Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động giáo dục sinh viên ở Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí...

Tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục sinh viên ở Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)

.PDF
141
82
62

Mô tả:

Quản lý hoạt động giáo dục sinh viên ở Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động giáo dục sinh viên ở Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động giáo dục sinh viên ở Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động giáo dục sinh viên ở Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động giáo dục sinh viên ở Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động giáo dục sinh viên ở Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động giáo dục sinh viên ở Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động giáo dục sinh viên ở Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động giáo dục sinh viên ở Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động giáo dục sinh viên ở Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thụy Hoàng Hôn QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÖC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thụy Hoàng Hôn QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÖC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Quản lí giáo dục Mã số : 60 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS. TRẦN THỊ HƢƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS. Trần Thị Hương. Các tài liệu được sử dụng trong luận văn này đều được trích dẫn đầy đủ, chính xác và được ghi trong phần danh mục tài liệu tham khảo. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố trên tạp chí khoa học dưới bất cứ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Ngƣời thực hiện Nguyễn Thụy Hoàng Hôn LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Khoa học Giáo dục - Trường Đại học Sư phạm TP. HCM đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học đại học và cao học. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS. Trần Thị Hương, người đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Quang Quý – Nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng - Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM đã động viên, khích lệ tôi, cùng Ban Giám Hiệu, tập thể CCVC, giảng viên và sinh viên nhà trường đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tế phục vụ cho đề tài luận văn. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. TP.HCM, ngày tháng 9 năm 2017 Ngƣời thực hiện Nguyễn Thụy Hoàng Hôn MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC ..................................................... 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 7 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài về hoạt động giáo dục ........................ 7 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam về hoạt động giáo dục ........................ 10 1.2. Hệ thống khái niệm cơ bản ................................................................................. 13 1.2.1. Quản lý, quản lý nhà trường ....................................................................... 13 1.2.2. Hoạt động giáo dục ..................................................................................... 15 1.2.3. Hoạt động ngoài giờ lên lớp ....................................................................... 17 1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục ........................................................................ 19 1.3. Hoạt động giáo dục sinh viên ở trường đại học .................................................. 19 1.3.1. Vai trò của hoạt động giáo dục sinh viên ở trường đại học ........................ 19 1.3.2. Mục tiêu của hoạt động giáo dục ở trường đại học .................................... 20 1.3.3. Nội dung của hoạt động giáo dục ở trường đại học .................................... 20 1.3.4. Hình thức và phương pháp tổ chức HĐGD ở trường đại học..................... 22 1.3.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGD ở trường đại học .................................. 26 1.3.6. Các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục ở trường đại học ......................... 27 1.4. Quản lý hoạt động giáo dục sinh viên ở trường đại học ..................................... 27 1.4.1. Phân cấp quản lý hoạt động giáo dục sinh viên ở trường đại học ............. 27 1.4.2. Chức năng quản lý HĐGD ở trường đại học .............................................. 29 1.4.3. Quản lý sự phối hợp các lực lượng tổ chức HĐGD ................................... 33 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục tại trường đại học ......... 35 1.5.1. Yếu tố chủ quan .......................................................................................... 35 1.5.2. Yếu tố khách quan ...................................................................................... 36 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 38 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÖC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................................. 39 2.1. Tổng quan về Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh ............................... 39 2.1.1. Sơ lược lịch sử của Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM .......................... 39 2.1.2. Sứ mệnh và mục tiêu của Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM ................ 40 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM .......................... 40 2.1.4. Quy mô đào tạo của Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM ......................... 42 2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng quản lý HĐGD ở Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM ............................................................................................ 42 2.2.1. Đối tượng khảo sát ...................................................................................... 42 2.2.2. Phương pháp khảo sát ................................................................................. 44 2.2.3. Cách thức xử lý số liệu ............................................................................... 46 2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục sinh viên ở Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh ....................................................................................................... 47 2.3.1. Thực trạng nhận thức về mục tiêu của HĐGD ........................................... 47 2.3.3. Thực trạng hình thức và phương pháp tổ chức HĐGD ............................. 53 2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGD ............................................ 58 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục sinh viên tại Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................. 59 2.4.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐGD ............................ 61 2.4.3. Thực trạng kiểm tra thực hiện kế hoạch HĐGD ......................................... 64 2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ thực hiện kế hoạch HĐGD ......... 65 2.5. Đánh giá chung và nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động giáo dục tại Trường ĐH. Kiến trúc TP. HCM........................................................................ 68 2.5.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 68 2.5.2. Hạn chế ....................................................................................................... 69 2.5.3. Những nguyên nhân hạn chế hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục ........... 69 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 73 Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SINH VIÊN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÖC TP. HCM ................ 74 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sinh viên .......... 74 3.1.1. Nguyên tắc sinh viên vừa là chủ thể, vừa là khách thể ............................... 74 3.1.2. Nguyên tắc cá thể hoá và xã hội hoá các hoạt động ................................... 75 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích, tính kế hoạch ..................................... 75 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính tự nguyện tự giác ............................................... 75 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính tập thể ................................................................ 76 3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính đa dạng và phong phú ........................................ 76 3.1.7. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.............................................................. 76 3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sinh viên tại Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM ............................................................................................ 76 3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ...................................................................................................... 76 3.2.2. Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục sinh viên......................... 78 3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐGD cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội SV, BCH Đoàn Khoa, CVHT .................................................. 80 3.2.4. Chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức HĐGD.......... 82 3.2.5. Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ............ 84 3.2.6. Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ và phối hợp các lực lượng trong tổ chức, quản lý các HĐGD. .......................................................................... 86 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ........................... 89 3.3.1. Tính cần thiết của các biện pháp ................................................................. 94 3.3.2. Tính khả thi của các biện pháp ................................................................... 95 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................... 97 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 100 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Ban Giám hiệu BGH Cán bộ quản lí CBQL Cán bộ giảng viên CBGV Cơ sở vật chất CSVC Đại học ĐH Hoạt động HĐ Hoạt động giáo dục HĐGD Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HĐGDNGLL Sinh viên SV Học sinh sinh viên HSSV Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT Giảng viên GV Cố vấn học tập CVHT Quản lí giáo dục QLGD Thành phố Hồ Chí Minh TP. HCM Thanh niên TN Đại học ĐH Công chức viên chức CCVC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu CBQL/Giảng viên ............................................... 43 Bảng 2.2. Mô tả mẫu nghiên cứu sinh viên.............................................................. 44 Bảng 2.3. Nhận thức về mục tiêu của hoạt động giáo dục ....................................... 47 Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện nội dung các HĐGD .............................................. 49 Bảng 2.5. Thực trạng hình thức tổ chức các HĐGD ................................................ 53 Bảng 2.6. Thực trạng phương pháp tổ chức các HĐGD .......................................... 56 Bảng 2.7. Thực trạng kiểm tra, đánh giá HĐGD ..................................................... 58 Bảng 2.8. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý HĐGD ....................................... 59 Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐGD ..................... 62 Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện chức năng kiểm tra trong quản lý HĐGD ............. 64 Bảng 2.11. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ trong tổ chức HĐGD ............... 65 Bảng 2.12. Những yếu tố hạn chế đến thực trạng quản lý HĐGD cho sinh viên ...... 69 Bảng 3.1. Thống kê kết quả khảo sát về mức cần thiết và khả thi của các biện pháp.......................................................................................................... 90 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát thực hiện nội dung HĐGD ............................................50 Biểu đồ 2.2. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ ....................................................66 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Luật giáo dục và Luật sửa đổi luật bổ sung Luật Giáo dục 2009 xác định: “Mục tiêu giáo dục và đào tạo nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng, độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [27]. Nghị quyết 29 tại đại hội lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”, “Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học”. Để thực hiện được những mục tiêu trên, Hội nghị đề ra nhiệm vụ và giải pháp thực hiện: “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng” đồng thời “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học ...” [8]. Văn kiện Đại hội lần thứ XII, Ban chấp hành trung ương Đảng nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn” đồng thời “Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo 2 lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của Chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng. Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp...” [9]. Những nhận định trên cho thấy tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển những phẩm chất năng lực toàn diện của người công dân toàn cầu của thế kỷ 21, mà sinh viên là rường cột quốc gia, tương lai của nước nhà, một trong những nhân tố quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc đồng thời họ là những lực lượng ưu tú, có tri thức kế thừa và phát huy những thành quả cách mạng của Đảng của dân tộc ta, tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam. Để đào tạo nên thế hệ trẻ “vừa hồng vừa chuyên”, phát triển toàn diện nhân cách, bên cạnh việc truyền thụ cho sinh viên những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thì những hoạt động giáo dục khác vô cùng quan trọng, bởi vì chỉ bằng hoạt động và thông qua hoạt động con người mới hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Hoạt động tạo nên mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới khách quan và với chính bản thân mình. Như vậy, hoạt động đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Ngoài hoạt động dạy học thì các hoạt động giáo dục là một phần không thể thiếu trong cuộc sống sinh viên góp phần hình thành nên kỹ năng, kỹ xảo giúp sinh viên hình thành và phát triển nhân cách. Đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, bên cạnh những thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội đạt được trong quá trình phát triển và hội nhập tạo điều kiện cho thế hệ trẻ - HSSV phát triển tích cực về mọi mặt, bên cạnh đó những tiêu cực, tác động xấu từ mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tạo ra trong xã hội một lớp người trong đó có HSSV- chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, phai nhạt lý tưởng, bất chấp những quy phạm đạo đức, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Hàng loạt vấn đề đặt ra đối với thanh niên, SV là làm thế nào để thế hệ trẻ tương lai đủ sức đáp ứng yêu cầu của đất nước đặt ra? Làm thế nào để họ có thể tự định hướng đúng, hình thành và rèn luyện phẩm chất đạo đức trong đời sống kinh tế thị trường hiện nay? Làm thế nào để những ảnh hưởng tiêu cực không làm suy giảm nguồn nhân lực trẻ? Do vậy, các hoạt động giáo dục là cách thức giáo dục vô cùng hiệu quả cho thế hệ trẻ nói chung, HSSV nói riêng, là một vấn đề quan trọng trong 3 chiến lược phát triển con người. Nhận thấy tầm quan trọng của các hoạt động giáo dục, trong thời gian qua Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý các hoạt động giáo dục vẫn còn một số mặt hạn chế như công tác lập kế hoạch cho các HĐGD vẫn còn mang tính đối phó, chưa sát với thực tiễn nhà trường, sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa chặt chẽ, sự phân công nhiệm vụ trong công tác tổ chức HĐGD còn nhiều bất cập… Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục sinh viên ở Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục đích nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu lý luận, xác định được thực trạng hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục sinh viên, đề xuất biện pháp quản lý HĐGD sinh viên ở Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục sinh viên tại Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác Quản lý trường đại học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục sinh viên ở Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM. 4. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý hoạt động giáo dục sinh viên ở Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số hạn chế, bất cập trong việc thực hiện các chức năng quản lý. Nếu đánh giá đúng thực trạng, đề xuất biện pháp quản lý HĐGD sinh viên một cách hợp lý, khoa học sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động này. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý HĐGD sinh viên ở trường đại học. 5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục SV tại Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM. 4 5.3. Đề xuất biện pháp quản lý HĐGD sinh viên tại Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM. 6. Phạm vi và giới hạn đề tài - Trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sinh viên hệ chính quy tại Trường ĐH Kiến Trúc TP. HCM từ năm 2014 đến nay. - Do hoạt động giáo dục sinh viên rất đa dạng và phong phú, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục sinh viên ngoài giờ học như: hoạt động giáo dục tư tưởng, chính trị, pháp luật, đạo đức lối sống, giáo dục kỹ năng sống, các hoạt động giáo dục thể chất, thẩm mỹ, văn hóa, văn nghệ… 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Cơ sở phƣơng pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc Quan điểm này xem xét đối tượng như một bộ phận của hệ thống, vận động và phát triển trong một hệ thống chung. Quản lý nhà trường đại học là quá trình lãnh đạo, quản lý hoạt động dạy của GV và hoạt động học của SV, hoạt động phục vụ đào tạo của cán bộ, viên chức trong nhà trường. Công tác quản lý ở Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM gồm nhiều nội dung nhằm đạt được mục tiêu đề ra là đào tạo những kiến trúc sư, kỹ sư vững tay nghề, phát triển toàn diện về nhân cách và đạo đức, đáp ứng yêu cầu xã hội. Trong đó, quản lý HĐGD sinh viên là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý. Do vậy, công tác quản lý HĐGD sinh viên phải được xem xét trong hệ thống - cấu trúc chịu sự tác động của cán bộ quản lý, giảng viên, các phòng, ban, khoa và các lực lượng khác. 7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic Hệ thống hóa lý luận hoạt động giáo dục sinh viên trên thế giới cũng như Việt Nam. Nghiên cứu HĐGD sinh viên tại Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM trong thời gian gần đây, cụ thể trong các năm học từ năm 2014 đến năm 2017 để từ đó phân tích, nhận xét, đánh giá đúng thực trạng của hoạt động, đồng thời đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động này. 5 7.1.3. Quan điểm thực tiễn Cơ sở lý luận được chứng minh thông qua các hoạt động thực tiễn, do đó cần khảo sát thực trạng để làm sáng tỏ lý luận. Qua khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục sinh viên tại Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM để tìm ra những vướng mắc, khó khăn, cản trở trong việc thực hiện công tác quản lý từ đó đề ra biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục sinh viên. 7.1.4. Quan điểm tiếp cận theo hướng chức năng Lý thuyết này cho rằng, một xã hội tồn tại, phát triển được là do các bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung của cả cấu trúc; bất k một sự thay đổi nào ở thành phần nào cũng kéo theo sự thay đổi ở các thành phần khác. Quản lý là một hoạt động xã hội vì vậy cần xem xét nó trong mối liên hệ với các thành tố chức năng chính: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá. 7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Trên cơ sở phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá tài liệu về quản lý, quản lý hoạt động giáo dục, người nghiên cứu hình thành kiến thức nền cơ bản, những dấu hiệu đặc trưng, bản chất của toàn bộ hệ thống lý luận, từ đó có những kết luận tiêu biểu cho lĩnh vực đang nghiên cứu. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Đề tài thiết lập các bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý cấp trường, khoa, phòng ban chức năng, GV và SV để thu thập thông tin về thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục sinh viên chính quy Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý. Nội dung khảo sát: Về thực trạng hoạt động giáo dục và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục cho sinh viên ở Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM theo chức năng quản lý. - Đối tượng khảo sát: CBQL, giảng viên và sinh viên của Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM. 6 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn - Mục tiêu: Phỏng vấn, thu thập ý kiến của CBQL, giảng viên, SV nhằm thu thập những thông tin, dữ liệu chưa thể hiện rõ trong phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, đồng thời tìm hiểu rõ hơn thực trạng về công tác quản lý hoạt động giáo dục sinh viên và khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề tài đề xuất. - Nội dung: Sử dụng hình thức phỏng vấn với 5 – 7 câu hỏi soạn sẵn tập trung vào các vấn đề quản lý HĐGD sinh viên của Trường ĐH. Kiến trúc TP. HCM. 7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm - Mục tiêu: Thu thập các minh chứng cụ thể từ sản phẩm của hoạt động giáo dục để minh chứng cho việc xây dựng kế hoạch HĐGD của thực trạng quản lý HĐGD tại Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM. Minh chứng thu thập là các bản kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường trong các năm vừa qua. 7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học - Mục tiêu: Người nghiên cứu sử dụng phương pháp này để phân tích, xử lý số liệu các bảng hỏi nhằm đánh giá đúng thực trạng và làm cơ sở đề xuất biện pháp. - Nội dung: Xử lý thống kê các nội dung liên quan trong phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. - Cách thức thực hiện: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 xử lý kết quả thống kê với các thông số %, để từ đó đề xuất biện pháp quản lý cần thiết. 8. Cấu trúc của luận văn Mở đầu Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục sinh viên ở Trường Đại học. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục sinh viên ở Trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sinh viên ở Trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh Kết luận và khuyến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu ở nƣớc ngoài về hoạt động giáo dục Giáo dục xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người, ở thời k mông muội, giáo dục là sự truyền thụ kinh nghiệm giữa thế hệ trước cho thế hệ sau, trải qua hàng ngàn năm giáo dục đã có những giai đoạn phát triển khác nhau: Thời cổ đại: Khoa học Giáo dục học chưa được hình thành, xong đã xuất hiện nhiều tư tưởng giáo dục nổi tiếng và được coi trọng như: Heraclitus (540 – 480 TCN), nhà hiền triết Hy lạp Cổ đại đã nhận định: “Giáo dục, dạy học không phải là rót kiến thức vào đầu người học như người ta rót chất lỏng vào chai, thông qua cái phễu. Thực chất giáo dục là thắp lên một ngọn đuốc để soi sáng, để người học nhận ra những con đường, tự mình chọn lấy cho mình một con đường, rồi tự bước đi trên con đường đã chọn, dưới ánh sáng của ngọn đuốc ấy” [32]. Sau Heracitus, Socrate (470 – 399 TCN), nhà hiền triết Hy Lạp, Cổ đại đã nêu ra phương châm nổi tiếng: “Hỡi con người, hãy tự khám phá bản thân mình”. Democrite (460 – 370 TCN) là một nhà duy vật kiệt xuất của Hy Lạp cổ đại và cho rằng bản chất của vũ trụ là vật chất, ông là người đầu tiên trong lịch sử đưa ra nguyên tắc “Kết hợp giáo dục với lao động và cuộc sống sinh hoạt trẻ em” [32]. Một nhà giáo dục tiêu biểu của nền văn hóa Trung Hoa là Khổng Tử (551479TCN), theo ông giáo dục phải tạo nên người quân tử, người quân tử phải được giáo dục lòng nhân ái, tôn trọng kỷ cương phép nước. Ông đánh giá cao vai trò của cá nhân trong việc tu dưỡng, học thầy, học bạn, học trong cuộc sống, học những điều hay lẽ phải ... theo ông dạy – học phải theo sát đối tượng, học phải đi đôi với hành và học phải bắt nguồn từ thực tế cuộc sống. Đi qua “đêm trường Trung Cổ”, văn hóa thời Phục Hưng mang đến những triết lý nhân văn, giải phóng con người, chủ nghĩa tự do được đề cao, những tiến bộ khoa học – kỹ thuật đã giải thích những hiện tượng tự nhiên, giải phóng con người ra khỏi những 8 quan niệm thần thánh, mà tiêu biểu cho thời k này là bậc thầy về giáo dục Thomas More (1478-1535), chúng ta có thể tìm thấy tư tưởng của ông trong tác phẩm lý luận về giáo dục ở hòn đảo Utopie, đề cao “phương pháp quan sát, thí nghiệm, thực hành trong dạy học và giáo dục, theo ông lao động là nghĩa vụ của mọi người, song mỗi ngày chỉ làm việc 6 giờ, thời gian còn lại để học văn hóa và sinh hoạt xã hội, giáo dục nhằm phát triển nhiều mặt ở trẻ em: về thể chất, đạo đức, trí tuệ và kỹ năng lao động” [32]. Bên cạnh những tư tưởng giáo dục của Thomas More, cùng thời với ông còn có Francois Rabelais (1494 – 1553), ông là một trong những đại biểu xuất sắc nhất của chủ nghĩa nhân đạo Pháp với việc coi trọng sự phát triển về nhiều mặt trong nhân cách của trẻ, bao gồm: trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục thể chất, ông đề cao những hiểu biết thực tế, có ích và các phương pháp dạy học tích cực, trực quan, đồng thời chú ý đến lao động chân tay và có sáng kiến trong việc tổ chức các hình thức giáo dục phong phú ngoài trường học [14]. Có thể thấy, trong tư tưởng của Francois Rabelais, đã xác định rõ ràng và coi trọng hình thức giáo dục ngoài giờ lên lớp bên ngoài nhà trường là tiền đề cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp về sau. J. A Cômenxki (1592 – 1670) – ông tổ của nền giáo dục cận đại, một Galile của giáo dục. Ông là người đầu tiên trong lịch sử xây dựng lý luận và tổ chức thực tiễn hình thức tổ chức dạy học theo hệ thống lớp – bài, đồng thời kêu gọi việc “... giáo dục con người phù hợp với quy luật của tự nhiên, gắn liền với thiên nhiên, ông yêu cầu thầy giáo phải cho trẻ em cảm nhận được thế giới bằng các giác quan của mình” ... “dạy học, giáo dục lấy hoạt động của người học làm trung tâm” [32]. Một triết gia nổi tiếng của dòng triết học khai sáng Pháp thế kỷ 18 – J. J. Ruxô (1712 – 1778), luận đề nổi tiếng của ông là “Giáo dục tự nhiên và tự do”. Ông cho rằng “Hãy cứ cho trẻ em được tiếp xúc với thế giới bằng mọi giác quan của mình qua việc trẻ được nghe, được nhìn, được sờ mó, được ngửi, nếm với các việc làm cụ thể như cân, đong, đo, đếm ... mà trẻ tự hiểu biết về thế giới xung quanh” [32]. Ảnh hưởng quan điểm của J. J. Ruxô trong việc cải tạo xã hội bằng con đường giáo dục, Pétxtalôdi (1746 – 1827) đã có những lý luận, hành động rõ ràng về việc “kết hợp giáo dục với lao động”, ông đánh giá cao vai của trò lao động trong việc hình thành nhân cách trẻ em, thông qua lao động để “... sưởi ấm trái tim và phát triển khối óc của trẻ 9 em”. Ông đã mở “Trại mới” để “....trong trường học, ... trẻ em vừa học tập vừa lao động... Trong thời gian làm việc cũng như lúc thanh nhàn hoặc trong lao động đều tiến hành giáo dục” [32]. John Dewey (1859 – 1952) một triết gia, nhà xã hội học, giáo dục học Mỹ về chủ nghĩa thực dụng, ý định của ông là xóa bỏ ranh giới giữa nhà trường và đời sống. Theo ông cần phải cho trẻ lao động với các hình thức đa dạng của cuộc sống và được tiến hành ở mọi nơi như ở vườn trường, xưởng trường, dưới nhà bếp ... dựa vào hứng thú, kinh nghiệm của trẻ để giáo dục trẻ. “Giáo dục hiện đại là học tập chủ động. Vì vậy cần phải lấy học sinh làm trung tâm, lấy hoạt động làm trung tâm, nhà trường và xã hội phải liên hệ mật thiết với nhau, “nhà trường là xã hội”, “giáo dục là cuộc sống” [28]. C. Mác sinh ra và lớn lên trong thế kỷ XIX, học thuyết của ông là sự kết tinh của toàn bộ tri thức nhân loại, đóng góp lớn lao nhất của Mác về mặt giáo dục là phát hiện ra bản chất xã hội của con người “Bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội” “...và trong quá trình hình thành nhân cách, điều kiện quyết định là hoạt động thực tiễn, hoạt động lao động và hoạt động xã hội”. Mác đã vạch ra quy luật tất yếu của xã hội tương lai là đào tạo, giáo dục những con người phát triển toàn diện [32]. Quan điểm của ông vẫn còn nguyên vẹn giá trị cho đến ngày nay. Trong báo cáo với tiêu đề “Học tập của cải nội sinh” của Uỷ Ban Quốc tế về Giáo dục thuộc tổ chức UNESCO nêu lên 4 trụ cột của giáo dục trong thế kỷ XXI là: học để biết và sáng tạo; học để làm; học để chung sống với người khác; học để khẳng định mình. Bốn trụ cột của UNESCO đã khẳng định việc cần phải xây dựng một công dân toàn cầu mới - một thế hệ năng động, sáng tạo, thích nghi với cuộc sống luôn thay đổi, đồng thời phải biết chung sống hoà bình, chấp nhận sự khác biệt với các nền văn hoá khác, trong đó yếu tố đạo đức – Học để làm người được đặt lên hàng đầu. Để làm được việc đó, giáo dục và dạy học chỉ truyền thụ tri thức là chưa đủ, mà còn phải tổ chức, đa dạng hoá các hoạt động giáo dục để người học trải nghiệm và phát triển. Theo Campustalk Blog – Tạp chí trực tuyến cho sinh viên với các chủ đề về cuộc sống sinh viên đại học, hoạt động của sinh viên, lãnh đạo sinh viên, thành công ở đại học, kỹ năng học đại học, kỹ năng tìm việc làm sau khi ra trường; thì bốn lợi ích lâu dài của việc tham gia vào các hoạt động ngoại khoá của sinh viên: 10 - Thứ nhất, phát triển kỹ năng giao tiếp (develop communication skill); - Thứ hai, phát triển kỹ năng hợp tác và làm việc trong một nhóm mà họ tham gia (become a teamplayer); - Thứ ba, xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong tương tai (build your work ethic), bởi vì hoạt động sinh viên là một nơi tốt để xây dựng, phát triển những nguyên tắc làm việc cho họ trong tương lai; - Thứ tư, củng cố hồ sơ cho SV (strengthen your resume); họ cho rằng, những kỹ năng mà sinh viên phát triển khi tham gia các hoạt động ngoại khoá không chỉ làm cho sinh viên tốt hơn mà còn giúp bổ sung vào hồ sơ lý lịch để các em trở thành những ứng viên tiềm năng trong tương lai cho các nhà tuyển dụng [41]. Theo nhận định trên trang web của Trường cao đẳng John Paul về hoạt động ngoại khoá trong các trường học, đã được nghiên cứu sâu rộng và thấy rằng: Những sinh viên khi tham gia vào các hoạt động ngoại khoá phát triển kết quả học tập cao hơn, có mối quan hệ tốt hơn ở trường, có sức khoẻ và tinh thần tốt, có lối sống tích cực hơn cả khi họ đã rời khỏi trường học [42]. Qua các thời k , tuy có nhiều nhận định khác nhau, song có thể thấy bên cạnh hoạt động dạy học các hoạt động xã hội ngoài giờ lên lớp luôn được chú trọng nhằm phát triển toàn diện cho người học, và đặc biệt ở các trường đại học trên thế giới, những hoạt động ngoài giờ lên lớp hay còn gọi là hoạt động ngoại khoá là một phần bắt buộc trong mỗi học k của sinh viên, giúp sinh viên bổ sung vào hồ sơ, lý lịch đặc biệt cho các trường đại học danh tiếng mà họ muốn nhắm đến 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam về hoạt động giáo dục Công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho sinh viên từ trước đến nay luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi các cán bộ giáo dục, học sinh, sinh viên trong ngày 31 – 8 – 1960 đã viết: “Trong giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất” [20]. Trên Báo Nhân dân số 600, ra ngày 24.10.1955, Bác có bài gửi các em học sinh với những lời nhắn nhủ nhân dịp ngày khai trường:“Giáo dục các em là việc chung của gia đình, trường học và xã hội”. Đối với các em, việc giáo dục gồm có: Thể dục:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất