Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Qui trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển...

Tài liệu Qui trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển

.DOC
34
330
140

Mô tả:

LỜI GIỚI THIỆU Một quốc gia sẽ không tồn tại và phát triển được nếu không tham gia vào hoạt động kinh doanh. Câu nói “Phi thương bất phú” luôn luôn đúng trong mọi thời đại. Đặc biệt, trong thời đại nền kinh tế theo xu hướng toàn cầu hóa như ngày nay thì việc tiếp cận với thị trường thế giới là một điều hết sức cần thiết. Ngoại thương là chiếc cầu nối tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua mua bán. Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế và mang lại nguồn lợi đáng kể cho mỗi quốc gia đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Muốn hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, mang lại hiệu quả cao thì việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu phải được thực hiện một cách logic, khoa học và chuyên nghiệp. Đề tài:”Qui trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển.” phân tích,đánh giá qui trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển, tìm ra những thuận lợi,khó khăn từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu hiện nay. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! PHỤ LỤC. 1 CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU NHÓM VÀ CẢNG “CÁI MÉP” I.Thành viên nhóm…………………………………………………………………..........4 II.Giới thiệu cảng “Cái Mép”……………………………………………………………..5 CHƯƠNG II:QUI TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN. I.Tổng quan hoạt động giao nhận 1.Khái niệm về dịch vụ vận tải…………………………………………………………....8 2.Tình hình giao nhận vận tải ở Việt Nam hiên nay……………………………………...9. 3.Hoạt động giao nhận là một phần của hoạt động logictis……………………………..10 II.Khái quát chung về vận tải đường biển 1.Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của vận tải đường biển………………………………...…...12 2.Tác dụng của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế……………………...……13 3.Vận đơn đường biển……………………………………………………………...…….14 III.Quy trình tổ chức thực hiện các thủ tục và nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 1.Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển……………18 2.Tổ chức thực hiện các thủ tục giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển…………..19 IV.Một số lưu ý khi giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển.22 V.Những thuận lợi và khó khăn của việc giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển. 1.Thuận lợi………………………………………………………………………………24 2.Khó khăn……………………………………………………………………………….25 2 CHƯƠNG III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUI TRÌNH GAO NHẬN HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN. I.Khắc phục những chậm trễ trong việc tiếp nhận bộ chứng từ………………………….27 II.Hoàn thiện công tác vận chuyển hàng nhập khẩu cho chủ hàng……………………....29 III.Kiến nghị đối với nhà nước…………………………………………………………..33 CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU NHÓM VÀ CẢNG CÁI MÉP I.Thành viên nhóm “Cái Mép” 3 1.Nguyễn Thị Thư 2.Hồ Thị Hằng Ni 3.Huỳnh Thị Thanh Thảo 4.Nguyễn Thi Chung 5.Trần Thị Thùy Trang II.Giới thiệu Cảng Cái Mép 1.HỆ THỐNG GIAO THÔNG NỐI CẢNG - NĂNG LỰC THÔNG QUA . 4 1.1.Hệ thống giao thông nối cảng. Đoạn đường 4 km nối cảng Tân Cảng - Cái Mép với đường Quốc lộ 51 hiện đang thi công thuộc Ban quản lý dự án 85- Bộ GTVT. Trong thời gian chờ gia tải toàn bộ tuyến đường, PMU 85 sẽ thường xuyên cải tạo mặt đường hiện hữu không ảnh hưởng đến việc xe lưu thông trên đoạn đường này. Dự kiến đến tháng 10/2010 đường sẽ hoàn tất với 6 làn xe, đảm bảo lưu thông an toàn và nhanh chóng. Các dự án phát triển giao thông: Quốc lộ 51 đang thi công mở rộng thành 6 làn đường dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2011; song song với Quốc lộ 51 là các dự án đường cao tốc nối với sân bay quốc tế Long Thành và dự án đường sắt nối từ Biên Hóa xuống Vũng Tàu. Hiện nay giao thông đường thủy nội địa giữ một vai trò quan trọng, với các cơ sở kết nối tại TP.HCM và Bà Rịa Vũng Tàu bằng các luồng sông Gò Gia - ngã ba Đồng Tranh - ngã ba Nhà Bè và đi vào cảng Cát Lái, Tân Cảng và các ICD liên kết (Transimex, Tanamexco, Phúc Long và Phước Long). 1.2.Năng lực thông qua. TCCT đón các tàu trọng tải: 110,000 DWT (tương đương 11.000TEUs). Năng lực thông qua theo thiết kế 600.000 TEUs/ năm. 2.TRANG THIẾT BỊ - CÔNG NGHỆ Với hơn 300 mét cầu chính với độ sâu trước bến là 15.8 m và 180 mét bến xà lan. Do đó cảng có thể vừa giải phóng tàu mẹ, vừa giải phóng xà lan, đảm bảo vận chuyển hàng hóa tới cảng đích nhanh chóng và an toàn. Cảng đang ứng dụng chương trình quản lý TOPX - TOPO VN với tính năng ưu việt nhất hiện nay cho việc lập kế hoạch, theo dõi, triển khai và đánh giá lưu trữ dữ liệu. Hệ thống wireless xác định vị trí container trên tàu và bãi, hệ thống truyền dữ liệu điện tử (EDI) thông suốt giữa cảng và đối tác, khách hàng. 5 Số lượng Năng suất (Chiếc) (cnt/h/cẩu) Cẩu bờ di động 02 30-32 Cẩu bờ cố định 03 18-22 10 22 02 20 4 lớp cao, 3 hàng rộng Xe nâng 03 30 5 lớp chồng Đầu kéo 20 20 Ổ điện lạnh 312 Loại thiết bị Cẩu khung RTG 6+1 Cẩu khung RTG 3+1 Tầm hoạt động 52m (18 hàng cont.), sức nâng 65 tấn, ngáng đôi 3600, 35m 6 lớp chiều cao, 6 hàng rộng 3.VỊ TRÍ - LUỒNG TÀU 3.1.Vị trí. Cảng Tân cảng - Cái Mép là cảng nước sâu đầu tiên được xây dựng tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, nằm trên bờ trái sông Thị Vải; cách ngã 3 sông Cái Mép - Thị Vải 5 km; cách phao “0” Vũng Tàu 33 km (18N.M). Cảng thuộc địa phận xã Tân Phước, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 3.2.Luồng tàu Theo TB số 120/2007/TBHH-CTBDATHH II ngày 02/10/2007 về luồng tàu đoạn từ phao số 06 đến phao số 08 có khoảng cách 2.800m. Khi chưa nạo vét, tàu có mớn nước tối đa 12.2m có thể vào/ra cảng Tân Cảng - Cái Mép. Dự án nạo vét luồng sẽ kết thúc vào cuối tháng 10/2010. Hiện nay 1/2 luồng đã được nạo vét xong bởi nhà thầu chính Penta Toyo và Penta Ocean (Nhật Bản) với độ sâu 14m. Cảng có vũng quay tàu rộng 610m, dễ 6 dàng cho tàu có sức chở lớn quay đầu an toàn khi cập, rời cầu. Hiện nay cảng Tân Cảng Cái Mép có thể tiếp nhận tàu tới 10.000DWT ra-vào làm hàng an toàn. CHƯƠNG II:QUI TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN I.Tổng quan về hoạt động giao nhận. 7 1.KHÁI NIỆM VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI Giao nhận vận tải là những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối, một khâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu thụ, hai mặt chủ yếu của chu trình tái sản xuất xã hội. Giao nhận vận tải thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, hoàn thành mặt thứ hai của lưu thông phân phối là phân phối vật chất, khi mặt thứ nhất là thủ tục thương mại đã hình thành. Giao nhận gắn liền và song hành với quá trình vận tải. Thông qua giao nhận các tác nghiệp vận tải được tiến hành: tập kết hàng hoá, vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho, chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ…Với nội hàm rộng như vậy, nên có rất nhiều định nghĩa về giao nhận. Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) về dịch vụ giao nhận, “dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề về hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”. Như vậy về cơ bản, giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). 2.TÌNH HÌNH GIAO NHẬN VẬN TẢI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: Trong những năm gần đây, ngành dịch vụ giao nhận, logistics tại Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh chóng, từ một vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh của đầu thập niên 90 đến nay đã có hơn 600 công ty được thành lập và hoạt động từ Nam, Trung, Bắc. Theo thông tin từ Sở kế hoạch đầu tư TP.HCM thì trung bình mỗi tuần có một công 8 ty giao nhận, logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics. Sự phát triển ồ ạt về số lượng các công ty giao nhận, logistics trong thời gian qua là kết quả của Luật doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-1-2000 với việc dở bỏ rất nhiều rào cản trong việc thành lập và đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay, đối với doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận, logistics tại Việt Nam, vốn và trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, ngay cả các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của ngành cũng không còn là rào cản nữa và lợi nhuận biên (profit margin), lợi nhuận trên vốn tương đối cao (theo các thống kê ở mức trung bình ngành vào khoảng 18-20%). Cứ theo đà này thì trong vài năm nữa Việt Nam sẽ vượt cả Thái Lan (1100 công ty), Singapore(800), Indonesia, Philipin (700-800) về số lượng các công ty logistics đăng ký hoạt động trong nước. Các công ty giao nhận nước ngoài, mặc dù các quy định về pháp luật Việt Nam chưa cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, bằng cách này, cách nọ cũng thành lập chừng vài chục doanh nghiệp, chủ yếu tại TP.HCM. Tuy nhiên, theo lộ trình mở cửa mà Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO về vận tải hàng hoá quốc tế thì vào năm 2012 sẽ đuợc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Việc phát triển nóng của giao nhận, logistics cùng với việc càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam là điều đáng lo ngại do các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, xét về quy mô (con người, vốn, doanh số…) vẫn rất nhỏ bé, ngoại trừ vài chục doanh nghiệp quốc doanh và cổ phần là tương đối lớn (từ 200-300 nhân viên), số còn lại trung bình từ 10-20 nhân viên, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, chủ yếu mua bán cước tàu biển, cước máy bay, đại lý khai hải quan và dịch vụ xe tải, một số có thực hiện dịch vụ kho vận nhưng không nhiều. Nói chung là hoạt động thiếu đồng bộ, manh mún và quy mô nhỏ, mức độ công nghệ chưa theo kịp các nước phát triển trong khu vực Đông Nam Á.. 3.HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN LÀ MỘT PHẦN CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTIC Thuật ngữ logistics đã có từ lâu trên thế giới, trước hết ở ngành quân sự, nó bao gồm các bài toán về di chuyển quân lương, bố trí lực lượng, thiết kế và bố trí kho tàng, quản lý vũ khí,… sao cho phù hợp nhất với tình hình nhằm mục tiêu chiến thắng đối phương. Trong sản xuất kinh doanh, Logistics đề cập tới việc tối thiểu hóa chi phí, từ việc mua 9 sắm nguyên vật liệu cho tới việc lập, thực hiện kế hoạch sản xuất và giao hàng. Mục tiêu của Logistics trong sản xuất kinh doanh là giảm thiểu các chi phí phát sinh, đồng thời vẫn phải đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Ở Việt Nam, kinh tế phát triển chậm hơn các nước, nhất là so với các nước Âu -Mỹ. Vì vậy mà khái niệm Logistics còn khá mới mẻ và ta mới triển khai được một phần của Logistics. Luật Thương mại năm 2005, điều 233 quy định: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hoá theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Để cụ thể hơn, Chính phủ ban hành Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 quy định chi tiết về phân loại dịch vụ Logistics. Theo đó, dịch vụ Logistics theo quy định tại Điều 233 Luật Thương mại được phân loại như sau: 1. Các dịch vụ Logistics chủ yếu, bao gồm: a) Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container; b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị; c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa; d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi Logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container. 2. Các dịch vụ Logistics liên quan đến vận tải, bao gồm: 10 a) Dịch vụ vận tải hàng hải; b) Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa; c) Dịch vụ vận tải hàng không; d) Dịch vụ vận tải đường sắt; đ) Dịch vụ vận tải đường bộ. e) Dịch vụ vận tải đường ống. 3. Các dịch vụ Logistics liên quan khác, bao gồm: a) Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật; b) Dịch vụ bưu chính; c) Dịch vụ thương mại bán buôn; d) Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng; đ) Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác. Hiện nay, Cùng với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông, sự vận động của hàng hóa ngày càng trở nên phong phú và phức tạp hơn. Điều này đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Giờ đây, người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận không chỉ đơn thuần là người cung cấp các dịch vụ giao nhận vận chuyển đơn lẻ nữa, mà thực tế họ đã tham gia cùng với nhà sản xuất và các trung gian thương mại đảm nhận thêm các khâu như: gom hàng, xếp hàng, lắp ráp, đóng gói, cung cấp dịch vụ kho hàng, lưu trữ hàng hóa, xử lý thông tin… Như vậy, hoạt động vận tải giao nhận thuần túy đã dần trở thành hoạt động tổ chức quản lý toàn bộ dây chuyền phân phối vật lý và là một bộ phận trong chuỗi mắt xích “cung - cầu”. Người vận tải giao nhận trở thành người cung cấp dịch vụ Logistics. 11 Như vậy, có thể nói rằng: dịch vụ giao nhận là một phần của dịch vụ Logistics và dịch vụ Logistics là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ vận tải giao nhận. II.Khái quát chung về vận tải đường biển 1.ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN  Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế.  Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên.  Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn. Nhìn chung năng lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển (tầu biển) không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác.  Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp. Tuy nhiên, vận tải đường biển có một số nhược điểm:  Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên.  Tốc độ của tầu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tầu biển còn bị hạn chế  Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nói trên của vận tải đường biển, ta có thể rút ra kết luận một cách tổng quát về phạm vi áp dụng như sau: o Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế. o Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lượng lớn, chuyên chở trên cự ly dài nhưng không đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng. 12 2.TÁC DỤNG CỦA VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN ĐỐI VỚI BUÔN BÁN QUỐC TẾ  Vận tải đường biển là yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế  Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển  Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế.  Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc tế. 2.1Cơ sở vật chất của vận tải đường biển:  Các tuyến đường biển: Là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó tầu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hoá  Cảng biển: Là nơi ra vào neo đậu của tầu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hoá trên tầu và là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển. Phương tiện vận chuyển: Phương tiện vận tải biển chủ yếu là tầu biển, tầu biển có hai loại: tầu buôn và tầu quân sự. Tầu buôn là những tầu biển được dùng vào mục đích kinh tế trong hàng hải. Tầu chở hàng là một loại tầu buôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong đội tầu buôn 3.VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (Ocean Bill of Lading – B/L ) : Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tầu hoặc sau khi nhận hàng để xếp. 3.1.Các chức năng của vận đơn 13 Theo điều 81 Bộ Luật hàng hải, vận đơn có 3 chức năng chính sau đây: Thứ nhất, vận đơn là “bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tầu số hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng”. Thực hiện chức năng này, vận đơn là biên lai nhận hàng của người chuyên chở cấp cho người xếp hàng. Nếu không có ghi chú gì trên vận đơn thì những hàng hoá ghi trong đó đương nhiên được thừa nhận có “Tình trạng bên ngoài thích hợp” (In apperent good order and condition). Ðiều này cũng có nghĩa là người bán (người xuất khẩu) đã giao hàng cho người mua (người nhập khẩu) thông qua người chuyên chở và người chuyên chở nhận hàng hoá như thế nào thì phải giao cho người cầm vận đơn gốc một cách hợp pháp như đã ghi trên vận đơn ở cảng dỡ hàng. Thứ hai, “vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng” hay nói đơn giản hơn vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trong vận đơn. Vì vậy, vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được. Việc mua bán, chuyển nhượng có thể được thực hiện nhiều lần trước khi hàng hoá được giao. Cứ mỗi lần chuyển nhượng như vậy, người cầm vận đơn gốc trong tay là chủ của hàng hoá ghi trong vận đơn, có quyền đòi người chuyên chở giao hàng cho mình theo điều kiện đã quy định trong vận đơn tại cảng đến. Thứ ba, vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết. Trong trường hợp thuê tầu chuyến, trước khi cấp vận đơn đường biển, người thuê tầu và người cho thuê tầu đã ký kết với nhau một hợp đồng thuê tầu chuyến (charter party). Khi hàng hoá được xếp hay được nhận để xếp lên tầu, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển. Vận đơn được cấp xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết. Trong trường hợp thuê tầu chợ thì không có sự ký kết trước một hợp đồng thuê tầu như thuê tầu chuyến mà chỉ có sự cam kết (từ phía tầu hay người chuyên chở) sẽ dành chỗ xếp hàng cho người thuê tâù. Sự cam kết này được ghi thành một văn bản, gọi là giấy lưu 14 cước (booking note). Vậy vận đơn được cấp là bằng chứng duy nhất xác nhận hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết. Nội dung của vận đơn là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra sau này giữa người phát hành và người cầm giữ vận đơn. 3.2. Tác dụng của vận đơn Vận đơn đường biển có những tác dụng chủ yếu sau đây: Thứ nhất, vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng, nhận hàng và người chuyên chở. Thứ hai, vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá. Thứ ba, vận đơn là căn cứ để nhận hàng và xác định số lượng hàng hoá người bán gửi cho người mua và dựa vào đó để ghi sổ, thống kê, theo dõi xem người bán (người chuyên chở) đã hoặc không hoàn thành trách nhiệm của mình như quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương (vận đơn). Thứ tư, vận đơn cùng các chứng từ khác của hàng hoá lập thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng. Thứ năm, vận đơn là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo hiểm, hay những người khác có liên quan. Thứ sáu, vận đơn còn được sử dụng làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hoá ghi trên vận đơn... 3.3. Phân loại vận đơn 15 Vận đơn đường biển rất đa dạng, phong phú, được sử dụng vào những công việc khác nhau tuỳ theo nội dung thể hiện trên vận đơn. Trong thực tiễn buôn bán quốc tế, có rất nhiều căn cứ để phân loại vận đơn, cụ thể như sau:  Nếu căn cứ vào tình trạng xếp dỡ hàng hoá thì vận đơn được chia thành 2 loại: vận đơn đã xếp hàng (shipped on board bill of lading) và vận đơn nhận hàng để xếp (received for shipment bill of lading).  Nếu căn cứ vào quyền chuyển nhượng sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn thì vận đơn lại được chia thành 3 loai: vận đơn đích danh (straight bill of lading), vận đơn vô danh hay còn gọi là vận đơn xuất trình (bill of lading to bearer) và vận đơn theo lệnh (bill of lading to order of...)  Nếu căn cứ vào phê chú của thuyền trưởng trên vận đơn, người ta lại có vận đơn hoàn hảo (Clean bill of lading) và vận đơn không hoàn hảo (unclean of lading).  Nếu căn cứ vào hành trình của hàng hoá thì vận đơn lại được chia thành: vận đơn đi thẳng (direct bill of lading), vận đơn chở suốt (through bill of lading) và vận đơn vận tải liên hợp hay vận đơn đa phương thức (combined transport bill of lading or multimodal transport bill of lading).  Nếu căn cứ vào phương thức thuê tầu chuyên chở lại có vận đơn tầu chợ (liner bill of lading) và vận đơn tầu chuyến (voyage bill of lading) hay vận đơn container (container of lading).  Nếu căn cứ vào giá trị sử dụng và lưu thông ta có vận đơn gốc (original bill of lading) và vận đơn copy (copy of lading). Ngoài ra còn có Surrendered B/L Seaway bill, Congen bill... Tuy nhiên theo Bộ luật hàng hải Việt nam vận đơn được ký phát dưới 3 dạng: vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh, vận đơn xuất trình. 3.4. Nội dung của vận đơn 16 Vận đơn có nhiều loại do nhiều hãng tầu phát hành nên nội dung vận đơn cũng khác nhau. Vận đơn được in thành mẫu, thường gồm 2 mặt, có nội dung chủ yếu như sau: Mặt thứ nhất thường gồm những nội dung:  Số vận đơn (number of bill of lading)  Người gửi hàng (shipper)  Người nhận hàng (consignee)  Ðịa chỉ thông báo (notify address)  Chủ tầu (shipowner)  Cờ tầu (flag)  Tên tầu (vessel hay name of ship)  Cảng xếp hàng (port of loading)  Cảng chuyển tải (via or transhipment port)  Nơi giao hàng (place of delivery)  Tên hàng (name of goods)  Kỹ mã hiệu (marks and numbers)  Cách đóng gói và mô tả hàng hoá (kind of packages and discriptions of goods)  Số kiện (number of packages)  Trọng lượng toàn bộ hay thểtích (total weight or mesurement)  Cước phí và chi chí (freight and charges)  Số bản vận đơn gốc (number of original bill of lading) 17  Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (place and date of issue)  Chữ ký của người vận tải (thườnglà master’s signature) Nội dung củu mặt trước vận đơn do người xếp hàng điền vào trên cơ sở số liệu trên biên lai thuyền phó. Mặt thứ hai của vận đơn Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tầu in sẵn, người thuê tầu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó. Mặt sau thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản miễn trách của người chuyên chở... Mặt hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tầu tự ý quy định, nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. III.Quy trình tổ chức thực hiện các thủ tục và nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 1.TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN  Nhận Pre-Alert (HB/L và MB/L) từ đại lý ở nước ngoài (phía export).  Chuẩn bị Cargo Manifest và Fax cho hãng tàu/Co-loader thể hiện trên MB/L.  Nhận thông báo hàng đến từ hãng tàu/Co-loader.  Đến văn phòng hãng tàu/Co-loader nhận D/O (Delivery Order – lệnh giao hàng) cũng các chứng từ đính kèm như: các D/O thứ cấp khác (bản gốc hoặc có đóng dấu sao y, MB/L của hãng tàu hay HB/L của Co-loader. 18  Phát hành D/O và lập giấy báo hàng đến gửi cho khách hàng (Consignee). Khi khách hàng tới nhận D/O và chứng từ thì phải kiểm tra giấy giới thiệu của khách hàng, yêu cầu xuất trình HB/L bản gốc nếu HB/L không phải là Telex Release hoặc Surrender, thu các khoản phí giải quyết chứng từ (những phí này được ghi trong giấy báo hàng đến): Cước phí (Ocean Fee), Phí Ex-word (nếu có) Phí D/O (Document charge) Phí H/L ( Handling charge) Phí THC (Terminal Handling charge) 2.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN. 2.1 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ Sau khi nhận Fax hay điện thoại của công ty khách hàng thông báo có lô hàng mới thì đại diện của công ty giao nhận sẽ đến nhận bộ chứng từ. Một số trường hợp công ty khách hàng ở xa thì chứng từ sẽ gửi bằng đường bưu điện chuyển phát nhanh. Bộ chứng từ hàng nhập khẩu gồm: o Hợp đồng mua bán hàng hóa (Sale contract, Commercial Contract) o Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) o Phiếu đóng gói (Packing List) o Vận đơn (Bill of Lading – B/L) o Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin- C/O) (nếu có) o Giấy chứng nhận bảo hiểm –(Certificate of Insurance) ( nếu có) o Giấy phép nhập khẩu (nếu có) o Chứng từ khác theo quy định của Pháp Luật có liên quan. 19 Đây là những chứng từ làm cơ sở cho việc lập bộ hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu. 2.2.Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục hải quan 2.2.2.Lên tờ khai hải quan Tờ khai sử dụng là tờ khai mẫu HQ/2009-TKĐTNK. Khi lên tờ khai sử dụng thông tin trên các chứng từ sau: Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract), Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), Bản kê chi tiết hàng hóa (Packing List), Vận đơn đường biển ( Bill of Lading) và Giấy báo hàng đến (Arival Notice). Nếu tờ khai có từ 3 mặt hàng trở lên thì việc khai báo chi tiết hàng hóa và cách tính thuế đối với toàn bộ lô hàng sẽ được thực hiện trên phụ lục tờ khai. Phải áp mã thuế sao cho phù hợp với hàng hóa và theo hướng có lợi cho khách hàng đồng thời cũng phải tuân thủ pháp luật là một việc quan trọng trong việc lên tờ khai. 2.3.Nhận lệnh giao hàng (D/O) Khi tới hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu muốn nhận được D/O nhân viên giao nhận phải xuất trình:  Giấy giới thiệu ( tên công ty khách hàng)  Vận đơn đường biển (nếu có bản gốc)  Giấy báo hàng đến Đồng thời, nhân viên giao nhận phải đóng các loại phí như D/O, phí THC và các loại phí khác thì nhân viên hãng tàu sẽ giao lệnh giao hàng. 2.4.Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tại cảng Người làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa phải làm những công việc sau: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan