Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát các phương tiện xưng hô trong “thị dân tiểu thuyết” của nguyễn việt hà...

Tài liệu Khảo sát các phương tiện xưng hô trong “thị dân tiểu thuyết” của nguyễn việt hà

.PDF
61
1
126

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------- HOÀNG THỊ THANH XUÂN KHẢO SÁT CÁC PHƢƠNG TIỆN XƢNG HÔ TRONG “THỊ DÂN TIỂU THUYẾT” CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP SƢ PHẠM NGỮ VĂN ĐÀ NẴNG – NĂM 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------- HOÀNG THỊ THANH XUÂN KHẢO SÁT CÁC PHƢƠNG TIỆN XƢNG HÔ TRONG “THỊ DÂN TIỂU THUYẾT” CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP SƢ PHẠM NGỮ VĂN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN VĂN SÁNG ĐÀ NẴNG – NĂM 2022 LỜI CẢM ƠN Khoá luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Đại học Đà Nẵng. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Văn Sáng - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, cung cấp tài liệu và động viên em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Đà Nẵng đã tận tình dạy bảo em trong suốt thời gian học tập. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! Đà Nẵng, tháng 05 năm 2022 Tác giả Hoàng Thị Thanh Xuân LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong khóa luận là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì một công trình nào khác. Đà Nẵng, tháng 05 năm 2022 Tác giả Hoàng Thị Thanh Xuân MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................................2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4 4.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................5 6. Bố cục của đề tài .....................................................................................................5 NỘI DUNG......................................................................................................................6 Chƣơng 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN CHUNG ..........................................................................6 1.1. Lý thuyết về vật chiếu và chỉ xuất........................................................................6 1.1.1. Vật quy chiếu (Referent) ..............................................................................6 1.1.2. Quy chiếu (Reference) .................................................................................6 1.1.3. Chỉ xuất (Deixis) ..........................................................................................6 1.1.3.1. Khái niệm ..............................................................................................6 1.1.3.2. Ba phạm trù định vị: ngôi, không gian và thời gian ..............................6 1.1.4. Người nói - người nghe ................................................................................7 1.2. Phạm trù xƣng hô .................................................................................................8 1.2.1.Khái niệm về xưng hô ...................................................................................8 1.2.2. Các phương tiện dùng để xưng hô .............................................................11 1.2.2.1. Danh từ thân tộc...................................................................................11 1.2.2.2. Danh từ chỉ tên riêng ...........................................................................15 1.2.2.3. Đại từ nhân xƣng .................................................................................16 1.2.2.4. Danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ .......................................................17 1.2.2.5. Kiểu loại xƣng hô khác ........................................................................19 1.3. Giao tiếp và hoạt động giao tiếp.........................................................................20 1.3.1. Nhân vật giao tiếp ......................................................................................20 1.3.1.1. Vai giao tiếp.........................................................................................21 1.3.1.2. Quan hệ liên cá nhân ...........................................................................22 1.3.2. Hoàn cảnh giao tiếp ...................................................................................24 1.4. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Việt Hà .....................................25 1.5. Tiểu kết chƣơng 1 ...............................................................................................26 Chƣơng 2. KHẢO SÁT CÁC PHƢƠNG TIỆN XƢNG HÔ TRONG “THỊ DÂN TIỂU THUYẾT” CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ .........................................................................27 2.1. Kết quả khảo sát, thống kê và phân loại .............................................................27 2.2. Hoạt động của các phƣơng tiện dùng để xƣng hô trong tiểu thuyết “Thị dân tiểu thuyết” của Nguyễn Việt Hà..........................................................................................29 2.2.1. Xưng hô bằng danh từ thân tộc .................................................................29 2.2.2. Xưng hô bằng danh từ chỉ tên riêng ..........................................................35 2.2.3. Xưng hô bằng đại từ nhân xưng ................................................................36 2.2.4. Xưng hô bằng các danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ ................................38 2.2.5. Nhóm kiểu loại xưng hô khác ....................................................................39 2.3. Tiểu kết chƣơng 2 ...............................................................................................41 Chƣơng 3. TỪ NGỮ XƢNG HÔ VÀ CÁCH XƢNG HÔ TRONG “THỊ DÂN TIỂU THUYẾT” CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ NHÌN TỪ ĐẶC ĐIỂM DỤNG HỌC - VĂN HÓA...............................................................................................................................42 3.1. Các nhân tố chi phối cách xƣng hô của nhân vật trong tác phẩm ......................42 3.1.1. Văn hóa truyền thống trong cách xưng hô ................................................42 3.1.1.1. Xƣng khiêm hô tôn ..............................................................................42 3.1.1.2. Xƣng hô linh hoạt ................................................................................43 3.1.2. Vai giao tiếp của các nhân vật trong cách xưng hô ..................................45 3.1.2.1. Tuổi tác ................................................................................................45 3.1.2.2. Vị thế xã hội ........................................................................................45 3.2. Xu hƣớng gia đình hóa trong xƣng hô ngoài xã hội và phép lịch sự trong “Thị dân tiểu thuyết” của Nguyễn Việt Hà ............................................................................47 3.2.1. Xu hướng “gia đình hóa” trong xưng hô ngoài xã hội .............................47 3.2.2. Phép lịch sự................................................................................................49 3.3. Tiểu kết chƣơng 3 ...............................................................................................50 KẾT LUẬN ...................................................................................................................51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................53 TƢ LIỆU KHẢO SÁT ..................................................................................................54 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong đời sống của con ngƣời, ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ không chỉ là phƣơng tiện giao tiếp hữu hiệu nhất của con ngƣời trong cuộc sống thƣờng ngày mà còn là chất liệu của văn chƣơng. Ngôn ngữ văn chƣơng là hệ thống cấu tạo để thực hiện chức năng giao tiếp thẩm mỹ của văn học. Trƣớc đây, ngƣời ta hiểu ngôn ngữ văn chƣơng là ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong văn bản, thể hiện qua các phép tu từ. Ngày nay, ngƣời ta hiểu ngôn ngữ văn chƣơng là ngôn ngữ của toàn bộ văn bản văn chƣơng. Trên cấp độ văn bản, các đơn vị ngôn ngữ không kết hợp giản đơn theo tuyến tính, mà trở thành một cấu trúc chỉnh thể có nội dung và có ý nghĩa riêng. Bên cạnh đó, từ điểm nhìn ngôn ngữ soi chiếu vào văn chƣơng cũng là một hƣớng đi trong nghiên cứu văn học, từ kết quả nghiên cứu sẽ tìm đƣợc nhiều điều mới mẻ và độc đáo của ngôn ngữ. Từ xƣng hô rất quan trọng trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. Quan hệ giữa các vai giao tiếp đƣợc xác lập dựa vào từ xƣng hô. Tiếng Việt có từ ngữ xƣng hô vô cùng phong phú, đa dạng, cụ thể trong quan hệ gia đình và ngoài xã hội, linh hoạt trong từng ngữ cảnh giao tiếp. Sử dụng từ xƣng hô đúng, phù hợp sẽ góp phần tạo nên hiệu quả giao tiếp. Qua cách sử dụng từ xƣng hô có thể biết đƣợc tình cảm, thái độ, mối quan hệ, trình độ học vấn của các nhân vật tham gia giao tiếp. Nguyễn Việt Hà là một trong những gƣơng mặt tiêu biểu của làng văn xuôi đƣơng đại Việt Nam. Ông tạo dấu ấn đối với độc giả qua các tác phẩm nhƣ tiểu thuyết Cơ hội của chúa (1999), Khải huyền muộn (2003), Ba ngôi của người (2014). Tập truyện ngắn Của rơi (2004), Buổi chiều ngồi bát (2016), tạp văn Nhà văn thì chơi với ai (2005), Mặt của đàn ông (2008), Đàn bà uống rượu (2010), Con giai phố cổ (2013),... cũng gây đƣợc sự chú ý đến với công chúng. Tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà sử dụng rất nhiều các đại từ nhân xƣng và lớp từ xƣng hô, trong đó có Thị dân tiểu thuyết. Đây là cuốn tiểu thuyết thứ tƣ của 1 Nguyễn Việt Hà xoay quanh con ngƣời, không gian những con phố cổ Hà Nội. Tác phẩm nhƣ chứa đựng từng hơi thở, nét mặt, dáng hình của Hà Nội. Với những lý do nêu trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Khảo sát các phƣơng tiện xƣng hô trong Thị dân tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà”. 2. Mục đích nghiên cứu Với đề tài “Khảo sát các phƣơng tiện xƣng hô trong Thị dân tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà”, chúng tôi xin phép đƣợc nghiên cứu những khía cạnh sau đây: - Xác định, phân loại, nghiên cứu các tiểu loại từ đƣợc dùng làm phƣơng tiện xƣng hô trong ngôn ngữ tiểu thuyết Thị dân tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà. Phân tích những đặc điểm và chuyển biến linh hoạt của chúng trong từng hoàn cảnh, môi trƣờng, vị trí cụ thể,... - Thông qua việc tìm hiểu và phân tích phƣơng tiện xƣng hô trong tiểu thuyết Thị dân tiểu thuyết, khóa luận chỉ ra những nét đặc trƣng trong việc sử dụng ngôn ngữ xƣng hô của Nguyễn Việt Hà từ góc độ ngữ dụng học và văn hóa. - Việc tìm hiểu phƣơng tiện xƣng hô và cách xƣng hô trong Thị dân tiểu thuyết cũng góp phần chỉ ra đƣợc các giá trị truyền thống và văn hóa ứng xử, lối tƣ duy của ngƣời Việt qua cách xƣng hô. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ lâu, xƣng hô đã là vấn đề đƣợc bàn đến khá nhiều trong giới ngôn ngữ học. Có rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu sâu sắc các tiêu chí và phân loại phƣơng tiện dùng để xƣng hô trong giao tiếp và ứng xử của ngƣời Việt. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các phƣơng tiện xƣng hô trong một tác phẩm cụ thể chƣa đƣợc đề cập nhiều. Xƣng hô trong gia đình ngƣời Việt là vấn đề phức tạp, đồng thời cũng rất thú vị. Có nhiều công trình nghiên cứu của Bùi Minh Yến đƣợc đăng trên tạp chí Ngôn ngữ đã đi sâu vào khảo sát vấn đề này. Tạp chí Ngôn ngữ số 3 năm 1990 2 có bài: Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người Việt. Trên tạp chí Ngôn ngữ số 3 năm 1993 là bài Xưng hô giữa anh chị và em trong gia đình người Việt. Năm 1994 cũng tại tạp chí này, số 2, Bùi Minh Yến có bài viết Xưng hô giữa ông bà và cháu trong gia đình người Việt. Và luận án tiến sĩ của Bùi Minh Yến (2001) viết về đề tài Từ xưng hô trong gia đình đến xưng hô ngoài xã hội của người Việt, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội. Trong các bài viết của Bùi Minh Yến, có thể thấy từ ngữ xƣng hô trong gia đình Việt Nam chủ yếu là danh từ thân tộc, danh từ riêng. Tùy theo tôn ti trật tự, thứ bậc, mức độ tình cảm, độ tuổi của các thành viên trong gia đình mà ngƣời nói lựa chọn những cách xƣng hô khác nhau sao cho phù hợp. Ngoài ra, năm 1995 Phạm Ngọc Thƣởng cũng có bài viết Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người Tày – Nùng trên Tạp chí Dân tộc học, số 1. Và Nguyễn Văn Khang đặc biệt chú ý đến những sắc thái tình cảm của từ ngữ xƣng hô mà cụ thể là các danh từ thân tộc qua công trình nghiên cứu Ứng xử ngôn ngữ trong gia đình người Việt. Nếu nhƣ những nhà nghiên cứu trên quan tâm đến phƣơng tiện và cách xƣng hô trong gia đình ngƣời Việt thì một số tác giả lại đặt ngòi bút của mình vào hƣớng nghiên cứu khác, chẳng hạn nhƣ các bài báo, bài viết nghiên cứu, công trình luận văn, luận án về xƣng hô sau: + Hoàng Thị Châu (1995), Vài đề nghị về chuẩn hoá cách xưng hô trong xã giao, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 3. + Nguyễn Văn Chiến (1993), Từ xưng hô trong tiếng Việt. Việt Nam những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Trƣờng ĐHNN Hà Nội. + Stankêvich (1993), Cần tìm hiểu thêm về cách xưng hô trong tiếng Việt, Việt Nam những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Trƣờng ĐHNN Hà Nội. + Phạm Văn Tình (1997), Nhân xem Bảy sắc cầu vồng bàn thêm về cách xưng hô trong nhà trường, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 9. 3 + Phạm Ngọc Thƣởng (1994), Về đại từ nhân xưng ngôi thứ 3, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 10. + Nhƣ Ý (1990), Vai xã hội và ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3. + Hồ Thị Lân (1989), Tìm hiểu vai trò của từ xưng hô trong giao tiếp và các nhân tố tác động đến từ xưng hô, Luận văn sau đại học, Trƣờng ĐHSP Hà Nội. + Phạm Ngọc Thƣởng (1998), Cách xưng hô trong tiếng Nùng, Luận án tiến sĩ, Trƣờng ĐHSP Hà Nội. + Lê Thanh Kim (2000), Từ xưng hô và cách xưng hô trong các phương ngữ tiếng Việt từ góc nhìn của lý thuyết xã hội ngôn ngữ học, Luận án tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội. Tại cơ sở đào tạo Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Đà Nẵng, trong những năm gần đây, nhiều luận văn, khóa luận đã lựa chọn từ xƣng hô và cách xƣng hô trong tác phẩm văn chƣơng làm đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay, chƣa có công trình nào nghiên cứu các phƣơng tiện xƣng hô trong Thị dân tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà nhƣ đề tài chúng tôi. Điểm qua một số công trình trên, có thể thấy vấn đề xƣng hô trong tiếng Việt thu hút đƣợc rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và đƣợc nghiên cứu dƣới những góc nhìn khác nhau trong đời sống. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: Các phƣơng tiện xƣng hô trong Thị dân tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài khảo sát tiểu thuyết Thị dân tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà qua hai bình diện: 4 - Khảo sát các phƣơng tiện xƣng hô - Tìm hiểu bình diện dụng học - văn hóa của phƣơng tiện xƣng hô trong Thị dân tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số phƣơng pháp, thủ pháp nghiên cứu sau: - Thủ pháp thống kê - phân loại: Phƣơng pháp này giúp tập hợp các phƣơng tiện dùng để xƣng hô đã khảo sát đƣợc, sau đó phân loại chúng theo những tiêu chí đã định sẵn. Qua đó, nhận xét đƣợc tỷ lệ giữa các tiểu loại từ ngữ làm phƣơng tiện xƣng hô đƣợc xử dụng trong giao tiếp ngôn ngữ trong tiểu thuyết Thị dân tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà. - Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp: Phƣơng pháp này dùng để miêu tả đối tƣợng nghiên cứu và bƣớc đầu tổng kết những kết quả đã nghiên cứu đƣợc. Từ đó, đánh giá nhận xét khái quát nhằm xác định hệ thống, chức năng của các từ ngữ xƣng hô, làm rõ mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ. - Phƣơng pháp miêu tả ngôn ngữ học: Chủ yếu dùng để miêu tả ý nghĩa của các phƣơng tiện xƣng hô đƣợc sử dụng trong Thị dân tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, đề tài chúng tôi gồm có 3 chƣơng sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung Chƣơng 2: Khảo sát các phƣơng tiện xƣng hô trong “Thị dân tiểu thuyết” của Nguyễn Việt Hà Chƣơng 3: Từ ngữ xƣng hô và cách xƣng hô trong “Thị dân tiểu thuyết” của Nguyễn Việt Hà nhìn từ đặc điểm dụng học - văn hóa 5 NỘI DUNG Chƣơng 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Lý thuyết về vật chiếu và chỉ xuất 1.1.1. Vật quy chiếu (Referent) Khái niệm về “vật quy chiếu” có cơ sở từ sự phân biệt rạch ròi của G.Frege (1892) về nghĩa của từ và cái sự vật mà từ ấy gọi tên. Ở Việt Nam, thuật ngữ này đƣợc Cao Xuan Hạo dịch là “Sở chỉ” (vật quy chiếu): “Trong câu nói các từ ngữ mới có sở chỉ (referent), tức là dùng để trực tiếp chỉ một đối tƣợng cụ thể hay những tập hợp những đối tƣợng có giới hạn cụ thể” [17, tr.54]. 1.1.2. Quy chiếu (Reference) Để xác định tính đúng sai của những diễn ngôn cần quy chiếu chúng với sự vật nào đó đƣợc nói tới trong hoàn cảnh giao tiếp. Quy chiếu là vấn đề để tạo ra và hiểu những diễn ngôn. Có những câu luôn luôn hiểu đúng bởi vì nó luôn luôn đƣợc quy chiếu với các sự vật, hiện tƣợng (Ví dụ: nƣớc sôi ở 100 C). Nhƣng lại có những câu gắn liền với ngữ cảnh mới có thể xác định đƣợc tính đúng sai. 1.1.3. Chỉ xuất (Deixis) 1.1.3.1. Khái niệm Theo Đỗ Hữu Châu, chỉ xuất “là phƣơng thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ trỏ. Quy tắc điều khiển chỉ trỏ là: sự vật đƣợc chỉ trỏ phải ở gần (trong tầm với ngƣời chỉ và trong tầm với ngƣời nhìn lẫn ngƣời đƣợc chỉ) đối với một vị trí đƣợc lấy làm mốc” [7, tr.72]. Các biểu thức chỉ xuất bao gồm cả đại từ xƣng hô thực hiện chức năng chiếu vật không thông qua chức năng miêu tả mà thông qua chức năng định vị của vật đƣợc nói tới. 1.1.3.2. Ba phạm trù định vị: ngôi, không gian và thời gian Về phạm trù ngôi. Ngôi chỉ ra vai của các nhân vật giao tiếp trong hành động ngôn ngữ cụ thể. Trong tiếng Việt, có 3 ngôi. Trong đó: ngôi thứ I là kết 6 quả của sự tự quy chiếu của ngƣời nói. Ngôi thứ II là kết quả của sự tự quy chiếu do ngƣời nói tiến hành trong giao tiếp tới một hay những ngƣời đang tham gia giao tiếp. Ngôi thứ III quy chiếu tới vật hay ngƣời đƣợc nói tới trong giao tiếp. Về phạm trù không gian. Định vị không gian phải xác định điểm gốc. Ngƣời nói đứng ở đâu thì đó là gốc. Từ điểm gốc này, những vật, ngƣời đƣợc nói tới trong giao tiếp mới đƣợc xác định là xa- gần bằng “kia”, “này”, “đó” hoặc những đại từ chỉ định khác. Về phạm trù thời gian. Cũng nhƣ không gian, định vị thời gian cũng cần tới việc xác định điểm gốc. Gốc là thời điểm ngƣời nói đang nói. Từ đó mà xác định là “quá khứ” hay “tƣơng lai”. Trong ba phạm trù định vị trên, phạm trù ngôi có liên quan chặt chẽ với vấn đề xƣng hô. Sự định vị trong ngôn ngữ dựa trên nguyên tắc “tự kỉ trung tâm”- tức là lấy mình làm trung tâm. Ngƣời nói lấy mình làm mốc để quy chiếu đến ngƣời/sự vật đƣợc nói tới, hay tham gia trong hoạt động giao tiếp. Nhƣng không phải bao giờ nguyên tắc này cũng đƣợc thực hiện một cách triệt để. Trong hội thoại, đôi khi điểm gốc không phải ở ngƣời nói mà là ở một đối tƣợng khác. Đó là trƣờng hợp xƣng gọi thay vai trong cách xƣng hô của ngƣời Việt chúng ta. 1.1.4. Người nói - người nghe Nhà nghiên cứu R.Jakobson đã chỉ ra 6 chức năng của ngôn ngữ trong một mô hình nổi tiếng nói về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thi ca, bao gồm: ngƣời phát →bối cảnh, thông điệp, tiếp xúc, mã → ngƣời nhận. Với mô hình này, ông đã chỉ ra 6 nhân tố cấu thành mọi sự kiện ngôn ngữ, mọi hành động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Có thể thấy, ngƣời phát (ngƣời nói) và ngƣời nhận (ngƣời nghe) là nhân tố khởi đầu và kết thúc của một hành động giao tiếp. Armengaud khi cố gắng trả lời những câu hỏi “Nói với ai? Ai nói? Và nói cho ai? Anh nghĩ tôi là ai để có thể nói với tôi nhƣ vậy?” [7, tr.221], đã đặc biệt quan tâm tới hai nhân tố: 7 - “Ai nói”: ngƣời phát - ngƣời nói. - “Nói vói ai”, “nói cho ai”: ngƣời nhận - ngƣời nghe. Ngƣời phát (ngƣời nói lựa chọn những phƣơng tiện ngôn ngữ để truyền thông điệp đến ngƣời nhận). Ngƣời nói quyết định nội dung nói, cách nói. Ngôn ngữ cung cấp những phƣơng tiện để họ làm việc đó: yếu tố ngữ âm, lớp từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, yếu tố phong cách. Những phƣơng tiện ngôn ngữ chứa đựng những tầng ý nghĩa và những giá trị biểu cảm. Tùy vào kinh nghiệm ngôn ngữ, kinh nghiệm sống và hiểu biết của bản thân mà ngƣời nói lựa chọn phƣơng tiện thích hợp để truyền thông điệp. Còn ngƣời nhận (ngƣời nghe) nhận tín hiệu ngôn ngữ và vận dụng những hiểu biết của mình để giải mã, từ đó hiểu thông điệp mà ngƣời nói gửi tới. Ngƣời nói ở ngôi nhân xƣng thứ nhất còn ngƣời nghe ở ngôi nhân xƣng thứ hai trong hoạt động giao tiếp thƣờng ngày bằng ngôn ngữ. 1.2. Phạm trù xƣng hô 1.2.1.Khái niệm về xưng hô Có thể hiểu “Từ xƣng hô” là những từ đƣợc dùng để xƣng - gọi trong quá trình giao tiếp (xƣng: tự xƣng, tự trỏ mình; hô: gọi ngƣời đối thoại, gọi một ngƣời nào đó khi ngƣời đó ở một ngôi giao tiếp nhất định). Cách xƣng hô của ngƣời Việt rất phong phú, đa dạng, thay đổi linh hoạt theo ngữ cảnh và đối tƣợng giao tiếp. Vì vậy, từ ngữ sử dụng cho xƣng hô cũng rất phong phú. Để cuộc hội thoại tiến hành, trƣớc hết ngƣời giao tiếp phải tìm cách đƣa mình và đối tƣợng vào diễn ngôn bằng cách lựa chọn các từ xƣng hô phù hợp. Vì vậy, trong một cuộc trò chuyện hoàn chỉnh và lịch sự thì xƣng hô có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thiết lập quan hệ tiếp xúc giữa những ngƣời tham gia giao tiếp, duy trì diễn biến giao tiếp, xác định và biểu lộ thái độ, tình cảm cũng nhƣ vị thế giữa các vai giao tiếp trong từng bối cảnh giao tiếp cụ thể. Có nhiều cách hiểu và lý giải khác nhau về khái niệm phạm trù “xƣng hô”. Bùi Minh Yến cho rằng: “Khái niệm xƣng hô đƣợc ý thức nhƣ là một hành vi ngôn ngữ có chức năng xác lập vị thế xã hội của những ngƣời tham gia giao 8 tiếp và tƣơng quan tâm thế giữa họ với nhau trong quá trình giao tiếp. Khi thực hiện chức năng này, hành vi ngôn ngữ xƣng hô đồng thời đảm nhiệm vụ khởi sự tƣơng tác ngôn ngữ cho cuộc thoại, điều chỉnh cuộc thoại theo đích đã định, bảo đảm hiệu lực hành vi” [17, tr.17]. Còn theo Diệp Quang Ban: “Đại từ xƣng hô dùng thay thế và biểu thị các đối tƣợng tham gia quá trình giao tiếp”. [1, tr.111]. Theo ông thì đối tƣợng tham gia quá trình giao tiếp (ngƣời, vật) đƣợc chỉ ra một cách chung nhất ở cƣơng vị ngôi (đại từ xƣng hô dùng ở một ngôi xác định: ngôi 1, ngôi 2, ngôi 3 và đại từ xƣng hô dùng ở nhiều ngôi linh hoạt). Đồng tình với quan điểm của Đỗ Hữu Châu, Phạm Ngọc Thƣởng đã cắt nghĩa và xác định vai trò của từng yếu tố nhƣ sau: - “Xƣng” là hành động của ngƣời nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đƣa mình vào trong lời nói, để ngƣời nghe biết rằng mình đang nói và mình chịu trách nhiệm về lời nói của mình. Đó là hành động tự quy chiếu cuả ngƣời nói (ngôi 1) [10, tr.12] - “Hô” là hành động ngƣời nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đƣa ngƣời nghe vào trong lời nói (ngôi 2) [10, tr.12]. Trong hoạt động giao tiếp, các vai giao tiếp phải trực tiếp giao thiệp với nhau bằng lời, trong đó các phƣơng tiện xƣng hô sẽ đƣợc sử dụng. Các nhà nghiên cứu phân chia thành biểu thức xƣng hô và biểu thức gọi trong giao tiếp. Biểu thức gọi còn có tên là “biểu thức lôi kéo”. “Gọi là dùng một biểu thức hƣớng về một ngƣời nào đó nhằm làm cho ngƣời này biết rằng ngƣời gọi muốn nói gì với anh ta” [7, tr.78]. Biểu thức gọi có mục đích kéo đối tƣợng vào cuộc thoại, thƣờng có tần số xuất hiện ít trong giao tiếp. Việc sử dụng nhiều biểu thức gọi trong một cuộc thoại cũng đồng nghĩa với việc giao tiếp gần nhƣ thất bại. Trong khi đó, biểu thức xƣng hô có ý nghĩa thiết lập và duy trì cuộc thoại, đƣợc dùng một cách thƣờng xuyên để thúc đẩy giao tiếp. 9 Chủ thể giao tiếp đã định ra cho đối tƣợng giao tiếp và chính bản thân mình một khung quan hệ liên cá nhân bằng cách lựa chọn từ “xƣng” và “hô”. Muốn thay đổi khung giao tiếp này, ngƣời giao tiếp phải dùng từ xƣng hô để thƣơng lƣợng dƣới sự hợp tác của ngƣời tham gia giao tiếp. Các yếu tố chi phối từ xƣng hô đƣợc những nhà nghiên cứu chỉ ra là: - Xƣng hô phải thể hiện vai giao tiếp. Dựa vào việc dùng từ xƣng hô mà ngƣời nghe biết đƣợc ngƣời nói đặt mình trong quan hệ và vị thế xã hội nhƣ thế nào. - Xƣng hô phải thể hiện đƣợc quan hệ quyền uy. Đây cũng là cách xƣng hô thể hiện đƣợc sự tôn trọng đối với vai có địa vị cao hơn mình hoặc thể hiện vai trò, ảnh hƣởng đối với vai thấp hơn mình trong giao tiếp. - Xƣng hô phải thể hiện quan hệ thân cận. Chủ yếu cách xƣng hô này thể hiện trong giao tiếp gia đình hay những giao tiếp ngoài xã hội đã đƣợc “thƣơng lƣợng” dùng những từ xƣng hô mang xu hƣớng “gia đình hoá”. - Xƣng hô phải phù hợp với ngữ vực. Mỗi một từ xƣng hô nếu có một ngữ điệu thể thể hiện cho phù hợp sẽ làm tăng hiệu lực giao tiếp. - Xƣng hô phải thích hợp với thoại trƣờng. Yêu cầu này cho thấy, cùng một từ xƣng hô nhƣng ở trong những hoàn cảnh khác nhau lại mang nghĩa khác nhau. Do đó, từ xƣng hô cũng phải biến đổi linh hoạt cho thích nghi với hoàn cảnh giao tiếp. - Xƣng hô phải thể hiện đƣợc tình cảm của ngƣời nói đối với ngƣời nghe. Trong giao tiếp, ngƣời nói thƣờng hƣớng ngƣời đối thoại vào hai thái độ: lịch sự/ không lịch sự ... mà từ đó lựa chọn từ xƣng hô tƣơng ứng. Do xƣng hô là một hành vi ngôn ngữ nên tuỳ theo sự biến động của sáu nhân tố trong ngữ cảnh cụ thể mà các đối tƣợng tham gia giao tiếp sẽ lựa chọn những từ xƣng hô để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất. Xƣng hô không phải là yếu tố cố định, bất biến mà có sự thay đổi theo lịch sử, theo diễn biến của cuộc giao tiếp. 10 Tóm lại, xƣng hô là một hành vi ngôn ngữ mà ở đó các nhân vật giao tiếp dùng biểu thức quy chiếu để đƣa mình và ngƣời đối thoại vào trong lời nói. 1.2.2. Các phương tiện dùng để xưng hô Phƣơng tiện xƣng hô là những đơn vị từ, ngữ dùng để chỉ vai ngƣời nói và ngƣời nghe trong hành động giao tiếp, chẳng hạn các đại từ nhân xƣng, các danh từ thân tộc, các danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, có khi đó là họ tên... các phƣơng tiện xƣng hô này rất nhiều và đa dạng về màu sắc biểu cảm. Chúng đƣợc quy chiếu vào đối tƣợng giao tiếp nào là do hoàn cảnh giao tiếp quy định. 1.2.2.1. Danh từ thân tộc Theo cuốn Từ ngữ xưng hô trong tiếng Hán so sánh với tiếng Việt (Phạm Ngọc Hàm) có ghi: “Thân tộc là danh từ chỉ những giá trị có quan hệ huyết thống hoặc có quan hệ hôn nhân với bản thân mình. Từ xƣng hô thân tộc là những từ dùng để xƣng hô giữa những ngƣời có quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ huyết thống với nhau trong giao tiếp ngôn ngữ”. [9, tr.139]. Theo thống kê, có 19 từ xƣng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc, với 13 từ thuộc quan hệ trên tôi (cụ, cố, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, thím, cô, dì, cậu, mợ), 3 từ thuộc thế hệ ngang với tôi (anh, chị, em) và 3 từ thộc thế hệ sau tôi (con, cháu, chắt). Danh từ thân tộc bị chi phối nghiêm ngặt của luật tôn ti thứ bậc trong gia đình và chuẩn mực của xã hội nhƣ đạo đức, tập quán.... Tuy nhiên, không phải lúc nào trong gia đình cũng là một khuôn mẫu chặt cứng, bất di bất dịch mà trái lại trong đời sống giao tiếp ngôn ngữ, chúng đa dạng và phong phú, muôn hình vạn trạng dƣới tác động của hàng loạt những nhân tố ngôn ngữ và xã hội. Chẳng hạn trong trƣờng hợp khi con cái đã trƣởng thành thì bố mẹ sẽ gọi con mình là anh, chị và xƣng là bố, tôi... hay gọi con mình bằng tên của cháu là: mẹ cái Thu, bố thằng Tèo, ba của Xíu,... Trong giao tiếp xã hội, những danh từ thân tộc đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng tiện xƣng hô phổ biến trong tiếng Việt. Ngoài phạm vi gia đình, trong quan hệ hàng xóm láng giềng, ngƣời ta lựa chọn cách xƣng hô bằng từ ngữ xƣng 11 hô thân tộc để giao tiếp với nhau, làm nổi bật tính chất “đại gia đình” trong cộng đồng, điều này là một trong những đặc điểm của văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. Qua trình các danh từ thân tộc khi đƣợc sử dụng theo lối “gia đình hóa xã hội” thì nó cũng phần nào mất đi nghĩa gốc, ta có bảng thống kê đối chiếu những danh từ thân tộc đƣợc sử dụng trong gia đình ngƣời Việt và ngoài xã hội sau: Phạm vi sử dụng Danh từ Trong gia đình ngƣời Việt Ngoài xã hội thân tộc Cha Chỉ ngƣời đàn ông có con Dùng gọi thân mật, suồng sã trong mối quan hệ với con. Ví những bạn bè gần gũi. Ví dụ: dụ: Con hơn cha là nhà có Thôi đi cha, ngồi đó mà khoác phúc Mẹ lác. Chỉ ngƣời đàn bà có con trong Dùng để chỉ ngƣời đàn bà mối quan hệ với con. Ví dụ: ngang tuổi với mẹ mình ngoài Thưa mẹ con mới đi làm về xã hội một cách thân mật, kính nể Ví dụ: Con đã về đây, ơi mẹ Tơm Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy Không sợ tù gông, chấp súng gươm Dì Dùng để gọi ngƣời phụ nữ chị Dùng để chỉ ngƣời phụ nữ 12 em vói mẹ của mình Ví dụ: tƣơng đƣơng tuổi với mẹ Mất cha còn chú Mất mẹ bú dì mình khi giao tiếp ở ngoài xã hội. Ví dụ: Dì ơi! Cho con hỏi đường Lý Thường Kiệt nằm ở đâu? O Dùng để gọi ngƣời em gái của Dùng để gọi ngƣời phụ nữ bố mình, (đây là phƣơng ngữ hay ngƣời con gái của xứ của ngƣời Trung Bộ). Ví dụ: Huế. Ví dụ: O tê o tề o tề Ba ơi! O út nhắn ba sáng mai Cái mặt thì rứa, cái tề thì vô nhà bà nội có việc. răng? (Hò phàm Huế) Chị Chỉ ngƣời phụ nữ sinh ra Chỉ ngƣời phụ nữ lớn hơn tuổi trƣớc mình, do ba hoặc mẹ mình một chút ngoài xã hội. sinh ra hoặc chỉ ba hoặc mẹ Ví dụ: Chị lao công như sắt mình sinh ra Ví dụ: Chị ngã như đồng em nâng Chị lao công đêm đông quét rác. (chị lao công - Tố Hữu) Bà Dùng để cỉ ngƣời phụ nữ Dùng để gọi nững ngƣời phụ sinhh ra bố mẹ mình hoặc nữ lớn tuổi. Ví dụ: Bà ơi! Bà những ngƣời họ hàng ngang đang làm gì thế? Bà ngẩng bậc với ông bà mình về vai vế. mặt lên mỉm cười và trả lời: Ví dụ: Bà ơi! Bà đi đâu? Bà ở “Bà đang ài cây sắt thành cái lại với cháu, cháu sẽ mang kim. (Có công mài sắt có ngày nước cho bà. nên kim – trích trong tủ sách (truyện Tích Chu) nhân bản). 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất