Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động dạy học môn địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sin...

Tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện kim động, tỉnh hưng yên

.PDF
130
62
134

Mô tả:

1. Lí do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay xu thế phát triển kinh tế thế giới, nhu cầu hội nhập và phát triển là một nhu cầu tất yếu. Không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của giáo dục trong phát triển kinh tế đất nƣớc. Do đó Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chiến lƣợc phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 xác định rõ mục tiêu chiến lược của giáo dục Việt Nam là tập trung nâng cao chất lượng toàn diện, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo lợi thế trong cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế; nhấn mạnh đến việc “dạy người”, đồng thời với “dạy chữ” và “dạy nghề”...; xác định nhiều giải pháp quan trọng về đổi mới quản lí giáo dục; phát triển nhân lực ngành giáo dục; tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học và đánh giá chất lượng giáo dục...[5] Trong các nhà trƣờng nói chung, trƣờng THPT nói tiêng, dạy học là hoạt động cơ bản, không ngừng tìm kiếm các biện pháp nâng cao chất lƣợng dạy học là vừa là nhiệm vụ trọng tâm vừa là quá trình tạo dựng thƣơng hiệu của nhà trƣờng. Để nâng cao chất lƣợng dạy học, vai trò quản lý của hiệu trƣởng đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh đổi mới giáo dục từ cách tiếp cận nội dung chuyển sang tiếp cận theo định hƣớng phát triển phẩm chất và năng lực ngƣời học. Hiệu trƣởng phải có sự thay đổi về cách thức quản lý hoạt động dạy học nói chung, quản lý dạy học môn học nói riêng theo định hƣớng mới. Môn Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế - xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp học sinh có đƣợc những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống; đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã đƣợc hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất