Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam...

Tài liệu Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

.PDF
106
3
135

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Minh Khôi CƠ CHẾ ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Minh Khôi CƠ CHẾ ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS TRƯƠNG QUANG THÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ kinh tế: “CƠ CHẾ ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM” Là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu được sử dụng được chỉ rõ nguồn gốc cụ thể, Tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 06 năm 2011 Học viên Nguyễn Minh Khôi i LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sư – Tiến sĩ Trương Quang Thông đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn quý anh chị phòng Kế hoạch Tổng hợp, phòng Tài chính Kế toán và phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp thuộc chi nhánh Sở Giao Dịch 2 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động tại Chi nhánh. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 06 năm 2011 Học viên Nguyễn Minh Khôi ii TÓM LƢỢC LUẬN VĂN Họ và Tên học viên: NGUYỄN MINH KHÔI Chuyên ngành: Ngân hàng Niên khoá: 18 Nguời hướng dẫn khoa học: PGS. TS TRƢƠNG QUANG THÔNG Tên đề tài: CƠ CHẾ ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 1. Tính cấp thiết của đề tài: Sau gần 5 năm áp dụng tại BIDV, cơ chế điều chuyển vốn nội bộ đã thể hiện một số ưu điểm và thuận lợi trong công tác quản lý nội bộ, tuy nhiên, cơ chế vẫn còn vài hạn chế và chưa có sự hỗ trợ tích cực đối với những chi nhánh mang tính đặc thù. Đề tài thực hiện nghiên cứu trường hợp điển hình tại chi nhánh Sở Giao Dịch 2 là chi nhánh có cơ cấu khách hàng khác biệt với các chi nhánh khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để nêu ra ưu điểm, tồn tại và đề xuất biện pháp nhằm tăng tính tương thích, hiệu quả của cơ chế lên toàn bộ mạng lưới chi nhánh của BIDV. 2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả, thống kê và sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp: Trình bày khái quát cơ chế điều chuyển vốn nội bộ, thống kê và sử dụng nguồn dữ liệu để nêu bật vấn đề cần nghiên cứu. 3. Kết quả và những đóng góp của luận văn: Phân tích được đặc thù trong hoạt động tại chi nhánh Sở Giao Dịch 2, đồng thời khái quát ưu nhược điểm của cơ chế điều chuyển vốn nội bộ để đề xuất những ý kiến đóng góp có tính tham khảo trong thực tế và có thể triển khai áp dụng cho các chi nhánh khác khi xuất hiện trường hợp tương tự chi nhánh Sở Giao Dịch 2. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BIDV (Bank for Investment and Development of Vietnam): Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BQ: Bình quân CIF: Mã số khách hàng tại BIDV CN SGD2: Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 ĐCTC: Định chế tài chính FTP (Fund Transfer Pricing): Cơ chế quản lý vốn tập trung Giá FTP: Giá điều chuyển vốn nội bộ HĐV: Huy động vốn HSC: Hội sở chính KBNN: Kho Bạc Nhà nước LS: Lãi suất NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần NIM (Net Interest Margin): Hệ số thu nhập lãi ròng cận biên NVKDTT: Nguồn vốn kinh doanh tiền tệ O/N: Kỳ hạn qua đêm SD: Số dư TCTD: Tổ chức tín dụng TCT: Tổng công ty TD: Tín dụng TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh TSC: Tài sản có TSN: Tài sản nợ UBND: Uỷ ban Nhân Dân WB (world bank): Ngân hàng Thế Giới iv WTO (World Trade Organization): Tổ chức Thương mại thế giới %TT: % tăng trưởng v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 Bảng 2.2. Hội Sở Chính áp dụng Giá FTP mua vốn = FTP bán vốn Bảng 2.3. các chỉ tiêu hoạt động của BIDV giai đoạn 2006 – 2010 Bảng 2.4. Tình hình hoạt động tín dụng năm 2010 Bảng 2.5. Thu nhập từ hoạt động tín dụng và huy động giai đoạn 2006 – 2010 Bảng 2.6. So sánh các chỉ số trước và sau khi áp dụng cơ chế FTP Bảng 3.1. Lãi suất giả định Bảng 3.2. Với cơ chế tự cân đối vốn Bảng 3.3. Với cơ chế FTP Bảng 3.4. So sánh lãi suất giữa BIDV và một số ngân hàng thương mại trên địa bàn thời điểm 31/12/2010. Bảng 3.5. Khoản cách giữa FTP mua vốn và bán vốn Bảng: 3.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động. vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ  BIỂU ĐỒ Biều đồ 2.1. Tăng trưởng huy động vốn và tín dụng cả nước giai đoạn 2006 – 2010 Biểu đồ 2.2. Tình hình huy động vốn của chi nhánh SGD2 Biểu đồ 2.3. Tình hình tín dụng của chi nhánh SGD2 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu tín dụng tại chi nhánh Sở Giao Dịch 2. Biểu đồ 2.5. Cơ cấu nguồn vốn huy động tại chi nhánh Sở Giao Dịch 2.  HÌNH VẼ Hình 1.1. Mô hình điều chuyển vốn nội bộ tại các NHTM hiện nay: Hình 1.2. Mô hình điều chuyển vốn nội bộ của Vietinbank Hình 2.1. Lợi nhuận từ lãi trước khi áp dụng cơ chế FTP Hình 2.2. Phân phối lại lợi nhuận khi áp dụng cơ chế FTP Hình 3.1. cơ chế tự cân đối nguồn trường hợp tiền gửi của khách hàng lớn hơn tiền cho vay Hình 3.2. cơ chế tự cân đối nguồn trường hợp tiền gửi của khách hàng ít hơn tiền vay Hình 3.3. Định giá FTP theo kỳ hạn và sản phẩm Hình 3.4. Mô hình hoạt động của trung tâm vốn tại TP HCM Hình3.5. Mô hình các giai đoạn xây dựng chiến lược và quản trị chiến lược tại chi nhánh. vii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn .......................................................................................................................ii Tóm lược luận văn ......................................................................................................... iii Danh mục các từ viết tắt.................................................................................................. iv Danh mục các bảng ......................................................................................................... vi Danh mục các biểu đồ và hình vẽ ............................................................................... viii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 Chƣơng 1: Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ tại các ngân hàng thƣơng mại .............. 3 1.1. Khái quát về cơ chế điều chuyển vốn nội bộ .................................................. 3 1.1.1. Giới thiệu khái quát về cơ chế điều chuyển vốn nội bộ .............................. 3 1.1.2. Mục tiêu của cơ chế ..................................................................................... 3 1.1.3. Ưu điểm: ...................................................................................................... 4 1.1.4. Hạn chế của cơ chế điều chuyển vốn nội bộ................................................ 5 1.2. Các mô hình điều chuyển vốn nội bộ .............................................................. 8 1.2.1. Một số hệ thống điều chuyển vốn nội bộ theo thông lệ quốc tế... ............. ..8 1.2.2. Mô hình chung của các NHTM Việt Nam................................. .... .............8 1.3. Nghiên cứu cơ chế điều chuyển vốn tại ngân hàng Vietinbank ................. 12 Chƣơng 2: Cơ chế FTP tại BIDV và tác động đến hiệu quả tại chi nhánh. ........... 16 2.1. Khái quát về môi trƣờng hoạt động giai đoạn 2006 – 2010 ................. 16 2.2. Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ tại BIDV ............................................... 21 2.2.1. Mục đích .................................................................................................... 22 2.2.2. Nguyên tắc định giá ................................................................................... 22 2.2.3. Công thức xác định FTP mua/bán vốn ...................................................... 23 2.2.4. Tương quan giữa FTP mua vốn và FTP bán vốn: ..................................... 24 2.2.5. Các cơ chế bổ trợ: ...................................................................................... 25 viii 2.2.6. Định giá cho các giao dịch mua bán vốn ................................................... 26 2.2.7. Kết quả chi phí/thu nhập mua/bán vốn ...................................................... 30 2.3. Phân tích ƣu điểm và hạn chế của cơ chế FTP tại BIDV............................ 31 2.3.1. Ưu điểm ..................................................................................................... 32 2.3.2. Tồn tại ........................................................................................................ 33 2.4. Nghiên cứu trƣờng hợp chi nhánh SGD2 ..................................................... 33 2.5. Tình hình huy động vốn và tín dụng tại chi nhánh SGD2 giai đoạn 2006 – 2010. .......................................................................................................................... 35 2.5.1. Tình hình huy động vốn ............................................................................. 35 2.5.2. Tình hình cho vay ...................................................................................... 35 2.5.3. Nét đặc trưng trong hoạt động huy động vốn và tín dụng tại Chi nhánh SGD2 .................................................................................................................... 36 2.6. Đánh giá tác động của cơ chế FTP đến hoạt động huy động vốn và tín dụng của CN SGD2 ................................................................................................... 39 2.6.1. Thu nhập từ hoạt động tín dụng và huy động giai đoạn 2006 – 2010. ...... 39 2.6.2. So sánh hiệu quả hoạt động huy động vốn và tín dụng tại 2 thời điểm: trước và ngay sau khi áp dụng cơ chế FTP ................................................................ 40 2.6.3. 2.7. Cấp bù lãi suất của BIDV đối với CN SGD2 ............................................ 43 Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện cơ chế FTP tại chi nhánh SGD2 .... 45 Chƣơng 3: Hoàn thiện cơ chế điều chuyển vốn nội bộ tại BIDV. ............................ 47 3.1. Định hƣớng hoạt động của BIDV. ................................................................. 47 3.2. Đề xuất thiết lập Cơ chế tự cân đối nguồn đối với 1 số khách hàng lớn: .. 48 3.2.1. Sự cần thiết của cơ chế tự cân đối nguồn. ................................................. 48 3.2.2. Cơ chế được đề xuất. ................................................................................. 48 3.2.3. Tóm tắt: ...................................................................................................... 54 3.3. Phát huy thế mạnh của từng chi nhánh: ...................................................... 56 3.4. Định giá FTP theo từng kỳ hạn và từng sản phẩm. .................................... 56 ix 3.5. Cơ chế LS FTP theo địa bàn hoạt động: ...................................................... 57 3.5.1. Sự cần thiết của cơ chế FTP theo địa bàn hoạt động. ................................ 57 3.5.2. Nội dung của cơ chế: ................................................................................. 59 3.6. Thành lập Trung tâm vốn trên địa bàn TP.HCM ....................................... 60 3.6.1. Tình hình quan hệ với các ĐCTC của BIDV: ........................................... 60 3.6.2. Tình hình quan hệ với ĐCTC của CN.SGD2 ............................................ 63 3.6.3. Sự cần thiết chi nhánh của Trung tâm giao dịch vốn trên địa bàn TP Hồ Chí Minh: ................................................................................................................... 63 3.6.4. Định hướng hoạt động: .............................................................................. 64 3.6.5. Phương án hoạt động cụ thể: ..................................................................... 64 3.7. Xây dựng mô hình phân tích hiệu quả hoạt động theo từng bộ phận kinh doanh. ......................................................................................................................... 65 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 71 PHỤ LỤC Phụ lục 01: Cơ chế động lực huy động vốn năm 2010 .............................................. 73 Phụ lục 02: Cơ chế cấp bù năm 2010 ......................................................................... 82 x LỜI MỞ ĐẦU Được nhận định là cơ chế quản lý có nhiều ưu điểm trong quản lý nội bộ, cơ chế điều chuyển vốn nội bộ đã dần được các Ngân hàng thương mại cổ phần áp dụng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với tư cách là ngân hàng định hướng thị trường tài chính tiền tệ. Hoạt động ngày càng lớn mạnh và đang tiến tới mô hình tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam, cùng với quy mô ngày càng mở rộng, yêu cầu về quản lý tài sản nợ - tài sản có thuộc ngân hàng trở thành vấn đề cấp thiết. Từ cuối năm 2006, BIDV tiến hành nghiên cứu và triển khai áp dụng cơ chế điều chuyển vốn nội bộ nhằm tăng cường hiệu quả trong quản lý vốn. Qua nhiều lần điều chỉnh cơ chế cho phù hợp với thực tiễn tại BIDV, cơ chế này dần đi vào hoàn thiện. Thực tế cho thấy việc luân chuyển vốn trong toàn hệ thống trở nên thuận tiện, nhanh chóng, nguồn vốn được sử dụng hiệu quả. Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 (SGD2) là chi nhánh lớn nhất nhì trong toàn hệ thống đồng thời trên địa bàn TP HCM, không như các chi nhánh khác, SGD2 được BIDV tin tưởng giao cho nhiều trọng trách, trong đó có nhằm mục đích tài trợ các dự án trọng điểm tại khu vực phía nam Việt Nam và phục vụ khách hàng lớn của BIDV Thông thường, các nghiên cứu trước đây về cơ chế điều chuyển vốn nội bộ đều được phân tích, đánh giá từ gốc độ Hội Sở Chính. Trong nghiên cứu này, tác giả xuất phát và phân tích từ góc độ chi nhánh, để làm rõ mối quan hệ, sự xung đột trong lợi ích giữa chi nhánh với Hội Sở Chính để từ đó đưa ra những góp ý với Hội Sở Chính nhằm nâng cao hiệu quả của cơ chế FTP trên toàn hệ thống BIDV. Mục đích nghiên cứu: Nêu rõ sự hạn chế của cơ chế FTP đối với những chi nhánh có đặt thù riêng về cơ cấu huy động vốn - tín dụng, nghiên cứu trường hợp điển hình tại chi nhánh SGD2 để từ đó xác định được những khó khăn và thuận lợi khi chi nhánh áp dụng cơ chế điều 1 chuyển vốn nội bộ. Đồng thời qua đó đề xuất những thay đổi mang tính linh hoạt hơn góp phần khắc phục hạn chế của cơ chế này. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả, thống kê và sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp: Trình bày khái quát cơ chế điều chuyển vốn nội bộ, thống kê và sử dụng nguồn dữ liệu để nêu bật vấn đề cần nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu: Cơ chế FTP trong hệ thống BIDV Phạm vi nghiên cứu: - Từ gốc độ tại chi nhánh, tác giả nhận thấy hoạt động huy động vốn và tín dụng là 2 mảng hoạt động mang lại lợi nhuận cao cho chi nhánh, bài nghiên cứu này giới hạn trong phạm vi minh hoạ số liệu của chi nhánh SGD2 về hoạt động huy động vốn, tín dụng. - Giai Đoạn nghiên cứu: từ năm 2006 đến năm 2010. Đây là giai đoạn BIDV áp dụng cơ chế điều chuyển vốn nội bộ trong điều kiện môi trường kinh tế, tài chính biến động phức tạp, nghiên cứu giai đoạn này sẽ thấy rõ tác động của cơ chế đối với hoạt động huy động vốn và tín dụng tại chi nhánh SGD2 Kết cấu bài nghiên cứu: kết cấu bài gồm có 3 chương: - Chương 1: Khái quát về cơ chế điều chuyển vốn nội bộ tại các ngân hàng thương mại. - Chương 2: Cơ chế FTP tại BIDV và tác động đến hiệu quả tại chi nhánh, chương 2 phân tích số liệu của chi nhánh SGD2 để minh hoạ cho những đặc trưng trong hoạt động huy động vốn và tín dụng. Từ đó nêu ra được thuận lợi và khó khăn khi chi nhánh mang tính đặc thù này áp dụng cơ chế FTP - Chương 3: Hoàn thiện cơ chế điều chuyển vốn nội bộ tại BIDV. 2 Chƣơng 1: Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ tại các ngân hàng thƣơng mại 1.1. Khái quát về cơ chế điều chuyển vốn nội bộ 1.1.1. Giới thiệu khái quát về cơ chế điều chuyển vốn nội bộ Định giá vốn điều chuyển (FTP) được định nghĩa là một hệ thống các cơ chế kế toán – quản lý nhằm đo lường giá trị của chi phí cơ hội của các khoản vốn huy động được và sử dụng đầu tư. Việc định giá vốn điều chuyển chính xác rất quan trọng trong việc xác định đúng khả năng sinh lợi của từng đơn vị kinh doanh, từng sản phẩm, theo từng khách hàng…Ngoài ra, kết quả phân tích FTP có thể giúp xác định bộ phận nào tạo ra nhiều lợi nhuận nhất trong báo cáo lỗ, lãi. FTP có mối liên hệ mật thiết với phương pháp và thực tiễn quản lý Tài sản có/Tài sản nợ (TSC/TSN) của một ngân hàng thương mại. Việc hiểu rõ các bộ phận khác nhau trong bảng cân đối kế toán liên hệ qua lại như thế nào là rất cần thiết đối với quản trị ngân hàng thương mại. Một hệ thống FTP được xây dựng tốt sẽ giúp ngân hàng xác định được, định giá được và quản lý rủi ro lãi suất, đưa ra những động lực phù hợp cho các đơn vị kinh doanh, đồng thời nhận diện được tác động của chuyển giao rủi ro lãi suất trong bộ phận cân đối nguồn vốn. Bằng việc chuyển giao rủi ro lãi suất sang bộ phận cấp vốn trong ngân hàng, hệ thống FTP giúp trưởng các bộ phận kinh doanh tập trung vào các quyết định kinh doanh cơ bản (bao gồm cả các quyết định về rủi ro tín dụng), chuyển giao việc quản lý đầu cơ lãi suất cho các nhà quản lý rủi ro lãi suất chuyên nghiệp. Tách bạch rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng là một trong những mục tiêu chủ yếu của quy trình FTP. 1.1.2. Mục tiêu của cơ chế Tùy thuộc vào quy mô của ngân hàng mà xác định được những mục tiêu chính của FTP bao gồm: - Xác định được chi phí cơ hội hoặc giá trị cơ hội của nguồn vốn đối với ngân hàng; 3 - Giúp đo lường khả năng sinh lời của các bộ phận/đơn vị khác nhau (chi nhánh, sản phẩm, khách hàng, tài khoản) trong ngân hàng bằng cách kết nối những khoản chi phí phù hợp vào các khoản doanh thu; - Tách bạch rủi ro lãi suất khỏi bộ phận kinh doanh và tập trung việc quản lý rủi ro lãi suất tại một đơn vị riêng; - Nâng cao chất lượng các quyết định định giá TSC và TSN; - Hỗ trợ bộ phận quản lý TSC/TSN và tách bạch rủi ro tín dụng với rủi ro lãi suất; - Định lượng ảnh hưởng của chênh lệch vốn lên thu nhập thuần từ lãi; - Đánh giá về từng bộ phận trong ngân hàng dựa theo ảnh hưởng kinh tế của từng bộ phận đó lên tổng thu nhập của ngân hàng; - Sử dụng FTP để điều chỉnh hoạt động của các bộ phận nhân viên được đo lường hiệu quả hoạt động. 1.1.3. Ƣu điểm:  Quản lý tập trung rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối và rủi ro lãi suất: Đây là ba rủi ro trong các loại rủi ro chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trước khi ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, các chi nhánh tự chịu trách nhiệm về việc quản lý rủi trong trong hoạt động dẫn đến sự phân tán trong chiến lược hoạt động kinh doanh, không hiệu quả và không kiểm soát được thường xuyên hoạt động của các chi nhánh. Với cơ chế mới, các chi nhánh chỉ tập trung vào công việc kinh doanh, toàn bộ rủi ro nêu trên chuyển về Hội sở chính quản lý.  Hạn chế tình trạng thừa/thiếu thanh khoản: Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, mọi giao dịch của chi nhánh đều phải tập trung về Hội sở chính thông qua Trung tâm vốn. Khi huy động được nguồn tiền gửi, chi nhánh thực hiện bán toàn bộ cho Trung tâm, khi có nhu cầu thanh toán, đầu tư, cho vay,… chi nhánh thực hiện mua lại vốn từ Trung tâm. Trung tâm vốn sẽ thực hiện động tác luân chuyển vốn giữa các chi nhánh. Vì thế, các chi nhánh không cần quan 4 tâm đến vấn đề thanh khoản và sẽ không tồn tại tình trạng thừa hoặc thiếu thanh khoản tại chi nhánh của mình.  Phƣơng pháp quản lý nguồn vốn thống nhất nhƣng không can thiệp vào hoạt động kinh doanh cụ thể của từng chi nhánh: Điều này thể hiện qua việc Hội sở chính định một giá điều chuyển vốn thống nhất cho các chi nhánh và thực hiện mua – bán vốn với các chi nhánh mà không can thiệp cụ thể vào hoạt động cụ thể của từng chi nhánh. 1.1.4. Hạn chế và tồn tại của cơ chế điều chuyển vốn nội bộ  Tồn tại tính phi tập trung hóa công tác quản lý vốn Một cách mang tính khái quát hóa, hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam (bao gồm cả các NHTM nằm trong nhóm lớn nhất về quy mô tổng tài sản cũng như giàu truyền thống kinh nghiệm nhất) đều chưa thực sự nắm rõ vai trò của việc áp dụng “khái niệm” công cụ FTP trong quản lý TSC/TSN. Tất nhiên, về mặt đặc thù, mỗi ngân hàng đang hoạt động đều có những hệ thống quản lý riêng (ví dụ: Ủy ban ALCO), nhưng thực sự công tác quản lý TSC/TSN mới dừng ở cấp độ khớp kỳ hạn. Một cách điển hình, mô hình tổ chức của các NHTM Việt Nam hiện nay là trụ sở chính và các chi nhánh, trong đó mỗi chi nhánh hoạt động độc lập tương đối. Chi nhánh đó có bảng cân đối riêng, trong đó có phân loại TSC và TSN theo kỳ hạn và theo mức độ rủi ro. Nếu như tách biệt vấn đề về hạch toán, có thể coi mỗi chi nhánh như một ngân hàng độc lập. Và nếu như trên cùng một địa bàn có nhiều hơn một chi nhánh của một ngân hàng, thì bản thân các chi nhánh đó cũng cạnh tranh với nhau tương tự như đối với một ngân hàng khác. Thực tiễn quản trị dễ dàng đối với trụ sở chính của các NHTM Việt Nam là giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chi nhánh của mình, trong đó yêu cầu các chi nhánh của mình phải đạt các chỉ tiêu về TSN, TSC và theo đó là lợi nhuận. Thông thường kèm theo đó không bao gồm các hỗ trợ về quản trị rủi ro, đặc biệt rủi ro thanh khoản. Một số ngân 5 hàng thường yêu cầu chi nhánh của mình làm luôn việc tự cân đối TSN và TSC, mà phần lớn là nguồn vốn huy động và cho vay tín dụng. Trong khi đó, ở cấp độ chi nhánh, việc quản lý rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản là không thể thực hiện hiệu quả. Chính việc phi tập trung hóa công tác quản lý vốn này khiến cho bản thân ngân hàng gặp phải rủi ro cực lớn. Thứ nhất, rủi ro lãi suất: Do các chi nhánh được yêu cầu tự cân đối vốn kinh doanh theo nghĩa tự huy động TSN chi nhánh (tiền gửi dân cư và tiền gửi doanh nghiệp) để dùng làm nguồn cho các TSC của chi nhánh (chủ yếu là cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, tài trợ thương mại…); một biến động tương đối lớn trong lãi suất áp dụng cho TSN trong khi mức lãi suất của TSC có độ trễ lớn hơn sẽ tạo ngay lập tức một áp lực lên hoạt động kinh doanh của chi nhánh gây ra rủi ro lãi suất. Đối với loại rủi ro này, một số NHTM Việt Nam áp dụng cơ chế khống chế trần lãi suất huy động và sàn lãi suất cho vay như một hình thức quản trị kiểu “song sắt”. Cơ chế này dẫn đến hậu quả tất yếu là cạnh tranh trong chính nội bộ các chi nhánh của ngân hàng đối với nguồn vốn rẻ (ví dụ: tiền gửi không kỳ hạn) và dự án cho vay đối với khách hàng tốt, trong khi đó vai trò trụ sở chính của ngân hàng trong kinh doanh và hỗ trợ kinh doanh hầu như không có. Thứ hai, rủi ro thanh khoản: Phổ biến nhất khi TSN tại chi nhánh đáo hạn với kỳ hạn vốn ngắn hơn kế hoạch (hay còn gọi là đoản vốn) khiến chi nhánh không có khả năng chi trả các khoản rút TSN đó. Thứ ba, rủi ro tín dụng: Đây là rủi ro mang tính gián tiếp nhưng lại là nguy cơ mất vốn lớn nhất, vì khi bản thân cán bộ làm công tác khách hàng tại chi nhánh vừa phải đi lo về nguồn vốn huy động, vừa phải trực tiếp bán các sản phẩm tín dụng sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khâu quản lý rủi ro, thẩm định hồ sơ và giám sát quá trình sử dụng vốn vay; trong khi đó, về mặt nguyên tắc, các cán bộ này chỉ cần lo về khâu khách hàng vay vốn.  Không có mô hình phân tích hiệu quả theo bộ phận kinh doanh Mô hình tổ chức của các NHTM Việt Nam hiện nay đã có nhiều thay đổi tiến bộ so với trước đây, đặc biệt đối với các NHTM vốn tiền thân là các ngân hàng quốc doanh. Sự thay đổi này chủ yếu theo cách hướng trọng tâm phục vụ vào khách hàng; 6 theo đó, các phòng chức năng tại trụ sở chính và chi nhánh được lập theo từng phân đoạn thị trường nhất định để kinh doanh. Ví dụ: Bộ phận khách hàng doanh nghiệp, bộ phận khách hàng cá nhân… Nhiều ngân hàng đặt ra mục tiêu hướng tới những cái mà họ gọi là “thành tựu” như: Giao dịch một cửa, one-stop service (chỉ cần đến một nơi khách hàng được phục vụ tất cả nhu cầu)… Tuy nhiên, mô hình tổ chức này dẫn đến một khiếm khuyết lớn trong quản trị kinh doanh khiến cho hầu hết các ngân hàng sai lầm trong sử dụng và phân bổ nguồn lực của mình. Đó là mô hình này triệt tiêu động lực để các ngân hàng thực hiện phân tích hiệu quả theo bộ phận kinh doanh, từ đó cũng không đạt được mục tiêu là phục vụ khách hàng theo phân đoạn.  Hạn chế thao tác nghiệp vụ tại các chi nhánh: Cơ chế quản lý vốn tập trung là tiền đề công nghệ để hình thành Tập đoàn tài chính ngân hàng trên cơ sở tất cả giao dịch về tiền tệ, dịch vụ ngân hàng, quản trị rủi ro được tập trung về Hội sở chính thông qua các Trung tâm. Trong tương lai, các chi nhánh chỉ đóng vai trò là nơi tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận nhu cầu khách hàng và đưa về Trung tâm xử lý. Vì vậy, các thao tác nghiệp vụ tại chi nhánh sẽ bị hạn chế dần, làm hạn chế trình độ nghiệp vụ của các nhân viên ngân hàng, hạn chế kinh nghiệm thực tiễn, kinh nghiệm chuyên môn.  Chi phí ứng dụng cao: Để áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, Cơ chế này phải được triển khai đồng bộ đến tất cả các chi nhánh ngân hàng trên toàn quốc. Đối với các ngân hàng có mạng lưới chi nhánh rộng lớn (như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam), việc đầu tư cho phát triển công nghệ ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung đòi hỏi phải có tiềm lực vốn rất lớn. Nói tóm lại, công tác quản trị vốn đóng vai trò quyết định trong việc kinh doanh thành công hay thất bại của một ngân hàng. Với cơ chế quản lý vốn tập trung, việc quản trị vốn thật sự trở thành trung tâm điều hành vốn trong hệ thống ngân hàng, xóa 7 bỏ cơ chế quản lý vốn phân tán như trước đây, giảm thiểu tối đa chi phí sử dụng vốn và rủi ro điều hành vốn. 1.2. Các mô hình điều chuyển vốn nội bộ. 1.2.1. Một số hệ thống điều chuyển vốn nội bộ theo thông lệ quốc tế. Theo thông lệ trên thế giới, có 3 phương pháp định giá điều chuyển vốn: Phương pháp thứ nhất (single pool method): xác định một giá mua duy nhất cho các giao dịch huy động vốn và một giá bán duy nhất cho các giao dịch sử dụng vốn, không quan tâm đến kỳ hạn. Cách này đơn giản nhưng lại không phản ảnh đúng lợi nhuận của đơn vị so với rủi ro về thanh khoản và LS của các khoản huy động và cho vay. Phương pháp thứ hai (multiple pool method): chia số dư theo một số kỳ hạn nhất định ví dụ 1 tháng, 2 tháng… Cách này sẽ gom tất cả các khoản huy động vốn có cùng kỳ hạn vào một nhóm (pool method) và áp giá theo kỳ hạn cho tổng số dư của kỳ hạn đó, không tính đến các tính chất khác của giao dịch như sản phẩm, khách hàng... Do vậy, cách thứ hai tuy đã khớp kỳ hạn nhưng cũng vẫn chưa phân biệt được các sản phẩm có tính chất khác nhau ngoài kỳ hạn như đối tượng khách hàng, phương thức xác định LS (thả nổi, cố định)… Phương pháp thứ ba: mua bán vốn khớp kỳ hạn đến cấp giao dịch (matched maturity method): Với yêu cầu kinh doanh ngày càng phải phát triển nhiều sản phẩm huy động vốn và tín dụng đa dạng, công tác điều chuyển vốn nội bộ cũng được phát triển lên một bước hiện đại hơn là mua bán khớp theo tính chất giao dịch. Ví dụ tiền gửi của dân cư sẽ có giá mua vốn khác với tiền gửi của Định chế tài chính do thanh khoản của hai sản phẩm huy động vốn này khác nhau. 1.2.2. Mô hình chung của các NHTM Việt Nam: Hình 1.1. Mô hình điều chuyển vốn nội bộ tại các NHTM hiện nay: 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan