Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá ảnh hưởng của hoảng kinh tế thế giới tới hoạt động thanh toán quốc tế t...

Tài liệu đánh giá ảnh hưởng của hoảng kinh tế thế giới tới hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng tmcp quân đội

.PDF
101
3
127

Mô tả:

ÑAÏI HOÏC KINH TEÁTHAØ NH PHOÁHOÀCHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ÑAÏI HOÏC -----oOo----- LÊ THỊ THÙY DUNG ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI TỚI HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP HCM, 7/2011 ÑAÏI HOÏC KINH TEÁTHAØ NH PHOÁHOÀCHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ÑAÏI HOÏC -----oOo----- LÊ THỊ THÙY DUNG ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI TỚI HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI KIM YẾN TP HCM, 7/2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa từng công bố tại bất cứ nơi nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn là những thông tin xác thực. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. TP HCM, ngày 10 tháng 9 năm 2011 Tác giả luận văn Lê Thị Thùy Dung LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trường Đại học kinh tế TP HCM đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức trong thời gian tôi học tập tại trường. Đặc biệt, nhân cơ hội này, tôi xin gửi tới cô giáo, PGS.TS Bùi Kim Yến lời cảm ơn sâu sắc vì những gì cô đã hỗ trợ và hướng dẫn tôi trong thời gian học tập ở trường cũng như lúc làm luận văn. Chính tấm lòng nhiệt tình với học viên, say mê với khoa học của cô giáo là động lực giúp tôi có thể hoàn thành luận văn này. Bên cạnh đó, sự cổ vũ, động viên của gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân đội cũng đã góp phần to lớn giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TTQT: Thanh toán quốc tế TTR: Phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện DP: Phương thức thanh toán nhờ thu LC: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ MB: Ngân hàng Quân đội TMCP: thương mại cổ phần NHNN: Ngân hàng Nhà nước GD: giao dịch DS: doanh số DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Phần 1: Danh mục các bảng Bảng 2.1: Các lần tăng lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu thời kỳ 11/201005/2011 Bảng 2.2: Thống kê lạm phát qua các năm 2007 -2010 Bảng 3.1: Doanh số thanh toán chuyển tiền quốc tế tại MB giai đoạn 1/2008 3/2011 Bảng 3.2: Doanh số thanh toán nhờ thu tại MB giai đoạn 1/2008 - 3/2011 Bảng 3.3: Doanh số thanh toán Thư tín dụng tại MB giai đoạn 1/2008 - 3/2011 Bảng 3.4: Doanh thu và số lượng giao dịch TTQT theo thời gian Phần 2: Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 3.1: Doanh số thanh toán chuyển tiền theo thời gian Biểu đồ 3.2: Số lượng giao dịch chuyển tiền quốc tế giai đoạn 01/2008-03/2011 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu giá trị thanh toán chuyển tiền theo thời gian Biểu đồ 3.4: Cơ cấu số lượng giao dịch chuyển tiền quốc tế theo thời gian Biểu đồ 3.5: Doanh số thanh toán nhờ thu giai đoạn 01/2008-03/2011 Biểu đồ 3.6: Số lượng giao dịch thanh toán nhờ thu giai đoạn 01/2008-03/2011 Biểu đồ 3.7: Cơ cấu giá trị thanh toán nhờ thu năm 2008 Biểu đồ 3.8: Cơ cấu giá trị thanh toán nhờ thu năm 2009 Biểu đồ 3.9: Cơ cấu giá trị thanh toán nhờ thu năm 2010 Biểu đồ 3.10: Cơ cấu giá trị thanh toán nhờ thu quý 1/2011 Biểu đồ 3.11: Cơ cấu số lượng giao dịch thanh toán nhờ thu theo thời gian Biểu đồ 3.12: Doanh số thanh toán LCNK giai đoạn 01/2008-03/2011 Biểu đồ 3.13: Doanh số thanh toán LCXK giai đoạn 01/2008-03/2011 Biểu đồ 3.14: Số lượng GD thanh toán LCNK giai đoạn 01/2008-03/2011 Biểu đồ 3.15: Số lượng GD thanh toán giai đoạn 01/2008-03/2011 Biểu đồ 3.16: Cơ cấu số lượng GD thanh toán LCXK, NK theo thời gian Biểu đồ 3.17: Cơ cấu giá trị thanh toán LCNK, XK giai đoạn 01/2008-03/2011 Biểu đồ 3.18: Diễn biến kim ngạch TTQT mặt hàng ngành dệt may Biểu đồ 3.19: Diễn biến kim ngạch TTQT mặt hàng ngành nông sản Biểu đồ 3.20: Diễn biến kim ngạch TTQT mặt hàng máy móc-thiết bị Biểu đồ 3.21: Diễn biến kim ngạch TTQT mặt hàng ngành công nghiệp ô tô Biểu đồ 3.22: Doanh thu từ dịch vụ TTQT giai đoạn 01/2008-03/2011 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................... 1 Phần mở đầu ................................................................................................................. 1 Chương 1: Lý luận tổng quan về thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại ................................................................................................................................... 3 1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế: ..................................................................3 1.2 Các chủ thể tham gia thanh toán quốc tế ............................................4 1.2.1 Ngân hàng Trung ương ..........................................................................4 1.2.2 Ngân hàng thương mại...........................................................................4 1.2.3 Các chủ thể khác: ...................................................................................5 1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế........................................................5 1.3.1 Căn cứ vào việc thanh toán có kèm theo các chứng từ..........................5 1.3.2 Căn cứ vai trò của ngân hàng trong phương thức thanh toán ................5 1.4 Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT.........................6 1.4.1 Luật và công ước quốc tế gồm có ..........................................................6 1.4.2 Các nguồn luật quốc gia.........................................................................6 1.4.3 Thông lệ và tập quán quốc tế .................................................................6 1.5 Đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế ............................................6 1.5.1 Yếu tố nước ngoài ..................................................................................6 1.5.2 Hoạt động thanh toán quốc tế là dịch vụ................................................7 1.6 Vai trò của thanh toán quốc tế ..................................................................7 1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT tại Ngân hàng thương mại ......................................................................................................................8 1.8 Nội dung và rủi ro đối với các bên trong các phương thức TTQT cơ bản ..........................................................................................................................10 1.8.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền quốc tế.......................................10 1.8.2 Phương thức thanh toán nhờ thu ..........................................................10 1.8.3 Phương thức thanh toán Thư tín dụng .................................................11 Chương 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và ảnh hưởng của nó đến kinh tế Việt Nam ........................................................................................................ 13 2.1 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới .........................................................13 2.1.1 Diễn biến khủng hoảng ........................................................................13 2.1.2 Nguyên nhân khủng hoảng ..................................................................15 2.1.3 Tác động của khủng hoảng tới các nước trên thế giới .........................17 2.2 Các tác động của khủng hoảng kinh tế đến Việt Nam trên góc độ phân tích các chỉ số kinh tế-xã hội ................................................................19 2.2.1 Tỷ giá: ..................................................................................................19 2.2.2 Lãi suất.................................................................................................22 2.2.3 Tỷ lệ lạm phát ......................................................................................25 2.2.4 Tỷ lệ thất nghiệp ..................................................................................27 2.3 Các tác động của khủng hoảng kinh tế đến hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam........................................................................................................... ................................................................................................................30 2.3.1 Lương thực, thực phẩm, hàng nông sản...............................................30 2.3.2 Ngành công nghiệp ô tô .......................................................................32 2.3.3 Dệt may ................................................................................................35 Chương 3: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tới hoạt động này..................... 41 3.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Quân đội ..............................................41 3.2 Tình hình thực hiện TTQT tại MB qua các năm 2008-2011 ...............42 3.2.1 Phân tích tình hình TTQT theo phương thức thanh toán.....................42 3.2.2 Phân tích tình hình TTQT theo một số mặt hàng chính.......................58 3.3 Thu nhập từ dịch vụ TTQT qua các năm 2008 – 2011:........................63 3.4 Đánh giá ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tới kết quả hoạt động TTQT ...............................................................................................................65 3.4.1 Với các giao dịch thanh toán chiều nhập khẩu.................................65 3.4.2 Với các giao dịch thanh toán chiều xuất khẩu..................................72 3.5 Các nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động TTQT...............................74 3.5.1 Nguyên nhân đối với hoạt động thanh toán nhập khẩu:..................76 3.5.2 Nguyên nhân đối với hoạt động thanh toán xuất khẩu:...................77 Chương 4: Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới đến hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội ...................................................................................................................... 79 4.1 Đối với Chính phủ.....................................................................................79 4.2 Ngân hàng Nhà nước ................................................................................80 4.3. Ngân hàng TMCP Quân đội ...................................................................81 4.3.1 Về mô hình tác nghiệp TTQT..............................................................81 4.3.2 Về đào tạo nhân sự...............................................................................83 4.3.3 Về cơ chế, chính sách...........................................................................84 4.3.4 Khả năng cung ứng ngoại tệ ................................................................85 4.3.5 Mở rộng quan hệ đại lý ........................................................................86 4.4 Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu............................................87 4.4.1 Tái cơ cấu mô hình hoạt động, thanh lọc đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp............................................................................................................87 4.4.2 Tìm sự trợ giúp của cơ quan có thẩm quyền........................................88 4.4.3 Tham gia vào hiệp hội kinh doanh theo lĩnh vực hoạt động................89 4.4.4 Thường xuyên tìm hiểu thông tin đối tác từ nước ngoài thông qua các kênh thông tin khác nhau ..............................................................................89 Kết luận ........................................................................................................................ 91 1 Phần mở đầu Đặt vấn đề Mấy năm trở lại đây, chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các khó khăn, bế tắc do khủng hoảng kinh tế gây ra. Chúng ta biết chắc một điều, khủng hoảng chưa qua đi và có lẽ cũng phải mất vài năm nữa, chúng ta mới có quyền hy vọng về một nền kinh tế phát triển và thịnh vượng trở lại. Ngân hàng Quân đội, một định chế tài chính, không nằm ngoài quỹ đạo chung của khủng hoảng tài chính toàn cầu, cũng đang gặp phải những khó khăn đến từ nhiều phía. Mặc dù không bi đát như các tổ chức tài chính lớn ở trung tâm cuộc khủng hoảng phải đi đến phá sản hoặc sáp nhập, MB vẫn phải tìm cách làm thế nào để giữ được hoạt động ổn định cho cả hệ thống, trong đó, hoạt động TTQT là một mảng không kém phần quan trọng. Vậy, mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế lên hoạt động TTQT là như thế nào, đâu là điểm tích cực, đâu là điểm tiêu cực của những ảnh hưởng đó, làm thế nào để giữ cho TTQT tiếp tục hoạt động ổn định và ngày càng phát triển dù cho khủng hoảng kinh tế đang lan rộng. Đó là những vấn đề đang đặt ra với ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội. Là chuyên viên tác nghiệp TTQT tại Ngân hàng TMCP Quân đội, người viết mạnh dạn lựa chọn đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tới hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội” để nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu: luận văn hướng tới việc tìm hiểu những diễn biến của hoạt động thanh toán quốc tế tại MB trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn của nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới để thấy được xu hướng và mức độ biến động, mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế lên hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Trên cơ sở những phân tích, đánh giá thu được, luận văn đề xuất những giải pháp phù hợp để khắc phục tác động xấu, tận dụng cơ hội nhằm đẩy mạnh sự phát triển và phát triển bền vững của hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội. Phương pháp nghiên cứu: người viết sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu số liệu nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của mình Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu tình hình TTQT trong toàn hệ thống MB trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế có nhiều ảnh hưởng tới các nước trên thế giới. 2 Thời gian nghiên cứu: thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2008 đến tháng 03/2011. Kết cấu luận văn: ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 4 chương, gồm: Chương 1: Lý luận tổng quan về thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại Chương 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và ảnh hưởng của nó đến kinh tế Việt Nam Chương 3: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tới hoạt động này Chương 4: Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới đến hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội 3 Chương 1: Lý luận tổng quan về thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại 1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế: Mỗi quốc gia nằm ở những vị trí địa lý khác nhau, khí hậu, văn hóa, xã hội cũng khác nhau nên mỗi quốc gia sẽ có những lợi thế so sánh riêng của mình. Để tận dụng tốt nhất lợi thế của mỗi nước, các hoạt động giao thương, mua bán, trao đổi giữa các quốc gia ra đời. Điều đó làm phát sinh các khoản thu và chi bằng tiền của nước này đối với nước khác. Trong mối quan hệ chi trả đó, các quốc gia phải cùng nhau quy định những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán như chủ thể tham gia, đồng tiền thanh toán, các công cụ và phương thức thanh toán. Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế đó tạo thành thanh toán quốc tế giữa các quốc gia. Như vậy, thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu và các khoản chi đối ngoại của một nước đối với một nước khác để hoàn thành các mối quan hệ về kinh tế, thương mại, hợp tác khoa học kỹ thuật, ngoại giao, xã hội giữa các nước. Thanh toán quốc tế gồm các nội dung rất phong phú song có thể phân chia thành 2 loại lớn: Thứ nhất, TTQT có tính chất mậu dịch bao gồm các thanh toán để phục vụ cho việc luân chuyển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ giữa các nước. Thứ hai, TTQT phi mậu dịch là những khoản thanh toán không liên quan đến luân chuyển của hàng hóa dịch vụ mà nó góp phần thực hiện các mối quan hệ hợp tác giữa các ngân hàng ở các nước, mở rộng các hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Hoạt động TTQT được bắt nguồn từ hoạt động ngoại thương và mục đích chính của hoạt động TTQT là để hỗ trợ và phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước diễn ra một cách trôi chảy và hiệu quả. Hoạt động TTQT là khâu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đôi khi là khâu quyết định đến hiệu quả và tăng trưởng ngoại thương. Chỉ khi hoạt động thanh toán an toàn và trôi chảy thì người bán mới thu được tiền và người mua mới trả được tiền_chính là cơ sở nền tảng cho hoạt động xuất nhập khẩu tồn tại và phát triển. Với đặc thù của đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và phân tích hoạt động TTQT thuộc loại thứ nhất, đó là thanh toán các giao dịch đi kèm với sự luân chuyển hàng hóa. 4 1.2 Các chủ thể tham gia thanh toán quốc tế 1.2.1 Ngân hàng Trung ương Ngân hàng Trung ương tham gia vào thanh toán quốc tế với cương vị là người thay mặt Chính phủ ký kết và thực hiện các hiệp định về tiền tệ và tín dụng quốc tế và là ngân hàng của các ngân hàng trong hoạt động tiền tệ và thanh toán quốc tế. Với cương vị đó, Ngân hàng Trung ương thực hiện các nhiệm vụ: - Chủ trì lập và theo dõi việc thực hiện cán cân thanh toán quốc tế - Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối - Thay mặt Chính phủ ký kết các điều ước quốc tế, luật quốc tế về tiền tệ và tín dụng - Đại diện cho Chính phủ tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế - Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng và thực hiện các dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước - Quản lý và cung ứng các công cụ lưu thông tín dụng sử dụng trong thanh toán quốc nội và quốc tế - Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng. 1.2.2 Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế thông qua 3 chức năng chủ yếu - Chức năng trung gian tín dụng: bằng hệ thống mạng lưới rộng khắp, Ngân hàng thương mại đã huy động được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để phân phối lại cho nền kinh tế quốc dân theo nguyên tắc tín dụng. Đây là chức năng cơ sở quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng - Chức năng trung gian thanh toán: thông qua hệ thống tài khoản được mở tại ngân hàng, các chủ tài khoản có thể ủy thác cho ngân hàng nắm giữ tài khoản thu hộ hoặc chi hộ các khoản tiền phát sinh với các chủ tài khoản khác mở tại cùng Ngân hàng hoặc các Ngân hàng khác ở trong và ngoài nước. Thực hiện các yêu cầu này của chủ tài khoản là Ngân hàng đã phát huy vai trò trung gian thanh toán của mình - Chức năng tạo ra những công cụ lưu thông tín dụng thay thế cho tiền mặt, thực hiện có hiệu quả chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ. Dựa trên cơ sở nghiệp vụ tiền gửi và cho vay, Ngân hàng đã sáng tạo ra những công cụ lưu thông tín dụng như séc, chứng chỉ tiền gửi để thay thế tiền mặt trong lưu thông hàng hóa và dịch vụ. 5 1.2.3 Các chủ thể khác: Các chủ thể khác bao gồm các pháp nhân, thể nhân hoạt động trong các lĩnh vực phi ngân hàng như kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập khẩu lao động, du lịch, vận tải, giao nhận, bảo hiểm, đầu tư và các hoạt động ngoại giao, quân sự, khoa học kỹ thuật… Các chủ thể này tham gia với tư cách là người ủy thác cho ngân hàng thu hộ những khoản phải thu và ra lệnh cho ngân hàng chi các khoản phải trả cho nước ngoài. 1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế Những người thụ hưởng có các khoản tiền phải thu từ hối phiếu, hóa đơn, séc không thể tự mình thu tiền từ phía nước ngoài, cũng tương tự như thế, những người có nghĩa vụ trả tiền không thể trả tiền cho đối tác ở nước ngoài được. Tất cả họ đều ủy thác cho ngân hàng thực hiện thu tiền hoặc trả tiền. Cách thức, nội dung và điều kiện để tiến hành thu và trả tiền gọi là phương thức thanh toán quốc tế. 1.3.1 Căn cứ vào việc thanh toán có kèm theo các chứng từ Thực hiện nghĩa vụ là điều kiện thanh toán hay không, chúng ta chia các phương thức thành 2 nhóm Nhóm phương thức không kèm chứng từ gồm có: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu trơn, thư bảo lãnh, thư tín dụng dự phòng Nhóm phương thức thanh toán kèm chứng từ thương mại gồm có: nhờ thu kèm chứng từ, thư tín dụng 1.3.2 Căn cứ vai trò của ngân hàng trong phương thức thanh toán Chúng ta có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm phương thức thanh toán trực tiếp: là các phương thức mà người chi trả trực tiếp là người có nghĩa vụ trả tiền, ngân hàng chỉ là trung gian thu và chuyển trả tiền theo sự ủy thác của khách hàng, gồm có: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu. Nhóm phương thức thanh toán gian tiếp: là phương thức mà người trả tiền hoặc cam kết trả tiền là người thứ ba, không phải là người có nghĩa vụ trả tiền được quy định trong hợp đồng, phán quyết của tòa án hay trọng tài hoặc trong các thỏa ước ký kết giữa hai bên. Nhóm này gồm có phương thức thanh toán thư tín dụng, thư tín dụng dự phòng, thư bảo lãnh. 6 1.4 Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT 1.4.1 Luật và công ước quốc tế gồm có - Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán quốc tế (United Nations convention on contracts for the international sale of goods – Wien Convention 1980) - Công ước Geneve 1930 về Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Law for Bill of Exchange – ULB 1930) - Công ước Liên hợp quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế (International Bill of exchange and international promissory note – UN convention 1980) - Công ước Geneve 1931 về séc quốc tế (Geneve conventions for check 1931) - Các nguồn luật và công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm - Các hiệp định song phương và đa phương 1.4.2 Các nguồn luật quốc gia - Bộ luật dân sự - Luật thương mại - Luật ngoại hối - Luật các công cụ chuyển nhượng - Luật thanh toán quốc tế 1.4.3 Thông lệ và tập quán quốc tế - Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs and practice for documentary credit – UCP) - Quy tắc thống nhất về nhờ thu (Uniform rules for collection – URC) - Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng (Uniform rules for bank-to-bank reimbursement under documentary credit – URR) - Điều kiện thương mại quốc tế (International commercial terms – INCOTERMS) 1.5 Đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế 1.5.1 Yếu tố nước ngoài Là đặc điểm nổi bật của hoạt động thanh toán quốc tế. Những hoạt động thanh toán có yếu tố nước ngoài được gọi là hoạt động thanh toán quốc tế.Yếu tố đó được thể hiện trên các thành tố sau: Chủ thể tham gia thanh toán là những người cư trú và người không cư trú hoặc giữa những người không cư trú với nhau. 7 Tiền tệ thanh toán được chuyển từ tài khoản của người cư trú sang tài khoản của người không cư trú hoặc giữa tài khoản của hai người không cư trú với nhau, bất kể các tài khoản được mở ở một ngân hàng hày hai ngân hàng trong cùng một quốc gia hay ở hai quốc gia khác nhau. Tiền tệ được sử dụng trong thanh toán thường là ngoại tệ với một trong hai nước 1.5.2 Hoạt động thanh toán quốc tế là dịch vụ Mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng. Do đó, nó mang đầy đủ những đặc điểm của hàng hóa dịch vụ. -Dịch vụ mang tính vô hình, quá trình cung ứng và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời, không thể lưu trữ được. -Dịch vụ thanh toán quốc tế là dịch vụ được cung ứng qua biên giới quốc gia. -Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài: người thụ hưởng dịch vụ không cùng lãnh thổ với người cung ứng dịch vụ. -Hình thành đại lý dịch vụ ở nước người tiêu dùng dịch vụ. Các ngân hàng thường thiết lập quan hệ Ngân hàng đại lý với các ngân hàng sở tại hoặc cao hơn nữa là thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước tiêu thụ dịch vụ để thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế. -Hoạt động thanh toán quốc tế chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Không gian thanh toán quốc tế rộng lớn, thời gian thanh toán tương đối dài, trình độ kỹ thuật và nhân lực phục vụ thanh toán quốc tế ở các quốc gia không đồng đều. Các tập quán quốc tế mặc dù đã được ban hành nhưng có quá nhiều bất cập trong vận dụng. Tất cả những lý do trên đã làm cho hoạt động thanh toán quốc tế phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. 1.6 Vai trò của thanh toán quốc tế Đối với nền kinh tế: Trước xu thế kinh tế thế giới mở, các quốc gia ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập, thanh toán quốc tế trở thành cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối, tín dụng quốc tế. Đối với Ngân hàng thương mại: với vai trò trung gian thanh toán, các ngân hàng tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho các khách hàng trong giao dịch thanh toán, tư vấn, hướng dẫn khách hàng những 8 biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ mua bán, giao dịch với nước ngoài. Bên cạnh đó, việc các ngân hàng cung ứng các dịch vụ tài trợ thương mại đã góp phần tháo gỡ những khó khăn do không đủ năng lực về vốn của doanh nghiệp. Hoạt động TTQT là một dịch vụ trở nên quan trọng đối với các NHTM, nó đem lại nguồn thu đáng kể không chỉ về số lượng tuyệt đối mà còn về cả tỷ trọng. Thanh toán quốc tế là mắt xích quan trọng trong việc chắp nối và thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tăng cường nguồn vốn huy động ngoại tệ. Việc hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng, nó không chỉ là một dịch vụ thanh toán thuần túy mà còn là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh, bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Ngày nay, do nghiệp vụ ngân hàng quốc tế phát triển mạnh mẽ, thuận tiện, an toàn và hiệu quả nên hầu hết các hoạt động thanh toán quốc tế đều diễn ra thông qua hệ thống ngân hàng. Thông qua cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng, ngân hàng thu một khoản phí để bù đắp cho các chi phí của ngân hàng và tạo ra lợi nhuận. Tùy theo phương thức thanh toán, môi trường cạnh tranh và độ tín nhiệm của các khách hàng mà biểu phí và mức phí áp dụng có thể là khác nhau cho các khách hàng khác nhau. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: hoạt động TTQT là khâu cuối cùng để hoàn thành các quan hệ ngoại thương giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với các đối tác của mình. Hoạt động xuất nhập khẩu và ngoại thương chỉ có thể phát triển một cách bình thường khi khâu thanh toán được thực hiện và giải quyết. Thanh toán quốc tế không những giúp duy trì các mối quan hệ ngoại thương mà còn thúc đẩy ngoại thương phát triển mạnh mẽ hơn. 1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT tại Ngân hàng thương mại Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT, ta tiếp cận theo từng đối tượng tham gia hoạt động này để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng chính như sau: Về phía Nhà nước: Các chính sách về quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước điều chỉnh đến toàn bộ các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, nó khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu đi đúng theo hướng điều hành của Nhà 9 nước. Các chính sách của Nhà nước giúp điều tiết các giao dịch mua bán hàng hóa, cụ thể kích thích nhập khẩu mặt hàng này hoặc hạn chế nhập khẩu mặt hàng kia, cũng có thể là hạn chế nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Về phía Ngân hàng thương mại: là người cung cấp dịch vụ, ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động TTQT thông qua các nhân tố ảnh hưởng. Thứ nhất, về chất lượng dịch vụ. Nhân tố này được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau như trình độ đội ngũ chuyên viên thực hiện, khả năng cung ứng các loại ngoại tệ phục vụ cho thanh toán, tỷ giá, hệ thống công nghệ phần mềm kế toán, các sản phẩm dịch vụ kèm theo và uy tín của ngân hàng thương mại đối với khách hàng cũng như đối với các ngân hàng đại lý trên thế giới. Thứ hai, về giá cả mà cụ thể là biểu phí áp dụng cho dịch vụ thanh toán quốc tế của từng ngân hàng. Theo đó, các khách hàng tham gia giao dịch TTQT không đứng ngoài quy luật cạnh tranh về giá. Nếu cùng chất lượng dịch vụ thì Ngân hàng nào có lợi thế về giá sẽ có mức cạnh tranh cao hơn so với các ngân hàng khác. Về phía các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Trên góc độ là người sử dụng dịch vụ, là người trực tiếp thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu_cơ sở của thanh toán quốc tế, các doanh nghiệp đóng góp những nhân tố ảnh hưởng không kém phần quan trọng. Thứ nhất là trình độ của cán bộ phụ trách kinh doanh. Trình độ của cán bộ có ảnh hưởng to lớn tới hiệu quả công việc. Với trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, họ là người lựa chọn những phương thức thanh toán không chỉ có lợi cho công ty mà còn phải phù hợp với từng giai đoạn, với tình hình tài chính và hoạt động của công ty. Điều đó giúp cho việc thanh toán được diễn ra thuận lợi hơn. Thứ hai là tình hình kinh doanh của công ty. Nếu công ty làm ăn thuận lợi, lợi nhuận thu được cao, tốc độ quay vòng vốn nhanh sẽ tạo cho doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt hơn. Thứ ba là mối quan hệ của doanh nghệp với đối tác, khách hàng. Nếu giữa các bên giao dịch có quá trình làm ăn lâu dài, uy tín tốt thì hoạt động thanh toán diễn ra được nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều. Do đó, đánh giá tình hình của đối tác là một khâu rất quan trọng khi doanh nghiệp tiến hành ký kết các hợp đồng, đảm bảo tiền thu về đúng hạn, hàng nhận được kịp thời, đúng quy cách, chất lượng đã cam kết trước đó. 10 1.8 Nội dung và rủi ro đối với các bên trong các phương thức TTQT cơ bản 1.8.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền quốc tế Là phương thức thanh toán trong đó, khách hàng (người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định trong một thời gian nhất định. Chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản, việc có trả tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí của người mua. Người mua sau khi nhận hàng có thể không tiến hành chuyển tiền hoặc cố tình dây dưa, kéo dài thời hạn chuyển tiền nhằm chiếm dụng vốn của người bán, làm cho quyền lợi của người bán không được đảm bảo. Do đó, phương thức này thường chỉ áp dụng trong các trường hợp hai bên mua bán có uy tín và tin cậy lẫn nhau. Đánh giá rủi ro và lợi thế của các bên tham gia, ta có thể thấy như sau: Đối với người bán: người bán sẽ giành được lợi thế hoàn toàn trong trường hợp đàm phán được trả tiền trước khi giao hàng. Nếu ngược lại, người bán có nguy cơ không thu được tiền hàng nếu người mua nhận hàng mà không chịu thanh toán, tệ hơn, nếu người mua không chịu nhận hàng, người bán còn phải mất thời gian tìm kiếm người mua khác và chịu các chi phí phát sinh như phí lưu bãi hoặc phí chở hàng trở về nước. Đối với người mua: lợi thế sẽ nghiêng về người mua nếu phương thức thanh toán trong hợp đồng là trả tiền sau khi nhận hàng. Ngược lại, người mua phải đối mặt với việc đã thanh toán mà chưa nhận hoặc không nhận được hàng theo đúng thời hạn hoặc có thể nhận được hàng nhưng lại không đúng như chất lượng đã đặt mua trước đó. 1.8.2 Phương thức thanh toán nhờ thu Là phương thức thanh toán trong đó, bên bán sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng thu hộ cho bên mua để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. Các ngân hàng tham gia vào quá trình thanh toán sâu rộng và toàn diện hơn. Mức độ tham gia của ngân hàng vào quá trình nhờ thu phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung các chỉ thị và những gì mà người bán ủy quyền cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ. Nhờ thu là phương thức thanh toán được coi là trung hòa nhất quyền lợi của hai bên mua – bán. Đối với người bán, người bán có ngân hàng phục vụ 11 mình tham gia với vai trò là ngân hàng đại lý cho mình. Ngân hàng phục vụ người bán có thể chọn ngân hàng ở nước người mua làm đại lý thu hộ tiền từ người mua. Toàn bộ quy trình được xử lý theo một quy tắc và tập quán thực hành ngân hàng thống nhất trong đó ngân hàng tham gia với vai trò trung gian. Đối với người mua, nếu áp dụng phương thức này, thường thì việc trả tiền chỉ xảy ra sau khi hàng hóa đã tới cảng đích, tiền vừa thanh toán cũng là lúc nhận được hàng hóa. Tuy nhiên, phương thức này vẫn có những rủi ro cho các bên tham gia. Người bán có thể không nhận được tiền hàng do người mua cố tình trì hoãn việc thanh toán trong khi các ngân hàng thu hộ không thể hỗ trợ gì hơn ngoài việc chờ đợi thiện chí của người mua hàng. Về phía người mua hàng, họ cũng gặp phải rủi ro là đã thanh toán tiền cho người bán thông qua ngân hàng thu hộ nhưng hàng nhận được không đáp ứng chất lượng. 1.8.3 Phương thức thanh toán Thư tín dụng Trong phương thức Thư tín dụng, các ngân hàng đã tham gia chủ động và tích cực hơn nhiều, theo đó, các ngân hàng thực hiện trả tiền theo cam kết của mình. Phương thức này xuất hiện 3 mối quan hệ hợp đồng. Thứ nhất, quan hệ hợp đồng giữa người mua và người bán. Thứ hai, quan hệ hợp đồng giữa người mua với ngân hàng phục vụ (trong quan hệ này sẽ được gọi là người đề nghị mở Thư tín dụng và ngân hàng phát hành). Quan hệ hợp đồng này được thể hiện ở trong đơn đềnghị mở Thư tín dụng, các điều kiện và điều khoản mà người mua ký để làm cơ sở ngân hàng phát hành Thư tín dụng. Thứ ba, quan hệ hợp đồng giữa ngân hàng phát hành và người hưởng lợi Thư tín dụng. Mối quan hệ này là hệ quả của 2 mối quan hệ trên những lại là nghĩ vụ hợp đồng độc lập của ngân hàng phát hành phát hành, thể hiện cam kết của ngân hàng phát hành với người bán rằng sẽ thanh toán khi người bán xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản được quy định trong Thư tín dụng. Phương thức này dù có những quy định ràng buộc các bên chặt chẽ hơn nhưng vẫn có nhiều rủi ro cho các đối tác. Xét từ góc độ người bán, họ có thể đối mặt với rủi ro xuất phát từ phía ngân hàng phát hành L/C. Ngân hàng phát hành không đảm bảo về khả năng thanh toán, bộ chứng từ không phù hợp với L/C, người nhập khẩu căn cứ vào
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan