Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng hài phòng...

Tài liệu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng hài phòng

.DOC
41
33
121

Mô tả:

Việt Nam là một đất nước đang trên đà phát triển mạnh về kinh tế trong xu thế hội nhập cùng kinh tế thế giới.So sánh với các nước khác,Việt Nam có những lợi thế nhất định của riêng mình và một trong những lợi thế đó chính là những thuận lợi về việc phát triển cảng biển.Tuy nhiên một trong những vấn đề khó khăn của Việt Nam đó là phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật cảng biển mà hiện nay vẫn còn yếu kém. Trong khi đó,vai trò của cảng biển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là vô cùng quan trọng. Là một đất nước có đường bờ biển chạy dọc theo chiều dài đất nước với thềm lục địa rộng,Việt Nam nên biết tận dụng tốt hơn lợi thế của mình.Kinh tế cảng biển nên được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam trong những năm tới.Chính vì thế mà việc quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hệ thống cảng biển hiện còn nhiều yếu kém ở Việt Nam là một việc vô cùng cần thiết và có tính chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước hiện nay. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này,em đã tiến hành nghiên cứu đề tài “ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG CẢNG HẢI PHÒNG” với mong muốn có thể tìm hiểu thêm về tình hình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của cảng Hải Phòng nói riêng và cảng biển Việt Nam nói chung.Cảng Hải Phòng là một trong những cảng lớn của Việt Nam,có đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước hàng năm và có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng và miền Bắc. Đề tài gồm có 3 chương: Chương I: Lý luận chung về cảng biển và đầu tư phát triển cảng biển. Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng Hải Phòng. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng Hải Phòng. 1 Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm và trình độ nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo để bài viết hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong thời gian qua để em hoàn thành bài viết này. 2 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẢNG BIỂN. I.Tổng quan về hệ thống cảng biển. 1.Những vấn đề chung về cảng biển. 1.1.Các khái niệm về cảng biển Từ xưa tới nay đã có rất nhiều khái niệm về cảng biển được ra đời,trong tài liệu “Cảng và Công trình Cảng” của NXB Moskva 1979, G.N.Smirnôp đã viết: “Thương cảng hiện đại là một đầu mối giao thông lớn,bao gồm nhiều công trình kiến trúc,bảo đảm cho tàu thuyền neo đậu yên ổn,nhanh chóng và thuận lợi để thực hiện công việc chuyển giao hàng hóa/hành khách từ các phương tiện giao thông trên đất liền sang các tàu biển hoặc ngược lại,bảo quản và gia công hàng hóa,và phục vụ tất cả các nhu cầu cần thiết của tàu neo đậu trong cảng”.Đây có thể xem là một định nghĩa kinh điển về cảng biển. Theo từ điển bách khoa 1995 thì cảng biển là khu vực đất và nước ở biển có những công trình xây dựng và trang thiết bị phục vụ cho tàu thuyền cập bến, bốc dỡ hàng hóa, hành khách lên xuống, sửa chữa phương tiện vận tải biển, bảo quản hàng hóa và thực hiện các công việc khác phục vụ quá trình vận tải đường biển. Cảng có cầu cảng, đường vận chuyển có thể là đường sắt, đường bộ, kho hàng, xưởng sửa chữa. Theo điều 59 chương V Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam quy định: Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Như vậy tựu chung lại cảng biển là một bộ phận quan trọng không thể thiếu cho hoạt động của khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, khu công nghiệp, chế xuất; là nơi trong khu vực giao nhau giữa đất liền và biển. Cảng biển đồng thời là mắt xích của vận tải đa phương thức, ở đó các phương tiện vận tải biển, vận tải đường sắt, vận tải đường sông hoặc đường hàng không đi qua, là nơi có sự 3 thay đổi hàng hóa từ phương tiện vận tải biển sang phương tiện vận tải khác và ngược lại. 1.2.Các khái niệm có liên quan Một cảng biển sẽ bao gồm 2 khu vực: vùng đất cảng và vùng nước cảng: Vùng đất cảng: là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt thiết bị. Trong đó, cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Bến cảng có thể có một hoặc nhiều cầu cảng. Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác. Đây chính là khu vực có ảnh hưởng quyết định tới hoạt động phục vụ tàu ra vào cảng. 2.Cơ sở vật chất của cảng biển. 2.1.Hệ thống giao thông trong cảng Trong cảng bao gồm hai hệ thống giao thông,đó là :giao thông đường thủy và giao thông đường bộ. Giao thông đường thủy: cho phép các phương tiện vận chuyển (tàu biển,tàu ven biển,tàu sông) ra vào cảng để thực hiện việc giao nhận hàng hóa hoặc neo đậu.Tuy nhiên tùy vào độ nông sâu của luồng ra vào và độ sâu trước bến mà cảng có thể tiếp nhận loại tàu cỡ phù hợp. Giao thông đường bộ: bao gồm hệ thống đường ô tô và đường sắt phục vụ các phương tiện vận chuyển hàng. 2.2.Hệ thống kho bãi của cảng Hệ thống kho bãi của cảng biển bao gồm: 4 -Bãi chứa hàng: mặt bằng của bãi chứa hàng được bố trí tại tuyến hậu phương của cảng,chức năng lưu trữ hàng hóa phục vụ hàng xuất và hàng nhập. -Kho CFS: Kho được thiết lập để chủ yếu phục vụ lưu kho hàng bách hóa trước và sau quá trình đóng và rút hàng.Loại này được thiết kế dưới dạng kho kín và có trang thiết bị để bảo quản hàng hóa. -Kho CY: Loại kho này có kích thước phụ thuộc vào số lượng container tối ưu được bảo quản và nó được sử dụng đối với các bến cảng container. 2.3.Thiết bị xếp dỡ Thiết bị xếp dỡ là kết cấu hạ tầng cơ bản và chủ yếu để kết nối giữa tàu và cảng.Mức độ hiệu quả của thiết bị xếp dỡ càng cao thì khối lượng tối đa mà hàng hóa qua cầu tầu càng lớn,thời gian tàu ở cảng cũng sẽ được giảm bớt và tối thiểu hóa chi phí xếp dỡ.Ngày nay các cảng trên thế giới ngày càng được trang bị những thiết bị xếp dỡ đắt tiền,sử dụng ít lao động. 2.4.Khu vực giao nhận hàng Đây là khu vực thực hiện công việc là phục vụ các hoạt động giao và nhận hàng hóa của khách hàng qua cảng,vì thế mà khu vực này cần đảm bảo thuận lợi cho việc thực hiện quy trình giao nhận,đảm bảo an toàn cho các hoạt động diễn ra ở khu vực này. 2.5.Cổng kiểm soát: Đây là bộ phận có vai trò kiểm tra,kiểm soát các dòng phương tiện ra vào cảng (ô tô) ,giúp đảm bảo các phương tiện ra vào một cách nhịp nhàng,không có hiện tượng ùn tắc,…Ngoài ra còn có các khu vực khác như khu vực văn phòng cảng,trung tâm điều hành sản xuất,bãi chờ xe,trạm vận chuyển đường sắt,trạm sửa chữa,… 2.6.Cơ sở hạ tầng thông tin của cảng 5 Cơ sở hạ tầng thông tin của cảng bao gồm: hệ thống máy tính được kết nối,các cơ sở dữ liệu,các thiết bị điện tử để kết nối với các cơ quan khác.Nâng cao cơ sở hạ tầng thông tin cũng là một trong những việc cần thiết để hiện đại hóa công tác quản lý và khai thác,qua đó nâng cao chất lượng phục vụ của cảng. 3.Ý nghĩa và vai trò của cảng biển. Cảng biển có ý nghĩa và vai trò cực kì quan trọng đối với không chỉ kinh tế mà đối với sự phát triển về nhiều mặt của đất nước.Nơi nào có cảng biển nơi đó hoạt động thương mại sẽ rất phát triển.Cảng biển giúp thúc đẩy hoạt động thương mại trong nước và đặc biệt là thương mại quốc tế.Sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của cảng biển sẽ đáp ứng nhu cầu thương mại hóa trong phạm vi khu vực cũng như trên phạm vi quốc tế,giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập với kinh tế quốc tế của Việt Nam và giúp nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Cảng biển còn giúp tăng cường phát triển kinh tế địa phương và quốc gia. Những quốc gia có cảng biển phát triển, đặc biệt tại địa phương có cảng, được xem như một điều kiện quan trọng cho sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, công nghiệp khai thác, công nghiệp đóng tàu, cho phép tạo nhiều công ăn việc làm phục vụ kinh tế địa phương. Hoạt động của cảng biển còn giúp tạo ra nguồn thu,đóng góp những khoản đáng kể vào ngân sách Nhà nước. 4.Chức năng của cảng biển Cảng biển có những chức năng như sau: -Cảng là đầu mối giao thông thủy – bộ: Cảng là nơi diễn ra sự chuyển tiếp giữa một hoặc nhiều phương thức vận tải trên đất liền với một hoặc nhiều phương tiện vận tải trên biển.Cảng là cửa ngõ thương mại hàng hóa giữa các nước bằng đường biển. 6 -Cảng phải đảm bảo cho tàu thuyền neo đậu và ra vào an toàn,thuận lợi: Cảng tối thiểu phải có các công trình như là khu neo đậu tàu,các công trình bảo vệ. -Cảng phải thực hiện nhiệm vụ xếp và dỡ hàng hóa: Xếp dỡ hàng hóa là dịch vụ quan trọng hàng đầu và cơ bản của cảng.Quy mô và danh tiếng của cảng biển chủ yếu được quyết định bởi số lượng và chất lượng dịch vụ xếp dỡ hàng hóa. -Cảng giúp phát triển công nghiêp: Việc sản phẩm thô được nhập về bằng đường biển và được chế biến tại các khu công nghệ tại cảng tạo ra thành phẩm (cảng lưu giữ,phân chia và đóng gói hàng hóa),rồi tiếp tục được xuất đi đã mang lại sự tiết kiệm đáng kể về chi phí vận chuyển và đầu ra của sản phẩm. 5.Hoạt động của cảng biển. Các hoạt động của cảng biển có thể được phân chia theo chức năng như sau: -Hoạt động xếp dỡ hàng hóa: đây là chức năng cơ bản của cảng, thể hiện ở việc xếp dỡ hàng hóa tại cầu tàu và tuyến bãi.Hoạt động xếp dỡ hàng hóa được thực hiện bằng các thiết bị cơ giới có tính chuyên dụng.Hiện nay tại một số nơi trên thế giới đã áp dụng công nghệ tự động hóa để thực hiện hoạt động xếp dỡ này. -Hoạt động lưu trữ hàng hóa: Lưu kho bãi hàng hóa cũng là một chức năng quan trọng của cảng biển.Để có thể thực hiện tốt hoạt động này cần có một diện tích mặt bằng lớn,được quản lý và quy hoạch xây dựng hợp lý nhằm lưu trữ hàng hóa một cách tốt nhất,đảm bảo chất lượng cho hàng hóa,tránh để tình trạng bị hư hỏng. -Hoạt động giao nhận hàng hóa: hoạt động này liên quan trực tiếp đến dòng hàng hóa ra vào cảng.Hoạt động giao nhận là công đoạn đầu tiên (hàng xuất) và công đoạn cuối cùng (hàng nhập) của toàn bộ quá trình hàng hóa tại cảng để xếp xuống tàu hay dỡ từ tàu. 7 6.Phân loại cảng biển. 6.1. Phân loại theo mục tiêu sử dụng - Cảng Quân sự: đây là loại cảng xây dựng chỉ để phục vụ cho mục đích quân sự,là nơi huấn luyện quân đội (hải quân,lính thủy đánh bộ,…) và là nơi neo đậu của các loại tàu chiến và các phương tiện quân sự dưới nước. - Cảng hàng hoá: là nơi vận chuyển hàng hóa,bốc xếp dỡ hàng hóa hay xuất hàng hóa đi nơi khác.Đối tượng phục vụ chính của loại cảng này là lưu chuyển hàng hóa qua cảng. - Cảng hành khách: khác với cảng hàng hóa,thì cảng hàng khách vận chuyển các hành khách đi bằng đường biển trên các phương tiện vận chuyển như tàu thủy,tàu biển du lịch,… - Cảng thuỷ sản: là nơi tiếp nhận các tàu đánh cá,là nơi trung chuyển hàng hóa là các loại thủy hải sản,bến đỗ của các loại tàu trong ngành khai thác thủy hải sản. - Cảng cung ứng,cứu hộ 6.2.Phân loại theo vai trò và vị trí của cảng. - Cảng trung chuyển: Là cảng cung cấp bến và các dịch vụ hàng hải để xếp dỡ và các tiện ích cho sự chuyển giao và chuyển tải hàng hóa giữa tàu mẹ và tàu con trong thời gian ngắn nhất - Cảng địa phương:Là những cảng nằm tại khu vực thuộc vùng hậu phương của cảng lớn, có chức năng phục vụ vận chuyển hàng hóa trong vùng và nối liền dòng hàng hóa địa phương với toàn cầu qua cảng trung chuyển. - Cảng container nội địa ICD:Là loại cảng nằm sâu trong nội địa (miền hậu phương của cảng), với mục đích là thu gom hàng lẻ để đóng vào container trước khi xuất khẩu;phân chia hàng nhập từ container để giao trả cho các chủ hàng lẻ;thực hiện các thủ tục thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. 8 - Cảng đầu mối:Là cảng nằm ở những nơi được bao quanh bởi những trung tâm thương mại và khu công nghiệp lớn có nhu cầu cao về hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng biển. 7.Mô hình quản lý cảng biển Để quản lý cảng biển một cách hiệu quả thì cần có một mô hình quản lý cảng phù hợp với đặc điểm,tính chất của cảng.Trên thế giới hiện nay đã và đang tồn tại những mô hình quản lý cảng biển như sau: - Mô hình chủ cảng: Trong mô hình này, nhà nước đầu tư vào kết cấu hạ tầng cảng sau đó cho thuê kinh doanh khai thác. Nhà khai thác cảng sẽ tự mua sắm các trang thiết bị và công nghệ xếp dỡ phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình. - Mô hình cảng dịch vụ: Trong mô hình này, nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng của cảng, thông qua việc xây dựng kết cấu hạ tầng cảng và mua sắm các trang thiết bị xếp dỡ hàng hóa phục vụ cho hoạt động của cảng. Sau đó, nhà nước sẽ chỉ định một công ty hoặc tổng công ty nhà nước khai thác kết cấu hạ tầng và các thiết bị xếp dỡ này. - Mô hình cảng công cụ: Với mô hình này, nhà nước đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng cảng, mua sắm các trang thiết bị, phương tiện và công nghệ. Sau đó, sẽ cho thuê kinh doanh đối với việc sử dụng các kết cấu và thiết bị nói trên,Nhà nước sẽ thu lợi nhuận từ việc hoạt động kinh doanh hiệu quả và linh hoạt của nhà khai thác cảng. - Mô hình cảng dịch vụ tư nhân: Trong mô hình này, nhà nước giữ vai trò xây dựng khung pháp lý. Các công ty tư nhân sẽ chịu trách nhiệm đầu tư chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng, thiết bị xếp dỡ để khai thác hoặc cho thuê. Họ chịu trách nhiệm và rủi ro liên quan đến việc đầu tư cũng như hoạt động khai thác kinh doanh của cảng. 9 II.Hệ thống cảng biển Việt Nam. 1.Đặc điểm của hệ thống cảng biển Việt Nam. Việt Nam có chiều dài 3260km kéo dài từ Bắc xuống Nam,với vùng thềm lục có diện tích lớn gấp 3 lần diện tích đất liền, sông ngòi chằng chịt đan xen lẫn nhau và đặc biệt là nằm ở vị trí chiến lược trong sơ đồ hàng hải quốc tế. Đặc điểm của hệ thống cảng biển nước ta đó là các cảng biển phân bố không đều và nằm tập trung ở các khu kinh tế lớn,tập trung ở một số các thành phố lớn tại các vùng.Phía Bắc có Hải Phòng,Quảng Ninh , phía Nam có Hồ Chí Minh,Vũng Tàu,…Đây đều là những nơi có tốc độ phát triển thuộc top đầu trên cả nước. Bên cạnh đó, một đặc điểm nổi bật khác là phần lớn các cảng biển của Việt Nam nằm sâu trong các cửa sông, chính vì vậy độ sâu của luồng tàu hẹp, chiều rộng và bán kính quay trở tàu rất hạn chế do đó ảnh hưởng đến việc tiếp nhận các tàu lớn cập cảng. Đồng thời, do nước ta ở khu vực nhiệt đới gió mùa, thời tiết diễn biến phức tạp bất thường do đó các đợt gió mùa, bão, biển động diễn ra khá thường xuyên, khiến cho việc trợ giúp, lai dắt tàu vào cảng không thực hiện được quanh năm. Phần lớn các cảng đều nằm trong nội đô, do đó diện tích để xây dựng kho bãi, cầu cảng hẹp đồng thời hoạt động khai thác diễn ra không thuận lợi do có thể xuất hiện tình trạng ùn tắc giao thông, gây ô nhiễm môi trường trong đô thị. 2.Vai trò của hệ thống cảng biển Việt Nam đối với phát triển kinh tế. Hệ thống cảng biển Việt Nam đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước nói chung và kinh tế biển nói riêng.Trong kinh tế biển,đóng vai trò chủ đạo đó là vận tải biển.Chính vận tải biển phát triển đã thúc đẩy thương mại các quốc gia ngày càng trở lên có hiệu quả. Phát triển vận tải biển thúc đẩy quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá, là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp. 10 Hệ thống cảng biển bao gồm trên 80 cảng biển lớn nhỏ, trong đó có một số cảng đã và đang được nâng cấp và mở rộng như Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ.Tốc độ tăng trưởng bình quân là 17%/năm.Có thể nói, chính nhờ có hệ thống giao thông biển mà các trung tâm công nghiệp lớn của đất nước đã hình thành và phát triển như khu vực kinh tế trọng điểm Nam Bộ, Bắc Bộ gắn liền với cụm cảng Sài Gòn và Hải Phòng. Chính nhờ có cảng biển nên đã tạo ra lợi thế cạnh tranh hoặc xuất khẩu nông lâm thuỷ sản chế biến. Tất cả các cảng đều gắn liền với các trung tâm công nghiệp, là đầu mối giao lưu với thế giới trong xuất, nhập khẩu của đất nước. Trong những năm sắp tới, nền kinh tế phát triển mạnh theo hướng hội nhập quốc tế và khu vực, giao lưu hàng hoá quốc tế và trong nước tăng nhanh, đòi hỏi hệ thống cảng biển cần có những bước tiến mạnh mới đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế - xã hội. 3.Phân loại cảng biển Việt Nam. Theo Điều 59 và 60 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, các cảng biển Việt Nam được chia làm ba loại Loại I là cảng biển đặc biệt quan trọng phục vụ việc phát triển kinh tế-xã hội của cả nước hoặc liên vùng; loại II là cảng biển quan trọng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của vùng, địa phương; loại III là cảng biển phục vụ hoạt động của doanh nghiệp. Quyết định 16/2008/QĐ-TTg ngày 28/01/2008 xếp 17 cảng biển vào loại I, đó là: Hải Phòng, Cẩm Phả, Hòn Gai, Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Vân Phong, Nha Trang, Ba Ngòi, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai và Cần Thơ. Cảng biển loại II có 23 cảng, bao gồm các cảng tương đối nhỏ đang hoặc sẽ phục vụ chủ yếu vận tải ven biển. Vùng hấp dẫn của cảng loại II thường chỉ giới hạn trong phạm vi tỉnh. Cảng biển loại III có 9 cảng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là các cảng biển ngoài khơi phục vụ hoạt động dầu khí. 11 III.Hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hệ thống cảng biển Việt Nam. 1.Sự cần thiết phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hệ thống cảng biển. Như đã nêu ở phần vai trò của hệ thống cảng biển đối với sự phát triển kinh tế là rất lớn đối với một nước ven biển và có nhiều lợi thế về hàng hải như nước ta.Nếu xét trên mặt bằng chung so với hàng hải và hệ thống cảng biển của khu vực và thế giới thì hệ thống cảng biển của nước ta còn tồn tại rất nhiều hạn chế và bất cập.Thể hiện ở việc quy hoạch vẫn còn chưa sát với thực tế,chưa đạt hiệu quả cao,công nghệ thiết bị bốc xếp dỡ vẫn còn nhiều lạc hậu,dịch vụ trung chuyển vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu,các luồng ngạch của các cảng biển còn dài và nông lại gần sông khiến việc ra vào của tàu gặp nhiều khó khăn.Cảng biển Việt Nam hiện tại đang trong tình trạng quá tải,cơ sở vật chất không phát triển kịp thời với tốc độ tăng trưởng.Điều này gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực thương mại quốc tế,đặc biệt là xuất nhập khẩu qua cảng biển.Chính vì thế mà mà việc đầu tư phát triển hệ thống cảng biển tại Việt Nam là vô cùng bức thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.Hàng năm số lượng tàu quốc tế ra vào các cảng biển Việt Nam luôn có xu hướng tăng,hơn nữa các loại tàu có trọng tải lớn thì số lượng cảng biển đáp ứng được yêu cầu bốc xếp những loại tàu này tại Việt Nam còn rất ít.Số lượng cảng biển nhiều nhưng đa phần là quy hoạch còn kém và chất lượng bốc xếp hàng còn kém.Để phát triển một cách hiệu quả kinh tế vận tải biển thì yêu cầu tất yếu và bức thiết hiện nay đó là đầu tư phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam. 2.Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển Do hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển là một hoạt động đầu tư phát triển do đó nó mang những đặc điểm của đầu tư phát triển. +Quy mô tiền vốn,vật tư lớn: đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển là một lĩnh vực đòi hỏi một lượng vốn rất lớn do yêu cầu cao về kỹ thuật và công nghệ xây dựng đòi hỏi phải có chuyên môn cao,đòi hỏi phải huy động một lượng vốn lớn 12 từ nhiều nguồn.Do đó cần có các biện pháp huy động vốn và tạo vốn một cách hiệu quả nhằm tập trung được lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển. +Thời gian thu hồi vốn lâu: hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng thường là các hoạt động xây dựng công trình,cầu tàu,thông luồng,nạo vét,…những hoạt động này đòi hỏi thời gian.Hơn nữa do chi phí lớn nên thời gian thu hồi lại vốn lâu.Chính vì thế cần tiến hành phân kì đầu tư hợp lý để có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý,đưa các công trình đã hoàn thành vào sử dụng ngay nhằm thu hồi nhanh vốn đầu tư. +Có tính rủi ro cao: hoạt động đầu tư phát triển chịu độ rủi ro cao do chịu ảnh hưởng bởi cả các yếu tố chủ quan lẫn khách quan.Hơn nữa,hoạt động đầu tư phát triển cảng biển do tính chất gắn liền với đường thủy nên chịu ảnh hưởng bởi thời tiết,đặc biệt là thiên tai.Bên cạnh đó là chịu sự tác động của các chính sách điều tiết của Nhà nước và chịu ảnh hưởng của sự biến động hàng hóa trên thế giới do có liên quan mật thiết tới hoạt động thương mại quốc tế. 3.Quản lý Nhà nước đối với sự phát triển cảng biển 3.1.Cơ quan quản lý Các cơ quan Nhà nước liên quan đến việc quản lý cảng biển và sự phát triển cảng biển gồm có: +Bộ Giao thông vận tải : đây là cơ quan Chính phủ Việt Nam,thực hiện chức năng quản lý về giao thông vận tải đường bộ,đường sắt,đường sông,hàng hải và hàng không trên phạm vi cả nước.Về việc phát triển cảng biển,Bộ chịu trách nhiệm xây dựng quy hoạch phát triển,kế hoạch dài hạn,các chương trình,dự án,các văn bản pháp luật có liên quan đến việc quy hoạch và phát triển cảng biển. +Cục Hàng hải Việt Nam: là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải,thực hiện chức năng tham mưu,giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước về chuyên ngành hàng hải và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hàng hải trên phạm vi cả nước. 13 3.2.Văn bản pháp luật điều chỉnh Đối với lĩnh vực cảng biển,Nhà nước có ban hành những văn bản pháp luật quy định về các quản lý hoạt động của cảng biển. +Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam: được Quốc Hội ban hành vào ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2006, là văn bản pháp quy cao nhất về các hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về cảng biển, tàu biển, thuyền bộ, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hoá, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học. + Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải + Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Quốc hội ban hành ngày 24/12/2009 Ngoài ra còn có các nghị định,quyết định,thông tư có liên quan tới việc quản lý cảng biển và các hoạt động đầu tư phát triển tại cảng biển. 4.Vốn và nguồn vốn cho sự phát triển cảng biển Việt Nam Hiện nay,các nguồn vốn cho đầu tư phát triển cảng biển ở Việt Nam chủ yếu đến từ ba nguồn chính,đó là: +Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước +Nguồn vốn vay ODA +Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn vay ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn vốn đầu tư phát triển cảng biển.Đầu tư phát triển cảng biển,đặc biệt là cơ sở hạ tầng cảng biển đòi hỏi một lượng vốn rất lớn và lĩnh vực cảng biển cũng là một lĩnh vực tương đối nhạy cảm do có thể liên quan đến một số vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia.Tuy nhiên trong những năm gần đây,một hướng mở được Nhà nước khuyến khích là kêu gọi đầu 14 tư tư nhân và đây chính là cơ hội cho nguồn vốn FDI nước ngoài chảy vào lĩnh vực cảng biển ở Việt Nam. Việc sử dụng nguồn vốn tư nhân và FDI cũng được khuyến nghị trong việc phát triển cảng biển, thay vì sử dụng không hiệu quả nguồn lực của Chính phủ. 5.Nội dung hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển Hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển bao gồm những nội dung như sau: - Đầu tư nâng cấp đổi mới thiết bị xếp dỡ: đối với bất cứ một cảng biển nào, thì trang thiết bị phục vụ cho việc bốc xếp hàng hóa sẽ quyết định lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất của cảng. Do đó, việc đầu tư phát triển cảng biển không thể không chú trọng tới hoạt động nâng cấp đổi mới phương tiện trang thiết bị nhằm nâng cao năng suất bốc xếp tại cảng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. - Đầu tư hệ thống nhà xưởng kho bãi: hệ thống kho bãi cảng có tác dụng lưu trữ, bảo quản hàng hóa qua cảng vì thế đầu tư vào đây đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động SXKD của cảng. - Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nội bộ cảng: nếu như hệ thống giao thông trong cảng như đường sắt, đường ô tô thông suốt, hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa trong nội bộ cảng. - Đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin: các cảng biển lớn trên thế giới hiện nay đều tiến hành ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lí và khai thác cảng như hệ thống CITOS; hay hệ thống truyền thông dữ liệu điện tử (EDI) … để nâng cao năng suất tại cảng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất trong cảng hoạt động có hiệu quả hơn. 6.Khái quát tình hình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển Việt Nam Trong những năm qua, ngân sách Nhà nước tuy được đầu tư tập trung vào cơ sở hạ tầng cảng biển dùng chung (luồng tàu, đê chắn sóng), chỉ xây dựng 15 một số bến cảng mang tính chất thu hút tại các khu vực trọng yếu của nền kinh tế, nhưng mức độ hấp dẫn để thực hiện xã hội hóa chưa cao. Những hạng mục đầu tư trước năm 2010 mới cơ bản đáp ứng nhu cầu thiết yếu, chưa xác định rõ ràng và thực hiện thành công khâu đột phá đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm hàng hải của khu vực. Nguồn vốn ngân sách do Bộ GTVT quản lý trong thời gian tới sẽ chỉ tập trung vào các dự án trọng điểm, có tính bản lề, hình thành các cảng nước sâu, có khả năng thực hiện chức năng vận tải trên các tuyến biển xa, thực hiện vai trò trung chuyển quốc tế. Dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong hiện đang giao Tổng công ty Hàng hải Việt Nam làm chủ đầu tư, trên quan điểm kêu gọi sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài có thực lực, kinh nghiệm để bảo đảm tính khả thi. Ngoài ra, sẽ tiếp tục hoàn chỉnh một số dự án cải tạo, nâng cấp luồng tàu, hạ tầng hàng hải để khai thác ổn định, hiệu quả, đồng bộ với kết cấu hạ tầng cảng biển tại các khu vực có nhu cầu cấp thiết. 16 Chương II:Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển cảng Hải Phòng. I.Quá trình hình thành và phát triển của cty TNHH 1 thành viên Cảng Hải Phòng. 1.Sơ lược về quá trình hình thành Cảng Hải Phòng Vào tháng 3 năm 1874, triều đình nhà Nguyễn đã dâng cho Pháp toàn bộ đất Hải Phòng và quyền kiểm soát bến Ninh Hải.Để phục vụ cho mục tiêu quân sự và triển khai chính sách vơ vét tài nguyên,người Pháp đã bắt tay vào xây dựng và phát triển cảng Hải Phòng.Năm 1876, cảng Hải Phòng đã ra đời và đi vào hoạt động.Quy mô ban đầu của cảng có thể đáp ứng khả năng thông qua hàng hóa vào khoảng 100.000 tấn/năm với các hạng mục công trình chủ yếu gồm 90m cầu bến,khoảng 600m2 kho hàng. Sau năm 1955, cảng Hải Phòng đã được khôi phục và sửa chữa để đáp ứng công cuộc khôi phục kinh tế miền Bắc XHCN. Ngày 11/03/1993, Bộ Giao thông vận tải ra quyết định số 376/TCCBLĐ về việc thành lập doanh nghiệp Cảng Hải Phòng thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Từ năm 1997, Cảng khẩn trương triển khai dự án cải tạo và nâng cấp Cảng Hải Phòng theo QĐ 442/ TTG ngày 31/7/1996 của Thủ tướng Chính phủ bằng nguồn vốn ODA của Nhật. Từ ngày 1/6/2008 Cảng chuyển đổi mô hình tổ chức doanh nghiệp từ doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sang mô hình công ty TNHH 1 thành viên. 2.Điều kiện tự nhiên,vị trí địa lý Cảng Hải Phòng Vị trí địa lí của Cảng là 20o52 vĩ độ Bắc và 16041 kinh Đông. Chế độ thủy triều là Nhật triều với mức nước triều cao lớn nhất +4,0m . Cảng chịu 2 mùa rõ rệt: từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là gió Bắc- Đông Bắc và từ tháng 3 đến tháng 9 là gió Nam- Đông Nam. Nhiệt độ cao nhất trung bình hàng ngày là 27,60C. 17 Vì Cảng Hải Phòng luôn nằm bên bờ phải của cửa Cấm nên Cảng không bị tác động của sông. Tuy vậy các tàu vào Cảng đôi khi bị sóng cồn tức các sóng được tạo nên có sự phối hợp giữa sóng và sóng đánh vào phần sau gây trở ngại cho việc điều khiển. Bên cạnh đó, Cảng Hải Phòng nằm ở trung tâm sông Hồng và chịu ảnh hưởng phù sa sông Hồng nên tình trạng luồng lạch vào Cảng Hải Phòng không ổn định, từ nhiều năm nay luồng vào Cảng thường xuyên phải nạo vét. 3.Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Cảng Cảng Hải Phòng là công ty TNHH 1 thành viên kinh doanh trong lĩnh vực xếp dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa, chuyển tải tại khu vực Cảng và dịch vụ hàng hải khác theo giấy phép kinh doanh số 105 661 của trọng tài kinh tế thành phố Hải Phòng cấp ngày 7/4/1993, và có các nhiệm vụ sau: Bốc xếp, giao nhận, lưu giữ hàng hóa;Lai dắt, hỗ trợ tàu biển;Trung chuyển hàng hóa, container quốc tế;Dịch vụ vận tải;Dịch vụ logictic container chuyên tuyến Hải Phòng - Lào Cai bằng đường sắt;Dịch vụ đóng gói, vận tải hàng hải đường bộ, đường sông;Đại lý tàu biển và môi giới Hàng Hải. 4.Bộ máy tổ chức,quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Hải Phòng  Ban lãnh đạo Cảng Hải Phòng. Ban lãnh đạo của Cảng Hải Phòng gồm có: -Chủ tịch hội đồng thành viên - Tổng giám đốc. - Phó tổng giám đốc Kinh doanh - Phó tổng giám đốc phụ trách kĩ thuật - Phó tổng giám đốc khai thác kiêm trưởng ban quản lí dự án ODA. 18  Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí của Cảng Hải Phòng. Bộ máy tổ chức của Cảng Hải Phòng được chia làm 11 phòng ban khác nhau, mỗi phòng ban đều nắm những nhiệm vụ riêng biệt, có trách nhiệm tham mưu cho Ban giám đốc giải quyết những vấn đề khác nhau của Cảng Hải phòng. Tuy nhiên, bên cạnh các phòng ban, Cảng còn thành lập 1 Ban quản lí dự án nhằm quản lí dự án Cải tạo nâng cấp Cảng Hải Phòng sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng từ Ngân sách Nhà nước. Ban quản lí dự án sẽ chịu trách nhiệm trước Bộ giao thông vận tải, Bộ Tài Chinh, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Văn phòng Chính phủ. Các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc về các lĩnh vực, kế hoạch thống kê, tài chính kế toán, kinh doanh, khai thác, tổ chức lao động, chế độ chính sách tiền lương, pháp chế, khoa học công nghệ, công trình và an toàn lao động. Ngoài ra còn có: phòng bảo vệ phụ trách công tác bảo vệ toàn bộ các địa bàn lãnh thổ thuộc cảng quản lí, bảo vệ hàng hoá, kiểm soát hàng ra vào cảng, phòng y tế với một bệnh xá và hệ thống y bác sĩ thường trực tại các xí nghiệp xếp dỡ; Tổng kho vật tư mua sắm, cấp phát và quản lí các công cụ xếp dỡ. o Các đơn vị thành viên của Cảng Hải Phòng -Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu: là sự sáp nhập giữa Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông và Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu cũ vào ngày 1/7/2007.Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu có nhiệm vụ tổ chức bốc xếp, giao nhận, bảo quản hàng hóa, chủ yếu là sắt thép, thiết bị, bách hóa, hàng bao, hàng rời, hàng container. - Xí nghiệp xếp dỡ và vận tải Bạch Đằng: do Cảng Hải Phòng đầu tư 100% vốn điều lệ, có nhiệm vụ bốc xếp, vận chuyển hàng hóa tại bến nổi Bạch Đằng -Xí nghiệp xếp dỡ Tân Cảng: ra đời ngày 4/11/2008, là đơn vị phụ thuộc và chịu sự ràng buộc về quyền lợi, nghĩa vụ đối với Cảng Hải Phòng, có nhiệm vụ chính là tổ chức xếp dỡ, giao nhận, vận chuyển hàng hoá tại khu vực Đình 19 Vũ (thuộc Dự án xây dựng Cảng Hải Phòng tại bán đảo Đình Vũ); ngoài ra, Xí nghiệp còn có chức năng kinh doanh vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ, đường bộ. - Công ty đầu tư phát triển Cảng Đình Vũ - Xí nghiệp xếp dỡ và vận tải thủy: có nhiệm vụ bốc xếp, vận chuyển hàng hóa trên vùng nước, bốc xếp hàng siêu cường siêu trọng, hỗ trợ tàu biển ra vào Cảng, nạo vét chân cầu cảng, phục vụ công nhân bốc xếp trên các khu chuyển tải. - Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ: có nhiệm vụ chủ yếu tổ chức xếp dỡ, giao nhận, bảo quản hàng container và các loại hàng bách hóa 5.Cơ sở vật chất của Cảng. 5.1.Luồng tàu Tên luồng Chiều dài (km) Lạch Huyện 17.5 Hà Nam 6.3 Bạch Đằng 9.2 Sông Cấm 9.8 Tổng chiều dài tuyến 42.8 luồng 5.2.Cầu tàu 20 Chiều rộng (m) 100 70 70 70 Độ sâu (m) -7.8 -5.7 -6.1 -6.1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan