Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế và sử dụng rubric đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học m...

Tài liệu Thiết kế và sử dụng rubric đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn khoa học lớp 4

.PDF
152
1
76

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------------------------- DƯƠNG HẢI NGUYÊN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC ĐÀ NẴNG – 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------------------------- DƯƠNG HẢI NGUYÊN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 Chuyên ngành: Giáo dục học (GD Tiểu học) Mã ngành: 8140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐẬU THỊ HÒA ĐÀ NẴNG - 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Nếu sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Đà Nẵng, ngày 14 tháng 05 năm 2022 Tác giả luận văn Dương Hải Nguyên ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến cô giáo – Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Đậu Thị Hòa đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Phòng Đào tạo sau đại học, các thầy cô trong Khoa Giáo dục Tiểu học, đặc biệt là các thầy cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt quá trình học và góp nhiều ý kiến trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu và quý thầy cô giáo trường Tiểu học Phạm Hồng Thái, trường Tiểu học Trần Quang Diệu, trường Tiểu học Thái Thị Bôi, trường Tiểu học Bạch Đằng đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành nhiệm vụ. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đà Nẵng, ngày 14 tháng 05 năm 2022 Tác giả luận văn Dương Hải Nguyên iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................................... ix DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................x DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... xi MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................1 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................3 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................3 3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.............................................................................3 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................3 4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.......................................................................3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................4 5.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu.......................................4 5.2. Phương pháp điều tra.....................................................................................4 5.3. Phương pháp quan sát ...................................................................................4 5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ..............................................................4 5.5. Phương pháp toán học thống kê ....................................................................5 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .........................................................................5 CHƯƠNG 1................................................................................................................6 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................6 1.1. Các nghiên cứu về Rubric và sử dụng Rubric trong dạy học ở trên thế giới ...........................................................................................................................6 1.2. Các nghiên cứu về Rubric và sử dụng Rubric trong dạy học ở Việt Nam 7 iv 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...............................................................................9 CHƯƠNG 2..............................................................................................................11 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THIẾT KẾ, SỬ DỤNG RUBRIC .....11 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ......................................11 TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 ..............................................11 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH . .....................................................................................................................11 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................11 2.1.1.1. Kết quả học tập (KQHT) ....................................................................11 2.1.1.2. Đánh giá kết quả học tập ...................................................................11 2.1.1.3. Kiểm tra, đo lường, định giá trị .........................................................13 2.1.2. Vai trò, chức năng và các loại hình đánh giá kết quả học tập của học sinh ............................................................................................................................14 2.1.2.1. Vai trò của đánh giá kết quả học tập của học sinh............................14 2.1.2.2. Các chức năng của đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học ...................................................................................................................15 2.1.2.3. Các loại hình đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học 16 2.1.3. Các nguyên tắc đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học .....17 2.1.3.1. Đảm bảo tính khách quan ..................................................................17 2.1.3.2. Đảm bảo tính giáo dục .......................................................................17 2.1.3.3. Đảm bảo tính toàn diện......................................................................17 2.1.3.4. Đảm bảo tính công bằng ....................................................................18 2.1.3.5. Đảm bảo tính phát triển .....................................................................18 2.1.4. Phương pháp và công cụ đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học ............................................................................................................................18 2.1.4.1. Các phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học ..18 2.1.4.2. Các công cụ đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học ...........19 v 2.1.5. Mối quan hệ giữa đánh giá kết quả học tập của học sinh với các yếu tố của quá trình dạy học..........................................................................................21 2.1.6. Đổi mới của đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực ..............................................................................................................22 2.2. KHÁI QUÁT VỀ RUBRIC TRONG DẠY HỌC ......................................25 2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của rubric ............................................................25 2.2.1.1. Khái niệm rubric ................................................................................25 2.2.1.2. Đặc điểm của một rubric ...................................................................25 2.2.2. Ưu và nhược điểm của việc sử dụng rubric trong đánh giá .....................26 2.2.2.1. Tại sao phải sử dụng rubric trong đánh giá KQHT của HS trong dạy học ...................................................................................................................26 2.2.2.2. Ưu và nhược điểm của việc sử dụng rubric đánh giá KQHT của HS26 2.2.3. Phân loại rubric ........................................................................................28 2.2.4. Thiết kế rubric ..........................................................................................28 2.2.4.1. Nguyên tắc thiết kế rubric ..................................................................28 2.2.4.2. Quy trình thiết kế rubric ....................................................................28 2.2.5. Sử dụng rubric trong dạy học ...................................................................29 2.2.5.1. Mục đích sử dụng ...............................................................................29 2.2.5.2. Thời điểm sử dụng..............................................................................30 2.3. CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC LỚP 4 .........................................31 2.3.1. Đặc điểm chương trình môn Khoa học lớp 4 ...........................................31 2.3.1.1. Mục tiêu và những yêu cầu cần đạt môn Khoa học 4 trong Chương trình tổng thể năm 2018 [7] ............................................................................31 2.3.1.2. So sánh nội dung khái quát chương trinh môn Khoa học lớp 4 hiện hành và chương trình mới 2018 ......................................................................33 2.3.2. Những đổi mới về đánh giá KQHT trong chương trình môn Khoa học lớp 4 và cơ hội thiết kế, sử dụng rubric để đánh giá ................................................35 2.4. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH LỚP 4 .............................35 vi 2.4.1. Đặc điểm về cơ thể của học sinh lớp 4 .....................................................35 2.4.2. Đặc điểm về nhận thức của học sinh lớp 4...............................................36 2.4.2.1. Nhận thức cảm tính ............................................................................36 2.4.2.2. Nhận thức lý tính ................................................................................36 2.5. THƯC TRẠNG THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG RUBRIC ĐÁNH GIÁ KQHT CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...............................................................................................................................38 2.5.1. Mục đích điều tra......................................................................................38 2.5.2. Đối tượng, địa bàn điều tra .......................................................................38 2.5.3. Phương pháp điều tra................................................................................39 2.5.4. Kết quả điều tra và nhận xét đánh giá ......................................................39 2.5.4.1. Về Nhận thức của GV về vai trò, ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng rubric đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn Khoa học lớp 4 ................................................................................................................39 2.5.4.2. Về thực trạng việc thiết kế và sử dụng rubric đánh giá KQHT của HS trong dạy học môn Khoa học lớp 4 .................................................................41 2.5.4.3. Về hiệu quả sử dụng rubric để đánh giá KQHT của HS trong dạy học môn Khoa học lớp 4 ........................................................................................42 2.5.5. Nhận xét thực trạng ..................................................................................44 2.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................44 CHƯƠNG 3..............................................................................................................46 PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 ..........46 3.1. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 ................46 3.1.1. Nguyên tắc thiết kế rubric ........................................................................46 3.1.2. Quy trình thiết kế các loại rubric đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn Khoa học lớp 4 ....................................................................47 vii 3.1.3. Thiết kế một số rubric đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn Khoa học lớp 4 ....................................................................................51 3.1.3.1. Một số địa chỉ thiết kế và sử dụng rubric đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học môn Khoa học lớp 4 ....................................................51 3.1.3.2. Thiết kế rubric đánh giá hoạt động nhóm ..........................................54 3.1.3.3. Thiết kế rubric đánh giá hoạt động thí nghiệm, thực hành ...............58 3.1.3.4. Thiết kế rubric đánh giá hoạt động trải nghiệm (trò chơi)................61 3.1.3.5. Thiết kế rubric đánh giá hoạt động dạy học dự án ............................64 3.2. CÁCH THỨC SỬ DỤNG RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4..........................69 3.2.1. Mục đích sử dụng rubric đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn Khoa học lớp 4 ....................................................................................69 3.2.2. Quy trình sử dụng rubric trong dạy học môn Khoa học lớp 4 .................69 3.2.3. Giáo án minh họa về sử dụng rubric đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn Khoa học lớp 4 ............................................................71 3.2.3.1. Sử dụng rubric đánh giá kết quả hoạt động nhóm ............................71 3.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................84 CHƯƠNG 4..............................................................................................................86 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................................86 4.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM ....................................................................86 4.2. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM ....86 4.2.1. Đối tượng và thời gian thực nghiệm ........................................................86 4.2.2. Phương pháp thực nghiệm........................................................................87 4.3. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM .....................................................................87 4.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .......................................................................87 4.4.1. Kết quả khảo sát nội dung 1 .....................................................................87 4.4.2. Kết quả thực nghiệm nội dung 2 ..............................................................89 viii 4.4.2.1. Kết quả bài thực nghiệm 1: Nước cần cho sự sống (sử dụng rubric đánh giá hoạt động thảo luận nhóm ...............................................................89 4.4.2.2. Kết quả bài thực nghiệm 2: Tại sao có gió (sử dụng rubric đánh giá hoạt động thí nghiệm theo nhóm .....................................................................95 4.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .............................................................................97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................99 1. KẾT LUẬN .......................................................................................................99 1.1. Kết quả đạt được .........................................................................................99 1.2. Hạn chế của đề tài .....................................................................................100 2. KIẾN NGHỊ....................................................................................................100 3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... Phụ lục 1 ....................................................................................................................... Phụ lục 2 ....................................................................................................................... ix DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 2 KTĐG Kiểm tra đánh giá 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 ĐHSP Đại học Sư phạm 6 THPT Trung học phổ thông 7 KQHT Kết quả học tập 8 CTĐT Chương trình đào tạo 9 NCKH Nghiên cứu khoa học 10 ĐGKQHT Đánh giá kết quả học tập x DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng 2.1 Khái quát chương trình môn Khoa học lớp 4 Trang 33 Kết quả về nhận thức của GV về vai trò, ý nghĩa của việc 2.2 thiết kế và sử dụng rubric đánh giá KQHT của HS trong dạy 39 học môn Khoa học lớp 4 2.3 Kết quả thực trạng việc thiết kế và sử dụng rubric của GV để đánh giá KQHT của HS trong dạy học môn Khoa học lớp 4 41 Kết quả ý kiến của GV hiệu quả sử dụng rubric đánh giá 2.4 KQHT của HS trong dạy học môn Khoa học lớp 4 42 Địa chỉ thiết kế và sử dụng rubric đánh giá kết quả học tập 3.1 của HS 52 trong dạy học môn Khoa học lớp 4 3.2 3.3 3.4 3.5 Bảng tiêu chí cá nhân tự đánh giá việc tham gia họat động nhóm Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động thí nghiệm, thực hành của cá nhân Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động thí nghiệm, thực hành của nhóm 55 57 59 60 3.6 Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động trò chơi của cá nhân 62 3.7 Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động trò chơi của nhóm 63 3.8 Tiêu chí đánh giá tinh thần thái độ tham gia dự án 65 3.9 Tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án của nhóm 66 3.10 Tiêu chí đánh giá tổng hợp hoạt động dự án của nhóm 67 4.1 Đối tượng thực nghiệm đề tài 86 xi 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 4.7 4.8 4.9 4.10 Kết quả khảo sát đánh giá về các rubric đề tài đã thiết kế Tổng hợp kết quả tự đánh giá việc tham gia họat động nhóm của lớp TN 4/3 (32 HS) trường tiểu học Bạch Đằng Tổng hợp kết quả tự đánh giá việc tham gia họat động nhóm của lớp TN 4/4 (36 HS) trường tiểu học Phạm Hồng Thái Tổng hợp kết quả đánh giá việc tham gia họat động nhóm của lớp ĐC 4/4 (33 HS) trường tiểu học Bạch Đằng Tổng hợp kết quả đánh giá việc tham gia họat động nhóm của lớp ĐC 4/5 (37 HS) trường tiểu học Phạm Hồng Thái 88 90 90 91 92 Đánh giá kết quả họat động nhóm của lớp TN 4/3 (32 HS) trường tiểu học Bạch Đằng Đánh giá kết quả họat động nhóm của lớp TN 4/4 (36 HS) trường tiểu học Phạm Hồng Thái Đánh giá kết quả thảo luận nhóm của lớp ĐC 4/4 trường tiểu học Bạch Đằng Đánh giá kết quả thảo luận nhóm của lớp ĐC 4/5 trường tiểu học Phạm Hồng Thái 92 93 93 94 Đánh giá kết quả họat động thí nghiệm của lớp TN 4/3 (32 4.11 HS) 95 trường tiểu học Bạch Đằng Đánh giá kết quả họat động thí nghiệm của lớp TN 4/4 (36 4.12 HS) 95 trường tiểu học Phạm Hồng Thái 4.13 4.14 Đánh giá kết quả thí nghiệm của lớp ĐC 4/4 trường tiểu học Bạch Đằng Đánh giá kết quả thí nghiệm của lớp ĐC 4/5 trường tiểu học Phạm Hồng Thái 96 96 xii DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang Sơ đồ quy trình thiết kết rubric ĐGKQHT của HS trong dạy 47 hình 3.1 học môn Khoa học lớp 4 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nền giáo dục nước ta hiện nay đang thay đổi mạnh mẽ theo quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, được ghi rõ trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khoá XI là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [18]. Để thực hiện đường lối đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà nước giáo dục ở các bậc đều phải thực hiện đổi mới toàn diện, từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức kiểm tra đánh giá. Trong giáo dục tiểu học, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những nhiệm vụ quan trọng, Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 có ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục” [15]. Kiểm tra, đánh giá là công cụ quan trọng, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, đồng thời điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng mục tiêu giáo dục đã đề ra. Vì vậy, muốn đổi mới phương pháp dạy học thì phải đổi mới đồng bộ cả về mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá. Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo): Đa dạng hóa các hình thức đánh giá, tăng cường đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau. Kết hợp việc đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh [25]. 2 Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học tiểu học nói chung, dạy học môn Khoa học nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt. Đây là khâu cuối cùng và cũng là khởi đầu cho một chu trình khép kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn của quá trình dạy học. Tuy nhiên hiện nay trong quá trình giảng dạy thực tế, giáo viên còn một số khó khăn trong công tác kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học. Phương pháp kiểm tra đánh giá còn nghèo nàn, thiếu tính thực tiễn và sáng tạo. Vì vậy, đổi mới kiểm tra, đánh giá là phải đổi mới các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh, đảm bảo độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học, không gây cho học sinh tâm trạng lo lắng, bị động khi được kiểm tra, đánh giá. Muốn vậy phải có những phương pháp ra đề, kiểm tra phù hợp để đánh giá được tối ưu. Để đánh giá một cách khách quan, định lượng cụ thể và kích thích quá trình học tập, phải xây dựng được các công cụ để đánh giá. Rubric là một công cụ giúp tường minh hóa quá trình thu thập chứng cứ để tăng cường tính khách quan hóa trong đánh giá kết quả hoặc sự tiến bộ của học sinh. Theo đó, Rubric sẽ thể hiện rõ quy tắc cho điểm hoặc mã hóa chất lượng hành vi có thể quan sát được của học sinh, nó bao gồm các chỉ số hành vi và tập hợp các tiêu chí chất lượng về các hành vi đó. Vì vậy, căn cứ vào Rubric giáo viên sẽ sử dụng nó làm tham chiếu để thu thập các bằng chứng về kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh, cung cấp thông tin phản hồi đến học sinh. Tuy nhiên, Rubric vẫn chưa được sử dụng phổ biến trong dạy học ở trường Tiểu học tại Việt Nam. Với nhiều lí do, trong đó việc xây dựng Rubric rất mất thời gian, hơn nữa đa số học sinh cũng chưa hứng thú khi sử dụng các Rubric. Việc thiết kế các Rubric đánh giá theo tiêu chí trở thành công cụ quan trọng và việc sử dụng các Rubric trong dạy học đem lại cái nhìn chính xác, tích cực cho cả người dạy và người học là điều người giáo viên phải đạt được. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng Rubric đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn Khoa học lớp 4” để nghiên cứu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất