Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu nhận thức của sinh viên đại học tại hà nội về việc chuẩn bị tâm lý tr...

Tài liệu Nghiên cứu nhận thức của sinh viên đại học tại hà nội về việc chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân.

.PDF
144
1
51

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ BÌNH NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI VỀ VIỆC CHUẨN BỊ TÂM LÝ TRƯỚC HÔN NHÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Đà Nẵng – Năm 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ BÌNH NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI VỀ VIỆC CHUẨN BỊ TÂM LÝ TRƯỚC HÔN NHÂN Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 831 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH Đà Nẵng – Năm 2022 LOI CAM DOAN Chung toi xin cam doan day la cong trinh cua nh6m. Cac n()i dung nghien cuu va k6t qua trong d8 tai nay la trung thl,rc, chua duqc ai c6ng bb trong b�t cu c6ng trinh nao. N6u c6 bit ky S\I gian l�n nao, chCmg t6i xin chiu trach nhi�m tru&c H()i d6ng cfing nhu k6t qua bai nghien cuu cua minh. Tac gia Trdn Thi Binh iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN ............................................................................ ii MỤC LỤC .....................................................................................................................iv DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii DANH MỤC các biểu đồ ............................................................................................... x MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................2 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ........................................................................2 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu..............................................................................3 7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3 8. Cấu trúc của đề tài ..............................................................................................3 Chương 1. CƠ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỀ VẤN ĐỀ HÔN NHÂN .......................................................4 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về hôn nhân và nhận thức chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân .................................................................................................................4 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ....................................................................4 1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam .....................................................................6 1.2. Các khái niệm chính của đề tài .................................................................................9 1.2.1. Nhận thức ......................................................................................................9 1.2.2. Hôn nhân .....................................................................................................15 1.2.3. Sự chuẩn bị tâm lý ......................................................................................19 1.2.4. Nhận thức của sinh viên về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân......................19 1.3. Đặc điểm tâm lý sinh viên Đại học ........................................................................19 1.3.1. Khái niệm sinh viên ....................................................................................19 1.3.2. Đặc điểm tâm lý của thanh niên - sinh viên................................................19 1.4. Nhận thức của sinh viên về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân .................................22 1.4.1. Biểu hiện nội dung nhận thức của sinh viên về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân ...............................................................................................................................22 1.4.2. Mức độ nhận thức của sinh viên về vấn đề chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân .......................................................................................................................................27 1.4.3. Biểu hiện các thành tố nhận thức của sinh viên về chuẩn bị tâm lý trước hôn hân ..........................................................................................................................30 v 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân ...............................................................................................................................31 1.5.1. Yếu tố chủ quan ..........................................................................................31 1.5.2. Yếu tố khách quan ......................................................................................31 1.5.3. Yếu tố nhà trường .......................................................................................32 Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................32 Chương 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG .........................................................................................................................33 2.1. Mô tả khái quát địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ...............................33 2.1.1. Địa bàn nghiên cứu .....................................................................................33 2.1.2. Khách thể nghiên cứu .................................................................................38 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ...............................................................................39 2.2.1. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................39 2.2.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................39 2.2.3. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................40 1.6. 2.3. Các phương pháp nghiên cứu ..........................................................................41 2.3.1. Mục đích nghiên cứu lý luận ......................................................................41 2.3.2. Nội dung nghiên cứu lý luận.......................................................................42 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................42 2.4. Kết quả nghiên cứu thực trạng ...............................................................................48 2.4.1. Thực trạng chung trong nhận thức về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân nói chung .............................................................................................................................48 2.4.2. Biểu hiện cụ thể nhận thức về các nội dung chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân .......................................................................................................................................51 2.4.3. Mức độ ứng dụng của chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân ..............................64 2.4.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân ....................................................................................................67 Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................72 Chương 3. THỰC NGHIỆM CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO SINH VIÊN VỀ VIỆC CHUẨN BỊ TÂM LÝ TRƯỚC HÔN NHÂN ........73 3.1. Nhận thức của SV đối với việc CBTLTHN sau TN ..............................................73 3.2. Nhận thức của SV về các nội dung CBTLTHN sau TN ........................................75 3.2.1. Chuẩn bị tâm lý trong vấn đề Sức khỏe sinh sản, tình dục.........................75 3.2.2. Vấn đề sẵn sàng chấp nhận tâm lý đối phương: .........................................77 3.2.3. Chuẩn bị tâm lý trong vấn đề Tài chính .....................................................78 3.2.4. Vấn đề xây dựng các mối quan hệ trong hôn nhân.....................................79 3.2.5. Vấn đề không gian sinh sống và điều kiện cơ sở vật chất ..........................81 3.2.6. Vấn đề khủng hoảng hôn nhân ...................................................................81 1.7. 3.3. Mức độ ứng dụng của sinh viên về CBTLTHN ..............................................82 vi 1.8. Nhìn bảng 3.10 ta thấy, SV không có đáp á “Sai”. Bên cạnh đó nhìn chung, số lượng SV chọn “Đúng hoàn toàn” chiếm đa số.............................................................82 3.3.1. Ứng dụng trong vấn đề tài chính ................................................................82 3.3.2. Ứng dụng trong vấn đề Sức khỏe sinh sản, tình dục .................................83 3.3.3. Ứng dụng trong vấn đề xây dựng mối quan hệ trong hôn nhân .................84 3.3.4. Ứng dụng trong vấn đề Không gian sinh sống và Điều kiện cơ sở vật chất .......................................................................................................................................84 3.3.5. Ứng dụng trong vấn đề tâm lý đối phương .................................................85 1.9. 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân của sinh viên .........................................................................................................................86 Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................................88 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................91 PHỤ LỤC CÁC CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU.......................................................... PL1 vii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBTLL CBTHTHN ĐH ĐLC ĐTB SV SVĐH TB TBC TN TN1 TN2 VĐ : Chuẩn bị tâm lý : Chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân : Đại học : Điểm lệch chuẩn : Điểm trung bình : Sinh viên : Sinh viên đại học : Trung bình : Chung bình chung : Thực nghiệm : Trước thực nghiệm : Sau thực nghiệm : Vấn đề viii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. 2.5. 2.6. 2.7. 2.8. 2.9. 2.10. 2.11. 2.12. 2.13. 2.14. 2.15. 2.16. 2.17. 2.18. 2.19. 2.20. 2.21. 2.22. 2.23. 2.24. 2.25. 2.26. Tên bảng Trang Tổng số giáo viên cán bộ, sinh viên của Đại học Phương Đông Tổng số giáo viên cán bộ, sinh viên của Đại học Công nghệ GTVT Tổng số giáo viên cán bộ, sinh viên Trường ĐHSP Nghệ thuật TW Đặc điểm khách thể nghiên cứu Mô tả quy trình nghiên cứu Cách chấm điểm, từ câu 3 đến câu 8 So sánh tổng quan mức độ nhận thức và đánh giá sự quan tâm, nhu cầu và tính cần thiết về CBTLTHN của SV ba trường ĐH ĐTB về định nghĩa CBTLTHN của sinh viên 3 trường ĐH CBTLTHN về vấn đề sức khỏe sinh sản, tình dục So sánh về giới đối với vấn đề Sức khỏe sinh sản, tình dục ĐTB CBTLTHN về vấn đề tâm lý đối phương CBTLTHN về vấn đề tâm lý đối phương So sánh giữa nam và nữ về vấn đề tâm lý đối phương CBTLTHN về vấn đề tài chính So sánh ĐTB nội dung Chuẩn bị tâm lý về vấn đề tài chính giữa nam và nữ CBTLTHN về không gian sinh sống và điều kiện cơ sở vật chất So sánh ĐTB nội dung Chuẩn bị tâm lý về không gian sinh sống và điều kiện cơ sở vật chất giữa nam và nữ CBTLTHN về xây dựng các mối quan hệ trong hôn nhân So sánh giữa nam và nữ ĐTB về Chuẩn bị tâm lý trong xây dựng các mối quan hệ trong hôn nhân CBTL THN về vấn đề khủng hoảng hôn nhân So sánh giữa nam và nữ ĐTB Chuẩn bị tâm lý về khủng hoảng hôn nhân Mức độ ứng dụng Các nội dung thành phần của CBTLTHN Mức độ ứng dụng của CBTLTHN trong vấn đề Không gian sinh sống và Điều kiện cơ sở vật chất So sánh giữa nam và nữ ĐTB về Hướng dẫn/ trao đổi của bố mẹ về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về CBTLTHN Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhận thức của SV về CBTLTHN 36 36 38 39 40 45 49 52 52 53 54 54 56 56 57 58 59 60 62 63 64 64 66 67 70 70 ix Số hiệu bảng 2.27. 2.28. 2.29. 3.1. 3.2. 3.3. 3.4. 3.5. 3.6. 3.7. 3.8. 3.9. 3.10. 3.11. 3.12. 3.13. 3.14. 3.15. 3.16. Tên bảng Thống kê tần suất các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân Các kênh tìm hiểu về CBTLTHN Lựa chọn của SV về thời điểm cần CBTLTHN Quan niệm về thời điểm CBTLTHN Thay đổi thói quen ăn uống, lối sống để đảm bảo SKSS, tình dục Chuẩn bị trước những cách ứng phó với tình huống không mong muốn về vấn đề SKSS, tình dục Việc “chia sẻ” và quan điểm về “Chuẩn bị trước những cách ứng phó với tình huống không mong muốn về vấn đề SKSS tình dục” CBTL trong vấn đề sẵn sàng chấp nhận tâm lý đối phương trước và sau TN CBTL trong vấn đề Tài chính trước và sau TN Hiệu ĐTB nội dung “Chuẩn bị về việc xây dựng các mối quan hệ trong hôn nhân” trước và sau TN So sánh ĐTB nội dung “Chuẩn bị về Không gian sinh sống và Điều kiện cơ sở vật chất” trước và sau TN So sánh ĐTB vấn đề khủng hoảng hôn nhân Mức độ ứng dụng Các nội dung thành phần của CBTLTHN Mức độ ứng dụng của CBTLTHN trong vấn đề Sức khỏe sinh sản, tình dục Mức độ ứng dụng của CBTLTHN trong vấn đề Xây dựng mối quan hệ trong hôn nhân Mức độ ứng dụng của CBTLTHN trong vấn đề Không gian sinh sống và Điều kiện cơ sở vật chất Mức độ ứng dụng của CBTLTHN trong vấn đề Tâm lý đối phương Các yếu tố ảnh hưởng khác về CBTLTHN Các kênh tìm hiểu về CBTLTHN Trang 70 71 72 75 76 76 77 78 79 80 81 81 82 83 84 85 86 86 87 x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ 2.1. 2.2. 3.1. 3.2. 3.3. 3.4. 3.5. 3.6. 3.7. Tên biểu đồ So sánh tổng quan mức độ nhận thức và đánh giá sự quan tâm, nhu cầu và tính cần thiết về CBTLTHN của SV ba trường ĐH So sánh giữa nam và nữ ĐTB về định nghĩa CBTLTHN ĐTB nhận thức của SV về Khái niệm và thời điểm cần CBTL THN trước và sau TN Nhận thức của SV về khái niệm CBTLTHN trước và sau thực nghiệm Quan niệm về thời điểm CBTLTHN So sánh đáp án nội dung “Thăm khám và được tư vấn về SKSS tình dục trước hôn nhân” trước và sau TN So sánh ĐTB nội dung Vấn đề Tâm lý đối phương trước và sau TN So sánh ĐTB nội dung vấn đề Tài chính trước và sau TN So sánh ĐTB vấn đề xây dựng các mối quan hệ trong hôn nhân và sau TN Trang 48 51 73 73 75 76 77 78 80 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xã hội hiện đại, ranh giới với các nước trên thế giới không chỉ là vấn đề địa lý, nhờ công nghệ thông tin nó trở thành thế giới “phẳng”. Cũng từ đây việc giao lưu, ảnh hưởng về văn hóa, tư tưởng và lối sống đã mang đến những thay đổi tích cực cho đời sống con người Việt Nam. Bên cạnh đó, sự phát triển quá nhanh cũng kéo theo những hệ lụy tiêu cực cho cuộc sống con người. Một trong những hệ lụy đó tại Việt Nam là tỷ lệ ly hôn có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Hòa (2019), tỷ lệ ly hôn/kết hôn ở Việt Nam là 31,4%, tức là cứ ba cặp kết hôn lại có một cặp ly hôn Một trong những nguyên nhân quan trọng mà hôn nhân ở Việt Nam ngày càng không biền vững đó chính là sự du nhập quá nhanh của tư tưởng phương Tây. Giới trẻ Việt Nam ngày càng có những quyết định nhanh chóng đối với việc lựa chọn bạn đời, kết hôn và ly hôn trong những tư tưởng “thoáng”. Khi chưa trang bị cho mình kiến thức về hôn nhân trước khi bước vào cuộc sống gia đình như: kiến thức về tiền hôn nhân, kiến thức về đời sống tình dục - giới tính, kiến về ứng xử giữa các mối quan hệ trong gia đình, kiến thức về phân vai trò trong gia đình, về giải quyết xung đột trong cuộc sống hôn nhân,… Dẫn đến những khủng hoảng hôn nhân mà cá nhân đó khó có thể vượt qua trong cuộc sống gia đình… Hậu quả của những vấn đề trên không chỉ xảy ra đối với bản thân sinh viên mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ mối quan hệ gia đình của sinh viên. Bên cạnh đó, sự thiếu hiểu biết của sinh viên về việc chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển xã hội ở các mặt đời sống khác: - Theo số liệu của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam công bố, có tới có đến 60-70% các ca nạo phá thai là sinh viên, học sinh ở độ tuổi 15-19 tuổi, 20-30% là là phụ nữ chưa kết hôn. Theo Theo thống kê của Vụ Gia đình, Bộ VH-TT-DL 2011 đến 2015, ở Việt Nam có 157.859 vụ bạo lực gia đình, nạn nhân là phụ nữ (từ 16-59 tuổi) có tới 117.206 trường hợp là phụ nữ (chiếm tới 74,24%), còn lại là trẻ em (11,14%) và người cao tuổi (8,91). Đặc biệt, có đến khoảng 58% phụ nữ đã kết hôn cho biết, cuộc đời họ đã từng phải trải qua ít nhất 1 trong 3 loại bạo lực: thể xác, tình dục, tinh thần. Với đối tượng nghiên cứu là sinh viên, lứa tuổi này có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Với tư cách là một người trưởng thành, sinh viên có quyền tự quyết định mọi vấn đề trong cuộc sống của mình, vì đây là độ tuổi đã trưởng thành về mọi mặt, phải nói là độ tuổi sung mãn nhất của đời người. Các em đã bắt đầu hình thành 2 thế giới quan về các vấn đề trong cuộc sống, có tính cách, tư duy, tình cảm ổn định. Tuy nhiên, có những quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý: do tố chất của mỗi người, do hoàn cảnh gia đình, đặc điểm nơi sinh sống (thành phố, nông thôn hay miền núi) cộng thêm cách giáo dục của mỗi gia đình khác nhau tạo nên sự phát triển của mỗi sinh viên là khác nhau. Bên cạnh những điều kiện trên, sinh viên không tránh khỏi những hạn chế chung của lứa tuổi, do hạn chế của kinh nghiệm sống, sinh viên cũng có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới. Những yếu tố tâm lý này có tác động chi phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của sinh viên. Sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, lại nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ trong khi thiếu kinh nghiệm sống, khiến cho sinh viên dễ dàng tiếp nhận cả những nét văn hoá không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và không có lợi cho bản thân họ. Dẫn đến sinh viên có những suy nghĩ lệch lạc, dẫn đường cho những quyết định và hành xử sai lầm trong cuộc sống, đặc biệt là những quyết định liên quan đến việc kết hôn. Vì vậy, sinh viên là đối tượng cần thiết để nghiên cứu, tác động làm thay đổi nhận thức và hành vi. Về địa điểm, Hà Nội là một trong 3 trung tâm kinh tế, chính trị lới nhất của Việt Nam; ở nơi đây tập trung đông số lượng sinh viên đến từ những vùng miền khác nhau trong cả nước. Nhận thức vấn đề về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân ở sinh viên tại các trường Đại học có thể sẽ còn có những hạn chế, không đồng đều ở các nhóm sinh viên. Do vậy, đề tài được lựa chọn là “Nghiên cứu nhận thức của sinh viên đại học tại Hà Nội về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân”. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn vấn đề nhận thức về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân, đề tài kiến nghị các biện pháp cung cấp kiến thức về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân cho sinh viên, từ đó giúp sinh viên tạo lập được đời sống tinh thần khoẻ mạnh. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực trạng nhận thức của sinh viên đại học tại thành phố Hà Nội về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân, từ đó kiến nghị và thực nghiệm biện pháp cung cấp tri thức về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân cho sinh viên. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đại học tại thành phố Hà Nội 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức của sinh viên đại học tại thành phố Hà Nội về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân. 4. Giả thuyết khoa học Nhận thức của sinh viên về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân còn thấp, mức độ hiểu biết và mức độ vận dụng còn hạn chế. Phạm vi nhận thức còn chưa đồng đều giữa các mặt, giữa các nhóm sinh viên. Nếu đề xuất được chương trình nâng cao nhận thức về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân cho sinh viên các trường đại học tại thành phố Hà Nội thì các thành phần của nhận thức sẽ được cải thiện, đặc biệt tăng cường năng lực 3 vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng hệ thống lý luận về nhận thức của sinh viên về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân Đánh giá và phân tích thực trạng nhận thức của sinh viên các trường đại học tại thành phố Hà Nội về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân. Đề xuất và thực nghiệm chương trình nâng cao nhận thức cho sinh viên đại học tại thành phố Hà Nội về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng nhận thức của sinh viên đại học tại thành phố Hà Nội về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân, trong đó tập trung vào nội dung chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân: chuẩn bị sức khỏe sinh sản tình dục; chuẩn bị về vấn đề tài chính; chuẩn bị về không gian sinh sống và điều kiện cơ sở vật chất; chuẩn bị về việc xây dựng các mối quan hệ trong hôn nhân; chuẩn bị cho vấn đề khủng hoảng hôn nhân; cấu trúc chuẩn bị tâm lý: sẵn sàng về kiến thức; sẵn sàng về thái độ; sẵn sàng hành động; các mức độ nhận thức: biết, hiểu, vận dụng (theo thang nhận thức của Bloom). 6.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu được giới hạn là sinh viên bậc đại học tại thành phố Hà Nội. 6.3. Giới hạn thời gian và địa bàn nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: từ tháng 06/2020 đến tháng 3/2021 Địa bàn nghiên cứu: các trường Đại học tại thành phố Hà Nội 7. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết; - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn; phương pháp thực nghiệm; - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về nhận thức của sinh viên các trường Đại học về vấn đề hôn nhân Chương 2: Tổ chức nghiên cứu và kết quả nghiên cứu thực trạng Chương 3: Thực nghiệm chương trình nâng cao nhận thức cho sinh viên các trường đại học về việc chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân. 4 CHƯƠNG 1 CƠ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỀ VẤN ĐỀ HÔN NHÂN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về hôn nhân và nhận thức chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới Ở nước ngoài, ngay từ những năm 1930, giáo dục chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân đã được đề cập đến, điển hình như giáo dục tình dục đã được đưa vào nhà trường. Hầu hết các nước Châu Âu đều coi vấn đề chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân là một vấn đề quan trọng. Khi nói đến vấn đề chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân, điều mà các nước quan tâm trước nhất chính là vấn đề sức khỏe, tâm lý, tài chính…các yếu tố đảm bảo để bước vào cuộc sống hôn nhân. Giữa thế kỷ 20, các công trình nghiên cứu về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân vẫn còn vấp phải sự đối kháng của các nhà cầm quyền như ở Nga, Anh và kể cả ở Mỹ. Các cuộc điều tra tính dục, chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân lớn trong sinh viên hầu như đều gặp những trở ngại, điển hình như việc sáu nghìn bản điều tra do một uỷ ban dưới sự điều khiển của D.N.Zabanov và V.I. Iakovenko phân phát cho nữ sinh các trường đại học và cao đẳng ở Maxcơva, phần lớn đã bị cảnh sát tịch thu phân phát cho nữ sinh các trường đại học và cao đẳng ở Maxcơva, phần lớn đã bị cảnh sát tịch thu [Error! R eference source not found.]. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, vấn đề nghiên cứu chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân đã được nghiên cứu phổ biến hơn và được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, xuất phát từ những mục đích khác nhau. Có thể kể đến một số công trình như: - “Giáo dục chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân trong độ tuổi 20 – 24 ở Uganda” – 1992 của Agyei W.K.A và Elizabeth J. Epema. - “Thái độ, hành vi, nhận thức chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân của nữ thanh niên ở Bangkok”-1996 của Amara Soonthorndhada. -“Tôn giáo, AIDS và kiến thức, thái độ, niềm tin và thói quen tình dục của sinh viên đại học năm thứ nhất ở Nam phi” – 1995 của Lionel Nicholas và Kevin Durrheim… - “Giáo dục giới tính: Những khái niệm và chương trình giảng dạy”- 1970 định hướng cho giáo dục giới tính và giáo dục chuẩn bị các yếu tố trước hôn nhân trong nhà trường, đề cập chủ yếu đến giới tính, quan hệ giới tính, định hướng giá trị về tình dục, những yếu tố đảm bảo cho cuộc sống hôn nhân bền vững. Ngoài ra còn có một số sách viết về đề tài có liên quan, qua đó các tác giả thể hiện quan điểm thái độ của mình: 5 Tác giả John Cray với tác phẩm “đàn ông sao hỏa, đàn bà sao kim”, cùng với nhiều nhà khoa học về não bộ đã chỉ ra sự khác nhau giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của hai giới. Từ đó gây ra những khó khăn giao tiếp và sự đồng điệu trong việc xử lý tình huống của cuộc sống hôn nhân. Đây cũng là một trong những lý do tiêu biểu cho rạn nứt. Cùng nghiên cứu ở vấn đề này, cuốn “Tại sao đàn ông thích tình dục và phụ nữ thích tình yêu” của Allan, Barbara Pease lý giải những quan điểm, suy nghĩ và cảm xúc khác nhau của hai giới về vấn đề tình yêu và tình dục; từ sự khác biệt đó dẫn tới các mâu thuẫn trong đời sống hôn nhân và tình yêu. Bên cạnh đó, tác giả Barbara De Angelis đã nêu lên rất nhiều tình huống thực tế mà ông đã tư vấn cho những người gặp các khó khăn khác nhau trong tình yêu và hôn nhân trong cuốn “Giải đáp chuyện yêu”. Theo đó, bên cạnh mâu thuẫn về kinh tế, quan điểm dạy con, thì các thân chủ của ông còn vướng phải những vấn đề về cảm xúc. Điển hình như mâu thuẫn trong sự quan tâm, chia sẻ; không hòa hợp tình dục; bị lừa dối, phản bội; sự khác biệt về văn hóa hay nhận thức, v.v…[2] Về vấn đề ứng xử trong hôn nhân có trong “Cư xử như đàn bà suy nghĩ như đàn ông” của Steve Harvey [47] như là một lý thuyết được sử dụng rộng rãi mà nhiều người tham khảo. Trong đó nêu ra các nhu cầu cơ bản của đàn ông, các nhu cầu cơ bản của phụ nữ, vấn đề phân vai trong mối quan hệ về tài chính, tổ chức gia đình… và các vấn đề trong ứng xử giữa hai giới. [47] Ngoài ra, một trong những nghiên cứu liên quan đến chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân phản ánh một lý do điển hình cho hôn nhân “thất bại”: Theo báo cáo tổng hợp của dự án Quốc gia của Mỹ về tình trạng hôn nhân của nước này, công bố vào tháng 2/2009 (The Naional marriage Project) thì xu hướng ngày càng nhiều cặp đôi nam nữ sống chung trước hôn nhân. Qua số liệu điều tra thì không chỉ ở Mỹ mà cả ở các nước Anh, Úc, Newzealand cũng cùng tình trạng. Trong đó, các nhà nghiên cứu chỉ ra tác hại của việc không chuẩn bị tâm lý khi sống chung dẫn đến tỷ lê ly hôn cao hơn các cặp đôi chưa từng chung sống. Bên cạnh đó, chất lượng cuôc sống hôn nhân của các cặp đôi này thấp hơn những cặp đôi không sống chung trước hôn nhân, thể hiện ở mức độ hài lòng về quan hệ tình dục thấp. Vấn đề không có quan hệ khăng khít với cha mẹ ngay từ đầu và sự khó khăn tài chính cũng dẫn đến ly hôn từ các cặp đôi sống thử trước hôn nhân.[48] Nghiên cứu “Nhận thức của sinh viên Đại học Quốc gia Lào về sống thử” của Taekkhan Inthaxay có đề cập đến ảnh hưởng từ gia đình đến nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thử trước hôn nhân. Trong đó, sự ảnh hưởng của gia đình không chỉ đối với việc giáo dục định hướng nhận thức cho con cái riêng về tình yêu, hôn nhân mà còn nhiều điều khác trong cuộc sống [48] Từ đó hầu như các nước phát triển đều coi giáo dục chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân là một vấn đề lành mạnh, đem lại tự do cho con người. Tuy nhiên, phần lớn những nghiên cứu liên quan đến hôn nhân xoay quanh từng khía cạnh riêng lẻ, chưa có 6 sự tổng hợp các vấn đề trong hôn nhân, đặc biệt là vấn đề chuẩn bị tâm lý. Vì thế cần phải nói rõ cho mọi người hiểu biết những quy luật cuộc sống hôn nhân. Bên cạnh đó, do quan điểm về hôn nhân trên thế giới trước thế kỷ XX gắn liền với việc cặp đôi có thể quan hệ tình dục hợp pháp; đồng thời nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề tình dục trong hôn nhân nên nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung cho đề tài tình dục và sức khỏe sinh sản. Điển hình như giáo dục tình dục đã được đưa vào nhà trường. Tóm lại, có nhiều các nghiên cứu về vấn đề hôn nhân và gia đình trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực tâm lý học gia đình người ta đã bàn đến những vấn đề tiền hôn nhân, tuy nhiên các nghiên cứu còn rời rạc chưa đề cập đến vấn đề nhận thức của sinh viên, thanh niên về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân. 1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Với đại đa số người Việt Nam, hôn nhân và gia đình vẫn là giá trị quan trọng nhưng sự gia tăng dù đang còn chậm của tỉ lệ ly hôn, ly thân, cùng với sự gia tăng của con số những người sống lựa chọn cuộc sống độc thân cho thấy với một bộ phận người Việt Nam, chúng đã không còn là những giá trị hàng đầu. Sự nghiệp và tự do đang trở thành những giá trị quan trọng nhất đối với một số người. Tỉ lệ những người lựa chọn sống độc thân cũng như tỉ lệ ly hôn sẽ gia tăng theo thời gian, tương tự những gì đã và đang diễn ra ở các nước có nhiều điểm tương đồng về văn hoá trong khu vực như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản … Sự độc lập về kinh tế của cá nhân và cùng với nó là quan hệ bình đẳng, dân chủ trong gia đình có những mặt tích cực nhưng cũng có những mặt trái của nó. Trong xã hội hiện đại, cá nhân ngày càng có ý thức hơn về vai trò và trách nhiệm của mình với người khác. Khi mức sống tăng lên, chất lượng cuộc sống được cải thiện thì yêu cầu của con người về điều kiện sống như nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, chất lượng nuôi dạy trẻ em, … sẽ ngày càng cao. Không phải ai cũng có thể đáp ứng các nhu cầu đó nên dẫn đến những căng thẳng cho cả người vợ lẫn người chồng. Sức ép từ cuộc sống hiện đại (công việc căng thẳng, không ổn định, di chuyển nhiều…) cũng là một yếu tố khiến hôn nhân trở nên khó khăn với một số người. Mặt khác, những cơ hội để khám phá và phát huy năng lực cá nhân cũng ngày càng mở rộng dẫn đến việc một số người mải mê theo đuổi sự nghiệp mà không “mặn mà” nhiều với đời sống gia đình. Sự độc lập về kinh tế cũng là một lý do khiến những người không hài lòng với cuộc hôn nhân của mình đi đến quyết định ly hôn. Mặt khác, sự cởi mở của xã hội trong cách nhìn nhận về ly hôn cũng giúp cho những người đó mạnh dạn hơn trong việc ra quyết định. Cho đến thời điểm này, nghiên cứu nhận thức về việc chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân hầu như rất ít. Các đề tài nghiên cứu về nhận thức của sinh viên thường hướng 7 vào nghiên cứu nhận thức liên quan đến học tập, nghề nghiệp. Riêng đối với việc nghiên cứu nhận thức của sinh viên về việc chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân còn rất ít, thường chỉ là một phần nhỏ trong các nghiên cứu xã hội, tâm lý học. Do bị ảnh hưởng của một số quan niệm Á Đông nào đó, những vấn đề liên quan đến hoạt động tình dục, sức khoẻ tình dục, giáo dục giới tính, chuẩn bị tài chính, tâm lý trước hôn nhân theo đúng nghĩa của nó trước đây hầu như bị né tránh hoặc thả nổi hoặc lãng quên hoặc có đề cập đến nhưng rất sơ lược, qua loa. Tuy nhiên cũng có một số tác giả nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nhận thức, thái độ, hành vi về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân, đó là: Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quý Thanh “Về hiện tượng chuẩn bị mang thai trước hôn nhân” trên sinh viên Hà Nội năm 1994 (Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 1/1997) ghi nhận một tỷ lệ chấp nhận QHTDTHN lên đến 40 % trong đó khối sinh viên ngành khoa học xã hội chiếm tỉ lệ cao hơn sinh viên khối ngành khoa học tự nhiên (49,3% so với 34 %). Và nghiên cứu này cũng cho thấy tiêu chuẩn “chữ trinh” trong vấn đề chọn bạn đời được đặt sau những tiêu chuẩn khác như thông minh, khoẻ mạnh, hiền, đẹp, trung thực… [49] Luận văn thạc sĩ khoa học y dược của tác giả Nguyễn Đăng Hanh “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi sinh sản của sinh viên lứa tuổi 18 – 24 chưa lập gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh” năm 1999. Qua nghiên cứu này, kết quả đáng chú ý là sinh viên hầu hết đều có kiến thức về sức khỏe sinh sản và chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân.[27] Báo cáo “Trước hôn nhân chúng ta nên làm gì” của Phạm Thị Nguyệt Lãng (Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 2 – 1995) nêu lên một số kiến thức cơ bản cần chuẩn bị trước khi bước vào hôn nhân của giới trẻ hiện nay: Kiến thức về tình dục, kiến thức về quản lý tài chính trong gia đình, kiến thức làm vợ/làm chồng; làm bố/làm mẹ…. Sau đó đưa ra một số nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng trên. Tuy nhiên chưa có số liệu để chứng minh cụ thể.[35] Năm 1998, Trung tâm Tư vấn tình yêu – tình bạn – hôn nhân – gia đình đã tiến hành điều tra xã hội học về “Tình bạn – tình yêu – hôn nhân – gia đình” trong đó có một phần nghiên cứu về nhận thức của thanh niên về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân. Đề tài này đã rút ra được kết luận là: Trong điều kiện hiện nay, đã có một sự biến đổi trong nhận thức và thái độ của giới trẻ về chuẩn bị kiến thức, tâm lý trước hôn nhân, biến đổi theo chi 1998, Trung tâm Tư vấn tình yêu – tình bạn – hôn nhân – gia đình đã tiến hành điều tra xã đã có nhận thức khá đầy đủ, nghiêm túc chuẩn bị trước khi kết hôn nhưng cũng có một số bạn trẻ cho rằng điều này là không cần thiết.[15] Ngô Đặng Minh Hằng và các cộng sự thuộc Viện nghiên cứu giáo dục Việt Nam đã “giới thiệu việc nghiên cứu đưa chương trình giáo dục đời sống gia đình vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông” trong chương trình VIE 88/P09. Tác giả đã trình bày một số lý luận của việc nghiên cứu để đưa giáo dục đời sống gia đình vào giảng dạy ở nhà 8 trường. Điều đáng quan tâm là tác giả đưa ra được số liệu nói lên nguyện vọng tha thiết của giới trẻ (90%) muốn học hỏi chính thức những thông tin về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân. [28] Nhóm tác giả Trần Thị Phụng Hà và Nguyễn Ngọc Lệ có bài nghiên cứu “Định Hướng giá trị trong tình yêu - hôn nhân và gia đình của Sinh viên Đại Học Cần Thơ” trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 2014. Đề tài tìm hiểu định hướng giá trị của sinh viên Đại học Cần Thơ về tình yêu, hôn nhân và gia đình. Các tác giả đã sử dụng các phương pháp thực nghiệm bao gồm so sánh, phân tích, quan sát và phỏng vấn 170 SV thuộc 5 Khoa trong trường từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2013. Kết quả cho thấy SV có định hướng giá trị khác nhau về tình yêu chân chính, về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời và các yếu tố để đảm bảo hôn nhân bền vững và gia đình hạnh phúc trong tương lai. Việc định hướng giá trị khác nhau phụ thuộc khá chặt chẽ vào các yếu tố khách quan như giới tính, tuổi đời, hoàn cảnh kinh tế gia đình và nơi chốn xuất thân. [25] “Thực trạng giáo dục tiền hôn nhân cho nữ thanh niên tại Thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị Bích Hồng và TGK trên Tạp chí Khoa Học Đai học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Bài báo được trích từ kết quả nghiên cứu đề tài “Thực trạng giáo dục tiền hôn nhân cho nữ thanh niên (TN) tại Thành phố Hồ Chí Minh” (TPHCM). Nội dung bài báo đề cập thực trạng nhận thức về giáo dục tiền hôn nhân, thực trạng tổ chức giáo dục tiền hôn nhân cho nữ TN tại TPHCM gồm nội dung và hình thức tổ chức giáo dục, thực trạng tham gia của nữ TN vào các hình thức này và nguyên nhân của việc họ chưa tham gia tập huấn tiền hôn nhân. Kết quả nghiên cứu trên 3 nhóm Liên đoàn Hội Phụ nữ, Cán bộ Hội Phụ nữ và Nữ thanh niên cho thấy: Cả ba nhóm đề nhận định việc giáo dục tiền hôn nhân là cần thiết nhiều hơn đối với các nữ TN chưa hoặc mới lập gia đình, trong đó bao gồm cả nữ TN chưa có người yêu. NC cũng cho biết, các hình thức tổ chức giáo dục tiền hôn nhân chưa thu hút đông đảo nữ TN tham gia. Các yếu tố ảnh hưởng: Nữ thanh niên có trình độ phổ thông “thích tự tìm hiểu hơn là được tâp huấn” có tỉ lệ cao hơn nữ TN có trình độ đại học. Ngoài ra còn có yếu tố bị bạn trai/ chồng ngăn cản tham gia lớp tiền hôn nhân (lớn hơn 25 tuổi) và thích tự tìm hiểu nhiều hơn nữ TN <25 tuổi [45] Từ nhận thức về tầm quan trọng của sự chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân, tác giả luận văn đã tìm đọc trên 50 bài báo (bao gồm cả báo in và báo mạng, tạp chí chuyên ngành) để tìm hiểu những yếu tố cần thiết phải chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân . Qua đây, tác giả nhận định các nghiên cứu trong và ngoài nước mới chỉ đề cập được một số khía cạnh về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân. Mặc dù số lượng chưa nhiều nhưng những công trình nghiên cứu này đã có nhiều đóng góp trong giai đoạn bước đầu nghiên cứu tìm hiểu thực trạng nhận thức về chuẩn bị tâm lý trước hôn nhân của sinh viên hiện nay. Đặc biệt, hiện chưa có công trình nghiên cứu nào về Nhận thức của sinh viên đại
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất