Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá sự hài lòng của xã viên đối với hớp tác xã nông nghiệp trường hợp tỉn...

Tài liệu đánh giá sự hài lòng của xã viên đối với hớp tác xã nông nghiệp trường hợp tỉnh bến tre

.PDF
93
3
54

Mô tả:

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------- MAI THỊ NGHĨA ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA XÃ VIÊN ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRƢỜNG HỢP TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Kinh Tế Phát Triển Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN TRỌNG HOÀI TP.HCM, năm 2011 i LỜI CÁM ƠN Để thực hiện được đề tài này, trước tiên tôi xin chân thành cám ơn tất cả Quý Thầy Cô đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm học tập và nghiên cứu cho tôi trong thời gian vừa qua, đặc biệt là Quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế Phát Triển – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Tôi xin chân thành cám ơn, PGS.TS Nguyễn Trọng Hoài - Thầy hướng dẫn khoa học của đề tài đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi cũng xin chân thành cám ơn anh Nguyễn Ngọc Danh, các thầy cô, gia đình và đồng nghiệp đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Xin cám ơn Ban lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã Bến Tre đã cung cấp thông tin và các thành viên Hợp tác xã tham gia trả lời bảng câu hỏi giúp tôi có được nguồn dữ liệu thực hiện đề tài. Tôi xin kính chúc mọi người dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống. Sau cùng, một lần nữa tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến tất cả Quý Thầy Cô, gia đình, đồng nghiệp và các bạn. Trân trọng! ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tài liệu sử dụng trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, số liệu thu thập là trung thực. TP.HCM, ngày 25 tháng 10 năm 2011 Tác giả Mai Thị Nghĩa i Mục lục DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... iv PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................ 1 2. Các mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 3 3. Phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3 4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................. 4 5. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM VỀ HỢP TÁC XÃ .......................................................................................................................... 5 1.1 Cơ sở lý thuyết....................................................................................................... 5 1.2 Kinh nghiệm HTX nông nghiệp tại một số nƣớc trên thế giới ..................... 10 1.2.1 Mô hình HTX nông nghiệp của Đức ......................................................... 10 1.2.2 HTX nông nghiệp ở Nhật: ......................................................................... 11 1.2.3 HTX nông nghiệp Hàn Quốc: ................................................................... 12 1.2.4 HTX nông nghiệp Thái Lan: ..................................................................... 13 1.3 Mô hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu ...................................................... 13 1.3.1 Những nghiên cứu liên quan đến HTX ............................................................ 13 1.3.2 Nhân tố tạo nên thành công của Hợp tác xã ................................................... 16 1.3.3 Giả thiết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ................................................... 19 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 25 2.1 Giới thiệu ............................................................................................................. 25 2.2 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 25 ii 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 25 2.2.2 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 26 2.3 Xây dựng thang đo .............................................................................................. 26 2.4 Mô hình hồi qui ................................................................................................... 27 2.5 Mẫu ...................................................................................................................... 27 Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT CẢM NHẬN TỪ XÃ VIÊN HTX ....................................................................................................... 28 3.1 Đo lƣờng mức độ đánh giá về mối quan hệ bên trong của HTX ....................... 28 3.2 Đo lƣờng mức độ tin cậy của xã viên HTX đối với đối tác và cơ quan nhà nƣớc. 29 3.3 Đo lƣờng sự tham gia của xã viên vào HTX ...................................................... 30 3.4 Đo lƣờng sự hỗ trợ của nhà nƣớc đối với HTX ................................................. 32 3.5 Đánh giá của xã viên về hiệu quả theo quy mô của HTX .................................. 34 3.6 Đánh giá hoạt động của ban chủ nhiệm HTX .................................................... 35 3.7 Đánh giá lợi ích của xã viên nhận đƣợc khi tham gia HTX .............................. 36 3.8 Cơ hội cải thiện về thu nhập và việc làm của xã viên ........................................ 39 3.9 Đánh giá mức độ hài lòng về HTX của xã viên .................................................. 40 3.10 Sự gắn kết đối với HTX .................................................................................... 41 3.11. Tóm tắt chƣơng 3 ............................................................................................. 42 Chƣơng 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA XÃ VIÊN ĐỐI VỚI HTX ............................................................... 44 4.1 Giới thiệu ............................................................................................................. 44 4.2 Đánh giá sơ bộ thang đo...................................................................................... 44 4.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha ................................... 44 iii 4.2.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) .......................... 45 4.3 Điều chỉnh mô hình và giả thiết nghiên cứu ...................................................... 47 4.4 Mô hình kinh tế lƣợng đo lƣờng sự hài lòng của xã viên đối với HTX ............. 48 4.5 Tóm tắt chƣơng 4: ............................................................................................... 51 PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................................... 52 1. Tóm tắt lý thuyết và mô hình nghiên cứu ............................................................ 52 2. Các kết quả chính.................................................................................................. 52 3. Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của xã viên đối với HTX ........................... 54 4. Kiến nghị ............................................................................................................... 57 6. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 58 Phụ lục ............................................................................................................................ 1 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCN: Ban chủ nhiệm HTX: Hợp tác xã GDP: Tổng sản phẩm quốc nội UBND: Ủy ban nhân dân 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Vấn đề nghiên cứu Kinh tế tập thể, trong đó kinh tế Hợp tác xã đóng vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đặc biệt hiện nay, mô hình HTX đã trở thành lực lượng sản xuất khá mạnh ở nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Đức, Canada. Ở Việt Nam, trong Nghị quyết của Đại hội Đảng khóa IX, kinh tế tập thể là một phần kinh tế quan trọng, không chỉ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế mà còn phát huy vai trò toàn diện về văn hóa, chính trị, xã hội và là một tiêu chí đánh giá hiệu quả của công cuộc thực hiện Nông Thôn Mới trong giai đoạn hiện nay. Tính đến tháng 06/2007, cả nước có 17.599 HTX, đến nay, các HTX cũ cơ bản đã được chuyển đổi theo các quy định của Luật HTX. Tuy nhiên, kinh tế tập thể vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, đầu tiên là tốc độ tăng trưởng vốn đã thấp lại rất bấp bênh, thậm chí có xu hướng giảm. Bình quân tăng trưởng GDP của khu vực kinh tế tập thể từ 1995-2003 chỉ đạt 4,13% (năm 2003-2005 giảm còn dưới 4%), thấp hơn nhiều so với tăng trưởng bình quân GDP cả nước (7,29%/năm). Vốn, cơ sở vật chất yếu kém, trình độ quản lý HTX còn bất cập so với cơ chế quản lý mới, cùng với tình trạng người dân vẫn còn chưa nhận thức mơ hồ về mô hình HTX là những khó khăn chung trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình HTX nói riêng và kinh tế tập thể nói chung. Trong khi đó, trở ngại lớn nhất hiện nay đối với hợp tác xã của đồng bằng sông Cửu Long là nhận thức về HTX kiểu mới và Luật HTX của hầu hết cán bộ cơ sở và nông dân chưa thấu đáo và quán triệt đầy đủ, mặt khác trên thực tế việc chuyển đổi và thành lập mới HTX còn mang nặng tính hình thức và thiếu những mô hình hoạt động có hiệu quả. Trình độ cán bộ quản lý HTX vẫn còn bất cập so với cơ chế quản lý mới. Sau chuyển đổi, bộ máy quản lý HTX đã được tinh giảm gọn nhẹ hơn, nhưng nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý hầu hết hoạt động theo kinh nghiệm thực tế, không được tuyển chọn, rèn luyện, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường. Khó khăn về mặt công tác quản lý và giúp đỡ của Nhà nước đối với kinh tế 2 HTX. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách (đặc biệt có Luật HTX) tạo hành lang pháp lý cho HTX chuyển đổi, xây dựng mới, thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh-dịch vụ. Nhưng trên thực tế, sự tác động của các chủ trương, chính sách đó còn chậm đến các cơ sở. Nhiều chính sách đã được ban hành nhưng đến nay các HTX chưa được hưởng lợi từ những chính sách đó. Theo báo cáo của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bến Tre (2009) là tính đến 6 tháng đầu năm 2009 toàn tỉnh có 1080 tổ hợp tác và 101 HTX cho các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, xây dựng, tín dụng, thương mại, khai thác tài nguyên . . . Trong số HTX này thì chỉ khoảng 33% là hoạt động tốt, còn 40% là hoạt động cầm cự và phần còn lại khoảng 27% là yếu kém và đang chờ chuyển phương hướng hoặc chờ giải thể ví dụ như HTX dịch vụ cung ứng lúa giống, HTX dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, HTX quản lý khái thác nghêu, HTX chỉ sơ dừa, HTX than thêu kết, HTX nước đá Chợ Lách. Hệ thống HTX Bến Tre nhìn chung có đóng góp nhất định trong việc tạo ra thu nhập và việc làm cho một bộ phận dân cư trong địa bàn Tỉnh, tuy vậy vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần phải khảo sát sau: - Hoạt động của HTX vẫn nặng về tính hình thức chưa đi sâu vào các liên kết cộng đồng tự nguyện và chưa minh bạch/công khai/công bằng trong phân chia các lợi ích kinh tế giữa các xã viên. - Nhiều HTX còn thiếu các nguồn lực để phát triển bền vững như: vốn tín dụng, đất đai, công nghệ, khả năng tiếp cận thị trường, kỹ năng quản trị và điều hành bên không đảm bảo được tính lãnh đạo nhằm thực hiện các phương án kinh doanh do đại hội xã viên HTX đề ra ban đầu. - Việc nhận thức về mô hình HTX kiểu mới là phù hợp với luật HTX, đảm bảo tính tự nguyện và lợi ích kinh tế, đảm bảo nguyên tắc gắn kết với các hoạt động chia sẻ tài nguyên theo mô hình quản lý cộng đồng còn yếu và chưa rõ ràng mặc dù đã có những lớp tập huấn do Liên Minh HTX Tỉnh tổ chức. 3 - Việc quản lý nhà nước về hệ thống HTX trên địa bàn tỉnh còn thiếu cán bộ chuyên trách ở cấp Huyện Thị và các cán bộ chuyên trách còn thiếu kỹ năng quản lý nên tiếp cận xã viên và các HTX trong việc triển khai các hoạt động liên quan còn yếu nên hạn chế trong việc mở rộng và phát triển mô hình HTX kiểu mới. - Khả năng điều hành của các bộ phận quản lý HTX và xã viên còn yếu kém trong các công tác tài chính, phân phối lợi ích, tiếp cận thị trường, tuân thủ hợp đồng kinh doanh và liên kết. Nghiên cứu “Đánh giá sự hài lòng của xã viên đối với Hợp tác xã nông nghiệp– trường hợp tỉnh Bến Tre” được tác giả thực hiện với hi vọng sẽ giúp cho hoạt động của HTX, cụ thể là HTX ở Bến Tre hoạt động hiệu quả hơn từ các đánh giá của xã viên. 2. Các mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: nghiên cứu này được thực hiện nhằm đo lường các yếu tố tác động đến sự hài lòng của xã viên và đánh giá mức độ hài lòng của xã viên đối với hợp tác xã nông nghiệp– trường hợp nghiên cứu điển hình tại Bến Tre. Với các mục tiêu cụ thể sau: - Đánh giá tác động của các yếu tố đến mức độ hài lòng của xã viên đối với HTX - Gợi ý chính sách cải thiện hoạt động của HTX dựa trên việc nâng cao mức độ hài lòng của xã viên HTX 3. Phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu sự hài lòng của các xã viên đối với HTX của tỉnh Bến Tre bằng phương pháp định lượng, trước khi định lượng là phương pháp định tính để xây dựng thang đo phù hợp đối với HTX. Bảng câu hỏi được thiết kế sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Thông tin thu thập từ nghiên cứu định lượng dùng để (1) sàng lọc các biến quan sát, (2) đánh giá mức độ hài lòng của các xã viên và (3) xác định tác động của các yếu tố đến mức độ hài lòng. 4 Đề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bến Tre, trong đó bảng câu hỏi sẽ được gởi đến các xã viên của 30 HTX thuộc nhiều lĩnh vực cụ thể: nông nghiệp, thủy sản… 4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài nghiên cứu này đem lại một số ý nghĩa thực tiễn cho HTX nông nghiệp của Tỉnh Bến Tre, cụ thể như sau: Một là, kết quả của nghiên cứu này giúp HTX nắm bắt được những yếu tố quan trọng tác động đến sự hài lòng của xã viên làm nền tảng khi xây dựng, hoạch định việc phân phối thu nhập, lợi ích một cách hiệu quả. Hai là, kết quả của nghiên cứu này giúp HTX xác định các mong muốn của xã viên; đồng thời biết được mức độ phù hợp của các điều lệ hiện đang áp dụng . Từ đó HTX có thể lựa chọn những cách thức thích hợp để duy trì và phát triển HTX; 5. Kết cấu của luận văn Kết cấu của báo cáo nghiên cứu này gồm phần mở đầu; Chương 1: Tổng quan lý thuyết và kinh nghiệm về hợp tác xã; Chương 2: Phương pháp nghiên cứu; Chương 3: Đánh giá và phân tích kết quả khảo sát cảm nhận từ xã viên HTX; Chương 4: Đánh giá tác động của các nhân tố đến mức độ hài lòng của xã viên đối với HTX và phần kết luận. 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM VỀ HỢP TÁC XÃ 1.1 Cơ sở lý thuyết 1.1.1.Hợp tác: Hợp tác theo định nghĩa của Miroslav Rebernik và Barbara Bradac (2006) là hành động, làm việc hoặc liên kết với người khác vì lợi ích chung. Sự hợp tác được xem như là một sự chia sẻ thông tin, nó có thể gây ra hai trục là rủi ro đạo đức và sự lựa chọn bất lợi khi bất cân xứng thông tin giữa hai bên đối tác trong quá trình hợp tác của một tổ chức nhất định. Theo Hardin and Olson, Elinor Ostrom1 cho rằng sự hợp tác rất khó có thể đạt được một cách hoàn hảo nhưng không phải là không thể được ở một mức độ hiệu quả nào đó, vì đơn giản là hoạt động của các cá nhân về bản chất là luôn phụ thuộc lẫn nhau với mục đích tìm kiếm “lợi ích cá nhân” trong bối cảnh cạnh tranh, do vậy nếu hợp tác thực sự mang lại lợi ích thì các cá nhân sẽ thể hiện tính tự nguyện trong quá trình hợp tác với một tổ chức hay cộng đồng. Để có được sự hợp tác giữa các cá nhân với nhau đòi hỏi phải có những điều kiện ràng buộc vì những điều kiện này sẽ giúp sự hợp tác được bền vững và lâu dài hơn. Bên cạnh đó, trong quá trình hợp tác cũng phát sinh nhiều yếu tố tạo nên tương tác qua lại giữa các đối tác, các yếu tố này cũng góp phần ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến mức độ hợp tác. Các yếu tố chính cần quan sát trong quá trình hợp tác bao gồm: niềm tin; sự đoàn kết và phụ thuộc; chi phí giao dịch; mạng lưới và chuẩn mực; giám sát quá trình hợp tác; quy mô của nhóm hợp tác… - Niềm tin: niềm tin được hiểu là sự tin tưởng của người này đối với người khác, thường nó hình thành trong những nhóm xã hội như: gia đình, bạn bè, cộng đồng, tổ chức, công ty… Niềm tin sẽ làm các cá nhân không những quan tâm đến lợi ích vật chất mà còn quan tâm đến các mối quan hệ và chất lượng của mối quan hệ trong “nhóm” (Miroslav Rebernik và Barbara Bradac, 2006). Niềm tin có được từ những giao dịch thành công với đối tác qua thời gian khi họ nhận được những chuẩn mực của hành vi. Trong hợp tác không chỉ các cá nhân tin tưởng vào người khác mà còn 1 Trích trong (Flygare, 2006) 6 phải được được những người khác trong “nhóm” tin tưởng thì tính hợp tác mới bền vững và tạo ra một chuẩn mực niềm tin tích cực (Putnam, 1993). Khía cạnh hợp tác về kinh tế, niềm tin được dùng để lý giải nguyên nhân vì sao con người làm việc hoặc không làm việc với nhau (Flygare, 2006). - Đoàn kết và sự phụ thuộc: Sự đoàn kết trong “nhóm” liên quan đến những gắn kết của cá nhân đến với nhóm đó. Yếu tố quan trọng để tạo nên sự gắn kết trong tổ chức chính là vốn xã hội- theo nghĩa rộng, vốn xã hội bao gồm: niềm tin, mạng lưới và chuẩn mực (Flygare, 2006). Sư phụ thuộc lẫn nhau là yếu tố quan trọng nói lên tính đoàn kết trong nhóm. Mức độ phụ thuộc khác nhau tùy theo đặc điểm của nhóm và những thành viên của nó. Bốn yếu tố tạo ra và có khả năng gia tăng sự phụ thuộc của thành viên trong 1 nhóm, đó là: (1) Sự giới hạn cung cấp các sản phẩm thay thế bên ngoài nhóm; (2) Thiếu thông tin; (3) Chi phí tham gia hay rời khỏi nhóm tồn tại, có nghĩa là để trở thành thành viên của nhóm phải mất một khoản chi phí, nhưng nếu rời khỏi nhóm thì cũng mất đi lợi ích từ nhóm mang lại, do vậy cá nhân khi tham gia vào nhóm sẽ so sánh chi phí gia nhập (ví dụ như vốn đầu tư) với lợi ích được phân chia từ nhóm (ví dụ được phân chia lợi nhuận hoặc hưởng các dịch vụ cung cấp với giá thấp hơn); (4) Mối quan hệ cá nhân giữa các thành viên và sự thân thiện là nguồn vốn xã hội- cái không dễ nhìn thấy được (Flygare, 2006). Hành động của cá nhân ảnh hưởng đến phúc lợi của người khác và ảnh hưởng đến lợi ích chung của nhóm hay cộng đồng (Schmid, 2004). - Chi phí giao dịch: Chi phí giao dịch được hiểu như là chi phí hình thành nên các quan hệ xã hội, nếu lòng tin cao thì chi phí giao dịch thấp (Adam Fforde, 2001). Nếu cá nhân và “nhóm” tìm thấy lợi ích từ việc giao dịch, điều đó có nghĩa là trong quá trình giao dịch đã hiểu rằng “nhóm” đã loại bỏ những rào cản hay những ngăn chặn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động của cá nhân và chi phí giao dịch lúc này là nhỏ còn ngược lại tham gia vào nhóm mà chi phí giao dịch lại cao hơn mức chi phí giao dịch của từng cá nhân bỏ ra lúc chưa hợp tác thì từng cá nhân sẽ không đồng ý tham gia hoạt động chung của nhóm (Schmid, 2004). 7 - Sự tự nguyện: nói lên mức độ sẵn lòng của các cá nhân khi họ quyết định một hành động cụ thể, ví dụ như tham gia vào một nhóm hay một tổ chức. Sự tự nguyện có quan hệ với mạng lưới mà họ tham gia – nơi nào mà có yếu tố chuẩn mực, vốn xã hội cao thì sự tự nguyện tham gia của các cá nhân càng cao và trong quá trình hợp tác, các thành viên sẽ có xu hướng tự nguyện tham gia cao trong các hoạt động của nhóm (Putnam, 1993). - Giám sát: giám sát là sự kiểm soát quá trình hoạt động trong nhóm hoặc tổ chức, trong hợp tác sự giám sát dùng để đánh giá việc các cá nhân, ban phụ trách nhóm có tuân thủ thực hiện các cam kết hay không. Sự giám sát giúp cho những người trong nhóm liên kết với nhau theo một cơ chế kiểm soát nhất định. Trong quá trình giám sát, hai yếu tố được đề cập đến là: năng lực kiểm soát và khả năng giám sát. Trong đó năng lực kiểm soát phụ thuộc vào khả năng xử phạt và tạo ra một cơ chế thưởng phạt công bằng; khả năng giám sát là yếu tố quan trọng cho biết thành viên có tuân thủ sự hợp tác hay không, ví dụ - để giám sát được thuận lợi thì nhóm hay tổ chức thường có các cuộc họp được tổ chức thường kỳ nhằm thảo luận năng lực kiểm soát và khả năng giám sát (Flygare, 2006). - Qui mô nhóm: qui mô của nhóm trong hợp tác được hiểu là số lượng người cùng tham gia trong nhóm để thực hiện một hay nhiều mục tiêu chung. Qui mô của nhóm có tác động đến sự hợp tác, theo Olson (1965) (trích trong Flygare, 2006) cho rằng, những nhóm có quy mô nhỏ thì sự hợp tác trong nhóm thuận lợi hơn từ đó dẫn đến sự hoạt động tốt trong nhóm mà không cần bất cứ hành động cưỡng chế hay khuyến khích nào. Như vậy, trong các yếu tố trên, niềm tin, chi phí giao dịch và lợi ích kinh tế là các yếu tố quan trọng để mọi người có thể tự nguyện hợp tác với nhau. Từ trong quá trình hợp tác đó, các mối quan hệ phát sinh như sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người tham gia hợp tác cũng như việc tạo ra các yếu tố vốn xã hội như mạng lưới và chuẩn mực của nhóm. Tuy nhiên, sự giám sát cũng cần thiết để kiểm soát việc cam kết thực hiện hợp tác của mỗi người được diễn ra một các hiệu quả theo như cam kết, những nhóm có qui mô lớn thì sự giám sát lại hết sức cần thiết nhằm đảm bảo 8 tốt việc chia sẻ lợi ích cho các thành viên trong nhóm và từ đó họ cam kết trung thành với nhóm bền vững hơn và có thể hạn chế các xung đột không cần thiết trong quá trình hoạt động của nhóm. 1.1.2 Hợp tác xã:  Các khái niệm Hợp tác xã HTX là tổ chức hoàn toàn tự nguyện xây dựng với mục đích làm tăng lợi ích kinh tế cho các xã viên của nó thông qua hoạt động kinh doanh với hai tiêu chí quan trọng: cùng hợp tác và tự hỗ trợ (Lele, 1981). HTX là tổ chức kinh tế dựa trên sự tự nguyện và kiểm soát dân chủ, được điều hành bởi xã viên của nó và theo đuổi mục tiêu lợi ích (Flygare, 2006). HTX là doanh nghiệp kinh tế hoạt động vì lợi ích của con người – những xã viên của HTX – nó được điều khiển và kiểm soát bởi những xã viên của HTX. Tổ chức Đăng ký xã hội thân thiện trong (Hind, 1997) phân biệt hợp tác xã và phi hợp tác xã thông qua các yếu tố: (1) hợp tác xã với cách kinh doanh phải cùng mang lại lợi ích cho các xã viên từ việc cùng tham gia vào việc kinh doanh; (2) Các xã viên có quyền lợi như nhau (mỗi người là 1 lá phiếu); (3) lãi vốn không được vượt quá một mức cần thiết để lượng vốn giữ lại đủ để thực hiện các mục tiêu của hợp tác xã; (4) lợi nhuận sẽ được chia cho các xã viên phụ thuộc vào mức độ tham gia vào hoạt động của hợp tác xã; (5) xã viên không được tăng quyền sở hữu và lợi tức một cách giả tạo. Theo định nghĩa của Liên minh hợp tác xã quốc tế (2007):“hợp tác xã là tổ chức tự trị của những người tự nguyện tham gia để đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, xã hội và văn hóa và nguyện vọng thông qua sự góp vốn và quản lý dân chủ”2. Với 7 nguyên tắc hoạt động: (1) tự nguyện và mở rộng xã viên: hợp tác xã là tổ chức tự nguyện và mở cửa cho mọi người có thể sử dụng dịch vụ của họ; (2) dân chủ: các xã viên có quyền lợi và trách nhiệm như nhau; (3) sự tham gia bình đẳng các hoạt động kinh tế của xã viên; (4) tự chủ và độc lập; (5) Giáo dục, đào tạo và thông tin: hợp tác xã cung cấp giáo dục và đào tạo cho các xã viên, thông tin đến tất cả các xã 2 http://www.ica.coop/coop/principles.html 9 viên về tình hình, lợi nhuận của hợp tác xã ; (6) hợp tác giữa các hợp tác xã: cùng hợp tác với nhau để đạt hiệu quả; (7) quan tâm đến cộng đồng: hợp tác xã đóng góp bền vững cho cộng đồng của họ. Luật Hợp tác xã Việt Nam số 18/2003/QH11của Quốc hội khóa XI, kì họp thứ 4 định nghĩa:“Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật”. Theo luật HTX (2003) quy định Hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo 4 nguyên tắc: (1) Tự nguyện; (2) Dân chủ, bình đẳng và công khai; (3) Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; (4) Hợp tác và phát triển cộng đồng. Nhìn chung, khái niệm và nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã ở Việt Nam và của hợp tác xã trên thế giới có tính tương đồng nhau: trên cơ sở tự nguyện, tự chủ, phát triển vì cộng đồng. Đây là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện tham gia, góp vốn của những người có cùng chung mục đích và lĩnh vực hoạt động giống nhau không nhất thiết ở lĩnh vực kinh tế mà còn cả văn hóa, xã hội. Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài tác giả sẽ xem xét HTX với vai trò là tổ chức hoạt động vì lợi ích của các thành viên trong hợp tác xã, vì sự phát triển bền vững của hợp tác và đặc biệt là vì sự phát triển của cộng đồng. * Các nguyên nhân cộng đồng tham gia Hợp tác xã: Phần lớn những người tham gia HTX nông nghiệp là nông dân, năng lực tiếp cận thị trường hạn chế, điều này cho thấy đây là nơi cải thiện đời sống cho họ thông qua cung cấp việc làm và thu nhập từ HTX. Các nguyên nhân tham gia có thể là vì tài chính, lợi ích, cơ hội nghề nghiệp, được bảo đảm (Co-operative and Policy 10 Alternative Center, 2005). Barton3 đưa ra 6 nguyên nhân nông dân tham gia vào HTX: (1) Để có một mức giá công bằng và hiệu quả, (2) giảm chi phí thông qua quy mô kinh tế và sự điều phối (3) cung cấp cho thị trường những sản phẩm có nguy cơ biến mất, (4) chia sẻ rủi ro, (5) nhận lợi nhuận ở lĩnh vực khác, (6) lợi ích từ việc gia tăng năng lực thị trường. Nhìn chung, có hai loại lợi ích mà người tham gia HTX mong đợi: lợi ích vật chất và lợi ích phi vật chất. Lợi ích vật chất biểu hiện qua kết quả và sự phân phối kết quả hoạt động của HTX cho xã viên. Lợi ích phi vật chất thể hiện là xã viên có thể được đào tạo ở các lĩnh vực quản lý, tài chính, sản xuất…từ sự hỗ trợ của các tổ chức bên ngoài có liên kết với các chương trình của HTX, còn những mong đợi được chính quyền, các tổ chức nghề nghiệp hỗ trợ hầu như không đạt như mong đợi (Co-operative and Policy Alternative Center, 2005). Như vậy, các nguyên nhân chủ yếu quyết định sự tham gia HTX của các thành viên là do hai nhóm lợi ích: lợi ích vật chất (Thu nhập, việc làm, tiếp cận thị trường, gia tăng năng lực thị trường, hỗ trợ tín dụng…) và lợi ích phi vật chất (phát triển các mối quan hệ cộng đồng, trao đổi kinh nghiệm, được đào tạo…) 1.2 Kinh nghiệm HTX nông nghiệp tại một số nƣớc trên thế giới 1.2.1 Mô hình HTX nông nghiệp của Đức4 Số lượng HTX nông nghiệp của Đức chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm 60% trong tổng số 5324 HTX năm 2008. HTX nông nghiệp Đức hoạt động kinh doanh, dịch vụ ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau… không chỉ cung cấp dịch vụ đầu vào cho các xã viên và còn quan tâm đến khâu phát triển đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp với nhiều sản phẩm sạch mang thương hiệu của HTX. Các dịch vụ của HTX đối với xã viên, xã viên là hỗ trợ mang tính kinh tế, đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp và cả lâu dài cho xã viên. Đây chính là lí do để HTX được thành lập, được duy trì để tồn tại và phát triển. Nhà nước đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo cho người nông dân, giúp họ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái. Do đa số người nông dân tham gia là xã viên của một HTX nông nghiệp 3 4 Trích trong (Sara Flygare, 2006) (Phạm Quang Vinh, 2008) 11 nên rất nhiều chương trình đào tạo hay hỗ trợ gián tiếp cho người nông dân được các HTX chủ động thực hiện hoặc kết hợp, hợp tác với các cơ quan, tổ chức khác.Với đặc thù của mô hình kinh tế HTX, xã viên đồng thời khách hàng, các HTX thực hiện chính sách mở trong việc thu hút xã viên vào HTX, luôn luôn gia tăng các lợi ích kinh tế để người có nhu cầu tự nguyện gia nhập HTX. Chính vì lẽ đó số lường xã viên các HTX ở toàn CHLB Đức lên tới 20 triệu người, bằng khoảng một phần tư dân số nước này. Như vậy, người nông dân trong HTX đã nhận được sự đào tạo nâng cao khả năng trong sản xuất, ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường nhằm tạo điều kiện bền vững cho việc phát triển ở tương lai. Về phía HTX nông nghiệp Đức, họ đã tận dụng sự hỗ trợ của chính quyền để tạo điều kiện phát triển cho HTX của mình. Ngoài ra, ban quản lý HTX đã mạnh dạn đa dạng hóa các hoạt động từ cung cấp các dịch vụ đầu vào đến tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm, đây là yếu tố tạo nên thành công lớn cho HTX vì họ đã đáp ứng được nhu cầu cho người nông dân. Từ thành công của HTX nông nghiệp ở Đức cho thấy sự hỗ trợ của chính quyền là cần thiết cho sự phát triển; HTX chủ động được khâu đầu ra và mang lại nhiều lợi ích cho xã viên thì nhu cầu tự nguyện tham gia của người dân vào HTX sẽ càng cao. 1.2.2 HTX nông nghiệp ở Nhật5: Xã viên chính thức là những nông dân với diện tích canh tác nhỏ nhất là 0,1-0,3 ha, thời gian làm nông nghiệp tối thiểu 90 ngày/năm. Xã viên liên kết là những người không phải là nông dân chuyên nghiệp nhưng mong muốn được sử dụng các dịch vụ thiết thực của HTX nông nghiệp, hầu như mọi nông dân đều tự nguyện tham gia vào HTX nông nghiệp. Hoạt động chính của các HTX nông nghiệp ở Nhật là: Cung cấp các chương trình giáo dục nhằm cải thiện kỹ thuật nông nghiệp, nâng cao mức sống của nông dân; sử dụng máy móc tập thể nhằm giảm chi phí nông nghiệp; tiếp thị, bán hàng và vận chuyển sản phẩm nông nghiệp; cung cấp nguyên liệu đầu vào; cung cấp vốn vay cho nông nghiệp; cung cấp bảo hiểm đời sống; dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, du lịch; vận động hành lang cho các chính sách nông nghiệp 5 (Thùy Liên, 2008) 12 của chính phủ... Các HTX nông nghiệp Nhật Bản không hợp tác trong sản xuất mà chỉ hợp tác trong phân phối. Nghĩa là, HTX chủ yếu chỉ cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nông dân như giống, phân bón, hoá chất nông nghiệp, thức ăn, trang thiết bị sản xuất và kỹ thuật cho sản xuất trồng trọt và chăn nuôi gia súc... Đồng thời, HTX cũng giúp người nông dân thu gom, bảo quản, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp dựa vào mạng lưới tiêu thụ sản phẩm quốc gia và quốc tế. Chính phủ Nhật Bản hoàn toàn để các HTX hoạt động độc lập song có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích. Các ngành, các cấp cũng được yêu cầu phải giúp đỡ HTX về mặt vốn, kỹ thuật, tư liệu sản xuất... Bài học rút ra cho HTX Việt Nam từ HTX ở Nhật Bản là cần đẩy mạnh hoạt động ở cả khâu đầu vào cho sản xuất và khâu đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, mở các khóa đào tạo cho xã viên nắm bắt được kỹ thuật sản xuất để nâng chất lượng cũng như số lượng của sản phẩm. Ngoài ra, HTX phải biết kêu gọi sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các tổ chức, góp ý cho chính quyền địa phương về những chính sách phát triển HTX hay các hình thức liên kết khác của người dân. 1.2.3 HTX nông nghiệp Hàn Quốc6: Năm 2008 Hàn Quốc có 1.239 HTX nông nghiệp (bao gồm các HTX dịch vụ nông nghiệp, sản xuất cây lương thực, chăn nuôi gia súc) và hơn 88 HTX chuyên trồng cây ăn quả, hoa, rau, nhân sâm, thu hút 100% nông dân tham gia làm xã viên (2,4 triệu người). Tất cả các HTX này đều là xã viên của Liên đoàn HTX nông nghiệp Hàn Quốc, tạo thành một hệ thống thống nhất triển khai các dịch vụ hỗ trợ nông dân từ khâu lập kế hoạch và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, chế biến và tiêu thụ nông sản cho đến cung cấp các dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm. Dưới sự hỗ trợ của Liên đoàn quốc gia, các HTX nông nghiệp được xây dựng thành những trung tâm tài chính, văn hoá và phúc lợi của địa phương, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nông dân và người dân nông thôn. Ngoài các hoạt động cung cấp dịch vụ đầu vào và đầu ra, các HTX ở Hàn Quốc còn liên kết với nhau để hỗ trợ sự phát triển của nhau. 6 (Nguyễn Xuân Hiên, 2008) 13 Như vậy, HTX ở Hàn Quốc hoạt động một cách hệ thống, các HTX liên kết với nhau trong các khâu từ sản xuất đến bán sản phẩm, từ khâu cung cấp dịch vụ đầu vào và đến phát triển đầu ra của sản phẩm. Sự liên kết giữa các HTX đã giúp cho hoạt động của HTX hoạt động hiệu quả hơn, giảm chi phí. 1.2.4 HTX nông nghiệp Thái Lan7: Là một quốc gia nông nghiệp, HTX nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Thái Lan và trong việc nâng cao vị thế xã hội của người nông dân. Hiện nay, ở Thái Lan có khoảng 4.137 HTX nông nghiệp với 5.950.809 xã viên nông dân. Các HTX nông nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của xã viên, trong đó tập trung chính vào 5 lĩnh vực: cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi, gửi tiền tiết kiệm và ký quỹ, bán hàng tiêu dùng và cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp với mức giá hợp lý, hỗ trợ nâng cao giá trị gia tăng và tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ phát triển nông nghiệp thông qua các hoạt động khuyến nông và dịch vụ. Như vậy, nắm bắt được lợi ích và hoạt động đúng lĩnh vực mà người dân có nhu cầu sẽ khuyến khích được sự tham gia của họ vào HTX. Tóm lại, HTX tập hợp những người có cùng chung mục đích với nhau trên các nguyên tắc hợp tác để giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, lưu thông, đối phó lại những khó khăn của tự nhiên, với sức ép của kinh tế thị trường, sự cạnh tranh của các đối thủ kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của chính mình. Ngoài việc giúp đỡ lẫn nhau họ còn có thể nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương; tận dụng tốt sự hỗ trợ này sẽ giúp cho HTX có điều kiện phát triển. 1.3 Mô hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu 1.3.1 Những nghiên cứu liên quan đến HTX Nghiên cứu của Abigail M. Hind (1997) Abigail M. Hind (1997) đã chứng minh trong nghiên cứu của mình và chỉ ra được có mối quan hệ tương quan thuận giữa tuổi đời kinh doanh của HTX với sự 7 (Nguyễn Xuân Hiên, 2008)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan