Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp...

Tài liệu Tiểu luận phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp

.DOC
23
444
88

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN TIỂU LUẬN MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP  GVHD:TRẦN THỊ BÍCH DUNG SVTH NHÓM 3 1. LÊ ĐỨC ANH NL01 2. NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH NL02 3. PHÙNG THỊ KIM CHI NL01 4. TRẦN LÊ TRÚC NGUYỆT NL02 5. TRẦN HỒNG YẾN NHI NL01 TP. HỒ CHÍ MINH 15-3-2012 MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP MỤC LỤC Phần I: Cơ sở lý thuyết I. Lạm phát................................................................................................................4 II. Thất nghiệp...........................................................................................................4 III. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp...........................................................4 1. Đường Phillips ban đầu.........................................................................................4 2. Đường Phillips mở rộng........................................................................................5 3. Đường Phillips dài hạn (LPC)...............................................................................6 Phần II: Thực trạng lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam và Thế Giới I. Thế giới.................................................................................................................. 7 1. Lạm phát ............................................................................................................... 7 2. Thất nghiệp............................................................................................................8 II. Việt Nam..............................................................................................................9 1. Lạm phát...............................................................................................................9 2. Thất nghiệp............................................................................................................13 III.Mối quan hê ̣ lạm phát và thất nghiê ̣p....................................................................15 1. Đánh giá tổng quan giai đoạn 2008 – 2011...........................................................15 2. Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam trong ngắn hạn..................15 3.Tác động qua lại của lạm phát và thất nghiệp đối với nền kinh tế..........................16 Phần III: Biện pháp để khắc phục lạm phát và thất nghiệp I.Lạm phát.................................................................................................................18 II.Thất nghiệp............................................................................................................19 Kết luận..................................................................................................................... 22 Tài liệu tham khảo.....................................................................................................23 NHÓM 3 – LỚP NL01-02 – K35 2 MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường thất nghiệp và lạm phát là vấn đề quan tâm đặc biệt không chỉ với những nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô mà còn là mối quan tâm rất lớn của người dân bởi tầm quan trọng của nó, và điều này ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập việc làm và đời sống của mọi tầng lớp trong xã hội. Có thể nói lạm phát và thất nghiệp là thước đo thành tựu của một nền kinh tế của một quốc gia. Lạm phát và thất nghiệp nếu ở chừng mực vừa phải và phát huy tác dụng tích cực là nhân tố giúp cho ổn định và phát triển kinh tế, trái lại nó sẽ gây đình đốn trong sản xuất. Ở Việt Nam vào những năm 1989 cho thấy tình trạng lạm phát rất nghiêm trọng và nghiêm trọng hơn với mức tăng giá 3 chữ số, năm cao nhất đạt chỉ số giá 557% vượt qua lạm phát phí mã với chỉ số trên tác hại và biểu hiện của nó không kém gì siêu lạm phát cũng có thể nói là siêu lạm phát. Đời sống nhân dân khổ cực khó khăn, hàng hoá ngày càng khan hiếm giá cả đắt đỏ, thị trường rối loạn. Sau năm 1989 với quyết tâm của Đảng và Chính phủ với những đổi mới tích cực trong hệ thống kinh tế như hệ thống ngân hàng và những thay đổi của chính sách tiền tệ. Chúng ta đã có những bước đầu thành công không những kiềm chế lạm phát ở mức thấp mà vẫn đảm bảo ổn định kinh tế cao giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, đây chỉ mới là những thành công bước đầu chưa ổn định. Trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta còn non yếu cho việc nghiên cứu về lạm phát và thất nghiệp cũng như mối quan hệ giữa chúng trở thành điều hết sức quan trọng. Từ việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn qua đường cong Philips của A.William Phillips đến mối quan hệ giữa chúng trong dài hạn ở Việt Nam sẽ diễn biến như thế nào để có thể nhận định một cách đúng đắn bản chất thật của mối quan hệ này. Qua đó giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý và kịp thời để giải quyết khò khăn không chỉ trong ngắn hạn mà có thể duy trì lâu dài nền kinh tế bền vững. PHẦN I NHÓM 3 – LỚP NL01-02 – K35 3 MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. Lạm phát 1. Định nghĩa Như chúng ta đã biết sự mất giá của đồng tiền là lạm phát. Lạm phát là hình thức tràn trề tư bản một cách tiềm tàng (tự phát hoặc có dụng ý) là sự phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân thông qua giá cả giữa các khu vực của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành kinh tế và các giai cấp, các nhóm dân cư xã hội. 2. Phân loại. Lạm phát có 3 loại:  Lạm phát vừa phải:có tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm.  Lạm phát phi mã: xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm.  Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ vượt xa lạm phát phi mã. II. Thất nghiệp Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm, có đăng kí tìm việc và sẵn sàng làm việc nhưng không tìm được việc làm. Theo những tiêu chuẩn thống kê dân số hiện nay, một cá nhân được tính là người thất nghiệp phải có đủ các điều kiện sau:  Trong độ tuổi lao động (từ tuổi 15 đến 55 đối với nữ và 60 đối với nam).  Mong muốn và sẵn sàng làm việc.  Đã và đang tích cực tìm kiếm việc làm.  Không có việc làm. III. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Khi nói đến mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, các nhà kinh tế thường đề cập đến khái niệm “đánh đổi”. Đánh đổi có nghĩa là được cái này mất cái kia, chọn cái này phải bỏ cái kia. A.W. Phillips đã phát hiện ra rằng thất nghiệp giảm thì lương có khuynh hướng tăng, lương tăng sẽ làm tăng giá. Như vậy, thất nghiệp giảm sẽ kéo theo tình trạng lạm phát tăng. Phát hiện này đã dẫn đến một luận điểm cho rằng giữa lạm phát và thất nghiệp có sự đánh đổi với nhau. Vậy thì sự đánh đổi này được thể hiện như thế nào? Có phải luôn xảy ra tình trạng đánh đổi không? 1. Đường Phillips ban đầu Dựa vào kết quả thực nghiệm nhiều năm về tiền lương, giá cả, thất nghiệp ở Anh ra đời đường Phillips ban đầu. Đường này cho thấy mối quan hệ nghịch giữa thất nghiệp và lạm phát và nó cũng phù hợp với thực tế kinh tế nhiều nước Tây Âu thời kỳ những năm 50. Tức là có sự “đánh đổi” giữa lạm phát và thất nghiệp. NHÓM 3 – LỚP NL01-02 – K35 4 Đồ Pthị: ASS ASS1 MỐI AS 2 QUAN A D L F E2 P HỆ GIỮA P2 ASL1 A LẠM ASL2PHÁT VÀ SS A SS E THẤT NGHIỆP 2 E PĐường Phillips được xây dựng P hoàn chỉnh và2 có dạng 1 1 như sau: A 1 Gp = -  (u - u* ) (*) E D 1Trong đó: gp - tỷ lệ lạm phát. Y Y Y Y1 Y nghiệp Y thực U - tỷ lệ thất tế. L 1 2 2 * b: Chi phí sản xuất Hình Hình c: Năng lực quốc gia U - tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. tăng giảm  - độ dốc đường Phillips. Đường này cho thấy những đặc điểm sau đây (hình a): - Lạm phát bằng không khi thất nghiệp thực tế bằng tỷ lệ tự nhiên. - Khi thất nghiệp thực tế thấp hơn thất nghiệp tự nhiên thì lạm phát xảy ra. - Độ dốc  càng lớn thì một sự tăng, giảm nhỏ của thất nghiệp sẽ gây ra sự tăng, giảm đáng kể về lạm phát. Độ lớn của  phản ánh sự phản ứng của tiền lương. Nếu tiền lương có độ phản ứng mạnh thì  lớn, nếu có tính ì cao thì  nhỏ (đường Phillips sẽ xoay ngang). Nếu đường Phillips gần như nằm ngang thì lạm phát phản ứng rất kém với thất nghiệp. Đồ thị: 2 P 1 Đường Phillips gợi cho những người làm chính sách lựa chọn các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài khoá và tiền tệ. 2. Đường Phillips mở rộng Thực tế ngày nay giá cả đã không hạ xuống theo thời gian do có lạm phát dự kiến, vì thế đường Phillips đã được mở rộng thêm bằng việc bao gồm cả tỷ lệ lạm phát dự kiến và có dạng như sau: Gp = gpe -  (u-u*) (**) Gpe là tỷ lệ lạm phát dự kiến. Đường này cho thấy khi thất nghiệp thực tế bằng thất nghiệp tự nhiên thì lạm phát bằng tỉ lệ dự kiến. Nếu thất nghiệp thực tế cao hơn thất nghiệp tự nhiên thì tỷ lệ lạm phát thấp hơn tỷ lệ dự kiến. Đường này gọi là đường Phillips ngắn hạn ứng với thời kỳ mà tỷ lệ lạm phát dự kiến chưa thay đổi. Trong thời kỳ này nếu có những cú sốc cầu, giả sử tổng cầu tăng lên nhanh, nền kinh tế đi dọc đường Phillips lên phía trên, lạm phát tăng và thất nghiệp giảm. Nếu không có sự tác động của các chính sách thì vì giá tăng lên thì ms r (do msr =msn/p), lãi suất tăng lên và ad dần dần được điều chỉnh trở lại mức ban đầu  lạm NHÓM 3 – LỚP NL01-02 – K35 5 MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP phát và thất nghiệp sẽ quay trở về trạng thái ban đầu. Nhưng khi lạm phát đã được dự kiến, tiền lương và các chi phí khác cũng được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát nên giá cả dừng lại ở tỷ lệ dự kiến và thất nghiệp trở lại mức tự nhiên, đường Phillips sẽ dịch chuyển từ pc1  pc2. Tại e, gp 0 do gp = gpe. Riêng các cơn sốt cung (như tăng giá dầu lên) sẽ đẩy chi phí sản xuất và giá cả lên, sản lượng và việc làm giảm xuống. Như vậy, cả thất nghiệp và lạm phát tăng lên không có sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát trong ngắn hạn - đó là thời kỳ đình trệ. Đồ thị: gp PC1 u u* PC2 Hình b: đường Phillips mở rộng 3. Đường Phillips dài hạn (LPC) Trong ngắn hạn, tỷ lệ thất nghiệp thực tế có thể không bằng tỷ lệ thất nghiệp dự kiến, nhưng trong dài hạn chúng sẽ bằng nhau bởi sự tác động của các chính sách tài khoá và tiền tệ. Đó là cơ sở để xây dựng đường Phillips dài hạn: 0= -  (u-u*) Hay: u = u* Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (xét trong dài hạn) cho dù tỷ lệ lạm phát thay đổi như thế nào. Vậy trong dài hạn lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau. PHẦN II THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI I. Thế giới NHÓM 3 – LỚP NL01-02 – K35 6 MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP 1. Lạm phát Châu Á Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trong “báo cáo triển vọng kinh tế thế giới” công bố cuối tháng 6 vừa qua đã nêu rõ lạm phát tại khu vực Châu Á sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2011. Dấu hiệu kinh tế phát triển quá nóng của các thị trường mới nổi ngày càng nổi cộm, cần phải áp dụng biện pháp thắt chặt hơn nữa. Tại Hàn Quốc, chỉ số giá tiêu dùng hiện tăng 4,7% so với năm trước, nhanh hơn tỷ lệ 4,5% trong tháng 2. Tại Singapore, tỷ lệ lạm phát đã chạm ngưỡng 5,5% từ tháng 1. Tại Trung Quốc, tỷ lệ lạm phát trong tháng 2 là 4,9%, vượt mức trần quy định do chính phủ đề ra là 4%. Trong khi đó, lạm phát ở Ấn Độ tăng đến mức 8,2% trong tháng 2. Và ở Việt Nam trong thời gian qua do nhiều lần chỉnh tỷ giá hối đoái, giá điện và giá săng dầu đã khiến lạm phát gia tăng với CPI 5 tháng đầu năm 2011 đã tăng 15,09% so với cùng kỳ năm 2010. Châu Âu Theo báo cáo của cơ quan thống kê Liên minh Châu Âu, tỷ lệ lạm phát của 17 quốc gia khu vực đồng euro giảm xuống 2,8% trong tháng 12/2011 từ 3% tại tháng 11 trước đó, lần sụt giảm đầu tiên kể từ tháng 7 năm ngoái. Mặc dù tỷ lệ lạm phát có suy giảm nhưng con số này vẫn vượt quá định mức 2% của ECB. Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo, ECB sẽ cắt giảm lãi suất hơn nữa và có thể tỷ lệ lãi suất chỉ còn 0,5% trong nửa đầu năm nay, gần ngang bằng với tỷ lệ lãi suất cực thấp của Cục dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng trung ương Anh. Mỹ Có thể thấy, từ năm 2001 cho đến hết năm 2007, tình hình lạm phát tại Mỹ thay đổi qua các năm như sau: năm 2000 và năm 2006, tỷ lệ lạm phát đứng ở mức khá cao 3,4%, tỷ lệ lạm phát thấp nhất là 1,6% và đến năm 2007, tỷ lệ lạm phát tăng vọt lên 4,1%. Nền kinh tế Mỹ qua hai tháng đầu năm 2008 vẫn phải đương đầu với tình trạng lạm phát cao bởi giá dầu tăng kỷ lục đã khiến giá xăng và dầu đốt nóng tăng cao. Theo thông báo của Bộ lao động Mỹ, tháng 11 /2009, giá tiêu dùng ở Mỹ tăng 0,4% so với tháng 10. NHÓM 3 – LỚP NL01-02 – K35 7 MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Biểu đồ 1: Sự thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ kể từ năm 2000 (nguồn: Bộ lao động Mỹ) Biểu đồ 2:Lạm phát của Mỹ tính theo năm và theo tháng Nguồn: tradingeconomics.com Biểu đồ 3:Lạm phát tại Mỹ từ tháng 1/2008 đến tháng 1/2011 Tính chung cho cả năm 2011, lạm phát tại Mỹ tăng 3%, tăng mạnh so với mức tăng chỉ 1,5% trong năm 2010 và là năm có mức lạm phát cao nhất kể từ năm 2007. Chỉ số lạm phát lõi cũng ghi nhận mức tăng cao nhất trong vòng 4 năm, đạt 2,2%. Tuy nhiên, so với mức lạm phát đỉnh điểm 3,9% hồi tháng 9, lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đang hạ nhiệt một cách rõ rệt. 2. Thất nghiệp NHÓM 3 – LỚP NL01-02 – K35 8 MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Người thất nghiệp tìm việc làm trên một góc phố ở Tây Ban Nha. Ảnh euobserver.com Châu Á Theo tổ chức lao động quốc tế ILO, cuối năm 2009 có 12,8 triệu thanh niên ở khu vực Đông Á thất nghiệp, ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương là 8,3 triệu và 15,3 triệu người ở Nam Á. Tỷ lệ này tại Đông Nam Á và Thái Bình Dương được dự đoán sẽ đạt đỉnh 14,8% trong năm nay, tại Nam Á và Đông Á là 10,3% và 8,4%. Tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ an sinh xã hội và nhân lực Doãn Uý Dân cho biết tình hình việc làm ở nước này rất đáng lo ngại, thất nghiệp đã ở mức nghiêm trọng (trong 2 tháng cuối năm 2008, có hàng chục nghìn nhà máy, công xưởng ở Trung Quốc phải đóng cửa và ít nhất 2,7 triệu lao động không có việc làm). Chỉ riêng trong tháng 1/2009, tỉnh Quảng Đông vốn được đánh giá là trung tâm của ngành công nghiệp chế biến của Trung Quốc, phải đóng cửa tới 1/5 số nhà máy trên địa bàn. Tại Nhật Bản, tháng 12/2008, tỷ lệ thất nghiệp tăng thêm 0,5%. Những tập đoàn tên tuổi như Sony, Toshiba, Toyota thi nhau công bố các kế hoạch cắt giảm nhân viên. Tập đoàn viễn thông NEC cũng đã thông báo cắt giảm khoảng 20.000 việc làm trên toàn thế giới trong năm 2009, sau khi thua lỗ đến gần 2,5 tỷ USD trong năm tài khoá 2008 – 2009. Hãng điện tử Hitachi cũng cho biết, do tác động trực tiếp của khủng hoảng, hàng bán ra không có người mua nên phải cho 7.000 nhân viên nghỉ việc. Châu Âu: Trong toàn khu vực EU 27, có khoảng 23,8 triệu người không có việc làm, trong đó tại tám nước hơn 30% thanh niên dưới 25 tuổi thất nghiệp. Ðứng đầu danh sách có tỷ lệ thất nghiệp cao là Tây Ban Nha (23%) và Hy Lạp (20%). Chỉ ba nước gồm Áo, Luých-xăm-bua và Hà Lan có tỷ lệ thất nghiệp dưới mức 5%. Tại khu vực đồng ơ-rô (eurozone), tỷ lệ thất nghiệp cũng lên 10,4%, mức cao nhất kể từ khi đồng ơ-rô ra đời năm 1999, với khoảng 16,3 triệu người ở 17 nước thành viên không có việc làm. Dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tại Châu Âu tiếp tục tăng, tới 11% vào giữa năm 2011. Châu Mỹ NHÓM 3 – LỚP NL01-02 – K35 9 MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Nạn thất nghiệp gia tăng ở nhiều quốc gia, như ở Mỹ, nơi khởi nguồn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã lên tới mức 9,3% vào năm 2009 và đạt mức 9,9% vào tháng 4/2010. Bảng1 : tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ theo giới tính những năm gần đây 2008 2009 2008 2009 2010 Ii Iii Iv I Ii Iii Iv I 9,7 10,0 9,7 Ii Tỷ lệ thất nghiệp 5,8 9,3 5,3 6,0 6,9 8,2 9,3 Nam 6,1 10,3 5,5 6,4 7,6 9,0 10,4 10,8 11,2 10,7 10,6 Nữ 5,4 8,1 5,1 5,6 6,2 7,3 8,0 8,3 8,7 8,5 9,7 8,7 Tại Canada, cơ quan thống kê Canada cho biết trong tháng 1 năm 2009 đã có 129.000 việc làm ở nước này bị cắt giảm, khiến tỷ lệ thất nghiệp lên đến mức 7,2%. Tính từ thời điểm tháng 10/2008 đến đầu năm 2009, 213.000 người Canada đã mất việc làm. Các nước Trung Đông, Châu Phi: Theo báo cáo của ILO, thị trường lao động của Châu Phi vốn đã xấu lại càng trở nên tồi tệ hơn khi cuộc khủng hoảng khiến đội quân thất nghiệp của châu lục này tăng thêm 4 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất năm 2008 trong khu vực là ở Bắc Phi với 10,3%. Nhưng theo số liệu Liên Hiệp Quốc, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất có lẽ ở Zimbabwe với 94% số người đang trong độ tuổi lao động không có việc làm. Tại các nước khu vực Trung Đông, trong năm 2008 có tỷ lệ người thất nghiệp khoảng 9,4%. II. Việt Nam 1. Lạm phát Nhìn chung, lạm phát ở nước ta từ năm 2004 đến nay luôn ở mức khá cao. Từ năm 2007 đến nay, lạm phát luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 khoảng 7,1%, trong khi đó lạm phát bình quân hàng năm khoảng gần 11%. Theo ABD, lạm phát ở Việt Nam đang ở mức cao nhất Châu Á, nhì thế giới, chỉ sau Venezuela. NHÓM 3 – LỚP NL01-02 – K35 10 MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Biểu đồ 4: Diễn biến chỉ số CPI theo tháng giai đoạn 2008 - 2010 Nếu như năm 2008 là năm chứng kiến một tốc độ lạm phát cao kỷ lục trong vòng hơn một thập kỷ qua thì năm 2009 lại chứng kiến một mức lạm phát ở mức dưới hai con số. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước qua 10 tháng đầu năm chỉ tăng 4,49% so với tháng 12/2008. Đây là mức tăng chỉ số giá tiêu dùng khá thấp so với những năm gần đây và là mức tăng hợp lý, không gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân. Nhiều loại hàng hoá có ảnh hưởng mạnh trong rổ hàng hoá để tính CPI tăng thấp. Chỉ số CPI lương thực tăng nhẹ trong 6 tháng đầu năm 2009 (0,59%) nhưng lại có xu hướng giảm trong những tháng cuối năm 2009. Như vậy, nếu như lương thực, thực phẩm luôn là đầu tàu kéo lạm phát đi lên trong những năm 2007 và 2008 thì ở năm 2009 nhân tố này không còn đóng vai trò chính nữa. Duy trì tốc độ tăng lạm phát và giá cả của năm 2009 ở mức một con số là một điểm sáng nữa trên bức tranh kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa thoát khỏi suy thoái kinh tế. Thành tựu kiềm chế lạm phát trong năm 2009 có tác động tích cực đến ổn định kinh tế - xã hội cũng như tạo thuận lợi cho việc triển khai các chính sách kích thích kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội. Mặc dù xu hướng tăng của giá tiêu dùng chưa có biểu hiện rõ rệt, nhưng một số yếu tố chủ yếu có thể sẽ tác động làm tăng nguy cơ tái lạm phát cao trở lại. Đó là tăng trưởng tín dụng đang ở mức cao do thực hiện các chính sách tài chính, tiền tệ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế; giá của các mặt hàng nước ta nhập khẩu với khối lượng lớn trên thị trường thế giới bắt đầu có xu hướng tăng cao do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, đặc biệt giá xăng dầu. Năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến cuối tháng 8 chỉ số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối thấp, trừ hai tháng đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng tết. Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI tăng bắt đầu xu hướng tăng cao. NHÓM 3 – LỚP NL01-02 – K35 11 MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Đến hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% mà Quốc Hội đề ra sẽ không thực hiện được. Lạm phát và giá cả của năm 2010 tăng cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ đều tăng cao, cộng với thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền trung lại càng làm tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng… thứ hai, giá của một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta trên thị trường thế giới tăng lên do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu làm tăng chi phí sản xuất của nhiều doanh nhiệp. Thứ ba, việc điều chỉnh tỷ giá làm đồng tiền nội tệ mất giá làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giá nhiều hàng hóa tăng theo. Kích cầu đầu tư thông qua nới lỏng tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước và tập đoàn cùng với thiếu sự thẩm định và giám sát thận trọng cũng góp phần kích hoạt cho lạm phát trở lại. Sự điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước và sự gia tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở những tháng cuối năm 2010 sẽ tiếp tục gây sức ép làm tăng lạm phát không chỉ những tháng cuối năm mà có thể cả trong năm 2011. Mức lạm phát nói trên ở nước ta cũng cao hơn nhiều so với lạm phát của các nước trong khu vực. Ví dụ, lạm phát bình quân năm ở Trung Quốc giai đoạn 2006-2009 khoảng 3%, ở Indonesia khoảng 8.4%, Thái Lan khoảng 3.1%,… bốn tháng đầu năm 2011, lạm phát ở nước ta vẫn ở mức cao và diễn biến phức tạp. Lạm phát cuối tháng 4 năm 2011 so với tháng 12 năm 2010 đã tăng 9,64%; tăng 17,51% so với tháng 4 năm 2010; lạm phát 4 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỹ năm 2010 đã tăng 13,95%. Như vậy, lạm phát 4 tháng đầu năm (so với các kỳ gốc khác nhau của năm 2010) đều đã cao hơn nhiều so với chỉ tiêu lạm phát của năm 2011 đã được Quốc Hội thông qua. Lạm phát 4 tháng đầu năm 2011 ở nước ta cũng cao hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. Lạm phát cao, kéo dài trong nhiều năm liên tục đã gây nhiều tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống của người dân. Lạm phát cao là một trong các biểu hiện của bất ổn kinh tế vĩ mô. Biểu đồ 5:Diễn biến lạm phát 5 tháng đầu năm 2011. Nguồn: gso NHÓM 3 – LỚP NL01-02 – K35 12 MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Đối với lạm phát 5 tháng đầu năm 2011, thì viê ̣c điều chỉnh tăng giá xăng dầu, điện, tỷ giá, các mặt hàng khác .v.v… là nguyên nhân trực tiếp làm cho lạm phát trong mấy tháng gần đây cao hơn so với cùng kỳ của các năm trước. Ngoài ra, đồng Việt Nam mất giá cũng làm tăng lạm phát vì giá sản phẩm và nguyên liệu nhập khẩu sẽ gia tăng tính theo VNĐ. Tổng cục thống kê vừa công bố chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) của tháng 3/2011 là 2,17%, cao nhất trong 34 tháng qua và tăng 14% so với cùng kì năm ngoái. Ngoài việc phản ánh sự tăng giá của 11 nhóm hàng hóa dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, CPI còn dự báo nguy cơ xảy ra tình trạng thất nghiệp do các biện pháp làm chậm tăng trưởng để kiềm chế lạm phát. 2. Thất nghiệp Thất nghiệp đang là nỗi sợ hãi của mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là từ cuộc khủng hoảng năm 2008. Thất nghiệp trở thành mối quan tâm nóng bỏng toàn cầu, vượt xa mọi vấn đề lo lắng thông thường khác, kể cả cái đói nghèo, nhất là khi khủng hoảng kinh tế, tài chính gõ cửa đến từng hộ gia đình. Tình trạng thất nghiệp cao trong giới trẻ là một trong những nguyên nhân gây ra tệ nạn xã hội nghiêm trọng hiện nay. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao tỷ lệ thuận với con số các vụ án được xét xử do tòa án công bố: số thanh niên phạm tội hình sự ngày càng tăng, số thống kê chưa đầy đủ cũng đã cho thấy trên 60% người phạm tội hình sự ở trong độ tuổi thanh niên từ 15-30. Việt Nam chúng ta có thể nói là nước có tỉ lệ thất nghiệp khá cao đặc biệt là trong độ tuổi lao động. Theo tổng cục thống kê Việt Nam, xét riêng về tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam so với khu vực thì chúng ta đứng ở mức trung bình với 2,27%, nhưng tỷ lệ thiếu việc làm lại ở tỷ lệ cao là 3.34% (năm 2011). Theo số liệu này thì tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở Việt Nam đã giảm so với những năm trước. Tuy nhiên, ngày càng nhiều lao động thành thị rơi vào tình trạng phải làm những công việc không phù hợp hoặc không làm việc đủ thời gian cần thiết để có thu nhập đủ sống. Cơ cấu ngành nghề chưa phù hợp, cũng như mức lương chưa phù hợp với các công việc cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp như hiện nay. Biểu đồ 6:Cơ cấu lao động phân theo nhóm ngành NHÓM 3 – LỚP NL01-02 – K35 13 MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Biểu đồ trên cho thấy tỉ lệ lao động giữa các nhóm ngành qua các năm có sự thay đổi tuy nhiên không đáng kể. Tỉ lệ lao động tham gia vào khối ngành nông lâm thủy hải sản là cao nhất. Đang có sự chuyển dịch lao động từ các ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ… Nước ta là nước có tỉ lệ dân số tăng khá nhanh trong khu vực cũng như trên thế giới. Theo số liệu mới nhất thì dân số Việt Nam năm 2011 lên đến con số 87.84 triệu người dự báo trong vài năm tới dân số Việt Nam có thể lên tới con số 100 triệu người. Dân số ngày càng tăng trong khi đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đi, như vậy thì tỉ lệ thất nghiệp sẽ ngày càng cao hơn. Năm Tỷ lệ thất nghiệp (%) Tỷ lệ thiếu việc làm (%) Chung Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn 2008 2,38 4,65 1,53 5,10 2,34 6,10 2009 2,90 4,60 2,25 5,61 3,33 6,51 2010 2,88 4,29 2,30 3,57 1,82 4,26 2011 2.27 3.6 1.71 3,34 1.82 3.96 Bảng 2:Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động giai đoạn 2008-2011 Năm 2008, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, theo Bộ lao động, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vào khoảng 4,65%. Tức là khoảng hơn 2 triệu lao động không có việc làm. Với tỷ lệ lạm phát trong khoảng 22%23%.Tăng trưởng GDP Việt Nam giảm từ 8,5% năm 2007 xuống còn 6,23% năm 2008. Theo các chuyên gia kinh tế, về lý thuyết, GDP giảm 2 điểm phần trăm thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng 1%. So với năm 2008, năm 2009 tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn và tỷ lệ thiếu việc làm tăng. Còn khu vực thành thị thì tỷ lệ thất nghiệp giảm nhưng tỷ lệ thiếu việc làm lại tăng. Năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị năm 2010 là 4,29%, giảm 0,31 %. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn là 2,3%, tăng 0,05% so với năm ngoái. Bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 3,57% giảm 2,04% so với 2009. Trong đó, khu vực thành thị là 1,82%, giảm 2,51%, khu vực nông thôn là 4,26%, giảm 2,25% so với 2009. Năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2011 là 2,27%, trong đó khu vực thành thị là 3,6%, khu vực nông thôn là 1,71%. Tỷ lệ thiếu việc làm của NHÓM 3 – LỚP NL01-02 – K35 14 MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP lao động trong độ tuổi năm 2011 là 3,34%, trong đó khu vực thành thị là 1,82%, khu vực nông thôn là 3,96% . III. Mối quan hê ̣ lạm phát và thất nghiêp̣ 1. Đánh giá tổng quan giai đoạn 2008 - 2011 Trong những năm gần đây, cùng với những chuyển biến của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng. Hậu quả của những chính sách tăng trưởng kinh tế cùng với những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát trong nửa cuối năm 2007 và đầu năm 2008, nền kinh tế nước ta cũng chịu ảnh hưởng không kém. Với những chính sách vĩ mô của nhà nước, nhiếu người đang lo ngại về tình trạng lạm phát cao đang diễn ra mà vẫn không đạt được tốc độ tăng trưởng. Năm 2011 vừa qua tỉ lệ lạm phát ở nước ta là 18.58% cao hơn 11.58% so với lạm phát mục tiêu mà Quốc Hội đã đề ra là không vượt quá 7% và cao hơn 6.83% so với năm 2010, trong khi đó tỉ lệ tăng trưởng cũng chỉ ở mức 6%. Giá cả hầu hết các mặt hàng đều leo thang trong đó phải kể đến 2 nhóm hàng lương thực – thực phẩm và nhiên liệu; sự mất giá của VNĐ cũng trong năm 2011 tỉ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm so với năm 2010 nhưng vẫn còn khá cao (2.27%). Tại Việt Nam, với lãi suất cho vay đang ở mức cao, nhiều doanh nghiệp đang trì hoãn hoặc không muốn mở rộng đầu tư. Lượng dịch vụ và hàng hóa được sản xuất vì thế mà càng co hẹp lại. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến số việc làm được duy trì hay tạo mới. Trong những năm qua nhà nước tiếp tục thực hiện nhiều chính sách vĩ mô nhằm kiềm chế lạm phát, tạo công ăn việc làm, nhằm tăng trưởng bền vững nền kinh tế. Tuy nhiên, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn, năng lực quản lý vĩ mô của nhà nước còn nhiều bất cập, những chính sách vĩ mô thực hiện đi vào thực tế hiệu quả còn chưa cao do đó để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững trong thời gian tới cần có nhiều sự cố gắng cả về phía vĩ mô của nhà nước cũng như sự đoàn kết của toàn dân trong đó có bộ phận doanh nghiệp là rất quan trọng. 2. Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam trong ngắn hạn? Như những nhìn nhận chung về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam, có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn ở Việt Nam, nhưng nếu do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng của giá cả năng lượng như dầu mỏ thì hầu như lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau. Trong những giai đoạn này, mặc dù tỷ lệ lạm phát gia tăng nhanh nhưng nền kinh tế cũng sụt giảm nhanh và tỷ lệ thất nghiệp vẫn tăng cao qua các năm. Việc đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp hầu như phụ thuộc rất lớn vào yếu tố bên trong, mà quan trọng đó là các chính sách vĩ mô phát triển kinh tế của Nhà nước. Để cắt giảm lạm phát nhanh chóng, đưa lạm phát về mức hợp lý cho sự phát triển kinh tế Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tài khóa thắt chặt kéo theo đó tăng trưởng kinh tế sẽ thấp và tỷ lệ thất nghiệp lại gia tăng do ảnh hưởng của các chính sách này và ngược lại. NHÓM 3 – LỚP NL01-02 – K35 15 MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Bảng 3: Thống kê tình hình lạm phát và thất nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 20082011 Năm Tỉ lệ lạm phát (%) Tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị (%) 2007 2008 2009 2010 2011 12.60 19.89 6.52 11.75 18.58 4.64 4.65 4.60 4.29 3.60 Biểu đồ 7: Mối liên hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Năm 2007, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính diễn ra ở Mỹ và sau đó lan rộng ra toàn thế giới và Việt Nam cũng không năm ngoài khu vực trên. Trong ba năm từ 2007-2009, dường như không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Từ năm 2010 cho đến nay thì lại thay đổi theo hướng lạm phát giảm thì thất nghiệp tăng, điều này đúng với giả thuyết về đường cong Phillips trong ngắn hạn. 3. Tác động của lạm phát và thất nghiệp đối với nền kinh tế Lạm phát không phải luôn luôn có hại, nếu ta duy trì lạm phát ở mức vừa phải khoảng 4-5% sẽ là dầu bôi trơn cho toàn bộ nền kinh tế, giúp tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, có thể đánh đổi lạm phát để có mức tăng trưởng cao. Ví dụ như Mỹ có những giai đoạn sử dụng tỷ lệ lạm phát cao hơn cả mức tăng trưởng GDP để tăng cường nguồn vốn cho phát triển kinh tế: 1973 CPI là 11,0%, GDP là 5,77%; năm 1979 CPI là 13,7%, GDP là 3,18%; 1981 CPI là 4,4%, GDP là 2,45%… Hoặc như Trung Quốc dùng lạm phát bình quân 10,98% trong 14 năm (1984-1997) để tạo số vốn từ phát hành tiền lên 3235,71 tỷ NDT (tương đương 383,2 tỷ USD), giúp tăng trưởng GDP 3,23 lần và 3 lần tăng lương, trở thành cường quốc kinh tế thứ tư trên thế giới. Ở Việt Nam, với xuất phát điểm từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, trình độ phát triển kinh tế thấp việc sử dụng lạm phát như một công cụ để tránh nguy cơ tụt hậu sẽ rất có ý nghĩa. Việc tận dụng lạm phát và vận dụng một cách khoa học ở Việt Nam – vừa đảm bảo tỷ lệ lạm phát ở mức có thể kiểm soát đồng thời đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và các mục tiêu tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là một việc hết sức quan trọng. Lạm phát tạo ra nguồn vốn cực rẻ cho nền kinh tế, giúp nền kinh tế vượt qua khủng hoảng, nền kinh tế vượt qua được khủng hoảng là điều kiện NHÓM 3 – LỚP NL01-02 – K35 16 MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP tiền đề cho sự phát triển của các thành phần kinh tế và từ đó có tác dụng to lớn đối với việc tạo ra công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Và thực tế đã chứng minh bằng thành công vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới của Việt Nam. Trong điều kiện kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi chậm, nhưng kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh. Bảng4: Thống kê tình hình lạm phát, thất nghiệp và tăng trưởng GDP Việt Nam (2007-2011) (Đơn vị: %) Năm 2007 Tỉ lệ lạm phát 12.60 Tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 4.64 Tăng trưởng kinh tế 8.64 2008 19.89 4.65 6.32 2009 6.52 4.60 5.32 2010 11.75 4.29 6.78 2011 18.58 3.60 5.89 Biểu đồ 8: Mối quan hệ của lạm phát và thất nghiệp đến tăng trưởng GDP Việt Nam Biểu đồ: tăng trưởng GDP của các khu vực kinh tế từ 2000-2010 Chỉ số CPI tăng mạnh trong năm 2010, 2011 là tổng hòa của các nhân tố như thiên tai, giá cả hàng hóa thế giới tăng, tiền đồng bị mất giá, thâm hụt ngân sách kéo dài, nhập siêu cao…, nhưng nguyên nhân sâu xa có thể tìm thấy trong việc lựa chọn thứ tự ưu tiên các mục tiêu phát triển kinh tế. Đối với nhiều nước đang phát triển như Việt Nam thì tăng trưởng vẫn là ưu tiên số một. Do vậy, suốt một thời gian dài, Việt Nam NHÓM 3 – LỚP NL01-02 – K35 17 MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP đã chấp nhận lạm phát cao để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế với chính sách tiền tệ và tài khóa về cơ bản là nới lỏng. Thành tựu tăng trưởng kinh tế những năm qua là điều đáng ghi nhận, song lạm phát cao, kéo dài so với nhiều nước trong khu vực là một bất ổn, ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. PHẦN III BIỆN PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP I. Lam phát Chính phủ đã thấy rõ được tác hại của lạm phát trên nền kinh tế còn non trẻ của vn, trên cuộc sống của người dân, nhất là trên công cuộc xóa đói giảm nghèo. Chính phủ đã có quyết tâm chặn đứng lạm phát bằng mọi giá, đã kịp thời giảm thiểu lưu lượng tiền trong nền kinh tế, cắt giảm tín dụng ngân hàng, áp dụng nhiều biện pháp chế tài mạnh mẽ, công khai chấp nhận không cần đạt chỉ tiêu phát triển kinh tế bằng mọi giá, kêu gọi người dân thắt lưng buộc bụng, điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước... Một số chính sách và công cụ tài chính tiền tệ đã bắt đầu có dấu hiệu tốt. Trong lúc mọi người chờ đợi lạm phát dừng lại hay giảm xuống, đây có lẽ là lúc chính phủ phải bắt đầu một cuộc trường chinh chống lạm phát, ổn định kinh tế lâu dài và đem lại sự thịnh vượng bền vững cho đất nước. Giờ đây, cần phải thiết lập được sự cân bằng giữa (1) nhu cầu phát triển kinh tế bền vững, (2) việc sử dụng các chính sách và công cụ mới để kiểm soát lạm phát, (3) sự có mặt và tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong việc kiểm soát lạm phát, (4) việc tái cấu trúc hay tái xác định chiến lược phát triển và cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước hay có vốn của nhà nước, và đặc biệt (5) việc quản lý vĩ mô minh bạch có giám sát và điều chỉnh của chính phủ. NHÓM 3 – LỚP NL01-02 – K35 18 MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Trong bối cảnh lạm phát đang thao túng thị trường, để đạt được và duy trì sự cân bằng cho những yếu tố nêu trên, cần ngay một chính sách và công cụ kiểm soát lạm phát mới, được sử dụng trong một thập niên vừa qua tại nhiều nước tiến bộ cũng như đang phát triển hay chậm tiến. Chính sách và công cụ kiểm soát lạm phát mới này được gọi là “inflation targeting’’, tạm dịch là chính sách ‘’xác định hạn mức lạm phát”. Xác định “ hạn mức lạm phát” là một chính sách tiền tệ mới, được đưa ra sử dụng gần đây, gồm có nhiều đặc điểm: a. Chính phủ công bố các hạn mức lạm phát có thể chấp nhận được trong khoảng thời gian trung hạn; b. Việc cam kết ổn định giá của chính phủ được lấy làm mục tiêu cho chính sách tiền tệ và tất cả các mục tiêu khác sẽ được coi là thứ yếu; c. Chiến lược về chính sách tiền tệ trên đây được thông báo đầy đủ cho công chúng và các thị trường (chứng khoán, tiền tệ, tài chính, hối đoái, v.v.). Các quyết định về mục tiêu, chương trình hành động của chính phủ, ngân hàng trung ương hay nhà nước, các tổ chức tài chính tiền tệ, phải được công khai minh bạch trên các kênh thong tin đại chúng; d. Quy định trách nhiệm rõ ràng của ngân hàng trung ương hay nhà nước về việc duy trì hạn mức và mục tiêu kiềm chế lạm phát; và e. Chiến lược thông tin sử dụng mọi chính sách vĩ mô về tiền tệ, hối đoái... Để đưa ra được các công cụ kiểm soát lạm phát. Nhìn vào những yếu tố nói trên chúng ta thấy ngay việc chính phủ chỉ thông báo về hạn mức hay chỉ tiêu lạm phát trong phạm vi cho phép sẽ không đủ để kiềm chế lạm phát. Chính phủ đã thực sự có những phản ứng chống lạm phát thông qua các chính sách tiền tệ và tài khóa, nhưng thường phản ứng chậm hoặc thụ động trong đa số trường hợp. Đối với chính sách tài khóa, có thể dễ dàng hiểu được điều này vì để thay đổi một kế hoạch tài khóa thường mất nhiều thời gian tranh luận, đạt tới sự nhất trí rồi thực hiện triển khai. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là chính sách tiền tệ cũng tỏ ra được thực thi khá chậm chễ kể từ khi những tín hiệu đầu tiên của lạm phát xuất hiện. Điều này có thể được giải thích thông qua thực tế là ngay cả việc xác định và thừa nhận lạm phát cũng luôn là một vấn đề gây tranh cãi, và thường chính phủ rất miễn cưỡng khi thừa nhận thực tế là lạm phát bắt đầu xuất hiện. Thêm vào đó, chính phủ thường có khuynh hướng đổ lỗi cho lạm phát bắt nguồn từ những nguyên nhân “khách quan” hay từ những nguồn gốc “bên ngoài.” Do đó, thường mất một thời gian để chuyển hóa nhận thức lạm phát từ công chúng thành nhận thức của chính phủ, và do đó là những phản ứng chính sách tiền tệ phù hợp. Ví dụ, như trong nghiên cứu đã chỉ ra, trong đa NHÓM 3 – LỚP NL01-02 – K35 19 MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP số các trường hợp, lãi suất thường được điều chỉnh tăng sau khi đã xuất hiện dấu hiệu tăng CPI khoảng 3 tháng. Và ngay cả việc tăng lãi suất như vậy chủ yếu nhằm làm cho phù hợp với mức lạm phát mới, hơn là sự chủ động thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát. Ngay cả khi chính sách thắt chặt tiền tệ được thực hiện, thì thường mất khoảng 5 tháng nó mới phát huy tác dụng lên lạm phát. Như vậy, vào lúc đó, lạm phát đã cao được khoảng 7 đến 8 tháng. Quãng thời gian này đủ để tạo nên một ký ức về lạm phát và do đó việc kiềm chế lạm phát sẽ khó khăn hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong các công cụ của chính sách tiền tệ, tăng lãi suất thường có hiệu ứng tức thời lên lạm phát, so với dộ trễ dài hơn của chính sách thắt chặt tín dụng và tiền tệ. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của thay đổi lãi suất lại khá nhỏ. Kết quả là, công cụ tiền tệ ở Việt Nam không hoàn toàn là một công cụ phản ứng nhanh và hiệu quả như vẫn tưởng. Gần đây, từ cuối năm 2008, nhnn đã tiến hành phá giá nhiều hơn và với mức độ lớn hơn. Thêm vào đó, những biến động gần đây trên thị trường ngoại hối, đặc biệt là thị trường tự do, trong năm 2009 và 2010 do niềm tin của vào tiền đồng bị sụt giảm, do hoạt động đầu cơ và tình trạng đô la hóa đã dẫn đến kỳ vọng về lạm phát trở lại của người dân tăng lên. Điều này có thể khiến cho tác động của tỷ giá đối với lạm phát tăng lên như kết quả của nghiên cứu này cho thấy. II. Thất nghiệp Các chính sách vĩ mô nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp: Muốn giảm bớt thất nghiệp thì xã hội cần có thêm nhiều việc làm, đa dạng hơn và mức tiền lương tốt hơn, hoàn thiện thị trường lao động để đáp ứng kịp thời, nhanh chóng cả yêu cầu của doanh nghiệp cũng như người lao động. Do yêu cầu cạnh tranh mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường việc mở rộng sản xuất tạo nhiều việc làm, mức thu nhập khá và ổn định luôn gắn liền với năng suất cao. Ở mỗi mức tiền công sẽ thu hút được nhiều lao động hơn. Trong những điều kiện đó, cầu về lao động sẽ tăng lên, khoảng thời gian thất nghiệp sẽ giảm xuống. Để thúc đẩy quá trình này cần có những chính sách khuyến khích đầu tư, thay đổi công nghệ sản xuất, giá cả, thuế thu nhập, cắt giảm trợ cấp thất nghiệp … Giảm trợ cấp thất nghiệp: khi mất việc hay thất nghiệp thì người thất nghiệp nhận được 60% trợ cấp. Khi có việc làm, họ sẽ bị cắt trợ cấp đi, điều này tạo điều kiện cho những người thất nghiệp tự nguyện có được khoản thu nhập mà không cần lao động. Giảm trợ cấp thất nghiệp tức là giảm phạm vi trợ cấp, chỉ trợ cấp cho những người thất nghiệp thực sự. Như vậy sẽ thúc đẩy những người thất nghiệp tự nguyện tham gia vào lực lượng lao động -> tỉ lệ thất nghiệp giảm dần. Chính sách tài khóa là việc chính phủ sử dụng thuế khóa và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng có nghĩa là nên NHÓM 3 – LỚP NL01-02 – K35 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan