Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa (Luận văn...

Tài liệu Kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa (Luận văn thạc sĩ)

.PDF
112
106
66

Mô tả:

Kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa (Luận văn thạc sĩ)Kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa (Luận văn thạc sĩ)Kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa (Luận văn thạc sĩ)Kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa (Luận văn thạc sĩ)Kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa (Luận văn thạc sĩ)Kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa (Luận văn thạc sĩ)Kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa (Luận văn thạc sĩ)Kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa (Luận văn thạc sĩ)Kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa (Luận văn thạc sĩ)Kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa (Luận văn thạc sĩ)Kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa (Luận văn thạc sĩ)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thị Bích Thuộc KĨ NĂNG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thị Bích Thuộc KĨ NĂNG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHÁNH HÒA Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THÚY DUNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào. Tác giả Huỳnh Thị Bích Thuộc LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và trong quá trình hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn, cung cấp tài liệu và mang lại cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian theo học tại Trường. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô hướng dẫn luận văn tốt nghiệp của tôi PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Dung, người đã tận tình quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Xin được cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý Thầy, Cô Trường Đại học Khánh Hòa đã giúp đỡ hoàn thành luận văn này. Sau cùng, xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, đồng nghiệp, gia đình những người luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn. Tp Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2017. Huỳnh Thị Bích Thuộc MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các kí hiệu, các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KĨ NĂNG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ 1.1.Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 6 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ..........................................................................6 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................7 1.2.Các khái niệm cơ bản ...............................................................................................9 1.2.1. Kĩ năng thiết kế bài giảng ................................................................................9 1.2.2. Kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ ................................................13 1.3.Kĩ năng thiết kế bài giảng.......................................................................................14 1.3.1. Vai trò của kĩ năng thiết kế bài giảng đối với giảng viên .............................14 1.3.2. Các giai đoạn thiết kế bài giảng ....................................................................15 1.3.3. Cấu trúc của kĩ năng thiết kế bài giảng .........................................................17 1.3.4. Biểu hiện của kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa ....................................................................................................................26 1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ ..............28 1.4.1. Yếu tố khách quan .........................................................................................28 1.4.2. Yếu tố chủ quan .............................................................................................30 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KĨ NĂNG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHÁNH HÒA 2.1. Giới thiệu khái quát về trường Đại học Khánh Hòa .............................................33 2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng ..............................................................34 2.3. Thực trạng nhận thức của giảng viên trẻ trường Đại học Khánh Hòa về kĩ năng thiết kế bài giảng...........................................................................................................36 2.4. Thực trạng mức độ kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa ....................................................................................................................37 2.4.1. Mức độ các nhóm kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa .............................................................................................................37 2.4.2. So sánh mức độ kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa theo các tiêu chí khác nhau .......................................................................54 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa ....................................................................................57 2.6. Đánh giá chung về thực trạng ...............................................................................62 2.7. Các biện pháp nâng cao kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ trường Đại học Khánh Hòa .............................................................................................................63 2.7.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa ....................................................................................63 2.7.2. Các biện pháp nâng cao kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa ......................................................................................................64 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………………………………………………....68 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….71 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ……………………...75 PHỤ LỤC………………………………………………………………………….. 76 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt CBQL Cán bộ quản lí ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình GV Giảng viên KN Kĩ năng SV Sinh viên TBM Trưởng bộ môn TKBG Thiết kế bài giảng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Cấu trúc kĩ năng thiết kế bài giảng ................................................................27 Bảng 2.1. Phân bố thành phần và số lượng mẫu khảo sát ..............................................34 Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của giảng viên trẻ về tầm quan trọng của kĩ năng TKBG ..............................................................................................................................36 Bảng 2.3. Đánh giá về nhóm kĩ năng thiết kế mục tiêu dạy học của GV trẻ ................37 Bảng 2.4. Kết quả chấm 15 giáo án của giảng viên trẻ về nhóm kĩ năng thiết kế mục tiêu dạy học .....................................................................................................................39 Bảng 2.6. Kết quả chấm 15 giáo án của giảng viên trẻ về nhóm kĩ năng thiết kế nội dung dạy học ...................................................................................................................43 Bảng 2.7. Đánh giá về nhóm kĩ năng thiết kế các hoạt động của người học của giảng viên trẻ .............................................................................................................................44 Bảng 2.8. Kết quả chấm 15 giáo án của GV trẻ về nhóm kĩ năng thiết kế các hoạt động của người học ..................................................................................................................48 Bảng 2.9. Đánh giá về nhóm kĩ năng dự liệu các tình huống nảy sinh trong quá trình dạy học của GV trẻ .........................................................................................................50 Bảng 2.10. Kết quả chấm 15 giáo án của GV trẻ về nhóm kĩ năng dự liệu các tình huống nảy sinh trong quá trình dạy học .........................................................................52 Bảng 2.11.Tổng hợp về kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa ......................................................................................................................53 Bảng 2.12.Tổng hợp mức độ 4 nhóm kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa ...........................................................................................53 Bảng 2.13. So sánh kĩ năng TKBG của GV trẻ Trường Đại học Khánh Hòa theo giới tính...................................................................................................................................54 Bảng 2.14. So sánh kĩ năng TKBG của GV trẻTrường Đại học Khánh Hòa theo bộ môn giảng dạy .................................................................................................................55 Bảng 2.15. So sánh kĩ năng TKBG của GV trẻ Trường Đại học Khánh Hòa theo trình độ .....................................................................................................................................56 Bảng 2.16. So sánh kĩ năng TKBG của GV trẻ Trường Đại học Khánh Hòa theo thâm niên công tác ...................................................................................................................56 Bảng 2.17. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa ................................57 Bảng 2.18. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa ........................................60 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. So sánh điểm trung bình giữa các nhóm KN trong KN TKBG theo khách thể khảo sát ………………………………………………………………………...53 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Vì lợi ích năm năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Trong bất kì xã hội nào thì công tác giáo dục luôn đặt lên hàng đầu. Để làm được điều đó, đội ngũ giảng viên, giáo viên phải không ngừng tự trao dồi bản thân cũng như chuyên môn nghiệp vụ để đào tạo ra nguồn nhân tài cho đất nước. Đặc biệt đối với các giảng viên của các trường sư phạm, nhiệm vụ của họ còn nặng nề gấp nhiều lần vì họ sẽ góp phần đào tạo giáo viên để giáo dục cho thế hệ sau này. Khoản 4 Điều 72 trong Luật Giáo dục cũng đã quy định người giảng viên phải: “Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học”. Yêu cầu của xã hội đối với nhân cách của một giảng viên không chỉ về mặt phẩm chất mà về cả năng lực, kĩ năng. Nếu như phẩm chất giúp giảng viên có đầy đủ uy tín, đam mê với nghề thì năng lực, kĩ năng sẽ giúp quá trình giảng dạy hiệu quả hơn. Trong đó phải kể đến kĩ năng thiết kế bài giảng, một trong số những kĩ năng mà bất kì giảng viên nào cũng phải có thể hiện sự chăm chút cho bài giảng của mình. Thiết kế bài giảng là sự gia công trí tuệ của giảng viên đối với tài liệu học tập, thay đổi hình thức và nội dung, lựa chọn phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp tối đa với trình độ, đặc điểm nhân cách của sinh viên mà vẫn đảm bảo chuẩn về mặt kiến thức, kĩ năng và logic sư phạm. Thiết kế bài giảng là công việc bắt buộc mà mỗi giảng viên cần chuẩn bị trước khi lên lớp, việc chuẩn bị càng công phu sẽ tỉ lệ thuận với thành công của bài giảng trên lớp. Giảng viên trẻ trong độ tuổi 22 – 35, là đội ngũ kế cận để học hỏi tinh hoa của những thế hệ đi trước, cũng như nâng cao tay nghề. Giảng viên trẻ bằng sự nhiệt huyết, sức trẻ của mình sẽ mang đến năng lượng, tính hiệu quả trong tiết dạy. Tuy nhiên, hạn chế của họ là kinh nghiệm giảng dạy, khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới, vai trò mới. Tại Trường Đại học Khánh Hòa, số lượng giảng viên trẻ chiếm 1/3 số lượng giảng viên của trường. Hầu hết giảng viên trẻ của Trường Đại học Khánh Hòa tốt nghiệp từ các trường đại học khác nhau, chỉ một số ít được đào tạo từ các trường sư 2 phạm. Chính vì vậy, các giảng viên trẻ gặp không ít khó khăn trong chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, trong đó phải kể đến kĩ năng thiết kế bài giảng. Hầu hết giảng viên trẻ đều nhận ra tầm quan trọng của thiết kế bài giảng nhưng chưa biết cách xác định mục tiêu bài dạy, lựa chọn nội dung phù hợp hoặc phân bổ thời gian hợp lý… Đã có nhiều công trình nghiên cứu về phẩm chất, năng lực của người giảng viên trẻ, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về kĩ năng dạy học của người giảng viên trẻ nói chung và kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ nói riêng. Từ những lý do nêu trên, việc tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa” là cần thiết. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ và khảo sát thực trạng về kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa, đề xuất các biện pháp nâng cao kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa. 3.2. Khách thể nghiên cứu Giảng viên từ 22 - 35 tuổi ở Trường Đại học Khánh Hòa. Cán bộ quản lí khoa và bộ môn, các giảng viên khác (trên 35 tuổi) ở Trường Đại học Khánh Hòa. 4. Giả thuyết khoa học Kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa ở mức độ khá. Có sự khác biệt về mức độ kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa tùy thuộc vào các yếu tố, như: trình độ đào tạo, thâm niên công tác của giảng viên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ. 3 5.2. Khảo sát thực trạng kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa, từ đó đề xuất biện pháp nâng cao kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu Chỉ tập trung tìm hiểu về kĩ năng thiết kế bài giảng các học phần lí thuyết trong chương trình đào tạo hệ chính quy trình độ cao đẳng. Chỉ tập trung tìm hiểu về kĩ năng thiết kế bài giảng bao gồm các kĩ năng thành tố: nhóm kĩ năng thiết kế mục tiêu dạy học, nhóm kĩ năng thiết kế nội dung dạy học, nhóm kĩ năng thiết kế các hoạt động của người học và nhóm kĩ năng dự liệu các tình huống phát sinh trong quá trình dạy học. Chỉ tập trung tìm hiểu về kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ trong độ tuổi từ 22 – 35. 6.2. Về địa bàn nghiên cứu Đề tài tập trung khảo sát kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ tại 3 bộ môn: Cơ bản, Xã hội và Tự nhiên ở Trường Đại học Khánh Hòa. 6.3. Về khách thể khảo sát Khảo sát 60 giảng viên trẻ ở 3 bộ môn: Cơ bản, Xã hội và Tự nhiên ở Trường Đại học Khánh Hòa. Khảo sát 5 cán bộ quản lý Khoa/Tổ và 10 GV khác (trên 35 tuổi) ở Trường Đại học Khánh Hòa. 6.4. Về thời gian khảo sát Khảo sát thực trạng trong năm học 2016 – 2017. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận - Mục tiêu: xây dựng các khái niệm công cụ và các vấn đề lí luận liên quan để định hướng cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu và điều tra thực tiễn về kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ. - Cách thức tiến hành: tổng hợp và phân tích các tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. 4 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Mục tiêu: khảo sát thực trạng kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ trường Đại học Khánh Hòa và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ trường Đại học Khánh Hòa. - Khách thể khảo sát: 75 người, bao gồm 60 giảng viên trẻ và 15 cán bộ quản lý Khoa/ Bộ môn và GV trên 35 tuổi. - Cách thức tiến hành: bảng hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận; khảo sát thử trên 10 giảng viên trẻ và chỉnh sửa, bổ sung; khảo sát chính thức với 75 giảng viên. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu - Mục tiêu: làm rõ hơn kết quả khảo sát bằng bảng hỏi. - Khách thể phỏng vấn: 10 người (gồm 6 GV trẻ, 2 CBQL Khoa/Bộ môn và 2 GV trên 35 tuổi). - Cách thức tiến hành: thiết kế câu hỏi theo nội dung; tiến hành phỏng vấn, có biên bản. 7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động - Mục tiêu: nghiên cứu giáo án của một số giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa để đánh giá thực trạng kĩ năng thiết kế bài giảng của họ. - Sản phẩm nghiên cứu: 15 giáo án. - Cách thức tiến hành: đánh giá giáo án dựa trên hệ thống các tiêu chí được xây dựng trên cơ sở lý luận của đề tài. 7.3. Phương pháp thống kê toán học - Mục tiêu: xử lí thông tin, số liệu thu nhận được để làm rõ thực trạng kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa. - Cách thức tiến hành: sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để hỗ trợ cho việc tính các số liệu. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục nghiên cứu, luận văn gồm có 02 chương: 5 Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ. Chƣơng 2: Thực trạng kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ Trường Đại học Khánh Hòa. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KĨ NĂNG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài Nhà tâm lý học hành vi B.F.Skinner’s trong cuốn sách Học tập và nghệ thuật giảng dạy (1954) đã cho rằng “thiết kế chương trình dạy học bắt đầu từ những bước nhỏ, đặt câu hỏi và trả lời những câu hỏi ngay lúc đó và người học tự mình rút ra bài học cho bản thân” [35]. Năm 1982, nhà tâm lý học người Nga A.V.Petrovski đã đề cao vai trò của người giảng viên và ông cho rằng để thành công trong công tác dạy học và giáo dục thì giảng viên phải có những kĩ năng, kĩ xảo sư phạm như kĩ năng và kĩ xảo thông tin, kĩ năng và kĩ xảo động viên, kĩ năng và kĩ xảo phát triển, kĩ năng và kĩ xảo định hướng, bên cạnh đó cần có xu hướng sư phạm, năng lực sư phạm (năng lực sư phạm bao gồm: năng lực dạy học, năng lực thiết kế, năng lực tri giác, năng lực truyền đạt, năng lực giao tiếp, năng lực tổ chức), thái độ ứng xử khéo léo sư phạm, đạo đức sư phạm [37]. Benjamin S. Bloom (1984) trong cuốn Taxonomy of Educational Objectives đã đưa ra khái niệm sáu bậc thang đo nhận thức trong đánh giá dạy học mang tên mình, gồm: nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá [38]. Kevin Kruse (2003) trong cuốn “Introduction to Instructional Design and the ADDIE Model”xem xét mô hình thiết kế dạy học ADDIE. Mô hình gồm 5 thành phần là Phân tích (Analysis) chương trình, học liệu và người học; Thiết kế (Design), tức là tính toán, cân nhắc, sắp xếp các thành tố của dạy học trong một hay vài phương án); Phát triển (Development), tức là xác định những yếu tố nội dung, phương pháp, kĩ thuật và học liệu cụ thể; Thực hiện (Implementation), tức là thực thi những phương án đó bằng các biện pháp và kĩ thuật cụ thể, và Đánh giá (Evaluation) [37]. 7 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Để góp phần thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước về công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, năm 1974 ban Tâm lý học thuộc Viện khoa học giáo dục đã thành lập Tổ tâm lý học thầy giáo với chức năng là nghiên cứu các phẩm chất nhân cách của người thầy giáo xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các tác giả Phạm Văn Đỗ, Bùi Thị Phúc, Bùi Trọng Thiềm đã nêu lên giả định về cấu trúc nhân cách của người thầy giáo trong công trình nghiên cứu của mình (1978). Theo các tác giả này cấu trúc nhân cách của người thầy giáo gồm hai thành phần lớn: “Thành phần thứ nhất là các phẩm chất tư tưởng có thể gọi là đức gồm các yếu tố về thế giới quan, tư tưởng chính trị, lòng yêu trẻ, yêu nghề, các nét tính cách, ý chí, các nhu cầu, động cơ, lý tưởng nghề nghiệp. Thành phần thứ hai là các năng lực sư phạm có thể gọi là tài, gồm các yếu tố thuộc nhóm năng lực giảng dạy, năng lực giáo dục và năng lực hoạt động thực tiễn hỗ trợ.” [16, tr.11] Tác giả Nguyễn Như An (1992) trong luận án tiến sĩ “Hệ thống kĩ năng giảng dạy trên lớp về môn giáo dục học và quy trình rèn luyện các kĩ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lí - giáo dục hoc” đã tiếp cận vấn đề một cách hệ thống về lí luận cơ bản và đã xây dựng một quy trình rèn luyện kĩ năng giảng dạy cho sinh viên khoa Tâm lí giáo dục học [1]. Nguyễn Kim Dung - Lê Thị Thu Liễu (2013) với đề tài “Đánh giá năng lực giảng dạy ngoại ngữ của giáo viên Tiếng Anh Trung học phổ thông tại một số trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đã tốt nghiệp khoa Tiếng Anh, Trường ĐH Sư phạm Tp Hồ Chí Minh trong 5 năm trở lại đây (1997 – 2001) đã cho kết quả: các đối tượng tham gia khảo sát gồm cán bộ quản lý, giảng viên, phụ huynh và sinh viên tương đối đồng tình và hài lòng về các yếu tố liên quan đến việc chuẩn bị bài giảng của giảng viên. Đa số các giáo viên đảm bảo mục tiêu kiến thức và bám sát vào nội dung bài giảng rõ ràng, chính xác và hệ thống; đảm bảo mục tiêu kiến thức và bám sát vào nội dung chương trình đã có trong sách giáo khoa. Việc phân phối chương trình với thời lượng giảng dạy cho các kĩ năng, tiết ôn tập… được nhà trường quy định khá chặt chẽ, vì vậy các giáo viên theo phân phối chương trình để đảm bảo tiến độ [5]. 8 Kế đến tác giả Hoàng Thảo Nguyên (2011) quan niệm bài giảng chưa phải là nhân tố chính để đánh giá chất lượng giờ dạy, từ giáo án đến giờ dạy thực thụ còn có khoảng cách. Tuy nhiên khâu thiết kế bài giảng tốt sẽ góp phần lớn vào sự thành công của giờ dạy, nó đảm bảo cho giờ dạy không rơi vào sự tùy tiện, kém đổi mới [25]. Phan Thanh Long (2004) đã bảo vệ luận án tiến sĩ với đề tài “Các biện pháp rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên Cao đẳng sư phạm”. Tác giả đã trình bày một cách tương đối hệ thống các vấn đề lí luận liên quan, thực trạng việc rèn luyện kĩ năng dạy học ở các trường sư phạm, đề xuất, thử nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của việc hình thành kĩ năng nghề cho sinh viên [20]. Đề tài “Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo hướng tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm” của Nguyễn Thị Nhân (2015) đã phân ra kĩ năng dạy học bao gồm: nhóm kĩ năng nghiên cứu việc học và người học, nhóm kĩ năng quản lí người học và việc học, nhóm kĩ năng thiết kế dạy học và giáo dục, nhóm kĩ năng dạy học trực tiếp. Trong đó hơn 70% sinh viên tích cực thiết kế bài giảng, học liệu trong quá trình thực tập sư phạm [24]. Nhóm tác giả Huỳnh Văn Sơn (2001) trong cuốn Giáo trình Tâm lý học và Giáo dục đại học cũng đã liệt kê những năng lực chuyên môn cần có của một người giảng viên ở Cao đẳng – Đại học bao gồm: hiểu sinh viên của mình, năng lực phát triển trí tuệ, năng lực thiết kế bài dạy, năng lực tổ chức và điều khiển hoạt động học của sinh viên và năng lực ngôn ngữ [31]. Theo Đặng Tùng Hoa (2012) thì kĩ năng thiết kế giáo án của giảng viên Trường Đại học Thủy lợi ở mức biết và thành thạo. Nhóm “GV trẻ dưới 30 tuổi chiếm cao tới 92.5%, nhưng lại ít giảng viên trẻ được tham gia khóa học xây dựng giáo án hay kế hoạch bài giảng mà chủ yếu học từ những giảng viên có kinh nghiệm, vì vậy họ không tự tin giáo án có hiệu quả trong giảng dạy” [11]. Như vậy có thể nhận thấy các tác giả ở Việt Nam có sự quan tâm đến tầm quan trọng và mức độ biểu hiện của kĩ năng thiết kế bài giảng đối với các thầy giáo. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về kĩ năng thiết kế bài giảng của giảng viên trẻ tại các Trường Đại học, Cao đẳng. 9 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Kĩ năng thiết kế bài giảng 1.2.1.1. Bài giảng Có nhiều cách để gọi tên bài giảng như “giáo án”, “kế hoạch dạy học”, “kế hoạch bài giảng”…. trong đề tài này để thống nhất người nghiên cứu dùng chung một từ đó là bài giảng. Kế hoạch bài giảng của giảng viên có thể phân thành hai loại: Kế hoạch năm học và kế hoạch bài học (còn gọi là giáo án hay bài soạn). Theo từ điển Giáo dục học xuất bản (2001) thì: “Giáo án là kế hoạch và dàn ý bài giảng của giảng viên được soạn trước để tiến hành dạy học trong một hoặc hai tiết lên lớp. Trong giáo án thường ghi chú điểm, mục đích giáo dục và giáo dưỡng; nội dung chi tiết sắp xếp theo trình tự lên lớp; phương pháp và thủ thuật dạy – học của giảng viên và sinh viên, công việc kiểm tra và đánh giá; ngoài ra còn chỉ ra những dụng cụ, thiết bị cần phải dùng [7, tr.6]. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014) chuẩn bị bài giảng là dự kiến được một cách chắc chắn tiết học sẽ bắt đầu ra sao, diễn biến và kết quả như thế nào. Kế hoạch bài giảng là bản chương trình công tác do giảng viên soạn thảo ra bao gồm toàn bộ công việc của thầy và trò trong suốt năm học, trong một học kì, đối với từng chương hoặc một tiết học lên lớp [3]. Bài giảng là kế hoạch dạy học một bài nào đó, là bản dự kiến công việc của thầy và trò trong cả tiết học theo mục đích và yêu cầu đã định sẵn. Bài giảng thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, trình độ kiến thức và khả năng sư phạm của thầy giáo, quyết định phần lớn kết quả của tiết lên lớp. Tất nhiên, kết quả của giờ học còn phụ thuộc vào kĩ năng giảng dạy của thầy và sự lĩnh hội, phát triển của sinh viên, những quá trình nghiên cứu và chuẩn bị, tinh thần trách nhiệm của thầy trong việc soạn bài góp phần khá quyết định vào hiệu quả của bài dạy. Bài giảng là quá trình tích hợp các hành động nghiên cứu, lựa chọn, sắp xếp và áp dụng, điều chỉnh những yếu tố trong bài học. 10 Từ những định nghĩa trên, trong đề tài này bài giảng được hiểu là sản phẩm lao động của người thầy giáo, là kết quả của quá trình nghiên cứu và thiết kế các hoạt động cho người học nhằm thực hiện các mục tiêu dạy học đã đề ra. 1.2.1.2. Thiết kế bài giảng Đỗ Mạnh Cường (2008) cho rằng, thiết kế bài giảng là quá trình biến các lý thuyết và mô hình học tập thành hệ thống kế hoạch hoạt động dạy, hoạt động học cũng như sử dụng, khai thác phương tiện, tài liệu học tập để thực hiện nhiệm vụ dạy học. Bản thiết kế mỗi bài học chính là kết hợp những thiết kế cụ thể của mục tiêu học tập, nội dung học tập, các hoạt động, các phương tiện giảng dạy - học tập và học liệu, đánh giá tổng kết và hướng dẫn học tập bổ sung, môi trường học tập và xác lập được những liên hệ cần thiết, hợp lí giữa những yếu tố này [3]. Theo tác giả Hoàng Thảo Nguyên (2011) thì thiết kế bài giảng là một văn bản, ở đó vạch ra phương án hoạt động của giảng viên và sinh viên trong giờ dạy học trên lớp nhằm giúp SV chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kĩ năng, tư duy và bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách… Đó là năng lực gia công về mặt sư phạm của thầy đối với tài liệu học tập nhằm làm cho nó phù hợp tối đa với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân SV, trình độ, kinh nghiệm của các em và đảm bảo logic sư phạm [25]. Trong đề tài này, thiết kế bài giảng được hiểu là sự gia công trí tuệ của giảng viên để chuyển những nội dung lý thuyết thành những hoạt động, nhiệm vụ, đảm bảo tính logic, tính khoa học và quá trình dạy học diễn ra đúng mục đích. 1.2.1.3. Kĩ năng Trong tiếng Anh, kĩ năng là “skill”, được từ điển Oxford định nghĩa là khả năng tìm ra giải pháp cho một vấn đề nào đó và có được nhờ rèn luyện. Theo từ điển Tiếng Việt (2008), kĩ năng có nghĩa là “thói quen áp dụng vào thực tiễn những kiến thức đã học hoặc là những kết quả của quá trình luyện tập” [32]. Nhìn chung các công trình nghiên cứu hiện nay về kĩ năng thường tiếp cận vấn đề theo một trong hai hướng sau đây: Tiếp cận kĩ năng dưới góc độ mặt kĩ thuật, thao tác của hành động của con người trong quá trình hoạt động. Chẳng hạn, tác giả Bùi Hiển đã cho rằng: “Kĩ năng là các phương thức thực hiện hoạt động - những cái mà con người đã nắm vững, người có kĩ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất