Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phương pháp biến phân cho lớp bài toán dirichlet đối với phương trình elliptic k...

Tài liệu Phương pháp biến phân cho lớp bài toán dirichlet đối với phương trình elliptic kiểu p(x) laplacian (tt)

.PDF
6
24
78

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗ HÀ VĂN SƠN PHƯƠNG PHÁP BIẾN PHÂN CHO LỚP BÀI TOÁN DIRICHLET ĐỐI VỚI PHƯƠNG TRÌNH ELLIPTIC KIỂU P (X)-LAPLACIAN Demo Version - Select.Pdf SDK Chuyên ngành: TOÁN GIẢI TÍCH Mã số: 60.46.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÀNH CHUNG Huế, Năm 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Nguyễn Thành Chung. Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn, tôi đã kế thừa thành quả khoa học của các nhà Toán học và các nhà Khoa học với sự trân trọng và biết ơn. Tác giả Hà Văn Sơn Demo Version - Select.Pdf SDK ii LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy giáo TS. Nguyễn Thành Chung, cảm ơn những lời động viên, nhắc nhở của Thầy trong suốt quá trình hướng dẫn khoa học cho tôi. Thầy đã giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu của mình. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy - Cô giáo đã giảng dạy lớp cao học Toán Khóa 23 của trường ĐHSP Huế cũng như toàn thể các thầy cô trong khoa Toán trường ĐHSP Huế vì sự giảng dạy tận tình và sự quan tâm, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến BGH trường ĐHSP Huế, Phòng Sau Đại học trường ĐHSP Huế đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành Demo Version - Select.Pdf SDK công việc học tập, nghiên cứu của mình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy, cô và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin chia sẻ niềm vui lớn này với bạn bè, người thân và gia đình tôi, những người luôn sát cánh động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! iii MỤC LỤC Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục 1 Mở đầu 2 1 Kiến thức bổ trợ 4 1,p(x) 1.1 Không gian Sobolev W0 (Ω) . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 1.2 Một số vấn đề về phương pháp biến phân . . . . . . . . . . . . 14 2 Bài toán biên Dirichlet đối với phương trình elliptic kiểu p(x)Laplacian Demo Version - Select.Pdf SDK 20 2.1 Giới thiệu bài toán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20 2.2 Sự tồn tại và tính đa nghiệm yếu . . . . . . . . . . . . . . . . 23 Kết luận 51 Tài liệu tham khảo 52 1 MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, bài toán biên elliptic trong phương trình đạo hàm riêng xuất phát từ những mô hình về các bài toán độc lập thời gian trong các ngành khoa học kỹ thuật (xem [12]). Bên cạnh những bài toán biên elliptic được mô tả trong không gian Sobolev với số mũ thường W 1,p (Ω), chúng ta còn bắt gặp các mô hình bài toán không thuần nhất, chẳng hạn một số bài toán liên quan đến chất lỏng điện biến (hay còn gọi là chất lỏng thông minh) thường được các nhà toán học mô tả trong không gian Sobolev với số mũ biến thiên W 1,p(x) (Ω), ở đó p(x) là một hàm số. Trong những năm gần đây, có nhiều phương pháp được các nhà toán học đưa ra để nghiên cứu sự tồn tại nghiệm yếu đối với các bài toán biên elliptic không tuyến tính, đó là phương pháp bậc tô pô, phương pháp nghiệm trên - nghiệm dưới, phương pháp điểm bất động, phương pháp biến phân,... Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng do đó chỉ áp dụng được cho một lớp bài toán cụ thể. Trong số những phương pháp kể trên, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến Demo Version - Select.Pdf SDK phương pháp biến phân. Về nguyên tắc, theo phương pháp này, để tìm nghiệm yếu một bài toán biên elliptic ta quy về tìm điểm tới hạn của một phiếm hàm nào đó trong một không gian hàm thích hợp. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong việc nghiên cứu bài toán biên elliptic không tuyến tính, các công cụ về phương pháp biến phân ngày càng được cải tiến. Ngoài các nguyên lí cực tiểu thường áp dụng cho phiếm hàm bị chặn dưới, các nhà toán học đã phát triển lý thuyết về sự tồn tại điểm tới hạn thông qua các định lí kiểu minimax. Một trong những định lí như vậy được đề cập trong luận văn có tên là định lí Qua núi được đề xuất và chứng minh bởi Ambrosetti và Rabinowitz [3] vào năm 1973. Định lí này được các nhà toán học áp dụng rộng rãi khi nghiên cứu sự tồn tại nghiệm đối với các bài toán biên elliptic không tuyến tính mà phiếm hàm liên kết với nó không bị chặn dưới. Bên cạnh đó chúng tôi cũng quan tâm đến một số công cụ khác như định lí Minty-Browder hay định lí về sự tồn tại vô hạn nghiệm đối với phiếm hàm chẵn. 2 Nội dung chính của luận văn dựa trên việc tham khảo các kết quả nghiên cứu trong bài báo [10]. Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm hai chương: Chương 1. Kiến thức bổ trợ. Chương này dành để trình bày những kiến thức cơ bản liên quan được dùng trong luận văn như không gian Sobolev với số mũ biến thiên và một số nguyên lí biến phân. Chương 2. Bài toán biên Dirichlet đối với phương trình elliptic kiểu p(x)Laplacian. Trong chương này, chúng tôi giới thiệu lớp bài toán biên Dirichlet kiểu p(x)-Laplacian có dạng như sau   −∆p(x) u := −div(|∇u|p(x)−2 ∇u) = f (x, u),  u = 0, x ∈ Ω, (1) x ∈ ∂Ω, ở đây, Ω là một miền bị chặn trong không gian Rd , d ≥ 2, p : Ω → R là một hàm liên tục, p(x) > 1 với mọi x ∈ Ω và f : Ω×R → R là một hàm cho trước. Với các giả thiết khác nhau được ấn định lên hàm f , chúng tôi nghiên cứu sự tồn tại và tính đa nghiệm yếu đối với bài toán (1) bằng cách sử dụng các nguyên lí biến phân được trình bày trong SDK Chương 1. Demo Version - Select.Pdf 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất