Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá chính sách quản lý trong thị trường sửa bột trẻ em dưới sáu tuổi ở việt...

Tài liệu đánh giá chính sách quản lý trong thị trường sửa bột trẻ em dưới sáu tuổi ở việt nam

.PDF
82
3
144

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------- Bùi Thị Hồng Ngọc ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ GIÁ TRONG THỊ TRƢỜNG SỮA BỘT TRẺ EM DƢỚI SÁU TUỔI Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---------------------- BÙI THỊ HỒNG NGỌC ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ GIÁ TRONG THỊ TRƢỜNG SỮA BỘT TRẺ EM DƢỚI SÁU TUỔI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. JONATHAN PINCUS TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Tháng 06/2011 Tác giả Bùi Thị Hồng Ngọc ii LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn thầy Jonathan Pincus, thầy Vũ Thành Tự Anh cũng nhƣ những thầy cô khác trong trƣờng Fulbright đã có những góp ý quí báu giúp tôi có thể cải thiện nội dung luận văn. Tôi xin cảm ơn tất cả những cá nhân đã cung cấp thông tin để làm cơ sở phân tích cho bài viết của tôi. Nếu không có các bạn, bài viết của tôi đã không thể hoàn thành. Và cuối cùng, xin gửi lời tri ân đến toàn thể các thầy cô trong chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright vì lòng nhiệt thành và sự tận tâm truyền đạt những kiến thức cho các học viên chúng tôi. Cũng nhƣ xin cảm ơn một cơ hội tuyệt vời tại đây để tôi có thể tìm đƣợc Mr. Right của đời mình. Xin chân thành cảm ơn tất cả. Bùi Thị Hồng Ngọc iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Những năm qua báo chí Việt Nam liên tục đƣa tin các hãng sữa nƣớc ngoài lạm dụng vị trí thống lĩnh trong thị trƣờng sữa bột trẻ em để tăng giá vô lý và hƣởng một mức lợi nhuận rất cao. Theo kết quả điều tra của Bộ Tài chính và kết quả khảo sát giá sữa của Bộ Công thƣơng thì giá bán lẻ sữa bột cao hơn gấp đôi giá vốn, chi phí quảng cáo chiếm 30-50% tổng chi phí, và giá sữa ở Việt Nam cao hơn từ 20-150% so với các nƣớc. Để bình ổn thị trƣờng, ngày 12/08/2010, Bộ Tài chính ban hành thông tƣ 122/2010/TTBTC, đƣa sữa bột trẻ em dƣới sáu tuổi vào danh sách Đăng ký giá hàng hóa và dịch vụ. Việc ban hành thông tƣ này đã gặp phản ứng mạnh trong cộng đồng doanh nghiệp. EuroCham thực hiện một khảo sát giá sữa khác ở Đông Nam Á và kết luận trái ngƣợc với kết luận của Bộ Công thƣơng: giá sữa Việt Nam thấp nhất trong khu vực. Những thông tin trái chiều này dấy lên quan ngại về tính chính xác trong công tác đánh giá thị trƣờng của Nhà nƣớc, vốn là cơ sở cho việc ban hành chính sách. Với mục tiêu giúp Nhà nƣớc lựa chọn những chính sách phù hợp để hỗ trợ thị trƣờng vận hành hiệu quả, nghiên cứu đƣợc tiến hành qua ba bƣớc: (1) nhận diện bản chất thị trƣờng, (2) đánh giá sự phù hợp của chính sách quản lý giá đang áp dụng cho thị trƣờng, (3) khuyến nghị chính sách. Kết quả phân tích cho thấy không có đủ bằng chứng kết luận giá sữa ở Việt Nam cao nhất thế giới. Các khảo sát của EuroCham (2011), của Pincus (2010) không cho thấy giá sữa Việt Nam cao hơn các nƣớc. Đồng thời doanh nghiệp không đồng tình với kết quả khảo sát của Bộ Công thƣơng vì cho rằng khảo sát đã không so sánh tƣơng đồng sản phẩm giữa các nƣớc. Tình trạnh giá sữa liên tục tăng bất chấp giá thế giới giảm là do bột sữa chỉ chiếm khoảng 30% giá bán sản phẩm, trong khi 70% còn lại chịu tác động của yếu tố lạm phát trong nƣớc và biến động tỷ giá. Số liệu thống kê cho thấy có sự tƣơng đồng hoàn toàn giữa việc tăng giá sữa trong nƣớc với sự tăng giá các yếu tố đầu vào này. Việc lấy giá bán lẻ trừ đi giá vốn không phản ánh đúng lợi nhuận của doanh nghiệp vì giá vốn chỉ bao gồm chi phí trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà chƣa bao gồm những chi phí iv hoạt động khác. Ví dụ trƣờng hợp của Mead Johnson, ƣớc tính lợi nhuận vào khoảng 7% trên giá bán đại lý. Những kết quả trên cho thấy khó có thể khẳng định các hãng sữa lạm dụng vị trí thống lĩnh để tăng giá bất hợp lý và hƣởng siêu lợi nhuận. Thêm vào đó, thị trƣờng sữa có nhiều nhà cung cấp và nhiều sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng lựa chọn. Những yếu tố này ủng hộ cho lập luận thị trƣờng sữa Việt Nam là cạnh tranh. Tuy nhiên thị trƣờng vẫn chƣa cạnh tranh hiệu quả khiến mặt bằng giá đƣợc duy trì ở mức cao. Ngoài những lý do tự nhiên nhƣ thị trƣờng còn mới phát triển chƣa có hiệu quả theo qui mô, sữa là sản phẩm thiết yếu, và khả năng chuyển đổi sản phẩm có giới hạn; thì vấn đề nổi bật ở thị trƣờng Việt Nam là tồn tại bất cân xứng thông tin do các cơ quan chức năng chƣa làm tốt công tác bảo đảm chất lƣợng và ngƣời tiêu dùng không đƣợc tƣ vấn đầy đủ về kiến thức dinh dƣỡng. Điều này dẫn đến một số lệch lạc trong quá trình vận hành thị trƣờng. Thứ nhất tạo nên rào cản thị trƣờng cho những sản phẩm mới, đạt chất lƣợng của những công ty chƣa tên tuổi. Thứ hai, ngƣời tiêu dùng sẵn lòng trả nhiều tiền hơn để mua sự an tâm về chất lƣợng. Thứ ba, việc thiếu thông tin làm ngƣời tiêu dùng bỏ qua một số sự lựa chọn thay thế khác nhƣ sữa tƣơi và các loại thực phẩm dinh dƣỡng. Tất cả những điều này làm giảm đi quyền lực thị trƣờng của ngƣời mua và đẩy mặt bằng giá lên cao hơn so với thị trƣờng không có những khiếm khuyết trên. Việc áp dụng chính sách quản lý giá dành cho thị trƣờng có dấu hiệu độc quyền vào thị sữa bột trẻ em đã không sửa chữa đúng thất bại thị trƣờng nên bộc lộ một số hạn chế. Đầu tiên, cơ sở để xác định mức giá hợp lý không rõ ràng, dễ dẫn đến sự tùy tiện trong việc ra quyết định của ngƣời làm công tác đánh giá. Thứ hai, qui định về giá giới hạn sự linh hoạt trong chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp, gây hạn chế cạnh tranh. Cuối cùng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tránh sự kiểm soát giá của nhà nƣớc bằng các biện pháp khác nhau nhƣ nâng giá sản phẩm trƣớc khi nhập khẩu vào Việt Nam. Thực tế từ khi Thông tƣ 122 có hiệu lực đến nay đã hơn 6 tháng, giá thị trƣờng không những không giảm mà còn tăng. Nhƣ vậy, trƣớc hết nên đƣa sữa trẻ em ra khỏi danh sách Đăng ký giá, nhƣng vẫn có thể duy trì trong danh sách Kiểm soát các yếu tố hình thành giá để các cơ quan chức năng có cơ sở can thiệp thị trƣờng khi giá cả biến động bất thƣờng. v Sau đó, cần xem xét những chính sách giúp cải thiện vấn đề bất cân xứng thông tin trong thị trƣờng. Bao gồm: 1. Rà soát và cải thiện các qui định về quảng cáo, tiếp thị và ghi nhãn hàng hóa tránh gây ngộ nhận cho ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng sản phẩm và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, bằng cách qui định rõ hơn những hành vi đƣợc phép và không đƣợc phép trong quảng cáo. 2. Tăng cƣờng cung cấp thông tin về kiến thức dinh dƣỡng khoa học và khách quan cho ngƣời tiêu dùng. 3. Cải thiện hoạt động quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lƣợng hàng hóa để đảm bảo sân chơi công bằng cho tất cả các sản phẩm, đặc biệt đối với những sản phẩm chƣa có tên tuổi. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................viii DANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................................viii CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................. ix CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh chính sách ..................................................................................................... 1 1.2 Vấn đề chính sách ........................................................................................................ 4 1.3 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 4 1.4 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 5 1.5 Khung phân tích ........................................................................................................... 5 1.6 Nguồn thông tin ........................................................................................................... 6 CHƢƠNG 2. THỊ TRƢỜNG CÓ VẬN HÀNH HIỆU QUẢ? .............................................. 7 2.1 Đặc tính phía cầu ......................................................................................................... 7 2.1.1 Bất cân xứng thông tin trong thị trƣờng ............................................................... 7 2.1.2 Độ co giãn của cầu theo giá ................................................................................ 10 2.2 Đặc tính phía cung ..................................................................................................... 12 2.2.1 Qui mô ngành sữa ............................................................................................... 12 vii 2.2.2 Phƣơng thức kinh doanh trong thị trƣờng........................................................... 13 2.2.3 Số lƣợng nhà cung cấp và thị phần ..................................................................... 14 2.2.4 Rào cản gia nhập thị trƣờng ................................................................................ 16 2.2.5 Phân tích lợi nhuận nhà cung cấp – trƣờng hợp Mead Johnson ......................... 17 2.3 Phân tích giá............................................................................................................... 20 2.3.1 Số lƣợng sản phẩm và mối tƣơng quan với giá bán............................................ 20 2.3.2 So sánh giá sữa Việt Nam với thế giới ............................................................... 25 2.3.3 Mối tƣơng quan giữa việc tăng giá bán và các yếu tố đầu vào ........................... 26 2.4 Kết luận về bản chất thị trƣờng.................................................................................. 29 CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ GIÁ ............................................... 31 3.1 Nội dung chính sách quản lý giá ................................................................................ 31 3.2 Tình hình áp dụng Thông tƣ 122 cho đến nay ........................................................... 32 3.3 Hạn chế của chính sách quản lý giá ........................................................................... 32 CHƢƠNG 4. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .................................................................. 35 4.1 Đối với chính sách quản lý Giá.................................................................................. 35 4.2 Cải thiện bất cân xứng thông tin trong thị trƣờng...................................................... 35 4.2.1 Qui định về quảng cáo, tiếp thị và ghi nhãn hàng hóa ........................................ 35 4.2.2 Thông tin về kiến thức dinh dƣỡng cho ngƣời tiêu dùng ................................... 37 4.2.3 Qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lƣợng hàng hóa ........................ 37 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN ................................................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 40 viii PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 43 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Giá vốn hàng bán so với giá bán lẻ của Mead Johnson.......................................... 3 Bảng 2.1 Thu nhập và chi tiêu theo năm nhóm thu nhập (2010) ......................................... 10 Bảng 2.2 Thị phần theo giá trị của các hãng sữa năm 2009 ................................................ 15 Bảng 2.3 Số doanh nghiệp sữa qua các năm........................................................................ 17 Bảng 2.4 Ƣớc tính cơ cấu chi phí và lợi nhuận của sản phẩm Enfagrow A+ 900g ............. 17 Bảng 2.5 Số sản phẩm theo nhóm tuổi và theo công ty ....................................................... 20 Bảng 2.6 Giá bán sản phẩm sữa cho trẻ từ 1-3 tuổi, hộp thiếc 900g ................................... 21 Bảng 2.7 Lịch tăng giá sữa của Abbott, Friesland Campina (FC), Vinamilk (VNM) và Mead Johnson (MJ) ............................................................................................................. 26 Bảng 2.8 Biến động giá sữa bột thế giới, tỷ giá ngoại tệ, lạm phát và giá sữa trong nƣớc (năm sau so với năm trƣớc) ................................................................................................. 27 Bảng 2.9 Biến động giá sữa bột thế giới, tỷ giá ngoại tệ, lạm phát và giá sữa trong nƣớc so với năm mốc 2006 ............................................................................................................... 28 Bảng 2.10 So sánh đặc tính thị trƣờng sữa bột trẻ em với một số mô hình thị trƣờng ........ 29 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Doanh thu ngành sữa nói chung và sữa bột công thức nói riêng (2004 – 2009) .... 1 Hình 1.2 Biểu đồ thị phần toàn thị trƣờng sữa, thị phần phân theo ngành hàng và thị phần ngành sữa bột phân theo công ty ........................................................................................... 2 Hình 1.3 Khung phân tích áp dụng trong bài viết .................................................................. 5 ix Hình 2.1 Nhận thức về sự quan trọng về dinh dƣỡng trong các loại thực phẩm đối với trẻ 13 tuổi (Percieved Nutritional Importance) ............................................................................. 8 Hình 2.2 Những nguồn thông tin hỗ trợ cho ngƣời tiêu dùng ra quyết định ......................... 9 Hình 2.3 Mức sẵn lòng đổi nhãn sữa của ngƣời tiêu dùng theo từng nhóm tuổi ................. 12 Hình 2.4 Tiêu thụ sữa bình quân đầu ngƣời năm 2008 (kg/ngƣời/năm) ............................. 13 Hình 2.5 Nguồn cung cấp sữa cho thị trƣờng Việt Nam (2008) .......................................... 13 Hình 2.6 Biểu đồ thể hiện sự phân bố giá sữa ..................... Error! Bookmark not defined. Hình 2.7 Thay đổi của chi phí đầu vào và giá sữa bột trẻ em trong nƣớc ........................... 28 CÁC TỪ VIẾT TẮT VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm NPP: Nhà phân phối FMCG: Hàng tiêu dùng nhanh (Fast Moving Consumer Goods) 1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh chính sách Sữa là ngành có tốc độ phát triển cao với tốc độ tăng trƣởng trung bình là 18%/năm, mang lại doanh số 18.503 tỷ VNĐ trong năm 2009. Trong đó, sữa bột công thức chiếm tỷ trọng lớn nhất với 40.75% doanh thu toàn ngành, trị giá 7.539 tỷ VNĐ, và có tốc độ tăng trƣởng trung bình 20.8%/năm trong giai đoạn 2004-2009 (EMI, 2009, trích trong Đỗ Lê Hằng, 2010, tr.8). Điều đó cho thấy thị trƣờng sữa Việt Nam là một thị trƣờng mới và nhiều tiềm năng. Trong đó phân khúc sữa bột, với phần lớn là sữa bột công thức cho trẻ em, là một phân khúc hấp dẫn trong thị trƣờng sữa. Mặc dù Vinamilk và Friesland Campina là hai công ty chiếm thị phần áp đảo trong ngành sữa nói chung với 69% thị phần, nhƣng dẫn đầu thị trƣờng sữa bột lại là Abbott với 26.8% thị phần. Đặc biệt, 80% thị phần sữa bột do các nhãn sữa nƣớc ngoài chi phối (Vinamilk, 2009, trích trong Sài Gòn Tiếp Thị, 2010). Hình 1.1 Doanh thu ngành sữa nói chung và sữa bột công thức nói riêng (2004 – 2009) Tỷ đồng 14,101 16,214 18,503 10,549 11,176 6,426 2,950 3,686 5,424 7,539 4,500 2004 2005 2006 2007 2008 2009 9,084 Sữa bột Tổng ngành sữa (Nguồn: EMI, 2009, trích trong Đỗ Lê Hằng, 2010) Thời gian qua, báo chí Việt Nam liên tục đƣa tin các hãng sữa nƣớc ngoài lạm dụng vị trí thống lĩnh trong thị trƣờng sữa để hƣởng lợi nhuận rất lớn, qua dẫn chứng giá sữa ở Việt Nam cao nhất thế giới, trong khi Việt Nam chỉ là nƣớc có mức thu nhập trung bình. Không những thế, giá sữa bột trong nƣớc liên tục tăng bất chấp giá thế giới giảm. Những thông tin đƣợc đăng tải liên tục này đã gây bất bình trong dƣ luận và buộc các cơ quan chức năng can thiệp để bình ổn thị trƣờng. 2 Hình 1.2 Biểu đồ thị phần toàn thị trƣờng sữa, thị phần phân theo ngành hàng và thị phần ngành sữa bột phân theo công ty 100% Khác, 1.3% Sữa chua, 10.7% 90% Khác, 31% 80% Sữa đặc, 15.6% Khác, 7.4% Nestlé, 4.4% Dumex, 8.2% Vinamilk, 12.6% 70% 60% Sữa nƣớc, 31.7% Mead Johnson, 13.9% Vinamilk, 37% 50% Friesland Campina, 26.7% 40% 30% 20% Friesland Campina, 32% 10% Sữa bột, 40.7% Abbott, 26.8% 0% Thị phần toàn ngành sữa (Nguồn: VinaSecurities Research, 2009) Thị phần theo ngành hàng (Nguồn: EMI, 2009) Thị phần ngành sữa bột (Nguồn: Vinamilk, 2009) Bộ Tài chính đã tiến hành khảo sát một số đơn vị sản xuất, kinh doanh sữa bột trong năm 2009 và kết luận: “…có sự định hướng và dẫn dắt thị trường về chính sách giá của các công ty sữa lớn. […] Đặc biệt đối với sản phẩm sữa thành phẩm nhập ngoại có thương hiệu, giá sữa do nhà phân phối đề nghị doanh nghiệp bán cho người tiêu dùng cao hơn 2 lần so với giá vốn (trên 200%), điều này lý giải vì sao báo chí và dư luận cho rằng người tiêu dùng ở Việt Nam phải mua sữa với giá đắt nhất thế giới. Mặt khác, qua kiểm tra chi phí: chi phí quảng cáo, khuyến mại chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí (từ 30% 50%), đây cũng là một trong những nguyên nhân đẩy giá bán sữa cho người tiêu dùng quá cao.” (Công văn 3267/UBND-TM, UBND TP.HCM, 2009 – Phụ lục 6) Đi kèm với công văn là số liệu giá vốn và giá bán lẻ của Mead Johnson nhƣ một minh chứng cho kết luận của mình: 3 Bảng 1.1 Giá vốn hàng bán so với giá bán lẻ của Mead Johnson Đơn vị: VNĐ Sản phẩm Giá vốn hàng bán Enfagrow A+ 900g Enfapro A+ 900g Enfakid A+ 900g Enfapro A+ 400g Enfapro A+ 1.8kg 113,349 130,338 107,864 63,399 207,410 Giá bán nhà phân phối 200,260 207,270 172,160 102,270 365,800 Giá bán lẻ đề xuất 276,364 286,364 237,273 140,909 504,545 Giá bán lẻ trên giá vốn 244% 220% 220% 222% 243% (Nguồn: UBND TPHCM, 2009) Song song đó, Bộ Công thƣơng tiến hành khảo sát giá sữa ở Việt Nam với các nƣớc và công bố giá sữa ở Việt Nam cao hơn từ 20 – 60%, đặc biệt có những sản phẩm cao hơn 100 – 150% (Phụ lục 11). Từ những kết luận nhƣ vậy, nhằm xử lý hành vi “lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng” của các hãng sữa, ngày 12/08/2010, Bộ Tài chính ban hành thông tƣ 122/2010/TT-BTC (thông tƣ 122), sửa đổi bổ sung thông tƣ 104/2008/TT-BTC, đƣa sữa bột trẻ em dƣới sáu tuổi vào danh sách đăng ký giá hàng hóa và dịch vụ. Nghĩa là, các công ty sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm sữa trẻ em phải đăng ký giá với cơ quan chức năng khi lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm, hoặc khi có sự thay đổi về giá, nhằm chứng minh tính hợp lý của giá bán trƣớc khi đƣợc phép lƣu hành trên thị trƣờng. Việc ban hành thông tƣ này đã gặp phản ứng mạnh trong cộng đồng doanh nghiệp. Đại sứ các nƣớc Mỹ, Öc, Canada, New Zealand và Liên hiệp châu Âu gửi thƣ cho Bộ Tài chính bày tỏ sự thất vọng rằng thông tƣ 122 là một bƣớc lùi trong việc thực thi định hƣớng thị trƣờng của Việt Nam và quan ngại thông tƣ này làm ảnh hƣởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Tháng 11/2010, EuroCham cũng thực hiện một khảo sát giá sữa ở các nƣớc Đông Nam Á và đi đến kết luận trái ngƣợc: giá sữa Việt Nam thấp nhất trong khu vực, thấp hơn từ 20 – 90% (Phụ lục 9). 4 Trƣớc đó, vào tháng 12/2009, Mead Johnson ra thông cáo báo chí phản đối những thông tin thiếu chính xác và nhầm lẫn đăng tải trên báo chí suy ra từ kết quả thanh tra của Bộ tài chính: “… Thực tế, số liệu lợi nhuận công ty được suy ra từ sự khác biệt giữa giá nhập và giá bán là không chính xác vì chưa phản ánh hết toàn bộ các chi phí lớn mà công ty phải chi trả khi kinh doanh tại Việt Nam…” “…Có sự nhầm lẫn của báo chí khi so sánh sản phẩm Enfa A+ tại Việt Nam với dòng Enfa thường của các nước khác, giá chỉ khoảng 70% dòng A+, dẫn đến hiểu lầm là Enfa A+ Việt Nam đắt nhất trong khu vực…” Rõ ràng có hai luồng quan điểm đối lập giữa Nhà nƣớc và doanh nghiệp. Nhà nƣớc chứng minh thị trƣờng hoạt động không hiệu quả và cần đƣợc điều tiết bằng các biện pháp hành chính. Trong khi doanh nghiệp chứng tỏ điều ngƣợc lại và mong muốn thị trƣờng đƣợc tự điều tiết theo nguyên tắc thị trƣờng. Khi ban hành chính sách, việc phản ứng lại của nhóm đối tƣợng bị điều tiết là điều hết sức bình thƣờng. Tuy nhiên, những thông tin trái chiều từ phía doanh nghiệp làm dấy lên quan ngại về tính chính xác trong công tác đánh giá thị trƣờng của Nhà nƣớc, vốn là cơ sở cho việc ban hành chính sách. 1.2 Vấn đề chính sách Thực trạng trên đặt ra vấn đề liệu Nhà nƣớc đã đánh giá đúng rằng thị trƣờng sữa bột trẻ em tồn tại yếu tố độc quyền khi các công ty sữa lớn lạm dụng vị trí thống lĩnh để dẫn đắt về giá, và liệu chính sách quản lý giá đang đƣợc áp dụng có giúp thị trƣờng vận hành hiệu quả hơn? Nói cách khác vấn đề chính sách ở đây là nhận diện và sửa chữa những thất bại thị trƣờng và thất bại Nhà nƣớc trong thị trƣờng sữa bột trẻ em dƣới 6 tuổi ở Việt Nam. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu nhằm giúp Nhà nƣớc nhận diện một cách đúng đắn bản chất thị trƣờng sữa bột trẻ em, qua đó lựa chọn những chính sách phù hợp để hỗ trợ thị trƣờng vận hành một cách hiệu quả. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh sữa là một nguồn dinh dƣỡng quan trọng cho sự phát triển trí lực và thể lực của trẻ em Việt Nam. 5 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, cần giải quyết ba câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Liệu thị trƣờng sữa bột trẻ em dƣới sáu tuổi ở Việt Nam là thị trƣờng cạnh tranh hay bị bóp méo bởi độc quyền và/hoặc các thất bại thị trƣờng khác? (2) Chính sách quản lý giá của Nhà nƣớc có phù hợp với đặc tính thị trƣờng nhƣ đã phân tích? (3) Nếu chính quản lý giá không phù hợp thì Nhà nƣớc nên thực hiện những chính sách gì nhằm giúp thị trƣờng vận hành hiệu quả hơn? 1.5 Khung phân tích Bài viết sẽ đƣợc triển khai theo ba bƣớc để lần lƣợt trả lời cho ba câu hỏi nghiên cứu, (1) đánh giá bản chất của thị trƣờng sữa trẻ em dƣới sáu tuổi, (2) đánh giá chính sách quản lý giá đang áp dụng trong thị trƣờng, và (3) đề xuất chính sách. Hình 1.3 Khung phân tích áp dụng trong bài viết Phân tích đặc tính phía CẦU Phân tích đặc tính phía CUNG Phân tích GIÁ Nhận diện thất bại thị trƣờng Không Thị trƣờng có đang hoạt động hiệu quả? Có Chính sách quản lý giá hiện tại có phù hợp với đặc tính thị trƣờng? Đề xuất chính sách Theo kinh tế học vi mô, bản chất thị trƣờng thƣờng đƣợc nhận diện thông qua các đặc tính về số lƣợng ngƣời mua, số lƣợng ngƣời bán, thị phần, rào cản gia nhập và rút lui khỏi thị trƣờng, đặc tính của sản phẩm, độ co giãn của cầu và khả năng tiếp cận thông tin của các 6 bên tham gia thị trƣờng. Bài viết sẽ phân tích lồng ghép các đặc tính trên vào ba nhóm: đặc tính phía cầu, đặc tính phía cung và đặc tính giá. Đồng thời, bài viết sẽ làm rõ những biểu hiện độc quyền của thị trƣờng mà báo chí thƣờng đề cập: giá sữa Việt Nam cao nhất thế giới, giá sữa tăng một cách vô lý bất chấp giá đầu vào giảm và các hãng sữa đang thu lợi nhuận siêu ngạch, để qua đó đƣa ra nhận định đúng nhất về thị trƣờng. 1.6 Nguồn thông tin Thông tin đƣợc dùng trong bài viết bao gồm ba nguồn chính. Thứ nhất là các báo cáo phân tích ngành sữa của VinaSecurities, Habubank, EMI, Jaccar và Cục quản lý cạnh tranh. Nếu có mâu thuẫn về số liệu, đặc biệt là số liệu thị phần, sẽ chọn bộ số liệu nào đầy đủ và tƣơng đồng với nhiều báo cáo nhất. Nguồn thông tin thứ hai do các công ty sữa cung cấp bao gồm các nghiên cứu về hành vi và thói quen tiêu dùng của ngƣời Việt Nam do chính công ty thực hiện, hoặc mua lại từ các công ty nghiên cứu thị trƣờng nhƣ Neilson. Cuối cùng là thông tin tác giả tự thu thập từ thị trƣờng, các đại lý kinh doanh sữa, báo chí và phỏng vấn các trƣởng nhãn hàng của các công ty nhƣ Friesland Campina, Nestle, phụ trách kinh doanh của Vinamilk. Để đảm bảo thông tin trên báo chí là đáng tin cậy, đặc biệt với thông tin tăng giá sữa từ năm 2007 đến nay, tác giả đã rà soát và đối chiếu gần nhƣ tất cả các bài báo về giá sữa trong giai đoạn này trên ít nhất ba tờ báo Tuổi Trẻ, Sài Gòn Tiếp Thị và Tiền Phong. 7 CHƢƠNG 2. THỊ TRƢỜNG CÓ VẬN HÀNH HIỆU QUẢ? 2.1 Đặc tính phía cầu 2.1.1 Bất cân xứng thông tin Một đặc trƣng của sản phẩm sữa là khó nhận biết tác dụng của sản phẩm lên sức khỏe của trẻ, trong khi hậu quả của việc sử dụng sản phẩm kém chất lƣợng lại rất nghiêm trọng. Vì thế việc chọn một sản phẩm an toàn và đảm bảo dinh dƣỡng luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên, ngƣời tiêu dùng lại không có đầy đủ thông tin về sản phẩm, cả vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), lẫn thành phần của những chất bổ sung. Thực tế các sản phẩm kém chất lƣợng vẫn đang lƣu thông trên thị trƣờng, đặc biệt sản phẩm của các cở sở nhỏ lẻ không tên tuổi. Trong hơn 200 cơ sở, công ty sản xuất sữa tại Việt Nam, có trên 150 đơn vị từng bị dính líu các vấn đề VSATTP nhƣ sữa có hàm lƣợng đạm quá thấp, có thành phần không đúng nhƣ trên bao bì… (Bích Thủy, 2009). Đặc biệt, vụ bê bối melamine trong sữa gây sạn thận cho trẻ vào năm 2008 thực sự làm ngƣời tiêu dùng cảm thấy sợ hãi. Kết quả xét nghiệm vào thời điểm đó cho thấy có đến 18 sản phẩm đang lƣu hành tại Việt Nam có chứa melamine vƣợt ngƣỡng cho phép, trong đó hai công ty sữa Việt Nam khá có tên tuổi cũng bị dính vào vụ việc là Hanoimilk và Anco (VnEconomy, 2008). Theo ông Đào Quang Quyết, phòng nghiệp vụ Trung tâm Kiểm nghiệm VSATTP Viện Dinh dƣỡng Việt Nam, chƣa thể kiểm tra chính xác các vi chất có trong sữa bột trẻ em. Trung tâm chỉ đánh giá các tiêu chuẩn về vi sinh vật, kim loại nặng, độc tố vi nấm, nhóm dinh dƣỡng (đƣờng, đạm, béo, vitamin) và một số chỉ tiêu vệ sinh khác, hoặc kiểm nghiệm dựa trên nhãn mác, nhƣng chỉ giới hạn trong một số thành phần vì cần phải có những phòng phân tích hóa nghiệm lớn với đầu tƣ trang thiết bị hiện đại mà Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc (Bích Thủy, 2007). Khi không đo lƣờng đƣợc thì việc kiểm soát chất lƣợng là một thử thách đối với các cơ quan chức năng. Thêm vào đó, nhìn chung ngƣời tiêu dùng chƣa đƣợc cung cấp đầy đủ thông tin khách quan về vai trò, tác dụng và mức độ hiệu quả của những chất bổ sung trong sản phẩm nhƣ DHA, ARA, choline, betaglucan… lên thể chất của trẻ, trong khi các hãng sữa lại luôn nói những điều tốt đẹp và có phần thổi phồng tác dụng của sản phẩm qua hình ảnh những đứa 8 trẻ thông minh, cao lớn và khỏe mạnh. Nhiều bà mẹ tin rằng sữa bột là nguồn thực phẩm mang lại nhiều dinh dƣỡng nhất (Hình 2.1), nên đó là sản phẩm không thể thiếu trong khẩu phần của trẻ. Theo TS. BS Trần Thị Minh Hạnh, trung tâm Dinh dƣỡng TP.HCM, sữa chỉ là nguồn thực phẩm duy nhất với trẻ dƣới 6 tháng tuổi, còn với trẻ trên 6 tháng tuổi sữa chỉ là thực phẩm bổ sung bên cạnh những nguồn thực phẩm khác với đầy đủ các chất dinh dƣỡng nhƣ thịt, cá, hải sản, các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc… Đặc biệt với trẻ từ một tuổi trở lên, hệ tiêu hóa đã có thể hấp thu đƣợc sữa bò tƣơi, trẻ có thể chuyển hoàn toàn sang dùng sữa tƣơi (Ly Lam, 2009), một loại thực phẩm rất tốt nhƣng lại có giá rẻ hơn. Hình 2.1 Nhận thức về sự quan trọng về dinh dƣỡng trong các loại thực phẩm đối với trẻ 1-3 tuổi (Percieved Nutritional Importance) (Số càng thấp, càng quan trọng) Sữa bột Gạo Sữa mẹ Ngũ cốc có thƣơng hiệu Trái cây Cá Nƣớc dùng từ gạo/ rau Ngũ cốc tự chế biến Thịt Sữa thanh trùng Rau Sữa chua Sữa tiệt trùng 2 3.3 4.5 5.3 5.4 6.1 6.4 6.8 6.8 8.8 9.5 9.8 12.2 (Nguồn: Friesland Campina, 2005) Nhận định về tình trạng thiếu thông tin của ngƣời tiêu dùng đƣợc ủng hộ qua khảo sát của Friesland Campina. Khảo sát cho thấy để chọn một sản phẩm, nguồn thông tin mà ngƣời tiêu dùng dựa vào nhiều nhất là từ bạn bè, ngƣời thân, kế đến là lực lƣợng làm việc trong ngành y tế, rồi đến thông tin từ quảng cáo trên TV (Hình 2.2). Tuy nhiên thông tin từ bạn bè không đảm bảo là nguồn thông tin khoa học. Đó có thể là những kinh nghiệm đƣợc rút tỉa từ chính đứa con của mình, nên thiếu tính phổ quát và chứa đựng nhiều cảm tính. Vì thể chất mỗi trẻ khác nhau, chế độ dinh dƣỡng, môi trƣờng sống và cách giáo dục của mỗi gia đình cũng khác nhau, nên rất khó để nói rằng đứa trẻ này lanh lợi hơn đứa trẻ khác là do 9 dùng sữa này mà không dùng sữa kia. Nguồn thông tin có thể coi là khoa học mà các bà mẹ nhận đƣợc là từ các bác sĩ. Tuy nhiên, việc các hãng sữa tiếp cận lực lƣợng bác sĩ và chia hoa hồng cho việc kê đơn sữa làm cho những lời khuyên này cũng không còn thật sự khách quan. Hình 2.2 Những nguồn thông tin hỗ trợ cho ngƣời tiêu dùng ra quyết định Ngƣời thân 65% 55% Bạn bè 60% 37% Bác sĩ nhi khoa 19% Quảng cáo trên TV 19% 33% 24% 10% 7% Mẹ hoặc mẹ chồng Bác sĩ đỡ đẻ 1% Trƣng bày tại cửa hàng 7% 3% 0% 10% 20% 30% Chọn sản phẩm lần đầu tiên 40% 50% 60% 70% Đổi sản phẩm (Nguồn: Friesland Campina, 2005) Nhƣ vậy, thị trƣờng đang tồn tại vấn đề bất cân xứng thông tin giữa ngƣời bán và ngƣời mua. Do thiếu thông tin, ngƣời mua chọn sản phẩm dựa vào niềm tin đƣợc hình thành từ những thông điệp quảng cáo, từ bạn bè, từ uy tín của công ty và giá cả sản phẩm, hơn là từ những chứng cứ xác thực đƣợc đảm bảo bởi cơ quan chức năng về quản lý an toàn và chất lƣợng thực phẩm. Điều này dẫn đến một số lệch lạc trong quá trình vận hành của thị trƣờng. Thứ nhất, nó giới hạn các lựa chọn thay thế của ngƣời tiêu dùng. Mà sản phẩm càng quan trọng, khả năng thay thế càng kém, thì độ co giãn càng giảm, và giá càng tăng. Thay vì cố rƣớn đến một sản phẩm đắt tiền, ngƣời tiêu dùng có thể chọn một sản phẩm có giá phù hợp hơn hoặc cho trẻ dùng sữa tƣơi và bổ sung các chất còn thiếu qua thực phẩm. Thứ hai, nó tạo thành rào cản gia nhập thị trƣờng cho những doanh nghiệp mới có sản phẩm đạt chuẩn nhƣng chƣa tạo dựng đƣợc uy tín, gây hạn chế cạnh tranh. Cuối cùng, việc thiếu thông tin làm cho
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan