Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đồn...

Tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đồng nai

.PDF
95
3
54

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------  --------------- NGUYỄN THỊ THU THỦY GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------  --------------- NGUYỄN THỊ THU THỦY GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS,TS.TRẦN HOÀNG NGÂN TP. Hồ Chí Minh - Năm 2011 DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu số 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2006-2010 Biểu số 2.2: Tình hình cho vay giai đoạn 2006 -2010 Biểu số 2.3: Cơ cấu cho vay, dư nợ ngắn hạn, trung dài hạn Biểu số 2.4: Cơ cấu cho vay phân theo loại tiền Biếu số 2.5: Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế Biếu số 2.6: Dư nợ phân theo ngành nghề kinh tế Biểu số 2.7: Dư nợ phân theo nhóm nợ Biểu số 2.8: Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế Biểu số 2.9: Nợ quá hạn phân theo nghành nghề kinh tế Biểu số 2.10: Bảng kết quả khảo sát nguyên nhân dẫn đến RRTD tại NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Biểu số 2.11: Bảng khảo sát nguyên nhân dẫn đến RRTD tính theo tỷ lệ % DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN TDNH: Tín dụng Ngân hàng TCKT: Tổ chức kinh tế NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng Nhà nước CBTD: Cán bộ tín dụng TBCN: Tư bản chủ nghĩa TDTM: Tín dụng thương mại NHTM Ngân hàng thương mại UBND: Ủy ban nhân dân NQH: Nợ quá hạn XHCN: Xã hội Chủ nghĩa RRTD: Rủi ro tín dụng KH: Khách hàng THA: Thi hành án TTĐG: Trung tâm đấu giá TB: Trung bình TNHH: Trách nhiệm hữu hạn DNTN: Doanh nghiệp tư nhân LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin số liệu và nội dung trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chính xác. ------------------------- NGUYỄN THỊ THU THỦY HỌC VIÊN CAO HỌC KINH TẾ KHÓA 16 – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh, đang trong xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, ngành Ngân hàng trong những năm gần đây có những phát triển nhất định về quy mô lẫn chất lượng. Việc mở rộng quy mô cũng như địa bàn hoạt động phải tương xứng với khả năng quản trị của các Ngân hàng. Thật vậy, mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với gia tăng cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ nhất là sản phẩm tiền gửi và sản phẩm tín dụng. Trước áp lực tăng trưởng dư nợ, các NHTM đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực cũng như cũng có nhiều biện pháp tiêu cực như lôi kéo khách hàng ở các Ngân hàng khác, hạ thấp điều kiện cho vay…. dẫn tới rủi ro tín dụng tại các NHTM trên địa tỉnh bàn ngày càng gia tăng. Từ thực tế trên và bản thân là người làm công tác tín dụng trực tiếp, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” nhằm góp phần đóng góp những giải pháp để chế rủi ro tín dụng trên địa bàn tỉnh. 2. Lịch sử nghiên cứu Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về đề tài giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Các công trình nghiên cứu này có những ý nghĩa thực tiễn cao trong việc hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh. Tuy vậy, trong thời gian qua cùng với sự biến động không ngừng của sự vật hiện tượng thì rủi ro tín dụng lại phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác. Do đó, trên cơ sở những kiến thức khoa học chung, cùng với kiến thức mà các thầy cô đã truyền đạt cho tác giả trong quá trình theo học bậc cao học tại trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, tác giả tiếp tục nghiên cứu những giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng trên địa bàn tỉnh. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng và thực trạng rủi ro tín dụng đồng thời khảo sát các nguyên nhân nhân dẫn đến rủi ro tín dụng để tìm ra được nguyên nhân nào là trọng yếu, từ đó xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 4. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của luận văn là hoạt động tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 5. Mẫu nghiên cứu Do thực tế của công tác nghiên cứu không thể tiến hành nghiên cứu toàn bộ trên tổng thể nên tác giả tiến hành nghiên cứu trên cơ sở lấy mẫu là một tập con của tổng thể để từ đó đi đến kết luận chung cho một tổng thể. Mẫu nghiên cứu của luận văn là một số NHTM trên địa bàn tỉnh trong đó tập trung nhiều ở các NHTM có nợ quá hạn và nợ xấu cao. 6. Phạm vi và nội dung nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về mặt quy mô và không gian của mẫu khảo sát được hạn chế tại một số NHTM trong đó tập trung nghiên cứu ở các NHTM có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Phạm vi về mặt thời gian của nghiên cứu ngắn do tính quy luật biến đổi của sự vật và hiện tượng. Trong phạm vi luận văn tác giả giới hạn phạm vi về thời gian nghiên cứu các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trên địa bàn tỉnh là năm năm. 7. Vấn đề khoa học Vấn đề khoa học chính là câu hỏi được đặt ra khi nghiên cứu và đòi hỏi tác giả nghiên cứu phải trả lời được rõ ràng và chính xác. Trong phạm vi của luận văn, vấn đề khoa học thể hiện ở “các nguyên nhân nào là nguyên nhân trọng yếu dẫn đến rủi ro tín dụng?”. Trên cơ sở các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng thì “giải pháp nào là giải pháp hiệu quả để hạn chế rủi ro tín dụng?” đó là hai vấn đề khoa học cần được làm sáng tỏ trong nội dung của luận văn. 8. Giả thuyết khoa học Trên cơ sở vấn đề khoa học tác giả đưa ra các giả thuyết khoa học như nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía khách hàng vay vốn, từ phía NMTH, từ phía Chính phủ, từ phía NHNN và từ phía các yếu tố khác …Trên cơ sở các giả thuyết khoa học chủ đạo trên tác giả đi tìm luận cứ và phương pháp để chứng minh luận điểm của luận văn. 9. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng thông qua các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích lịch sử, so sánh, hệ thống, tổng hợp thống kê, mô tả. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để hệ thống và bổ sung cơ sở lý luận về tín dụng Ngân hàng và rủi ro tín dụng Ngân hàng. Tiếp đó, phương pháp nghiên cứu định tính chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến đến rủi ro tín dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thông qua bốn nhóm nguyên nhân chính. Trong các nhóm nguyên nhân chính tác giả đi vào từng nguyên nhân chi tiết ứng với từng nhóm cụ thể. Dữ liệu của phương pháp nghiên cứu định tính là dữ liệu sơ cấp và thứ cấp trong đó dữ liệu thứ cấp là chủ yếu. Nguồn dữ liệu được thu thập từ các bài báo, các sách chuyên đề, các tác phẩm khoa học, các số liệu báo cáo của NHNN tỉnh Đồng Nai là nguồn dữ liệu thứ cấp. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong luận văn để đo lường mức độ quan trọng của từng nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Dữ liệu được sử dụng trong phân tích là dữ liệu sơ cấp, được thu thập qua khảo sát các cán bộ trực tiếp làm công tác tín dụng. Bảng câu hỏi lấy ý kiến được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu định tính về các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Bảng khảo sát gồm hai phần: phần một là phần gạn lọc đối tượng khỏi mẫu nghiên cứu, phần hai là phần nội dung khảo sát. Ở phần này, tác giả đưa ra các giả thuyết về rủi ro tín dụng với mức độ quan trọng khác nhau. Bằng việc người khảo sát trả lời bảng câu hỏi tác giả loại bỏ những bảng khát có chất lượng kém, không đưa vào phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Mẫu nghiên cứu được chọn có chủ ý bao gồm 123 đối tượng được khảo sát. Đối tượng là các cán bộ làm công tác tín dụng, các nhà quản lý cấp trung và cấp cao như các trưởng phó phòng và giám đốc, phó giám đốc. Việc khảo sát thực hiện trực tiếp bằng cách tác giả tự đi khảo sát từng CBTD và lãnh đạo cấp tín dụng bằng file giấy. Qua việc tác giả xây dựng các giả thuyết, dữ liệu thu thập từ khảo sát được sử dụng để thống kê mô tả, tính trung bình trọng số được hỗ trợ bằng phần mền Excel. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích và so sánh để làm sáng tỏ giả thuyết mà tác giả đưa ra nhằm chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết. 10. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt lý luận: Tổng kết lại toàn bộ kết quả nghiên cứu lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng trong thời gian qua. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho hoạt động nghiên cứu lý luận và đưa ra những vấn đề cần tiếp tục phải nghiên cứu. Về mặt thực tiễn: Đưa ra được các nguyên nhân và giảp pháp ứng dụng vào thực tế để hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và có thể ứng dụng nhân rộng tại các NHTM trên các địa bàn khác. 11. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt luận văn được chia làm ba chương. Chương 1: Tổng quan về tín dụng Ngân hàng và rủi ro tín dụng Ngân hàng. Ở chương này tác giả đưa ra các cơ sở lý luận là các luận cứ về tín dụng Ngân hàng và rủi ro tín dụng Ngân hàng là cơ sở khoa học để tác giả chứng minh các giả thuyết khoa học của luận văn Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và khảo sát nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tại chương này tác giả đã đưa ra được các luận cứ, đồng thời các phương pháp để chứng minh, khẳng định hoặc bác bỏ các giả thuyết khoa học để chứng minh luận điểm của luận văn. Chương 3: Các khuyến nghị và giải pháp nhằm hạn chế và quản lý rủi ro tín dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở các luận cứ cùng các phương pháp đã được tác giả sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm. Tác giả đưa ra các giải pháp đối với NHTM và các khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước như Chính phủ, Ngân hàng nhà nước nhằm mục đích hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được tốt hơn. MỤC LỤC Lời cam đoan Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu Lời mở đầu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1 Tổng quan về tín dụng Ngân hàng 1 1.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của hoạt động tín dụng Ngân 1 hàng 1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng Ngân hàng 1 1.1.1.2 Bản chất kinh tế của tín dụng Ngân hàng 2 1. 1.2. Chức năng của tín dụng Ngân hàng 2 1.1.2.1. Chức năng phân phối lại tài nguyên 2 1.1.2.2. Tạo cơ sở để lưu thông dấu hiệu tiền trị giá (tiền không đủ 2 giá trị) 1.1.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng 3 1.1.4. Các hình thức tín dụng Ngân hàng 4 1.1.4.1. Căn cứ vào thời hạn cho vay 4 1.1.4.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng 4 1.1.4.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn 4 1.1.4.4. Chủ thể trong quan hệ tín dụng 4 1.1.4.5. Căn cứ vào phương pháp cấp tiền vay và thu nợ 5 1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 5 thương mại 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng 5 1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng 6 1.2.2.1. Rủi ro giao dịch 6 1.2.2.2. Rủi ro danh mục 7 1.2.3. Hậu quả rủi ro tín dụng 7 1.2.3.1. Đối với Ngân hàng bị rủi ro 7 1.2.3.2. Đối với nền kinh tế 8 1.2.4. Phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 8 1.2.4.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn 8 1.2.4.2. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng 9 1.2.5. Đo lường rủi ro tín dụng 9 1.2.5.1. Lượng hóa rủi ro tín dụng 9 1.2.5.2. Đánh giá rủi ro tín dụng 14 1.2.6. Xử lý rủi ro tín dụng 15 1.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương 15 mại cổ phần Công Thương chi nhánh Khu công nghiệp Biên Hòa. Kết luận chương 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI 2.1. Khái quát tình hình hoạt động của ngành Ngân hàng trên địa 18 bàn tỉnh Đồng Nai 2.1.1. Tình hình huy động vốn 18 2.1.2. Tình hình cho vay 21 2.2. Thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng 24 thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 2.2.1. Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo thời hạn 24 2.2.2. Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo loại tiền 26 2.2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo nghành nghề kinh tế 27 2.2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế 28 2.2.5 Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo nhóm nợ 29 2.2.6 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế 32 2.2.7 Nợ quá hạn theo nghành nghề kinh tế 33 2.2.8 Tình huống thực tế về rủi ro tín dụng trên địa bàn tỉnh Đồng 33 Nai 2.3. Khảo sát nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trên địa bàn 35 tỉnh Đồng Nai 2.3.1. Xác định vấn đề cần khảo sát 35 2.3.2. Xác định đối tượng khảo sát 35 2.3.3. Phân loại dữ liệu và xác định thanh đo 35 2.3.4. Thiết kế bảng khảo sát 36 2.3.5. Thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu 37 2.3.6. Kết quả khảo sát 37 2.4. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng tại các Ngân 43 hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 2.4.1 Nguyên nhân chung dẫn đến rủi ro tín dụng tại các Ngân 43 hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 2.4.1.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn 43 2.4.1.1.1 Nguyên nhân do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích 43 2.4.1.1.2 Nguyên nhân do khách hàng có tâm lý ỷ lại, chây ỳ trong 43 việc thanh toán nợ vay 2.4.1.1.3. Nguyên nhân do hạn chế về năng lực quản lý, kinh doanh 44 của khách hàng 2.4.1.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 44 2.4.1.2.1 Nguyên nhân do Ngân hàng thiếu thông tin về khách hàng 44 2.4.1.2.2. Nguyên nhân do áp lực cạnh tranh cán bộ tín dụng hạ bớt 46 tiêu chuẩn cấp tín dụng 2.4.1.2.3. Nguyên nhân do trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng, 46 lãnh đạo cấp tín dụng yếu 2.4.1.2.4. Nguyên nhân do thiếu thông tin về quy hoạch sử dụng đất 47 2.4.1.2.5. Nguyên nhân do hạn chế công tác kiểm tra, kiểm soát nội 47 bộ 2.4.1.2.6. Nguyên nhân do quá tải về công việc của cán bộ tín dụng 48 2.4.1.2.7. Nguyên nhân do hạn chế về phân loại nợ và trích lập dự 48 phòng 2.4.1.2.8. Nguyên nhân do tập trung cho vay một nhón khách hàng, 48 một nhóm ngành, một khu vực địa lý … 2.4.1.3. Nguyên nhân từ phía các yếu tố khác 49 2.4.1.3.1. Nguyên nhân do môi trường kinh doanh của khách hàng 49 không thuận lợi 2.4.1.3.2. Nguyên nhân do tác động của thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh 49 2.4.1.4. Nguyên nhân xuất phát từ phía Chính phủ 49 2.4.1.4.1. Nguyên nhân do pháp luật của nhà nước còn nhiều khe hở 49 2.4.1.4.2. Nguyên nhân do tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô 51 của Chính phủ 2.4.1.5. Nguyên nhân xuất phát từ phía Ngân hàng nhà nước 51 2.4.1.5.1. Nguyên nhân do hạn chế của công tác thanh tra, giám sát 51 của Ngân hàng nhà nước 2.4.1.5.2 Nguyên nhân do hạn chế về mặt quản lý của Ngân hàng nhà 51 nước 2.4.2.Nguyên nhân đặc thù dẫn đến rủi ro tín dụng trên địa bàn 52 tỉnh 2.4.2.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn - do khách hàng 53 cố tình lừa đảo 2.4.2.2. Nguyên nhân từ phía các Ngân hàng thương mại 54 2.4.2.2.1. Nguyên nhân do đạo đức, trách nhiệm cán bộ tín dụng, cán 54 bộ lãnh đạo còn yếu 2.4.2.2.2. Nguyên nhân do cho vay sai quy chế tín dụng 56 2.4.2.2.3. Nguyên nhân do không kiểm tra, kiểm tra, kiểm soát quá 56 trình sử dụng vốn vay của khách hàng 2.4.2.2.4. Nguyên nhân thiếu cơ sở định giá tài sản bảo đảm dẫn đến 56 định giá tài sản bảo đảm quá cao khi cho vay 2.4.2.2.5. Nguyên nhân do tác động của cấp trên 57 Kết luận chương 2 CHƯƠNG 3 : CÁC KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI 3.1. Định hướng phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 59 3.1.1. Công nghiệp 59 3.1.2. Nông lâm ngư nghiệp 60 3.1.3. Thương mại dịch vụ và du lịch 61 3.2. Khuyến nghị và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại 61 các Ngân hàng thương mại tỉnh Đồng Nai 3.2.1. Khuyến nghị đối với Chính phủ 61 3.2.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý 61 3.2.1.2. Chính phủ cần hoàn thiện trung thông tin doanh nghiệp và thị 61 trường, thông tin về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 3.2.1.3. Thực hiện sát nhập, cổ phần hóa một số Ngân hàng thương 62 mại nhà nước; đồng thời cơ cấu lại Ngân hàng thương mại hiện nay. 3.2.1.4. Cơ chế bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm 62 3.2.1.5. Thực hiện chính sách bảo hiểm bắt buộc đối với các khách 64 hàng vay vốn 3.2.1.6. Chính phủ tạo điều kiện mở rộng nghiệp vụ mua bán nợ, từ 65 đó hình thành và phát triển một thị trường mua bán nợ 3.2.2. Khuyến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 65 3.2.2.1 Nâng cao chất lượng hoạt động điều hành vĩ mô tiền tệ tín dụng 3.2.2.2. Tăng cường hoạt động thanh tra giám sát và đánh giá an toàn 65 66 đối với hệ thống Ngân hàng thương mại 3.2.2.3. Ngân hàng nhà nước cần cải tiến và tổ chức tốt hệ thống 66 thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng và tạo điều kiện để các Ngân hàng thương mại khai thác nhanh chóng và hiệu quả thông tin tín dụng. 3.2.2.4. Xây dựng và hoàn thiện các định chế về các công cụ phái 67 sinh về bảo hiểm tín dụng 3.2.3. Giải pháp đối với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn 67 tỉnh Đồng Nai 3.2.3.1. Nhóm giải pháp chung để hạn chế rủi ro tín dụng ở các 67 Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh 3.2.3.1.1. Ngân hàng thương mại phải nhận dạng được rủi ro tín dụng 67 3.2.3.1.2. Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng hợp lý theo 68 từng thời kỳ 3.2.3.1.3. Đa dạng hóa sản phẩm cho vay, phát triển các sản phẩm 69 dịch vụ khác nhằm phân tán rủi ro, đa dạng hóa đầu tư. 3.2.3.1.4. Nâng cao chất lượng của kiểm tra trước, trong và sau khi 69 cho vay 3.2.3.1.5. Đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ 70 3.2.3.1.6. Hoàn thiện quy trình cho vay 71 3.2.3.1.7. Hoàn thiện và đổi mới công nghệ Ngân hàng 71 3.2.3.2. Nhóm giải pháp hạn đặc thù để hạn chế rủi ro tín dụng 72 tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 3.2.3.2.1. Giải pháp về nguồn nhân sự 72 3.2.3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và 73 xếp hạng KH nội bộ, tiến hành phân loại nợ theo điều 7 quyết định 493 /2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 3.2.3.2.3. Giải pháp về tài sản bảo đảm 74 3.2.3.2.4. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng nội bộ, tăng cường 75 hợp tác và trao đổi thông tin giữa các Ngân hàng thương mại 3.2.3.2.5. Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng Kết luận chương 3 Kết luận Phụ lục Danh mục tài liệu tham khảo 75 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1. Tổng quan về tín dụng Ngân hàng 1.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của hoạt động tín dụng Ngân hàng TDNH (TDNH) ra đời và phát triển do yêu cầu phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. TDNH ra đời từ các nguồn gốc sau: Thứ nhất, từ sự ra đời của các hiệp hội tín dụng. Các nhà tư bản công, thương nghiệp không thể tranh thủ được nguồn tín dụng nặng lãi từ các tổ chức kinh doanh tiền tệ thời trung cổ, đã hợp tác với nhau để lập nên các hiệp hội tín dụng với mục đích hỗ trợ nhau về vốn kinh doanhh ….Sau đó các hiệp hội tín dụng này mở rộng phạm vi và trở thành những Ngân hàng thực sự. Những Ngân hàng này ra đời ở Ý vào cuối thế kỷ 16 và ở Hà Lan đầu thế kỷ 17. Thứ hai, từ những tổ chức kinh doanh tiền tệ thời trung cổ chuyển hướng kinh doanh cho phù hợp với phương thức sản xuất TBCN. Do sự ra đời của các hiệp hội tín dụng đã làm cho các tổ chức kinh doanh tiền tệ bị mất đi sự độc quyền trong cho vay và để cạnh tranh với các hiệp hội tín dụng buộc các tổ chức này phải giảm lãi suất cho vay và dần dần họ hoạt động như những nhà Ngân hàng thực sự và trở thành Ngân hàng cho vay. Thứ ba, do yêu cầu về thanh khoản của những người nắm giữ thương phiếu, kỳ phiếu, TDNH đã tạo điều kiện thuận lợi cho mua, bán chịu và lưu thông thương phiếu, kỳ phiếu phát triển. Nhờ có TDNH, các thương phiếu, kỳ phiếu được chiết khấu dễ dàng, được chuyển thành tiền mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh, cho việc nhận kỳ phiếu làm phương tiện lưu thông và thanhh toán. Các kỳ phiếu thương nghiệp cũng là cơ sở để Ngân hàng phát hành giấy bạc Ngân hàng. 1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng Ngân hàng TDNH là quan hệ tín dụng giữa các NHTM và KH (doanh nghiệp, dân cư, ngân sách nhà nước) thông qua hình thức cấp tín dụng bằng tiền. 2 1.1.1.2. Bản chất kinh tế của tín dụng Ngân hàng TDNH chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền (hiện kim) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu chúng. Điều này thể hiện ở chỗ vốn tín dụng sau một thời gian chuyển giao quyền sử dụng lại được “hoàn trả” cho người sở hữu với một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu (phần tăng thêm gọi là lợi tức tín dụng). 1. 1.2. Chức năng của tín dụng Ngân hàng 1.1.2.1. Chức năng phân phối lại tài nguyên Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chính nhờ sự vận động của tín dụng mà chủ thể vay vốn nhận được một phần tài nguyên của xã hội phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng. Phân phối tín dụng được thực hiện bằng hai cách:  Phân phối trực tiếp: Là việc phân phối từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó là kinh doanh và tiêu dùng. Phương thức phân phối vốn này được thực hiện trong quan hệ TDTM và phát hành trái phiếu của Nhà nước và các công ty.  Phân phối gián tiếp: Là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng trung gian, như Ngân hàng, HTX tín dụng, công ty tài chính. Trong nền kinh tế hiện đại, phân phối vốn tín dụng qua các tổ chức trung gian chiếm vị trí quan trọng nhất. Một mặt các tổ chức trung gian tập trung vốn tiền tệ của các doanh nghiệp và cá nhân để làm nguồn vốn cho vay, mặt khác chúng phân phối vốn đó dưới hình thức cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân và một phần cho kho bạc nhà nước. 1.1.2.2. Tạo cơ sở để lưu thông dấu hiệu tiền trị giá (tiền không đủ giá trị) Trong thời kỳ đầu của lưu thông là hóa tệ, nhưng khi các quan hệ tín dụng phát triển, các giấy nhận nợ đã thay thế cho một phần tiền trong lưu thông. Lợi dụng đặc điểm này, các Ngân hàng đã bắt đầu phát hành tiền giấy vào lưu thông. Lúc đầu tiền giấy phát hành trên cơ sở có dự trữ quý kim (vàng) nhưng dần tiền giấy phát hành vào lưu thông tách rời dự trữ vàng của Ngân hàng. 3 Ngày nay, Ngân hàng cung cấp tiền cho lưu thông chủ yếu được thực hiện thông qua con đường tín dụng. Đây là cơ sở bảo đảm cho lưu thông tiền tệ ổn định, đồng thời bảo đảm đủ phương tiện phục vụ cho lưu thông. Như vậy, nhờ hoạt động của TDNH tạo ra tiền phục vụ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa. 1.1.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng Thứ nhất, đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn vốn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp, vì vậy tín dụng đã góp phần động viên vật tư hàng hóa đi vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội. Thứ hai, thúc đẩy quá trình tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế. Mặt khác quá trình đầu tư tín dụng được thực hiện một cách tập trung, chủ yếu là cho các xí nghiệp lớn, những xí nghiệp kinh doanh hiệu quả. Thứ ba, tín dụng là công cụ tài trợ để phát triển các nghành kinh tế đặc biệt là nghành kinh tế mũi nhọn. Thứ tư, góp phần tác động tích cực đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp. Đặc trưng cơ bản của vốn tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức, nhờ vậy mà hoạt động của tín dụng đã kích thích sử dụng vốn có hiệu quả. Bằng cách tác động như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay vốn, tạo điều kiện nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan