Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo tại viện đại học mở hà nội trong giai đoạn ...

Tài liệu Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo tại viện đại học mở hà nội trong giai đoạn hiện nay

.PDF
107
62233
198

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM THỊ LÊ HUYỀN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐỌAN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 05 Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Anh Tuấn HÀ NỘI - 2010 1 Lêi c¶m ¬n Víi t×nh c¶m ch©n thµnh vµ lßng biÕt ¬n s©u s¾c nhÊt, cho phÐp t«i ®-îc göi lêi c¶m ¬n ®Õn c¸c thÇy c« gi¸o trong trường Đại học Giáo dục §¹i häc Quèc gia Hµ Néi ®· tham gia qu¶n lý, gi¶ng d¹y vµ gióp ®ì t¸c gi¶ trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp, nghiªn cøu vµ lµm luËn v¨n. T«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c tíi ts. Trần Anh Tuấn , ng-êi ®· tËn t×nh gióp ®ì, h-íng dÉn t«i hoµn thµnh luËn v¨n nµy. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n sù ñng hé, ®éng viªn gióp ®ì cña Đảng uỷ, Ban gi¸m hiÖu vµ c¸c b¹n ®ång nghiÖp ViÖn ®¹i häc Më Hµ Néi. Trong qu¸ tr×nh nghiªn cøu, do kh¶ n¨ng cã h¹n vµ kinh nghiÖm thùc tÕ cßn Ýt nªn kh«ng tr¸nh khái thiÕu sãt. KÝnh mong sù chØ dÉn vµ gãp ý cña c¸c thÇy c« gi¸o, c¸c b¹n ®ång nghiÖp ®Ó c«ng tr×nh nghiªn cøu tiÕp theo cña t«i ®-îc tèt h¬n. Xin tr©n träng c¶m ¬n! Th¸ng 12 n¨m 2010 T¸c gi¶ Phạm Thị Lê Huyền 2 DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU Trang Hình1.1: Sự tác động qua lại của các chức năng quản lý .................. 6 Hình 1.2. Quan niệm về chất lượng đào tạo (theo Nguyễn Đức Chính) ....... 10 Hình 1.3: Các cấp độ quản lý chất lượng [Sallis 1993]........................ 14 Hình 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chất lượng đào tạo ........... 18 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức các đơn vị trong Viện Đại học Mở Hà Nội ..... 30 Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ sinh viên giữa các hệ đào tạo ................................... 32 Bảng 2.1: Tỷ lệ xếp loại tốt nghiệp của SVTN các ngành năm 2008 .... 33 B¶ng 2.2: Tû lÖ sinh viªn tèt nghiÖp cã viÖc lµm ................................... 34 Bảng 2.3. Số lượng giảng viên phân theo khoa và trung tâm ............... 36 Bảng 2.4: Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo trình độ học vấn ................. 37 Bảng 2.5: Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo chức danh .......................... 37 Bảng 2.6: Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo độ tuỏi .............................. 37 Bảng 2.7: Mức độ hiệu quả của chương trình và học liệu .................... 42 Bảng 2.8: Mức độ hiệu quả của việc sử dụng chương trình và học liệu ...... 43 Bảng 2.9: Mức độ hiệu quả của việc tuyển dụng giảng viên cơ hữu ..... 46 Bảng 2.10: Mức độ hiệu quả của việc thực hiện chính sách với giảng viên ..... 47 Bảng 2.11: Chất lượng các bài giảng trên lớp ...................................... 48 Bảng 2.12: Mức độ hiệu quả của công tác quản lý sinh viên ................ 51 Bảng 2.13. Mức độ hiệu quả của việc tổ chức hoạt động phong trào .... 51 Bảng 2.14: Mức độ hiệu quả của việc sử dụng cơ sở vật chất............... 53 Bảng 3.1: Kết quả điều tra ý kiến của cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất .................. 81 Bảng 3.2: Kết quả điều tra ý kiến của sinh viên về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ......................................................... 3 81 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................. 1 2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu......................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 3 5. Giả thuyết khoa học .......................................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 3 7. Cấu trúc luận văn .............................................................................. 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC.......................................................................... 5 1.1.Một số khái niệm cơ bản của đề tài ................................................ 5 1.1.1.Quản lý và Biện pháp quản lý ...................................................... 5 1.1.2.Quản lý giáo dục và Quản lý nhµ trường ...................................... 6 1.1.3.Quản lý chất lượng đào tạo........................................................... 8 1.2.Quản lý chất lượng đào tạo đại học theo TQM ................................ 14 1.2.1. Các cấp độ của quản lý chất lượng đào tạo ................................. 14 1.2.2. Quản lý chất lượng tổng thể (TQM) ........................................... 15 1.2.3.Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ................... 17 1.3. Định hướng quản lý chất lượng đào tạo đại học theo mô hình TQM .... 19 1.3.1.Những yếu tố cơ bản của TQM trong giáo dục- đào tạo ............... 20 1.3.2.Những nguyên tắc cơ bản áp dụng TQM trong giáo dục .............. 22 1.3.3.Nhiệm vụ thiết lập TQM trong nhà trường .................................. 23 1.3.4. “Giai đoạn hiện nay” trong quản lý đào tạo Đại học ở Việt Nam ....... 24 Kết luận chương 1 ........................................................................................ 27 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI .............................. 28 2.1.Khái quát về Viện Đại Học Mở Hà Nội .......................................... 28 2.1.1.Khái quát về lịch sử phát triển nhà trường .................................... 28 4 2.1.2.Quy mô đào tạo và chất lượng đào tạo ......................................... 31 2.1.3.Đội ngũ giáo viên ......................................................................... 35 2.2.Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo của Viện đại học Mở Hà Nội .... 38 2.2.1.Về Sứ mạng và Mục tiêu của trường ............................................ 38 2.2.2.Về tổ chức hệ thống điều hành nhà trường .................................. 39 2.2.3.Về Chương trình đào tạo ............................................................. 40 2.2.4.Về quản lý các hoạt động đào tạo ................................................. 44 2.2.5.Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ....................... 45 2.2.6.Công tác quản lý người học .......................................................... 49 2.2.7.Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện dạy học ................................ 52 2.2.8.Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ .............................. 54 2.2.9.Hoạt động hợp tác quốc tế ............................................................ 55 2.2.10. Tài chính và quản lý tài chính ................................................... 56 2.3.Đánh giá tổng hợp thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ở Viện đại học Mở Hà Nội những năm gần đây ............................................... 57 2.3.1.Các thành công và ưu điểm lớn .................................................... 57 2.3.2.Các hạn chế về quản lý chất lượng đào tạo và thách thức ............. 58 Tiểu kết chương 2 ................................................................................. 60 Chƣơng 3 : XÂY DỰNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO Ở VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI .................................... 61 3.1.Định hướng phát triển của Viện Đại học Mở trong thời gian sắp tới 61 3.2.Các nguyên tắc lựa chọn biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ....... 61 3.2.1.Sự lãnh đạo .................................................................................. 61 3.2.2.Cách tiếp cận theo quá trình ......................................................... 62 3.2.3.Cách tiếp cận hệ thống đối với quản lý ......................................... 63 3.2.4.Lĩnh vực nghiên cứu khoa học ..................................................... 63 3.2.5. Về quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế .................................. 64 3.2.6. Về công tác sinh viên ................................................................. 64 3.2.7. Về cơ sở vật chất ........................................................................ 65 3.3.Xây dựng biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Viện Đại học mở Hà Nội ................................................................................................. 5 65 3.3.1.Xây dựng biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ...... 66 3.3.2.Xây dựng các chuẩn mực và quy trình quản lý các khâu trong quá trình đào tạo ................................................................................... 69 3.3.3.Thiết lập cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả và hiện đại ........... 71 3.3.4.Tăng cường công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên ....... 73 3.3.5. Gắn quá trình đào tạo với các cơ sở sử dụng lao động ................. 75 3.3.6. Đầu tư thích đáng các nguồn lực và tạo môi trường dạy học thuận lợi ............................................................................................... 77 3.3.Kiểm định tính khả thi của các biện pháp ........................................ 80 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................... 83 1. Kết luận ........................................................................................... 83 2. Khuyến nghị ..................................................................................... 84 DANH MôC TµI LIÖU THAM KH¶O............................................ 86 Phô lôc 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) đã đề ra những định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo nước ta đến năm 2010. Theo đó, một trong những mục tiêu chiến lược của hệ thống giáo dục nước ta cần được ưu tiên là đào tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thông báo kết luận của Bộ Chính trị số 242/TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 về “tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 (khoá VIII) cũng nhấn mạnh yêu cầu” Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý, chú trọng quản lý chất lượng giáo dục”. tạo cơ sở nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục-đào tạo. Với xu thế toàn cầu hoá và cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, đặc biệt Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), giáo dục cũng phải góp phần giữ gìn bản sắc của mỗi dân tộc trong quá trình hội nhập và phát triển. Để duy trì và phát triển mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội, chúng ta cần có chiến lược đào tạo phù hợp, trong đó cần xây dựng các biện pháp quản lý chất lƣợng đào tạo đại học một cách thích hợp, đủ sức thuyết phục sẽ có vai trò quan trọng và quyết định đến chất lượng đào tạo của ngành giáo dục đại học. Những nhà cải cách giáo dục đại học phát động phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy – lấy ngƣời học làm trung tâm, mạnh dạn trao quyền tự chủ cho các trường đại học, đào tạo năng lực giáo viên và rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, cải tiến liên tục chất lượng giáo dục và hình thành ý thức trong cả cộng đồng - giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. 1.2. Viện Đại học Mở Hà Nội qua hơn 15 năm (1993 - 2009) xây dựng và phát triển đã từng bước phấn đấu xây dựng và trưởng thành. Nhà trường là nơi đào tạo nhiều ngành nghề với nhiều loại hình, phương thức đào tạo phong phú ở mọi cấp độ từ ngắn hạn, dài hạn, chính quy, tại chức, từ xa, từ trung cấp 1 đến cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học, cao học, đào tạo chương trình trong nước, ngoài nước nhằm tạo mọi cơ hội học tập cho người học có thể tham gia tốt nhất, hiệu quả nhất. Viện đã thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước trong Nghị quyết TW 4 khoá VII; Nghị quyết TW 2 khoá VIII và Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX trên tinh thần cơ bản là giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập. Tuy nhiên, là một trường ĐH mới thành lập, lại đi theo một mô hình hoàn toàn mới ở Việt Nam, lấy đào tạo từ xa là chủ yếu và định hướng xây dựng xã hội học tập, Viện Đại học Mở Hà Nội vẫn còn gặp rất nhiều những khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo, đặc biệt trong công tác quản lý đào tạo một hệ thống các bậc học, ngành học còn nhiều hạn chế. Như vậy, việc nghiên cứu và đề xuất những giải pháp về quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo là vô cùng cấp thiết đối với nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu "Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo tại Viện Đại học Mở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay" nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 của Viện Đại học Mở Hà Nội trở thành đại học theo hướng nghiên cứu, đa ngành đa lĩnh vực góp phần phát triển nền kinh tế trí thức và đưa Việt Nam cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 2. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu. 2.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động quản lý chất lượng đào tạo đào tạo của Viện Đại học Mở Hà Nội. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm TQM vận dụng tại Viện Đại học Mở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (2005 – 2010). 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận quản lý giáo dục nói chung. quản lý chất lượng đào tạo theo cách tiếp cận TQM nói riêng , đồng thời dựa trên sự phân tích, đánh giá 2 thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo ở Viện Đại học Mở Hà Nội những năm gần đây. Luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Viện Đại học Mở Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học hiện nay. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý và quản lý chất lượng đào tạo theo cách tiếp cận TQM đối với quá trình đào tạo . - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo ở Viện Đại học Mở Hà Nội trên quan điểm quản lý chất lượng đào tạo nói chung và theo tiếp cận TQM nói riêng - đề xuất biện pháp quản lý chất lượng ở Viện Đại học Mở Hà Nội theo cách tiếp cận TQM. 5. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được biện pháp quản lý chất lượng ở Viện Đại học Mở Hà Nội theo cách tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể trong đó quá trình quản lý sẽ được thực hiện theo quy trình TQM chuẩn mực, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người học - người dạy - người tuyển dụng, thì sẽ góp phần từng bước nâng cao chất lượng đào tạo và qua đó khẳng định được vị thế, vai trò, sứ mạng của Viện Đại học Mở Hà Nội. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Vận dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu, xem xét vấn đề về quản lý giáo dục nói chung và biện quản lý chất lượng đào tạo nói riêng. Trên cơ sở đó làm rõ bản chất, các đặc tính và các mối quan hệ của vấn đề nghiên cứu. 6.2. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Sử dụng các phân tích - tổng hợp, khái quát hoá và hệ thống hoá, so sánh- đối chiếu, mô hình hoá... để làm rõ các khái niệm, các cơ sở lý luận liên 3 quan vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó hình thành khung lý thuyết cho các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo đại học. - Thu thập và phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến mô hình quản lý chất lượng toàn diện TQM và thực trạng biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hiện nay đang được áp dụng tại Viện Đại học Mở Hà Nội và kết quả đạt được. 6.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra - khảo sát, quan sát, đàm thoại, phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm nhằm thu thập những thông tin làm cơ sở thực tiễn cần thiết phục vụ cho xây dựng biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hiện nay 6.4. Phương pháp thống kê xử lý dữ liệu Xử lý số liệu điều tra tìm ra một số giá trị và đại lượng thống kê tiêu biểu cần thiết cho việc khảo sát và lý giải kết quả nghiên cứu. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý chất lượng đào tạo Chương 2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo tại Viện Đại học Mở Hà Nội. Chương 3. Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Viện Đại học Mở Hà Nội 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC 1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.1.1. Quản lý và Biện pháp quản lý 1.1.1.1. Quản lý Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý. Theo từ điển Tiếng Việt [17, tr.789]: “Quản lý nghĩa là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định.” Theo Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô (1977): “Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người, thành viên của hệ, nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt đến mục đích dự kiến” [12, tr.9]. Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: ''Bản chất của hoạt động quản lý gồm hai quá trình tích hợp vào nhau, quá trình ''quản'' gồm sự coi sóc giữ gìn để duy trì tổ chức ở trạng thái ổn định, quá trình ''lý'' gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ vào thế phát triển” [7, tr. 3l]. Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: ''Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục tiêu của tổ chức'' [15, tr. l]. Như vậy, khái niệm quản lý được các nhà nghiên cứu đưa ra định nghĩa gắn với loại hình quản lý hoặc ở lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu cụ thể song đều thống nhất ở bản chất của hoạt động quản lý. Đó là sự tác động một cách có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt mục tiêu mong muốn bằng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. 1.1.1.2. BiÖn ph¸p qu¶n lý Biện pháp quản lí là những cách thức cụ thể để thực hiện phương pháp quản lí. Vì đối tượng quản lí phức tạp, nên đòi hỏi phải những cách thức cụ thể, linh hoạt, phù hợp với đối tượng quản lí. 5 Từ đó, trong phạm vi của đề tài, chúng tôi xác định: Biện pháp quản lí là cách làm, cách giải quyết hợp lý... trong từng hoàn cảnh, điều kiện, tình huống cụ thể, do chủ thể quản lý lựa chọn và ra quyết định nhằm thực thi các công việc cần thiết, hoặc xử lí các vấn đề đặt ra, từ đó giúp đạt được mục tiêu quản lí. Các biện pháp quản lí được vận dụng thực thi trong lĩnh vực giáo dụcđào tạo cũng được gọi là các biện pháp quản lý giáo dục. 1.1.2. Quản lý giáo dục và Quản lý nhµ trường 1.1.2.1. Quản lý giáo dục Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, “Quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức bằng cách vận dụng các quy luật khách quan của các cấp quản lý giáo dục tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống đạt được mục tiêu của nó”. Trong thời đại “giáo dục cho tất cả mọi người” như hiện nay, mục tiêu của giáo dục được cụ thể hoá là nâng cao dân tri , đa ́ ̀ o ta ̣o nhân lực, bồ i dưỡng nhân tà.i Đối tượng của quản lý giáo dục là toàn thể đội ngũ cán bộ, GV, HS - SV và các cơ sở vật chất kỹ thuật như trường, lớp, các trang thiết bị dạy học, … và các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện chức năng của giáo dục. Qúa trình quản lý giáo dục chính là thực hiện các chức năng quản lý trong công tác giáo dục, thông qua đó, bằng những biện pháp phù hợp với lý luận khoa học và các cơ sở thực tiễn, chủ thể quản lý tác động lên khách thể nhằm đạt những mục tiêu xác định. Kế hoạch Kiểm tra Thông tin Tổ chức Chỉ đạo H×nh 1.1: Sù t¸c ®éng qua l¹i cña c¸c chøc n¨ng qu¶n lý 6 Chất lượng của giáo dục chủ yếu do nhà trường tạo nên, bởi vì khi nói đến QLGD phải nói đến quản lý nhà trường 1.1.2.2. Quản lý nhà trường Nhà trường (cơ sở giáo dục) là các cơ cấu quan trọng tạo nên cơ cấu khung của hệ thống giáo dục. Nhà trường cũng là một thiết chế hiện thực hóa sứ mệnh của nền giáo dục trong đời sống kinh tế - xã hội. Những hoạt động diễn ra trong nhà trường có mục tiêu cao nhất là hình thành “nhân cách - sức lao động”, phục vụ phát triển cộng đồng làm tăng cả nguồn vốn người (human capital), vốn tổ chức (organizationl capital), và vốn xã hội (social capital). Quản lý nhà trường là hoạt động chuyên biệt của các chủ thể quản lí (các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên, người lãnh đạo nhà trường) nhằm tập hợp, tổ chức và phát huy tối đa sức mạnh các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trường, đảm bảo triển khai các hoạt động giáo dục - dạy học của nhà trường đạt được các mục tiêu phát triển với chất lượng, hiệu quả cao nhất. Trong thực tiễn giáo dục hiện nay ở Việt Nam, quản lý nhà trường là một hoạt động chuyên biệt của người lãnh đạo (phù hợp với chức năng, cơ cấu tổ chức) nhằm huy động tốt nhất các nguồn lực vốn có của cơ sở đào tạo và của các tổ chức, các quan hệ xã hội ngoài trường, tổ chức và quản lý tốt các hoạt động giáo dục – dạy học của nhà trường, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục của ngành học, cấp học và các mục tiêu phát triển cụ thể của nhà trường phù hợp với đường lối, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng giaó dục, góp phần đào tạo thế hệ trẻ và nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nội dung quản lý nhà trường được phân biệt theo bậc học:  Quản lý trường Mầm non và trẻ trước tuổi học  Quản lý trường Phổ thông;  Quản lý trường ĐH, CĐ  Quản lý trường Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề... 7 1.1.2.3. C¸c thµnh tè c¬ b¶n xem xÐt tõ gãc ®é mét qu¸ tr×nh ®µo t¹o : 1. Mục tiêu đào tạo của trường đại học, của ngành học (ngành đào tạo) và hệ thống Mục tiêu giáo dục- dạy học cụ thể hoá Mục tiêu đào tạo của ngành đào tạo; 2. Nội dung, chương trình đào tạo của Mục tiêu đào tạo của trường của các ngành đào tạo 3. Công tác kiểm tra- đánh giá và đảm bảo chất lượng đào tạo 4. Đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên 5. Hoạt động giảng dạy và phương pháp đào tạo 6. Người học và hoạt động học tập- rèn luyện 7. Hoạt động Nghiên cứu khoa học phục vụ xã hội 8. Các dịch vụ đảm bảo hoạt động đào tạo và năng lực quản lý đào tạo của các bộ phận chức năng (tuyển sinh, quản lý điểm số, thư viện…) 9. Cơ sở vật chất, tài chính và hạ tầng kĩ thuật 10. Môi trường đào tạo và văn hoá nhà trường Cã thÓ coi ®©y lµ nh÷ng c¬ së khoa häc nh×n tõ gãc ®é Lý luËn d¹y häc cña qu¶n lý ®µo t¹o. 1.1.3. Quản lý chất lượng đào tạo 1.1.3.1. Chất lượng - Theo quan điểm triết học: chất lượng hay sự biến đổi về chất là kết quả của quá trình tích luỹ về lượng (quá trình tích luỹ, biến đổi) tạo nên những bước biến đổi nhảy vọt về chất của sự vật và hiện tượng [15, tr. 8]. - Trong lĩnh vực giáo dục đại học có nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng, trong đó có định nghĩa của Harvey và Green [1993, 20, tr.6] được cho là định nghĩa khá thuyết phục và toàn diện. Theo Harvey và Green, chất lượng giáo dục đại học có 5 phương diện chính như sau: + Chất lượng là sự tuyệt hảo, xuất chúng, là sự tuyệt vời, sự ưu tú, xuất sắc (Quality as exceptional or excellence). 8 + Chất lượng là sự hoàn hảo, chất lượng của sản phẩm có nghĩa là sản phẩm không có lỗi. + Chất lượng là sự thích hợp, phù hợp với mục đích. + Chất lượng có giá trị về đồng tiền, đáng để đầu tư. + Chất lượng là có sự biến đổi về chất. - Ngoài ra, khái niệm “chất lượng” được xem xét từ hai yếu tố: chất lượng tuyệt đối và chất lượng tương đối. Với quan niệm chất lượng tuyệt đối thì từ “chất lượng” được dùng cho những sản phẩm, những đồ vật hàm chứa trong nó những phẩm chất, những tiêu chuẩn cao nhất khó thể vượt qua được. Nó được dùng với nghĩa chất lượng cao (high quality). Với quan niệm chất lượng tương đối thì từ “chất lượng” dùng để chỉ một số thuộc tính mà người ta “gán cho” sản phẩm, đồ vật. Theo quan niệm này. chất lượng tương đối có hai khía cạnh: khía cạnh thứ nhất là đạt được mục tiêu (phù hợp với tiêu chuẩn) đề ra, ở khía cạnh này chất lượng được xem là “chất lƣợng bên trong”. Khía cạnh thứ hai, chất lượng được xem là sự thỏa mãn tốt nhất những đòi hỏi của người dùng, ở khía cạnh này, chất lượng được xem là “chất lƣợng bên ngoài”. Từ quan điểm về “chất lượng tương đối” trong giáo dục- đào tạo (là một loại dịch vụ), mỗi đơn vị đào tạo cần xác định các mục tiêu đào tạo của mình sao cho phù hợp với nhu cầu của xã hội để đạt được “chất lượng bên ngoài”, đồng thời các hoạt động của nhà trường sẽ được hướng vào nhằm mục tiêu đó, đạt “chất lượng bên trong”. 1.1.3.2. Chất lượng giáo dục- đào tạo - Trong đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo dùng cho các trường đại học Việt Nam”Nguyễn Đức Chính và các cộng sự đã tổng thuật nhiều quan niệm về chất lượng GD nói chung và chất lượng đại học nói riêng và nhấn mạnh: chất lượng giáo dục đại học được đánh giá qua mức độ trùng khớp với 9 mục tiêu định sẵn và gắn với chất lượng của sản phẩm đào tạo như là đầu ra của quá trình đào tạo. - Theo Trần Khánh Đức [ 22, tr 8 ]: chất lượng đào tạo cũng còn được xem là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình theo các ngành nghề cụ thể. Xã hội Nhu cầu Thoả mãn nhu cầu Mục tiêu Phù hợp mục tiêu Đầu vào Quá trình đào tạo Đầu ra chất lượng bên ngoài chất l ượng bên trong Nhà trường Hình 1.2. Quan niệm về chất lượng đào tạo (theoNguyễn Đức Chính) Cách tiếp cận cải tiến chất lượng theo mức độ tăng dần cho thấy rằng, việc cải tiến không nhất thiết phải là quy trình tốn kém. Chi phí tự thân nó không tạo ra chất lượng, còn nếu chi phí có mục tiêu rõ ràng, khả thi thì nó có tác dụng to lớn. (1). Đầu vào: sinh viên, cán bộ trong trường, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, quy chế, luật định, tài chính, v.v... 10 (2). Quá trình đào tạo: phương pháp và quy trình đào tạo, quản lý đào tạo, v.v... (3). Kết quả đào tạo: mức độ hoàn thành khóa học, năng lực đạt được và khả năng thích ứng của sinh viên. (4). Đầu ra: sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu và các dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu kinh tế và xã hội. (5) Hiệu quả: kết quả và ảnh hưởng của giáo dục đối với xã hội. Từ những quan niệm khác nhau về chất lượng đã trình bày trên đây cho phép rút ra : a/ Chất lượng trong giáo dục – đào tạo được xác định thông qua việc : (1) Tuân theo các chuẩn quy định. (2) Đạt được các mục tiêu đề ra. Như vậy, đối với giáo dục, chất lƣợng không chỉ liên quan đến sản phẩm đào tạo (người tốt nghiệp) mà còn liên quan đến yếu tố đầu vào (mục tiêu, cơ sở vật chất, tài chính, chương trình, đội ngũ giáo viên, chất lượng học sinh nhập học) và cả quá trình đào tạo (chất lượng dạy, chất lượng học và cả chất lượng nghiên cứu). Để đánh giá chất lượng đào tạo của một trường cần dùng Bộ tiêu chí; hoặc dùng các chuẩn đã quy định; hoặc đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu đã định sẵn theo “chuẩn đầu ra” của trường. b/ Chất lượng giáo dục – đào tạo là chìa khóa dẫn đến thành công , quyết định khả năng cạnh tranh của một cơ sở giáo dục không chỉ trên phạm vi mỗi quốc gia mà cả trong phạm vi quốc tế. Và xem xét vấn đề chất lượng không chỉ xem xét chất lượng của sản phẩm đầu ra mà cần xem xét cả chất lượng đầu vào và chất lượng quá trình. Hay nói cách khác: nói đến chất lượng của một hệ thống giáo dục – đào tạo là nói đến chất lượng của tất cả các thành tố thuộc hệ thống, các yếu tố đầu vào và quá trình giáo dục –đào tạo, không thuần túy chỉ là các điều kiện đảm bảo chất lượng mà bản thân chúng là các nhân tố chất lượng để tạo ra hệ thống chất lượng (Quality system). 11 Trong giáo dục và đào tạo có dạy học vì vậy quan niệm về chất lượng giáo dục –đào tạo trong một cơ sở đào tạo còn thể hiện cụ thể ở chất lượng dạy học. Tuy nhiên, dạy học là hoạt động gắn với môn học, bài học, giờ lên lớp…nên có thể nêu định nghĩa riêng cho chất lượng dạy học như sau: Chất lượng dạy học được đo bằng giá trị gia tăng về tri thức, kỹ năng , thái độ và người học có được khi tham gia hoạt động dạy học và giá trị gia tăng đó gắn với mục tiêu cụ thể của bài học. 1.1.3.3. Quản lý chất lượng đào tạo Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả do sự tác động của hàng loạt nhân tố có liên quan chặt chẽ với nhau... Do vậy, cần phải quản lý một cách đúng đắn các nhân tố đó mới làm nên chất lượng. Theo tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa thì cho rằng: Quản lý chất lượng là tập hợp các hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích chất lượng và thực hiện chúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch, điều chỉnh chất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng.. Theo chúng tôi hiểu, quản lý chất lượng là quá trình thiết kế các tiêu chuẩn và duy trì các cơ chế đảm bảo chất lượng để sản phẩm hay dịch vụ đạt được các tiêu chuẩn xác định. Có thể sử dụng quan niệm này để triển khai quản lí chất lượng cho quá trình đào tạo nói riêng và cho một cơ sở đào tạo nói chung. 1.1.3.4. Đánh giá, đo lường và Kiểm định chất lượng (Quality Accreditation).  Đánh giá, đo lường chất lượng giáo dục – đào tạo Chất lượng giáo dục như đã trình bày ở phần trên, là một khái niệm động, đa chiều, và gắn liền với các yếu tố chủ quan thông qua quan hệ giữa người và người. Do vậy, không thể dùng một phép đo đơn giản để đánh giá và đo lường chất lượng trong giáo dục. Việc đánh giá, đo lường chất lượng có thể được tiến hành bên trong, bởi chính đội ngũ giảng viên, sinh viên của trường nhằm mục đích tự đánh giá 12 các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như đánh giá bản thân chất lượng đào tạo của trường mình. Ví dụ, một trường tự điều tra số lượng sinh viên tìm được việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo trong thời gian 6 tháng sau khi tốt nghiệp để tìm hiểu mức độ đáp ứng yêu cầu xã hội của sinh viên trường mình. Hoặc một trường khác thống kê số công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ đã công bố trong 5 năm cuối để có thể có chế độ khuyến khích các giáo chức có nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học và xem đó là việc tăng cường yếu tố đảm bảo chất lượng cho trường mình.. v.v. Việc đánh giá, đo lường chất lượng cũng có thể được tiến hành từ bên ngoài do các cơ quan hữu quan thực hiện với các mục đích khác nhau (khen chê, xếp hạng, khuyến khích tài chính, kiểm định công nhận .v.v .. Dù đối tượng của việc đo lường, đánh giá chất lượng là gì và chủ thể của việc đo lường, đánh giá là ai thì việc đầu tiên, quan trọng nhất vẫn là xác định mục đích của việc đo lường, đánh giá. Từ đó mới xác định được việc sử dụng phương pháp cũng như các công cụ đo lường tương ứng.  Kiểm định chất lượng giáo dục – đào tạo Thuật ngữ này được sử dụng nhiều nhất ở Hoa Kỳ. Kiểm định có thể được áp dụng cho một trường, hoặc chỉ cho một chương trình đào tạo của một môn học. Kiểm định chất lượng giáo dục – đào tạo nhằm ba mục đích: - Kiểm định đảm bảo với cộng đồng cũng như với các tổ chức hữu quan rằng một cơ sở đào tạo (hay một chương trình môn học nào đó) có những mục tiêu đào tạo được xác định rõ ràng và phù hợp; có được những điều kiện để đạt được những mục tiêu đó, và có khả năng phát triển bền vững. - Đảm bảo với những đối tượng tham gia vào công tác giáo dục rằng một chương trình đào tạo, hay một trường, khoa nào đó đã đạt hay vượt những chuẩn mực nhất định về chất lượng. - Hỗ trợ trường liên tục cải tiến chất lượng 13 Cơ chế tự quản lý chất lượng này được áp dụng cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, từ bậc cơ sở tới bậc đại học và sau đại học, cũng như cho các chương trình đào tạo kỹ thuật có cấp văn bằng, chứng chỉ. Thường có hai hình thức kiểm định: Kiểm định cấp trường và kiểm định chương trình khoá học. Kiểm định cấp trường nhằm mục đích đảm bảo trước cộng đồng nghề nghiệp và các khách hàng rằng trường này thoả mãn các tiêu chí sau: - Trường đã có mục tiêu đào tạo rõ ràng; - Trường đã chuẩn bị tốt các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đào tạo của mình; - Trường đã thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của mình; - Trường có kế hoạch phát triển các nguồn lực để tiếp tục thực hiện tốt các sứ mệnh của mình trong tương lai. 1.2. Quản lý chất lƣợng đào tạo đại học theo TQM 1.2.1. Các cấp độ của quản lý chất lượng đào tạo Trong quản lý chất lượng nói chung, cũng như quản lý chất lượng giáo dục- đào tạo nói riêng có 3 cấp độ khác nhau, được hình thành và phát triển trong quá trình phát triển hệ thống quản lý chất lượng: Kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng tổng thể Hình 1.3: Các cấp độ quản lý chất lượng [Sallis 1993 ] 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất