Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam sau khi ra nhập wto...

Tài liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam sau khi ra nhập wto

.DOC
36
46
93

Mô tả:

Từ khi luật đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 1987 được ban hành đã tạo điều kiện khích lệ hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam đóng góp quan trọng vào việc thực hiện chính sách quan trọng của quốc gia,là cầu nối quan trọng giúp Việt Nam hòa nhập sâu vào tiến trình toàn cầu hóa,quốc tế và phân công lao động quốc tế. Ngày 7 tháng 11 năm 2006 đánh dấu Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới, đây là một trong những kết quả quan trọng của quá trình thực hiện chính sách chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Gia nhập WTO mở ra cho nước ta những cơ hội mới, cùng với những thách thức gay gắt, tác động sâu rộng đến hoạt động đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về các đối tác lớn là một điều quan trọng không thể thiếu trong việc tạo lập môi trường để thu hút đầu tư nước ngoài. Là thành viên của WTO vị thế của Việt Nam được nâng lên có điều kiện để mở rộng thị trường xuất khẩu trước hết là đối với các thành viên của tổ chức này . Trong 5 năm 2007 - 2011, kim ngạch xuất khẩu, nhìn chung, diễn biến theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước: năm 2006 đạt 39,8 tỉ USD tăng 22,7%; năm 2007 đạt 48,57 tỉ USD tăng 23%; năm 2008 đạt 62,7 tỉ USD, tăng 29,5%; năm 2009 đạt 57 tỉ USD; năm 2010 đạt 71,6 tỉ USD, tăng 25,5% (gấp 3 lần mục tiêu đề ra) và năm 2011 ước đạt 85 tỉ USD, tăng 21% so với năm 2010. Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản... bị ảnh hưởng nặng nề, thì kim ngạch xuất khẩu đạt được trong những năm qua là rất đáng ghi nhận. FDI đăng ký và thực hiện thời kỳ 2007 - 2011 là có nhiều dự án lớn. Các vùng thu hút nhiều vốn FDI, bên cạnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là duyên hải Nam Trung Bộ. Cơ cấu vốn đầu tư cũng thay đổi, chuyển từ công nghiệp sang dịch vụ khách sạn, nhà hàng, căn hộ cho thuê, bất động sản, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, phù hợp với các cam kết của WTO. Vai trò của nguồn vốn FDI trong việc tăng chất lượng tăng trưởng cũng được thể hiện khá rõ nét. Nhiều sản phẩm của khu vực FDI đạt chất lượng cao, làm thay đổi cơ cấu mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu theo hướng tiến bộ, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút lao động dư thừa,tăng nguồn thu cho đất nước. Tuy nhiên đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ sau khi ra nhập WTO bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn thách thức .Để thành công và 1 thu hút ngày càng nhiều lượng vốn này đòi hỏi Việt Nam phải có những bước đi đúng đắn. Được sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Như Bình ,em chọn đề tài “đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khi ra nhập WTO “làm đề án môn học. Nội dung đề án gồm 3 chương: 1:những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khi Việt Nam ra nhập WTO 2:Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khi Việt Nam ra nhập WTO 3:Giải pháp tận dụng lợi thế gia nhập WTO để tăng cường thu hút FDI. 2 1:Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO -Nhóm về kinh tế: Nhóm này tác động trực tiếp tới việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam kể từ khi Việt Nam ra nhập WTO ,với nhóm nhân tố này ta xét tới 2 khía cạnh chủ yếu gồm: + Nhân tố thị trường: Sau khi gia nhập WTO quy mô thị trường và tiềm năng phát triển của Việt Nam được mở rộng tạo điều kiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.Sau khi gia nhập WTO tổng giá trị GDP tăng so với trước ,quy mô nền kinh tế mạnh hơn.Nhiều nhà đầu tư mạnh dạn “đi tắt đón đầu” đầu tư vào một số vùng kinh tế có triển vọng . Bảng 1: số liệu về GDP của Việt Nam từ năm 2006 tới nay Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 GDP/người 730 843 1052 1064 1168 1300 Nguồn:tổng cục thống kê -Nhân tố về chi phí: Nhiều nghiên cứu cho thấy, phần đông đầu tư vào các nước là để khai thác các tiềm năng, lợi thế về chi phí. Trong đó, chi phí về lao động thường được xem là nhân tố quan trọng nhất khi ra quyết định đầu tư. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đối với các nước đang phát triển, lợi thế chi phí lao động thấp là cơ hội để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong các thập kỷ qua. Khi giá nhân công tăng lên, đầu tư nước ngoài có khuynh hướng giảm rõ rệt. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài cho phép các công ty tránh được hoặc giảm thiểu các chi phí vận chuyển và do vậy có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, kiểm soát được trực tiếp các nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu với giá rẻ,nhận được các ưu đãi về đầu tư và thuế, cũng như các chi phí sử dụng đất. Ngoài chi phí vận chuyển và các khía cạnh chi phí khác, cũng cần nhấn mạnh 3 đến động cơ đầu tư của các công ty xuyên quốc gia nhằm tránh ảnh hưởng của hàng rào quan thuế và phi quan thuế, cũng như giúp giảm thiểu đáng kể chi phí xuất nhập khẩu. Việt Nam sau khi ra nhập WTO đã thực hiện kí kết các văn kiện quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực thuế quan như cam kết giảm thuế nhập khẩu . Bảng 2:Bảng cam kết chung về giảm thuế nhập khẩu Cách cam kết Số dòng thuế NK Tỷ trọng (%) Cắt giảm thuế nhập khẩu 3800 35,5 Phải dừng ở mức thuế ở 3700 34,5 thời điểm gia nhập WTO Mức thuế trần cao hơn 3170 30 mức thuế khi gia nhập WTO Tổng 10670 100 Nguồn:Tổng hợp văn kiện gia nhập WTO ở Viêt Nam Bảng 3:Bảng cam kết giảm thuế nhập khẩu theo nhóm ngành hàng Nhóm ngành Mức thuế nhập Mức thuế nhập Thời hạn thực hiện hàng khẩu hiện hành khẩu phải giảm giảm Toàn bộ biểu thuế 17,4 13,4 5-7 năm Nông sản nhập 23,5 20,9 5-7năm khẩu Hàng công 16,8 12,6 5-7 năm nghiệp Nguồn:tổng hợp từ văn kiện gia nhập WTO ở Việt Nam -Nhóm về tài nguyên: Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển ,với các điều kiện tự nhiên phong phú , các yếu tố như nguồn lao động ,vị trí địa lý thuận lợi cho buôn bán và giao thương với nước ngoài là cơ sở cho việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Từ khi gia nhập WTO ,nền sản xuất trong nước cùng với điều kiện sống của người dân được tăng cao cũng là một cơ sở quan trọng có vai trò quan trọng trong việc thu hút đâù tư thành công,nhóm này bao gồm: + Nguồn nhân lực 4 Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở một nước đang phát triển, các nước đầu tư cũng nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ và tương đối thừa thãi ở các nước này. Thông thường nguồn lao động phổ thông luôn được đáp ứng đầy đủ và có thể thỏa mãn yêu cầu của các công ty. Tuy vậy, chỉ có thể tìm được các nhà quản lý giỏi,cũng như cán bộ kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm ở các thành phố lớn. Động cơ, thái độ làm việc của người lao động cũng là yếu tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn địa điểm để đầu tư. Việt Nam hiện nay đang tăng cường cho giáo dục ,đào tạo ngày càng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cho tiến trình phát triển của kinh tế nước nhà,từ năm 2006 trở về trước số lượng trường đại học ở Việt Nam chưa tương xứng với quy mô phát triển đất nước .Từ sau khi gia nhập WTO,không những số lượng các trường đại học cao đẳng tăng cao tuy nhiên còn hạn chế ở chất lượng đào tạo,muốn nguồn nhân lực Việt Nam có thể tạo sức hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài cần phải có sự nỗ lực hơn nữa từ phía người học và trường đào tạo. Theo số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, có 18,9% dân số từ 25 tuổi trở lên có trình độ học vấn bậc trung, và chỉ có 5,4% dân số từ 25 tuổi trở lên có trình độ học vấn bậc cao. Tỷ lệ dân số có trình độ giáo dục bậc trung và bậc cao của Việt Nam đều thấp hơn so với các nước Đông Nam Á khác. Bảng 3:Bảng so sánh quốc tế về chỉ tiêu giáo dục (sau khi VN gia nhập WTO) Tên Chỉ số phát triển giáo Tỷ lệ Tỷ lệ biết Mức cân Chất nước dục(EDIT) phổ cập chữ của bằng về lượng Điểm số Xếp thứ/127 giáo dục người lớn giới Giáo dục tiểu học từ 15 tuổi trở lên Việt 0,914 64 94 90,3 92,5 89 Nam Trung 0,93 54 94,6 91 88,5 98 Quốc Philipin 0,903 70 93 93 96,7 79,3 Indonexi 0,912 65 92,1 88 95,7 89,2 a Malaysia 89 94,1 Thái Lan 0,921 60 86,3 93 95,5 5 99 Hàn 0,99 4 99,9 98 99,2 Quốc Singapo 93 Thế giới 81,7 Nguồn :Báo cáo giám sát giáo dục toàn cầu của UNESCO-năm 2007 +Tài nguyên thiên nhiên: Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp của Malaysia, nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này có sức hút FDI mạnh mẽ nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô đến nước này là nhắm đến các nguồn tài nguyên dồi dào về dầu mỏ, khí đốt, cao su, gỗ... Đặc biệt tại các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), khai thác tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu quan trọng của nhiều nước đầu tư trong các thập kỷ qua. Thực tế cho thấy, trước khi có sự xuất hiện của Trung Quốc trên lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, FDI chỉ tập trung vào một số quốc gia có thị trường rộng lớn và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Việt nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên thuận lợi về dầu mỏ ,khí đốt và nguyên liệu khác.Các nước đầu tư vào Việt Nam luôn chú trọng tới trữ lượng nguồn nguyên liệu phục vụ cho khai thác và sử dụng lâu dài,khi gia nhập WTO Việt Nam không chỉ thực hiện cam kết cắt giảm thuế mà còn thực hiện một sân chơi bình đẳng với đối tác ,thực hiện mở cửa thị trường ,cho phép nhà đầu tư thăm dò và khai thác tại vùng nguyên liệu những dưới sự giám sát của cơ quan có chức năng trong nước.Lượng FDI đầu tư vào Việt Nam trong những năm gần đây thường tập trung vào một số ngành công nghiệp chủ chốt,ngành nông nghiệp ít được quan tâm hoặc chưa tương xứng với tiềm năng đất nước. +Vị trí địa lý Vị trí thuận lợi giúp thu hút đầu tư nước ngoài,một quốc gia với vị trí thuận lợi sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển ,mở rộng thị trường thị trường ra xung quanh ,khai thác hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển. +Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 6 Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có ảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào một nước hoặc một địa phương. Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác), là điều mong muốn đối với mọi nhà đầu tư nước ngoài. Trong thập kỷ 80 và 90, để thu hút đầu tư, nhiều nước đã xây dựng các khu chế xuất (EPZ). Khu chế xuất Thẩm Quyến của Trung Quốc là một điển hình thành công của mô hình này. Tuy vậy không phải quốc gia nào cũng gặt hái được kết quả tương tự. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại bên trong khu chế xuất là quan trọng nhưng các yếu tố nguồn nhân lực phục vụ cho khu chế xuất, vị trí địa lý và các cơ chế chính sách khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của các khu chế xuất. Việt Nam tính từ sau khi đổi mới đã dần hình thành xây dựng các khu chế xuất với quy mô nhỏ và vừa trong khi giao thương với nước ngoài chưa nhiều,các khu chế xuất góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế trong nước .Đặc biệt sau khi có bước đi gia nhập và trở thành viên của WTO các khu chế xuất và khu công nghiệp đã trở thành mô hình mang tính đột phá trong thu hút đầu tư ,tăng trưởng công nghiệp ,chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hiện cả nước có khoảng 55 khu công nghiệp và khu công nghiệp được phân bố rộng khắp từ bắc vào nam ,các khu công nghiệp, khu chế xuất này đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hàng năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu công nghiệp, khu chế xuất chiếm từ 35-40% tổng vốn đăng ký tăng thêm của cả nước; riêng lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 80%. khu công nghiệp, khu chế xuất cũng đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước. Ngoài ra hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật hoàn chỉnh hơn kể từ khi gia nhập WTO,với năm 2000 Việt Nam có khoảng 215000km đường xá,hầu hết trong tình trạng không an toàn,gia hạn tốc độ và trọng tải.Từ khi là thành viên của WT0 được sự hỗ trợ của các tổ chức như ngân hàng thế giới,quỹ tiền tệ …và nhận nguồn viện trợ từ Nhật Bản,Pháp …Việt Nam đã dần khôi phục và sửa chữa các tuyến đường ,một mặt giúp giao thông thông suốt,mặt khác nâng cao được chất 7 lượng cuộc sống tại một số vùng hẻo lánh ,đồng thời khắc phục được thái độ của nhà đầu tư với đường xá tại các khu công nghiệp-khu chế xuất,phát huy lợi thế ngày càng lớn của Việt Nam. Nói đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ nói đến đường sá, cầu cống, kho tàng,bến bãi... mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống ngân hàng, các công ty kiểm toán, tư vấn... Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hoạt động này, môi trường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của các cơ sở công nghiệp địa phương, sự có mặt của các ngành công nghiệp hỗ trợ, sự tồn tại các đối tác tin cậy để các công ty nước ngoài có thể liên doanh liên kết cũng là những yêu cầu rất quan trọng cần phải được xem xét đến. +Cơ sở hạ tầng xã hội Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường thu hút đầu tư còn chịu ảnh hưởng khá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác.Ngoài ra, các giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa ... cũng cấu thành trong bức tranh chung về cơ sở hạ tầng xã hội của một nước hoặc một địa phương. Nghiên cứu của UNDP/ World Bank cho thấy xu hướng đầu tư vào khu vực Đông Nam Á có nhiều chuyển biến tích cực là nhờ vào “tính kỷ luật của lực lượng lao động” cũng như “sự ổn định về chính trị và kinh tế” tại nhiều quốc gia trong khu vực này. Việt Nam có nhiều dân tộc và có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc ,lối sống của người dân không bị “sói mòn” bởi tốc độ ngày càng cao của kinh tế,trước và sau khi gia nhập WT0 ,thậm trí khi nền kinh tế của Việt Nam tương xứng với các nước thuộc khối công nghiệp thì những phong tục ,tập quán ,tôn giáo,văn hóa vẫn là cái nôi của người Việt.Nhà đầu tư nước ngoài nên tìm hiểu và tôn trọng những truyền thống của nước mà họ đầu tư.Đồng thời nên chủ động hòa nhập với nền văn hóa đó để tạo được lòng tin với dân cư khu vực đầu tư. Từ khi gia nhập WTO mạng lưới chăm sóc sức khỏe của Việt Nam đươc đầu tư rộng khắp và ngày càng hiện đại hơn ,chúng ta không nói tới những hạn chế còn tồn tại mà nên nhìn nhận những gì đã thay đổi được từ khi gia nhập WT0 của Việt Nam. Năm 2011 là năm thứ 3 liên tiếp ngành y tế hoàn thành các chỉ tiêu được Quốc hội giao về: số giường bệnh trên 10.000 dân; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng; giảm tỷ lệ sinh; tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý. Bộ Y tế đã 8 tích cực xây dựng và ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành.Y tế cơ sở tiếp tục được quan tâm đầu tư với 80% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế toàn quốc ,72% trạm y tế xã có bác sĩ ,86% thôn bản có nhân viên y tế hoạt đông ,78,8% trạm y tế đã thực hiện khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế …mạng lưới khám chữa bệnh tiếp tục được củng cố ,nâng cấp ,đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh phổ cập của nhân dân Dựa trên cơ sở của những giá trị truyền thống và ngày càng được hoàn thiện khi Việt Nam gia nhập WT0 là những điều kiện quan trọng đóng góp vào lợi thế so sánh của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. -Nhóm động cơ về cơ chế chính sách Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển không chỉ được quyết định bởi các yếu tố về kinh tế, mà còn chịu sự chi phối của các yếu tố chính trị. Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, kết hợp với các ổn định về chính trị được xem là rất quan trọng. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy mối quan hệ rất chặt chẽ giữa ổn định về chính trị với việc thu hút đầu tư nước ngoài. Chính sách cởi mở và nhất quán của chính phủ cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Để tạo được sự tin tưởng cho nhà đầu tư,ngoài chính sách mềm mỏng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư,Việt Nam không ngừng khuyến khích và ngày càng giảm thủ tục rườm rà trong thủ tục hành chính . 1.1.Các nguyên tắc của WTO Các hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) rất nhiều và phức tạp bao gồm cả nông nghiệp, dệt may, ngân hàng, viễn thông, nông nghiệp và cả thực phẩm... Tuy nhiên, xuyên suốt các hiệp định này là những nguyên tắc, và chúng được coi là nền tảng của hệ thống thương mại đa phương. Không phân biệt đối xử. Mỗi thành viên sẽ dành cho sản phẩm của một thành viên khác đối xử không kém ưu đãi hơn đối xử mà thành viên đó dành cho sản phẩm của một nước thứ 3 (Đãi ngộ Tối huệ quốc - MFN). Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ trong nguyên tắc này. Chẳng hạn, các nước có thể thiết lập một hiệp định thương mại tự do áp dụng đối với những hàng hoá giao dịch trong một nhóm quốc gia, phân biệt với hàng từ bên ngoài nhóm. 9 Thương mại ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán. Các hàng rào cản trở thương mại dần dần được loại bỏ, cho phép các nhà sản xuất hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn có thời gian điều chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh hoặc chuyển đổi cơ cấu. Mức độ cắt giảm các hàng rào bảo hộ được thoả thuận thông qua các cuộc đàm phán song phương và đa phương. Đến nay đã có 8 vòng đàm phán kể từ khi GATT được hình thành vào năm 1947. Dễ dự đoán. Đôi khi cam kết không tăng một cách tuỳ tiện các hàng rào thương mại (thuế quan và phi thuế quan khác) đem lại sự an tâm rất lớn cho các nhà đầu tư. Với sự ổn định, dễ dự đoán, thì việc đầu tư sẽ được khuyến khích, việc làm sẽ được tạo ra nhiều hơn và khách hàng sẽ được hưởng lợi từ sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Hệ thống thương mại đa phương là một nỗ lực lớn của các chính phủ để tạo ra một môi trường thương mại ổn định và có thể dự đoán. Hệ thống thương mại này cũng cố gắng cải thiện khả năng dễ dự đoán và sự ổn định theo những cách khác. Một trong những cách làm phổ biến là ngăn chặn việc sử dụng hạn ngạch và các biện pháp khác của các nước hạn chế số lượng hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, WTO cũng giúp các nguyên tắc thương mại của các nước trở nên rõ ràng và minh bạch hơn. Rất nhiều hiệp định của WTO yêu cầu chính phủ các nước thành viên phải công khai chính sách. Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng. WTO đôi khi được miêu tả như là một hệ thống "thương mại tự do", tuy nhiên điều đó không hoàn toàn chính xác. Hệ thống này vẫn cho phép có sự tồn tại của thuế quan và, trong một số trường hợp nhất định, vẫn cho phép có các biện pháp bảo hộ. Như vậy, nói một cách chính xác hơn thì WTO đem lại một sự cạnh tranh lành mạnh và công bằng hơn. WTO cũng có thể hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay dành các đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định. Dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi. Các ưu đãi này được thể hiện thông qua việc cho phép các thành viên đang phát triển một số quyền và không phải thực hiện một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa vụ hay thời gian quá độ dài hơn để điều chỉnh chính sách. 10 Qua các vòng đàm phán, lợi ích của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển đã tăng lên khá nhiều. Sau vòng đàm phán Uruguay, các nước giàu trong WTO đã cam kết sẽ rộng mở hơn nữa đối với hàng hoá xuất khẩu từ những nước kém phát triển và trợ giúp kỹ thuật cho các nước này. Gần đây, những nước phát triển đã bắt đầu cho phép nhập khẩu tự do, không thuế, không hạn ngạch đối với tất cả những sản phẩm từ hầu hết quốc gia kém phát triển trong WTO. 1.2.Các cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam +Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam Tổng hợp chung các cam kết gia nhập WT0 của Việt Nam về thuế quan được thể hiện trong cam kết về hàng hóa của Việt Nam,có thể rút ra một số nét lớn như sau: Bảng 4:Diễn giải mức thuế cam kết bình quân(%) Bình chung ngành quân Thuế theo suất MFN hiện hành Sản phẩm 16,8 CN23,5 Thuế suất cam kết khi gia nhập WTO Thuế suất cam kết vào cuối lộ trình Mức giảm so với thuế MFN hiện hành Cam kết WTO của Trung Quốc 16,1 12,6 23,9 9,6 17,2 13,4 23,0 10,1 Mức cắt giảm thuế suất tại vòng Uruguay Nước Nước phát đang triển phát triển giảm giảm 37% 24% Sản phẩm NN Chung biểu toàn 17,4 Nguồn:Báo cáo của Bộ Tài Chính tại hội nghị phổ biến các cam kết WTO năm 2006 11 Việt Nam giảm mức thuế bình quân từ mức hiện hành 17,4 % xuống 13,4% thực hiện dần trong khoảng từ 5 -7 năm Trong toàn bộ biểu cam kết ,Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng biểu thuế),ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3700 dòng (chiếm 34,5 % số dòng của biểu thuế ),ràng buộc mức thuế trần –cao hơn mức thuế trần hiện hành với 3170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng biểu thuế),chủ yếu là với một số nhóm hàng như xăng dầu,kim loại ,hóa chất và một số phương tiện vận tải. Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ 30% trở lên sẽ được cắt giảm thuế ngay sau khi gia nhập .Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất cao gồm :dệt may,cá và sản phẩm cá ,gỗ và giấy ,hàng chế tạo khác ,máy móc và thiết bị điện tử. Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng gồm:trứng,đường,thuốc lá ,muối.Đối với 4 mặt hàng này ,mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành(trứng;40%,đường :25%,thuốc lá :30%,muối ăn:30%) Như tất cả các nước mới gia nhập khác, Việt Nam cũng cam kết tham gia vào một số Hiệp định tự do hoá theo ngành. Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian để thực hiện cam kết giảm thuế là từ 3-5 năm. Trong các Hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3-5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động; máy ghi hình, máyảnh kỹ thuật số… sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5 năm, tối đa là sau 7 năm. Việc tham gia Hiệp định dệt may (thực hiện đa phương hoá mức thuế đã cam kết theo các Hiệp định dệt may với EU, Hoa kỳ) cũng dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các mặt hàng này: vải từ 40% xuống 12%, quần áo từ 50% xuống 20%, sợi từ 20% xuống 5%. Bảng 5 dưới đây sẽ đề cập cụ thể về tình hình cam kết theo các Hiệp định tự do hoá theo ngành của Việt nam trong WTO 12 Bảng 5:Cam kết thực hiện các hiệp định tự do hóa theo ngành Hiệp định tự do hóa Số dòng thuế theo ngành Thuế MFN(%) suất Thuế suất cam kết cuối cùng(%) 1.HĐ công nghệ 330 thông tin (ITA)-tham gia 100% 5,2% 0% 2.HĐ hài hòa hóa chất 1.300/1.600 (CH)-tham gia 81% 6,8% 4,4% 3.HĐ thiết bị máy 89 bay ,dân dụng (CA)tham gia hầu hết 4,2% 2,6% 4.HĐ dệt may(TXT)- 1.170 tham gia 100% 37,2% 13,2% 5.HĐ thiết bị y tế 81 (ME)-tham gia 100% 2,6% 0% Ngoài ra ,tham gia không đầy đủ một số hiệp định khác như khoa học ,thiết bị xây dựng … Nguồn:Báo cáo của Bộ Tài Chính tại hội nghị phổ biến các cam kết WTO năm 2006 +Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ Việt Nam -Cho các Doanh nghiệp dịch vụ nước ngoài được hưởng quy chế tối huệ quốc -Theo lộ trình từ 2 tới 5 năm được hưởng quy chế đối xử quốc gia -Một số ít trường hợp chưa cho nước ngoài lập chi nhánh dịch vụ tại Việt Nam -Các nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam , riêng lĩnh vực ngân hàng không quá 30% vốn pháp định 13 -Cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài sau 5 năm gia nhập WTO +Cam kết mở cửa thị trường đầu tư -Trừ một số ngành hạn chế đầu tư nước ngoài,còn các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam và được hưởng quy chế tôi huệ quốc và đối xử quốc gia khi đầu tư vào Việt Nam Từ ngày 1/7/2006 các nhà đầu tư trong và ngoài nước chịu sự điều tiết chung bởi luật đầu tư và luật doanh nghiệp Nhà đầu tư nước ngoài được hưởng quyền kinh doanh nhập khẩu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình tương tự như nhà đầu tư Việt Nam Không còn bị ràng buộc phải đầu tư vào vùng nguyên liệu ,không bị buộc phải xuất khẩu sản phẩm như là một điều kiện để được phép đầu tư tại Việt Nam Doanh nghiệp có vốn FDI được cân đối ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được bảo vệ quyền lợi và tài sản hợp pháp 1.3.Lợi ích của việc mở cửa thị trường cho xuất khẩu của Việt Nam Mở cửa thị trường là điều kiện quan trọng trong giai đoạn phát triển hiện nay,hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn do phát triển nhiều nhà cung cấp cho nên sự lựa chọn của doanh nghiệp và người dân sẽ cung cấp nhiều hơn ,hàng hóa rẻ hơn ,chất lượng tốt hơn ,mẫu mã phong phú hơn.việc mở cửa thị trường dễ thúc đẩy xuất khẩu dễ dàng hơn vì khả năng cạnh tranh tốt hơn Rào cản ở các nước nhập khẩu ít hơn(thuế nhập khẩu giảm),các hàng rào phi thuế dần được bãi bỏ cho các nước thành viên WTO Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được đối xử công bằng hơn trên thị trường thế giới 14 Hàng dệt may xuất khẩu không còn bị kiểm soát bởi hạn ngạch .Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với thông tin về thị trường nhập khẩu (WTO yêu cầu mỗi nước thành viên phải công khai và minh bạch chính sách ngoại thương của mình) 2.Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO 2.1.Tổng quan Nền kinh tế Việt Nam nhìn lại sau 25 năm kể từ năm 1987 tới nay,những thành tựu quan trọng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và những khó khăn không nhỏ trong suốt chặng đường 25 năm .25 năm về trước,Việt Nam đang ở trong vòng xoáy của cuộc khủng hoảng ,lạm phát phi mã,nền kinh tế trì trệ ,phải dùng chế độ tem phiếu “phân phối sự thiếu thốn”,Việt Nam được thế giới nhìn nhận là một quốc gia chậm phát triển,đời sống nhân dân cực khổ và tệ nạn khắp mọi nơi.Vào thời gian cuối năm 1987 luật đầu tư ra đời trong điều kiện hạn hẹp của nước nhà ,khi mà các nước phát triển luôn né tránh những nước nghèo ,không có ưu thế gì nổi bật và họ cũng không thể tìm một ngành có thể làm cơ sở để rút vốn đầu tư như ở Việt Nam.Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời, ba năm đầu 1988 - 1990, FDI chưa tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế - xã hội nước ta. Nhưng từ năm 1991 đến năm 1997 đã diễn ra làn sóng FDI thứ nhất, với 2.230 dự án và vốn đăng ký 16,244 tỷ USD, vốn thực hiện 12,98 tỷ USD. Trong đó, chỉ riêng năm 1997, vốn thực hiện đã đạt 3,115 tỷ USD, gấp 9,5 lần năm 1991. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam cũng chịu tác động của nền kinh tế thị trường với các cuộc khủng hoảng đặc biệt là giai đoạn 1998 tới 2004 ,sau khi dần hồi phục năm 2005 được mở đầu bằng làn sóng thu hút vốn đầu tư mới vào Việt Nam với số vốn lên tới 6,839 tỷ USD và vốn thực hiện là 3,3 tỷ USD. Nguồn vốn FDI chỉ thực sự có sức hút lớn kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO ,vốn FDI tăng qua các năm và ngày càng đa dạng trong lĩnh vực đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng hình thành nhiều ngành kinh tế, như khai thác, lọc hóa dầu, ô tô, xe máy, điện tử, xi măng, sắt thép, thực phẩm, thức ăn gia súc; cũng như góp phần hình thành một số khu đô thị hiện đại như Phú Mỹ Hưng, Nam Thăng Long, nhiều khách sạn 4- 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp, văn phòng cho thuê... Lĩnh vực dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, bán 15 buôn, bán lẻ đã du nhập phương thức kinh doanh hiện đại, công nghệ tiên tiến, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của các tầng lớp dân cư. Nâng cao được giá trị trong nước và không ngừng tạo ra sức hút lớn với nhà đầu tư nước ngoài,lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam biến động nhanh từ năm 2006 tới nay Bảng 6:Tình hình thu hút FDI giai đoạn 2006 -2011(đơn vị tỷ USD) 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Vốn đăng 12 kí 21,34 64 23,1 18,6 14,7 Vốn thực 4,01 hiện 8,03 11,5 10,0 11,5 11 Nguồn :Tổng cục thống kê Nguồn vôn đầu tư trực tiếp nước ngoài biến động qua các năm từ 2006 tới 2011 ,tốc độ tăng còn chậm và chưa tương xứng với tiềm năng trong nước đặc biệt sau khi gia nhập WTO.Năm 2011, thu hút FDI cả đăng ký mới và vốn tăng thêm đạt 14,7 tỷ USD, giảm 26% so với năm 2010, trong đó, riêng vốn đăng ký mới đạt 11,6 tỷ USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm 2010 . So với chỉ tiêu thu hút 20 tỷ USD vốn FDI đặt ra thì con số thực tế vào cuối năm đã không đạt. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phải đối mặt với vô vàn khó khăn thì đây cũng là một kết quả không tồi. FDI đã trở thành một trong những nguồn vốn ngày càng quan trọng, bổ sung cho vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 2011, vốn FDI giải ngân đạt tới 11 tỷ USD, đóng góp gần 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại lợi nhuận lớn cho nước tiếp nhận vốn đầu tư,ở Việt Nam kể từ năm 2006 tới nay nguồn FDI đã có 16 tác động tích cực trong việc cải thiện cuộc sống ,chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội. Bảng 7:Đóng góp của khu vực FDI vào GDP năm 2011 Năm Đóng góp của khu vực Vốn FDI trong tổng vốn FDI vào GDP (%) đầu tư toàn xã hội(%) 2006 16,98 16,3 2007 17,96 16 2008 18,43 29,8 2009 18,33 25,7 2010 18,72 25,8 2011 19,0 26 Nguồn:Cục đầu tư nước ngoài –Bộ kế hoạch đầu tư Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại giá trị cao trong phát triển kinh tế ,trong giai đoạn 2006 tới 2011 đóng góp của khu vực FDI vào GDP cùng với lượng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội liên tục tăng ,tuy nhiên tốc độ tăng vẫn còn chậm . 2.2.Đối tác đầu tư Khi là thành viên của WTO Việt Nam sẽ có tiếng nói trên thị trường thế giới,giảm rào cản gia nhập thị trường thế giới.Lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tính từ năm 2006 tới nay liên tục tăng và tới từ nhiều nước khác nhau,theo thống kê có khoảng 50 nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam kể từ sau khi Việt 17 Nam là thành viên của WTO,trong đó phần đông là các quốc gia tới từ châu á như Nhật Bản ,Hàn Quốc,…. vốn của các nước phát triển Châu âu vào nước ta còn chậm do môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn. Nhật Bản được đánh giá là quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhiều và tăng qua các năm.với năm 2007 (1 năm sau khi gia nhập WTO) lượng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam lên tới 9 tỷ USD cùng với 930 dự án,trong đó số vốn đã qua sử dụng chiếm tới 4,9 tỷ USD.Tính tới hết tháng 5 năm 2011,Nhật Bản có1532 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.Quy mô vốn trung bình của dự án đầu tư FDI vào Việt Nam là 14,56triệu USD/1 dự án. Bảng 4:Cơ cấu quy mô vốn của các dự án FDI của Nhật Bản vào Việt Nam Quy mô vốn Dưới 1 tỷ USD Tổng số vốn Số dự án 7,2 tỷ USD Tỷ lệ % 02 34,56% Từ 100 triệu USD 4,63 tỷ USD tới 1 tỷ USD 20 22% Từ 10 triệu USD 7,12 tỷ USD tới 100 triệu USD 252 34% ( Nguồn:cục xúc tiến đầu tư -2011) Có 1157 dự án có quy mô vốn từ 5000USD đến dưới 10 triệu USD ,chiếm trên 80% số dự án của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam Theo ngành và lĩnh vực rất đa dang ,phần lớn Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo chiếm 86,3% tổng số vốn đăng kí ,đứng thứ 2 là linh vực thông tin và còn lại là các dự án khác.Nhật Bản đầu tư tập trung tại các địa phương có cơ sở phát triển như Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh ,Thanh Hóa,Đồng Nai chiếm 66,3% vốn đầu tư đăng kí. Một số dự án lớn của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam 18 - Dự án Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn, liên doanh giữa các đối tác Idemitsu Kosan Co., Ltd; Mitsui Chemicals, Inc của Nhật Bản; Kuwait Petroleum Europe B.V của Cô Oét và Tập đoàn dầu khí Việt Nam; tổng vốn đầu tư là 6,2 tỷ USD; mục tiêu: sản xuất dầu mỏ tinh chế, sx hoá chất cơ bản, sx plastic, bán buôn xăng dầu. Dự án được cấp phép vào ngày 14/4/2008. - Dự án Công ty xi măng Nghi Sơn, liên doanh giữa Công ty NM Cement Co, Nhật Bản với Tổng Công ty xi măng Việt Nam, tổng vốn đầu tư của dự án là 621,9 triệu USD; mục tiêu sản xuất xi măng. Dự án được cấp phép từ năm 1995, hiện đang hoạt động hiệu quả. - Dự án Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực Việt – Nhật, tổng vốn đầu tư 610 triệu USD, mục tiêu: xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê, sản xuất phần mềm, cung ứng nguồn nhân lực. - Dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam với Tập đoàn NTT; tổng vốn đầu tư là 332 triệu USD; mục tiêu xây dựng, cung cấp dịch vụ viễn thông. - Dự án Công ty TNHH Canon Việt Nam của Tập đoàn Canon Nhật Bản, tổng vốn đầu tư 306,7 triệu USD; mục tiêu: sản xuất máy in phun, phụ kiện, thiết bị điện tử. Dự án được cấp phép từ năm 2001, hiện đang hoạt động có hiệu quả. - Công ty TNHH Panasonic Home Appliances Việt Nam, tổng vốn đầu tư 93,4 triệu USD của Tập đoàn Sumitomo và Masushita; mục tiêu: sản xuất thiết bị điện gia dụng, bếp ga, tủ lạnh, máy giặt. Ngay từ những năm đầu tuên ban hành luật đầu tư nước ngoài các nhà đầu tư Hàn quốc đã có mặt tại Việt Nam .Đặc biệt năm 2006 ,Hàn Quốc được đánh giá là xếp vị trí số 1 trong tổng số các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với số dự án 203 dự án,tổng vốn đầu tư 2,4 tỷ USD ,vốn pháp định 993,03triệu USD. Hàn Quốc đầu tư trên 39 tỉnh thành phố trong cả nước,và tập trung chủ yếu ở một số vùng có triển vọng phát triển cũng như có lợi thế nguyên liệu như :Thành phố Hồ Chí Minh,Bình Dương,Đồng Nai,Hưng yên,Bắc Ninh ,Hà Nội,Hải Phòng.Trong đó Đồng Nai chiếm khoảng 12,9% tổng số dự án và chiếm 22,77 % số lượng vốn đăng kí. Một số dự án lớn của Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam 19 Công ty TNHH posco-Việt Nam ,sản xuất thép với tổng số vốn đăng kí 1,128 tỷ USD thuộc địa bàn huyện Tân Thành ,tỉnh Bà Rịa ,Vũng Tàu Công ty TNHH 1 thành viên Keangnam-Vina,lĩnh vực kinh doanh khách sạn ,bất động sản tài Hà Nội với số vốn 800triệu USD Công ty TNHH Hi Brand Việt Nam ,lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại Hà Nội với số vốn đầu tư 660 triệu USD Đầu năm 2011 đến nay, đã có 53 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,09 tỷ USD, chiếm 21% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,43 tỷ USD, chiếm 16,6 % tổng vốn đầu tư; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,2 tỷ USD, chiếm 15% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,47 tỷ USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Trung Quốc đứng thứ 5 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 747 triệu USD, chiếm 5,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Để môi trường đầu tư của Việt Nam hấp dẫn hơn nữa với nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt chúng ta cần hướng tới là các nước khó tính như Châu âu .Việt Nam cần tạo môi trường thu hút hấp dẫn thông qua chính sách ưu đãi và khuyến khích nhà đầu tư,đồng thời nâng cao hơn nữa những yếu tố thuộc về nội lực quốc gia ,cần cải tiến hơn nữa về môi trường kinh doanh trong nước. 2.3.Lĩnh vực đầu tư +công nghiệp Đầu tư FDI vào nước ta dựa trên rất nhiều lĩnh vực,nhưng hiện nay khuynh hướng đầu tư thường được tập trung vào ngành công nghiệp chế biến,xây dựng, khai thác và dịch vụ,giảm dần số vốn cho ngành nông nghiệp,đây là yếu tố gây nên tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư FDI vào ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ cao ,năm 2011 số lượng dự án FDI vào ngành công nghiệp đạt 4113 dự án với số vốn lên tới 59,6 tỷ USD.Các dự án FDI đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa ,hiện đại hóa nhất là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan