Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán kqkd tại công ty tnhh đầu tư và phát triển gỗ việt...

Tài liệu Kế toán kqkd tại công ty tnhh đầu tư và phát triển gỗ việt

.DOC
41
47878
102

Mô tả:

Trường Đại học Thương Mại Khoa: Kế toán – Kiểm toán PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Ngày nay kế toán là một công cụ quản lý dùng để đo lường, đánh giá, kiểm tra, điều hành và kiểm soát quá trình tái sản xuất xã hội được thực hiện thông qua hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến hiệu quả của quá trình kinh doanh. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Hiện nay kế toán KQKD trong các doanh nghiệp đều vận dụng theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên tùy theo quy mô, loại hình kinh doanh cũng như công tác tổ chức kế toán ở từng doanh nghiệp cụ thể mà kế toán KQKD tại mỗi đơn vị sẽ được bố trí, hạch toán sao cho phù hợp nhất. Điều này đã làm cho công tác kế toán kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp được tiến hành một cách khoa học, hợp lý để từ đó cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác cho nhà quản lý cái nhìn tổng hợp và chi tiết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời giúp nhà quản lý đưa ra nhận định và quyết định chính xác đối với doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có các biện pháp tích cực nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Đầu tư và phát triển Gỗ Việt cho em hiểu thêm về kế toán kết quả kinh doanh tại công ty, từ đó giúp em có thêm hiểu biết về hoạt động kinh doanh của công ty. Mặt khác trong quá trình thực tập tại công ty em cũng nhận thấy kế toán kết quả kinh doanh tại công ty còn tồn tại một số bất cập sau: các nghiệp vụ phát sinh nhiều và có liên quan đến một khoản mục thì nên mở chi tiết cho khoản mục đó để dễ dàng hơn trong công tác quản lý, kế toán ghi nhận khoản chi phí mua hàng vào chi phí bán hàng, việc ghi nhận chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp còn gặp nhầm lẫn... Bên cạnh đó về mặt chế độ, chuẩn mực kế toán cũng như các thông tư hướng dẫn do Nhà nước ban hành có quy định rất rõ rằng cần phải hạch toán chi tiết kết quả kinh doanh cho từng loại hoạt động nhưng trên thực tế thì khi áp dụng vào thực tế thì lại không được các doanh nghiệp áp dụng một cách triệt để do còn tuỳ thuộc vào điều kiện, đặc điểm kinh doanh của đơn vị mình. SV: Nguyễn Kiều Vân Lớp: SB14C Trường Đại học Thương Mại Khoa: Kế toán – Kiểm toán Xuất phát từ cơ sở lý luận về tính cấp thiết của việc nghiên cứu kế toán kết quả kinh doanh cùng với thực tế về công tác kế toán tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Gỗ việt và ý thức được vai trò quan trọng của kế toán KQKD đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, em đã lựa chọn đề tài “Kế toán KQKD tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Gỗ việt” làm khóa luận tốt nghiệp nhằm đánh giá những tồn tại trong công tác kế toán xác định KQKD của công ty, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những bất cập, yếu kém trong công tác kế toán xác định KQKD tại công ty, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác kế toán, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ, phục vụ công tác quản lý 2. Các mục tiêu nghiên cứu - Đề tài được thực hiện nhằm thực hiện hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề cơ bản về kế toán KQKD tại các doanh nghiệp theo chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành và các quy định, thông tư hướng dẫn có liên quan tới KQKD. Qua đó các doanh nghiệp căn cứ vào đó làm nền tảng để thực hiện cho đúng. - Qua việc nghiên cứu đề tài này giúp em có được cái nhìn tổng thể về kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Đầu tư và phát triển Gỗ Việt về việc hạch toán, các tài khoản sử dụng, các chứng từ liên quan, hệ thống sổ sách, báo cáo liên quan đến kết quả kinh doanh nhằm chỉ ra được mặt mạnh, mặt yếu từ đó đề xuất, kiến nghị một số giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh tại công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại, dịch vụ.  Không gian: Đề tài nghiên cứu tại công ty TNHH Đầu tư và phát triển Gỗ Việt ( số 44, tổ 14, đường K2, thị trấn Cầu Diễn - Từ Liêm - Hà Nội ).  Thời gian:Chuyên đề nghiên cứu dựa trên số liệu năm 2010 và năm 2011 tại công ty TNHH Đầu tư và phát triển Gỗ Việt. 4. Phương pháp thực hiện đề tài - Phương pháp thu thập + Phương pháp quan sát: Thông tin thu được thông qua quá trình quan sát trực tiếp các công việc được diễn ra tại phòng kế toán của công ty từ khâu kiểm tra chứng từ, luân chuyển chứng từ, tiến hành ghi sổ kế toán,… của các nhân viên kế toán. SV: Nguyễn Kiều Vân Lớp: SB14C Trường Đại học Thương Mại Khoa: Kế toán – Kiểm toán + Phương pháp thực nghiệm: Trong quá trình thực tập tại công ty em đã được trực tiếp tham gia vào công việc tiến hành kế toán xác định KQKD cụ thể tham gia vào các nghiệp vụ như: phân loại chứng từ, đối chiếu số liệu, định khoản kế toán, phân loại sổ sách... + Phương pháp phỏng vấn: Để cung cấp những thông tin chính xác hơn phục vụ khóa luận thì em đã sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn để có được những thông tin chính xác, khách quan. Em đã thực hiện phỏng vấn giám đốc công ty công ty, quản lý phòng ban và một số nhân viên kế toán. Do công việc nhiều nên cuộc phỏng vấn được diễn ra nhanh, tập trung vào các vấn đề chính liên quan đến kế toán kết quả kinh doanh. + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tài liệu dùng để phục vụ cho đề tài như các chứng từ, sổ sách, BCTC của công ty liên quan đến đề tài. Ngoài ra còn tham khảo thêm một số tài liệu có liên quan như chuẩn mực kế toán, luật kế toán, chế độ kế toán, các thông tư có liên quan,…cũng như các công trình nghiên cứu cùng đề tài các năm trước. Kết quả của phương pháp này giúp chúng ta có được những thông tin cụ thể, những con số chính xác về tình hình doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Phương pháp phân tích Kế toán là một môn khoa học vì vậy trong quá trình xử lý dữ liệu kế toán phải dựa trên những lý luận khoa học của các môn khoa học kinh tế, đó là các khái niệm, phạm trù kế toán, nhứng kiến thức khoa học về ngành và các chuyên ngành có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: kinh tế, tài chính, kế toán quản trị...Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp nghiệp vụ kỹ thuật như phương pháp so sánh, phương pháp cân đối...tuy nhiên chủ yếu là sử dụng phương pháp so sánh. 5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp Khóa luận có kết cấu gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Gỗ việt. Chương này nêu khái quát một số lý luận cơ bản về vấn đề nghiên cứu như: định nghĩa, khái niệm cơ bản, các quy định về tính toán các chỉ tiêu liên quan đến KQKD theo chế độ kế toán Việt Nam. SV: Nguyễn Kiều Vân Lớp: SB14C Trường Đại học Thương Mại Khoa: Kế toán – Kiểm toán - Chương 2: Thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Gỗ việt. Chương này chỉ ra phương pháp nghiên cứu các vấn đề và thông qua đó tiến hành tìm hiểu, phân tích các dữ liệu thu thập được về thực trạng kế toán KQKD tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Gỗ việt. - Chương 3: Các kết luận và đề xuất hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Gỗ việt. Từ kết quả khảo sát thực tiễn về công tác kế toán KQKD tại công ty TNHH Đầu tư và phát triển Gỗ việt, khóa luận đưa ra nhận xét về các ưu điểm, nhược điểm, các vấn đề còn tồn tại trong công tác kế toán KQKD tại công ty. Đồng thời đưa ra các đề xuất kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề còn tồn tại nhằm hoàn thiện công tác kế toán KQKD tại công ty. SV: Nguyễn Kiều Vân Lớp: SB14C Trường Đại học Thương Mại Khoa: Kế toán – Kiểm toán CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN GỖ VIỆT 1.1. Lý luận chung về kế toán xác định kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản - Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. + Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. + Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) trong kỳ báo cáo, làm cơ sở tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Doanh thu hoạt động tài chính: Là doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức,lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. + Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn (VAS 14). Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất,sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu (VAS 14). Hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng hóa đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán (VAS 14). - Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong ký kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc các phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông và chủ sở hữu. SV: Nguyễn Kiều Vân Lớp: SB14C Trường Đại học Thương Mại Khoa: Kế toán – Kiểm toán + Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ + Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí hành chính và những chi phí quản lý chung của toàn doanh nghiệp. + Chi phí hoạt động tài chính: Phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và chi phí đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh liên kết. chi phí giao dịch bán chứng khoán,lỗ tỷ giá hối đoái… Chi phí khác: Là các chi phí ngoài chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như : chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền do khách hàng vi phạm hợp đồng Chi phí thuế TNDN hiện hành: Là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại ) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ kế toán. - Kết quả kinh doanh: là kết quả cuối cùng về các hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định, là biểu hiện bằng tiền của phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế được thực hiện. Nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp có lãi, nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí thì doanh nghiệp bị lỗ. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì chỉ tiêu này được gọi là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. - Hoạt động khác: là những hoạt động diễn ra không thường xuyên, không dự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, các hoạt động khác như thanh lý, nhượng bán tài sản cố định,.... Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa thu nhập thuần khác và chi phí khác. 1.1.2.Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh Trong doanh nghiệp, kết quả kinh doanh bao gồm: Kết quả từ hoạt động kinh doanh và kết quả từ hoạt động khác. Cuối kỳ kinh doanh, kế toán phải tổng hợp kết quả của tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp KQKD trước thuế TNDN SV: Nguyễn Kiều Vân KQ hoạt động KD KQ hoạt động khác Lớp: SB14C Trường Đại học Thương Mại Khoa: Kế toán – Kiểm toán +E = KQKD sau thuế TNDN = KQKD trước thuế TNDN Chi phí thuế TNDN - 1.1.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận gộp về bán Chi phí bán hàng Kết quả Doanh thu HĐ Chi phí HĐ tài hàng và cung cấp dịch + tài chính - và chi phí HĐKD = chính vụ QLDN Lợi nhuận gộp về bán Doanh thu thuần về Trị giá vốn hàng hàng và cung cấp dịch = bán hàng và cung cấp bán vụ dịch vụ Doanh thu thuần về Tổng doanh thu về Thuế TTĐB, thuế XK, bán hàng và cung cấp= bán hàng và cung - Các khoản giảm trừ - thuế GTGT(Nộp theo doanh thu dịch vụ cấp dịch vụ phương pháp trực tiếp) 1.1.2.2. Kết quả hoạt động khác Kết quả HĐ khác = Thu nhập khác - Chi phí khác Kết quả hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó: - Thu nhập khác là những khoản thu bất thường ngoài dự tính của doanh nghiệp và không thường xuyên. Các khoản thu nhập khác bao gồm: + Thu do nhượng bán, thanh lý TSCĐ, bán phế liệu. + Thu chênh lệch do đánh giá lại vật tư hàng hóa. + Thu vi phạm hợp đồng. + Thu các khoản được phạt được bồi thường. + Thu về các khoản nợ vắng chủ. + Tài sản thừa. + Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và phải thu khó đòi. SV: Nguyễn Kiều Vân Lớp: SB14C Trường Đại học Thương Mại Khoa: Kế toán – Kiểm toán - Chi phí khác là những khoản chi phí ngoài dự tính của doanh nghiệp và không thường xuyên như: + Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý nhượng bán, chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ. + Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt thuế,… 1.1.2.3. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Chi phí thuế TNDN là số thuế phải nộp (hay được thu hồi) tính trên thu nhập chịu thuế TNDN của năm hiện hành. Chi phí thuế TNDN Trong đó: Thu nhập chịu thuế trong kỳ = Thu nhập chịu thuế trong kỳ x Thuế suất thuế TNDN Doanh thu để tính Thu nhập chịu Chi phí hợp lý thu nhập chịu thuế thuế khác trong kỳ = + trong kỳ trong kỳ - Thu nhập chịu thuế: là thu nhập chịu thuế TNDN của một kỳ, được xác định theo quy định của luật thuế TNDN hiện hành và là cơ sở để tính thuế TNDN phải nộp. - Thuế suất thuế TNDN: tùy vào loại hình doanh nghiệp nghành nghề kinh doanh mà Nhà nước có mức thuế khác nhau. Từ năm 2008 trở về trước thì thuế suất là 28% từ năm 2009 thì mức thuế là 25%. - Chi phí hợp lý là các khoản chi phí thực tế phát sinh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Nó không bao gồm các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không phát sinh. 1.1.3. Nhiệm vụ kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp - Nhiệm vụ quan trọng và bao trùm nhất của kế toán xác định kết quả kinh doanh là cung cấp một cách kịp thời, chính xác cho nhà quản lý và những người quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp. Từ đó nhà quản lý có thể phân tích và đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn cho doanh nghiệp. - Những nhiệm vụ cụ thể của kế toán xác định kết quả kinh doanh là : + Ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác các khoản doanh thu, chi phí, từ đó tính toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh, các hoạt động đầu tư tài chính và các SV: Nguyễn Kiều Vân Lớp: SB14C Trường Đại học Thương Mại Khoa: Kế toán – Kiểm toán hoạt động bất thường khác. Riêng đối với các hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư tài chính kế toán cần phải xác định kết quả và hạch toán kết quả theo từng nghiệp vụ riêng biệt hoặc theo từng đơn vị trực thuộc hoặc theo ngành, nhóm hàng tùy theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp. + Cung cấp đầy đủ kịp thời cho người quản lý những thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh để tiến hành phân tích hoạt động kinh tế và đề ra những quyết định trong kỳ kinh doanh tới. - Kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh đích thực tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó liên quan chặt chẽ đến chi phí bỏ ra và lợi nhuận sẽ đạt được, do đó nếu xác định đúng đắn kết quả kinh doanh sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá theo dõi được hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhắm giúp cho doanh nghiệp nâng cao được lợi nhuận. 1.2. Nội dung kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 1.2.1. Một số quy định về kế toán xác định KQKD trong doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán VN Kế toán xác định kết quả kinh doanh tuân theo các chuẩn mực kế toán sau đây:  VAS 01 - Chuẩn mực chung: ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chuẩn mực này phản ánh các nguyên tắc, yêu cầu cơ bản mà doanh nghiệp cần phải tôn trọng khi kế toán xác định KQKD. Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó. SV: Nguyễn Kiều Vân Lớp: SB14C Trường Đại học Thương Mại Khoa: Kế toán – Kiểm toán Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Nguyên tắc thận trọng: - Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn - Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập - Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí - Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.  VAS 02 - Hàng tồn kho: ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho. Một số quy định liên quan đến kế toán xác định KQKD. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau: Phương pháp tính theo giá đích danh, phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước, xuất trước và phương pháp nhập sau, xuất trước. Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ và phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu. Ngoài ra còn có quy định về việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.  VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác: ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ- BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Một số nội dung liên quan đến kế toán xác định KQKD. Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện. + Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. SV: Nguyễn Kiều Vân Lớp: SB14C Trường Đại học Thương Mại Khoa: Kế toán – Kiểm toán + Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. + Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. + Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ: thỏa mãn đồng thời 4 điều kiện. + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. + Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó. + Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán. + Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. Điều kiện ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính: thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện: + Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó. + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Doanh thu hoạt động tài chính được ghi nhận trên cơ sở: + Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ. + Tiền bản quyền được ghi nhận trên cơ sở dồn tích phù hợp với hợp đồng. + Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổ tức hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn. Thu nhập khác: bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm: - Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ - Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng - Thu tiền bảo hiểm được bồi thường - Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước - Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập - Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại - Các khoản thu khác.  VAS 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp: ban hành và công bố theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Một số nội dung cơ bản liên quan đến kế toán xác định KQKD. SV: Nguyễn Kiều Vân Lớp: SB14C Trường Đại học Thương Mại Khoa: Kế toán – Kiểm toán Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại Thuế thu nhập hiện hành của kỳ hiện tại và các kỳ trước, nếu chưa nộp, phải được ghi nhận là nợ phải trả. Nếu giá trị đã nộp trong kỳ hiện tại và các kỳ trước vượt quá số phải nộp cho các kỳ đó, thì phần giá trị nộp thừa sẽ được ghi nhận là tài sản. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phải được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, trừ khi nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hay nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch. Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản: Là giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập, được trừ khỏi các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp sẽ nhận được và phải chịu thuế thu nhập khi giá trị ghi sổ của tài sản đó được thu hồi. Nếu những lợi ích kinh tế này khi nhận được mà không phải chịu thuế thu nhập thì cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản đó bằng giá trị ghi sổ của nó. Cơ sở tính thuế thu nhập của một khoản nợ phải trả: Là giá trị ghi sổ của nó trừ đi (-) giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập của khoản nợ phải trả đó trong các kỳ tương lai. Trường hợp doanh thu nhận trước, cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả phát sinh là giá trị ghi sổ của nó, trừ đi phần giá trị của doanh thu đó sẽ được ghi nhận nhưng không phải chịu thuế thu nhập trong tương lai. Do khung kết cấu chuyên đề có hạn nên em xin được nêu tên một số các chuẩn mực khác có liên quan đến kế toán xác định kết quả kinh doanh như: VAS 03- Tài sản cố định hữu hình: ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. VAS 16- Chi phí đi vay: ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 1.2.2. Kế toán xác định KQKD theo chế độ kế toán hiện hành (Theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20-03-2006 của Bộ Tài chính)  Chứng từ sử dụng Kế toán kết quả kinh doanh sử dụng các chứng từ sau: - Phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền SV: Nguyễn Kiều Vân Lớp: SB14C Trường Đại học Thương Mại Khoa: Kế toán – Kiểm toán - Giấy báo nợ, báo có của ngân hàng - Hóa đơn GTGT - Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho - Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng - Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ - Bảng thanh toán tiền lương, bản tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương...  Tài khoản sử dụng Kế toán kết quả kinh doanh sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tài khoản 512: Doanh thu bán hàng nội bộ Tài khoản 515: Doanh thu hoạt động tài chính Tài khoản 521: Chiết khấu thương mại Tài khoản 531: Hàng bán bị trả lại Tài khoản 532: Giảm giá hàng bán Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán Tài khoản 635: Chi phí tài chính Tài khoản 641: Chi phí bán hàng Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Tài khoản 711: Thu nhập khác Tài khoản 811: Chi phí khác Tài khoản 911: Xác định kết quả kinh doanh Tài khoản 421: Lợi nhuận chưa phân phối Tài khoản 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp  Trình tự hạch toán (1) Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu để xác định doanh thu thuần: Nợ TK 511, 512 / Có TK 521,531,532 (2) Cuối kỳ kế toán tính thuế GTGT phải nộp của hoạt động bán hàng theo phương pháp trực tiếp, thuế xuất khẩu, thuế TTĐB: Nợ TK 511 / Có TK 3331,3332,3333 SV: Nguyễn Kiều Vân Lớp: SB14C Trường Đại học Thương Mại Khoa: Kế toán – Kiểm toán (3) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển DT bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần để xác định KQKD trong kỳ: Nợ TK 511,512 / Có TK 911 (4) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển trị giá vốn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ để xác định KQKD trong kỳ: Nợ TK 911 / Có TK 632 (5) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả hoạt động KD: Nợ TK 515 / Có TK 911 (6) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ: Nợ TK 911 / Có TK 635 (7) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển thu nhập khác để xác định KQKD trong kỳ: Nợ TK 711 / Có TK 911 (8) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản chi phí khác sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ: Nợ TK 911 / Có TK 811 (9) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ: Nợ TK 911 / Có TK 641 (10) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ: Nợ TK 911 / Có TK 642 (11) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Nợ TK 911 / Có TK 8211 (12) bên Có TK Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và 8212 “Chi phí thuế thu nhập hoãn lại” a. Nếu TK 8212 có số phát sinh bên Nợ lớn hơn bên Có, ghi: Nợ TK 911 / Có TK 8212 b. Nếu TK 8212 có số phát sinh bên Nợ nhỏ hơn bên Có, ghi: Nợ TK 8212 / Có TK 911 (13) Kết chuyển số lãi sau thuế thu nhập DN của hoạt động kinh doanh trong kỳ: Nợ TK 911 / Có TK 421 (14) Kết chuyển số lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ: Nợ TK 421 / Có TK 911 ( Phụ lục 1.1: Sơ đồ kế toán xác định kết quả kinh doanh) SV: Nguyễn Kiều Vân Lớp: SB14C Trường Đại học Thương Mại Khoa: Kế toán – Kiểm toán  Sổ kế toán: Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian có liên quan đến DN. Tùy theo hình thức kế toán áp dụng mà kế toán mở sổ cho phù hợp. a. Hình thức Nhật ký chung: Đặc trưng cơ bản: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Gồm các loại sổ chủ yếu: Sổ nhật ký chung, Sổ cái các TK 511, TK 515, TK 632, TK 635, TK 641, TK 642, TK 711, TK 811, TK 821, TK 911, TK 421,.... Đồng thời mở các sổ chi tiết theo dõi cái TK này theo yêu cầu quản lý doanh nghiệp. (1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. (2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. b. Hình thức Nhật ký - Sổ cái Đặc trưng cơ bản: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: Nhật ký - Sổ SV: Nguyễn Kiều Vân Lớp: SB14C Trường Đại học Thương Mại Khoa: Kế toán – Kiểm toán Cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 511, TK 515, TK 632, TK 635, TK 641, TK 642, TK 711, TK 811, TK 821, TK911, TK 421,... (1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. (2) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái. (3) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tổng số tiền của cột “Phát sinh” ở phần Nhật ký Tổng = số phát Tổng số phát sinh Nợ của tài = sinh có của tất cả khoản tất cả các các tài khoản Tổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản (4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái. SV: Nguyễn Kiều Vân Lớp: SB14C Trường Đại học Thương Mại Khoa: Kế toán – Kiểm toán Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính. c. Hình thức Chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức này gồm các loại sổ sau: Sổ tổng hợp, Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái các TK 511, TK 515, TK 632, TK 635, TK641, TK 642, TK 711, 811, TK821, TK 911, TK 421,…. (1)- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. (2)- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phỏt sinh. (3)- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. SV: Nguyễn Kiều Vân Lớp: SB14C Trường Đại học Thương Mại Khoa: Kế toán – Kiểm toán d. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký-Chứng từ là tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính. Hình thức này gồm các loại sổ sau: Sổ Nhật ký chứng từ, sổ cái, bảng kê, sổ thẻ kế toán chi tiết. (1). Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký Chứng từ có liên quan. Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký - Chứng từ. (2). Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. e. Hình thức kế toán trên máy vi tính Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán SV: Nguyễn Kiều Vân Lớp: SB14C Trường Đại học Thương Mại Khoa: Kế toán – Kiểm toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào thì sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống với các mẫu sổ ghi bằng tay. (1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. (2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. SV: Nguyễn Kiều Vân Lớp: SB14C Trường Đại học Thương Mại Khoa: Kế toán – Kiểm toán CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN GỖ VIỆT 2.1. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Gỗ việt 2.1.1. Tổng quan về Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Gỗ việt - Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Đầu tư và phát triển Gỗ việt Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Gỗ việt có trụ sở đặt tại Số 44, tổ 14, đường K2, thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Khi mới thành lập, mục đích chính của công ty là phân phối cho các đại lý nhỏ lẻ trong khu vực nội thành nhưng do sản phẩm của công ty có chất lượng tốt và giá cả phải chăng nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng, vì vậy thị trường của công ty đã ngày càng được mở rộng. Sự ra đời của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu thi trường về hàng trang trí nội thất, bàn ghế, gỗ dán, ván ép nhân tạo và bao bì cao cấp,….. Những ngày đầu mới bước chân vào thị trường, công ty đã gặp không ít những khó khăn như lượng hàng hóa đưa ra thị trường và đội ngũ nhân viên chưa nhiều... Tuy nhiên thì giờ sản phẩm của công ty đã chiếm lĩnh và có mặt ở rất nhiều nơi trên thị trường khắp miền Bắc, các mẫu mã sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú và đẹp mắt, chất lượng sản phẩm cũng không ngừng được nâng lên. Trải qua các giai đoạn khó khăn thì hiện nay công ty TNHH Đầu tư và phát triển Gỗ việt đã có những thành công đáng kể, doanh thu hàng năm luôn tăng so với năm trước, đời sống của nhân viên ngày càng tốt và ổn định hơn, trình độ văn hóa, nghiệp vụ tay nghề của nhân viên trong công ty cũng được nâng cao hơn. SV: Nguyễn Kiều Vân Lớp: SB14C
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan