Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hệ thống nhân vật nữ trong hồng lâu mộng...

Tài liệu Hệ thống nhân vật nữ trong hồng lâu mộng

.PDF
61
30
69

Mô tả:

Header Page 1 of 75. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do khoa học Tào Tuyết Cần giống như phần lớn các nhà văn lớn Trung Hoa trong lịch sử, viết văn là để giải toả nỗi niềm “cô phẫn”, là để ký thức những suy tư về con người và thời đại. Tào Tuyết Cần đã viết “Hồng lâu mộng” khi ông đến ở một vùng nông thôn ngoại thành Bắc Kinh trong cảnh lều tre bếp đất, gió sớm trăng chiều sân hoa thềm liễu, trong lúc nửa đời long đong một nghề không thành. Ông viết là để giải khuây, để “mua vui cho đời”. Vậy mà cái ông viết để giải khuây, để mua vui ấy đã trở thành kiệt tác và đánh dấu sự phát triển đạt tới tầm cao của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, thu hút được sự quan tâm yêu mến của độc giả trong và ngoài nước, “Hồng lâu mộng” vì lẽ đó mà một thời nó đã trở thành cuốn sách gối đầu của thanh niên Trung Quốc, và đương thời có câu “Khai đàm bất thuyết Hồng lâu mộng, túng độc thi thư dã uổng nhiên” (chuyện trò không nói tới Hồng lâu mộng, đọc lắm sách xưa cũng uổng công). Khi tìm hiểu “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết Cần, các nhà nghiên cứu và đông đảo bạn đọc đi sâu khai thác giá trị xã hội rộng lớn của tác phẩm: tố cáo xã hội phong kiến chuyên chế mọt ruỗng và đang trên đà tan rã, xuất hiện một tầng lớp người thành thị và ở họ có những nhu cầu thẩm mỹ mới. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu và bạn đọc còn ca ngợi mối tình lãng mạn, nhưng tuyệt vọng giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc được đặt trong mối tương quan so sánh với nhân vật Bảo Thoa. Họ chưa đi sâu tìm hiểu được một cách khái quát về hệ thống nhân vật nữ trong tác phẩm cũng như việc hiểu sâu hơn về giá trị của tác phẩm, mà chỉ quan tâm tới ba điển hình tiêu biểu được Tào Tuyết cần dụng công xây dựng đó là Bảo Ngọc, Đại Ngọc và Bảo Thoa “ Hồng lâu mộng” bên cạnh giá trị phản ánh hiện thực xã hội phong kiến thối 59 Phïng ThÞ Thuý D­¬ng-K32A V¨n Footer Page 1 of 75. Header Page 2 of 75. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp nát mục ruỗng, phản ánh những giáo điều truyền thống đã ăn sâu bén rễ hàng ngàn năm. Đó còn là tác phẩm đề cao nữ quyền, đòi tự do yêu đương, giải phóng cá tính… và rất giàu giá trị nhân bản. 1.2. Lý do sư phạm và cá nhân người viết Tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc trong chương trình giảng văn ở phổ thông, là một bộ phận quan trọng. Cùng với “Tam Quốc diễn nghĩa”, “Thuỷ Hử”…. “Hồng lâu mộng” là đỉnh cao của tiểu thuyết Trung Quốc cả về nghệ thuật và nội dung. Chính vì vậy việc tìm hiểu và nghiên cứu “Hồng lâu mộng” thực sự là cần thiết, bổ ích nhằm phục vụ cho việc giảng dạy sau này được tốt hơn. Đặc biệt tác phẩm “Hồng lâu mộng” thực sự gây được cảm tình của chúng tôi, cuốn hút chúng tôi bởi nhiệt tình của người viết, bởi ngôn ngữ trong sáng, bởi sức hấp dẫn kỳ lạ của hình tượng nhân vật… Đặc biệt những nhân vật nữ trong tác phẩm hết sức đa dạng được Tào Tuyết Cần dụng công xây dựng để phục vụ cho nội dung tư tưởng của tác phẩm. Việc tìm hiểu hệ thống nhân vật nữ trong tác phẩm có tác dụng quan trọng trong khi nhìn nhận giá trị về cả nội dung và nghệ thuật của “Hồng lâu mộng”. 2. Lịch sử vấn đề Không phải ngay từ đầu “Hồng lâu mộng” đã được đón nhận hào hứng đông đảo. Khi tác phẩm ra đời, xã hội thị dân đã phát triển nhưng tư tưởng phong kiến còn hết sức nặng nề, do vậy mà “Hồng lâu mộng” bị coi là “dâm thư”. Sau đó “Hồng lâu mộng” đã khẳng định được giá trị của mình và được xem là sự thể hiện của tư tưởng thời đại, tinh thần dân chủ, tinh thần phê phán đời sống xã hội phong kiến thối nát mục ruỗng, phê phán những giáo điều truyền thống đã ăn sâu bám rễ hàng ngàn năm. Đồng thời còn là tác phẩm thể hiện tiếng nói đòi tự do yêu đương, giải phóng cá tính, khát khao cuộc sống 59 Phïng ThÞ Thuý D­¬ng-K32A V¨n Footer Page 2 of 75. Header Page 3 of 75. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp có lý tưởng. Đó là sự kế thừa tư tưởng dân chủ đời Minh và đời Thanh, nhưng hơn hết nó chính là sản phẩm của ý thức thị dân đương thời. Càng về sau “Hồng lâu mộng” càng khẳng định vị trí của mình, bộ tiểu thuyết này được coi như “thành tựu tiêu biểu của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc”, đó là tác phẩm nghệ thuật đạt tới chuẩn mực của nghệ thuật “cổ điển”, đã đưa tiểu thuyết Trung Quốc lên đỉnh cao. + Lỗ Tấn viết: từ khi “Hồng lâu mộng” ra đời cách viết truyền thống đã bị phá vỡ. + Nhà Hán học xô viết nổi tiếng - Viện Sĩ. N.I. Kônrat viết: Tiểu thuyết “Hồng lâu mộng” là một tác phẩm hiện thực chủ nghĩa tiểu thuyết. Đó là bức tranh vĩ đại về quy mô cũng như ý nghĩa của cuộc sống xã hội Trung Quốc thế kỉ XVIII. “Hồng lâu mộng” đã gây được tiếng vang lớn trong giới nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, bộ tiểu thuyết này đã khơi gợi nên hứng thú nghiên cứu của nhiều thế hệ người Trung Quốc và đã trở thành món ăn tinh thần của quần chúng, bởi vậy mà đã hình thành nên cái gọi là “Hồng lâu mộng” (từ cuối Triều Thanh đến đầu Ngũ Tứ), rồi “Tân Hồng học” (sau ngũ tứ). Sau năm 1954 đã có phong trào nghiên cứu lại “Hồng lâu mộng” và từ 1983 Trung Quốc đã xuất bản tạp chí “Hồng lâu mộng học san”. Người Trung Quốc còn thành lập ra phái “Hồng học” để nghiên cứu tác phẩm và những vấn đề có liên quan đến tác phẩm này. + Giáo sư Lương Duy Thứ, Giáo sư Nguyễn Khắc Phi phát hiện ra một cách nhìn mới mẻ của Tào Tuyết Cần khi cho rằng “Hồng lâu mộng” ngợi ca người phụ nữ, tuy chưa xuất phát từ cơ sở phân tích giai cấp vững chắc, nhưng đó là một cách nhìn mới, hoàn toàn đối lập với cách nhìn truyền thống”. [7.Tr.18]. Quan điểm này đã được phó Tiến sĩ Trần Lê Bảo dùng lý thuyết của Chu dịch để khai thác, đánh giá và nâng lên thành sự đổi mới về 59 Phïng ThÞ Thuý D­¬ng-K32A V¨n Footer Page 3 of 75. Header Page 4 of 75. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp quan niệm con người, người phụ nữ trong “Hồng lâu mộng”. Phó Tiến sĩ Trần Lê Bảo đã tìm ra con số âm dương, con số “Tam tài” con số 12 thần bí trong Chu dịch để ngợi ca nữ tính và khẳng định đấy là “tấm lòng ngưỡng mộ nữ tính của họ Tào”. + Trong cuốn “Những bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất của Trung Quốc” tác phẩm của Trần Xuân Đề viết: “Hình ảnh của Lâm Đại Ngọc là hình ảnh của người thiếu nữ giàu tinh thần phản kháng mang nhiều ý nghĩa và giá trị mới của thời đại. Hình ảnh đó sống mãi trong lòng người đọc”. Như vậy Lâm Đại Ngọc là hình tượng nhân vật phản nghịch của xã hội phong kiến, Đại Ngọc mang trong mình một lý tưởng của thời đại và cách nhìn mới mẻ của Tào Tuyết Cần về nhân vật nữ đẹp, tài năng. Qua đó khẳng định một điều: Giai nhân phong kiến như nàng Tiết Bảo Thoa đã mất sức quyến rũ, lý tưởng của tình yêu đã đổi khác. + Trong cuốn: “Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc” của Trần Xuân Đề, tác giả đi phân tích hình tượng của nàng Đại Ngọc, Bảo Thoa với những nét tính cách cơ bản đối lập nhau. Lâm Đại Ngọc - một người đa sầu đa cảm tôn thờ tình yêu tự do, kiên quyết bảo vệ sự thuần khiết của tâm hồn. Còn Bảo Thoa nàng là một người khôn khéo tuỳ phận hợp thời vừa lòng người trên, được lòng kẻ dưới. Nhưng cả hai đều là những số phận bất hạnh, đau khổ như nhau. + Trong lời giới thiệu của Mai Quốc Liên về “Hồng lâu mộng”, tác giả đi khai thác hai hình tượng: Đại ngọc, Bảo Thoa - đó là nhân vật trung tâm của hệ thống nhân vật nữ trong tác phẩm với những nét tính cách đối lập nhau, đồng thời với việc tìm hiểu bi kịch tình yêu và ý nghĩa tình yêu trong “Hồng lâu mộng”. Tác giả đã đặc biệt nhấn mạnh đến thành công của Tào Tuyết Cần khi xây dựng nên nhân vật Bảo Thoa - một phụ nữ lý tính đầy bản 59 Phïng ThÞ Thuý D­¬ng-K32A V¨n Footer Page 4 of 75. Header Page 5 of 75. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp lĩnh. Ngoài ra tác giả còn viết, gần với tính cách của Bảo Thoa là Vương Hy Phượng, đó cũng là một nhân vật nữ hết sức đặc sắc. Các công trình nghiên cứu nói trên đều thống nhất khi đánh giá Lâm Đại Ngọc nhân vật mà cuộc đời và số phận được tác giả viết toàn bằng máu và nước mắt. Lâm Đại Ngọc là một nhân vật nữ “Đáng yêu và tội nghiệp”, nhân vật có nhiều “nữ tính”. Qua việc xem xét các tài liệu nghiên cứu chúng tôi thấy với việc tìm hiểu hệ thống nhân vật nữ trong tác phẩm, các tác giả đều tìm hiểu theo những hướng chủ yếu như: Họ chỉ đề cập đến hai nhân vật nữ tiêu biểu đại diện cho các nhân vật nữ trong tác phẩm. Các tác giả chủ yếu làm rõ những nét khác nhau về cơ bản giữa tính cách của Đại Ngọc và Bảo Thoa - đó là hai nhân vật đại diện cho hai tính cách, hai luồng tư tưởng, hai loại quan niệm thẩm mỹ khác nhau trong xã hội. Đồng thời các tác giả đều đi đến khẳng định cả Đại Ngọc và Bảo Thoa cùng toàn bộ các nhân vật nữ trong tác phẩm đều có số phận đau khổ bất hạnh. Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi cũng kế thừa những thành tựu nghiên cứu trên của các tác giả: đi tìm hiểu những nhân vật nữ điển hình tiêu biểu như Đại Ngọc, Bảo Thoa…họ đại diện cho hai tư tưởng thẩm mỹ khác nhau. Chúng tôi coi đó là những nhân vật nữ điển hình tiêu biểu trong toàn bộ hệ thống nhân vật nữ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận Tìm hiểu và phân loại hệ thống nhân vật nữ trong “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyêt Cần theo quan niệm và tư tưởng thẩm mỹ của thời đại. Tìm hiểu một số biện pháp nghệ thuật quy định việc xây dựng hệ thống nhân vật nữ trong “Hồng lâu mộng”. 59 Phïng ThÞ Thuý D­¬ng-K32A V¨n Footer Page 5 of 75. Header Page 6 of 75. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống nhân vật nữ trong “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết Cần 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tác phẩm “ Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết Cần 5. Phương pháp nghiên cứu Do đối tượng nghiên cứu là hệ thống nhân vật nữ nên chúng tôi sử dụng một số phương pháp như: Thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp và phương pháp tiếp cận hệ thống. 6. Đóng góp của khoá luận Với đề tài tìm hiểu về hệ thống nhân vật nữ trong “Hồng lâu mộng”, chúng tôi đã tìm hiểu, khảo sát và phân loại được hệ thống nhân vật nữ trong tác phẩm thành hai nhóm cụ thể.Qua đó để thấy diện mạo của từng nhân vật và diện mạo của toàn hệ thống nhân vật nữ trong tác phẩm dưới ánh sáng tư tưởng thẩm mỹ thời đại và những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu xây dựng hệ thống này. 7. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung khoá luận gồm hai chương: Chương 1:Hệ thống nhân vật nữ trong “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết Cần. Chương 2 : Biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết Cần. 59 Phïng ThÞ Thuý D­¬ng-K32A V¨n Footer Page 6 of 75. Header Page 7 of 75. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp NỘI DUNG CHƯƠNG 1 HỆ THỐNG NHÂN VẬT NỮ TRONG “HỒNG LÂU MỘNG” CỦA TÀO TUYẾT CẦN 1.1. Khái niệm nhân vật, hệ thống nhân vật, tiêu chí phân loại 1.1.1. Khái niệm nhân vật Có nhiều cách định nghĩa nhân vật như trong các sách lý luận văn học và từ điển văn học đã viết: “Con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng, cũng có thể không có tên riêng. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người thật trong đời sống. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người. Do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử nên chức năng cũng mang tính lịch sử. Nhân vật văn học còn là người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống. Đồng thời nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người… Nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, có tính cách được bộc lộ trong không gian, thời gian, mang tính chất quá trình” [4.Tr.162,163]. “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Nhân vật văn học là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng”[8.Tr.61,62,64]. Trong những định nghĩa trên, định nghĩa nào cũng có những ưu điểm riêng. Tựu trung theo ý hiểu của chúng tôi nhân vật văn học chính là con người (tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau) được miêu tả thể hiện trong tác phẩm văn học nhằm thể hiện đề tài tư tưởng chủ đề của tác phẩm, dụng ý nghệ thuật của nhà văn. 59 Phïng ThÞ Thuý D­¬ng-K32A V¨n Footer Page 7 of 75. Header Page 8 of 75. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.1.2. Khái niệm hệ thống nhân vật Hệ thống nhân vật là “Một tổ hợp nhân vật làm sao cho chúng phản ánh nhau, tác động nhau, soi sáng nhau để cùng phản ánh đời sống. Trong hệ thống hình tượng của tác phẩm, nhân vật vừa đóng vai trò xã hội của nó, vừa đóng vai trò văn học, các vai trò này gắn bó với nhau trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Cần kết hợp chúng trong một chỉnh thể nghệ thuật để thấy hết nội dung tư tưởng thẩm mỹ của tác phẩm”. [8.Tr.99] Hệ thống nhân vật bao gồm nhiều nhân vật có quan hệ mật thiết không thể tách rời, vừa bổ sung, vừa phản ánh, vừa soi sáng lẫn nhau. Chúng gắn bó với nhau trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức để tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính thẩm mỹ. Các nhân vật văn học khi tạo thành một hệ thống, chúng đều có một “mẫu số chung” bên cạnh cách độc đáo, riêng biệt và được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Mỗi nhân vật là một yếu tố của sự phát triển. 1.1.3. Tiêu chí phân loại hệ thống nhân vật nữ trong “Hồng lâu mộng” Có nhiều tiêu chí phân loại hệ thống nhân vật nữ thành các tiểu hệ thống. Trong đề tài này, xét theo mục đích của đề tài chúng tôi chọn tiêu chí phân loại hệ thống nhân vật nữ là: chuẩn mực đạo đức lễ giáo phong kiến. Tào Tuyết Cần viết “Hồng lâu mộng” khi xã hội phong kiến đang tồn tại nhưng bản thân nó chứa đầy đủ sự xấu xa. Bên cạnh đó lực lượng thị dân phát triển mạnh mẽ. Lực lượng tiến bộ này biết đòi tự do dân chủ, đòi quyền bình đẳng trong xã hội. Song trong xã hội đó tư tưởng thẩm mỹ phong kiến vẫn hết sức nặng nề. Hệ thống nhân vật nữ trong “Hồng lâu mộng” là 213 nhân vật trên tổng số 443 nhân vật của toàn tác phẩm. Căn cứ vào tiêu chí phân loại là chuẩn mực đạo đức lễ giáo phong kiến chúng tôi chia hệ thống nhân vật nữ của toàn tác phẩm thành hai nhóm: 59 Phïng ThÞ Thuý D­¬ng-K32A V¨n Footer Page 8 of 75. Header Page 9 of 75. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Nhóm một, nhóm nhân vật nữ đại diện cho chuẩn mực đạo đức, luân lí phong kiến (trung thành tuyệt đối với đạo đức phong kiến). Nhóm nhân vật nữ này, họ là những tiểu thư con nhà quyền quý sang giàu, suốt đời sống theo sự sắp đặt của gia đình. Nhóm hai, nhóm nhân vật nữ “Phản nghịch”. Họ luôn đi ngược với nhứng lý tưởng thẩm mỹ vốn có, họ muốn vươn lên để tự khẳng định mình, nắm giữ số phận mình chứ không chịu gò ép trong khuân khổ chật hẹp của đạo đức phong kiến. Sự phân loại như trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Hai nhóm nhân vật nữ đó, giữa chúng luôn có sự giao thoa, trao đổi chất với nhau. 1.2. Hệ thống nhân vật nữ trong “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết Cần 1.2.1. Cơ sở hình thành hệ thống nhân vật Tác giả chính của “Hồng lâu mộng” là Tào Tuyết Cần. Giống như phần lớn các nhà văn Trung Quốc trong lịch sử, ông viết văn là để giải toả nỗi niềm căm phẫn là để ký thác những suy tư về con người và thời đại. Tác phẩm “Hồng lâu mộng”được viết khi nền kinh tế chiếm địa vị chi phối là nền kinh tế phong kiến. Nhưng trong lòng xã hội đã nảy sinh những nhân tố mới lực lượng xã hội thị dân. Ngoài mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ còn có mâu thuẫn giữa lực lượng thị dân và giai cấp phong kiến thống trị. Giáo lý đạo đức phong kiến đã ăn sâu trong đời sống nhân dân, đã xuất hiện tư tưởng mới. Tất cả những yếu tố đó đều có tác động trực tiếp đến Tào Tuyết Cần khi viết “Hồng lâu mộng” cũng như việc xây dựng hệ thống nhân vật nữ trong tác phẩm. Khi xem xét cơ sở tạo thành hệ thống nhân vật nữ chúng tôi thấy cần phải kể đến những nhân tố sau. 1.2.1.1. Yếu tố không gian và thời gian Không gian bao quát nhất là đất nước Trung Hoa rộng lớn. Cụ thể hơn là đất Kim Lăng trong gia đình họ Giả. Tác phẩm xoay quanh việc phản ánh 59 Phïng ThÞ Thuý D­¬ng-K32A V¨n Footer Page 9 of 75. Header Page 10 of 75. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp những chuyện xảy ra ở phủ Ninh, Vinh. Đó là cuộc sống mục ruỗng thối nát của một gia đình quý tộc. Sự suy vi của hai phủ Ninh, Vinh là hình ảnh thu gọn vận mạng chế độ phong kiến. Gia đình này tràn ngập những cái xấu xa, lừa lọc giả dối và dâm loạn. Bề ngoài là một gia đình danh giá nhưng bên trong thì cốt nhục tương tàn, mọi người trong gia đình giết hại lẫn nhau không tội ác nào không nhúng tay vào. Tào Tuyết Cần tạo nên mối liên hệ giữa các nhân vật nữ trong hệ thống bằng yếu tố không gian. Họ đều là những thành viên trong gia đình họ Giả hoặc những a hoàn trực tiếp phục vụ trong gia đình. Tào Tuyết Cần khéo léo tạo nên một không gian nhất định đó là Đại Quan Viên. Đây là nơi diễn ra hầu hết những sự kiện, hoạt động vui chơi của họ. Ở đây đã bao lần họ uống rượu thưởng trăng, lập thi xã để hội họp giao lưu làm thơ, bình thơ. Ở đó đã vinh dự đón Nguyên Phi về thăm, nơi đó cũng chính là nơi chứng kiến những cái chết đau đớn thương tâm của Đại Ngọc, Kim Xuyến, Tình Văn, Vưu Tam Thư…và nơi đó khi mỗi người tản mát một nơi thì trở nên âm u vắng lặng. Về yếu tố thời gian như đã nói trên là vào khoảng thế kỷ XVIII khi xã hội Trung Quốc, giai cấp phong kiến không còn vững mạnh độc tôn trong xã hội nhưng đã bộc lộ những ung nhọt dấu hiệu của sự suy vong không tránh khỏi. Xã hội xuất hiện tầng lớp thị dân với những nhu cầu thẩm mỹ mới. Các nhân vật nữ được tác giả đặt vào thời gian đó để xem xét tư tưởng quan niệm, tính cách và số phận của họ. Song trong làn sóng đấu tranh giữa các luồng tư tưởng, thẩm mỹ hệ thống nhân vật nữ bị chia tách thành hai hướng. Hướng thứ nhất là những nhân vật nữ kiên quyết bảo vệ thực hiện chuẩn mực lễ giáo phong kiến.Hướng thứ hai là những nhân vật nữ muốn bứt phá vượt lên trên cái chuẩn để tự khẳng định mình.Thời gian trong tác phẩm là thời gian dài, đó 59 Phïng ThÞ Thuý D­¬ng-K32A V¨n Footer Page 10 of 75. Header Page 11 of 75. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp là thời gian của đời người và gắn liền với quá trình biến chuyển hưng vong của một chế độ xã hội rộng lớn. 1.2.1.2. Yếu tố tâm lý xã hội Yếu tố tâm lý xã hội đó chính là những thói quen đạo đức xã hội mà mọi người tuân theo. Trong chế độ xã hội phong kiến người phụ nữ phải biết thêu thùa vá máy, không cần biết chữ, phải thực hiện tam tòng tứ đức... Người phụ nữ tốt phải làm vừa lòng người trên được lòng kẻ dưới. Nam nhi phải học hành đỗ đạt, lập công dương danh. Những thói quen đạo đức đó đã ăn sâu vào trong đời sống xã hội trong đó tất cả các nhân vật nữ trong tác phẩm đều hiểu và sống theo thói quen ấy. Xã hội bên cạnh thói quen đạo đức phong kiến còn có tư tưởng quan niệm của tầng lớp thị dân. Họ muốn vươn lên một chuẩn mực đạo đức mới họ có những nhu cầu thẩm mỹ mới. Họ đặc biệt yêu thích cái đẹp tự nhiên không giả dối, muốn tự do chọn lựa, tự do bộc lộ tình cảm suy nghĩ mà không phải gò ép. Họ muốn vươn lên để khẳng định cá tính. Một trong những “gu” thẩm mỹ của người Trung Quốc là yêu thích những cái đẹp có tính chất bi thảm. Thói quen này đã chi phối Tào Tuyết Cần khi sáng tác “Hồng lâu mộng”. Vì vậy nên tất cả những người phụ nữ đẹp cuối cùng số phận đều bất hạnh. Nói tóm lại hệ thống nhân vật nữ được hình thành trên cơ sở nền tảng nhất định là yếu tố về tâm lý xã hội tức thói quen đạo đức xã hội. Dựa trên cơ sở đó mà chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và phân loại hệ thống nhân vật nữ trong “Hồng Lâu Mộng”. 1.2.2. Nhóm nhân vật nữ đại diện cho chuẩn mực đạo đức, luân lí phong kiến (trung thành tuyệt đối với đạo đức phong kiến). Nhóm nhân vật nữ này chiếm một số lượng khá lớn trong tác phẩm. Họ đều là những người coi trọng sự nghiệp, coi trọng nhân cách cá nhân, có tham 59 Phïng ThÞ Thuý D­¬ng-K32A V¨n Footer Page 11 of 75. Header Page 12 of 75. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp vọng...họ phù hợp với tiêu chuẩn của đạo đức là lễ giáo phong kiến. Nhóm nhân vật đại diện cho chuẩn mực đạo đức, luân lí phong kiến, hầu hết họ là những tiểu thư con nhà quyền quý giàu sang. Nhưng trong số đó cũng có những nhân vật nữ họ là a hoàn hầu hạ cho các tiểu thư, cậu ấm như Tập Nhân, dì Triệu...họ tham vọng giàu sang, muốn vươn lên địa vị của tầng lớp thống trị. Quan niệm của Tào Tuyết Cần được thể hiện khá rõ qua những nhân vật nữ này. Họ là những phụ nữ tài giỏi và xinh đẹp. Như lời Bảo Ngọc nói “xương thịt con gái do nước kết thành, là khí thiêng liêng của trời đất còn con trai do bùn kết thành”. Như vậy người phụ nữ được đặt ở vị thế cao hơn, là sự thuần khiết, trong sáng và cao quý của trời đất kết thành. Hay như lời của Đại Ngọc đã ví: Người phụ nữ như bông hoa thơm ngát trong suốt như pha lê, có ý chí kiên cường và tấm lòng cao thượng...Tất cả xuất phát từ tấm lòng, từ những tình cảm mến yêu trân trọng và nâng niu người phụ nữ của Tào Tuyết Cần đã miêu tả, đậm tô nên những nét đẹp đó của người phụ nữ. Hẳn khi đọc tác phẩm chúng ta sẽ nhận thấy rằng vẻ đẹp ấy ở từng nhân vật mà tác giả phác nên như vẻ đẹp kiêu kỳ lạnh lùng của Lâm Đại Ngọc, hay vẻ đẹp đầy đặn nõn nà của nàng Tiết Bảo Thoa...và biết bao vẻ đẹp khác được phác lên qua ngòi bút của Tào Tuyết Cần. Và chính những vẻ đẹp ấy ở mỗi nhân vật đã làm thắm điểm, đậm tô cho sự tươi vui của Giả Phủ, của vườn Đại Quan.Tuy nhiên cho dù họ là những phụ nữ tài giỏi xinh đẹp, thông minh...nhưng đều có chung số phận là sự bất hạnh và khổ đau. Tương quan với tư tưởng của thời đại khi đó mở ra trước họ là sự chọn lựa của ba con đường đó là: Cái chết, đi tu, chịu sắp đặt của gia đình. Cuộc sống của họ chịu sự chi phối sắp đặt theo những con đường đó. Nhóm nhân vật nữ đại diện cho chuẩn mực đạo đức, luân lí phong kiến,ở họ có những điểm chung như: họ là những mẫu phụ nữ chuẩn mực của chế độ xã hội phong kiến, họ phù hợp với tiêu chí, chuẩn mực của đạo đức xã 59 Phïng ThÞ Thuý D­¬ng-K32A V¨n Footer Page 12 of 75. Header Page 13 of 75. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp hội ấy, là những đứa con tinh thần mà xã hội phong kiến đã nhào nặn nên. Mối liên hệ bền chặt giữa nhóm nhân vật này chính là sự phục tùng một cách trung thành tuyệt đối của họ đối với luân lí đạo đức của chế độ xã hội mình dù ở bất kỳ phương diện nào, phương diện chính trị đạo đức, hay ở phương diện kinh tế. Trong sự đấu tranh, tiêu diệt lẫn nhau của hai luồng tư tưởng cũ và mới, họ luôn cố gắng hết sức để bảo vệ, duy trì cho những tư tưởng “truyền thống” mà họ tôn thờ và sống theo nó. Trước hết ở nhóm nhân vật nữ đại diện cho chuẩn mực đạo đức, luân lí phong kiến khi tìm hiểu nguồn gốc xuất thân của họ, chúng tôi xét thấy trong tác phẩm hầu hết gần như toàn bộ nhóm nhân vật nữ này, họ đều xuất thân từ gia đình quyền quý thuộc về tầng lớp giai cấp thống trị trong xã hội, một tầng lớp với những giáo lý, đạo đức truyền thống chuẩn mực đã tồn tại bền chặt bám sâu trong tư tưởng của họ. Các nhân vật nữ trong nhóm nhân vật này đều là những người phụ nữ thuộc dòng dõi quyền quý, vương giả, họ đều là người của bốn dòng họ lớn của Đất Kim Lăng bấy giờ: Họ Giả, họ Sử, họ Vương và họ Tiết. Đó là bốn dòng họ nổi tiếng ở vùng đất Kim Lăng, họ là những gia đình thuộc dòng dõi quyền quý, họ nắm trong tay thế lực, quyền hành và bóc lột, cướp trắng của cải của nhân dân làm giàu cho dòng họ mình. Tuy nhiên trong đó còn có những trường hợp khác của một số nhân vật nữ thuộc nhóm này, họ là những a hoàn sống trong phủ của các dòng họ ấy, họ phục vụ và sống cùng với những tiểu thư, công tử của những dòng họ ấy. Tựu chung lại những đặc điểm của nhóm nhân vật nữ này là họ đều bước ra từ nhung lụa, giàu sang có nền tảng gia đình là quyền quý, hay chí ít cũng là những a hoàn được sống dựa vào sự giàu sang đó để rồi quen với nó và luôn tham vọng đạt tới nó, mơ ước có cuộc sống như vậy. Những yếu tố này đã thấm sâu và chi phối tới việc hình thành nên tính cách cũng như tư tưởng của các nhân vật. 59 Phïng ThÞ Thuý D­¬ng-K32A V¨n Footer Page 13 of 75. Header Page 14 of 75. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Cụ thể như ở quan niệm của nhóm nhân vật này về nam nữ, dù là nữ nhi, nhưng chính họ lại vẫn tồn tại tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, theo họ là bậc nam nhi có quyền quyết định tất cả, là trụ cột lớn của gia đình, xã hội và những bậc nam nhi này phải lập công danh bằng con đường khoa cử để tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, để làm rạng danh cho gia đình, dòng họ và giúp dân giúp nước. Và trong tư tưởng của những nhân vật nữ này thì người phụ nữ chỉ như cánh bèo trôi dạt, chịu sự sắp đặt của gia đình, là người phụ nữ “Công - dung - ngôn - hạnh” sống phải có đủ “tam tòng, tứ đức”: “tam tòng” tức ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con. Họ không có quyền sống và làm theo bất cứ điều gì một cách tự ý trong cuộc đời của mình, mà luôn luôn là những điều bắt buộc có sẵn. Còn “tứ đức” tức: Công - dung - ngôn - hạnh nghĩa là phụ nữ phải biết đối nhân xử thế cho vừa lòng người trên được lòng kẻ dưới, là người vợ hiền, người dâu đảm, người mẹ tốt, biết quán xuyến gia đình và lo lắng cho công việc. Để được xã hội phong kiến chấp nhận thì người phụ nữ phải có đủ “tứ đức” ấy. Hầu hết họ luôn đặt chuẩn mực đạo đức phong kiến lên trên và tuân thủ theo một cách mẫu mực tuyệt đối, họ sống và làm theo những gì được sắp xếp cho trước. Ở nhóm nhân vật nữ đại diện cho chuẩn mực đạo đức, luân lí phong kiến chúng tôi tìm hiểu những nhân vật nữ tiêu biểu họ đại diện cho sự trung thành để duy trì bảo vệ xã hội phong kiến về mặt chính trị đạo đức như Bảo Thoa, Tập Nhân... Điển hình đỉnh cao của chuẩn mực đạo đức phong kiến là nàng Tiết Bảo Thoa người con gái xinh đẹp, tài giỏi người phụ nữ có đầy đủ “tứ đức” công dung ngôn hạnh của xã hội phong kiến đặt ra. Bảo Thoa biết tuỳ phận hợp thời, biết xem xét mọi việc và lựa theo đó để hành xử, vì vậy nàng luôn được lòng mọi người. Biết cân nhắc, lựa lòng người để sống Bảo Thoa thông minh, khôn khéo khi ứng xử với mọi người, bởi nàng hiểu rằng với mỗi người 59 Phïng ThÞ Thuý D­¬ng-K32A V¨n Footer Page 14 of 75. Header Page 15 of 75. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp cần có cách đối xử khác nhau. Sống trong phủ Vinh nàng không chỉ cân nhắc cách ứng xử của mình khi nào, có thể đùa vui và khi nào có thể nói câu ngay thật với ai. Mà nàng còn chú ý tới cách ăn mặc như khi nào mặc áo gấm quần thêu. Là người thận trọng và luôn giữ cho mình tỉnh táo, hết sức điềm đạm ít lời biết phận mình, bởi vậy mà không phải ngẫu nhiên Vương Hy Phượng lại nhận xét về nàng thế này, “Không phải chuyện của mình thì không mở miệng, hỏi một câu lắc đầu ba cái trả lời không biết”. Giả mẫu người mà nàng luôn thận trọng để lấy lòng, nàng đã tỏ ra là cô gái thuỳ mỵ, phúc hậu, thanh nhã trang trọng, khiến Giả mẫu cũng có lần đã khen nàng rằng: “Cứ thực mà nói trong bốn đứa cháu gái nhà này không ai bằng cháu Bảo Thoa cả”. Sự khôn khéo đã giúp Bảo Thoa lấy lòng được tất cả mọi người, ngay cả với Dì Triệu cũng nghĩ “không trách người ta cứ nói Bảo Thoa tốt, biết cư xử rộng rãi. Giờ xem thì quả là đúng”. Chỉ với hành động nhỏ nàng đã lấy lòng, chiếm được cảm tình của mọi người qua việc nàng phát cho mỗi người một ít thổ sản Tiết Bàn mang từ Giang Nam về không thiếu một ai. Bảo Thoa luôn khuyên Bảo Ngọc rằng“ Làm con trai phải lo lập thân cho rạng rỡ tiếng tăm chứ. Ai như cậu chỉ toàn là những tâm tình yếu đuối và ý nghĩa riêng tây. Cậu không thấy là mình không có chí khí cứng rắn gì hết lại bảo người ta là: con mọt ăn lộc à?”. Bảo Thoa là chuẩn mực cho người phụ nữ phong kiến, trong cách đối nhân xử thế của nàng hay trong việc đã luôn gìn giữ, bảo vệ và tuyên truyền đạo đức phong kiến ở mọi nơi mọi thời điểm, thậm chí là người có học nhưng nàng lại phủ nhận đi học thức ấy, hơn một lần nàng đã khuyên Đại Ngọc, Tương Vân rằng: Chúng mình là phận nữ nhi học chữ không phải là việc quan trọng mà phải biết thêu thùa, vá may. Tập Nhân là a hoàn theo hầu Bảo Ngọc, mỗi khi Bảo Ngọc xao nhãng việc học tập chữ nghĩa thánh hiền chỉ lo vui chơi với chị em phụ nữ thì Tập 59 Phïng ThÞ Thuý D­¬ng-K32A V¨n Footer Page 15 of 75. Header Page 16 of 75. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Nhân lại nhắc nhở khéo: Cậu phải chăm viết chữ để mỗi khi ông đột ngột kiểm tra thì đỡ bị mắng, bị đòn... Nàng là một a hoàn được quý mến nhất ở phủ Giả bởi sự mực thước hiền hậu của nàng trong cách sống, ít lời bởi muốn tránh đi những chuyện lôi thôi. Là người biết nhẫn nhục chịu đựng và phục tùng với bề trên nàng tỏ ra hết sức thận trọng trong các mối quan hệ và nhiều lần nàng đã thăm dò ý kiến của Đại Ngọc để xem liệu sau mình có thể được làm lẽ của Bảo Ngọc hay không. Giống như viên ngọc quý mà xã hội phong kiến đã nhào nặn nên để phục vụ cho xã hội Tập Nhân thực sự là người phụ nữ ôn hoà mềm mỏng, lặng lẽ như cái bóng và hết sức trung thành, dù việc gì nàng cũng đều đắn đo kỹ lưỡng trước sau để vừa lòng mọi người. Có thể nói Tập Nhân nàng như là một phiên bản của Tiết Bảo Thoa vậy, sống luôn tỉnh táo, kín kẽ mọi bề và phù hợp với những tiêu chuẩn của người phụ nữ theo quan niệm của đạo đức phong kiến. Bảo Thoa và Tập Nhân, họ là những sản phẩm của chế độ xã hội phong kiến đã nhào nặn nên để phục vụ cho chính xã hội ấy. Hai nàng là tiêu biểu cho những nhân vật nữ gắng sức để bảo vệ duy trì, những gì thuộc về giá trị chuẩn mực chính trị đạo đức của xã hội phong kiến ấy. Bên cạnh đó có những nhân vật nữ tiêu biểu khác, họ cũng trung thành với xã hội phong kiến như đã gắng sức để duy trì xã hội ấy về mặt kinh tế. Đại diện cho những nhân vật nữ ấy là: Phượng Thư (Vương Hy Phượng) và Thám Xuân. Họ là những phụ nữ trung thành với lý tưởng của xã hội phong kiến. Tuy nhiên ở họ có những biểu hiện riêng của sự phục tùng trung thành ấy. Phượng Thư cũng là đứa con trung thành duy trì xã hội phong kiến ấy về mặt kinh tế, nàng khôn khéo gian xảo và tàn ác, là một người phụ nữ xinh đẹp, thông minh, giỏi giang trong việc quản lí gia đình, công ăn việc làm của mấy trăm kẻ hầu người làm trong phủ Giả đều được nàng sắp xếp hợp lí, việc 59 Phïng ThÞ Thuý D­¬ng-K32A V¨n Footer Page 16 of 75. Header Page 17 of 75. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp thu chi phân phát tiền lương nàng cũng làm rất chính xác khiến cho mọi người đều phục sự thông minh, sắc sảo trong cách sắp xếp lo chu đáo mọi công việc của nàng. Quả thực nàng tài ba tháo vát như một đấng nam nhi khi quản lí kinh tế của gia đình, đồng thời Phượng Thư cũng rất biết lấy lòng mọi người trong xử thế: như để giúp vui cho Giả mẫu, Phượng Thư cũng có thể làm trò cười cho Giả mẫu bằng cách quay cuồng múa hát. Hay ngày đón Đại Ngọc tới phủ Giả, Phượng Thư đã khôn khéo để lấy lòng Đại Ngọc và Giả mẫu “Những ai là con cháu của bà mà chẳng xinh đẹp đoan trang tài giỏi”, Phượng Thư cũng đã rất khéo léo và khôn ngoan lựa chọn Thám Xuân để thay mình coi giữ việc thu chi và trông nom gia đình. Thực sự Phượng Thư là người phụ nữ xinh đẹp, một phụ nữ khôn khéo và có tài khi phủ họ Giả có chiều hướng sa sút, nàng đã tìm cách để nhằm khôi phục lại sự phồn thịnh ấy bằng cách giao vườn cho các bà già trông nom để thu phí hàng năm góp phần giúp tăng lượng tiền thu vào cho Giả phủ và khéo léo bớt đi những khoản chi không cần thiết để tiết kiệm phần nào những thu chi không thiết thực. Phượng Thư nàng cũng là một trong số những điển hình tiêu biểu cho mẫu người phụ nữ lý tưởng của chế độ xã hội phong kiến. Thám Xuân cũng là đứa con trung thành của xã hội phong kiến cố sức duy trì xã hội ấy về mặt kinh tế, nàng là một phụ nữ trẻ có tài và ở nàng cũng mang đầy đủ chuẩn mực của đạo đức phong kiến. Trong cách ứng xử của nàng với mọi người, luôn luôn xử lý tốt mọi tình huống để làm vừa lòng người trên kẻ dưới, khi nàng được Phượng Thư giao phó công việc quản lí trông nom gia đình về mọi mặt thu chi, Thám Xuân đã làm rất tốt trách nhiệm của mình và làm được nhiều việc để khôi phục lại sự hưng thịnh kinh tế gia đình. Thám Xuân - nàng sẽ là một Phượng Thư thứ hai, một phụ nữ tài giỏi thông minh và sắc sảo luôn biết cách quản lí, quán xuyến để duy trì một gia 59 Phïng ThÞ Thuý D­¬ng-K32A V¨n Footer Page 17 of 75. Header Page 18 of 75. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp đình rất tốt, nó cũng chính là duy trì sự tồn tại của đời sống xã hội phong kiến đã ăn sâu và đang trên đà tan rã khủng hoảng của sự suy vong. Nói tóm lại, qua quá trình xem xét về chuẩn mực đạo đức phong kiến ở trên nhóm nhân vật mà chúng tôi nghiên cứu đều có những biểu hiện hợp chuẩn mực. Trong đó điển hình cao nhất là Bảo Thoa. Nàng thực sự là hình mẫu lý tưởng của xã hội phong kiến. Điểm chung giữa Bảo Thoa, Phượng Thư, Thám Xuân, Tập Nhân là ở chỗ họ cố gắng duy trì bằng mọi cách sự tồn tại của chế độ phong kiến về mặt chính trị đạo đức, hoặc về mặt kinh tế. Đó chính là sợi dây liên kết, kết nối giữa các nhân vật trong nhóm. Trên đây chúng tôi mới xem xét một cách tổng thể việc thực hiện bảo vệ những luân lý truyền thống. Để hiểu rõ hơn, chúng tôi muốn xem xét các nhân vật qua những quan niệm của họ về chế độ nô tỳ, về quan niệm luyến ái, về chế độ hôn nhân…từ đó thấy được những điểm tương đồng của các nhân vật nữ này trong nhóm. Đặc biệt phải thấy được bản chất bản lĩnh giai cấp của nhóm nhân vật này qua những dấu hiệu nhận biết đó. Cụ thể, như ở trên chúng ta xét thấy: Bảo Thoa, Phượng Thư, Thám Xuân, Tập Nhân...họ là những con người tôn thờ và gắng sức duy trì những chuẩn mực đạo đức phong kiến. Những nhân vật nữ này, họ còn quy chiếu ở điểm đó là phục tùng những lễ giáo ngặt nghèo, khắt khe của xã hội phong kiến đặt ra. Trong xã hội phong kiến xưa, tình yêu luôn là một khái niệm xa vời với con người, thậm chí nó còn bị coi là đi ngược lại với những chuẩn mực phong kiến. Con người trong xã hội ấy cho rằng không có tình yêu nam nữ (trai gái) mà chỉ có thứ tình yêu sắp đặt trước đó. Con người, đặc biệt là người phụ nữ họ luôn bị chế ngự về mặt tình cảm, không bao giờ dám bộc lộ tình cảm chân thật của mình luôn làm ngược lại với trái tim. Họ luôn phải che giấu tình cảm chân thật và kìm nén tình cảm ấy, không dám sống với lòng mình, họ quên đi 59 Phïng ThÞ Thuý D­¬ng-K32A V¨n Footer Page 18 of 75. Header Page 19 of 75. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp những tình cảm riêng tư chỉ dốc sức, dốc lòng giúp người con trai phấn đấu cho sự nghiệp công danh. Nói chung những người phụ nữ ấy, họ luôn sống và thực hiện theo sự sắp xếp “cha mẹ đặt đâu con người ngồi đấy” của gia đình hai bên. Họ là những phụ nữ luôn sống bằng lí trí, tôn sùng lí trí và diệt bỏ tất thảy mọi ham muốn đời sống bình thường. Dù trong hoàn cảnh nào, làm gì họ đều đặt lí trí cao hơn tình cảm để sống và thực hiện đúng như luân lí của xã hội mà họ tôn thờ, hy sinh. Những nhân vật nữ thuộc nhóm này, đối với họ tình yêu hay chuyện tình cảm riêng tây là sự yếu đuối vớ vẩn và tội lỗi. Dõi theo thói quen và cuộc đời của những nhân vật nữ này, ta thấy cuộc sống của họ là chuỗi dài sự sắp xếp, áp đặt của người trên . Phượng Thư lấy Giả Liễn không từ tình yêu, mà từ khát khao làm mợ hai ở Giả Phủ. Phượng Thư đâu có tình cảm với Giả Liễn, ở họ là hai tính cách không thể dung hoà bởi Giả Liễn là tên háo sắc tàn ác và hèn hạ, Còn Phượng Thư sắc sảo, giảo quyệt và chanh chua. Họ vốn dĩ đã khác xa đối lập nhau về tính cách lại được sắp xếp gần bên nhau. Như vậy giữa họ sợi dây nối kết tình cảm này không phải là tình yêu, mà đó là sự tính toán ích lợi. Tình cảm không được xem trọng với họ chỉ có lợi ích mới đáng giá và đáng để hy sinh vì điều đó. Tập Nhân nàng chịu sự sắp đặt của cha mẹ và những người trong Giả Phủ chấp nhận cam chịu cuộc sống của một tôi đòi, một a hoàn hơn là xây đắp một hạnh phúc đơn sơ cùng một người lao động bình thường. Nàng cam chịu làm thân phận a hoàn (nhưng là a hoàn phục vụ cho cậu ấm con quan) một a hoàn với ham muốn thoát khỏi thân phận thực tại để trở thành vợ lẽ của Bảo Ngọc, từ đó nàng có thể bước lên địa vị trong xã hội của giai cấp thống trị. Tập Nhân với mong muốn tham vọng của mình, nàng hầu hạ, chu đáo, ân cần với Bảo Ngọc, muốn làm vợ lẽ của Bảo Ngọc nhưng không phải chỉ bởi lòng yêu quí đối với cậu chủ Bảo Ngọc, nó không xuất phát từ lòng yêu mà từ 59 Phïng ThÞ Thuý D­¬ng-K32A V¨n Footer Page 19 of 75. Header Page 20 of 75. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp những tham vọng toan tính Tập Nhân luôn mưu đồ cho hạnh phúc bởi vậy mà ở nàng ít bộc lộ các trạng thái tình cảm, chủ yếu chỉ là sự phục vụ một cách toan tính và trung thành rất mực với chế độ mà nàng tôn thờ. Ở nhóm nhân vật nữ này tình yêu và hôn nhân không hề đồng nhất với nhau. Bởi ở họ không có tình yêu, họ không tôn thờ tình yêu, nên ở họ tình yêu đích thực là điều dường như không tồn tại, hôn nhân chỉ là sự mưu mô toan tính. Nền tảng của những cuộc hôn nhân này là danh lợi địa vị giàu sang chứ không được xây đắp bằng tình cảm chân thật. Những phụ nữ sống dưới chế độ xã hội này, họ không được phép tự ý quyết định hôn nhân cho cuộc đời mình, mà đó là sự sắp đặt, định sẵn, hoặc tự nguyện đến với cuộc hôn nhân chứ không do sắp đặt, nhưng tất cả chỉ là sự tham vọng, mục đích toan tính chứ không hề có tình cảm chân thật tồn tại. Như Ănghen đã nói: “Hôn nhân là thứ hành vi chính trị, là cơ hội dùng một mối liên hệ mới để tăng cường thế lực. Cái quyết định ở đây là lợi ích của gia thế chứ không phải là tình cảm cá nhân”. Đọc “Hồng lâu mộng” chúng tôi thấy Giả Thám Xuân cũng đã tuân theo sự sắp xếp của bà và mẹ nàng lấy chồng theo mối lái mặc dù không hề biết mặt người mình sẽ lấy nhưng Thám Xuân cũng vâng theo bởi muốn làm vui lòng bà và gia đình cũng như ý định dựa vào mối quan hệ của cuộc hôn nhân đó để tăng thêm thanh thế, thế lực dòng họ. Giống như Thám Xuân, còn biết bao nhân vật nữ khác trong tác phẩm cũng đã “Nhắm mắt đưa chân” để làm vừa lòng gia đình hay người trên mà đặt hạnh phúc của mình vào một người xa lạ để đổi lấy vinh hoa, danh lợi từ địa vị cao sang. Tóm lại những nhân vật nữ trong nhóm này, họ đại diện cho chuẩn mực đạo đức, luân lí phong kiến, bởi vậy mục đích, hành động của họ đều nhằm phục vụ cho chế độ xã hội ấy. Họ phục tùng một cách tuyệt đối trung thành những gì được coi là tôn chỉ mà xã hội ấy đề ra. 59 Phïng ThÞ Thuý D­¬ng-K32A V¨n Footer Page 20 of 75.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất