động vào ngân sách nhà nước một cách phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế. b. Quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh. c. Về mặt kinh tế Kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo sự định hướng phát triển kinh tế xã hội thông qua các công cụ thuế và thuế suất của nhà nước sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp.ngoài ra nhà nước còn dùng ngân sách nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động d. Về mặt xã hội Vai trò điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt. e. Về mặt thị trường 6 Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam Nhà nước sẽ sử dụng ngân sách nhà nước như một công cụ để góp phần bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát. Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt hàng mang tính chất chiến lược. Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất thuế xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia. Thị trường vốn sức lao động: thông qua phát hành trái phiếu và chi tiêu của chính phủ. Kiềm chế lạm phát: Cùng với ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ thích hợp NSNN góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 – 2014 A. Thu Ngân sách Nhà nước 1. Tình hình thu NSNN 2012-2014 ĐVT: Tỷ đồng BIỂU ĐỒ: CƠ CẤUTHU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2012-2014 Dựa vào biểu đồ ta thấy nguồn thu chủ yếu của NSNN là nguồn thu từ nội địa sản xuất kinh doanh, chủ yếu là nguồn thu thuế từ các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Đứng thứ 2 là thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thứ 3 là thu từ dầu thô và cuối cùng là thu từ các khoản viện trợ không hoàn lại. Quan sát biểu đồ chúng ta dễ dàng nhận thấy xu hướng tăng của các nguồn thu NSNN qua các năm. Tuy nhiên, nguồn thu từ viện trợ không hoàn lại lại có xu hướng giảm qua các năm qua và giảm mạnh vào năm 2014. Trong thời gian qua, thu ngân sách ở nước ta đã góp phần củng cố và gia tăng tiềm lực tài chính cho Nhà nước. a. Tình hình thu từ nội địa 7 Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam Thu từ nội địa bao gồm các nguồn thu chính như: thu từ doanh nghiệp nhà nước; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; thu từ khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài quốc doanh. STT Nội dung NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 I Thu nội địa từ sản xuất, kinh doanh 422,870 513,090 526,994 1 Thu từ doanh nghiệp nhà nước 142,838 189,076 196,031 2 Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể thu từ dầu thô) 82,546 111,241 125,562 3 Thu từ khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài quốc doanh 92,086 105,456 108,544 4 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 69 69 48 5 Thuế thu nhập cá nhân 44,959 46,548 46,991 6 Lệ phí trước bạ 11,816 13,595 12,034 7 Thuế bảo vệ môi trường 12,676 11,849 14,127 8 Các loại phí, lệ phí 11,281 14,283 12,028 9 Thu khác ngân sách 22,052 18,542 10,554 10 Thu quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã 2,548 2,431 1,075 Bảng 1: Tình hình thu từ nội địa ĐVT: Tỷ đồng Nguồn: Bộ tài chính Biểu đồ Thu nội địa từ sản xuất, kinh doanh Theo biểu đồ trên, ta thấy thu nội địa từ sản xuất, kinh doanh có xu hướng tăng qua các năm và đây cũng là khoản thu bền vững nhất trong cơ cấu thu NSNN. 8 Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam Năm 2012, khoản thu này đạt 422.870 nghìn tỷ đạt 85,5% dự; đến năm 2013 thu từ nội địa tiếp tục tăng thêm 90,220 nghìn tỷ, tương đương 21,34%, đạt được mức tăng này cũng do các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh đã bắt đầu phát huy tác dụng, và lãi suất hạ nhiệt góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng cho vay doanh nghiệp; đến năm 2014 thu nội địa tiếp tục tăng nhẹ, ước thực hiện đạt 526,994 nghìn tỷ. b. Tình hình thu từ dầu thô Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu dầu thô, việc giá nguyên liệu thế giới biến động sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế ở nước ta. 2012 2013 2014 STT Nội dung Thu từ dầu thô 140,106 120,436 107,000 II Bảng 2: Tình hình thu từ dầu thô ĐVT: Tỷ đồng Nguồn: Bộ tài chính Biểu đồ Thu từ dầu thô Qua biểu đồ trên ta thấy thu từ dầu thô có xu hướng giảm, năm 2012 đạt 140,106 nghìn tỷ đồng đến năm 2013 giảm 19,670 nghìn tỷ còn 120,436 nghìn tỷ. Năm 2014 ước thực hiện thu đạt 107 nghìn tỷ, như vậy, thu từ dầu thô vẫn tiếp tục giảm ở năm 2014. Thu từ dầu thô giảm là do ảnh hưởng của việc giá dầu thế giới giảm mặc dù sản lượng khai thác dầu thô của nước ta không giảm, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu ngân sách của nước ta. c. Tình hình thu từ XNK Nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới nên việc cắt giảm thuế là một điều không tránh khỏi, tuy nhiên việc thu từ xuất nhập khẩu vẫn tăng qua các năm là do kim ngạch xuất nhập khẩu tăng. STT III 1 Nội dung Thu cân đối NSNN từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt hàng 9 2012 2013 2014 107,404 129,385 160,800 71,276 78,253 83,400 Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam STT 2 Nội dung 2012 nhập khẩu Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu thu cân 36,128 đối ngân sách 125,817 Trong đó: - Tổng số thu - 89,689 - Số hoàn thuế giá trị gia tăng Bảng 3: Tình hình thu từ xuất khẩu, nhập khẩu 2013 2014 51,132 77,400 142,614 155,600 - 91,482 -78,200 ĐVT: Tỷ đồng Nguồn: Bộ tài chính Biểu đồ Thu cân đối NSNN từ hoạt động xuất khẩu nhập khẩu Biểu đồ trên cho ta thấy thu từ hoạt động xuất nhập khẩu có xu hướng tăng qua các năm, năm 2013 đạt 129,385 nghìn tỷ tăng 21,981 nghìn tỷ, đến năm 2014, ước thực hiện đạt 160,800 nghìn tỷ tăng 31,415 nghìn tỷ so với năm 2013. d. Tình hình thu từ viện trợ không hoàn lại Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và nhận được viện trợ từ các nước trong tổ chức quốc tế - Liên hiệp quốc như Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Đan Mạch… STT Nội dung IV Thu viện trợ không hoàn lại 2012 10,267 Bảng 4: Tình hình thu từ viện trợ không hoàn lại 10 2013 11,124 2014 4,500 ĐVT: Tỷ đồng Nguồn: Bộ tài chính Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam Biểu đồ Thu viện trợ không hoàn lại Viện trợ không hoàn lại của các nước vào nước ta tăng qua các năm có xu hướng tăng, tuy nhiên năm 2014 giảm còn 4,500 nghìn tỷ tương đương giảm 59,55% là do Việt Nam từ một nước nghèo đã phát triển thành một nước có thu nhập trung bình thấp nên theo thông lệ quốc tế thì nguồn ODA này sẽ giảm để dành cho các nước khác. 2. Vai trò của thu NSNN NSNN là một khâu then chốt trong hệ thống tài chính. Có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Vai trò của NSNN được xác định trên cơ sở các chức năng và nhiệm vụ cụ thể của nó trong từng giai đoạn đảm bảo cho Nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và duy trì quyền lực nhà nước. Vai trò của thu NSNN được thể hiện qua các mặt sau: a. NSNN là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Đây là vai trò lịch sử mà trong bất kỳ cơ chế nào, thời đại nào ngân sách nhà nước cũng cần thực hiện, gắn chặt với sự tồn tại của bộ máy Nhà nước, giúp cho Nhà nước thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Vai trò này được xác định trên cơ sở bản chất kinh tế của ngân sách nhà nước trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của nhà nước để thực hiện mục tiêu xác định đều cần đến nguồn tài chính từ việc thu thuế và các hình thức thu ngoài thuế. Hay nói cách khác, Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân.Tất cả các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, phí và các hình thức thu khác như: vay mượn, viện trợ nước ngoài, bán tài nguyên quốc gia, thu khác..vv.. Song thực tế các hình thức thu ngoài thuế đó có rất nhiều hạn chế, bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện. Do đó thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này mang tính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. Ở nước ta, Thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước. NSNN được xem là quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước được dùng để giải quyết những nhu cầu chung của Nhà nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, hành chính, an ninh và quốc phòng. Tuy nhiên, việc huy động nguồn tài chính này cần phải quan tâm đến ba vấn đề cơ bản. Đó là: Một, mức động viên vào ngân sách nhà nước đối với các thành viên trong xã hội bằng hình thức thu thuế và ngoài thuế cần phải hợp lý. Mức thu cao hay thấp đều có tác động tiêu cực. Hai, tỷ lệ động viên vào ngân sách nhà nước đối với GDP vừa đảm bảo hợp lý với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, vừa đảm bảo cho đơn vị cơ sở có điều kiện tích tụ vốn để mở rộng, tái sản xuất. Ba, các công cụ kinh tế được sử dụng để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện các khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước. 11 Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam b. NSNN là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội nhằm khắc phục những khuyết điểm của kinh tế thị trường, giúp cho nền kinh tế phát triển cân đối và hợp lý. Là công cụ định hướng hình thành cơ cấu nền kinh tế mới, kích thích sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm: NSNN được sử dụng như là công cụ tác động vào cơ cấu kinh tế nhằm đảm bảo cân đối hợp lý của cơ cấu kinh tế và sự ổn định của chu kỳ kinh doanh. Để thực hiện vai trò này, một trong những công cụ quan trọng mà nhà nước sử dụng là chính sách thuế. Trước xu thế phát triển mất cân đối của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế, chính sách thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại số thu đơn thuần cho ngân sách mà yêu cầu cao hơn là qua thu góp phần thực hiện chức năng việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân. Nội dung điều tiết của thuế gồm hai mặt: Kích thích và hạn chế. Nhà nước đã sử dụng chính sách thuế một cách linh hoạt trong từng thời kỳ nhất định, bằng việc tác động vào cung-cầu nhằm điều chỉnh chu kỳ kinh doanh – một đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường. Khi nền kinh tế suy thoái, tức là khi đầu tư ngừng trệ, sản xuất và tiêu dùng đều giảm thì nhà nước dùng thuế để kích thích đầu tư và khuyến khích tiêu dùng.  Bằng việc giảm thuế đánh vào sản xuất, giảm thuế đối với hàng sản xuất ra để khuyến khích tạo lợi nhuận, kích thích việc đầu tư vào sản xuất.  Bằng việc giảm thế đánh vào tiêu dùng nhằm khuyến khích tiêu dùng.  Để hạn chế và gây áp lực đối với việc lưu giữ vốn không đưa vào đầu tư, có thể tăng thuế đánh vào thu nhập về tiền gửi tiết kiệm và thu nhập về tài sản dự trữ, từ đó sẽ khuyến khích việc đưa vốn vào đầu tư, sản xuất kinh doanh.  Chính phủ có thể áp dụng các chính sách ưu đãi,giảm nhẹ hoặc miễn thuế nhằm khuyến khích phát triển những ngành nghề hoặc vùng cần ưu tiên phát triển, ví dụ các ngành kinh tế mới (công nghệ sinh học, tin học), các ngành trọng điểm (sản xuất hàng xuất khẩu), các vùng kinh tế ở vùng sâu vùng xa cần hỗ trợ phát triển để đảm bảo đời sống người dân ở đó.  Thực hiện miễn thuế cho các doanh nghiệp mới thành lập đi vào hoạt động nhằm hỗ trợ, kích thích nền kinh tế phát triển. Khi nền kinh tế hưng thịnh, để ngăn chặn nguy cơ một nền kinh tế “nóng” phát triển dẫn đến lạm phát và khủng hoảng thừa thì nhà nước dùng thuế để giảm tốc độ đầu tư ồ ạt và giảm bớt mức tiêu dùng của xã hội. Ví dụ: để hạn chế nhập khẩu hàng xa xỉ, Nhà nước đánh thuế nhập khẩu cao kèm theo thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô, máy bay… hoặc với các mặt hàng đặc biệt như: rượu, bia, thuốc lá … nhằm hạn chế sự tiêu thụ, hạn chế các tác hại tiêu cực với người tiêu dùng. Nhờ đó không những có thể đảm bảo sự cân đối, công bằng trong nền kinh tế mà còn góp phần quản lý các vấn đề về an sinh xã hội. 12 Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam Song việc tăng thuế phải được xem xét trong một giới hạn cho phép để đảm bảo vừa tăng nguồn thu cho NSNN vừa điều chỉnh cơ cấu ngành nghề hợp lý. Như vậy, có thể thấy sự tác động của thuế có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, đến việc điều tiết kinh tế thị trường của Nhà nước. Thông qua thuế, Nhà nước thực hiện định hướng phát triển sản xuất. Chính sách thuế có định hướng phân biệt, có thể góp phần tạo ra sự phát triển cân đối hài hoà giữa các ngành, các khu vực, các thành phần kinh tế, làm giảm bớt chi phí xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường xảy ra các chu kỳ kinh doanh đó là chu kỳ dao động lên xuống về mức độ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát, sự ổn định nền kinh tế với tình trạng có đầy đủ công ăn việc làm, lạm phát ở mức thấp để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững là hướng phấn đấu nỗ lực của mọi chính phủ nhằm san bằng chu kỳ kinh doanh, đưa giá cả về mức ổn định. Điều tiết, ổn định thị trường, bình ổn giá cả, chống lạm phát. Nhà nước thực hiện lập các quỹ dự trữ về hàng hoá, vật tư thiết yếu, các quỹ dự phòng tài chính (kể cả bằng vàng và ngoại tệ) để ổn định kinh tế xã hội khi có sự biến động do thiên tai, tai hoạ lớn mà Nhà nước cần can thiệp, nhằm tăng tính chủ động cho Nhà nước trong việc cân đối quỹ tiền tệ quốc gia khi thực hiện giải quyết các vấn đề cấp bách. Đồng thời, hạn chế tình trạng NSNN trong một giai đoạn có thể bị thậm chi hoặc thặng dư quá lớn. Ví dụ: như tính đến tháng 11/2012 Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã chỉ đạo các đơn vị nhập đủ 191.550 tấn gạo và 80.000 tấn thóc, hoàn thành 100% kế hoạch được giao; về kết quả xuất đổi hàng, thóc được 68.019 tấn (đạt 81,2%), gạo được 86.477 tấn, đạt 62,1%; triển khai việc xuất 5.000 tấn gạo quà tặng đến nhân dân Triều Tiên; xuất 4.000 tấn gạo viện trợ cho các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An khắc phục hậu quả thiên tai; mua vật tư, thiết bị, đã nhập được 185.000 chiếc phao tròn tại các đơn vị; thương thảo hợp đồng với các nhà thầu trúng thầu cung cấp thiết bị chữa cháy rừng, nhà bạt nhẹ theo kết quả đấu thầu được Bộ phê duyệt. Tính đến ngày 25/3/2013, Tổng cục dự trữ quốc gia đã hoàn thành việc xuất cấp 29.092 tấn gạo hỗ trợ cho các địa phương, trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt năm 2013 và 750 tấn gạo (đợt 1) cho Dự án Đầu tư và phát triển rừng, tại 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang… Dự trữ nhà nước đóng vai trò không thể thiếu nhất là trong cơ chế thị trường. Giá cả do thị trường quyết định, phụ thuộc và quan hệ cung – cầu và các yếu tố khác. Để bảo vệ lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng, kích thích sản xuất phát triển nhà nước cần theo dõi biến động giá cả trên thị trường và phải có nguồn dự trữ hàng hóa, tài chính để điều chỉnh kịp thời. Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất thuế xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia… để có thể chủ động điều chỉnh giá cả và thị trường.Những chính sách đó có thể thắt chặt hay nới lỏng tùy thuộc vào mục đích và mức độ tác động đến cung – cầu thị trường mà nhà nước mong muốn điều chỉnh. Ví dụ: Bộ Công Thương ban hành văn bản số 3705/BCT-CNNg triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả mặt hàng thép, góp phần kiềm chế lạm phát trong năm 2010. Bình ổn giá xăng trong cuối năm 2010 để tránh việc giá cả các mặt hàng khác tăng nhanh trong dịp tết, tranh nguy cơ lạm phát trong đầu năm 2011… 13 Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam Chống lạm phát là nội dung quan trọng trong việc điểu chỉnh thị trường. Nguyên nhân của lạm phát có thể do cung cầu làm cho giá cả hàng hoá tăng lên hoặc do chi phí đầu vào tăng. Thuế được sử dụng để điều chỉnh lạm phát, ổn định giá cả thị trường. Nếu cung nhỏ hơn cầu thì nhà nước dùng thuế để điều chỉnh bằng cách giảm thuế đối với các yếu tố sản xuất, giảm thuế thu nhập để kích thích đầu tư sản xuất ra nhiều khối lượng sản phẩm nhiều hơn. Đồng thời tăng thuế đối với hàng hoá tiêu dùng để giảm bớt cầu. Nếu lạm phát do chi phí tăng, gia tăng thất nghiệp, sự trì trệ của tốc độ phát triển kinh tế, giá cả đầu vào tăng, nhà nước dùng thuế hạn chế tăng chi phí bằng cách cắt giảm thuế đánh vào chi phí, kích thích tăng năng suất lao động. Một nguyên nhân khác gây ra lạm phát có thể xuất phát từ lĩnh vực thu chi ngân sách nhà nước. Nếu đồng vốn ngân sách được sử dụng hợp lý, hiệu quả thì sẽ có tác động tích cưc, ngượi lại sẽ gây ra bất ổn trên thị trường, thúc đẩy lạm phát tăng. Việc phát hành thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước là nguyên nhân trực tiếp khiến lạm phát tăng. Và sự cân bằng của ngân sách nhà nước sẽ có tác động đến sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế do sự cân bằng của ngân sách tác động trực tiếp đến sự cân bằng của cán cân thương mại; mức độ thực hiện cân bằng ngân sách nhà nước nói lên khả năng chi trả các khoản nợ nước ngoài đến hạn. Là công cụ tái phân phối các nguồn tài chính, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Một vai trò được coi là không kém phần quan trọng của NSNN là giải quyết các vấn đề xã hội. Kinh tế thị trường làm ra tăng sự phân hoá giàu nghèo, sự phân hoá này có những khi bất hợp lý và làm giảm tính hiệu quả kinh tế-xã hội. Do vậy, cần phải có những biện pháp phân phối lại của cải xã hội nhằm hạn chế sự phân hoá này, làm lành mạnh xã hội. Chính phủ thường sử dụng các biện pháp tác động tới thu nhập để thiết lập lai sự công bằng xã hội, điều chỉnh thu nhập của các nhóm dân cư khác nhau bằng cách trợ cấp thu nhập cho những người có thu nhập thấp hoặc hoàn toàn không có thu nhập thông qua các quỹ trợ cấp thất nghiệp, cung cấp hàng hoá công cộng… Một cách khác, Nhà nước thực hiện vai trò điều chỉnh vĩ mô trong lĩnh vực tiền lương và thu nhập thông qua hình thức thu thuế thu nhập cá nhân theo phương thức lũy tiến, thuế thu nhập doanh nghiệp, Nhà nước thực hiện điều tiết thu nhập, phân phối lại cho những đối tượng có thu nhập thấp. Một khía cạnh khác của chính sách thuế nhằm điều chỉnh thu nhập là các khoản thuế đánh vào tiêu dùng: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế Giá trị gia tăng. Với những hàng hóa dịch vụ thiết yếu việc giảm thuế sẽ có lợi cho người nghèo hơn và sự chênh lệch về thu nhập cũng được giảm bớt. Trái lại những mặt hàng xa xỉ, cao cấp việc tăng thuế sẽ góp phần phân phối lại một bộ phận thu nhập của người giàu trong xã hội. Tuy nhiên, khi sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh thu nhập, mức thu nên xây dựng hợp lý tránh tình trạng điều tiết quá lớn làm giảm khát vọng làm giàu của nhà kinh doanh và giảm khả năng tăng trưởng kinh tế của đất nước. 14 Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam Góp phần bảo hộ sản xuất trong nước và tạo điều kiện hòa nhập nền kinh tế thế giới: Bảo hộ hợp lý nền sản xuất trong nước tránh khỏi sự cạnh tranh khốc kiệt từ bên ngoài được coi là hết sức cần thiết đối với các nước. Điều này được thể hiện rõ nét thông qua thuế xuất nhập khẩu. Để kích thích sản xuất trong nước phát triển, kích thích sản xuất hàng hoá xuất khẩu, nhà nước đánh thuế rất thấp hoặc không đánh thuế vào hàng xuất khẩu. Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá đã qua chế biến, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô. Đánh thuế nhập khẩu thấp đối với hàng hoá máy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được và đánh thuế nhập khẩu cao đối với hàng hoá máy móc thiết bị trong nước đã sản xuất được hoặc hàng hoá tiêu dùng xa xỉ. Hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế đang phát triển mạnh mẽ ở trong khu vực và trên thế giới. Sự ưu đãi, các hiệp định về thuế, tính thông lệ quốc tế của chính sách thuế có thể làm gia tăng sự hoà nhập kinh tế giữa một số quốc gia với khu vực và cộng đồng quốc tế. Trước sự đổi mới mạnh mẽ của cơ chế thị trường đòi hỏi hàng loạt các chính sách kinh tế, tài chính phải thay đổi cho phù hợp, có sức khả thi, hiệu quả hơn trong nền kinh tế thị trường. B. Chi Ngân sách Nhà nước 1. Tình hình chi NSNN 2012-2014 3.06 DT NĂM 2015 1.92 NĂM 2014 12.92 17 66.86 Đơn vị: % 11.92 16.19 69.97 Chi khác Chi trả nợ và viện trợ 4 NĂM 2013 8.98 11.07 NĂM 2012 0 Chi đầu tư phát triển 10.74 17.89 20 67.37 19.93 Chi thường xuyên 60.02 40 60 80 BIỂU ĐỒ: CƠ CẤU DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2012-2014 Dựa trên bảng và biểu đồ ta có thể thấy trong cơ cấu dự toán chi ngân sách của nước ta chi thường xuyên có tỷ trọng lớn nhất, sau đó là chi đầu tư phát triển, chi trả nợ và viện trợ, tỷ trọng thấp nhất là chi khác như chi cải cách tiền lương, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, chi dự phòng. 15 Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam Cụ thể như sau: dự toán chi thường xuyên chiếm tỷ trọng qua các năm là 60,02% năm 2012; 67,37% năm 2013; 69,97% năm 2014 và 66,86% năm 2015; chi cho đầu tư phát triển có cơ cấu lớn thứ 2, dự toán chi đầu tư phát triển năm 2012 là 19,93%; năm 2013 là 17,89%; năm 2014 là 16,19%, năm 2015 là 17%. Tiếp theo là chi trả nợ và viện trợ, chiếm tỷ trọng 11,07% năm 2012; 10,74% năm 2013; 11,92% năm 2014; 13,08% năm 2015. Cuối cùng, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong dự toán chi ngân sách nhà nước là các khoản chi khác, các khoản chi khác chiếm tỷ trọng 8,98% vào năm 2012; chiếm 4% vào năm 2013; chiếm 1,92% vào năm 2014; chiếm 3,06% vào năm 2015. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng khoá XI, kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN 5 năm 2011-2015,mục tiêu tài chính – ngân sách là kiềm chế và tiến tới kiểm soát được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế bền vững, tiếp tục thực hiện cơ cấu lại NSNN theo hướng ưu tiên đầu tư cho con người, cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và an ninh tài chính quốc gia, tăng cường công tác đối ngoại. Dự toán thu chi NSNN trong những năm qua đã được điều chỉnh như số liệu phân tích ở bảng sau: BẢNG 5: DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2012-2015 Đơn vị tính: Tỷ đồng (Nguồn: số liệu ngân sách nhà nước www.mof.gov.vn) Dự toán Dự toán Dự toán Dự toán STT Chỉ tiêu năm 2012 năm 2013 năm 2014 năm 2015 TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN A 903.100 978.000 1.006.700 1.147.100 SÁCH NHÀ NƯỚC I Chi đầu tư phát triển 180.000 175.000 163.000 195.000 Trong đó: 1 Chi giáo dục – đào tạo, dạy nghề 30.174 30.015 28.984 33.756 2 Chi khoa học, công nghệ 6.008 6.136 5.986 7.600 II Chi trả nợ và viện trợ 100.000 105.000 120.000 150.000 III Chi thường xuyên 542.000 658.900 704.400 767.000 Trong đó: 1 Chi giáo dục – đào tạo, dạy nghề 135.920 164.401 174.480 184.070 2 Chi khoa học – công nghệ 7.160 7.733 7.680 9.790 Chi thực hiện cải cách tiền IV 59.300 15.600 0 10.000 lương Chi bổ sung quỹ dự trữ tài V 100 100 100 100 chính VI Dự phòng 21.700 23.400 19.200 25.000 CHI TỪ CÁC KHOẢN THU B 64.689 86.801 125.114 109.686 QUẢN LÝ QUA NSNN CHI TỪ NGUỒN VAY C NGOÀI NƯỚC VỀ CHO VAY 34.110 34.430 46.100 40.900 LẠI TỔNG SỐ (A+B+C) 1.001.899 1.099.231 1.177.914 1.297.686 16 Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam Dự toán chi NSNN tăng đều qua các năm về con số tuyệt đối: Năm 2012 là 903.100 tỉ đồng; 2013 là 978.000 tỉ đồng; năm 2014 là 1.006.700 tỉ đồng; năm 2014 là 1.147.100 tỉ đồng. Trong đó dự toán chi cho đầu tư phát triển thay đổi liên tục 180.000 tỉ đồng năm 2012; 175.000 tỉ đồng năm 2013; 163.000 tỉ đồng năm 2014 và 195.000 tỉ đồng năm 2015. Mặt khác dự toán chi trả nợ và viện trợ cùng chi thường xuyên tăng liên tục từ 2012-2015. Dự toán chi trả nợ và viện trợ năm 2012 là 100.000 tỉ đồng; năm 2013 là 105.000 tỉ đồng; năm 2014 là 120.000 tỉ đồng; năm 2015 là 150.000 tỉ đồng. Như vậy từ 2012 đến 2015, dự toán chi trả nợ tăng 50.000 tỷ đồng. Dự toán chi xuyên tăng nhanh trong giai đoạn này, con số tuyệt đối của chi thường xuyên năm 2012 là 542.000 tỷ đồng; năm 2013 là 658.900 tỷ đồng; năm 2014 là 704.400 tỷ đồng; năm 2015 là 767.000 tỷ đồng. Dự toán số chi cho chi thường xuyên tăng đến 225.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2012-2015. Việc tăng mạnh của số chi thường xuyên có thể gây áp lực lớn cho chi đầu tư và chi trả nợ. Tuy nhiên chi thường xuyên vẫn được điều chỉnh tăng lên về số lượng trong dự toán của ngân sách nhà nước vì trong chi thường xuyên có những lĩnh vực quan trọng phục vụ cho sự phát triển của đất nước như chi cho giáo dục, y tế, khoa học – công nghệ … Do vậy, việc tăng lên về số tuyệt đối của chi thường xuyên là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội nhưng cũng cần xác định rõ khoản chi thường xuyên dự toán tăng lên được đưa vào phục vụ cho những lĩnh vực cụ thể nào, có cần thiết hay không? Bên cạnh việc đánh giá dự toán chi ngân sách nhà nước qua các con số tuyệt đối, việc phân tích tỷ trọng các thành phần của dự toán ngân sách nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khái quát tình hình của ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2012-2015. Tỷ trọng các thành phần của dự toán ngân sách nhà nước được thể hiện qua bảng sau: Chỉ tiêu TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC I Chi đầu tư phát triển Dự toán năm 2012 Dự toán năm 2013 Dự toán năm 2014 Dự toán năm 2015 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 19.93% 17.89% 16.19% 17.00% II Chi trả nợ và viện trợ 11.07% 10.74% 11.92% 13.08% III Chi thường xuyên 60.02% 67.37% 69.97% 66.86% IV Chi khác 8.98% 4.00% 1.92% BẢNG 6: CƠ CẤU DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2012-2015 3.06% Ở Việt Nam hiện nay, cùng với sự phát triển của đất nướcnhu cầu an sinh xã hội, y tế và giáo dục là rất lớn. Cho nên tỷ lệ chi thường xuyên là chiếm tỷ trọng rất cao. Điều này dẫn đến áp lực cho chi đầu tư, chi trả nợ lớn, đây là vấn đề quan 17 Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam tâm. Vì nếu như không tăng tỷ trọng chi đầu tư thì sẽ hạn chế tăng trưởng và phát triển, đồng thời việc chi trả nợ cũng là cần thiết. Do vậy, cần tái cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách nhà nước xuống. Tuy nhiên, việc giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống, trước hết cần ban hành các chính sách cụ thể, lĩnh vực nào cần giảm một cách quyết liệt, lĩnh vực nào cần tăng chi để phục vụ cho sự ổn định và phát triển đất nước. 18 Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam BẢNG 7: PHÂN TÍCH THỰC HIỆN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2012 – 2014 (Nguồn: Số liệu công khai ngân sách nhà nước www.mof.gov.vn) Chỉ tiêu I II III 1 2 IV IV V Chi theo dự toán Quốc hội Chi đầu tư phát triển Chi trả nợ và viện trợ Chi thường xuyên Trong đó: Chi giáo dục – đào tạo, dạy nghề Chi khoa học – công nghệ Chi thực hiện cải cách tiền lương Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính Dự phòng Dự toán 2012 Quyết toán Dự toán Tỉ lệ 2013 Quyết toán Tỉ lệ Dự toán Đơn vị: Tỷ đồng 2014 Ước thực Tỉ lệ hiện 903,100 978,463 108.34% 978,000 1,088,153 111.26% 1,006,700 1,060,681 105.36% 180,000 268,812 149.34% 175,000 100,000 105,838 105.84% 105,000 542,000 603,372 111.32% 658,900 271,680 112,055 704,165 155.25% 106.72% 106.87% 163,000 120,000 704,400 208,040 52,068 800,573 127.63% 43.39% 113.65% 135,920 127,136 7,160 5,918 59,300 0 100 441 21,700 93.54% 164,401 155,604 94.65% 174,480 178,689 102.41% 82.65% 7,733 6,593 85.26% 7,680 7,945 103.45% 15,600 0 0.00% 0 0 100 253 253.00% 100 441.00% 23,400 19 19,200 Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam 2. Vai trò của chi NSNN Chi ngân sách, một công cụ của chính sách tài chính quốc gia có tác động rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Chi NSNN được quản lý, điều hành chặt chẽ, tiết kiệm, kỷ cương tài chính được nâng cao kịp thời xử lý các nhiệm vụ cấp thiết phát sinh về khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội được đảm bảo. Chi NSNN để thực hiện vai trò Nhà nước là người đảm bảo hệ thống Luật pháp, sản xuất một phần hàng hoá dịch vụ cá nhân, cung ứng hàng hoá dịch vụ công cộng và phân phối lại thu nhập. Như vậy chi NSNN là công cụ để Nhà nước điều hành nền kinh tế theo mục đích của mình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết những vấn đề xã hội phát sinh như giảm bớt sự chênh lệch giầu nghèo, giải quyết công bằng xã hội và khắc phục khiếm khuyết của thị trường. Chi NSNN chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận và không trực tiếp thu được lợi nhuận, vì vậy không được hoàn trả trực tiếp. Việc hoàn trả được thông qua hệ thống luật pháp về thuế và một phần được thu lại từ phí. Chi ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của bộ máy nhà nước vì đây là chức năng đầu tiên và là tiền đề cho các chức năng khác bởi vì bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào, chi ngân sách trước tiên cung cấp nguồn tài chính để đảm bảo cho bộ máy nhà nước tồn tại, hoạt động, từ đó mà thực hiện được chức năng quản lý xã hội của mình. Nền kinh tế thị trường với sự phân công lao động xã hội ở cấp độ cao, kinh tế phát triển, tạo ra nhu cầu hưởng thụ xã hội trên mọi lĩnh vực đều ở mức cao, bộ máy nhà nước càng cần tăng cường cả về số lượng và chất lượng để tương đồng với nhu cầu đòi hỏi đó. a. Chi đầu tư phát triển Phần chi này đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế. Chi NSNN cho đầu tư phát triển năm 2014 ước khoảng 169.000 tỷ đồng, bằng 103,7% dự toán. Chi NSNN cho đầu tư phát triển đã được tập trung cho các công trình, dự án quan trọng, đồng thời được bổ sung từ nguồn dự phòng NSNN để thực hiện các dự án cấp bách về quốc phòng, an ninh, khắc phục sự cố đê, kè xung yếu để chủ động phòng tránh và giảm nhẹ thảm họa thiên tai, bổ sung tăng dự trữ quốc gia để bù lượng hàng dự trữ đã xuất cấp… Chi đầu tư xây dựng cơ bản để chi đầu tư cho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng (cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ thống thuỷ lợi, năng lượng, viễn thông…) các công trình kinh tế có tính chất chiến lược, các công trình và dự án phát triển văn hóa xã hội trọng điểm, phúc lợi công cộng nhằm hình thành thế cân đối cho nền kinh tế, tạo ra tiền đề kích thích quá trình vận động vốn của doanh nghiệp và tư nhân nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Chi đầu tư xây dựng cơ bản có tầm quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế và xã hội, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý theo định hướng của nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao năng suất lao động xã hội. Như trong những năm qua, Nhà nước đã đầu tư nguồn vốn rất 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan