Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty vnsteel thăng long...

Tài liệu Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty vnsteel thăng long

.DOCX
49
1434
94

Mô tả:

TÓM LƯỢC Nhu cầu về mặt hàng thép ở nước ta đang ngày càng tăng với tốc độ 10- 15%. Để đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường thì việc phát triển thương mại mặt hàng này là một điều cần thiết, thông qua các giải pháp về nguồn lực, thị trường, nguồn hàng hay các chính sách vĩ mô của nhà nước. Chính vì vậy em chọn đề tài “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty VNSteel Thăng Long” làm đề tài tối nghiệp của mình. Thông qua việc sử dụng phương pháp thu thập và phân tích, xử lý dữ liệu thứ cấp như phương pháp so sánh, phương pháp chỉ số, phương pháp biểu đồ, bảng biểu, phương pháp phân tích cơ bản, phương pháp phân tích tổng hợp đề tài đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý thuyết có liên quan đến phát triển thương mại, các chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại, cơ sở và chính sách phát triển thương mại. Tìm hiểu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thép để giúp công ty đánh giá được những thành công, hạn chế trong phát triển thương mại sản phẩm thép. Tìm hiểu rõ nguyên nhân của những vấn đề cần giải quyết và đưa ra những giải pháp về phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty. Đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước nói chung và Công ty Cổ phần VNSteel Thăng Long nói riêng nhằm phát triển thương mại sản phẩm thép LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài khóa luận này, em đã được trang bị những nền tảng kiến thức cơ bản về kinh tế, kinh doanh, và các kiến thức chuyên ngành kinh tế thương mại. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo đã giảng dạy tận tình cho sinh viên chúng em trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Th.S Vũ Thị Hồng Phượng đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các anh chị cán bộ công nhân viên của công ty VNSteel Thăng Long đã giúp đỡ, chỉ bảo và cung cấp tài liệu cho em để hoàn thành bài khóa luận này. Mặc dù có nhiều cố gắng song do điều kiện về thời gian, kinh nghiệm và năng lực của bản thân còn hạn chế nên đề tài khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến góp ý quý báu từ phía thầy cô và các bạn để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Bùi Hải Định MỤC LỤC TÓM LƯỢC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu........................................................................1 2. Tổng quan về công trình nghiên cứu liên quan.......................................................2 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài..................................................................4 4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp...................................................................................7 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM THÉP...............................................................................................8 1.1. Một số định nghĩa và khái niện cơ bản................................................................8 1.1.1. Khái niệm sản phẩm thép..............................................................................8 1.1.2. Khái niệm phát triển thương mại...................................................................8 1.2. 1.2.1. Một số lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm thép..................8 Một số khái niệm liên quan đến sản phẩm thép.............................................8 1.2.2. Một số lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại........................................10 1.3 Nội dung nguyên lý phát triển thương mại sản phẩm thép.....................................13 1.3.1. Nguyên tắc phát triển thương mại sản phẩm thép..............................................13 1.3.2 Chính sách phát triển thương mại sản phẩm thép..............................................14 1.3.2.1. Chính sách lựa chọn và phát triển lợi thế của ngành hàng..............................14 1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại............................................................16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM THÉP CỦA VNSTEEL THĂNG LONG...............................................................................20 2.1. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường tới phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty VNSteel Thăng Long.....................................20 2.1.1. Giới thiệu về công ty..........................................................................................20 2.1.2. Khái quát tình hình thị trường thép giai đoạn 2008- 2012.................................20 2.1.3 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phát triển thương mại sản phẩm thép.........22 2.2. Phân tích thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thép của VNSteel Thăng Long............................................................................................................................. 26 2.2.1. Phát triển thương mại về quy mô.......................................................................26 ..................................................................................................................................... 27 2.2.2. Chất lượng của phát triển thương mại sản phẩm...............................................28 2.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của công ty.....................................28 2.2.3. Hiệu quả phát triển thương mại.........................................................................30 2.2.4. Những giải pháp mà VNSteel Thăng Long đã thực hiện nhằm phát triển thương mại sản phẩm thép.......................................................................................................31 2.3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu phát triển thương mại sản phẩm thép của VNSteel Thăng Long............................................................................................32 2.3.1. Những thành công..............................................................................................32 2.3.2. Hạn chế..............................................................................................................33 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế phát triển thương mại sản phẩm thép của VNSteel Thăng Long....................................................................................................33 CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM THÉP CỦA VNSTEEL THĂNG LONG........................................................35 3.1. Quan điểm, định hướng, triển vọng phát triển thương mại sản phẩm...................35 3.1.1. Quan điểm phát triển thương mại sản phẩm thép..............................................35 3.1.2. Định hướng phát triển........................................................................................36 3.2. Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép....................................................37 3.3. Kiến nghị..............................................................................................................39 3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước...............................................................................39 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngành thép............................................................................40 3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu........................................................40 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các loại tôn mạ kẽm...................................................................................9 Bảng 1.2: Độ dày của lớp mạ màu của các công nghệ mạ màu..............................10 Bảng 2.1. Kết quả DT theo thị trường giai đoạn 2008- 2012..................................28 Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008- 2012.............................30 DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1. Lượng tiêu thụ ngành thép giai đoạn 2008- 2012.....................................21 Biểu 2.2. Lượng nhập khẩu mặt hàng thép ở nước ta giai đoạn 2008- 2012.........22 Biểu 2.3. Thị phần thép tại Việt Nam năm 2012......................................................26 Biểu đồ 2.4. Thị phần tôn mạ VNSteel Thăng Long qua các năm.........................27 Biểu 2.5. Tình hình biến động sản lượng, doanh thu mặt hàng thép.....................27 Biểu 2.6. Tình hình biến động tỷ trọng doanh thu các mặt hàng...........................29 Biểu 2.7. Tình hình biến động TS LN/DT và TS LN/VKD.....................................30 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1: Sản phẩm tôn mạ kẽm...................................................................................9 Hình 2: Sản phẩm tôn mạ màu.................................................................................10 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASEAN CP DT LNST ST TNHH TS LĐBQ TS LN/DT TS LN/VKD TT W ∑VKD : Hiệp hội các nước Đông Nam Á : Cổ phần : Doanh thu : Lợi nhuận sau thuế : Số tiền : Trách nhiệm hữu hạn : Tổng số lao động bình quân : Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu : Tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh : Tỷ trọng : Năng suất lao động bình quân : Tổng vốn kinh doanh LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế tạo điều kiện phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa dịch vụ giữa các quốc gia. Nhờ đó mà các doanh nghiệp trong nước có thể mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình ra nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, nước ta được đánh giá là một thị trường lớn và đầy tiềm năng với số dân gần 90 triệu người, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng (đạt 1300 USD/ người/ năm) do đó nhu cầu về mặt hàng thép ngày càng tăng do sự phát triển của các công trình xây dựng, trang trí nội thất, sản xuất đồ dùng, trang thiết bị từ sản phẩm thép làm tăng quy mô tiêu thụ về mặt hàng thép trên thị trường trong nước. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Để có thể đứng vững trên thị trường nhiều biến động, và có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu thép đã và đang tìm cách phát triển thương mại mặt hàng này bằng nhiều cách thức khác nhau. Nhưng một thực tế là nhiều doanh nghiệp cũng không tránh khỏi những khó khăn nên còn lúng túng trong việc thực hiện các giải pháp nhằm phát triển thương mại mặt hàng thép của mình cụ thể như vấn đề về nguồn lực tài chính, nhân lực, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm theo cả chiều rộng và chiều sâu nhằm tăng quy mô, doanh thu và hiệu quả thương mại,… Từ những yêu cầu thực tế em nhận thấy việc nghiên cứu “giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép của VNSteel Thăng Long” là thực sự cần thiết xuất phát từ các lý do sau: - Về mặt lý luận Phát triển thương mại mặt hàng là hoạt động không thể thiếu với các doanh nghiệp nói chung và với các doanh nghiệp ngành thép nói riêng. Vì vậy cần có nền tảng lý luận cơ bản, rõ ràng, cụ thể để các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về hoạt động phát triển thương mại mặt hàng thép. Đề tài nghiên cứu sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở vững chắc về mặt lý luận để từ đó có những chiến lược phát triển thương mại phù hợp với doanh nghiệp. - Về mặt thực tiễn Thứ nhất, trong điều kiện nhà nước ta đang có những chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp sản xuất trong nước, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép cho các doanh nghiệp mà chủ yếu chỉ tập trung nghiên cứu giải pháp phát triển hay nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm 1 sản xuất trong nước. Trong khi phát triển thương mại mặt hàng thép của các doanh nghiệp mang những đặc trưng riêng biệt. Vì thế cần phải đi sâu nghiên cứu về phát triển thương mại mặt hàng này và đề ra giải pháp phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai, công ty VNSteel Thăng Long là một doanh nghiệp sản xuất và phân phối thép, có thị trường chủ yếu ở các tỉnh thành phố lớn ở phía bắc như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng,...tuy nhiên thị trường phía nam thì chưa được quan tâm đúng mức. Lượng tiêu thụ hàng năm chưa đạt mức hiệu quả. mức tăng trưởng không ổn định qua các năm, chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu và phục vụ lợi ích khách hàng. Vì vậy, cần phải có giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại mặt hàng thép của công ty, và giải pháp thị trường là một giải pháp quan trọng và điển hình. 2. Tổng quan về công trình nghiên cứu liên quan Liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm thép đã có nhiều công trình nghiên cứu. Cụ thể là một số công trình luận văn tốt nghiệp cuối khóa như: Đề tài “giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng thép không gỉ trên thị trường nội địa của công ty TNHH Quốc tế TYG” của sinh viên Nguyễn Thị Tuyền – lớp K44F5 – Khoa kinh tế - Trường đại học Thương Mại. Đề tài đã sử dụng phương pháp thu thập và phân tích, xử lý dữ liệu và hệ thống hóa được một số vấn đề lý thuyết có liên quan đến vấn đề thị trường, phát triển thương mại, các chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại, cơ sở và chính sách phát triển thương mại. Đồng thời khái quát được thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thép không gỉ trên thị trường nội địa nói chung cũng như của công ty TYGICO nói riêng trong giai đoạn 2007- 2011. Đề tài cũng đề xuất một số giải pháp về thị trường cũng như một số kiến nghị với nhà nước và các ngành có liên quan nhằm thúc đẩy phát triển thương mại sản phẩm thép không gỉ giai đoạn 2012- 2015. Đề tài “Giải pháp nguồn nhân lực nhằm phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty cổ phần vật tư tổng hợp Hà Tây” của sinh viên Trần Thị Ngọc Diệp – Lớp K43F3 - Khoa Kinh Tế - Trường Đại Học Thương Mại. Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển thương mại sản phẩm thép xây dựng của công ty cổ phần vật tư tổng hợp Hà Tây, đánh giá được thành công, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong phát triển thương mại sản phẩm thép xây dựng của công ty. Đề tài “ Phát triển thương mại sản phẩm bóng đèn tiết kiệm điện trên thị trường nội địa” của sinh viên Vũ Thị Đông – khoa kinh tế - Trường Đại Học Thương Mại. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm bóng đèn tiếp kiệm điện trên thị trường nội địa. Qua đó, phát hiện ra những tồn tại trong phát triển thương 2 mại sản phẩm đó, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất những giải pháp đối với doanh nghiệp và kiến nghị đối với nhà nước nhằm tạo điều kiện cho phát triển thương mại sản phẩm này trên thị trường nội địa. Đề tài “Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm ô tô trên địa bàn Hà Nội, lấy công ty TNHH Thiên Ngọc An làm đơn vị nghiên cứu”, của sinh viên Nguyễn Hải Hường - khoa kinh tế - ĐH Thương Mại. Đề tài đã đưa ra những lý luận về thị trường, thương mại, giải pháp thị trường và phát triển thương mại sản phẩm. Đồng thời nêu thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm ô tô của công ty, từ đó đi sâu nghiên cứu giải pháp về thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm này trên thị trường Hà Nội. Cụ thế, bằng phương pháp thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu, đề tài đã tập trung giải quyết được một số vấn đề như: bản chất của phát triển thương mại sản phẩm ô tô là gì? Chỉ tiêu nào cho phép đánh giá phát triển thương mại sản phẩm ô tô? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm này? Và vai trò của phát triển thương mại sản phẩm ô tô như thế nào? Về mặt thực tiễn, luận văn đã chỉ ra được thực trạng phát triển thương mại sản phẩm ô tô của các doanh nghiệp kinh doanh ô tô nói chung và công ty TNHH Thiên Ngọc An nói riêng trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2005- 2010, đồng thời đề xuất kiến nghị, giải pháp để phát triển thương mại mặt hàng này trong giai đoạn 2011- 2015. Đề tài “Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng điện tử- điện lạnh trên thị trường Hà Nội, lấy công ty CP đầu tư và xuất nhập khẩu thiết bị An Phát làm đơn vị nghiên cứu” của sinh viên Hoàng Thị Minh - khoa kinh tế - trường ĐH Thương mại. Về lý luận, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề như: phát triển thương mại mặt hàng là gì? Bản chất của phát triển thương mại mặt hàng? Khái quát về mặt hàng điện tử- điện lạnh và sản phẩm Tivi, các tiêu chí đánh giá phát triển thương mại mặt hàng này. Về mặt thực tiễn, với phương pháp thu nhập và phân tích dữ liệu, luận văn đã đánh giá được tình hình phát triển thương mại sản phẩm Tivi trên thị trường Hà Nội, các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm Tivi trên thị trường Hà Nội. Đồng thời đưa ra được kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thiết bị điện tử điện lạnh (Tivi) của công ty CP đầu tư và xuất nhập khẩu thiết bị An Phát, giải pháp thị trường mà công ty đã thực hiện trong quá trình phát triển thương mại sản phẩm điện tử điện lạnh giai đoạn 20062011. Từ đó đưa ra kết luận về thành công và những khó khăn trong phát triển thương mại sản phẩm của công ty và những nguyên nhân của nó. Đề ra quan điểm, dự báo về triển vọng phát triển thương mại mặt hàng này và những giải pháp thị trường đối với công ty giai đoạn 2011- 2015. 3 Các đề tài trên đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thị trường, thương mại và phát triển thương mại. Đồng thời đã nêu ra các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá phát triển thương mại sản phẩm, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thương mại sản phẩm. Tuy nhiên chưa đề tài nào nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty VNSteel Thăng Long. Vì vậy đề tài nghiên cứu về “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép của VNSteel Thăng Long” là một đề tài có tính mới mẻ và khác biệt với các đề tài trước 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Xuất phát từ những luận cứ khoa học, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thép những năm gần đây, em thấy rằng trong thời gian tới phải giải quyết được những vấn đề đặt ra với ngành thép của Việt Nam nói chung và của Công ty VNSteel Thăng Long nói riêng về việc sản xuất và cung ứng sản phẩm thép. Để làm được điều đó cần căn cứ vào những vấn đề sau: Về lý luận: trên cơ sở lý thuyết đã học chuyên ngành kinh tế thương mại đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về cơ sở lý luận, xác lập những nguyên lý, các tiêu chí và hệ thống các chỉ tiêu về phát triển thương mại mặt hàng, các chính sách sử dụng trong phát triển thương mại sản phẩm thép của VNSteel Thăng Long, vai trò của việc phát triển thương mại sản phẩm thép của VNSteel Thăng Long để định hướng cho quá trình đổi mới và hoàn thiện các chính sách phát triển thương mại sản phẩm thép của VNSteel Thăng Long. Về mặt thực tiễn: trên cơ sở ứng dụng các lý luận trên cùng với việc phân tích dữ liệu thu thập được, thì vấn đề đặt ra là trong quá trình mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả thương mại sản phẩm thép, công ty đã đạt được những thành công và hạn chế gì? Nguyên nhân của những hạn chế đó là gì? Và công ty cần làm gì để khắc phục những hạn chế đó nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại sản phẩm của mình. Đề cập đến phát triển thương mại đề tài tập trung vào tìm hiểu thực trạng và nâng cao chất lượng phát triển thương mại nhằm đưa ra giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép của VNSteel Thăng Long. 4 4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu - Khái quát và hệ thống hoá những lý luận về phát triển thương mại sản phẩm thép - Nắm rõ thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thép của Công ty VNSteel Thăng Long, đánh giá được những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc phát triển thương mại sản phẩm thép của VNSteel Thăng Long Đề xuất được các giải pháp và kiến nghị phát triển thương mại sản phẩm thép của VNSteel Thăng Long Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm sản phẩm thép của VNSteel Thăng Long. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung Đề tài nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm thép. Trong đó tập trung nghiên cứu thực trạng cũng như đề xuất giải pháp phát triển thương mại về quy mô và chất lượng và hiệu quả - Phạm vi về không gian Do hạn chế về thời gian nên em chỉ nghiên cứu phát triển thương mại sản phẩm thép của VNSteel Thăng Long trên thị trường nội địa - Phạm vi về thời gian Sử dụng số liệu nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2012, giải pháp và đề xuất áp dụng cho VNSteel Thăng Long trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Do hạn chế về thời gian và khó khăn trong việc điều tra phân tích thu thập dữ liệu trực tiếp nên để thực hiện đề tài em sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp. Đây là dữ liệu: Bao gồm những dữ liệu được thu thập từ các nguồn trong và ngoài công ty. Dữ liệu trong công ty bao gồm: Các báo cáo, tài liệu của công ty do các phòng ban cung cấp: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán từ 2008 – 2012, báo cáo thường niên qua các năm của toàn công ty và các kết quả hoạt động phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty qua các năm từ 2008 – 2012. Dữ liệu ngoài công ty: Thu thập số liệu qua sách, giáo trình: Đề cương bài giảng kinh tế thương mại đại cương của trường Đại học Thương mại, Giáo trình Kinh tế thương mại của trường Đại học kinh tế Quốc dân, các luận văn của sinh viên trường 5 Đại học Thương mại,...các văn bản, thông tư, nghị định của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan. Mục đích thu thập các dữ liệu thứ cấp là phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá thực trạng của việc phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty VNSteel Thăng Long.  Các phương pháp phân tích dữ liệu - Phương pháp biểu đồ, bảng biểu: Là phương pháp sử dụng các sơ đồ hình vẽ, các đồ thị về cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm, mặt hàng. Về bảng biểu gồm có bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, cơ cấu các mặt hàng, thị trường của công ty qua các năm (2008 – 2012). Mỗi dữ liệu thể hiện trên biểu đồ đều dựa trên các báo cáo của công ty qua 5 năm gần đây. Phương pháp này được sử dụng cho chương 2. - Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh là doanh thu, lợi nhuận, chi phí, tốc độ phát triển, thị phần, … của các năm trước so với năm sau. Trên cơ sở so sánh để đưa ra kết luận những yếu tố nào tăng, giảm hay không đổi qua các năm. Sử dụng phương pháp này để phân tích được sự biến động của hoạt động thương mại qua từng giai đoạn hay từng thời kỳ. Phương pháp này được sử dụng cho chương 2. - Phương pháp phân tích cơ bản: Là sự kiểm định những yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thương mại của doanh nghiệp dựa trên nguồn dữ liệu đã có và sử dụng kết quả của các phương pháp khác. Phương pháp này sử dụng cho chương 2 và chương 3. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Sau khi thu thập số liệu, xử lý, phân tích dữ liệu tiến hành phân tích tổng hợp. Đưa ra được các kết luận về phát triển thương mại sản phẩm thép của VNSteel Thăng Long. Từ đó quan sát và rút ra những kết luận và vấn đề về thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thép của VNSteel Thăng Long. Phương pháp này dùng để sử dụng cho chương 2 và chương 3. - Phương pháp chỉ số Phương pháp chỉ số được sử dụng để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của tỷ trọng, thị phần của các mặt hàng thép trên thị trường. Từ những chỉ số đó đưa ra những phân tích, nhận xét về thực trạng phát triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường hiện nay. Phương pháp này sử dụng cho chương 2. 6 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần tóm lược, mục lục, danh mục bảng biểu, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành 3 chương, cụ thể: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thương mại sản phẩm thép Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thép của VNSteel Thăng Long Chương 3: Các đề xuất kiến nghị phát triển thương mại sản phẩm thép của VNSteel Thăng Long 7 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM THÉP 1.1. Một số định nghĩa và khái niện cơ bản 1.1.1. Khái niệm sản phẩm thép Thép là một hợp kim chứa chủ yếu sắt và thành phần carbon chứa từ 0,2% đến 2,1% về khối lượng phụ thuộc vào các loại khác nhau. Carbon là nguyên liệu chủ yếu nhưng còn có các thành phần hợp kim khác được dùng như là mangan, tungsten,… Carbon và các nguyên liệu khác có tác dụng như nhân tố tạo cứng, chống lại sự tách rời đứt gãy trong mạng tinh thể nguyên tử sắt khỏi sự trượt lên các lớp khác. Thép được sản xuất thành từng cuộn với khối lượng mỗi cuộn khoản 5 tấn , chiều dày và chiều rộng nhất định. Các loại thép cuộn thường được nhập khẩu từ nước ngoài như : BHP - ÚC, NKK- NHẬT , ANMAO- ĐÀI LOAN, HÀN QUỐC.Và đã có sẵn lớp bảo vệ oxi hóa thường gọi là thép tôn mạ. 1.1.2. Khái niệm phát triển thương mại Phát triển thương mại là sự gia tăng về quy mô, tốc độ và thay đổi về mặt chất lượng của hoạt động thương mại theo hướng tối ưu và hiệu quả. Như vậy nội hàm của phát triển thương mại bao gồm sự gia tăng về quy mô, tốc độ của hoạt động thương mại, thay đổi chất lượng của hoạt động thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại, với mục tiêu cuối cùng là đạt được sự bền vững trong phát triển thương mại. 1.2. Một số lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm thép 1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến sản phẩm thép 1.2.1.1. Phân loại sản phẩm thép Sản phẩm thép của VNSteel Thăng Long được chia ra làm 2 loại: tôn mạ kẽm và tôn mạ màu Tôn mạ kẽm là tôn được nhúng nóng, phủ kẽm 02 mặt, bể kẽm phải có thành phần kẽm nguyên chất tối thiểu là 99%, tuân thủ theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS G3302, Tiêu chuẩn Châu Âu EN10142 và Tiêu chuẩn Mỹ ASTM A653/A653-08 có khả năng chống ăn mòn vượt trội, khả năng kháng nhiệt hiệu quả, linh hoạt trong thiết kế và có tuổi thọ cao hơn nhiều so với thép mạ kẽm thông thường. Tôn mạ màu là sản phẩm ứng dụng công nghệ hàng đầu về sơn mạ trên nền hợp kim nhôm kẽm tạo cho sản phẩm có độ bền vượt trội. Sự sáng tạo công nghệ không ngừng đã giúp tôn mạ màu tạo nên những chuẩn mực mới về chất lượng và khả năng chống ăn mòn cao hơn nhiều so với các sản phẩm tôn mạ kẽm phủ sơn thông thường. Các sản phẩm của Công ty hầu hết đều được sản xuất bằng thiết bị tự động hóa và 8 công nghệ dây chuyền hiện đại của thế giới và khu vực nên chất lượng khá tốt, ít hao tốn nguyên vật liệu, giảm tỉ lệ sai hỏng và lỗi trong quá trình sản xuất. 1.2.1.2. Đặc điểm của thép tôn mạ Tôn kẽm và mạ màu có khả năng chống ăn mòn vượt trội, khả năng kháng nhiệt hiệu quả, linh hoạt trong thiết kế và có tuổi thọ cao hơn nhiều so với tôn mạ kẽm mạ màu thông thường.  Tôn mạ kẽm Bảng 1.1: Các loại tôn mạ kẽm Thành phần lớp mạ chính (%) Mạ kẽm Zn 99,6; Pb < 0,08; Al < 0,2 Mạ galfan Al 5; Zn 95 Công nghệ mạ nóng liên tục Độ dày lớp mạ Mạ hai mặt như nhau và hai 80 – 400 (g/m2) mặt khác nhau (tỷ lệ 1/3) Mạ hai mặt như nhau và hai 80 – 400 (g / m2) mặt khác nhau (tỷ lệ 1/3) Hình 1: Sản phẩm tôn mạ kẽm Độ dày: 0,18 mm – 1,6 mm Chiều rộng: 600 mm – 1270 mm Sản phẩm mạ kẽm đạt tiêu chuẩn Nhật bản JIS G3302 (tương đương tiêu chuẩn châu Âu EN10142).  Tôn mạ màu 9 Hình 2: Sản phẩm tôn mạ màu Độ dày: 0.18 - 1.6 mm Chiều rộng: 600 – 1270 mm Sản phẩm mạ màu đạt tiêu chuẩn JISG 3312 (tương đương với EN 10169) Độ bền kéo tối đa: 700 x 106 pa Giới hạn chảy 201N- 550N/ mm2 Bảng 1.2: Độ dày của lớp mạ màu của các công nghệ mạ màu Công nghệ mạ màu Độ dày lớp mạ màu Sơn lót tiêu chuẩn mặt trên và mặt dưới 3-10 µm epoxy Sơn hoàn thiện mặt trên polyeste 18-20 µm Sơn hoàn thiện mặt dưới polyeste 3-20 µm Cromat hóa kiểu Okem coat 15-25 mg/m2 1.2.1.3. Công dụng của tôn mạ Trong cuộc sống có lẽ chúng ta thấy tôn được hiện diện ở khắp nơi, nó quen thuộc đến độ chúng ta có thể quên mất vì tôn đóng một vai trò quan trọng trong việc che chở một mái ấm, nơi tất cả các thành viên trong một gia đình thường sum họp mỗi ngày. Trường em mái ….tôn… đỏ hồng Mọc lên tươi thắm giữa đồng lúa xanh Nói đến tôn người ta nghĩ đến ngay công dụng chính là lợp một mái nhà, mà bỏ sót đi các công dụng khác mà tôn còn được sử dụng.Tôn còn được làm vách nhà xưởng, bàn ghế, tấm che cửa sổ, cửa cuốn, cửa kéo cho cửa chính...Một công dụng khác của tôn trong ngành công nghiệp dân dụng đó là đồ gia dụng và đồ điện, như : vỏ máy giặt, tủ lạnh, lò viba, vỏ motor, máy vi tính, board mạch điện tử và ứng dụng trong ngành công nghiệp ôtô. 1.2.2. Một số lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại 1.2.2.1 Quan điểm về phát triển thương mại Dưới cách tiếp cập của kinh tế thương mại phát triển thương mại được hiểu bao gồm việc gia tăng quy mô thương mại một cách hợp lý, thúc đẩy nhịp độ, tốc độ tăng trưởng thương mại nhanh, ổn định và liên tục, cải thiện chất lượng phát triển thương 10 mại gắn với chuyển dịch cơ cấu thương mại phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thương mại hướng vào mục tiêu phát triển bền vững, đáp ứng hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Gia tăng quy mô thương mại là sự mở rộng thị trường về số lượng, gia tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm qua đó làm gia tăng giá trị thương mại, có sự mở rộng về thị trường, gia tăng thị phần của công ty trên thị trường. Phát triển thương mại một sản phẩm xét về mặt quy mô thương mại là tạo đà cho sản phẩm bán được nhiều hơn, quay vòng vốn nhanh hơn, giảm thời gian trong lưu thông, thị trường của sản phẩm không chỉ bó hẹp trong những thị trường truyền thống mà còn được mở rộng ra những thị trường mới. Cải thiện chất lượng thương mại là sự chuyển dịch cơ cấu thương mại một cách hợp lý, có sự chuyển dịch cơ cấu hàng hóa, dịch vụ theo hướng tăng những hàng hóa có chất lượng tốt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dung, đảm bảo ổn định quá trình kinh doanh của doanh nghiệp…chuyển dịch cơ cấu thị trường theo hướng thâm nhập khai thác tốt thị trường cũ của sản phẩm nhằm tối đa hóa lợi nhuậ đồng thời phát triển thị trường theo chiều sâu. Hiệu quả thương mại phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra trong quá trình trao đổi hàng hóa trên thị trường. Thực chất đó là quá trình sử dụng các nguồn lực trong thương mại nhằm đạt tới những mục tiêu đã xác định. Phát triển thương mại xét theo hiệu quả thương mại đó là sự tăng lên của kết quả và sự giảm đi của chi phí; sự tăng lên của cả kết quả và chi phí nhưng tốc độ tăng của kết quả nhanh hơn so với tốc độ tăng của chi phí hay sự giảm đi của cả kết quả và chi phí nhưng sự giảm đi của kết quả chậm hơn so với sự giảm đi của chi phí. Phát triển thương mại hướng vào mục tiêu phát triển bền vững đó là kết hợp hài hòa mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp vừa tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cho người lao động, đồng thời bảo vệ môi trường. 1.2.2.2 Phát triển thương mại sản phẩm thép Phát triển thương mại sản phẩm thép có thể được hiểu là sự nỗ lực cải thiện về quy mô, chất lượng các hoạt động thương mại của sản phẩm thép trên thị trường nhằm tối đa hoá tiêu thụ và hiệu quả của các hoạt động thương mại, cũng như tối đa hoá lợi ích mà khách hàng mong đợi trên những thị trường mục tiêu. Bản chất của phát triển thương mại sản phẩm thép biểu hiện trên cả tầm vĩ mô và vi mô. Đứng trên góc độ vĩ mô của kinh tế thương mại có thể hiểu bản chất của phát triển thương mại như sau: Phát triển thương mại theo hướng gia tăng về quy mô thương mại sản phẩm thép trong một thời kỳ nhất định. Sự phát triển thương mại về mặt quy mô được thể hiện ở 11 sự tăng lên về số lượng thép tiêu thụ, sự mở rộng về thị trường và mạng lưới kênh phân phối tiêu thụ thép. Tuy nhiên sự gia tăng về quy mô thương mại thép không chỉ đơn thuần là sự tăng lên về số lượng, mà người ta còn quan tâm phát triển thương mại ở sự quy hoạch và hệ thống lại quy mô thương mại thép sao cho phù hợp với lợi thế so sánh của ngành hàng, sản phẩm, của chính doanh nghiệp kinh doanh và phát huy được những lợi thế đó để đạt được hiệu quả trong phát triển thương mại. Phát triển thương mại biểu hiện ở sự biến đổi về chất lượng thương mại thép, được thể hiện ở việc tăng chất lượng của thép tham gia hoạt động thương mại và chất lượng hoạt động thương mại. Chất lượng hoạt động thương mại biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng sản phẩm cao hay thấp, ổn định hay không ổn định và xu hướng phát triển của nó. Ngoài ra còn thể hiện ở sự dịch chuyển về cơ cấu thép tiêu thụ, cơ cấu thị trường, các loại hình doanh nghiệp tham gia kinh doanh và các hình thức phân phối sản phẩm. Phát triển thương mại là tạo ra tính hiệu quả trong hoạt động thương mại: tính hiệu quả được thể hiện ở các kết quả đạt được mà hoạt động thương mại mang lại cho doanh nghiệp cũng như ngành thép, chính là các chỉ tiêu về lợi nhuận, hiệu quả sử dụng các nguồn lực,…Tuy nhiên, trong phát triển thương mại sản phẩm không chỉ đơn thuần là đạt được các mục tiêu cho doanh ngiệp cũng như toàn ngành đó, mà nó còn hỗ trợ các ngành khác phát triển và đảm bảo kết hợp hài hòa các mục tiêu về kinh tế xã hội - môi trường, có như vậy phát triển thương mại thép mới bền vững được. Phát triển thương mại sản phẩm phải mang lại các kết quả tích cực cho tổng thể nền kinh tế, xã hội và môi trường, được biểu hiện ở mức đóng góp của thương mại sản phẩm vào GDP của cả nước, đóng góp vào phát triển xã hội (giải quyết việc làm, xóa bỏ cái nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, …) và góp phần giảm ô nhiễm môi trường. 1.2.2.3. Ý nghĩa của phát triển thương mại sản phẩm thép - Đối với nền kinh tế nói chung Phát triển thương mại sản phẩm của một ngành hàng làm tăng thu nhập từ mặt hàng này sẽ đóng góp một phần vào tổng mức lưu chuyển hàng hóa dịch vụ và đóng góp vào GDP của cả nước. Từ đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Đối với các doanh nghiệp Phát triển thương mại mặt hàng là một yếu tố khách quan đối với các doanh nghiệp, nó là điều kiện để cho các doanh nghiệp phát triển và tồn tại trong điều kiện hiện nay, giúp doanh nghiệp đứng vững và có khả năng cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác trên thị trường đầy biến động. Nâng cao hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Việc phát triển thương mại mặt hàng của doanh nghiệp càng hiệu quả thì càng tạo được hình ảnh, tiếng tăm tốt với khách hàng 12 Phát triển thương mại một mặt hàng góp phần đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, làm cho doanh thu mặt hàng này tăng kéo theo tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng lên. Phát triển thương mại mặt hàng giúp doanh nghiệp khai thác triệt để khả năng tiềm tàng của thị trường, tăng thêm thị phần. Mặt khác, nó còn làm rút ngắn thời gian sản phẩm nằm trong quá trình lưu thông, góp phần vào việc tăng vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp - Đối với xã hội Việc phát triển thương mại sản phẩm sẽ tạo nên công ăn việc làm, tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong xã hội làm nâng cao đời sống vật chất của con người, đồng thời giúp cho quá trình cung cấp thép trên thị trường được kịp thời. Từ đó làm thỏa mãn nhu cầu của con người, góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân theo hướng văn minh, tiến bộ hơn. 1.3 Nội dung nguyên lý phát triển thương mại sản phẩm thép 1.3.1. Nguyên tắc phát triển thương mại sản phẩm thép 1.3.1.1. Nguyên tắc tuân thủ các quy luật thị trường Các quy luật của thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh…Cung cầu hàng hóa, dịch vụ không tồn tại độc lập riêng rẽ mà thường xuyên tác động qua lại với nhau trên cùng một thời gian cụ thể, tạo thành một thể thống nhất. Trong quan hệ thị trường, quan hệ cung cầu là quan hệ bản chất, thường xuyên lặp đi lặp lại, khi tăng khi giảm tạo thành quy luật trên thị trường. Dựa trên quan hệ cung cầu thị trường mà chúng ta xác định được người mua, người bán, xác định được nhu cầu cũng như khả năng cung ứng hàng hóa trên thị trường.. Doanh nghiệp sẽ xác định được nhu cầu có khả năng thanh toán, xác định được thị hiếu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra thị trường những sản phẩm phù hợp và đem lại lợi ích tối ưu cho người tiêu dùng. Đồng thời, người mua sẽ có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn sản phẩm cũng như tìm được nhà cung cấp trên thị trường phù hợpvới nhu cầu của mình. 1.3.1.2. Dựa trên năng lực sẵn có của doanh nghiệp Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bao gồm: nguồn lực tài chính, nguồn lực cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, công nghệ, danh tiếng, và các mối quan hệ…nguồn lực của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, đẩy mạnh khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao thương hiệu và góp phần đạt hiệu quả kinh tế- xã hội. Ứng với mỗi doanh nghiệp sẽ có một năng lực nhất định, tùy vào năng lực của mình mà các doanh nghiệp lựa chọn giải pháp phù hợp cho mình trong phát triển thương mại sản phẩm. 13 1.3.1.3. Dựa trên lợi thế so sánh, hiệu quả kinh tế- xã hội - Lợi thế so sánh Phát triển thương mại mặt hàng đòi hỏi phải dựa trên lợi thế so sánh của ngành và lợi thế của quốc gia. Lợi thế so sánh có hai loại là lợi thế so sánh tĩnh và lợi thế so sánh động. Lợi thế so sánh tĩnh là lợi thế sẵn có như tài nguyên thiên nhiên, lao động, tình hình chính trị…Lợi thế so sánh động là lợi thế tiềm năng, sẽ xuất hiện trong tương lai gần hay xa khi các điều kiện về công nghệ, về nguồn nhân lực và khả năng tích lũy vốn tư bản cho phép. Ở Việt Nam khai thác chủ yếu là lợi thế so sánh tĩnh, còn lợi thế so sánh động thì chưa có để khai thác. Lợi thế so sánh giúp cho các doanh nghiệp khai thác được nguồn lực của quốc gia để phát triển thương mại các sản phẩm thép. - Hiệu quả kinh tế - xã hội Đó là sự đóng góp của chính doanh nghiệp vào xã hội nghĩa là mang lại các lợi ích công cộng cho xã hội như tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngân sách, tăng tích lũy ngoại tệ, tăng năng suất lao động, phát triển sản xuất, thay đổi cơ cấu kinh tế. Phát triển thương mại mặt hàng phải dựa trên hiệu quả kinh tế- xã hội bởi tính hiệu quả của nền kinh tế xuất phát từ tính hiệu quả của mỗi doanh nghiệp và nền kinh tế vận hành tốt là môi trường thuận lợi cho sự hoàn thiện của doanh nghiệp, giúp cho hoạt động phát triển thương mại mặt hàng đạt hiệu quả. 1.3.1.4. Dựa trên đường lối phát triển của Đảng và nhà nước Phát triển thương mại nhiều thành phần, hình thức sở hữu, phát huy và sử dụng tốt khả năng, tính tích cực của các thành phần kinh tế trong phát triển thương mại. Phát triển đồng bộ các thị trường trong nước, phát huy vai trò nòng cốt, định hướng và điều tiết của nhà nước trên thị trường. Việc mở rộng thị trường ngoài nước phải gắn phát triển ổn đinh thị trường trong nước, lấy thị trường trong nước làm cơ sở. Đặt sự phát triển của lưu thông hàng hóa và hoạt động của các doanh nghiệp dưới sự quản lý của nhà nước, khuyến khích, phát huy mặt tích cực, đồng thời có biện pháp hạn chế các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Việc phát triển nhanh , hiệu quả và bền vững nền thương mại gắn liền với việc thực hiện các hoạt động thương mại phải theo đúng quy tắc của thị trường. Đồng thời có các biện pháp đổi mới cơ chế, chính sách, hoàn thiện hệ thống luật pháp theo đúng quy tắc đó. 1.3.2 Chính sách phát triển thương mại sản phẩm thép 1.3.2.1. Chính sách lựa chọn và phát triển lợi thế của ngành hàng Lựa chọn là sự cân nhắc, xem xét các yếu tố yếu tố về vốn, lao động, điều kiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp…để chọn ra yếu tố nào mang lại lợi thế nổi 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan