Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty t...

Tài liệu Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty tnhh đầu tư thương mại vĩnh phúc

.DOC
48
291
75

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trong trường đã giảng dạy, giúp em tích lũy được nhiều kiến thức trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường! Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sĩ Vũ Thị Hồng Phượng – Bộ môn kinh tế thương mại đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp! Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo Chi nhánh công ty TNHH đầu tư và thương mại Vĩnh Phúc, cùng các cô chú phòng kế hoạch kinh doanh, phòng Kế toán – tài chính đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong qúa trình thực tập và cung cấp những số liệu cần thiết phục vụ cho khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn! Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội ngày… tháng…. Năm 2013 TÓM LƯỢC Ngành công nghiệp thép là ngành chủ chốt, vô cùng quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa của đất nước. Ngày nay thép là một trong những vật liệu phổ biến nhất trên thế giới và là thành phần chính trong xây dựng, đồ dùng, công nghiệp cơ khí. Trong những năm gần đây, nền kinh tế trong nước và quốc tế lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng làm cho các hoạt động kinh tế rơi vào trạng thái trầm lắng. Tất cả các ngành kinh tế đều gặp rất nhiều khó khăn, quy mô, hiệu quả kinh doanh bị giảm sút kéo theo sự sụt giảm nguồn tiêu thụ của ngành thép nói chung và của sản phẩm thép thành phẩm nói riêng. Trong tình trạng khó khăn như vậy các doanh nghiệp đã phải cạnh tranh quyết liệt để tìm chỗ đứng cho mình trên thị trường. Chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc là một trong những doanh nghiệp phân phối sản phẩm thép thành phẩm nhiều năm trên thị trường nội đia nhưng việc phát triển thường mại sản phẩm chưa đạt hiệu quả cao. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty còn nhỏ hẹp, sự chuyển dịch cơ cấu thị trường còn chậm, chưa theo hướng hợp lý. Hiệu quả phát triển thương mại còn thấp, chưa thấy được xu hướng tăng trưởng, … Vì vậy em chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh Công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc”. Đề tài gồm 3 chương lần lượt giải quyết các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan để phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh Công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài.......................................................................1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan....................................................2 3. Xác lập và tuyên bố đề tài nghiên cứu....................................................................3 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu..........................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp:.................................................................................6 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM THÉP THÀNH PHẨM..........................................................................7 1.1. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................................7 1.2. Một số lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm............................................................................................................................. 8 1.2.1. Một số lý thuyết về sản phẩm thép thành phẩm.................................................8 1.2.2. Một số lý thuyết về phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm..........10 1.3. Nội dung và nguyên lý giải quyết vấn đề phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm........................................................................................................15 1.3.1. Nguyên tắc phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm......................15 1.3.2. Một số chính sách phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm...........16 1.3.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển thươnngmại sản phẩm thép thành phẩm.....17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM THÉP THÀNH PHẨM CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VĨNH PHÚC...................................................................................22 2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phát triển thương mại sản phẩm của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc............22 2.1.1. Giới thiệu chung về chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc.......22 2.1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc....................................................................23 2.2. Phân tích thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc.......................................26 2.2.1. Quy mô..............................................................................................................26 2.2.2. Chất lượng.........................................................................................................27 2.2.3. Hiệu quả............................................................................................................29 2.3. Một số kết luận và phát hiện về thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc...............30 2.3.1. Thành công trong công tác phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của công ty..................................................................................................................30 2.3.2. Tồn tại trong công tác phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc và nguyên nhân..............31 CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM THÉP THÀNH PHẨM............................................33 3.1. Quan điểm, định hướng về phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc................................33 3.1.1 Quan điểm, định hướng, dự báo xu hướng phát triển của ngành thép..................33 3.1.2. Mục tiêu, định hướng của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc............................................................................................................................ 34 3.2. Các đề xuất với vấn đề phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc.......................................35 3.2.1. Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo thị trường và xúc tiến thương mại....35 3.2.2. Đảm bảo nguồn hàng ổn định, chất lượng cao................................................35 3.2.3. Xây dựng và quản lý hiệu quả kênh phân phối................................................36 3.2.4. Liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành..................................36 3.2.5. Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ và nhân viên..................................................................................................................... 37 3.3. Các kiến nghị cho vấn đề phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm ..................................................................................................................................... 37 3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu........................................................39 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GDP GTVT TNHH Thị trường chứng khoán TTCK Tổng sản phẩm quốc dân Giao thông vận tải Trách nhiệm hữu hạn DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc (Đơn vị: Khối lượng: tấn; Doanh thu, lợi nhuận, chi phí: triệu đồng)27 Bảng 2.2: Cơ cấu thị trường tiêu thụ thép thành phẩm của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc (Đơn vị: %)................................................. 28 Bảng 2.3: Cơ cấu sản phẩm của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc (Đơn vị: %).............................................................................................. 29 Bảng 2.4: Bảng đánh giá hiệu quả thương mại của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc.......................................................................................... 30 DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO TS Ngô Xuân Bình, TS Thân Danh Phúc, TS Hà Văn Sự, “Đề cương bài giảng kinh tế thương mại đại cương”, Trường đại hoc Thương mại, 2006. PGS.TS Đăng Đình Đào, PGS.TS Hoàng Đức Thân, Giáo trình “Kinh tế thương mại”, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản thống kê, 2001. Hoàng Thị Thúy Trang, Luận văn tốt nghiệp “Đẩy mạnh tiêu thụ thép của công ty TNHH IPC” của sinh viên, khoa Kinh tế, Đại học Thương Mại. Đỗ Thị Thanh Yến, Luận văn tôt nghiệp “Hoàn thiện và phát triển các dịch vụ chủ yếu hỗ trợ hoạt động bán mặt hàng thép trên thị trường nội địa”, khoa Kinh tế, Đại học Thương Mại. Nguyễn Giang Hương, Luận văn tốt nghiệp “Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng thép xây dưng trên địa bàn Hà Nội của công ty cổ phần kỹ thuật cơ điện tổng hợp Hà Nội ”, Khoa Quản trị doanh nghiệp, Đại học Thương Mại. Nguyễn Ngọc Vân, Luận văn tốt nghiệp “Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thép của công ty TNHH thương mại và đầu tư công nghiệp trên thị trường miền Bắc”, khoa Quản trị doanh nghiệp, Đại học Thương Mại. Lê Minh Hiếu, Luận văn tốt nghiệp “Phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Việt Nhật”, Đại học Kinh tế Quốc Dân. - Website: www.economy.com.vn; www.vnn.vn; www.tinthuongmai.vn PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Ngành công nghiệp thép ra đời khá sớm. Nhưng ngay từ sau khi ra đời, ngành đã khẳng định được vai trò tiên phong, là ngành chủ chốt, vô cùng quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay ngành thép không những vẫn giữ được vị thế quan trọng, mà còn luôn khẳng định mình là một ngành xương sống của nền kinh tế. Thép là vật tư chiến lược không thể thiếu của ngành công nghiệp, xây dựng và quốc phòng, có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong năm 2012 do chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát, trong đó có siết tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất, cắt giảm đầu tư công… nên ngành bất động sản, nguồn tiêu thụ chính của ngành thép nói chung và của sản phẩm thép thành phẩm nói riêng, tiếp tục rơi vào trạng thái trầm lắng. Trong bối cảnh đó, nhu cầu tiêu thụ thép trong những tháng đầu năm 2012 tiếp tục giảm mạnh so với thời điểm cuối năm 2011 cũng như so với cùng kỳ. Từ đó có thể thấy thị trường thép vẫn còn tiếp tục ảm đạm trong thời gian tới. Về khả năng cạnh tranh của thép Việt Nam trên thị thị trường nội địa và quốc tế: Hiện nay cả nước có khoảng 31 doanh nghiệp tham gia cán thép với công suất khoảng 9 triệu tấn thép xây dựng/năm trong khi nhu cầu tiêu thụ của thị trường chỉ khoảng 6 triệu tấn/năm. Nhiều doanh nghiệp đã phải cạnh tranh khá quyết liệt để tìm chỗ đứng cho mình trên thị trường nội địa. Do đó, dù thời hạn để nhiều sản phẩm thép nhập khẩu vào VN còn 0% chậm hơn các sản phẩm khác, đến 2014 mới thực hiện, nhưng hiện nay nhiều doanh nghiệp thép trong nước khá lo lắng. Chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc đã phân phối sản phẩm thép thành phẩm nhiều năm trên thị trường nội đia (từ năm 2003 đến nay). Các sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty đều được nhập từ những công ty sản xuất thép hàng đầu của thị trường sản xuất thép miền Bắc nên chất lượng sản phẩm cao, đảm bảo được uy tín đối với khách hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường khó khăn như hiện nay, chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc cũng không thể tránh khỏi những khó khăn trong quá trình hoạt động, việc phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của công ty còn rất nhiều hạn chế. Mặc dù công ty đã đi vào hoạt động kinh doanh từ năm 2003 nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép thành phẩm còn rải rác, thiếu tập trung, cơ cấu không đồng đều, sức cạnh tranh còn yếu. Phần lớn thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty lại tập trung ở các khu vực lân cận địa chỉ trụ sở chính thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội (chiếm đến 62.18% cơ cấu thị trường tiêu thụ của công ty), còn một số khu vực tiềm năng vẫn chưa được 1 khai thác. Công ty đã bắt đầu mở rộng khai thác sang các khu vực khác nhưng chưa mang lại hiệu quả (khu vực Quảng Ninh chiếm 4,98%, khu vực thành phố Hồ Chí Minh chiếm 9,45%, khu vực khác chiếm 14,43% cơ cấu thị trường tiêu thụ của công ty). Ngoài ra, vấn đề tăng doanh thu, mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng là những vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp cho việc phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty trong giai đoạn tới là hết sức cấp thiết. Với những lý do trên, em chọn đề tài: “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh Công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn sẽ mang lại giải pháp phát triển thương mại hữu hiệu cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường và góp phần phát triển kinh tế. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan. Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về thép nhằm đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành. Trong đó có thể kể đến một số công trình như: - Luận văn tốt nghiệp “Đẩy mạnh tiêu thụ thép của công ty TNHH IPC” của sinh viên Hoàng Thị Thúy Trang, khoa Kinh tế, Đại học Thương Mại. Đề tài đề cập đến các lý luận cơ bản về tiêu thụ hàng hóa trong các doanh nghiệp. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa trong doanh nghiệp và nội dung của tiêu thụ hàng hóa. Nêu được thực trạng tiêu thụ thép tại công ty TNHH IPC, có phân tích các vấn đề như tình hình tiêu thụ, tình hình bán hàng, .... Từ phân tích và nghiên cứu thực trạng từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ thép tại công ty TNHH IPC. - Luận văn tôt nghiệp “Hoàn thiện và phát triển các dịch vụ chủ yếu hỗ trợ hoạt động bán mặt hàng thép trên thị trường nội địa” của sinh viên Đỗ Thị Thanh Yến, khoa Kinh tế, Đại học Thương Mại. Đề tài đề cập đến các lý luận về phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở nước ta trong điều kiện hội nhập. Nêu ra và phân tích thực trạng phát triển các dịch vụ hỗ trợ hoạt động bán mặt hàng thép tại tổng Công ty thép Việt Nam, kèm theo nhận xét về việc sử dụng dịch vụ tại công ty. Nêu lên các giải pháp hoàn thiện và phát triển các dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh ở Việt Nam - Luận văn tốt nghiệp “Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng thép xây dưng trên địa bàn Hà Nội của công ty cổ phần kỹ thuật cơ điện tổng hợp Hà Nội” của sinh viên Nguyễn Giang Hương, Khoa Quản trị doanh nghiệp, Đại học Thương Mại. Ngoài những lý luận về tiêu thụ hàng hóa, kết quả tiêu thụ hàng hóa. Trong luận văn này, tác giả đề cập đến thực trạng đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng thép xây dưng trên địa bàn Hà Nội của công ty cổ phần kỹ thuật cơ điện tổng hợp Hà Nội theo cơ cấu mặt hàng, theo khu vực 2 thị trường, theo hình thức bán và theo thời gian. Đồng thời, luận văn đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng thép. - Luận văn tốt nghiệp “Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thép của công ty TNHH thương mại và đầu tư công nghiệp trên thị trường miền Bắc” của sinh viên Nguyễn Ngọc Vân, khoa Quản trị doanh nghiệp, Đại học Thương Mại. Nội dung chính bao gồm: Các lý luận liên quan đến tiêu thụ hàng hóa. Phân tích thực trạng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thép của công ty TNHH thương mại và đầu tư công nghiệp trên thị trường miền Bắc. Từ đó đưa ra những giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thép như đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ trước trong và sau bán, mở rộng mạng lưới kinh doanh trên thị trường miền Bắc và hoàn thiện hình thức bán hàng, hoàn thiện chính sách giái cả, nâng cao đội ngũ nhân viên thị trường. - Luận văn tốt nghiệp “Phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Việt Nhật” của sinh viên Lê Minh Hiếu, Đại học Kinh tế Quốc Dân. Ngoài những lý luận cơ bản về phát triển thương mại sản phẩm. Tác giả còn đề cập đền thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Việt Nhật trên thị trường miền Bắc. Từ đó đưa ra những giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép như đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, mở rộng mạng lưới kinh doanh trên thị trường miền Bắc, xây dựng và quản lý hiệu quả kênh phân phối, nâng cao đội ngũ nhân viên thị trường, đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao... Trong tất cả các đề tài trên đều đưa ra những biện pháp nhằm phát triển ngành thép. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu và phân tích vấn đề về phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của một doanh nghiệp cụ thể. Bằng việc sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau được sử dụng tách biệt và kết hợp với nhau, đề tài"Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh Công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc" đi sâu phân tích, nghiên cứu làm rõ thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển thương mại sảm phẩm thép thành phẩm cho chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Chính vì vậy, đây là đề tài hoàn toàn mới, không có sự trùng lặp với bất kỳ đề tài nào đã được công bố. 3. Xác lập và tuyên bố đề tài nghiên cứu Với tính cấp thiết của đề tài được nêu trên, có thể thấy rằng việc nghiên cứu phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm trên thị trường nội địa là hoàn toàn đúng đắn. Trong quá trình nghiên cứu có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như: - Phát triển thương mại sản phẩm là gì? Tại sao phải phát triển thương mại sản phẩm? 3 - Phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào? - Đâu là những thành công, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc? - Những giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm cho chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc thời gian tới là gì? Trong tất cả những câu hỏi đặt ra cần giải quyết được nêu ở trên đều tập trung nhằm giải quyết vấn đề phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm cho chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc. Đây là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa đối với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm này và nó phù hợp với chuyên ngành kinh tế thương mại. 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thương mại và tình hình phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh phúc. * Mục tiêu nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu, đề tài vận dụng các lý thuyết được học về phát triển thương mại vào trong trường hợp cụ thể để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, qua đó kiểm chứng lại những gì đã học để rút ra những bài học mới cho mình. Mục tiêu cụ thể của đề tài nghiên cứu gồm: - Về lý luận: Làm rõ, hệ thống hóa một số lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm. - Về thực tiễn: Từ những lý luận đã nghiên cứu đề tài sẽ làm rõ các vấn đề thực tiễn sau: + Nắm rõ thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc + Đánh giá được hạn chế, thành công và những nguyên nhân của hạn chế trong phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc. + Đề xuất được những giải pháp nhằm phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc. * Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi cụ thể như sau: - Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc. Phân tích dựa trên các tiêu chí: Quy mô, chất lượng và hiệu quả phát triển thương mại sản 4 phẩm sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc. - Về không gian nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp cho việc phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc trên thị trường nội địa. - Về thời gian nghiên cứu: Đề tài sử dụng các số liệu nghiên cứu phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2009-2012. Những giải pháp, đề xuất phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm được áp dụng cho chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2013-2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên thực tế, để đi sâu vào tìm hiểu một vấn đề cần nghiên cứu chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, sử dụng chúng tách biệt hoặc kết hợp với nhau để đạt được mục tiêu phân tích của đề tài. Để đánh giá được một cách chính xác, rõ ràng và hiệu quả việc phát triển thương mại sản phẩm đến hoạt động kinh doanh của công ty, trong bài khóa luận này có sử dụng phương pháp thu thập số liệu và sử lý số liệu để phân tích. * Phương pháp thu thập dữ liệu - Nguồn dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu được thu thập từ các nguồn trong và ngoài công ty. Dữ liệu trong công ty bao gồm: Các báo cáo, tài liệu của công ty do các phòng ban cung cấp: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm từ 2009 – 2012, báo cáo chi tiết về doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm, báo cáo về hoạt động thương mại, quy trình giao nhận và quản lý nhập xuất tại các kho của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc. Dữ liệu ngoài công ty: Thu thập số liệu qua sách, giáo trình: Đề cương bài giảng kinh tế thương mại đại cương của trường Đại học Thương Mại, qua các luận văn của sinh viên trường Đại học Thương Mại, Kinh Tế Quốc Dân…, các báo, tạp chí kinh tế: Thời báo kinh tế Việt Nam, qua các website: www.economy.com.vn; www.vnn.vn; www.tinthuongmai.vn;... các văn bản, thông tư, nghị định của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.... Mục đích thu thập các dữ liệu thứ cấp là phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá thực trạng của việc phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc. * Các phương pháp phân tích dữ liệu - Phương pháp biểu đồ, bảng biểu: 5 Là phương pháp sử dụng các sơ đồ hình vẽ, các đồ thị về cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm, mặt hàng. Về bảng biểu gồm có bảng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cơ cấu các mặt hàng, thị trường của chi nhánh công ty qua các năm (2009 – 2012). Mỗi dữ liệu thể hiện trên biểu đồ đều dựa trên các báo cáo của công ty qua 4 năm gần đây. Thông qua các biểu đồ, bảng biểu để đánh giá mối tương quan giữa các đại lượng để có thể phân tích dựa trên nguồn dữ liệu thu thập được. - Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Các chỉ tiêu để so sánh là doanh thu, lợi nhuận, chi phí, tốc độ phát triển, thị phần, … của các năm trước so với năm sau. Trên cơ sở so sánh để đưa ra kết luận những yếu tố nào tăng, giảm hay không đổi qua các năm. Sử dụng phương pháp này để phân tích được sự biến động của hoạt động thương mại qua từng giai đoạn hay từng thời kỳ. - Phương pháp phân tích cơ bản: Là sự kiểm định những yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thương mại của doanh nghiệp dựa trên nguồn dữ liệu đã có và sử dụng kết quả của các phương pháp khác. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Sau khi thu thập số liệu, xử lý, phân tích dữ liệu tiến hành phân tích tổng hợp. Đưa ra được các kết luận về phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc và từ đó biết được các nguyên nhân và các biện pháp giải quyết nhằm phát triển thương mại sản phẩm thép thánh phẩm cho chi nhánh công ty 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp: Ngoài phần tóm lược, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo và các phụ lục có liên quan, khóa luận gồm có các phần sau: - Phần mở đầu: Tổng quan nghiên cứu đề tài - Chương 1: Một số lý luận cơ bản của phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm. - Chương 2: Thực trạng về phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc. - Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị về phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm của chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc. 6 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM THÉP THÀNH PHẨM 1.1. Một số khái niệm cơ bản - Thép và thép thành phẩm Thép là hợp kim với thành phần chính là sắt, với cacbon, từ 0,02% đến 2,14% theo trọng lượng, và một số nguyên tố hóa học khác. Thép thành phẩm là những sản phẩm thép đã kết thúc toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất do doanh nghiệp tiến hành hoặc thuê ngoài gia công chế biến và đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và đã nhập kho thành phẩm. Nói cách khác nếu xét về mặt giới hạn thì thép thành phẩm là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất các sản phẩm thép và gắn với một quy trình công nghệ sản xuất nhất định trong phạm vi một doanh nghiệp, nếu xét về mặt phạm vi thép thành phẩm chỉ là sản phẩm thép hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất thép. - Phát triển thương mại: Phát triển thương mại được hiểu là một quá trình lớn lên hay biến động về mọi mặt của hoạt động thương mại trong một thời kỳ nhất định trong đó bao gồm sự tăng lên về quy mô, sản lượng và sự thay đổi về chất lượng, cơ cấu, sử dụng nguồn lực trong hoạt động thương mại. Thực chất chính là sự thay đổi của các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ kinh tế gắn liền và phát sinh cùng trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận. Ngoài cách hiểu này ra phát triển thương mại còn có cách hiểu khác đó là: phát triển thương mại là sự nỗ lực cải thiện về quy mô, chất lượng các hoạt động thương mại trên thị trường nhằm tối đa hóa tiêu thụ và hiệu quả của các hoạt động găn với phát triển bền vững về môi trường, kinh tế, xã hội cũng như tối đa hóa lợi ích của khách hàng mong đợi trên thị trường. Phát triển thương mại cũng được hiểu là tất cả các hoạt động của con người tác động theo hướng tích cực đến lĩnh vực thương mại (mua bán sản phẩm, dịch vụ, các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy quá trình mua bán sản phẩm, dịch vụ) làm cho lĩnh vực này ngày càng mở rộng về quy mô, tăng về chất lượng, nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững. - Phát triển thương mại sản phẩm là sự nỗ lực cải thiện về quy mô, chất lượng các hoạt động thương mại của sản phẩm đó trên thị trường nhằm tối đa hóa tiêu thụ và hiệu quả của các hoạt động găn với phát triển bền vững về môi trường, kinh tế, xã hội cũng như tối đa hóa lợi ích của khách hàng mong đợi trên thị trường mục tiêu. Thực chất phát triển thương mại sản phẩm là phát triển thương mại gắn với các sản phẩm hữu hình. 7 -Thương mại sản phẩm thép thành phẩm: Thương mại sản phẩm thép thành phẩm xét về bản chất đó là thương mại hàng hóa. Thương mại sản phẩm thép thành phẩm bao gồm tổng thể các hoạt động, hiện tượng và các quan hệ kinh tế gắn và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa nhằm mục đích lợi nhuận. Đối tượng của hoạt động trao đổi ở đây là sản phẩm thép thành phẩm. Quan hệ trao đổi giữa người mua và bán ở đây chủ yếu là quan hệ giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân vói nhà sản xuất, thương nhân với người tiêu dùng. Quan hệ này được thể hiện trên thị trường thông qua hình thức trao đổi hàng hóa – tiền tệ. Phát triển thương mại thép thành phẩm: Phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm nằm trong nội dung của phát triển thương mại sản phẩm. như đã nói ở trên về nội hàm của phát triển thương mại sản phẩm đó là việc gia tăng về quy mô, tốc độ tăng trưởng, cải thiện chất lượng phát triển thương mại gắn với chuyển dịch cơ cấu sản phẩm bán ra, tính hiệu quả của sự phát triển thương mại sản phẩm. Như vậy, phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm là sự nỗ lực của doanh nghiệp để duy trì và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng về quy mô, sản lượng, doanh thu, lợi nhuận cao, gắn với chuyển dịch cơ cấu sản phẩm bán ra, cơ cấu thị trường, cơ cấu doanh thu theo kênh phân phối và đảm bảo đạt tỷ suất lợi nhuận tăng, đạt hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng lao động cao. Mục đích cuối cùng của hoạt động thương mại đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung, chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phúc nói riêng đó là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí hướng tới hiệu quả cao. 1.2. Một số lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm 1.2.1. Một số lý thuyết về sản phẩm thép thành phẩm - Đặc điểm: Thép thành phẩm là hợp kim của sắt (Fe) với cacbon (C) và một số nguyên tố hóa học khác. Chúng làm tăng độ cứng, hạn chế sự di chuyển của nguyên tử sắt trong cấu trúc tinh thể dưới tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau. Số lượng khác nhau của các nguyên tố và tỷ lệ của chúng trong thép nhằm mục đích kiểm soát các mục tiêu chất lượng như độ cứng, độ đàn hồi, tính dể uốn, và sức bền kéo đứt. Thép được chế tạo bằng nhiều các nhóm hợp kim khác nhau, tùy theo thành phần hóa học của các nguyên tố cho vào mà cho ra các sản phẩm phù hợp với công dụng riêng rẽ của chúng. Nhìn chung các sản phẩm thép thành phẩm khá đa dạng và là sản phẩm tiêu thụ chính của ngành thép. Các sản phẩm thép thành phẩm đại đa số là các sản phẩm trung gian cho các ngành công nghiệp, dịch vụ khác. Vì vậy sản phẩm thép thành phẩm của ngành về kiểu dáng, mẫu mã đều phụ thuộc khá nhiều vào đặc điểm ngành tiêu thụ nó. 8 Các sản phẩm thép thành phẩm thường có khối lượng lớn nhưng thể tích lại khá gọn. Nên thích hợp vận chuyển đường bộ, đường sắt… - Phân loại: Thép thành phẩm rất đa dạng và được chia thành nhiều nhóm sản phẩm khác nhau tùy vào nhiều tiêu thức nhưng nhìn chung có các loại thép thành phẩm chính như sau: sản phẩm gia công kim khí, sản phẩm sau cán, sản phẩm tôn, thép cuộn thép xây dựng, thép hình thép ống, thép hình thép ống và thép tấm lá Sản phẩm gia công kim khí là loạt sản phẩm phục vụ cho ngành kim khí nói chung bao gồm: trục cán trơn, bánh răng hộp giảm sóc, hộp giảm tốc, dao cắt các loại,... Sản phẩm sau cán gồm các loại sản phẩm như: đinh, ốc vít, lưới rào, dây thép mạ kẽm,... Sản phẩm tôn gồm các loại sản phẩm chủ yếu như: tôn dập súng, tôn mạ kẽm, tôn mạ màu,... Thép cuộn thép xây dựng bao gồm thép cây tròn trơn, thép thanh vằn, thép cuộn,... Thép hình thép ống và thép tấm lá bao gồm: thép hình chữ C, thép hình chữ I, thép gúc, thép ống, thép tấm lá,... - Công dụng của thép: Các sản phẩm thép rất đa dạng và phong phú, tùy theo mục đích sử dụng mà thép được sản xuất ra có đặc điểm, hình dạng,… khác nhau. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về công dụng của thép nên dựa vào đặc điểm cấu tạo lí-hóa học của thép để phân tích: Thứ nhất là nhóm các loại thép không gỉ: Về mặt chung nhất, thép không gỉ có tốc độ hóa bền rèn cao, độ dẻo, độ cứng, độ bền, độ bền nóng cao, chống chịu ăn mòn cao, độ dẻo dai ở nhiệt độ thấp tốt, phản ứng từ kém, … Với loại thép không gỉ thông dụng nhất là Austenitic. Loai thép này được sử dụng nhiều để làm đồ gia dụng, bình chứa, ống công nghiệp, tàu thuyền công nghiệp, vỏ ngoài kiến trúc, các công trình xây dựng khác… Loại Ferritic tính chất cơ lý tương tự thép mềm, nhưng có khả năng chịu ăn mòn cao hơn thép mềm được sử dụng để làm đồ gia dụng, nồi hơi, máy giặt, các kiến trúc trong nhà... Loại Austenitic-Ferritic loại thép có tính chất “ở giữa” loại Ferritic và Austenitic được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hoá dầu, sản xuất giấy, bột giấy, chế tạo tàu biển... Loại Martensitic chứa khoảng 11% đến 13% Cr, có độ bền chịu lực và độ cứng tốt, chịu ăn mòn ở mức độ tương đối được sử dụng nhiều để chế tạo cánh tuabin, lưỡi dao... 9 Thứ hai là Thép hợp kim thấp và thép hợp kim thấp có độ bền cao được sử dụng phổ biến trong ngành chế tạo máy, xe hơi, xe tải, cần trục, cầu và công trình xây dựng đòi hỏi cường độ chịu lực lớn, và môi trường nhiệt độ rất thấp. Thứ ba là Thép silic được sử dụng rộng rãi trong ngành chế tạo máy điện, như các động cơ điện, máy biến áp... Và Thép dụng cụ thường dùng chế tạo các loại dụng cụ như dụng cụ cắt là các loại dao cho máy tiện, máy phay, máy bào, tuốt..., dụng cụ biến dạng với đặc trưng tạo hình: trục cán, khuôn dập, khuôn ép chảy..., dụng cụ đo: các loại thước cặp, pan me, dưỡng đo kiểm... 1.2.2. Một số lý thuyết về phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm 1.2.2.1. Bản chất Phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm : Là việc nỗ lực để cải thiện về quy mô tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm bán ra, đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật, xây dựng uy tín cho sản phẩm và doanh nghiệp trong lòng khách hàng. - Gia tăng quy mô sản phẩm thép thành phẩm được hiểu là sự phát triển mở rộng về thị trường, về số lượng, tăng thị phần của công ty trên thị trường tiêu thụ kèm theo đó là nâng cao tốc độ tăng trưởng sản phẩm thép thành phẩm của công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh một cách ổn định và bền vững. - Nâng cao chất lượng sản phẩm thép thành phẩm bằng việc tổ chức nghiên cứu, tìm ra những nhà cung cấp đảm bảo uy tín và chất lượng cho sản phẩm. Nâng cao chất lượng là đề cập tới chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiệu quả. - Phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm còn gắn liền với nâng cao hiệu quả thương mại thể hiện qua quan hệ so sánh giũa kết quả đạt được từ hoạt đọng kinh doanh với chi phí bỏ ra . Hoạt động thương mại được gọi là đạt hiệu quả cao khi trong quá trình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp tối thiểu hóa được chi phí sản xuất kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận. - Phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm còn phản ánh qua tốc độ tăng trưởng ổn định, đều đặn và liên tục qua các năm, phát triển thương mại ngoài mục tiêu tăng trưởng và có lợi nhuận cao thì còn phải hướng tới sự hài hòa giữa các mục tiêu kinh tếm xã hội và môi trường nhằm đạt tới sự phát triển bền vững, đảm bảo các mục tiêu xã hội như việc làm, hài hòa giữa mức tăng trưởng kinh tế với tiềm năng phát triển trong tương lai… 1.2.2.2. Ý nghĩa - Đối với người tiêu dùng: Phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm giúp người tiêu dùng tiếp cận được với các sản phẩm thép ở mức giá cạnh tranh, có chất lượng tốt, mẫu mã kiểu dáng đa dạng hơn. Ngoài ra khách hàng còn có nhiều cơ hội được tiếp cận với cách thức mua hàng hiện đại và tiện lợi hơn. Qua đó có thể thấy 10 được việc phát triển thương mại giúp người tiêu dùng tăng lợi ích khi tiêu dùng và tiết kiệm được chi tiêu. - Đối với doanh nghiệp: Phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm làm tăng khả năng thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cho khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm, ... Từ đó làm tăng doanh thu, lợi nhuận, góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng quy mô cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Giúp cho doanh nghiệp gắn liền sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy lưu thông hàng hóa tránh sự tắc nghẽn trong lưu thông, giải quyết vòng tuần hoàn sản xuất - lưu thông – phân phối – tiêu dùng. Ngoài ra, phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm còn giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần vào quá trình phát triển bền vững của doanh nghiệp. - Đối với kinh tế - xã hội: Phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm không chỉ là tăng về quy mô mà còn cải thiện về cơ cấu, chất lượng tạo sự phát triển ổn định cho ngành thép từ đó kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác như công nghiệp chế tạo, xây dựng, … Sự phát triển lành mạnh của sản phẩm thép sẽ góp phần ổn định và pháp triển lành mạnh thị trường thép miền Bắc cũng như thị trường nội địa. Phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm góp phần đảm bảo các mối quan hệ thị trường như cân đối cung - cầu, tiền - hàng, tích lũy – tiêu dung,… đảm bảo được hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp diễn ra bình thường, giữ bình ổn thị trường, tránh được sự mất cân đối trong xã hội. Từ đó các quan hệ kinh tế được giải quyết thông xuất tạo đà cho sự phát triển nói chung. Ngoài ra, phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm còn giải quyết việc làm cho xã hội, cải thiện đời sống người dân và nâng cao chất lượng cuộc sống. Góp phần thúc đẩy phân công lao động, hợp tác giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Bên cạnh yếu tố cạnh tranh gay gắt thì xu hướng hợp tác phát triển cũng xảy ra mạnh mẽ. Các doanh nghiệp thép cũng luôn tìm những nhà đầu tư có thế mạnh về công nghệ để hợp tác cùng phát triển. Phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm không những giúp chuyển dịch cơ cấu sang công nghiệp mà còn thúc đẩy các ngành dịch vụ hỗ trợ thương mại phát triển song hành, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành vùng, địa phương, 1.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm * Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài - Môi trường vĩ mô + Môi trường kinh tế - chính sách vĩ mô 11 Các chính sách vĩ mô của nhà nước cũng ảnh hưởng tới hoạt động phát triển thương mại của các doanh nghiệp. Các chính sách vĩ mô tác động đến hoạt động thương mại sản phẩm thép thành phẩm đó là các chính sách liên quan đến cung bao gồm chính sách thuế, chính sách thị trường, chính sách quy hoạch…các chính sách liên quan đến cầu như chính sách tiền lương, chính sách giá…các chính sách hỗ trợ cho hoạt động thương mại như chính sách hạ tầng thương mại GTVT, ngân hàng, bưu chính viễn thông. Phát triển thương mại các sản phẩm thép thành phẩm thường chịu sự ảnh hưởng của các chính sách thuế như: thuế xuất nhập khẩu thép, thuế VAT, … Nếu các chính sách này thông thoáng, minh bạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại. Ngược lại, nếu các chính sách này phức tạp, lộn xộn thì sẽ gây cản trở cho phát triển thương mại các sản phẩm thép thành phẩm. + Môi trường chính trị-pháp luật Nhà nước tác động đến quá trình phát triển thương mại sản phẩm thép thành phẩm thông qua công cụ luật pháp như: luật thương mại, luật cạnh tranh, luật doanh nghiệp… Các quy định luật pháp này sẽ tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh cho các doanh nghiệp hoặc cũng có khi tạo ra những rào cản cho sự phát triển của các doanh nghiệp và của ngành hàng. Hệ thống pháp luật ở Việt Nam còn đang trong quá trình thay đổi, chưa đạt được sự ổn định, vì vậy tác động không nhỏ đến việc phát triển thương sản phẩm thép thành phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra, chính sách của nhà nước là thực hiện nền kinh tế thị trường đã góp phần giúp cho doanh nghiệp có thể tìm thêm những cơ hội mới để phát triển thị trường. Sự điều tiết của nhà nước trong nền kinh tế tạo nên sự công bằng giữa các doanh nghiệp, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận đồng thời mở rộng thị trường. Chính những ưu đãi đó góp phần giúp cho doanh nghiệp tăng sản lượng tiêu thụ trên thị trường, mở rộng quy mô và phát triển. + Khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ thúc đẩy sự gia tăng của cải vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người. Khoa học và công nghệ trực tiếp tác động nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cường độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất, giảm rõ rệt tỷ lệ tiêu hao vật chất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm,… Nhiều sản phẩm mới ra đời phong phú, đa dạng, đa năng, mẫu mã đẹp, kích thước nhỏ nhẹ hơn, chu kỳ sản xuất cũng được rút ngắn đáng kể làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng từ đó tăng sản lượng tiêu thụ giúp thúc đẩy phát triển thương mại. Chính vì vậy, việc áp dung khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất - kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan