Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp quản lý hoạt động phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo của trường c...

Tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp huế (tt)

.PDF
14
71
76

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LÊ VŨ HIỆP BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾ Demo Version - Select.Pdf SDK Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số : 60140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ QUANG SƠN Huế, Năm 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép đưa vào sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Huế, tháng 5 năm 2015 Ngƣời cam đoan Lê Vũ Hiệp Demo Version - Select.Pdf SDK ii Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Quý thầy cô giáo; được sự quan tâm, tạo mọi điều kiện của cơ quan; sự động viên, chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, bạn bè và gia đình Với tình cảm chân thành và trân trọng nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, Khoa Tâm lý Giáo dục, Phòng Đào tạo Sau đại học và Quý thầy cô giáo của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế đã tận tình chỉ dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Lê Quang Sơn – người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, các Cán bộ Quản lý, giảngSDK viên, nhân viên của trường và Demo Version - Select.Pdf các Doanh nghiệp, Trung tâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong việc cung cấp số liệu, tư vấn khoa học trong quá trình nghiên cứu và xử lý dữ liệu. Xin bày tỏ tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù có nhiều cố gắng, song những thiếu sót trong Luận văn là khó tránh khỏi. Kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của Quý thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp và những người cùng quan tâm tới những vấn đề được trình bày trong Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2015 Tác giả luận văn Lê Vũ Hiệp iii iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ............................................................................................................... i Lời cam đoan ...............................................................................................................ii Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii Mục lục ........................................................................................................................ 1 Danh mục chú giải các chữ viết tắt ............................................................................. 5 Danh mục các bảng biểu ............................................................................................. 6 A. MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 7 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 10 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 10 4. Giả thuyết khoa học ..................................................................................................... 10 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................... 10 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 10 7. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 11 8. Cấu trúc luận văn ......................................................................................................... 11 NỘI DUNGDemo .............................................................................................................. 12 Version - Select.Pdf SDK Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP VỚI DOANH NGHIỆP TRONG CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGHỀ ................... 12 1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 12 1.2. Các khái niệm chính của đề tài ................................................................................. 15 1.2.1. Quản lý ............................................................................................................... 15 1.2.2. Hoạt động đào tạo .............................................................................................. 16 1.2.3. Hoạt động phối hợp trong đào tạo ..................................................................... 16 1.2.4. Quản lý hoạt động phối hợp trong đào tạo của cơ sở giáo dục và đào tạo ........ 17 1.3. Những vấn đề lý luận về phối hợp với DN trong hoạt động đào tạo của cơ sở GD & ĐT nghề .................................................................................................................... 19 1.3.1. Cấu trúc và đặc điểm hoạt động đào tạo nghề ................................................... 19 1.3.2. Những nội dung và hình thức phối hợp với DN trong đào tạo .......................... 21 1.4. Quản lý hoạt động phối hợp với Doanh nghiệp trong đào tạo nghề ......................... 25 1.4.1. Quản lý việc phối hợp xây dựng chương trình đào tạo...................................... 25 1.4.2. Quản lý việc phối hợp thực hiện chương trình .................................................. 26 1 1.4.3. Quản lý việc phối hợp trong tuyển sinh và giới thiệu việc làm cho HSSV ....... 26 1.4.3.1. Quản lý việc phối hợp trong tuyển sinh ......................................................... 26 1.4.3.2. Quản lý hoạt động giới thiệu việc làm cho HSSV ...................................... 27 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾ ......................................................................................................... 30 2.1. Khái quát quá trình khảo sát ..................................................................................... 30 2.1.1. Mục tiêu khảo sát ............................................................................................... 30 2.1.2. Nội dung khảo sát .............................................................................................. 30 2.1.3. Đối tượng khảo sát ............................................................................................. 30 2.1.4. Tiến trình khảo sát ............................................................................................. 33 2.2. Khái quát về Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế.................................................... 33 2.2.1. Bộ máy tổ chức .................................................................................................. 33 2.2.2. Quy mô tuyển sinh; Số lượng và cơ cấu các nghề đào tạo ................................ 34 2.2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo.............................................................. 35 2.2.4. Đội ngũ CBQL, GV ........................................................................................... 35 2.2.5. Chương trình, giáo trình dạy nghề ..................................................................... 36 2.2.6. Kết quả đào tạo .................................................................................................. 36 Demo Select.Pdf SDKtrong đào tạo tại trường Cao đẳng 2.3. Thực trạng hoạtVersion động phối -hợp với doanh nghiệp Công nghiệp Huế ...................................................................................................... 37 2.3.1. Hình thức phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo tại trường cao đẳng Công nghiệp Huế ........................................................................................................ 37 2.3.2. Mức độ hoạt động phối hợp với DN trong đào tạo tại trường cao đẳng Công nghiệp Huế ........................................................................................................ 39 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo tại trường cao đẳng Công nghiệp Huế. ...................................................................................... 44 2.4.1. Nhận thức của CBQL, GV, HSSV đang học và HSSV về hoạt động phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo ........................................................................ 44 2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo tại trường cao đẳng Công nghiệp Huế ................................................................... 47 2.4.2.1. Bộ máy thực hiện công tác phối hợp với DN ............................................. 47 2.4.2.2. Quản lý khai thác và xử lý thông tin về nhu cầu của DN ........................... 48 2.4.2.3. Quản lý việc xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo ............... 50 2.4.2.4. Quản lý việc xây dựng cơ chế hoạt động phối hợp đào tạo với DN ........... 52 2 2.4.2.5. Thực trạng thực hiện các tác động quản lý hoạt động phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo. .................................................................................. 54 2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Huế ............................................................... 55 2.5.1. Ưu điểm ............................................................................................................. 55 2.5.2. Hạn chế .............................................................................................................. 56 2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế ....................................................................... 56 2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan ............................................................................ 56 2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................... 57 Chƣơng 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾ ......................................................................................................... 59 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp ..................................................................................... 59 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp với DN.................................................. 61 3.2.1. Tăng cường trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với nhà trường .................... 61 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp ............................................................................... 61 3.2.1.2. Nội dung của biện pháp .............................................................................. 61 3.2.1.3. Quy trình thực hiện biện pháp .................................................................... 61 Demo Version - Select.Pdf SDK 3.2.2. Biện pháp hoàn thiện cơ chế phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo ............ 62 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp ............................................................................... 62 3.2.2.2. Nội dung của biện pháp .............................................................................. 62 3.2.2.3. Quy trình thực hiện biện pháp .................................................................... 63 3.2.3. Cùng với DN thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn sản xuất của DN ..... 64 3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp ............................................................................... 64 3.2.3.2. Nội dung của biện pháp .............................................................................. 65 3.2.3.3. Quy trình thực hiện biện pháp .................................................................... 65 3.2.4. Sử dụng đội ngũ của DN trong đào tạo và đội ngũ cán bộ giảng dạy trong nhà trường theo hướng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm ............. 66 3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp ............................................................................... 66 3.2.4.2. Nội dung của biện pháp .............................................................................. 66 3.2.4.3. Quy trình thực hiện biện pháp .................................................................... 67 3.2.5. Tăng cường sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của DN trong đào tạo. ........ 68 3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp ............................................................................... 68 3.2.5.2. Nội dung của biện pháp .............................................................................. 68 3 3.2.5.3. Quy trình thực hiện biện pháp .................................................................... 69 3.2.6. Biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực tế, thực tập và cơ hội việc làm ....... 70 3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp ............................................................................... 70 3.2.6.2. Nội dung của biện pháp .............................................................................. 70 3.2.6.3. Quy trình thực hiện biện pháp .................................................................... 70 3.2.7. Biện pháp tăng cường mối quan hệ với các trung tâm giới thiệu việc làm ....... 71 3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp ............................................................................... 71 3.2.7.2. Nội dung của biện pháp .............................................................................. 72 3.2.7.3. Quy trình thực hiện biện pháp .................................................................... 72 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................................... 74 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp ......................................... 74 3.4.1. Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ................................................ 74 3.4.2. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện các biện pháp ............. 76 3.4.2.1. Về thuận lợi................................................................................................. 76 3.4.2.2. Khó khăn ..................................................................................................... 77 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 79 1. Kết luận ........................................................................................................................ 79 2. Khuyến nghị ................................................................................................................. 81 Demo Version - Select.Pdf SDK DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 84 PHỤ LỤC 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt TT Chữ viết đầy đủ 1 GV Giáo viên 2 SV Sinh viên 3 HSSV Học sinh sinh viên 4 DN Doanh nghiệp 5 ĐTN Đào tạo nghề 6 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 7 PPDH Phương pháp dạy học 8 QTDH Qúa trình dạy học 9 SL Số lượng 10 CNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa 11 NNL Nguồn nhân lực 12 TBDN Thiết bị dạy nghề 13 TT Trung tâm 14 SDK TS &Demo DVĐTVersion - Select.Pdf Tuyển sinh và dịch vụ đào tạo 15 QLKH & HTQT Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế 16 CSVC Cơ sở vật chất 17 CSDN Cơ sở dạy nghề 18 HN Hà Nội 19 NXB Nhà xuất bản 20 ĐHKT Đại học kinh tế 21 ĐH Đại học 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Số lượng SV năm cuối được điều tra ở mỗi khoa..................................32 Bảng 2.2: Số lượng GV được điều tra ở mỗi khoa .................................................33 Bảng 2.3. Đánh giá hiệu quả của hình thức hoạt động phối hợp với DN trong ĐT.....38 Bảng 2.4. Đánh giá của khách thể khảo sát về mức độ hoạt động phối hợp với DN trong đào tạo tại trường cao đẳng Công nghiệp Huế ......................40 Bảng 2.5. Đánh giá hiệu quả của mức độ hoạt động phối hợp với DN trong đào tạo ....................................................................................................42 Bảng 2.6. Đánh giá của khách thể khảo sát về chất lượng đội ngũ lao động được đào tạo tại trường CĐCN Huế ......................................................44 Bảng 2.7: Nhận thức của khách thể khảo sát về ảnh hưởng của việc hoạt động phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo đến chất lượng đào tạo. ........45 Bảng 2.8: Nhận thức của khách thể khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo. ..........................................................................47 Bảng 2.9. Kết quả khảo sát thực trạng về mức độ và kết quả thực hiện công tác khai thác và xử lý thông tin về nhu cầu của DN ..............................50 Demo Version - Select.Pdf SDK Bảng 2.10. Kết quả khảo sát thực trạng về mức độ và kết quả xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo bám sát yêu cầu của DN ...............52 Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng về mức độ và kết quả xây dựng các quy định, quy chế về hoạt động phối hợp trong đào tạo với DN ...........54 Bảng 3.1. Cách tính điểm cho các mức độ cấp thiết và khả thi .............................75 Bảng 3.2. Đánh giá về tính cầp thiết và khả thi của các biện pháp (Đối với CBQL, GV) ............................................................................................75 Bảng 3.3. Đánh giá về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp (Đối với CBQL, NV tại DN) ................................................................................76 6 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỷ XXI, tri thức và trí tuệ của con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Để đưa đất nước đuổi kịp xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và khai thác những lợi thế trong việc tham gia vào các tổ chức quốc tế đòi hỏi ngành giáo dục đào tạo phải có những đổi mới căn bản nhằm tạo ra những con người mới có đủ kiến thức, năng lực, trí tuệ làm chủ đất nước trong tương lai. Trong những năm gần đây, trước yêu cầu ngày càng cao đối với giáo dục nói chung, Đảng và nhà nước đã tập trung đưa ra những quyết sách lãnh đạo đầu tư cho giáo dục nhằm đưa chất lượng GD&ĐT của Việt Nam từng bước phát triển ngang tầm với khu vực và thế giới. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành TW Đảng, khóa VIII về định hướng phát triển GD&ĐT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nêu: „‟...thực sự coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu‟‟, „‟Muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển GD&ĐT mới huy động được nguồn lực con người, một yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững‟‟; Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X với mục tiêu trọng tâm là: tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trongVersion phát triển -giáo dục, thựcSDK hiện chuẩn hóa, xã hội hóa, tiếp tục Demo Select.Pdf nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Mở rộng quy mô và tạo sự chuyển biến rõ nét cả về chất lượng cũng như hiệu quả giáo dục đại học và dạy nghề, tạo điều kiện để mọi người, ở mọi lứa tuổi được học tập suốt đời. Phối hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của cả hai phía. Các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là những nhà cung cấp thông tin để các cơ sở đào tạo nắm được nhu cầu của thị trường lao động. Vì lợi ích của chính mình, hoạt động đào tạo của nhà trường luôn hướng tới nhu cầu xã hội, trong đó có nhu cầu doanh nghiệp. Như vậy, các nhà trường luôn có nhu cầu phải được gắn kết với doanh nghiệp. Mặt khác, nếu cơ sở đào tạo đảm bảo cung cấp những lao động đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp, thì đối với doanh nghiệp đó là điều lý tưởng nhất. Được hợp tác với một cơ sở đào tạo cũng là nhu cầu thiết thực của chính doanh nghiệp. Do đó, mối liên kết này vừa mang tính tất yếu, vừa mang tính khả thi cao trong việc đáp ứng lao động cho doanh nghiệp. Hiện tại, một trong những vấn đề bức xúc của ngành giáo dục ở nước ta là đào tạo chưa gắn liền với nhu cầu của xã hội, trong đó đặc biệt là nhu cầu của các 7 doanh nghiệp. Phần lớn sinh viên tốt nghiệp khó tìm được việc làm hoặc công việc không phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Theo thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 63% sinh viên tốt nghiệp không có việc làm, 37% được tuyển dụng nhưng rất nhiều SV không đáp ứng được công việc. Các doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian, chi phí để đào tạo lại thì mới sử dụng được. Các doanh nghiệp luôn than phiền chương trình đào tạo của các trường còn nặng tính “sách vở” và thiếu tính thực tiễn. Thực tế trên đang đặt ra câu hỏi nguyên nhân nào các trường và doanh nghiệp chưa phối hợp được với nhau, phải chăng các bên chưa thấy được lợi ích của sự hợp tác, hay đã thấy nhưng chưa xác định được rõ nội dung và cơ chế hợp tác, những điều kiện nào để đảm bảo thành công phối hợp với doanh nghiệp trong công tác đào tạo. GD&ĐT hiện nay đang đứng trước những sứ mệnh nặng nề do xã hội đặt ra, đang phải giải quyết rất nhiều vấn đề phức tạp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay. Khoảng cách giữa thực tiễn công việc của các đơn vị sử dụng lao động và công tác đào tạo của các cơ sở đào tạo còn khoảng cách lớn. Công tác đào tạo của nhà trường đang đứng trước những vấn đề như: mở rộng ngành nghề đào tạo, phát triển quy mô đào tạo và thu hẹp khoảng cách, đáp ứng yêu cầu công việc Demo SDK của DN đặt ra nhữngVersion thách thức- Select.Pdf lớn đối với nhà trường. Chính vì vậy mà việc quản lý hoạt động phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo ở trường đại học, cao đẳng là việc làm cần thiết, cấp bách hiện nay. Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế trực thuộc Bộ Công Thương có vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực về kỹ thuật - công nghệ và kinh tế, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền Trung. Nhà trường tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng hóa các hình thức và ngành nghề đào tạo trên cơ sở vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chuyên ngành kỹ thuật - công nghệ và kinh tế cho tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền Trung đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, trường Cao đẳng Công Nghiệp Huế đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ được giao, khẳng định được chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho tỉnh Thừa Thiên Huế và một số tỉnh khác ở khu vực miền Trung. Tuy nhiên trước sự phát triển của giáo dục hiện nay, đặc biệt trong 8 giai đoạn Trường đang xây dựng đề án nâng cấp lên thành trường đại học Công nghiệp Huế (căn cứ Quyết định số 2370/QĐ-BCN ngày 10/7/2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc phê quyệt Quy hoạch tổng thể phát triển trường Cao đẳng Công nghiệp Huế giai đoạn 2006-2015 định hướng 2020; Quyết định 2711/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 về Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2020; Công văn số 11464/BCT-TCCB ngày 11/11/2010 về việc quy hoạch và thành lập trường Đại học Công nghiệp Huế trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Công nghiệp Huế) thì việc xác định hoạt động phối hợp với DN trong đào tạo của nhà trường với thực tiễn công việc của DN là vấn đề then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo và đặt biệt là chủ động giải quyết vấn đề đầu ra cho HSSV sau khi tốt nghiệp ra trường. Tuy nhiên thực tiễn hoạt động phối hợp với DN trong đào tạo trong mấy năm qua cho thấy, đó là: - Còn khó khăn, lúng túng trong việc xây dựng lại mô hình đào tạo, đặc biệt là cơ chế hoạt động phối hợp trong đào tạo, quản lý trong đào tạo nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo đề ra. - Việc bố trí, sử dụng và điều động giáo viên đi giảng dạy ở các trung tâm, doanh nghịêp gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở một số Khoa có nhiều lớp đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Demo Version Select.Pdf - Trong lĩnh vực quản lý-đào tạo cũng cóSDK nhiều bất cập về mặt phân cấp quản lý, phối hợp quản lý. - Phần lớn các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp với DN trong đào tạo là những biện pháp sử dụng trong mô hình cũ, chưa được đổi mới trong điều kiện hiện nay nên bất cập, kém hiệu quả. - Cơ chế, chính sách của nhà nước đối với việc quản lý hoạt động phối hợp trong đào tạo giữa các trường và các doanh nghiệp chưa cụ thể, chưa rõ ràng. Từ những lý do về mặt lý luận và thực tiễn như đã trình bày ở trên, nhận thấy hiện nay chưa có đề tài, luận văn nào nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo của trường Cao đẳng Công nghiệp Huế. Xuất phát từ nhận thức trên, với những kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập chương trình quản lý giáo dục (QLGD), cộng với thực tiễn công tác, bản thân tôi nhận thấy vấn đề quản lý hoạt động phối hợp với DN trong đào tạo là vấn đề mới, có nhiều khó khăn song là vấn đề cần thiết, là vấn đề có tính chất nền tảng đảm bảo cho Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế tồn tại và phát triển trong bối cảnh đất nước đang hội nhập quốc tế hiện nay. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài 9 này làm luận văn tốt nghiệp: “Biện pháp quản lý hoạt động phối hợp với Doanh nghiệp trong đào tạo của trường Cao đẳng Công nghiệp Huế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vấn đề, đề tài tập trung đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo của trường Cao đẳng Công nghiệp Huế trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động đào tạo của trường Cao đẳng Công nghiệp. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo của trường Cao đẳng Công nghiệp Huế. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, hoạt động phối hợp với DN trong đào tạo của Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế bước đầu đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, đứng trước yêu cầu phát triển nhà trường, đặc biệt là trong giai đoạn Trường chuẩn bị nâng cấp lên đại học thì vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả của hoạt Demo Select.Pdf SDKTrên cơ sở nghiên cứu lý luận động phối hợp với Version DN trong -đào tạo chưa cao. QLGD và thực tiễn nhà trường có thể đề xuất được các biện pháp hợp lý, khả thi nhằm quản lý hoạt động phối hợp với DN trong đào tạo của trường CĐCN Huế. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phối hợp với DN trong đào tạo của các cơ sở GD & ĐT. 5.2. Khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động phối hợp trong đào tạo của Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế trong những năm gần đây. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp trong đào tạo của trường Cao đẳng Công nghiệp Huế. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, phân loại tài liệu, hệ thống hóa các nguồn tài liệu khoa học, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết… nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. 10 6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Bao gồm các phương pháp: quan sát khoa học, điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia, nghiên cứu hồ sơ... 6.3. Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý các thông tin, các số liệu thu thập được. 7. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Các số liệu thu thập cho việc nghiên cứu từ năm 2009 đến nay. Không gian: + Nghiên cứu 4 hệ đào tạo của trường CĐCN Huế là: CĐ chuyên nghiệp, CĐ nghề, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề. + Nghiên cứu tại trường CĐCN Huế: phân tích việc quản lý hoạt động phối hợp với DN trong đào tạo của nhà trường thông qua các số liệu thứ cấp thu thập được; đánh giá của HSSV, GV, CBQL về hoạt động phối hợp của nhà trường thông qua phiếu điều tra số liệu sơ cấp. + Các DN, tổ chức sử dụng lao động được đào tạo từ trường CĐCN Huế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế: tiến hành bằng phiếu điều tra để thu thập thông tin sơ cấp đánh giá về hoạt động phối hợp trong đào tạo. 8. Cấu trúc luận văn - Select.Pdf Luận Demo văn đượcVersion cấu trúc gồm 3 phần: SDK + Phần thứ nhất: Mở đầu + Phần thứ hai: Nội dung nghiên cứu, gồm 3 chương - Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động phối hợp với DN trong cơ sở đào tạo nghề - Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp với DN trong đào tạo của trường Cao đẳng Công nghiệp Huế - Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp với DN trong đào tạo của trường Cao đẳng Công nghiệp Huế + Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị + Tài liệu tham khảo + Phụ lục 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất